Chất lượng môi trường nước tại các đầm từ Bình Định đến Ninh Thuận trong thời gian gần đây

TÓM TẮT: Các kết quả nghiên cứu chất lượng nước tại các đầm từ Bình Định đến Ninh Thuận

(Đề Gi, Thị Nại, Ô Loan, Nha Phu, Thủy Triều, Nại) trong thời gian 2007-2011 cho thấy giá trị của

các thông số cơ bản (Độ muối: 0 - 34‰, vật lơ lửng: 4,3 - 150 mg/l, pH: 6,75 - 8,3, DO: 3,99 - 8,09 mg/l,

BOD5: 0,38 - 6,29 mg/l, muối dinh dưỡng (Amoni: 0 - 168 µgN/l, nitrite: 0 - 51 µgN/l, nitrate: 28 -

493 µgN/l, silicate: 83 - 6.040 µgSi/l), chất hữu cơ (N: 298 - 1.660, P: 12,9 - 691,9 µg/l), Fe (65 -

1.850 µg/l) và mật độ coliform (0 - 46.000 MPN/100 ml) biến đổi trong phạm vi rất rộng, nhất là vào

mùa mưa trong khi giá trị của các kim loại nặng (Zn: 4,7 - 23,6 µg/l, Cu: 0,5 - 5,5 µg/l, Pb: 0,1 -

4,3 µg/l) và hydrocarbon (233 - 833 µg/l) biến động trong phạm vi hẹp hơn. Nhìn chung, chất lượng

nước tại các đầm Đề Gi, Thị Nại, Nha Phu, Thủy Triều và Nại vào mùa khô tốt hơn so với mùa mưa

trong khi chất lượng nước đầm Ô Loan có xu thế ngược lại do vào mùa mưa có hiện tượng mở cửa

tại đầm này. Các đầm, nhất là đầm Thị Nại, đầm Ô Loan, đầm Nại và Nha Phu thường có DO, vật

lơ lửng, amoniac, nitrate, phosphate, Fe, hydrocarbon (HC) và coliform không nằm trong các

GTGH qui định cho nước nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh, nhất là vào mùa mưa tại khu

vực đỉnh đầm và cửa sông đổ vào đầm. Tuy nhiên, vấn đề môi trường quan tâm chủ yếu là DO, mức

dinh dưỡng (nhất là phosphat) và mật độ coliform.

pdf 9 trang yennguyen 1360
Bạn đang xem tài liệu "Chất lượng môi trường nước tại các đầm từ Bình Định đến Ninh Thuận trong thời gian gần đây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chất lượng môi trường nước tại các đầm từ Bình Định đến Ninh Thuận trong thời gian gần đây

