Chính sách tài khóa và tiêu dùng tư nhân: Nghiên cứu trải nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á

Tiêu dùng tư nhân là thành phần quan trọng trong tổng cầu c thuộc lớn vào thu nhập khả dụng và các đi ủa một quốc gia, trong đó hàm số của tiêu dùng tư nhân phụ ều kiện kinh tế vĩ mô

khác. Một trong những yếu tố vĩ mô có tác động đến tiêu dùng tư nhân là

chính sách tài khóa, chính sách được chính phủ thực thi thông qua chính

sách thuế và tiêu dùng của chính phủ. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu

bảng giai đoạn 2000 – 2012 từ báo cáo của ADB để xem xét tác động của

chính sách tài khóa đến tiêu dùng tư nhân tại các quốc gia Đông Nam Á.

Thông qua hồi quy với dữ liệu bảng, tác giả phát hiện thấy

pdf 8 trang yennguyen 8980
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách tài khóa và tiêu dùng tư nhân: Nghiên cứu trải nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách tài khóa và tiêu dùng tư nhân: Nghiên cứu trải nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á

Chính sách tài khóa và tiêu dùng tư nhân: Nghiên cứu trải nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015
Nghiên Cứu & Trao Đổi
46
1. Giới thiệu
Do ảnh hưởng của khủng hoảng 
tài chính toàn cầu năm 2008, vai trò 
và tác động của chính sách vĩ mô 
mà đặc biệt là chính sách tài khóa 
đến các hoạt động kinh tế được 
chú ý nhiều hơn. Trong đó, nhiều 
nghiên cứu tập trung vào tác động 
của chính sách tài khóa đến đầu 
tư tư nhân thông qua nghiên cứu 
hiệu ứng lấn át và hiệu ứng thúc 
đẩy với nhiều kết quả thực nghiệm 
khác nhau (Ahmed & Miller, 2000; 
Heutel, 2014; Şen & Kaya, 2014). 
Bên cạnh tác động đến đầu tư tư 
nhân, chính sách tài khóa còn có tác 
động đến tiêu dùng tư nhân thông 
qua chính sách thuế và chính sách 
chi tiêu của chính phủ ảnh hưởng 
đến thu nhập khả dụng và mong 
đợi của người dân.
Những nghiên cứu tác động của 
chính sách tài khóa được tìm thấy 
chủ yếu ở các nước công nghiệp 
phát triển với những bằng chứng 
khác nhau ủng hộ hai lý thuyết: 
hiệu ứng lấn át và hiệu ứng thúc 
đẩy, đồng thời các nghiên cứu này 
còn được cho rằng có thể áp dụng 
cho các nước đang phát triển; tuy 
nhiên số lượng nghiên cứu tại các 
nước đang phát triển là còn nhỏ và 
kết quả cũng còn nhiều tranh cãi 
(Schclarek, 2007). Do đó, nghiên 
cứu này tập trung tìm kiếm bằng 
chứng về tác động của chính sách 
tài khóa đến tiêu dùng tư nhân 
tại các quốc gia đang phát triển ở 
Đông Nam Á trong giai đoạn 2000 
– 2012, đồng thời xem xét ảnh 
hưởng của khủng hoảng tài chính 
toàn cầu năm 2008 đến mối quan 
hệ đó.
Lý thuyết về tác động của chính 
sách tài khóa đến tiêu dùng tư 
nhân với hai hiệu ứng là hiệu ứng 
Keynes và hiệu ứng phi Keynes1 
xuất phát từ một trong những 
nghiên cứu đầu tiên của Giavazzi 
and Pagano (1990), trong đó hai 
