Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Tóm tắt

Bài viết nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt được giấy chứng nhận hệ thống quản

lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 (viết tắt là HT QLCL) tại các doanh nghiệp

nhỏ và vừa (DNNVV) của Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy logit với dữ liệu

thời điểm gồm 2649 doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có các

yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt được giấy chứng nhận HT QLCL bao gồm: mức độ cạnh tranh,

yêu cầu của khách hàng, quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, vị trí doanh nghiệp, xuất

khẩu, hiệp hội doanh nghiệp và tổ chức công đoàn. Từ kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị được

đưa ra nhằm gia tăng khả năng đạt được giấy chứng nhận HT QLCL của các doanh nghiệp nhỏ và

vừa tại Việt Nam.

pdf 14 trang yennguyen 8980
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
24
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 50, 04/2019
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG 
ĐẠT GIẤY CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ 
CHẤT LƯỢNG PHÙ HỢP VỚI TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015 
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM
FACTORS AFFECT THE ACHIEVEMENT OF QUALITY 
MANAGEMENT SYSTEM CERTIFICATION SUITABLE WITH 
ISO 9001:2015 STANDARDS AT SMALL AND MEDIUM 
VIETNAMESE ENTERPRISES
Nguyễn Thị Anh Vân1
Ngày nhận bài: 12/11/2018 Ngày chấp nhận đăng: 04/3/2019 Ngày đăng: 05/4/2019
Tóm tắt
Bài viết nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt được giấy chứng nhận hệ thống quản 
lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 (viết tắt là HT QLCL) tại các doanh nghiệp 
nhỏ và vừa (DNNVV) của Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy logit với dữ liệu 
thời điểm gồm 2649 doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có các 
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt được giấy chứng nhận HT QLCL bao gồm: mức độ cạnh tranh, 
yêu cầu của khách hàng, quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, vị trí doanh nghiệp, xuất 
khẩu, hiệp hội doanh nghiệp và tổ chức công đoàn. Từ kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị được 
đưa ra nhằm gia tăng khả năng đạt được giấy chứng nhận HT QLCL của các doanh nghiệp nhỏ và 
vừa tại Việt Nam.
Từ khóa: Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hồi quy Logit.
Abtract
This research focuses on factors affectting the ability to achieve Quality Management System 
suitable with ISO 9001:2015 (QMS) at small and medium Vietnamese enterprises (SMEs). Logit 
regression was used with crossectional data of 2469 small and medium Vietnammese enterprises. 
The results show that some factors affect statistically the QMS achievement such as competition, 
customer requirement, business size, business type, location, exports, business associations, and 
union trade. From the results, some solutions have been suggested in order to increase the ability 
to obtain QMS of small and medium enterprises in Vietnam.
Key words: Quality Management System (QMS), small and medium Enterprises (SMEs), logit 
regression.
__________________________________________
1 Khoa Kinh Tế- ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
25
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 50, 04/2019
số lượng doanh nghiệp Việt Nam có giấy chứng 
nhận HT QLCL phù hợp với tiêu chuẩn ISO 
9001:2015 còn rất thấp. Theo kết quả một số 
cuộc khảo sát của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc 
tế (ISO) cho thấy, số lượng các doanh nghiệp 
Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001 (chứng 
nhận về hệ thống quản lý chất lượng) không cao. 
Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận này không chỉ thấp 
hơn nhiều so với các nước phát triển, mà còn 
thấp hơn đáng kể so với các nước láng giềng 
như Thái Lan, Malaysia (hình 1) (ISO, 2015).
1. Giới thiệu
Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, khi 
Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại toàn 
cầu như WTO, AFTA thì việc cạnh tranh giữa 
các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Trước 
đây, Nhà nước thường sử dụng công cụ thuế 
quan hay hàng rào kỹ thuật để bảo hộ nền công 
nghiệp nội địa nhưng khi hội nhập, các công cụ 
đó không còn hiệu quả, vì vậy chất lượng chính 
là yếu tố quan trọng nhất để các doanh nghiệp 
nâng cao vị thế cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, 
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
Số lượng DN áp dụng ISO 9001
Malaysia Thailand Viet Nam
Hình 1. So sánh doanh nghiệp áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam, Thái Lan và Malaysia
Nguồn: Tổng hợp của tác giả.
Trong khi đó, năng suất và chất lượng có 
vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, vấn đề 
nâng cao năng suất, chất lượng đang là mục 
tiêu có tầm chiến lược trong các kế hoạch và 
chương trình phát triển kinh tế Việt Nam. Ngày 
21/5/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 
Quyết định số 712/QĐ-TTg phê duyệt Đề án 
quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng 
sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt 
Nam đến năm 2020”. Tuy nhiên, số lượng các 
doanh nghiệp Việt Nam có giấy chứng nhận HT 
QLCL phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 
đang ít, đặc biệt là các DNNVV. Theo cuộc 
điều tra DNNVV năm 2015, chỉ có chỉ 3,81% 
DNNVV có giấy chứng nhận HT QLCL phù 
hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Vì vậy các 
nghiên cứu về động cơ để các DNNVV áp dụng 
giấy chứng nhận HT QLCL phù hợp với tiêu 
chuẩn ISO 9001:2015 là cần thiết, nhưng các 
nghiên cứu về khía cạnh này ở Việt Nam rất ít. 