Chất lượng môi trường nước tại các đầm từ Bình Định đến Ninh Thuận trong thời gian gần đây
 176
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 2; 2015: 176-184 
DOI: 10.15625/1859-3097/15/2/5141 
CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI CÁC ĐẦM TỪ BÌNH ĐỊNH 
ĐẾN NINH THUẬN TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY 
Lê Thị Vinh 
Viện Hải dương học-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
E-mail: levinh62@gmail.com 
Ngày nhận bài: 29-10-2014 
TÓM TẮT: Các kết quả nghiên cứu chất lượng nước tại các đầm từ Bình Định đến Ninh Thuận 
(Đề Gi, Thị Nại, Ô Loan, Nha Phu, Thủy Triều, Nại) trong thời gian 2007-2011 cho thấy giá trị của 
các thông số cơ bản (Độ muối: 0 - 34‰, vật lơ lửng: 4,3 - 150 mg/l, pH: 6,75 - 8,3, DO: 3,99 - 8,09 mg/l, 
BOD5: 0,38 - 6,29 mg/l, muối dinh dưỡng (Amoni: 0 - 168 µgN/l, nitrite: 0 - 51 µgN/l, nitrate: 28 - 
493 µgN/l, silicate: 83 - 6.040 µgSi/l), chất hữu cơ (N: 298 - 1.660, P: 12,9 - 691,9 µg/l), Fe (65 - 
1.850 µg/l) và mật độ coliform (0 - 46.000 MPN/100 ml) biến đổi trong phạm vi rất rộng, nhất là vào 
mùa mưa trong khi giá trị của các kim loại nặng (Zn: 4,7 - 23,6 µg/l, Cu: 0,5 - 5,5 µg/l, Pb: 0,1 - 
4,3 µg/l) và hydrocarbon (233 - 833 µg/l) biến động trong phạm vi hẹp hơn. Nhìn chung, chất lượng 
nước tại các đầm Đề Gi, Thị Nại, Nha Phu, Thủy Triều và Nại vào mùa khô tốt hơn so với mùa mưa 
trong khi chất lượng nước đầm Ô Loan có xu thế ngược lại do vào mùa mưa có hiện tượng mở cửa 
tại đầm này. Các đầm, nhất là đầm Thị Nại, đầm Ô Loan, đầm Nại và Nha Phu thường có DO, vật 
lơ lửng, amoniac, nitrate, phosphate, Fe, hydrocarbon (HC) và coliform không nằm trong các 
GTGH qui định cho nước nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh, nhất là vào mùa mưa tại khu 
vực đỉnh đầm và cửa sông đổ vào đầm. Tuy nhiên, vấn đề môi trường quan tâm chủ yếu là DO, mức 
dinh dưỡng (nhất là phosphat) và mật độ coliform. 
Từ khóa: Chất lượng nước, Đề Gi, Thị Nại, Ô Loan, Nha Phu, Thủy Triều, Nại. 
MỞ ĐẦU 
Dọc theo bờ biển Bình Định đến Ninh 
Thuận có nhiều đầm với hình thái và diện tích 
khác nhau như là đầm Đề Gi hay còn gọi là 
đầm Nước Ngọt: 26,5 km2, Thị Nại: 50 km2, Ô 
Loan: 18 km2, Nha Phu: 15 km2, Thủy Triều: 
25,5 km2, Nại: 8 km2. Nguồn lợi sinh vật của 
các đầm rất lớn và đa dạng, từ bao đời nay đã 
được khai thác để nuôi sống dân cư quanh đầm. 
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, 
tại nhiều đầm các hoạt động kinh tế - xã hội có 
thể đã làm suy giảm chất lượng môi trường 
nước và trầm tích và gây ảnh hưởng không tốt 
tới đời sống thủy sinh cũng như sự đa dạng 
sinh học trong đầm. Vì vậy, việc theo dõi chất 
lượng môi trường các đầm là cần thiết và đã 
được công bố bởi một số tác giả. Tuy nhiên, 
các công bố này được đề cập theo từng đầm 
một cách riêng biệt. Nhằm giúp các nhà khoa 
học và nhất là các nhà quản lý biết được chất 
lượng các đầm một cách tổng thể. Phần dưới 
đây của bài báo sẽ tổng quan một cách hệ thống 
chất lượng môi trường ở các đầm nói trên nhằm 
cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển 
bền vững về mặt kinh tế cũng như môi trường 
tại địa phương. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Số liệu sử dụng trong bài báo chủ yếu trên 
cơ sở tổng quan các bài báo về chất lượng môi 
trường từng đầm riêng biệt, bao gồm: Đầm Đề 
Gi [1], đầm Thị Nại [2-4], đầm Ô Loan [5], 
đầm Nha Phu [6], đầm Thủy Triều [7], đầm Nại 
Chất lượng môi trường nước tại các đầm  
 177
[8]. Bên cạnh đó, số liệu của đề tài “Nghiên 
cứu cơ sở khoa học để bảo vệ đa dạng sinh học 
vùng Bình Cang - Nha Phu” vào năm 2011, chủ 
