Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ Biofloc

Nghiên cứu trình bày các kết quả đánh giá hiệu quả xử lý nước thải

nuôi trồng thủy sản bằng mô hình công nghệ tuần hoàn nước

biofloc (BFT). Thông qua tiến hành thí nghiệm trong 150 ngày,

nghiên cứu khảo sát đánh giá chất lượng nước với các thông số

NH4+, NO2- và NO3-. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy xu hướng

biến động hàm lượng các chất ô nhiễm giảm dần theo chuỗi thời

gian. Nồng độ NO2-, NO3- lần lượt tương ứng 0,0882 (SD=0,0740)

và 1,7559 (SD=0,6795) mg/l. Sự ổn định hàm lượng thông số NO2-

, NO3- ở mức cao, tương ứng 89,8% (SD=6,5) và 35,6% (SD=11,3).

Đối với hàm lượng NH4+ dao động từ 0,0196 đến 2,355 mg/l và đạt

trung bình 0,4833 (SD=0,5701) mg/l. Hiệu suất xử lý NH4+ biến

thiên trong khoảng giá trị 16,3% đến 84,8% với mức trung bình

51,5% (SD=28,3). Từ đó cho thấy công nghệ biofloc hứa hẹn triển

vọng tiết kiệm và góp phần bảo vệ bền vững tài nguyên nước trong

các hoạt động nuôi trồng thủy sản

pdf 7 trang yennguyen 5400
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ Biofloc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ Biofloc

Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ Biofloc
 Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất Tập 58, Kỳ 5 (2017) 379-385 379 
Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả xử lý nước thải nuôi trồng thủy 
sản bằng công nghệ Biofloc 
Nguyễn Tri Quang Hưng1,*, Vũ Tuấn Kiệt1, Nguyễn Phúc Cẩm Tú2, Nguyễn Minh Kỳ1 
1 Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 
2 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Quá trình: 
Nhận bài 15/08/2017 
Chấp nhận 18/10/2017 
Đăng online 30/10/2017 
 Nghiên cứu trình bày các kết quả đánh giá hiệu quả xử lý nước thải 
nuôi trồng thủy sản bằng mô hình công nghệ tuần hoàn nước 
biofloc (BFT). Thông qua tiến hành thí nghiệm trong 150 ngày, 
nghiên cứu khảo sát đánh giá chất lượng nước với các thông số 
NH4+, NO2- và NO3-. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy xu hướng 
biến động hàm lượng các chất ô nhiễm giảm dần theo chuỗi thời 
gian. Nồng độ NO2-, NO3- lần lượt tương ứng 0,0882 (SD=0,0740) 
và 1,7559 (SD=0,6795) mg/l. Sự ổn định hàm lượng thông số NO2-
, NO3- ở mức cao, tương ứng 89,8% (SD=6,5) và 35,6% (SD=11,3). 
Đối với hàm lượng NH4+ dao động từ 0,0196 đến 2,355 mg/l và đạt 
trung bình 0,4833 (SD=0,5701) mg/l. Hiệu suất xử lý NH4+ biến 
thiên trong khoảng giá trị 16,3% đến 84,8% với mức trung bình 
51,5% (SD=28,3). Từ đó cho thấy công nghệ biofloc hứa hẹn triển 
vọng tiết kiệm và góp phần bảo vệ bền vững tài nguyên nước trong 
các hoạt động nuôi trồng thủy sản. 
© 2017 Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Tất cả các quyền được bảo đảm. 
Từ khóa: 
Biofloc 
Chất ô nhiễm 
Nước thải 
Vi sinh vật 
Phát triển bền vững 
1. Đặt vấn đề 
Việt Nam là một trong những nước có thế 
mạnh và tiềm năng phát triển ngành nghề nuôi 
trồng thủy sản (Tổng cục thủy sản, 2012). Tuy 
nhiên, mặt trái của nó sử dụng tài nguyên nước 
lớn và rủi ro dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Tính 
chất nước trong hệ thống ao nuôi gồm các thành 
phần gây hại cho môi trường và chủ yếu là nitơ, 
photpho được sinh ra từ chất thải của cá, thức ăn 
dư thừa(Ariel & Jutta, 2014) . Đối với phương 
pháp truyền thống nuôi trồng thủy sản nói chung 
và nuôi cá tra nói riêng trong các ao hồ phải thay 
nước mỗi ngày với thể tích rất lớn tùy vào quy mô 
nuôi trồng. Hàm lượng NH4+, NO2-, NO3- phát sinh 
lại là chất độc đối với sự sinh trưởng và phát triển 
các loài thủy sản (Hemant & Deepak, 2012; John, 
2014). Với phương thức này tiêu hao nguồn tài 
nguyên nước, mang mầm bệnh vào bên trong hệ 
thống dẫn đến suy giảm nguồn lợi kinh tế. Việc 
nuôi cá tra truyền thống để đạt chất lượng cao cần 
phải thay, bổ sung lượng nước lớn và thường 
xuyên. 
Khắc phục những hạn chế trên, công nghệ 
tuần hoàn nước biofloc (BFT) sử dụng cơ chế trao 
đổi tuần hoàn nước và thúc đẩy mật độ quần thể 
vi sinh vật bằng cách gia tăng tỷ lệ thành phần C:N
_____________________ 
*Tác giả liên hệ 
E-mail: quanghungmt@hcmuaf.edu.vn 
380 Nguyễn Tri Quang Hưng và nnk./Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(5), 379-385 
 trong nước (Avnimelec, 1999; Ebeling et al., 
2006). Thông thường trong các ao nuôi có đủ 
nguồn nitơ nhưng cần thêm vật liệu giàu carbon 
và nghèo protein (carbohydrate) như tinh bột 
hoặc cellulose (bột mì, khoai mì, mật mía). Khi đạt 
tới tỷ lệ C:N >10, vi khuẩn sử dụng nitơ và kiểm 
soát chất lượng nước. Qua đó, mô hình BFT duy trì 