nhà kinh tế học phát hiện rằng 
tác động của chính sách tài khóa 
phụ thuộc vào: Chính sách tài 
khóa mở rộng hay thắt chặt, độ 
lớn và độ dài của chính sách, các 
điều kiện ban đầu (trong đó bao 
gồm tốc độ tăng trưởng kỳ trước 
của nợ công, tỷ giá kỳ trước, 
và xu hướng của cung tiền), và 
1 Hiệu ứng Keynes là hiệu ứng khi chính phủ 
mở rộng chính sách tài khóa sẽ kích thích tiêu 
dùng khu vực tư nhân, và ngược lại hiệu ứng 
phi Keynes.
Chính sách tài khóa và tiêu dùng tư nhân: 
Nghiên cứu trải nghiệm 
tại các quốc gia Đông Nam Á
Trầm Thị XuâN hươNG, NGuyễN ThaNh PhoNG
NGuyễN TruNG ThôNG & NGuyễN Phúc cảNh
Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
Nhận bài: 14/07/2015 - Duyệt đăng: 30/08/2015
Tiêu dùng tư nhân là thành phần quan trọng trong tổng cầu của một quốc gia, trong đó hàm số của tiêu dùng tư nhân phụ thuộc lớn vào thu nhập khả dụng và các điều kiện kinh tế vĩ mô 
khác. Một trong những yếu tố vĩ mô có tác động đến tiêu dùng tư nhân là 
chính sách tài khóa, chính sách được chính phủ thực thi thông qua chính 
sách thuế và tiêu dùng của chính phủ. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu 
bảng giai đoạn 2000 – 2012 từ báo cáo của ADB để xem xét tác động của 
chính sách tài khóa đến tiêu dùng tư nhân tại các quốc gia Đông Nam Á. 
Thông qua hồi quy với dữ liệu bảng, tác giả phát hiện thấy
Từ khóa: Chính sách tài khóa, tiêu dùng tư nhân, thuế.
Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
47
thành phần của chính sách tài 
khóa (thay đổi trong thuế, hay 
các khoản chuyển nhượng, hay 
chi tiêu công, đầu tư công và các 
khoản chi khác của chính phủ). 
Nghiên cứu của Hemming, 
Kell, and Mahfouz (2002) đã 
tiến hành tổng hợp các nghiên 
cứu thực nghiệm về tác động của 
chính sách tài khóa đến hoạt động 
kinh tế và phát hiện thấy rằng các 
bằng chứng về hiệu ứng Keynes 
tồn tại nhưng mức độ là tương 
đối nhỏ, đồng thời các nhà nghiên 
cứu còn kết luận rằng hiệu ứng 
phi Keynes có thể tồn tại trong 
những trường hợp cụ thể. Tiếp 
đến nghiên cứu của Schclarek 
(2007) rút ra các kết luận sau: 
các kết quả nghiên cứu cho thấy 
hiệu ứng Keynes tồn tại ở hầu hết 
các quốc gia, trừ một số trường 
hợp như trường hợp nghiên cứu 
của Jönsson (2007) tìm thấy bằng 
chứng của hiệu ứng phi Keynes 
trong trường hợp chính phủ thực 
thi chính sách tài khóa mở rộng 
thông qua các khoản chi chuyển 
nhượng lớn và ổn định cho khu 
vực tư nhân. Trong trường hợp 
tác động của chính sách tài khóa 
mở rộng và chính sách tài khóa 
thắt chặt, các kết quả cho thấy có 
sự khác nhau trong tác động của 
hai chính sách này. Ví dụ như 
Hjelm (2002) phát hiện thấy tiêu 
dùng tư nhân tăng trưởng chậm 
hơn trong giai đoạn thắt chặt 
tài khóa so với giai đoạn bình 
thường, trong khi đó không có 
sự khác biệt giữa giai đoạn bình 