nhiệm Võ Sĩ Tuấn cũng được sử dụng. Vị trí 
các trạm thu mẫu trong các đầm được trình bày 
trong hình 1. 
Đầm Đề Gi Đầm Thị Nại Đầm Ô Loan 
Đầm Nha Phu Đầm Thủy Triều Đầm Nại 
Hình 1. Vị trí các trạm thu mẫu nước tại các đầm 
Nhìn chung, trong các nghiên cứu nói trên, 
mẫu nước được thu, bảo quản và phân tích theo 
APHA [9]. Chất lượng môi trường nước được 
đánh giá theo qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về 
chất lượng nước biển ven bờ cho nuôi trồng 
thủy sản (QCVN 10: 2008/BTNMT) [10], 
những thông số không có qui định trong qui 
chuẩn được đánh giá theo tiêu chuẩn nước thủy 
sản Đông Nam Á (áp dụng cho nitrite, nitrate 
và phosphate) [11]. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
Hiện trạng môi trường 
Mùa khô 
Phạm vi dao động của các thông số khảo 
sát trong môi trường nước vào mùa khô được 
trình bày trong bảng 1. Giá trị trung bình của 
các thông số tại các đầm vào mùa khô được thể 
hiện trong hình 2. Từ bảng và hình này cho 
thấy, giá trị của NO2, kim loại nặng (Zn, Cu, 
Pb) tại các đầm ít biến động trong khi giá trị 
của các thông số cơ bản (pH, độ muối, vật lơ 
lửng, DO, BOD5), muối dinh dưỡng (NH3, 
NH4, NO3, SiO3), Fe, HC và coliform thay đổi 
trong phạm vi rộng, nhất là đầm Thị Nại và Ô 
Loan. Một cách khái quát, giá trị của các thông 
số biến động nhiều này có xu hướng giảm từ 
đỉnh đầm ra cửa đầm, trừ DO và độ muối. Hàm 
lượng của DO và độ muối có xu thế gia tăng từ 
đỉnh đầm ra cửa. Nhìn chung trong các đầm, 
nồng độ DO và độ muối thấp hơn tại đầm Ô 
Loan, BOD5 và Fe cao hơn tại đầm Nại, vật lơ 
lửng và NH3, NH4, NO3 và mật độ coliform cao 
Lê Thị Vinh 
 178
hơn tại đầm Thị Nại. Nồng độ PO4, SiO3, chất 
hữu cơ (N và P) cao hơn tại đầm Ô Loan, HC 
cao tại đầm Thủy Triều. Không có sự khác biệt 
về giá trị của các thông số pH, NO2, và các kim 
loại nặng (Zn, Cu, Pb) giữa các đầm. 
Bảng 1. Phạm vi dao động của các thông số khảo sát tại các đầm vào mùa khô 
a. Các thông số cơ bản và chất dinh dưỡng 
 Độ muối (‰) 
Vật LL 
(mg/l) pH 
DO 
(mg/l) 
BOD5 
(mg/l) 
NH3,4-N 
(µg/l) 
NO2-N 
(µg/l) 
NO3-N 
(µg/l) 
N h.cơ 
(µg/l) 
PO4-P 
(µg/l) 
P h.cơ 
(µg/l) 
SiO3-Si 
(µg/l) 
Đầm Đề Gi (4/2010) [1] 
CT 32,3 32,5 7,86 6,02 1,01 14,0 0,0 32 298 6,5 28,4 148 
CĐ 33,6 52,9 8,21 7,74 3,85 22,5 4,9 43 364 29,1 155,1 983 
n 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 
Đầm Thị Nại (4/2009) [2- 4] 
CT 0,3 20,5 7,04 4,29 0,38 11 0,0 28 458 1,9 19,1 186 
CĐ 32,5 45,3 8,07 6,64 2,22 168 14,8 493 803 40,0 105,9 5.360 
n 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 
Đầm Ô Loan (5/2009) [5] 
CT 0 32,2 6,75 3,99 0,77 0 2,2 33 620 22,2 53,5 2.235 
CĐ 8,0 61,1 8,25 6,54 3,23 148 12,4 177 1498 77,7 691,9 5.400 
n 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 
Đầm Nha Phu (4/2011) [6] 
CT 22,0 24,6 7,73 6,38 1,6 0 0 32 533 9,1 15,2 832 
CĐ 29,0 35,4 7,93 7,03 2,03 28 4,6 35 620 18,8 24,5 1.468 
n 6 6 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 
Đầm Thủy Triều (7/2007) [7] 
CT 30,5 32,2 7,60 5,54 - 0 0,4 36 525 2,8 23,7 83 
CĐ 34,1 50,2 8,05 7,64 - 8,0 7,6 53 620 13,8 37,8 372 
n 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 
Đầm Nại (5/2011) [8] 
CT 33,3 4,3 7,96 6,53 1,47 4 0 29 420 7,8 12,9 102 
CĐ 34 89,1 8,25 7,44 3,96 19,4 3,7 41 750 32,3 62,1 539 
n 17 17 17 17 17 17 17 17 17 17 17 17 
QCVN 10:2008/BTNMT [10] và tiêu chuẩn ASEAN [11] 
- - 50 7,5-8,5 >5 - 100 55 60 - 15 - - 
b. Kim loại nặng, hydrocarbon, và coliform 
Thời gian Giá trị Zn (µg/l) Cu (µg/l) Pb (µg/l) Fe (µg/l) HC (µg/l) Coliform (MPN/100 ml) 
Đầm Đề Gi 
(4/2010) [1] 
Cực tiểu 10,6 1,1 0,6 76 473 0 
Cực đại 12,6 5,5 3,1 1.690 679 150 
