Các quan điểm và yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học Phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
TÓM TẮT
Để trở thành cán bộ quản lý đạt chuẩn, đảm nhiệm tốt cả hai vai trò quản lý và lãnh đạo
nhà trường Trung học phổ thông (THPT) trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa và cạnh
tranh, hội nhập quốc tế hiện nay, cán bộ quản lý phải có bản lĩnh chính trị, có đạo đức, có năng lực
nghề nghiệp (giáo dục và quản lý giáo dục), tâm huyết với công tác quản lý, biểu hiện ở ý thức và
khả năng, tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện và sáng tạo.
Bạn đang xem tài liệu "Các quan điểm và yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học Phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các quan điểm và yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học Phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
63 CÁC QUAN ĐIỂM VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY Phan Minh Tiến*, Phạm Ngọc Hải** TÓM TẮT Để trở thành cán bộ quản lý đạt chuẩn, đảm nhiệm tốt cả hai vai trò quản lý và lãnh đạo nhà trường Trung học phổ thông (THPT) trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa và cạnh tranh, hội nhập quốc tế hiện nay, cán bộ quản lý phải có bản lĩnh chính trị, có đạo đức, có năng lực nghề nghiệp (giáo dục và quản lý giáo dục), tâm huyết với công tác quản lý, biểu hiện ở ý thức và khả năng, tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện và sáng tạo. Từ khoá: quan điểm, yêu cầu phát triển, đội ngũ quản lý, đổi mới giáo dục THE STANDPOINTS AND REQUIREMENTS TO THE DEVELOPMENTS OF UPPER SECONDARY SCHOOL MANAGEMENT STAFFS IN THE PRESENT BACKGROUND ABSTRACT To become qualifed managers undertaking both Upper Secondary School management and leading roles well in the present period of industrialzation, competition and integration, management staff must have firm viewpoint of politics, morality and vocational capacity (education and management capacity), being whole-hearted with management which is shown in the sense and ability of self-study, self-research, self-training and creativeness. Keywords: perspective, requirements development, team management, education reform * PGS.TS. Khoa Tâm Lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm Huế. ** ThS. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh 1. Các quan điểm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT Có nhiều quan điểm về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) trường THPT, nhưng xét trên mục tiêu phát triển có thể quy lại thành 3 nhóm cơ bản: phát triển đội ngũ CBQL trường THPT lấy cá nhân Hiệu trưởng (HT) và các phó Hiệu trưởng (PHT) làm trọng tâm, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT lấy mục tiêu phát triển nhà trường làm trọng tâm và phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trên cơ sở phối hợp hài hoà nhu cầu, lợi ích của CBQL và mục tiêu chung của nhà trường. - Quan điểm coi cá nhân HT và các PHT là trọng tâm trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT Các quan điểm và . . . 64 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät Từ nhận thức cho rằng, đội ngũ HT và các PHT trường THPT là nguồn nhân lực hết sức quan trọng quyết định chất lượng hoạt động và sự phát triển của nhà trường đã hình thành nên quan điểm coi cá nhân HT và các PHT là trọng tâm của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT. Đội ngũ HT và các PHT trường THPT là nguồn nhân lực quan trọng, do vậy, các mong muốn, nhu cầu và khả năng của họ phải được nuôi dưỡng và chăm sóc thường xuyên. Theo quan điểm này, cá nhân HT và các PHT được xác định là trọng tâm của công tác phát triển đội ngũ CBQL nhà trường, nội dung chính của công tác phát triển đội ngũ CBQL nhà trường là tăng cường năng lực cho cá nhân HT trên cơ sở đáp ứng các nhu cầu và khuyến khích sự phát triển của họ với tư cách là những nhà lãnh đạo, quản