thường và giai đoạn mở rộng tài 
khóa. Về thành phần của chính 
sách tài khóa, các kết quả nghiên 
cứu cho thấy tác động khác nhau 
của thuế, chi tiêu hay chi chuyển 
nhượng của chính phủ đến tiêu 
dùng tư nhân. 
Một số nghiên cứu gần đây 
cho thấy rằng tác động của chính 
sách tài khóa lên hoạt động kinh 
tế nói chung và hoạt động tiêu 
dùng tư nhân nói riêng tiếp tục 
còn tranh cãi. Nghiên cứu của 
Parker, Souleles, Johnson, and 
McClelland (2011) xem xét tác 
động của các gói kích thích năm 
2008 đến tiêu dùng tư nhân của 
Mỹ cho thấy người dân chi tiêu 
gần 50% phần thu nhập nhận 
được từ các gói kích thích chi 
tiêu cho các sản phẩm lâu bền, 
trong đó nhóm người dân có thu 
nhập thấp và trung bình, cũng 
như người lớn tuổi chi tiêu các 
khoản trợ cấp nhiều hơn những 
nhóm còn lại. 
Nghiên cứu của Akanbi (2013) 
tại Nam Phi cho thấy phản ứng của 
khu vực tư với chính sách tài khóa 
phụ thuộc lớn vào các rào cản trên 
thị trường hàng hóa như khả năng 
cung ứng của bên cung hay các rào 
cản về thông tin khác. Cụ thể, chính 
sách tài khóa sẽ hiệu quả hơn trong 
trường hợp bên cung không có rào 
cản về gia tăng cung ứng hàng hóa, 
trong đó chi tiêu của chính phủ sẽ 
có hiệu quả hơn trong trường hợp 
thị trường hàng hóa không có rào 
cản, còn chính sách thuế lại có 
hiệu quả hơn trong trường hợp thị 
trường hàng hóa có các rào cản khi 
các nhà sản xuất muốn gia tăng 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015
Nghiên Cứu & Trao Đổi
48
lượng cung hàng hóa.
Nghiên cứu của Bouakez, Chihi, 
and Normandin (2014) sử dụng dữ 
liệu giai đoạn trước và sau khủng 
hoảng 1979 tại Mỹ và phát hiện 
chi tiêu và thuế của chính phủ có 
tác động khác nhau đến hoạt động 
kinh tế trước và sau khủng hoảng, 
trong đó việc gia tăng chi tiêu có 
tác động tích cực hơn lên tăng 
trưởng kinh tế so với việc cắt giảm 
thuế. Trong khi nghiên cứu của 
Carmignani (2008) tại các quốc gia 
OECD cho thấy rằng chính sách 
tài khóa có hiệu ứng Keynes tại các 
quốc gia đang chuyển đổi, nhưng 
lại có hiệu ứng phi Keynes tại các 
quốc gia có thu nhập cao trong các 
giai đoạn khủng hoảng hoặc tăng 
trưởng cao, đồng thời các khoản 
chi tiêu của chính phủ cho y tế và 
an ninh xã hội có tác động tích cực 
lên mức sống của xã hội. 
Còn nghiên cứu của Candelon 
and Lieb (2013) cho kết luận rằng 
các khoản chi tiêu có tính chủ động 
và có kế hoạch của chính phủ có 
tác động tích cực trong giai đoạn 
có khủng hoảng kinh tế, vì vậy 
chính sách tài khóa chủ động có 
vai trò quan trọng trong việc chống 
lại khủng hoảng kinh tế. Đồng thời 
nghiên cứu này còn phát hiện rằng 
để chống lại khủng hoảng chính 
phủ các quốc gia nên chấp nhận 
một mức độ thâm hụt ngân sách 
nhất định thông qua cắt giảm thuế 
và chi tiêu nhiều hơn.
Như vậy, có sự khác biệt nhất 
định trong tác động của chính sách 