Số mẫu 15 15 15 15 15 15 
Đầm Thị Nại 
(4/2009) [2- 4] 
Cực tiểu 10,7 0,8 0,9 163 389 36 
Cực đại 18,4 1,8 1,8 900 654 46.000 
Số mẫu 15 15 15 15 15 10 
Đầm Ô Loan 
(5/2009) [5] 
Cực tiểu 9,8 0,6 0,4 195 414 430 
Cực đại 14,4 1,4 2,0 1.275 632 4.600 
Số mẫu 9 9 9 9 9 5 
Đầm Nha Phu 
(5/2008) [6] 
Cực tiểu 14,0 1,3 - 370 642 0 
Cực đại 7,1 1,0 - 65 470 0 
Số mẫu 3 3 - 3 3 3 
Đầm Thủy Triều 
(7/2007) [7] 
Cực tiểu 8,0 0,5 0,3 75 419 0 
Cực đại 11,6 4,1 2,5 240 833 430 
Số mẫu 19 19 19 19 19 17 
Đầm Nại 
(5/2011) [8] 
Cực tiểu 9,2 1,4 - 110 302 0 
Cực đại 14,3 2,5 - 985 405 92 
Số mẫu 8 8 - 8 8 8 
QCVN 10: 2008/BTNMT [10] 50 30 50 100 KPH 1.000 
Chú thích: Vật LL: vật lơ lửng; CT: Cực tiểu; CĐ: Cực đại; n: Số mẫu KPH: Không phát hiện 
Chất lượng môi trường nước tại các đầm  
 179
Một cách tương đối, các dẫn liệu trong các 
bảng 1 cho thấy, vào mùa khô chất lượng nước 
đầm Đề Gi tương đương với đầm Nha Phu, 
Thủy Triều và Nại và tốt hơn so với đầm Thị 
Nại và đầm Ô Loan. 
Mùa mưa 
Bảng 2. Phạm vi dao động của các thông số khảo sát tại các đầm vào mùa mưa 
a. Các thông số cơ bản và chất dinh dưỡng 
Giá 
trị 
Độ muối 
(‰) 
Vật LL 
(mg/l) pH 
DO 
(mg/l) 
BOD5 
(mg/l) 
NH3,4-N 
(µg/l) 
NO2-N 
(µg/l) 
NO3-N 
(µg/l) 
N h.cơ 
(µg/l) 
PO4-P 
(µg/l) 
P h.cơ 
(µg/l) 
SiO3-Si 
(µg/l) 
Đầm Đề Gi (10/2009) [1] 
CT 16,8 24,2 7,85 5,83 1,11 7,0 0,0 39 510 11,3 25,6 546 
CĐ 31,4 75,1 8,21 7,23 3,80 63,0 16,0 281 670 35,2 169,1 3.845 
n 19 19 19 19 19 19 19.0 19 19 19 19 19 
Đầm Thị Nại (11/2008) [2- 4] 
CT 0,0 40,6 6,89 5,76 0,43 7 4,0 40 523 9,1 24,9 299 
CĐ 31,5 150 7,73 7,44 2,22 62 9,4 79 711 23,1 56,9 6.040 
n 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 
Đầm Ô Loan (11/2009) [5] 
CT 5,0 20,1 8,30 5,38 4,23 7 0 34 760 2,80 50,3 894 
CĐ 27,5 30,3 6,89 7,94 1,49 112 5,1 169 1.660 27,5 206 4.150 
n 15 15 15 15 15 15 15 15 15 15 15 15 
Đầm Nha Phu (10/2011) [6] 
CT 20,0 9,2 7,22 4,72 1,32 20 12,4 47 540 22,6 19,7 2.100 
CĐ 27,0 23,9 8,05 5,57 1,92 108 17,7 82 685 35,8 63,1 3.632 
n 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 
Đầm Thủy Triều (11/2007) [7] 
CT 26 20,7 7,10 5,26 - 0,0 1,7 29 378 2,8 16,9 120 
CĐ 33.6 102,0 8,05 8,09 - 40,0 37,1 116 850 31,0 56,8 5.580 
n 20 20 20 20 - 20 20 20 20 20 20 20 
Đầm Nại (10/2011) [8] 
CT 7,9 20,8 6,94 5,01 1,81 10 8,8 30 551 16,5 13,6 1.410 
CĐ 25,0 84,5 7,84 7,95 6,29 100 51,3 64 895 42,0 100,9 4.055 
n 17 17 17 17 17 17 17 17 17 17 17 17 
QCVN 10:2008/BTNMT [10] và tiêu chuẩn ASEAN [11] 
- - 50 7,5-8,5 >5 - 100 55 60 - 15 - - 
b. Kim loại nặng, hydrocarbon (HC), và coliform (tầng mặt) 
Tên Giá trị Zn (µg/l) Cu (µg/l) Pb (µg/l) Fe (µg/l) HC (µg/l) Coliform (MPN/100 ml) 
Đầm Đề Gi 
(10/2009) [1] 
Cực tiểu 9,2 1,5 0,1 155 405 0 
Cực đại 15,2 3,8 1,7 1.850 705 11.000 
N 15 15 15 15 8 8 
Đầm Thị Nại 
(11/2008) [2-4] 
Cực tiểu 8,3 0,5 0,4 440 470 1.500 
Cực đại 14,9 2,2 2,0 1.425 805 240.000 
N 15 15 15 15 15 10 
Đầm Ô Loan 
(11/2009) [5] 
Cực tiểu 7,9 0,8 0,7 165 333 0 
Cực đại 23,6 3,1 2,6 680 625 46.000 
N 10 10 10 10 10 5 
Đầm Nha Phu 
(11/2008) [6] 
Cực tiểu 12,9 1,6 - 510 533 92 
Cực đại 9,5 1,3 - 115 470 2.400 
N 3 3 - 3 3 5 
Đầm Thủy Triều 
(11/2007) [7] 
Cực tiểu 4,7 0,9 1,4 94 325 0 
Cực đại 23,1 5,4 4,3 1.463 742 2.400 
N 20 20 20 20 20 18 
Đầm Nại 
(10/2011) [8] 
Cực tiểu 10,6 2,6 - 319 233 2.100 
Cực đại 15,4 3,7 - 1.605 433 43.000 
n 8 8 - 8 8 8 
QCVN 10: 2008/BTNMT [10] 50 30 50 100 KPH 1.000 
Chú thích: Vật LL: vật lơ lửng; CT: Cực tiểu; CĐ: Cực đại; n: Số mẫu; KPH: Không phát hiện 
Lê Thị Vinh 
 180
Phạm vi dao động của các thông số khảo 
sát trong môi trường nước vào mùa mưa được 