lý, đồng thời là những con người. Như vậy, trọng tâm của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là tạo ra sự chuyển biến tích cực của cá nhân các HT và các PHT. Để làm được điều này cần chú trọng đặc biệt đến nhu cầu, nguyện vọng và động cơ của đội ngũ CBQL trường THPT để khuyến khích sự phát triển nghề nghiệp cũng như sự phát triển cá nhân của họ. - Quan điểm lấy mục tiêu phát triển nhà trường làm trọng tâm trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT Theo quan điểm này, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động và tiềm lực của nhà trường, được coi như một tác động vào nội dung hoạt động của nhà trường nhằm thay đổi hiện trạng để nhà trường đạt được mục tiêu đã đề ra. Căn cứ vào mục tiêu phát triển của hệ thống các trường THPT để xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THPT. Mục tiêu phát triển hệ thống các trường THPT là cơ sở cốt lõi cho việc xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển đội ngũ CBQL trường THPT. Tuy nhiên, cũng phải chú trọng đến các yếu tố khác như truyền thống, giá trị văn hoá của nhà trường, nhu cầu và động cơ của CBQL để đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT đạt được hiệu quả tốt. Phải phối hợp được nỗ lực của cá nhân HT và của nhà trường trong việc đáp ứng nhu cầu và nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hai phía. - Quan điểm phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trên cơ sở phối hợp hài hoà nhu cầu, lợi ích của CBQL với mục tiêu chung của nhà trường. Theo quan điểm này, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT được xem như một quá trình mà trong đó các nhu cầu, lợi ích và mục tiêu của nhà trường và CBQL đồng thời được chú trọng thích hợp; nhu cầu của cả hai phía đều được cân nhắc, được hoà hợp cân bằng nhau đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT và phát triển nhà trường đều đạt hiệu quả cao. Để đạt được điều này, cần phải có sự đánh giá kỹ lưỡng để đảm bảo cân bằng các nhu cầu, mong muốn, tiềm năng của cá nhân HT với sự phát triển của nhà trường trong hiện tại và tương lai. Kế hoạch và chiến lược phát triển đội ngũ CBQL trường THPT phải được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách đầy đủ nhu cầu, mục tiêu hiện tại và phát triển trong tương lai của nhà trường. 2. Yêu cầu phát triển đội ngũ CBQL trường THPT Theo quan điểm truyền thống, nội dung phát triển đội ngũ CBQL trường THPT được quy tụ vào ba vấn đề chính là số lượng, chất lượng và cơ cấu. Do vậy, các nhiệm vụ chủ 65 Các quan điểm và . . . yếu của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT cần tập trung vào việc đảm bảo cho đội ngũ CBQL đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, có chất lượng, trình độ chuyên môn giỏi, kiến thức - kỹ năng quản lý vững vàng và thái độ nghề nghiệp tốt, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa đón đầu yêu cầu phát triển lâu dài của giáo dục (GD) THPT. * Phát triển về số lượng Phát triển về số lượng là đảm bảo số lượng CBQL có chất lượng cho các trường THPT. Để thực hiện được điều này, cần phải thực hiện tốt các công tác trọng tâm: Làm tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn CBQL trường THPT; Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT; Bổ sung nhân sự kịp thời cho đội ngũ CBQL trường THPT khi có biến động về số lượng. * Phát triển về chất lượng Phát triển về chất lượng là đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng về mọi mặt của đội ngũ CBQL trường THPT. Chất lượng của đội ngũ CBQL trường THPT thể hiện ở trình độ đào tạo, năng lực và phẩm chất ban đầu nhưng quan trọng hơn là trình độ, năng lực và phẩm chất ấy tiếp tục được nâng lên như thế nào trong quá trình quản lý đơn vị. Phát triển chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT thực chất là nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ CBQL trường THPT với trọng tâm là vững vàng về chính trị, tư tưởng, giỏi về chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ sư phạm, có năng lực thực hành về tin học, ngoại ngữ và có khả năng hoạt động xã hội hiệu quả. Đồng thời phải làm cho đội ngũ CBQL trường THPT có được năng lực tự học suốt đời và khả năng tự phát triển. Để phát triển chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT cần tiến hành: Đào tạo, định kỳ đào tạo lại và bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL trường THPT theo yêu cầu đã đặt ra; Phát hiện được cá nhân có “tố chất quản lý” đưa vào diện quy hoạch nguồn CBQL và thực hiện đào tạo bồi dưỡng ban đầu có hệ thống về kiến thức quản lý; Thực hiện đánh giá, sàng lọc lại đội ngũ CBQL trường THPT để chỉ ra những tiêu chuẩn, tiêu chí đạt và chưa đạt để đào tạo, bồi dưỡng và thúc đẩy tự học, tự đào tạo đáp ứng yêu cầu. * Phát triển về cơ cấu Phát triển về cơ cấu đội ngũ CBQL trường THPT là làm cho cơ cấu đội ngũ CBQL trường THPT ngày càng hoàn thiện, phù hợp và đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý các trường THPT. Cơ cấu đội ngũ CBQL bao gồm tỷ lệ đạt chuẩn về trình độ đào tạo/ bồi dưỡng (chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học), tỷ lệ nam/nữ, tỷ lệ theo độ tuổi, tỷ lệ dân tộc (người tại địa phương) trong đội ngũ CBQL trường THPT. Bắt nhịp với xu thế phát triển GD của các nước trên thế giới hiện nay, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là quá trình xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và mục tiêu quản lý trường học. Để phát triển đội ngũ CBQL trường THPT cần tiến hành đồng bộ các giải pháp quản lý nhằm xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có trình độ chuyên môn giỏi, kiến thức - kỹ năng quản lý vững vàng và thái độ nghề nghiệp tốt. Quá trình phát triển đội ngũ CBQL trường THPT cũng là quá trình làm cho đội ngũ này thích ứng được với sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội, có khả năng sáng tạo để thực hiện tốt nhất mục tiêu của nhà trường, tìm thấy sự gắn bó với nhà trường (thấy mục tiêu cá nhân trong mục tiêu của nhà trường, thấy sự phát triển của cá nhân gắn liền với sự phát triển của 66 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät nhà trường). Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là tạo ra sự gắn bó giữa chuẩn nghề nghiệp, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng với việc sử dụng hợp lý; đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ CBQL trường THPT phát triển và đánh giá đội ngũ CBQL trường THPT một cách khoa học, chính xác. Thực chất của phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là phát triển nguồn nhân lực quản lý trong lĩnh vực GD. Do vậy, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là làm cho đội ngũ này đủ về số lượng, không ngừng tăng lên về chất lượng, từng cá nhân HT và các PHT được phát triển toàn diện trong tập thể sư phạm, trong môi trường GD của nhà trường, của ngành GD. Sự phát triển đội ngũ CBQL trường THPT phải bao gồm sự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ, đồng thời mang lại sự thoả mãn của cá nhân HT, sự tận tụy cống hiến của họ với nhà trường, sự thăng tiến của cá nhân CBQL trong sự thành công của nhà trường. Quá trình phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là một quá trình liên tục nhằm thay đổi thực trạng hiện tại của đội ngũ CBQL trường THPT, làm cho đội ngũ này ngày càng hoàn thiện về mọi mặt, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý trường THPT trong điều kiện CNH - HĐH và hội nhập quốc tế, từng bước tiếp cận với trình độ quản lý trường học phổ thông của các nước phát triển trên thế giới. Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là một quá trình kép, bao gồm sự tích cực tự vận động phát triển của người CBQL và sự thúc đẩy của môi trường (sự vận động phát triển của nhà trường, xã hội, đồng nghiệp) đối với CBQL, trong đó sự tích cực tự vận động phát triển của cá nhân HT và các PHT giữ vai trò quan trọng, đảm bảo cho sự trưởng thành về nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, nhân cách của người CBQL trong mối liên hệ biện chứng với sự phát triển của nhà trường THPT nói riêng và sự phát triển của sự nghiệp GD – ĐT cũng như của kinh tế - xã hội nói chung. Muốn phát triển đội ngũ CBQL trường THPT, các cấp QLGD phải xây dựng quy hoạch đi đôi với việc triển khai đào tạo và bồi dưỡng CBQL. Vận dụng chuẩn HT để chuẩn hoá đội ngũ HT tại địa phương mình. Có chính sách đãi ngộ phù hợp đối với đội ngũ CBQL một cách hợp lý, đặc biệt là chính sách cho CBQL công tác tại vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Như vậy, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT chính là tìm cách để đạt được hiệu suất cao nhất của 5 yếu tố phát triển nguồn nhân lực: Thực hiện GD – ĐT để toàn thể đội ngũ CBQL trường THPT đạt đến sự chuẩn hoá, hiện đại hoá; Thực hiện các chính sách, chế độ để đảm bảo sức khoẻ (thể lực, trí lực, tâm lực) cho đội ngũ CBQL trường THPT; Tạo ra môi trường làm việc tốt nhất để đội ngũ CBQL trường THPT nâng cao hiệu quả làm việc; Bố trí công tác một cách hợp lý, đồng bộ với các yếu tố số lượng, cơ cấu đội ngũ CBQL trường THPT; Thực hiện dân chủ hoá, tạo môi trường và động lực giúp CBQL trường THPT phát huy mọi tiềm năng cá nhân và tự phát triển bản thân. 3. Những yêu cầu đối với CBQL trường THPT trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay Trong bối cảnh đổi mới GD nói chung, GD THPT nói riêng đã đặt ra những yêu cầu cao đối với đội ngũ CBQL trường THPT. Những yêu cầu đó tập trung ở hai mặt: Đức và Tài của người CBQL với những đặc trưng cơ bản sau: ♦ Về mặt phẩm chất (Đức): Đạt tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và chuyên môn, nghiệp vụ; có 67 Các quan điểm và . . . năng lực quản lý, đã được bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ QLGD; có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; được tập thể giáo viên, nhân viên tín nhiệm. - Phẩm chất chính trị: Có nhận thức, có quan điểm đúng đắn và niềm tin đối với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới; nắm vững chủ trương, đường lối về GD – ĐT, về lý luận chính trị: biết vận dụng đúng đắn, sáng tạo và có hiệu quả vào địa phương, đơn vị công tác. Có lập trường giai cấp, có bản lĩnh chính trị, vững vàng trước những tác động ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế; tỉnh táo lựa chọn những yếu tố tích cực giúp cho sự phát triển trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng. - Phẩm chất đạo đức: Gương mẫu trong công tác, trong cuộc sống và trong giao tiếp; có thái độ đạo đức phù hợp với những giá trị và chuẩn mực xã hội; hết lòng phục vụ vì sự phát triển của ngành, của đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ, viên chức; khiêm tốn học hỏi, xây dựng khối đoàn kết nội bộ trên tinh thần cùng tiến bộ. - Phẩm chất nghề nghiệp: Vì công tác quản lý cũng là một nghề, nên người làm công tác quản lý đòi hỏi phải có những phẩm chất nghề nghiệp nhất định. Đối với công tác quản lý trường THPT đòi hỏi người làm công tác quản lý phải am hiểu hoạt động dạy - học một cách sâu sắc, kịp thời có những quyết định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; có tinh thần năng động, sáng tạo, cải tiến liên tục, ủng hộ cái mới, gạt bỏ những bảo thủ trì trệ; phải là hạt nhân đoàn kết, khéo léo phối hợp giữa những cá thể với nhau, giữa cá thể với bộ phận và giữa các bộ phận với nhau. Mạnh dạn phân công và trao quyền lực đầy đủ cho cấp dưới để họ thực thi nhiệm vụ và biết tìm phần trách nhiệm của mình trong những thất bại của cấp dưới; hiểu biết bản thân, hiểu biết cán bộ dưới quyền và biết cách phối hợp với họ làm việc một cách tốt nhất; bình tĩnh, chủ động, hành động có kế hoạch, có nguyên tắc nhưng linh hoạt, mềm dẻo, công khai, dân chủ, là người trọng tài trong đơn vị. ♦ Về năng lực (Tài): Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 3 