hàm lượng ammonia, nitrite và nitrate trong nước 
dưới ngưỡng gây hại cho cá. Công nghệ BFT được 
xem là giải pháp nuôi trồng thủy sản bền vững 
(Megahed, 2010; Xu & Pan, 2014). Hiện nay, BFT 
đã được nghiên cứu áp dụng thành công cho nhiều 
trang trại nuôi trồng thủy sản với các hình thức 
khác nhau (Burford et al., 2004). Mục đích của 
nghiên cứu nhằm thiết lập mô hình thí nghiệm 
tuần hoàn, tái sử dụng và ổn định chất lượng nước 
trong bể nuôi cá tra. Với việc ứng dụng công nghệ 
biofloc hứa hẹn triển vọng góp phần bảo vệ nguồn 
tài nguyên nước nói riêng và môi trường nói 
chung. 
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu là cá tra giống 
(Pangasianodon hypophthalmus) khối lượng 
trung bình 14-25 gram/con. Mật độ thả nuôi 
tương đương 100 con/bể có dung tích 400L 
(R*H=110*75 cm). Nghiên cứu sử dụng thức ăn 
hiệu Cagrill (30% đạm). Cá được cho ăn 2 
lần/ngày vào các thời điểm 8.00 và 17.00 với liều 
lượng tương ứng 5% trọng lượng của cá. 
2.2. Mô hình nghiên cứu 
Cấu tạo: Thí nghiệm bố trí với các đơn nguyên 
được mô tả như Hình 1, bao gồm 1 bể nuôi cá, 1 bể 
vi sinh hiếu khí (aerotank) và 1 bể lắng sinh học 
được làm bằng vật liệu composite tổng hợp. Kích 
thước bể nuôi cá R*H=110*75 cm (dung tích 
400L), sử dụng nước sạch khử clo và sục khí liên 
tục. Bể aerotank 200L (R*H=80*50 cm) chứa bùn 
hoạt tính với nồng độ 3000 mg/l. Bể lắng chứa 
nước sạch có đường kính R=70 cm và chiều cao 
H=80 cm. 
Nguyên lý hoạt động: Nước được bơm từ bể 
nuôi sang bể aerotank, rồi từ bể aerotank sang bể 
lắng và cuối cùng tự chảy tuần hoàn từ bể lắng trở 
lại bể nuôi cá với lưu lượng 25 lít/giờ. Hệ thống có 
các van đóng mở nước và xả bùn tuần hoàn về bể 
aerotank. 
Nghiên cứu tiến hành khởi động hệ thống 
trong thời gian 90 ngày để khảo sát và lựa chọn 
các tối ưu cho hệ thống. Sau đó, vận hành trong 
suốt 60 ngày tiếp theo nhằm đánh giá hiệu quả xử 
lý các chất ô nhiễm của mô hình biofloc. Để đảm 
bảo duy trì hàm lượng oxy hòa tan, mô hình được 
sục khí liên tục và bổ sung độ kiềm để đảm bảo pH 
từ 6,0-8,5 bằng cách châm thêm NaHCO3. Điều 
chỉnh tỷ lệ C:N đáp ứng cho mô hình thí nghiệm, 
nghiên cứu bổ sung bằng cách sử dụng đường cát 
theo tỷ lệ 20:1 so với hàm lượng N-NH4+ trong bể 
nuôi cá. 
2.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích và xử lý số 
liệu 
Về phương pháp lấy mẫu kiểm tra chất lượng 
nước, nghiên cứu sử dụng chai nhựa 330 ml thu 
mẫu phân tích các chỉ tiêu NH4+, NO2-, NO3- vào 
ngày thứ 4 hàng tuần. Trước khi thu mẫu, phải 
đảm bảo vật dụng đựng mẫu sạch và tráng bình 
đựng bằng mẫu nước ít nhất 3 lần trước khi thu 
mẫu. Chi tiết thời gian, địa điểm và tần suất lấy 
mẫu được trình bày ở Bảng 1. 
Hình 1. Sơ đồ bố trí mô hình nghiên cứu BFT. 
Nguyễn Tri Quang Hưng và nnk./Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(5), 379-385 381 
TT Thông số Thời gian - Tần suất Mô tả vị trí Số lượng 
1 NH4+ 7g30 - Thứ 4 hàng tuần Nước đầu vào bể cá + đối chứng 48 mẫu 
2 NO2- 7g30 - Thứ 4 hàng tuần Nước đầu vào bể cá + đối chứng 48 mẫu 
3 NO3- 7g30 - Thứ 4 hàng tuần Nước đầu vào bể cá + đối chứng 48 mẫu 
Tuần 
BFT, ml/l Đối chứng, ml/l 
Mean±SD (min - max) Mean±SD (min - max) 
1 4,12±0,65 (3,4-4,65) 0,37±0,22 (0,1-0,6) 
2 2,19±1,23 (0,8-3,2) 0,58±0,16 (0,4-0,8) 
3 3,64±0,60 (3,2-4,3) 0,56±0,28 (0,3-0,8) 
4 2,92±0,71 (2,1-3,5) 0,21±0,02 (0,2-0,2) 
5 5,89±4,64 (1,0-10,2) 0,33±0,01 (0,3-0,3) 