trình bày trong bảng 2. Giá trị trung bình của 
các thông số tại các đầm vào mùa mưa cũng 
được thể hiện trong hình 2 nêu trên. Từ bảng và 
hình 2 cho thấy, giá trị của kim loại nặng (Zn, 
Cu, Pb) tại các đầm ít biến động trong khi giá 
trị của các thông số cơ bản (pH, độ muối, vật lơ 
lửng, DO, BOD5), muối dinh dưỡng (NH3, 
NH4, NO2, NO3, SiO3), Fe, HC và coliform 
thay đổi nhiều hơn.Tương tự như mùa khô, giá 
trị của các thông số biến động nhiều này cũng 
có xu hướng giảm từ đỉnh đầm ra cửa đầm trừ 
giá trị độ muối và DO có xu thế ngược lại. 
Nhìn chung trong các đầm, độ muối trung bình 
thấp hơn trong khi vật lơ lửng và mật độ 
coliform cao hơn tại đầm Thị Nại, BOD5, NO2, 
SiO3 và Fe có giá trị trung bình cao hơn tại đầm 
Nại. NH4 và PO4 có giá trị cao hơn tại đầm Nha 
Phu, NO3 có giá trị cao hơn tại đầm Đề Gi, các 
chất hữu cơ (N và P) có hàm lượng cao nhất tại 
đầm Ô Loan. Không có sự khác biệt về giá trị 
của các thông số pH và các kim loại nặng (Zn, 
Cu, Pb) giữa các đầm. 
Có thể thấy là, vào mùa mưa chất lượng 
nước tại đầm Thủy Triều tốt hơn so với Đề 
Gi, Thị Nại, Ô Loan và nhất là đầm Nại và 
Nha Phu. 
Các dẫn liệu trong bảng và hình cho thấy sự 
khác biệt lớn giữa 2 mùa tại các đầm như sau: 
Tại đầm Đề Gi, nồng độ của tất cả các 
muối dinh dưỡng và đặc biệt là mật độ coliform 
vào mùa khô thấp hơn so với mùa mưa trong 
khi độ muối có xu thế ngược lại. 
Tại đầm Thị Nại, vào mùa mưa nồng độ 
vật lơ lửng, DO, phosphate, silicate, Fe và 
mật độ vi khuẩn gây bệnh cao hơn trong khi 
độ muối, nitrate và ammonia thấp hơn so với 
mùa khô. 
Tại đầm Ô Loan, vào mùa khô DO thấp 
hơn và muối dinh dưỡng, chất hữu cơ cao hơn 
so với mùa mưa. 
Tại đầm Nha Phu, vào mùa mưa giá trị 
pH, độ muối, hàm lượng ôxy hòa tan thường 
thấp hơn và hàm lượng vật lơ lửng, các muối 
dinh dưỡng (NO2-N, NO3-N, NH3,4-N, SiO3-
Si), P hữu cơ lớn hơn so với mùa khô. 
Tại đầm Thủy Triều, nồng độ của nitrite 
và ammonia, photphat vào mùa mưa cao hơn so 
với đợt khảo sát mùa khô. 
Tại đầm Nại, vào mùa khô DO và mật độ 
coliform cao hơn trong khi BOD5, vật lơ lửng, 
muối dinh dưỡng và chất hữu cơ thấp hơn so 
với mùa mưa. 
Giá trị trung bình của độ muối (%o) 
0
10
20
30
40
Đ.Gi T.Nại Ô Loan N.Phu T.Triều Nại
Mùa khô Mùa mưa
Giá trị trung bình của vật lơ lửng (mg/l)
0
15
30
45
60
Đ.Gi T.Nại Ô Loan N.Phu T.Triều Nại
Mùa khô Mùa mưa
Giá trị trung bình của pH
5
6
7
8
Đ.Gi T.Nại Ô Loan N.Phu T.Triều Nại
Mùa khô Mùa mưa
Giá trị trung bình của DO (mg/l)
4
5
6
7
Đ.Gi T.Nại Ô Loan N.Phu T.Triều Nại
Mùa khô Mùa mưa
Hình 2. Chất lượng nước tại các đầm (Nguồn: [1-8]) 
Chất lượng môi trường nước tại các đầm  
 181
Giá trị trung bình của BOD (mg/l)
0
1
2
3
4
Đ.Gi T.Nại Ô Loan N.Phu T.Triều Nại
Mùa khô Mùa mưa
Giá trị trung bình của NH3,4-N (mg/l)
0
10
20
30
40
50
Đ.Gi T.Nại Ô Loan N.Phu T.Triều Nại
Mùa khô Mùa mưa
Giá trị trung bình của NO2-N (mg/l)
0
5
10
15
20
Đ.Gi T.Nại Ô Loan N.Phu T.Triều Nại
Mùa khô Mùa mưa
Giá trị trung bình của NO3-N (mg/l)
0
30
60
90
120
Đ.Gi T.Nại Ô Loan N.Phu T.Triều Nại
Mùa khô Mùa mưa
Giá trị trung bình của PO4-P (mg/l)
0
10
20
30
40
50
Đ.Gi T.Nại Ô Loan N.Phu T.Triều Nại
Mùa khô Mùa mưa
Giá trị trung bình của Nhc (mg/l)
0
200
400
600
800
1000
Đ.Gi T.Nại Ô Loan N.Phu T.Triều Nại
Mùa khô Mùa mưa
Giá trị trung bình của Phc (mg/l)
0
50
100
150
200
Đ.Gi T.Nại Ô Loan N.Phu T.Triều Nại
Mùa khô Mùa mưa
Giá trị trung bình của SiO3-Si (mg/l)
0
1000
2000
3000
4000
Đ.Gi T.Nại Ô Loan N.Phu T.Triều Nại
Mùa khô Mùa mưa
Giá trị trung bình của Zn (mg/l)
0
5
10
15
20
Đ.Gi T.Nại Ô Loan N.Phu T.Triều Nại
Mùa khô Mùa mưa
Giá trị trung bình của Fe (mg/l)
0
200
400
600
800