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó; Năng lực là khả năng để hoàn thành tốt một công việc. Nói đến năng lực là nói về tài năng của một con người cụ thể, bao gồm sự hiểu biết, có kiến thức quản lý và năng lực hoàn thành trách nhiệm người quản lý. Các tiêu chí khi đánh giá năng lực CBQL gồm: Hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối cách mạng, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác GD – ĐT. Có kiến thức văn hóa; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp sư phạm; có kiến thức quản lý GD, quản lý trường THPT; có tâm lý trong công tác quản lý. Có kiến thức về pháp luật nói chung, kiến thức pháp lý trên lĩnh vực GD và đào tạo. Nắm vững qui chế chuyên môn, nghiệp vụ, kế hoạch, chiến lược phát triển GD trong từng giai đoạn và từng năm học. Năng lực nhạy cảm với những thay đổi môi trường xung quanh, tiếp nhận và xử lý thông tin. Năng lực xác định trách nhiệm, quyền hạn từng cá nhân, bộ phận, tổ chức trong đơn vị. Năng lực sử dụng các thiết bị công nghệ và sử 68 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät dụng phương tiện công nghệ thông tin trong công tác quản lý; khả năng học tập, trình độ sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp. Năng lực đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan, ban ngành, địa phương. Năng lực quản lý, sử dụng tài chính, tài sản trong đơn vị. Năng lực kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh trong quản lý. Năng lực quản lý được được xem xét dưới các góc độ: Khả năng, tài năng, thiên tài. Năng lực quản lý phụ thuộc vào kỹ năng nhận thức, kỹ năng quan hệ với con người và kỹ năng kỹ thuật. Phong cách: Là hệ thống các nguyên tắc tiêu chuẩn, phương pháp, phương tiện lãnh đạo quen thuộc, ổn định, đặc trưng cho mỗi người lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo có quan hệ, tác động qua lại với phương pháp quản lý, tức là tổng thể các phương thức hoạt động trong phương thức quản lý. Phong cách người CBQL thể hiện phong cách cá nhân, mang nặng dấu ấn, tính cách của người lãnh đạo và đặc điểm tập thể mà họ là người đứng đầu. Ngoài ra, phong cách lãnh đạo còn thể hiện như một nhân tố quan trọng của quản lý, trong đó không chỉ thể hiện mặt khoa học, tổ chức của quản lý mà còn thể hiện tài năng, chí hướng và nghệ thuật chỉ huy của một con người. Có thể tóm tắt những phẩm chất năng lực của HT đáp ứng xu thế đổi mới GD trong thế kỷ XXI, đó là: Mối quan tâm hàng đầu của CBQL là giá trị của sự tương tác giữa con người với nhau, phải xây dựng mạng lưới quan hệ, có giao tiếp tốt, phản hồi nhanh; CBQL phải có khả năng xử lý thông tin; CBQL phải biết thuyết phục hơn ra lệnh; CBQL phải biết quyết đoán trên cơ sở thu hút nhiều người “động não”; CBQL phải là người trung thực và liêm khiết; Cuối cùng CBQL phải biết tư duy sáng tạo và hành động hiệu quả. Trong giai đoạn hiện nay nhiều sự thay đổi diễn ra trong nhà trường. Sự thay đổi này có thể do yêu cầu của nhà trường và xã hội “đặt hàng” cho nhà trường; cũng có thể do nhà trường tự thân vận động để tiến kịp với xã hội. Do đó, năng lực quản lý nhà trường cần bao hàm cả kỹ năng quản lý sự thay đổi. Chức năng chính của năng lực quản lý sự thay đổi là làm sao để thay đổi đó diễn ra một cách có hiệu quả nhất và ít bị xáo trộn nhất. Quản lý sự thay đổi là thể hiện năng lực của HT trường phổ thông, có tính bắt buộc phải có và cần phải học tập để có trong thời kỳ kinh tế trí thức và hội nhập quốc tế. Nhấn mạnh vào quản lý sự thay đổi là phẩm chất về người lãnh đạo không bao giờ hài lòng, thoả mãn với hiện trạng nhà trường. Tiêu chuẩn HT phổ thông phải có tầm nhìn chiến lược. “Tầm nhìn là khả năng hình dung về một trạng thái tốt hơn của tổ chức. Đương nhiên, để làm được việc này, người lãnh đạo phải biết được chiều hướng phát triển và tác động của hoàn cảnh lên tổ chức mình, nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức mình, biết cách tác động để cho toàn tổ chức hoạt động vì