6 5,19±2,88 (2,1-7,8) 0,36±0,08 (0,3-0,5) 
7 6,66±6,60 (1,9-14,2) 0,34±0,15 (0,2-0,5) 
8 6,53±4,05 (3,9-11,2) 0,23±0,06 (0,2-0,3) 
Mean: Trung bình; SD: Độ lệch chuẩn; Min: Nhỏ nhất; Max: Lớn nhất. 
Phương pháp phân tích các thông số chất 
lượng nước theo phương pháp chuẩn (APHA-
AWWA-WEF, 2005). Tần suất đo đạc các chỉ tiêu 
chất lượng nước được thực hiện 1 lần/tuần. Các 
giá trị pH, nhiệt độ, DO được đo bằng thiết bị đo 
nhanh. Xác định chỉ tiêu NH4+, NO2-, NO3- đo bằng 
máy quang phổ UV-VIS, theo các phương pháp 
SMEWW 4500 NH3-F, SMEWW 4500 NO2-B, 
SMEWW 4500 NO3-E. Cụ thể đối với mỗi thông số, 
nghiên cứu tiến hành lấy mẫu liên tục trong 8 tuần 
và phân tích lặp lại 3 lần. Tổng số mẫu cho các chỉ 
tiêu NH4+, NO2-, NO3- tương ứng 8 tuần * 3 thông số 
* 3 lần lặp lại * đối chứng là 144 mẫu. Thể tích floc 
(Floc Volume - FV) được xác định bằng phểu lắng 
Imhoff bằng cách cho lắng 1 lít nước trong thời 
gian 30 phút rồi đọc kết quả (Avanimelech, 2012). 
Các số liệu nghiên cứu được thống kê và xử lý bằng 
các phần mềm Microsoft Excel 2010, SPSS 13.0 for 
Windows với mức ý nghĩa α=0,05. 
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
3.1. Kết quả phân tích chất lượng nước hệ xử lý 
BFT 
Hình 2 trình bày kết quả phân tích tổng hợp 
giai đoạn nghiên cứu về các thông số chất lượng 
nước của mô hình xử lý BFT và đối chứng. Giá trị 
pH đo được dao động trong khoảng 6,3 đến 8,2. 
Trong trường hợp nếu pH8,5 sẽ ảnh 
hưởng đến hiệu quả cấu trúc biofloc và biến động 
Bảng 1. Bảng kê thông số lấy mẫu thí nghiệm. 
Hình 2. Thống kê kết quả các thông số chất lượng nước giai đoạn nghiên cứu. 
Bảng 2. Thể tích Biofloc mô hình nghiên cứu. 
382 Nguyễn Tri Quang Hưng và nnk./Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(5), 379-385 
theo hàm lượng CO2 trong bể phản ứng. 
Khoảng pH từ 7-8,5 được xem là thích hợp nhất 
cho các hoạt động chức năng tuần hoàn sinh học 
của hệ thống BFT (Martha & Carlos, 2014). Kết 
quả quan trắc hàm lượng oxy hòa tan DO tương 
ứng 3,7 đến 7,9 mg/l và trung bình 6,0 mg/l 
(SD=1,19). Nhiệt độ duy trì ở mức độ khá ổn định, 
trung bình 29,70C (SD=2,61). Trong BFT, nhiệt độ 
có vai trò quan trọng cho quá trình hoạt động của 
vi khuẩn nitrate hóa (Gerardi, 2002; Martha & 
Carlos, 2014). 
Giá trị trung bình các thông số chất lượng 
nước mô hình thí nghiệm thấp hơn so với đối 
chứng. Hàm lượng NH4+ dao động từ 0,0196 đến 
2,355 mg/l và đạt trung bình 0,4833 (SD=0,5701) 
mg/l. Nồng độ NO2-, NO3- lần lượt tương ứng 
0,0882 (SD=0,0740) và 1,7559 (SD=0,6795) mg/l, 
trong khi kết quả đối chứng với các giá trị 0,9505 
(SD=0,4798) và 2,7661 (SD=0,7067). NH4+ là chất 
độc đối với các loài thủy sản như cá, tôm nếu như 
hàm lượng vượt quá 1,5 mg/l (Neori et al., 2004). 
Nhìn chung, hàm lượng NH4+, NO2- thấp do khi bổ 
sung nguồn carbon để duy trì C:N và vi khuẩn 
chuyển hóa những hợp chất độc chứa nitơ vào 
trong tế bào đơn protein (Ebeling et al., 2006; 
Asaduzzaman et al., 2008). Lượng nitơ - protein 
được tái chế bởi vi tảo và hệ vi sinh vật, đồng thời 
gia tăng lượng protein chuyển vào sinh khối của 
cá. 
Chỉ số thể tích floc bể phản ứng dao động 
trong khoảng 0,8 - 14,2 ml/l, cao hơn so với bể đối 
chứng (Bảng 2) và có trung bình 4,65 ml/l 
(SD=3,26). Đối với bể đối chứng có giá trị trung 
bình bằng 0,3725 (SD= 0,18269) và ngưỡng giá trị 
thấp nhất, cao nhất lần lượt 0,1 - 0,8 ml/l. Ngoài ra, 