26
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 50, 04/2019
hợp bất kỳ một tiêu chuẩn nào. Chứng chỉ phù 
hợp với tiêu chuẩn cụ thể được ban hành bởi 
tổ chức chứng nhận, ví dụ như tổ chức BVQI, 
hoàn toàn độc lập với tổ chức xây dựng tiêu 
chuẩn (David Hoyle, 2001).
Công nhận chất lượng (Accreditation) là 
thủ tục mà một cơ quan hay tổ chức có thẩm 
quyền (gọi là tổ chức công nhận) đưa ra một 
công nhận chính thức rằng một tổ chức chứng 
nhận có đủ năng lực để thực hiện đánh giá 
chứng nhận sự phù hợp đối với một tiêu chuẩn 
cụ thể. (David Hoyle, 2001).
Các tổ chức công nhận sẽ định kỳ đánh giá 
các tổ chức chứng nhận, quan sát các chuyên 
gia tiến hành đánh giá chứng nhận, để đảm bảo 
rằng tổ chức chứng nhận và chuyên gia của họ 
có đủ năng lực để thực hiện công việc đánh giá 
chứng nhận. IAF (International Accreditation 
Forum) là diễn đàn của các tổ chức công nhận 
quốc tế. Tổ chức này đưa ra các chính sách để 
công nhận lẫn nhau các chứng nhận của các cơ 
quan thành viên. Nếu một tổ chức chứng nhận 
được công nhận bởi một thành viên của IAF thì 
sẽ các chứng nhận của họ sẽ được công nhận ở 
mọi nơi khác trên thế giới, (David Hoyle, 2001).
Thừa nhận chất lượng (Recognition) là 
hoạt động thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá 
sự phù hợp (Mutual Recognition Arrangements) 
đối với các sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi 
được phân công quản lý. Việc đẩy mạnh việc 
thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp 
của các tổ chức nước ngoài tạo điều kiện thuận 
lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu giảm thời gian 
thông quan hàng hóa. Hoạt động thừa nhận bao 
gồm thừa nhận đa phương, song phương và đơn 
phương. Ví dụ về thừa nhận đa phương và song 
phương, trong năm 2016 – 2017, Việt Nam đã 
thực hiện ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau 
(MRA) trong ASEAN về thiết bị điện – điện tử 
Các tài liệu hầu hết chỉ tập trung vào việc nêu 
lợi ích và khó khăn khi áp dụng các tiêu chuẩn 
chất lượng dựa vào các tài liệu nước ngoài 
mà chưa có một nghiên cứu thực nghiệm cho 
Việt Nam. Vậy lý do tại sao DNNVV tại Việt 
Nam lại ít áp dụng chứng nhận tiêu chuẩn chất 
lượng? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết 
định áp dụng giấy chứng nhận HT QLCL phù 
hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015? Giải pháp 
nào gia tăng số lượng các DNNVV áp dụng 
giấy chứng nhận HT QLCL phù hợp với tiêu 
chuẩn ISO 9001:2015? Trả lời những câu hỏi 
trên là mục tiêu của nghiên cứu này. 
Nghiên cứu nhằm phân tích các động lực 
trong việc đạt được giấy chứng nhận HT QLCL 
của các DNNVV của Việt Nam từ đó đề xuất 
mô hình định lượng nhằm kiểm chứng lại một 
số yếu tố có ảnh hưởng đến việc áp dụng giấy 
chứng nhận HT QLCL phù hợp với tiêu chuẩn 
ISO 9001:2015 tại Việt Nam. Kết quả của bài 
viết là cơ sở để đưa ra một số kiến nghị nhằm 
gia tăng số lượng DNNVV áp dụng giấy chứng 
nhận HT QLCL tại Việt Nam.
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Khái niệm liên quan đến chứng nhận 
chất lượng
Chứng nhận chất lượng (Certification) là 
hoạt động mà một tổ chức trung lập (bên thứ 3) 
tiến hành nhằm xác nhận một sản phẩm, dịch 
vụ, hệ thống, quá trình hay vật liệu phù hợp với 
những yêu cầu cụ thể. Chứng nhận hệ thống 
quản lý chất lượng thì có thể là chứng nhận phù 
hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Tổ chức tiến 
hành hoạt động chứng nhận gọi là tổ chức đánh 
giá chứng nhận, hay tổ chức chứng nhận. ISO 
(International Organization of Standardization) 
là tổ chức xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn 
nhưng không được quyền chứng nhận sự phù 
27
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 50, 04/2019
dụng để chứng nhận là các quy chuẩn kỹ thuật 
bao gồm quy chuẩn quốc gia và quy chuẩn 
địa phương. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn 
kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. 
Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp 
dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định 
tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (VSQI, 2016).
Chứng nhận quá trình là việc chứng nhận 
một quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ 
đạt các tiêu chuẩn hoặc quy định đã nêu. Ví 
dụ về chứng nhận quá trình như tiêu chuẩn 
hướng dẫn thực hành sản xuất tốt GMP (Good 
Manufacturing Practices). GMP là tiêu chuẩn 
áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực 
phẩm, dược phẩm nhằm kiểm soát các yếu tố 
ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng 
sản phẩm từ khâu thiết kế, xây lắp nhà xưởng, 
thiết bị, dụng cụ chế biến, chuẩn bị chế biến 
đến quá trình chế biến; bao gói, bảo quản. 
Trong nông nghiệp có chứng nhận về quy trình 
sản xuất nông nghiệp tốt GlobalGAP (Good 
Agricultural Practice). Thực hành nông nghiệp 
tốt toàn cầu, là một bộ tiêu chuẩn (tập hợp các 
biện pháp kỹ thuật) về thực hành nông nghiệp 
tốt được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho 
sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch cho 
các nông sản trên phạm vi toàn cầu. Việc chứng 
nhận bao hàm toàn bộ các quá trình sản xuất 
ra sản phẩm, từ đầu vào trang trại như thức ăn, 
giống, và các hoạt động nuôi trồng cho đến khi 
sản phẩm rời khỏi trang trại. Tại Việt Nam, các 
quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) 
được áp dụng từ năm 2008 trong nhiều lĩnh 
vực bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, 
(Global GAP, 2019).
Chứng nhận về hệ thống quản lý: là chứng 
nhận một hệ thống quản lý chất lượng đạt các 
tiêu chí, điều khoản của một tiêu chuẩn của các 
tổ chức quốc tế hoặc quốc gia ban hành. Hệ 
thống quản lý chất lượng (Quality management 
(ASEAN EE MRA). Ngoài ra, Bộ Kkhoa học 
và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường 
Chất lượng đã ký kết các hiệp định và thỏa 
thuận với Ucraina, Đài Loan (Trung Quốc), CH 
Bê-la-rút, Hàn Quốc. Về thừa nhận đơn phương 
ví dụ như Bộ Thông tin và Truyền thông đã 
thừa nhận kết quả đo kiểm (thử nghiệm) của 
gần 80 tổ chức đo kiểm/thử nghiệm của các 
nước Mỹ, Hàn Quốc, Canada, Singapore. (Bảo 
Anh, 2018).
Trong nghiên cứu này, đối tượng nghiên 
cứu là các DNNVV có chứng nhận chất lượng 
(Certification). Trong chứng nhận chất lượng 
tại Việt Nam thì phổ biến là 3 loại sau: Chứng 
nhận sản phẩm, chứng nhận quá trình, và chứng 
nhận hệ thống quản lý.
Chứng nhận sản phẩm là việc xác nhận sự 
phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu quy định 
nêu trong chuẩn mực chứng nhận theo các quy 
tắc, thủ tục/quy trình và chỉ dẫn cho việc tiến 
hành hoạt động đánh giá chứng nhận. Chứng 
nhận này bao gồm chứng nhận sản phẩm phù 
hợp tiêu chuẩn và chứng nhận sản phẩm phù 
hợp quy chuẩn kỹ thuật.
Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn 
(viết tắt là chứng nhận hợp chuẩn) là việc chứng 
nhận sản phẩm trong đó chuẩn mực sử dụng để 
chứng nhận là các tiêu chuẩn được xây dựng 
trên nguyên tắc đồng thuận, bao gồm các tiêu 
chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn 
quốc gia. Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn là 
hoạt động mang tính tự nguyện. Tuy nhiên đây 
là một biện pháp quan trọng giúp nâng cao lòng 
tin của khách hàng và các bên liên quan vào 
chất lượng, tính an toàn, độ tin cậy hay tác động 
tới môi trường của sản phẩm (VSQI, 2016).
Chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn 
kỹ thuật (viết tắt là chứng nhận hợp quy) là việc 
chứng nhận sản phẩm trong đó chuẩn mực sử 
28
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 50, 04/2019
dịch vụ, doanh nghiệp nhỏ có số lao động từ 
trên 10 đến 50, doanh nghiệp vừa có số lao 
động từ trên 50 đến 100. Trong nghiên cứu này 
khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa được hiểu 
theo định nghĩa trên.