Đ.Gi T.Nại Ô Loan N.Phu T.Triều Nại
Mùa khô Mùa mưa
Hình 2. Chất lượng nước tại các đầm (Nguồn: [1-8]) (tiếp) 
Lê Thị Vinh 
 182
Giá trị trung bình của HC (mg/l)
300
400
500
600
700
Đ.Gi T.Nại Ô Loan N.Phu T.Triều Nại
Mùa khô Mùa mưa
Mật độ coliform trung bình (MPN/100ml)
0
10000
20000
30000
40000
Đ.Gi T.Nại Ô Loan N.Phu T.Triều Nại
Mùa khô Mùa mưa
Hình 2. Chất lượng nước tại các đầm (Nguồn [1-8]) (tiếp) 
Đánh giá chung về chất lượng nước đầm 
Như đã trình bày ở trên, chất lượng môi 
trường nước được đánh giá theo qui chuẩn kỹ 
thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ 
cho nuôi trồng thủy sản (QCVN 10: 
2008/BTNMT) [10], những thông số không có 
qui định trong qui chuẩn được đánh giá theo 
tiêu chuẩn nước thủy sản Đông Nam Á (áp 
dụng cho nitrite, nitrate và phosphate) [11]. 
Theo đó, vào mùa khô và mưa, tại tất cả các 
đầm giá trị pH luôn nằm trong giá trị giới hạn 
(GTGH), các giá trị nitrite và các kim loại nặng 
(Zn, Cu và Pb) đều thấp hơn các GTGH trong 
khi Fe và HC thường có xu thế ngược lại. Các 
thông số có giá trị không thỏa mãn GTGH tại 
các đầm cụ thể như sau: 
Đầm Đề Gi: Nồng độ vật lơ lửng, 
phosphate có những giá trị cao hơn các GTGH 
vào cả 2 mùa, nhất là mùa mưa. Bên cạnh đó, 
nồng độ nitrate, và mật độ coliform cũng cao 
hơn các GTGH vào mùa mưa. 
Đầm Thị Nại: Nồng độ amoniac cao hơn 
GTGH vào mùa khô. Nồng độ vật lơ lửng, 
nitrate, phosphate và mật độ coliform có những 
giá trị cao hơn GTGH vào cả 2 mùa, nhất là vào 
mùa mưa. 
Đầm Ô Loan: Nồng độ DO có những giá 
trị thấp hơn GTGH nhiều đã xảy ra vào mùa 
khô. Vào cả 2 mùa, nhất là mùa khô, nồng độ 
nitrate và nhất là phosphate cao hơn các GTGH 
nhiều. Cần lưu ý nữa là nồng độ các chất hữu 
cơ (N và P) cũng rất lớn vào 2 mùa nhất là mùa 
khô và sẽ là nguồn cung cấp các muối dinh 
dưỡng cho đầm 
Đầm Nha Phu: Một vài giá trị của 
phosphate cao hơn GTGH vào cả 2 mùa, nhất 
là vào mùa mưa. Bên cạnh đó, vào mùa mưa có 
những giá trị của nồng độ của amoni, nitrate và 
mật độ coliform cũng cao hơn và nồng độ DO 
thấp hơn các GTGH. 
Đầm Thủy Triều: Chỉ có vài giá trị 
phosphate-P và mật độ coliform cao hơn 
GTGH vào mùa mưa. 
Đầm Nại: Đã có 1 vài giá trị của vật lơ 
lửng và phosphate cao hơn GTGH vào cả 2 
mùa. Bên cạnh đó, vào mùa mưa, nồng độ của 
nitrate và nhất là mật độ coliform cũng có lúc 
cao hơn GTGH. 
Xu thế chung, các giá trị của các thông số 
vật lơ lửng, muối dinh dưỡng cao hơn và thấp 
hơn các GTGH tại các đầm thường gặp tại các 
khu vực đỉnh đầm và cửa sông. 
Như vậy, vấn đề cần lưu ý đến chất lượng 
nước các đầm hiện nay là vật lơ lửng, mức dinh 
dưỡng (nhất là phosphate), Fe, HC và mật độ 
coliform cao, DO thấp. Tuy nhiên có thể thấy 
là, vật lơ lửng và Fe sẽ được tích tụ xuống môi 
trường trầm tích đầm bởi quá trình sinh địa hóa 
(Lê Thị Vinh, 2010). Do qui định ngặt nghèo 
của QCVN 10-2008, HC vượt quá GTGH 
không những được gặp tại các đầm trong khu 
vực Miền Trung mà còn được gặp tại hầu hết 
các khu vực biển ven bờ khác của Việt Nam. 
Từ các dẫn liệu trình bày trên đây cho thấy, 
chất lượng nước tại các đầm thay đổi nhiều 
theo thời gian (mùa) khá rõ rệt, liên quan nhiều 
đến mức dinh dưỡng, DO và mật độ vi sinh. 
Nhìn chung chất lượng nước tại các đầm (trừ 
đầm Ô Loan) vào mùa khô thường tốt hơn so 
với mùa mưa, mặc dù khả năng trao đổi nước 
đầm với biển khơi vào mùa mưa lớn hơn. 
Nguyên nhân chính của sự khác biệt về chất 
Chất lượng môi trường nước tại các đầm  
 183
lượng môi trường giữa 2 mùa chủ yếu là do 
điều kiện tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã 
hội xung quanh các đầm mang lại. Vào mùa 
mưa, các đầm đều phải tiếp nhận một lượng 