kiểm định Wilcoxon các cặp giá trị thể tích floc với 
nhau cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(p<0,001). Ở thời gian đầu, chỉ số thể tích floc khá 
khiêm tốn và đạt giá trị cực đại vào các tuần cuối 
của giai đoạn vận hành thí nghiệm (tuần thứ 5 - 8). 
Khối lượng hạt biofloc có ý nghĩa quan trọng 
không chỉ với việc ổn định chất lượng nước mà 
còn là nguồn dinh dưỡng cho cá (Browdy et al., 
2001; Avnimelech Y., 2012). Ngoài việc tái sử 
dụng các chất dinh dưỡng, mật độ vi sinh vật phát 
triển trong hệ xử lý có vai trò quan trọng sản xuất 
tế bào vi sinh (hạt biofloc) cung cấp nguồn thức ăn 
tự nhiên cho cá. 
3.2. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải nuôi 
trồng thủy sản của công nghệ BFT 
Hình 3 và Hình 4 trình bày kết quả so sánh 
hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm của công nghệ BFT. 
Hàm lượng các thông số cơ bản như DO, pH, nhiệt 
độ được duy trì ổn định so với bể đối chứng. Tuy 
nhiên, sự khác nhau giữa các cặp giá trị DO, pH và 
nhiệt độ ở bể BFT và đối chứng không được khẳng 
định bởi quá trình kiểm định Wilcoxon (p>0,05). 
Về nguyên tắc, để hệ biofloc hoạt động tốt và hiệu 
quả, tỷ lệ C:N cần duy trì trong khoảng giá trị 
tương ứng tỷ lệ 10-20:1 (Avnimelech, 1999; 
Asaduzzaman, 2008). Trong hệ biofloc vi khuẩn và 
tảo cấu trúc nên hạt biofloc trong điều kiện môi 
trường giàu hàm lượng oxy hòa tan. Hàm lượng 
DO trong nước cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất 
lượng của biofloc. Ngưỡng tối thiểu của hoạt động 
nuôi cá tra khoảng 2,0 mg/L và hàm lượng DO lý 
tưởng lớn hơn 5,0mg/l. Giá trị pH phù hợp để nuôi 
cá tra dao động trong khoảng 6,5 - 8. 
Ảnh hưởng nguy hại của NO2- tác động trực 
tiếp lên sự vận chuyển oxi, quá trình oxi hóa các 
hợp chất quan trọng và tổn thương mô. Trong BFT, 
nồng độ NO2- yêu cầu nhỏ hơn 2 mg/l (Martha & 
Hình 3. Hàm lượng thông số cơ bản trong mô 
hình biofloc và đối chứng. 
Hình 4. Hàm lượng các thông số nghiên cứu 
trong mô hình biofloc và đối chứng. 
Nguyễn Tri Quang Hưng và nnk./Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(5), 379-385 383 
Carlos, 2014). Tuy NO3- là sản phẩm ít độc hơn so 
với các hợp chất vô cơ chứa nitơ khác nhưng tiềm 
ẩn gia tăng hàm lượng và tích lũy trong môi 
trường. Đồ thị biểu đồ biểu diễn kết quả giữa mô 
hình thí nghiệm tuần hoàn nước biofloc và đối 
chứng cho thấy hàm lượng các thông số nghiên 
cứu trong bể BFT được duy trì ở mức thấp (Hình 
4). Sự chênh lệch này chứng tỏ tính hiệu quả của 
quá trình xử lý. Kết quả kiểm định Wilcoxon cho 
thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các cặp 
giá trị NH4+, NO2-, NO3- trong BFT và đối chứng 
(p<0,05). Từ đó, chỉ ra hiệu quả ổn định hàm 
lượng chất ô nhiễm trong mô hình nuôi cá và ưu 
điểm của công nghệ BFT. Thực tế, đây là công nghệ 
đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững trong nuôi 
trồng thủy sản bằng cách duy trì chất lượng nước 
với việc chuyển hóa chất thải nitơ vào sinh khối vi 
khuẩn (Schneider et al., 2005; Xu et al., 2013). 
Hàm lượng NH4+ trong bể BFT thấp nhất đạt 
0,0207 mg/l (tuần 1) và cao nhất 1,4371 mg/l 
(tuần 2). Ở bể đối chứng NH4+ thấp nhất và cao 
nhất ứng với các giá trị 0,1367 và 1,7163 mg/l 
trong hai tuần đầu sau vận hành. Hiệu quả xử lý 
thông số ô nhiễm trong mô hình biofloc được 
thống kê và biểu diễn ở Hình 5. Hiệu suất xử lý 
NH4+ dao động trong khoảng 16,3 đến 84,8% và 