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan
Hiện nay, chứng nhận chất lượng khá phổ 
biến trên thế giới, vì vậy có khá nhiều nghiên 
cứu liên quan đến lĩnh vực này. Các nghiên cứu 
tập trung về hai khía cạnh: các động cơ của việc 
đạt chứng nhận và ảnh hưởng của việc có chứng 
nhận đến các hoạt động của công ty. Cụ thể một 
số nghiên cứu như sau:
Theo Fulponi (2006) các doanh nghiệp sử 
dụng các tiêu chuẩn đã được chứng nhận để cải 
thiện thông tin cho khách hàng về chất lượng 
sản phẩm, và cùng với đó tiếng tăm của doanh 
nghiệp tăng lên. Việc áp dụng các chứng nhận 
chất lượng cũng làm tăng sự trung thành và 
niềm tin của khách hàng (Raynolds 2002). Jang 
& Lin (2008) nghiên cứu mô hình hỗn hợp giữa 
động lực áp dụng ISO 9001; quá trình thực hiện 
ISO 9001 và hiệu suất hoạt động của doanh 
nghiệp tại Đài Loan. Nghiên cứu kết luận có 
mối quan hệ tích cực giữa việc công ty có áp 
dụng ISO 9001 và chỉ số hoạt động của công ty. 
Việc áp dụng ISO 9001 bị ảnh hưởng bởi các 
động lực bên trong doanh nghiệp và các động 
lực bên ngoài. Các động lực bên trong bao gồm: 
giảm chi phí, cải tiến chất lượng, củng cố trình 
độ nhân viên. Các động lực bên ngoài bao gồm: 
lợi thế cạnh tranh thị trường, nhu cầu của khách 
hàng, tránh rào cản xuất khẩu.
Williams (2004) nghiên cứu các động lực và 
lợi ích của việc thực hiện ISO 9001:2000 cho 
kết quả: nhu cầu của khách hàng là động lực 
quan trọng nhất, tiếp theo là một phần của chiến 
lược phát triển, thứ ba là chiến lược marketing, 
system - QMS) là một hệ thống hợp thức hóa 
các quy trình, thủ tục và trách nhiệm để đạt 
được những chính sách và mục tiêu về chất 
lượng. QMS giúp điều phối và định hướng hoạt 
động của doanh nghiệp, nhằm đáp ứng được 
khách hàng và các yêu cầu chế định, đồng thời 
nâng cao hiệu quả và năng suất hoạt động trên 
một nền tảng liên tục. Hiện nay cách tiếp cận 
phổ biến nhất đối với các hệ thống quản lý chất 
lượng là áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015. 
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ 
thống quản lý chất lượng mà các doanh nghiệp 
có thể sử dụng để phát triển những chương trình 
riêng của mình. Một số tiêu chuẩn khác liên 
quan đến hệ thống quản lý chất lượng thường 
được áp dụng như: hệ thống quản lý môi trường 
ISO 14000, ISO 22000 (hệ thống quản lý an 
toàn thực phẩm), ISO 27000 (hệ thống quản lý 
bảo mật thông tin) và ISO/TS 16949 (hệ thống 
quản lý chất lượng cho các sản phẩm liên quan 
đến ô tô) (ISO, 2019).
Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung 
vào đối tượng là các DNNVV đạt giấy chứng 
nhận về HT QLCL phù hợp với tiêu chuẩn ISO 
9001:2015. Chứng nhận hệ thống chất lượng 
theo ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về quản lý 
chất lượng mang tính tự nguyện. Các DNNVV 
thường áp dụng HT QLCL này nhằm mục đích 
cải thiện HT QLCL để nâng cao tính cạnh tranh, 
hoặc đáp ứng yêu cầu của khách hàng, hoặc cho 
mục đích xuất khẩu.
2.1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs): 
Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của 
Chính phủ, nếu doanh nghiệp có từ trên 10 đến 
200 lao động là doanh nghiệp có quy mô nhỏ 
và doanh nghiệp có số lao động từ trên 200 đến 
300 là doanh nghiệp có quy mô vừa. Định nghĩa 
trên áp dụng cho tất cả các ngành trừ thương 
mại và dịch vụ. Đối với ngành thương mại và 
29
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 50, 04/2019
khỏi thang đo, yếu tố “Hệ thống thông tin nội 
bộ” không có ảnh hưởng, 5 ... 
Xuất khẩu 1: Doanh nghiệp có xuất khẩu
0: Doanh nghiệp không xuất khẩu
Q_MO_DN
(biến độc lập)
Quy mô doanh nghiệp Đo lường thông qua tổng số lao động của 
doanh nghiệp
DN_GIADINH
DN_TNHH
(biến độc lập)
Loại hình doanh nghiệp DN_GIADINH: Doanh nghiệp hộ gia 
đình.