tài khóa đến tiêu dùng tư nhân ở 
các quốc gia đang phát triển so với 
các quốc gia phát triển, đồng thời 
mối quan hệ đó còn bị ảnh hưởng 
bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế. 
Phần tiếp theo của bài viết này sẽ 
trình bày phương pháp nghiên cứu 
được sử dụng để nghiên cứu tác 
động của chính sách tài khóa đến 
tiêu dùng tư nhân tại các quốc gia 
Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 
2012.
2. mô hình và dữ liệu nghiên 
cứu
2.1. Mô hình nghiên cứu
Tác giả dựa trên nghiên cứu của 
Perotti (1999) và sau đó là nghiên 
cứu của Schclarek (2007) với giả 
định: Thứ nhất, thuế có tác động 
lấn át với tiêu dùng tư nhân vì thuế 
càng thì thu nhập khả dụng của 
người dân giảm và tiêu dùng sẽ 
giảm đi; thứ hai, tỷ suất chiết khấu 
của khu vực công cao hơn khu vực 
tư cho nên nền kinh tế không thể ở 
trong trạng thái điều hòa mức thuế 
ổn định dài hạn; thứ ba, khu vực 
tư nhân được chia thành hai nhóm 
theo khía cạnh có thể tiếp cận thị 
trường tín dụng hay không; và thứ 
tư, tiêu dùng của chính phủ có tác 
động tích cực lên sản lượng quốc 
gia.
Để nghiên cứu tác động của 
chính sách tài khóa lên tiêu dùng 
tư nhân, tác giả áp dụng mô hình 
của hai nghiên cứu trên, trong đó 
tác giả sẽ ước lượng hai mô hình 
với giả định có hai nhóm khu vực 
tư nhân: một nhóm có thể tiếp cận 
vốn tín dụng và một nhóm không 
thể tiếp cận vốn tín dụng. Trong mô 
hình đầu tiên, tác giả ước lượng tác 
động của chính sách tài khóa lên 
tiêu dùng tư nhân của cả hai nhóm 
tiêu dùng tư nhân:
∆C
it
 = a
0
 + a
1
∆G
it
 + a
2
∆T
it
 + 
a
3
∆Y
it-1
 + e
it
 (1)
Trong đó ∆C
it
 là thay đổi trong 
tiêu dùng tư nhân của quốc gia 
i năm t, ∆G
it 
là thay đổi trong chi 
tiêu của chính phủ i năm t, ∆T
it 
là 
thay đổi trong thuế của quốc gia i 
năm t, ∆Y
it-1
 là thay đổi trong thu 
nhập khả dụng của người dân quốc 
gia i năm t-1, a
i
 là các hệ số ước 
lượng, e là phần dư của mô hình. 
Trong đó, a
1
 đo lường tác động của 
chi tiêu chính phủ đến tiêu dùng tư 
nhân, khi a
1
>0 có nghĩa rằng có tồn 
tại hiệu ứng Keynes trong chính 
sách tài khóa, ngược lại chính sách 
tài khóa có hiệu ứng phi Keynes 
lên tiêu dùng tư nhân. a
2
 đo lường 
tác động của thuế đến tiêu dùng tư 
nhân, khi a
1
<0 có nghĩa có tồn tại 
hiệu ứng Keynes trong chính sách 
tài khóa, ngược lại chính sách tài 
khóa có hiệu ứng phi Keynes lên 
tiêu dùng tư nhân. 
Để nghiên cứu tác động của 
chính sách tài khóa lên khu vực tư 
nhân mà trong đó cho những nhóm 
đối tượng có khả năng tiếp cận thị 
trường tín dụng mà không có các 
rào cản ràng buộc, mô hình tiếp 
theo được sử dụng:
∆C
it
 = a
0
 + a
1
∆G
it
 + a
2
∆T
it
 + 
a4∆Yit + uit (2)
Rõ ràng, sự khác biệt giữa mô 
hình 1 và mô hình 2 là yếu tố thu 
nhập khả dụng được sử dụng, cũng 
dễ hiểu rằng trong mô hình 1 vì thu 