mục tiêu chung xác định một tầm nhìn trong tương lai thực tế, đáng tin, biểu hiện mong muốn của tổ chức là trách nhiệm của người lãnh đạo”. Tầm nhìn chiến lược của Cán bộ quản lý thể hiện ở việc phải nhận thức được sự thay đổi của GD thế giới, đặc biệt là sự thay đổi trong nền GD của đất nước và trong nhà trường phổ thông: Chuyển từ đáp ứng nguồn nhân lực cho thời kỳ bao cấp sang việc đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho kinh tế thị trường đa thành phần; Chuyển từ việc chỉ phụ thuộc vào nguồn ngân sách Nhà nước dành cho GD sang việc sử dụng các ngân sách khác; Chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang phi tập trung ở cấp tỉnh, ngành; Các nhà trường phát triển theo xu thế toàn cầu hoá, đại chúng hoá, thị trường hoá, đa dạng hoá, quốc tế hoá. 69 Các quan điểm và . . . Lịch sử nhân loại đã diễn ra nhiều cuộc cách mạng trong GD. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, các nhà nghiên cứu phương Tây và Liên Xô đã đề cập đến cuộc Cách mạng GD mới gắn liền với cách mạng khoa học kỹ thuật thế kỷ XX; từ những năm 80, cuộc Cách mạng này đã phát triển sang giai đoạn mới gắn liền với cuộc cách mạng khoa học – công nghệ (KH - CN) hiện đại và sự xuất hiện của kinh tế tri thức. Cách mạng GD ở các nước phát triển theo những hướng khác nhau, tuỳ theo chiến lược GD của mỗi nước. Nhưng nội dung cách mạng GD tập trung vào các hướng mà tầm nhìn chiến lược của Cán bộ quản lý phải nhìn thấy trước, kiên trì lãnh đạo và quản lý nhà trường đi theo: Cải tổ một cách cơ bản nội dung kiến thức ở bậc học THPT; Tăng cường liên kết giữa nhà trường với các tổ chức KH – CN, sản xuất - kinh doanh; Cải tổ, đổi mới phương pháp dạy và học; Sử dụng tiến bộ của KH – CN, trước hết là công nghệ thông tin vào dạy và học của nhà trường; “Quy định chuẩn HT trường THCS, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học” là văn bản mới có tính pháp lý để những người có trách nhiệm với thiết chế đó phấn đấu làm tròn trách nhiệm của mình. Cán bộ quản lý trường THPT cần phải hiểu được sứ mệnh, tầm nhìn đặt ra cho bản thân mình, là người Thầy, người kỹ sư tâm hồn, là người truyền đạo, người giải hoặc người thụ nghiệp cho nhân dân, cho thế hệ trẻ trong đời sống cộng đồng. Với sứ mệnh cao cả này lý thuyết quản lý GD đã nêu ra mười thông điệp cho sự tu dưỡng nhân cách CBQL trường THPT, đó là: - CBQL trường THPT phải chứng tỏ họ có thể xử lý thông tin tốt. Không có cách điều hành nào tránh khỏi tác động của Internet. Internet cung cấp thông tin cho mọi người, nhưng thông tin chưa phải là kiến thức. Kiến thức là thông tin đã được xử lý, được chắt lọc, được liên hệ với những thông tin khác nhau để cho nó hữu dụng hơn với mục tiêu quản lý. CBQL trường THPT không chỉ biết chế biến thông tin thành kiến thức và còn phải biết áp dụng nó tốt hơn bất kỳ ai. - CBQL trường THPT phải biết giá trị tương tác giữa các con người luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu trong việc tạo ra sự đồng thuận của tập thể sư phạm. Do đó, CBQL trường THPT phải kiến thiết một mạng lưới giao tiếp tốt trong đời sống chung của cơ quan. - CBQL trường THPT phải là người biết phát hiện, phân biệt nhanh giải pháp tốt và giải pháp không tốt, phải biết hiện thực nhanh một giải pháp tốt, một khi đã xác định được nó. Khi có hai giải pháp tốt mà chỉ được chọn một giải pháp, phải chọn giải pháp tốt hơn, khi tình thế dồn vào hai giải pháp không tốt phải biết chọn cái nào tối ưu hơn. Nói chung, CBQL trường THPT phải luôn luôn biết cách tân và ủng hộ cho các đề xuất cách tân đối với quá trình GD – ĐT. - CBQL trường THPT phải biết huy động được cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường, đặc biệt huy động được nguồn lực tổng hợp của cộng đồng: tài lực, nhân lực, vật lực, thông tin - CBQL trường THPT vừa phải là người biết kiên nhẫn lắng nghe, biết dân chủ song đòi hỏi phải có sự quyết đoán. Nên ít thời gian cho các cuộc họp hình thức, phải