DN_TNHH: Doanh nghiệp TNHH 
KCN
(biến độc lập)
Khu công nghiệp 1: Doanh nghiệp có nằm trong khu công 
nghiệp
0: Doanh nghiệp không nằm trong khu 
công nghiệp
CHI_PHI
(biến độc lập)
Chi phí phi chính thức Sồ lần phải chi trả cho chi phí phi chính 
thức trong năm (0: không lần; 1: 1 lần; 4: 
2-5 lần; 8: 6-10 lần; 10: trên 10 lần)
32
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 50, 04/2019
3.813%
96.187%
Đạt HT QLCL Không đạt HT QLCL
Hình 3. Tỷ lệ DNNVV đạt giấy chứng nhận 
HT QLCL 
Nguồn: Tổng hợp của tác giả.
Để thấy được mối liên hệ giữa các biến 
phụ thuộc và các biến độc lập tác giả đã thực 
hiện một số thống kê mô tả bằng một số biểu 
đồ. Trước tiên là mối liên hệ giữa yêu cầu của 
khách hàng và tỷ lệ đạt chứng nhận HT QLCL. 
Yêu cầu của khách hàng về chứng nhận HT 
QLCL càng cao thì tỷ lệ đạt được chứng nhận 
HT QLCL càng cao. Cụ thể, nếu khách hàng 
có yêu cầu HT QLCL thì tỷ lệ đạt được chứng 
nhận chất lượng là 25,4%. Ngược lại tỷ lệ sẽ 
là 1,9% nếu khách hàng không có yêu cầu HT 
QLCL.
3.2. Dữ liệu nghiên cứu
Đề tài tiếp cận dựa vào bộ dữ liệu khảo sát 
DNNVV năm 20151 được thu thập bởi Viện 
Khoa học lao động và xã hội (ILSSA) thuộc Bộ 
Lao động Thương binh và Xã hội (MOLISA), 
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương 
(CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư (MPI), và 
Khoa Kinh tế (DoE) thuộc Đại học Copenhagen 
cùng Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam. Năm 
2015 là lần khảo sát thứ 6 (điều tra 2 năm một 
lần). Trong cuộc khảo sát năm 2015 có 2649 
DNNVV ngoài quốc doanh hoạt động trong 
lĩnh vực chế biến, chế tạo tại trên lãnh thổ Việt 
Nam. Đối tượng trả lời phỏng vấn là chủ sở hữu 
doanh nghiệp hoặc là nhà quản lý.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Thống kê mô tả
Dựa vào kết quả thống kê mô tả đối với biến 
phụ thuộc ta thấy, trong 2649 DNNVV được 
khảo sát thì có 2548 doanh nghiệp không đạt 
giấy chứng nhận hệ thống QLCL phù hợp với 
tiêu chuẩn ISO 9001:2015 (chiếm 96,2%), chỉ 
có 101 DNNVV đạt giấy chứng nhận hệ thống 
QLCL phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 
(chiếm 3,8%).
1 Hiện tại đã có dữ liệu về cuộc khảo sát năm 2017. 
Tuy nhiên, tác giả chưa tiếp cận được nguồn dữ 
liệu này.
Tên biến Đại diện Giải thích/mã hóa biến
HIEP_HOI_DN
(biến độc lập)
Hiệp hội doanh nghiệp Mức ảnh hưởng của hiệp hội doanh 
nghiệp đến quyết định thực hiện chứng 
nhận chất lượng: từ không ảnh hưởng (0) 
đến rất ảnh hưởng (7)
C_ĐOAN
(biến độc lập)
Công đoàn 1: Doanh nghiệp có công đoàn
0: Doanh nghiệp không có công đoàn
Nguồn: Tổng hợp của tác giả.
33
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 50, 04/2019
khách hàng, xuất khẩu, quy mô doanh nghiệp, 
loại hình doanh nghiệp hộ gia đình, vị trí doanh 
nghiệp, hiệp hội doanh doanh và công đoàn.
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Từ kết quả phân tích ta thấy, yêu cầu của 
khách hàng có ảnh hưởng đến khả năng đạt 
được giấy chứng nhận HT QLCL phù hợp với 
tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Đây là biến số có 
ảnh hưởng lớn nhất với mức ý nghĩa thống kê 
<1% trong mô hình. Kết quả này cũng tương 
đồng với kết quả của nhiều nghiên cứu trước. 
Kết quả thể hiện đúng quy luật của thị trường, 
đó là muốn thành công thì các doanh nghiệp 
phải nỗ lực đáp ứng yêu cầu của khách hàng. 
Chính vì vậy khi khách hàng có yêu cầu doanh 
nghiệp phải có giấy chứng nhận HT QLCL phù 
hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 thì doanh 
nghiệp cần đạt được nó.