nước lớn từ các sông, suối, kênh, mương, như 
là sông La Tinh đổ vào đầm Đề Gi, sông Kôn 
và Hà Thanh đổ vào đầm Thị Nại, suối Gò 
Duối và Phương Lửa (thuộc hệ thống sông Kỳ 
Lộ) đổ vào đầm Ô Loan, sông Dinh đổ vào đầm 
Nha Phu, sông Trường và sông Cạn (còn được 
gọi là suối Nước Ngọt) đổ vào đầm Thủy Triều, 
suối Đông Nha và hệ thống kênh thủy lợi (Gò 
Thao, Màn Màn ...) đổ vào đầm hay cống thải 
từ các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực 
liền kề mang theo một lượng chất thải được rửa 
trôi (chủ yếu liên quan đến chất dinh dưỡng và 
tình trạng vệ sinh cộng đồng) trong khu vực 
xung quanh [1-8]. 
Với đầm Ô Loan, trước tháng 11/2009 cửa 
An Hải bị lấp kéo dài (từ tháng 3/2008), nhưng 
do ảnh hưởng của cơn bão số 11 (2/11/2009), 
cửa An Hải được mở ra và thông với biển với 
chiều rộng gần 200 m làm cho nước biển trao 
đổi mạnh với nước đầm (Các dẫn liệu về độ 
muối và silicate đã chứng minh điều này) và 
chất lượng nước đầm được cải thiện so với mùa 
khô (5/2009). Cửa biển An Hải được tồn tại 
đến tháng 3 năm 2011 thì bắt đầu được bồi lấp 
và bồi lấp hoàn toàn trong khoảng 10 ngày 
Trần Văn Bình, Lê Đình Mầu, 2012 [12]. 
NHẬN XÉT 
Có sự khác biệt về chất lượng nước giữa 
các đầm, chủ yếu liên quan đến nồng độ vật lơ 
lửng, mức dinh dưỡng, DO, Fe và mật độ 
coliform. Vào mùa khô chất lượng nước đầm 
Đề Gi tương đương với đầm Nha Phu, Thủy 
Triều và Nại và tốt hơn so với đầm Thị Nại và 
đầm Ô Loan. Vào mùa mưa chất lượng nước tại 
đầm Thủy Triều tốt hơn so với Đề Gi, Thị Nại, 
Ô Loan và nhất là đầm Nại và Nha Phu. 
Chất lượng môi trường nước tại các đầm 
thay đổi theo mùa rõ rệt. Nhìn chung chất 
lượng nước tại các đầm Đề Gi, Thị Nại, Nha 
Phu, Thủy Triều và Nại vào mùa khô thường 
tốt hơn so với mùa mưa trong khi chất lượng 
nước đầm Ô Loan có xu thế ngược lại do vào 
mùa mưa cửa biển An Hải tại đầm này được 
mở ra làm cho tăng khả năng trao đổi nước của 
đầm với biển. 
Chất lượng nước tại các đầm đều có các 
thông số DO,TSS, amoniac, nitrate, phosphate, 
Fe, HC và coliform không nằm trong các 
GTGH qui định cho nước nuôi trồng thủy sản 
và bảo tồn thủy sinh, nhất là vào mùa mưa tại 
khu vực đỉnh đầm và cửa sông. Các đầm cần 
được quan tâm nhiều hơn là đầm Thị Nại, đầm 
Nại và Nha Phu và nhất là đầm Ô Loan. Vấn đề 
môi trường quan tâm chủ yếu là DO, mức dinh 
dưỡng (nhất là phosphate) và mật độ coliform. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Thị Vinh, Dương Trọng Kiểm, Nguyễn 
Hồng Thu, Phạm Hữu Tâm, Phạm Hồng 
Ngọc, Lê Hùng Phú, Võ Trần Tuấn Linh, 
2012. Chất lượng môi trường nước đầm Đề 
Gi, tỉnh Bình Định. Tuyển tập nghiên cứu 
biển. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công 
nghệ. Tập XVIII. Tr. 46-54. 
2. Lê Thị Vinh, Nguyễn Thị Thanh Thủy, 
2009. Một số vấn đề liên quan đến chất 
lượng môi trường nước đầm Thị Nại, tỉnh 
Bình Định. Kỷ yếu hội thảo khoa học công 
nghệ, môi trường và phát triển bền vững ở 
duyên hải miền Trung. Nxb. Khoa học tự 
nhiên và Công nghệ. Tr. 196-205. 
3. Lê Thị Vinh, Nguyễn Thị Thanh Thủy, 
2011. Ảnh hưởng của các nguồn thải đến 
môi trường nước đầm Thị Nại. Tạp chí 
khoa học và Công nghệ biển, 11(4): 35-46. 
4. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Lê Thị Vinh, Võ Sĩ 
Tuấn, 2011. Một số vấn đề kinh tế xã hội 
và môi trường đầm Thị Nại, Bình Định - 
các giải pháp quản lý tổng hợp vùng đầm. 
Hội nghị Khoa học và Công nghệ biển toàn 
quốc lần thứ V. Nxb. Khoa học tự nhiên và 
Công nghệ. Tr. 449-456. 
5. Phạm Hữu Tâm, Lê Thị Vinh, Dương Trọng 
Kiểm, Nguyễn Hồng Thu, Phạm Hồng 
Ngọc, Lê Hùng Phú, 2012. Đánh giá chất 
lượng môi trường đầm Ô Loan, tỉnh Phú 