chấp nhận mạo hiểm tức là ra quyết định dứt khoát và hành động nhanh. Để làm được việc đó cần thu hút được người có năng lực để cùng làm việc với họ, tham vấn họ. - CBQL trường THPT phải biết gợi ý người khác. Trong nhà trường phải ưu tiên cho mô hình quản lý “kiểu hàng ngang”. Không người quản lý nào ra lệnh quát tháo mà đạt được kết quả. Phải biết gợi ý, thuyết phục. Tùy tình huống quản lý có lúc phải là chim đầu đàn, có lúc phải lùi về làm tàu đẩy để tập thể tiến lên. - CBQL trường THPT phải xây dựng 70 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät được các cộng sự chân thực, muốn vậy phải giữ được chuẩn mực cao về tính trung thực và liêm khiết ngay cả khi không có ai giám sát; phải có tính khiêm nhường, biết thừa nhận đóng góp người khác, không nên kiêu ngạo, khoe khoang thành tích của mình. - CBQL trường THPT phải thực hiện tốt quản lý khêu gợi nhân tâm (Soul management). Trước hết phải có ý thức giao tiếp với người dưới quyền, có cách khích lệ động viên họ làm việc, biết khuyến khích các tài năng, bảo đảm sự liên tục trong chỉ đạo, biết cách duy trì và phát triển tổ chức ngay cả khi quyền quản lý chuyển tới người kế nhiệm. - CBQL trường THPT cần phấn đấu là người có kiến thức tổng hợp trên nhiều mặt của quá trình sư phạm, GD. - CBQL trường THPT phải có tư duy chiến lược tốt, biết kết hợp trước mắt với lâu dài. Phải luôn ý thức quản lý nhà trường là quản lý một thiết chế sư phạm vận động trong sự đổi mới. Kiểu quản lý cứng nhắc và theo quán tính đã lỗi thời. Kiểu quản lý nhìn nhận sự vật trong thay đổi, không né tránh mâu thuẫn, biết tìm ra mâu thuẫn và có cách hoá giải mâu thuẫn cần luôn luôn được quán triệt. Quản lý trường THPT trong điều kiện nền kinh tế - xã hội phát triển nhanh chóng đòi hỏi người quản lý phải có văn hoá quản lý, văn hóa tổ chức nhà trường, đặt ra yêu cầu cao đối với nhiệm vụ nhà trường THPT là đào tạo những con người tiến vào kỷ nguyên xã hội học tập, kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Trường THPT có trách nhiệm phát triển cả vốn con người, vốn tổ chức, vốn xã hội, của từng cộng đồng, của cả đất nước. Tóm lại, để trở thành CBQL chuẩn mực, đảm nhiệm tốt cả hai vai trò quản lý và lãnh đạo nhà trường THPT trong giai đoạn CNH - HĐH và cạnh tranh, hội nhập quốc tế hiện nay, CBQL phải có bản lĩnh chính trị, có đạo đức, có năng lực nghề nghiệp (GD và quản lý GD), tâm huyết với công tác quản lý, biểu hiện ở ý thức và khả năng, tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh (2010), Chương trình hành động số 287/CTr-SGDĐT ngày 11 tháng 2 năm 2011 về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020. [2]. Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Dương (2009), Quyết định số 96/2009/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2009, Ban hành Quy định về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương. [3]. Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Dương (2009), Quyết định số 3759/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2009, Về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành Giáo dục – Đào tạo tỉnh Bình Dương đến năm 2020. [4]. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước (2010), Quyết định số 138/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2010, Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. [5]. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [6]. Bộ Giáo dục (2011), Thông tư số 29/2009/TT - BGDĐT ngày 22/10/2009, Ban hành quy định chuẩn Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. [7]. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2011), Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011, Về việc phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. [8]. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012, Về việc phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020.
File đính kèm:
- cac_quan_diem_va_yeu_cau_phat_trien_doi_ngu_can_bo_quan_ly_t.pdf