đạt trung bình 51,5% (SD=28,3). Trong khi, mức 
độ ổn định hàm lượng thông số NO2- và NO3- ở 
mức 89,8% (SD=6,5) và 35,6% (SD=11,3). Đây là 
kết quả của quá trình duy trì nồng độ ammonia 
trong BFT dựa trên cơ chế hấp thụ ammonia của 
vi tảo, đồng hóa của vi khuẩn và nitrate hóa. 
Sự ổn định các thông số chất lượng nước 
trong BFT là kết quả các hoạt động tích cực của vi 
khuẩn. Vi khuẩn sử dụng chất thải trong BFT như 
là nguồn dinh dưỡng và giảm sự tích lũy và sản 
sinh các độc chất (Avnimelech, 1999; 
Asaduzzaman, 2008). Có thể thấy, xét dưới góc độ 
hàm lượng NO2-, NO3- trong hệ biofloc thấp hơn so 
với đối chứng và chất lượng nước sau xử lý tốt hơn. 
Ưu điểm của biofloc là một mô hình kín, không 
chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường và khí 
hậu nên có thể chủ động kiểm soát dễ dàng hoạt 
động hệ thống tối ưu nhất. Tuy nhiên, hạn chế của 
BFT là tăng chi phí vận hành, phụ thuộc vào lượng 
oxy cần duy trì, nguồn carbon được thêm vào. 
4. Kết luận 
Từ những kết quả nghiên cứu thể thấy mô 
hình biofloc vận hành ổn định, các chỉ tiêu ô nhiễm 
có xu hướng giảm xuống và được kiểm soát an 
toàn. Các thông số ô nhiễm trong bể phản ứng BFT 
thấp hơn so với đối chứng. Hàm lượng NH4+ trong 
bể BFT biến thiên trong khoảng giá trị thấp nhất 
0,0207 mg/l và cao nhất 1,4371 mg/l. Hiệu suất 
xử lý NH4+ dao động trong khoảng 16,3 đến 84,8% 
và đạt trung bình 51,5% (SD=28,3). Trong khi, 
mức độ ổn định hàm lượng thông số NO2- và NO3- 
ở mức 89,8% (SD=6,5) và 35,6% (SD=11,3). Đây 
là công nghệ thân thiện môi trường và là hướng 
giải pháp phát triển bền vững hoạt động nuôi 
trồng thủy sản trong bối cảnh hiện nay. 
Tài liệu tham khảo 
APHA, AWWA, WEF, 2005. Standard Methods for 
the Examination of Water and Wastewater, 21st 
Ed. American Public Health Association, 
Washington DC. 
Ariel E.T., and Jutta P., 2014. Sustainable 
Treatment of Aquaculture Effluents - What Can 
We Learn from the Past for the Future?. 
Sustainability 6, 836-856. 
Asaduzzaman, M., Wahab, M. A., Verdegem,M. C. J., 
Huque, S., Salam, M. A., Azim, M. E., 2008. C/N 
ratio control and substrate addi-tion for 
periphyton development jointly enhance 
freshwater prawn Macrobrachium 
rosenbergiiproduction in ponds. Aquaculture 
280, 117-123. 
Avnimelech Y., 1999. Carbon/nitrogen ratio as a 
control element in aquaculture systems. 
Aquaculture 176, 227-235. 
Avnimelech, Y., 2012. Biofloc Technology - A 
Practical Guide Book, 2nd Edition. The World 
Hình 5. Hiệu suất xử lý thông số nghiên cứu 
trong mô hình Biofloc. 
384 Nguyễn Tri Quang Hưng và nnk./Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(5), 379-385 
Aquaculture Society, Baton Rouge, Louisiana, 
United State. 
Browdy, C. L., Bratvold, D., Stokes, A. D., & 
McIntosh, R. P., 2001. Perspectives on 
theapplication of closed shrimp culture systems. 
The World Aquaculture Society, Baton Rouge, 
LA, USA. 
Burford, M. A., Thompson P. J., McIntosh, P. R., 
Bauman, R. H., Pearson, D. C., 2004. The 
contribu‐tion of flocculated material to shrimp 
(Litopenaeus vannamei) nutrition in a high-
inten‐sity, zeroexchangesystem. Aquaculture 
232, 525-537. 
Ebeling J. M., Timmons M. B., Bisogni J. J., 2006. 
Engineering analysis of the stoichiometry of 
photoautotrophic, autotrophic, and 
heterotrophic removal of ammonia-nitrogen 
in aquaculture systems. Aquaculture 257, 346-
358. 
Gerardi M., 2002. Nitrification and denitrification 