Biến số tiếp theo ảnh hưởng đến khả năng 
đạt được giấy chứng nhận HT QLCL phù hợp 
với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là mức độ cạnh 
tranh của thị trường có ảnh hường đến khả 
năng đạt được giấy chứng nhận HT QLCL phù 
hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 với mức 
4.2. Kết quả hồi quy logit
Để thấy rõ hơn mối liên hệ giữa biến phụ 
thuộc và các biến độc lập tác giả đã đi thực hiện 
hồi quy logit với biến phụ thuộc là khả năng đạt 
chứng nhận HT QLCL phù hợp với tiêu chuẩn 
ISO 9001: 2015. Chi tiết kết quả về mô hình hồi 
quy được trình bày sau đây.
Bảng 2. Kết quả hồi quy mô hình
Biến độc lập Biến phụ thuộc (HT QLCL)
Hệ số p
KHACH_HANG 0.1788*** 0.0000
C_TRANH 0.0123* 0.1320
XUAT_KHAU 0.0643*** 0.0000
Q_MO_DN 0.0007*** 0.0000
DN_GIADINH -0.0224*** 0.0033
DN_TNHH -0.0035 0.7266
KCN 0.0549*** 0.0016
CHI_PHI -0.0042 0.5700
HIEP_HOI_DN 0.0061* 0.0634
CONG _DOAN 0.0728*** 0.0000
R-squared 0.208162
Nguồn: Tổng hợp của tác giả.
Với biến phụ thuộc là HT QLCL, các biến 
độc lập có ảnh hưởng bao gồm: yêu cầu của 
25.352%
1.929%
74.648%
98.071%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Khách hàng có yêu cầu HT 
QLCL
Khách hàng không có yêu cầu HT 
QLCL
Đạt HT QLCL Không đạt HT QLCL
Hình 4. Mối quan hệ giữa yêu cầu của khách hàng và khả năng đạt HT QLCL
Nguồn: Tổng hợp của tác giả.
34
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 50, 04/2019
đến khả năng đạt giấy chứng nhận HT QLCL 
phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Có thể 
các doanh nghiệp nằm trong khi công nghiệp 
có tầm nhìn dài hạn hơn hoặc có xu hướng xuất 
khẩu nên họ sẽ ưu tiên đến việc đạt giấy chứng 
nhận HT QLCL phù hợp với tiêu chuẩn ISO 
9001:2015. Cuối cùng, hiệp hội doanh nghiệp 
và công đoàn là hai yếu tố có ảnh hưởng đến 
khả năng đạt giấy chứng nhận HT QLCL phù 
hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Trong khi 
đó yếu tố chi phí phi chính thức không ảnh 
hưởng đến khả năng đạt chứng nhận trong mô 
hình. Có thể chi phí phi chính thức không phải 
là yếu tố quan trọng trong việc giải thích cho 
khả năng đạt giấy chứng nhận HT QLCL phù 
hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 của DNNVV 
tại Việt Nam.
5. Hàm ý chính sách
Từ kết quả nghiên cứu ta thấy, có tám nhân 
tố có ảnh hưởng đến khả năng đạt được chứng 
nhận tiêu chuẩn chất lượng. Do đó, để nâng cao 
khả năng đạt được chứng nhận chất lượng của 
các doanh nghiệp các nhà hoạch định chính 
sách có thể áp dụng các giải pháp sau. 
Thứ nhất, yếu tố yêu cầu của khách hàng có 
ảnh hưởng lớn nhất đối với khả năng đạt được 
chứng nhận chất lượng cả trong nước và quốc 
tế. Tuy nhiên, một thách thức tại Việt Nam là 
nhận thức về tiêu chuẩn chất lượng của người 
tiêu dùng còn hạn chế. Hiện nay, thực hiện đề 
án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản 
phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam 
đến năm 2020” của Chính phủ, đài truyền hình 
Việt Nam đã có nhiều chương trình truyền 
thông như: phóng sự về các tiêu chuẩn chất 
lượng trên VTV2, chương trình “Sáng tạo Việt” 
trên VTV3,... Đây là những chương trình được 
đầu tư công phu với nội dung rất phong phú và 
thu hút, tuy nhiên theo khảo sát của tác giả với 
ý nghĩa thấp (p = 13,2%). Kết quả này tương 
đồng với nhiều nghiên cứu trước. Điều này 
khá rõ ràng khi giấy chứng nhận HT QLCL là 
một công cụ hiệu quả để nâng cao tính cạnh 
tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Khi 
doanh nghiệp đạt được giấy chứng nhận HT 
QLCL phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 
thì khách hàng sẽ tin tưởng mua sản phẩm dịch 
vụ của doanh nghiệp hơn, từ đó giúp doanh 
nghiệp dễ dàng cạnh tranh với các đối thủ hơn.
Trong khi đó, biến xuất khẩu có ảnh hưởng 
lớn đến khả năng đạt giấy chứng nhận HT 
QLCL phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015. 
Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi tiêu chuẩn ISO 
9001:2015 là tiêu chuẩn có giá trị quốc tế nên 
khi doanh nghiệp xuất khẩu ra thị trường nước 
ngoài thì giấy chứng nhận HT QLCL phù hợp 
với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 quốc tế được coi 
như một giấy thông hành giúp doanh nghiệp dễ 
dàng tiếp cận với thị trường nước ngoài.
Tiếp theo, các yếu tố thuộc đặc điểm của 
doanh nghiệp cũng có tác động đến khả năng 
đạt giấy chứng nhận HT QLCL phù hợp với tiêu 
chuẩn ISO 9001:2015 của doanh nghiệp đó. Cụ 
thể, quy mô doanh nghiệp càng lớn thì khả năng 
đạt giấy chứng nhận HT QLCL càng cao. Đối 
với các DNNVV, nếu quy mô doanh nghiệp quá 
nhỏ thì họ sẽ không đủ nguồn lực cũng như động 
cơ để áp dụng HT QLCL. Còn biến loại hình 
doanh nghiệp thì doanh nghiệp hộ gia đình có 
sự ảnh hưởng âm đến khả năng đạt giấy chứng 
nhận HT QLCL. Tức là nếu doanh nghiệp là 
công ty trách nhiệm hữu hạn thì có xu hướng 
đạt giấy chứng nhận HT QLCL phù hợp với 
tiêu chuẩn ISO 9001:2015 hơn doanh nghiệp 
hộ gia đình. Ngoài ra, biến vị trí của doanh 
nghiệp cũng có sự ảnh hưởng đến việc đạt giấy 
chứng nhận HT QLCL phù hợp với tiêu chuẩn 
ISO 9001:2015. Cụ thể, các doanh nghiệp có 
vị trí nằm ở khu công nghiệp ảnh hưởng dương 
35
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 50, 04/2019
công nghiệp. Từ đó các nhà chính sách nên có 
hoạch định khu công nghiệp cho các DNNVV, 
điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp nâng 
cao khả năng đạt chứng nhận chất lượng quốc tế 
mà còn tạo một môi trường sản xuất kinh doanh 
an toàn và hiệu quả cho DNNVV nói riêng và 
nền công nghiệp nói chung.
Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu yếu tố 
hiệp hội doanh nghiệp và tổ chức công đoàn có 
ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Tuy nhiên, theo 
số liệu điều tra DNNVV 2015 chỉ có 11,4% 
doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. Vì vậy, các 
nhà chính sách cần khuyến khích phát triển hoạt 
động của công đoàn tại các công ty và hỗ trợ các 
hiệp hội doanh nghiệp thành lập và phát triển. 
Mặc dù nghiên cứu đã đạt được một số kết 
quả, tuy nhiên nghiên cứu còn tồn tại một số 
hạn chế sau. Đề tài mới dừng lại ở việc phân 
tích dữ liệu thời điểm, chưa phân tích được ở 
dạng dữ liệu bảng để thấy được sự biến động 
của biến phụ thuộc theo thời gian. Đề tài chỉ 
mới kiểm chứng kết quả bằng mô hình hồi quy 
logit mà chưa so sánh được kết quả với các 
mô hình khác. Tác giả sử dụng dữ liệu SMEs 
có sẵn nên chưa kiểm định được tác động 
được một số biến quan trọng như: vai trò của 
lãnh đạo, quyết tâm của các thành viên trong 
tổ chức đến việc đạt giấy chứng nhận HT 
QLCL phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015. 
Tác giả hy vọng sẽ khắc phục các hạn chế trên 
trong các nghiên cứu tiếp theo.
hơn 500 sinh viên trên địa bàn TP.HCM thì hầu 
hết các bạn không biết đến các chương trình 
này với lý do là hầu hết các sinh viên không 
xem ti vi. Từ đó, tác giả kiến nghị các nhà chính 
sách nên đẩy mạnh thông tin về các tiêu chuẩn 
chất lượng để nâng cao nhận thức của người 
tiêu dùng thông qua nhiều kênh thông tin khác 
nhau. Ví dụ như đưa các nội dung trên không 
chỉ lên đài truyền hình quốc gia mà còn đăng 
trên trang mạng xã hội như facebook, zalo, hoặc 
các trang web để tiếp cận được nhiều đối tượng 
người tiêu dùng hơn nữa. Khi người tiêu dùng 
có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các tiêu 
chuẩn chất lượng, họ sẽ mua các sản phẩm đạt 
tiêu chuẩn chất lượng thay vì giá rẻ. Đó chính 
là động lực quan trọng nhất để doanh nghiệp áp 
dụng các tiêu chuẩn chất lượng.