Yên. Tuyển tập nghiên cứu biển. Nxb. 
Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Tập 
XVIII. Tr. 55-69. 
6. Phạm Hữu Tâm, Lê Thị Vinh, Dương Trọng 
Kiểm, Nguyễn Hồng Thu, và Phạm Hồng 
Ngọc, 2010. Chất lượng môi trường nước 
đầm Nha Phu - vịnh Bình Cang và môi liên 
quan với các hoạt động kinh tế. Tuyển tập 
Lê Thị Vinh 
 184
nghiên cứu biển. Nxb. Khoa học tự nhiên 
và Công nghệ. Tập XVII. Tr. 53-63. 
7. Lê Thị Vinh, 2012. Nghiên cứu về chất 
lượng môi trường biển ven bờ Khánh Hòa 
trong 5 năm gần đây, 2007-2011. Kỷ yếu 
Hội nghị Quốc tế “Biển Đông 2012”, Nha 
Trang, 12-14/9/2012. Nxb. Khoa học tự 
nhiên và Công nghệ. Tr. 196-205. 
8. Nguyễn Hồng Thu, Lê Thị Vinh, Dương 
Trọng Kiểm, Phạm Hữu Tâm, Phạm Hồng 
Ngọc, Lê Hùng Phú, Võ Trần Tuấn Linh, 
2013. Chất lượng môi trường nước đầm 
Nại, tỉnh Ninh Thuận và các yếu tố ảnh 
hưởng. Tuyển tập nghiên cứu biển. Nxb. 
Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Tập 19. 
Tr. 61-71. 
9. APHA, 2005. Standard methods for the 
Examination of water and wastewater. 21st 
Edition. Port City Press, Baltimore, 
Maryland. ISBN 0-87553-047-8. 
10. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2008. Qui 
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Qui 
chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10: 
2008/BTNMT. Nxb. Lao động-Xã hội. Tr. 
757-760. 
11. ASEAN, Australian Marine Science and 
Technology Limited, Australian Agency for 
International Development, 2008. ASEAN 
Marine Water Quality Management 
Guidelines and Monitoring Manual. 
AMSAT Limited, 2008. ISBN 
0980413915, 9780980413915. 432 p. 
12. Trần Văn Bình, Lê Đình Mầu, 2012. Quá 
trình xói lở - bồi tụ và hiện trạng đóng - mở 
cửa tại khu vực đầm Ô Loan (Phú Yên). 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 
12(3): 24-33. 
WATER QUALITY AT THE LAGOONS FROM BINH DINH 
TO NINH THUAN PROVINCES IN RECENT TIME 
Le Thi Vinh 
Institute of Oceanography-VAST 
ABSTRACT: The research results of water quality in the lagoons from Binh Dinh to Ninh 
Thuan (De Gi, Thi Nai, O Loan, Nha Phu, Thuy Trieu, Nai) during 2007-2011 showed that the 
values of the basic parameters (Salinity: 0 - 34‰, TSS: 4.3 mg/l to 150 mg/l, pH: 6.75 to 8.3, DO: 
3.99 mg/l to 8.09 mg/l, BOD5: 0.38 - 6.29 mg/l), nutrients (Ammonia: 0 - 168 μgN/l, nitrite: 0 - 
51 μgN/l, nitrate: 28 - 493 μgN/l, silicate: 83 - 6040 μgSi/l), organic matters (N: 298 - 1660 μg/l, P: 
12.9 μg/l to 691.9 μg/l), Fe (65 - 1850 μg/l) and coliform density (0 - 46000 MPN/100 ml) changed 
in a very wide range, especially in the rainy season while the values of the heavy metals (Zn: 4.7 - 
23.6 μg/l , Cu: 0.5 - 5.5 μg/l, Pb: 0.1 - 4.3 μg/l) and hydrocarbon (233 - 833 μg/l) varied in the 
narrower range. In general, water quality in the lagoons of De Gi, Thi Nai, Nha Phu, Thuy Trieu 
and Nai in the dry season was better than that in the wet season while water quality in the O Loan 
lagoon had an opposite trend because An Hai inlet opening in this lagoon occurred in the rainy 
season. In the lagoons, especially Thi Nai, O Loan, Nai and Nha Phu, values of DO, TSS, 
ammonia, nitrate, phosphate, Fe, HC and coliform were not in the range of critical values for 
aquaculture and aquatic conservation, particularly during the rainy season in the top of lagoons 
and the river mouths discharging into the lagoon. However, environmental concerns were mainly 
DO, nutrient levels (especially phosphate) and coliform density. 
Keywords: Water quality, De Gi, Thi Nai, O Loan, Nha Phu, Thuy Trieu, Nai. 

File đính kèm:

  • pdfchat_luong_moi_truong_nuoc_tai_cac_dam_tu_binh_dinh_den_ninh.pdf