in the activated sludge process. Wiley-
Interscience. Nueva York. Estados Unidos. 
Hemant P., & Deepak P., 2012. Eutrophication: 
Impact of Excess Nutrient Status in Lake Water 
Ecosystem. J Environ Anal Toxicol 2:148-152. 
Martha Patricia Hernandez- Vergara and Carlos 
Ivan Perez-Rostro, 2014. Sustainable 
Aquaculture Techniques. Publisher: InTech, 
ISBN 978-953-51-1224-2. 
Megahed, M. E., 2010. The effect of Microbial 
Biofloc on water quality, survival and growth 
of the green tiger shrimp 
(PenaeusSemisulcatus) fed with different 
crude protein levels. Journal of the Arabian 
Aquaculture Society 5, 119-142. 
Neori, A., Chopin, T., Troell, M., Buschmann, A. H., 
Kraemer, G. P., Halling, C., & Yarish, C., 2004. 
Integrated aquaculture: rationale, evolution 
and state of the art emphasizing seaweed 
biofiltration in modern mariculture. 
Aquaculture 231, 361-391. 
Schneider, O., Sereti, V., Eding, E. H., & Verreth, J. A. 
J., 2005. Analysis of nutrient flows in 
integrated intensive aquaculture systems. 
Aquacult. Eng. 32, 379-401. 
Tổng cục Thủy sản, 2012. Báo cáo Quy hoạch tổng 
thể phát triển ngành thủy sản Việt nam đến năm 
2020, tầm nhìn 2030. Hà Nội. 
John M., 2014. Nutrient Pollution: A Persistent 
Threat to Waterways. Environ Health Perspect 
122(11): A304-A309. 
Xu, W. J., Pan, L. Q., Sun, X. H., & Huang, J., 2013. 
Effects of bioflocs on water quality, and 
survival, growth and digestive enzyme 
activities of Litopenaeus vannamei (Boone) in 
zero-water exchange culture tanks. 
Aquaculture Research 44(7), 1093-1102. 
Xu, W. J., & Pan, L. Q., 2014. Evaluation of dietary 
protein level on selected parameters of 
immune and antioxidant systems, and growth 
performance of juvenile Litopenaeus 
vannamei reared in zero-water exchange 
biofloc-based culture tanks. Aquaculture 426, 
181-188. 
Nguyễn Tri Quang Hưng và nnk./Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(5), 379-385 385 
ABSTRACT 
Study to assess the treatment efficiency of aquaculture wastewater 
by biofloc technology 
Hung Quang Tri Nguyen 1, Kiet Tuan Vu 1, Tu Cam Phuc Nguyen 2 , Ky Minh Nguyen 1 
1 Faculty of Environment and Natural Resources, Nong Lam University - Ho Chi Minh City, Vietnam 
2 Faculty of Fisheries, Nong Lam University - Ho Chi Minh City, Vietnam 
This paper presents result of aquaculture wastewater treatment efficiency assessment by 
recirculating model Biofloc Technology (BFT). In 150 days experiment process, the studying was 
conducted a survey and assessment of water quality parameters such as NH4+, NO2- and NO3-. The 
data analysing results showed the decreasing trends of pollutant concentrations follow time series. 
The concentrations of NO2- and NO3- were determined 0.0882 (SD = 0.0740) and 1.7559 (SD = 0.6795) 
mg/l, respectively. The NO2- and NO3- parameters steady-state had high values, which were equal 
to 89.8% (SD = 6.5) and 35.6% (SD = 11.3). The level of NH4+ was varied from 0.0196 to 2.355 mg/l 
and averaged 0.4833 (SD = 0.5701) mg/l. The treatment efficiency of NH4+ was ranged between 
16.3% and 84.8%, and averaged 51.5% (SD = 28.3). Therefore, this shows that biofloc technology 
promises saving potential and contributes to water resources sustainable protection in aquaculture 
activities. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_danh_gia_hieu_qua_xu_ly_nuoc_thai_nuoi_trong_thuy.pdf