Thứ hai, các doanh nghiệp hộ gia đình có 
xu hướng né tránh các tiêu chuẩn chất lượng 
quốc tế. Điều này là một rào cản lớn cho các 
doanh nghiệp này khi Việt Nam gia nhập các tổ 
chức quốc tế. Hiện nay có rất nhiều DNNVV 
khởi nghiệp có tham vọng vươn ra toàn cầu. 
Vì vậy Nhà nước cần có những chính sách để 
định hướng và hỗ trợ các doanh nghiệp hộ gia 
đình đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế bởi 
đó chính là tấm vé thông hành cho các doanh 
nghiệp Việt Nam vươn xa.
Thứ ba, các DNNVV nằm ở khu công 
nghiệp có xu hướng đạt chứng nhận chất lượng 
quốc tế hơn các doanh nghiệp nằm ngoài khu 
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Bảo Anh, 2018, Đẩy mạnh các hoạt động thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp, truy 
cập tại link: https://baomoi.com/day-manh-cac-hoat-dong-thua-nhan-lan-nhau-ve-ket-qua-
danh-gia-su-phu-hop/c/24508151.epi.
36
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 50, 04/2019
Bộ công thương (2012), Hội thảo “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành 
công nghiệp, Link: 
nang-suat-va-chat-luong-san-pham,-hang-hoa-nganh-cong-nghiep%E2%80%9D.aspx.
Nguyễn Quang Thu & Ngô Thị Ánh, Các yếu tố tác động đến hiệu quả của hệ thống quản lý chất 
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, Tạp chí phát triển 
kinh tế, Số 270 Tháng 4/ 2013.
Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam (VSQI), 2016, Chứng nhận sản phẩm, Truy cập tại link: 
Tiếng Anh 
Angelogiannopoulos, D., Drossinos, H. and Athanasopoulos, P. (2007), “Implementation 
of a quality management system according to the ISO 9000 family in a Greek small-sized 
winery: a case study”, Food Control, Vol. 18 No. 9, pp. 1077-85.
Data SMEs 2015. Link download: https://www.wider.unu.edu/database/viet-nam-sme-database.
David Hoyle, ISO 9000 Quality Systems Handbook, Fourth Edition, 2001, Reed Educational and 
Professional Publishing Ltd.
Fulponi, L., 2006. Private voluntary standards in the food system: The perspective of major food 
retailers in OECD countries. Food Policy, 31(1), pp.1–13.
Global GAP, 2019, GLOBALG.A.P. History, Truy cập link: https://www.globalgap.org/uk_en/who-
we-are/about-us/history/.
Gujarati. (2004). Basic Econometrics. McGraw−Hill.
Henson, S. & Humphrey, J., 2010. Understanding the Complexities of Private Standards in Global 
Agri-Food Chains as They Impact Developing Countries. Journal of Development Studies, 
46(9), pp.1628–1646.
International Organization for Standardization, 2015, ISO-9001 survey. Truy cập tại: https://www.
iso.org/home.html.
International Organization for Standardization, 2019, Popular standards. Truy cập link: https://
www.iso.org/popular-standards.html.
Jang, W.-Y., & Lin, C.-I. (2008). An integrated framework for ISO 9000 motivation, depth of 
ISO implementation and firm performance: The case of Taiwan. Journal of Manufacturing 
Technology Management, 19(2), 194-216.
Joseph A. Williams, (2004),”The impact of motivating factors on implementation of ISO 9001:2000 
registration process”, Management Research News, Vol. 27 Iss 1/2 pp. 74 – 84
Lundmark, E. and Westelius, A. (2006), “Effects of quality management according to ISO 9000: 
A Swedish study of the transit to ISO 9000:2000”, Total Quality Management & Business 
Excellence, Vol. 17 No. 8, pp. 1021-42.
Park, D.J., Kim, H.G., Kang, B.H. and Jung, H.S. (2007), “Business values of ISO 9000:2000 to 
Korean shipbuilding machinery manufacturing enterprises”, International Journal of Quality & 
Reliability Management, Vol. 24 No. 1, pp. 32-48.
37
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 50, 04/2019
Paunov, C., 2016. Corruption’s asymmetric impacts on firm innovation. Journal of Development 
Economics, 118, pp.216–231.
Raynolds, L.T., 2002. Consumer/Producer Links in Fair Trade Coffee Networks. Sociologia 
Ruralis, 42(4), pp.404–424.
Ruzevicius, Adomaitiene & Sirvidaite, Motivation and Efficiency of Quality Management Systems 
Implementation: A Study of Lithuanian Organizations, Total Quality Management & Business 
Excellence, Volume 15, 2004 - Issue 2 Pages 173-189.
Zaramdini, W. (2007), “An empirical study of the motives and benefits of ISO 9000 certification: 
the UAE experience”, International Journal of Quality & Reliability Management, Vol. 24 No. 
5, pp. 472-91.

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_kha_nang_dat_giay_chung_nhan_he_tho.pdf