nhập khả dụng của kỳ trước được 
đưa vào mô hình có nghĩa rằng cả 
hai nhóm trong khu vực tư nhân dù 
có ràng buộc hay không có ràng 
buộc đều có khả năng sử dụng 
thu nhập đó để chi tiêu, trong khi 
ở mô hình 2 sử dụng thu nhập khả 
dụng của năm hiện tại cho nên có 
ảnh hưởng bởi khả năng tiếp cận 
tiếp dụng để tiêu dùng nên mô hình 
2 dùng để đo lường tác động của 
chính sách tài khóa đến tiêu dùng 
tư nhân cho nhóm đối tượng không 
bị ràng buộc trong điều kiện tiếp 
cận tín dụng trên thị trường.
Tác giả sử dụng kỹ thuật ước 
lượng cho dữ liệu bảng từ mô hình 
OLS đến các kỹ thuật ước lượng 
hiệu ứng cố định (FEM) và hiệu 
ứng ngẫu nhiên (REM). Bởi vì 
hạn chế của OLS trong ước lượng 
Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
49
dữ liệu bảng với các hiện tượng bị 
chệch do phương sai thay đổi, tự 
tương quan hay nội sinh (Kiviet, 
1995), do đó ước lượng FEM và 
REM có thể được sử dụng để sử 
lý phương sai thay đổi (Ahn & 
Schmidt, 1995). 
2.2. Dữ liệu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả 
thu thập dữ liệu từ báo cáo Key 
Indicators của Brunei, Campuchia, 
Indonesia, Malaysia, Phillipines, 
Biến Biến đại diện Cách tính, đơn vị Nguồn
∆C Pricon Thay đổi theo năm trong tổng chi tiêu của khu vực tư nhân - % ADB
∆G
Totalexp Thay đổi theo năm trong tổng chi tiêu của chính phủ - % ADB
Currexp Thay đổi trong tổng chi tiêu thường xuyên của chính phủ - % ADB
Capexp Thay đổi trong tổng chi đầu tư của chính phủ - % ADB
∆T Tax Thay đổi trong tổng số thuế của chính phủ - % ADB
∆Y Gnig Thay đổi theo năm trong tổng thu nhập quốc dân (GNI) - % WDI
Bảng 1. Biến và cách tính
Thái Lan, và VN của Ngân hàng 
Phát triển Châu Á (ADB) trong giai 
đoạn trong giai đoạn 2000 – 2012, 
và báo cáo World Development 
Index của Worldbank, sau đó dữ 
liệu được sắp xếp theo dạng bảng. 
Trong đó tác giả không sử dụng dữ 
liệu của Đông Timor, Myanmar, 
và Lào vì dữ liệu không đầy đủ, 
trong khi đó với trường hợp của 
Singapore vì quốc gia này có nền 
kinh tế phát triển cao do đó đặc 
điểm có sự khác biệt nhất định 
với những quốc gia còn lại, do đó 
để tránh trường hợp ước lượng 
bị chệch do dữ liệu bị nằm ngoài 
(outlier) nên tác giả không sử dụng 
dữ liệu của quốc gia này. Dữ liệu 
và cách tính được trình bày ở Bảng 
1.
Dữ liệu của từng quốc gia được 
trình bày trong Hình 1.
Mô tả dữ liệu được sử dụng 
trong mô hình ở Bảng 2. 
Hình 1. Thông tin của các nước
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015
Nghiên Cứu & Trao Đổi
50
Mô tả thống kê cho thấy tăng 
trưởng thu nhập khả dụng trung bình 
khá cao (gần 5.3% trung bình) cho 
tất cả các nước trong giai đoạn 2000 
– 2012. Trong khi đó, tăng trưởng 
thuế và tổng chi tiêu của chính phủ 
cũng tăng trưởng cao tương tự, 
riêng chi tiêu thường xuyên và 
chi đầu tư phát triển thì chi tiêu 
thường xuyên của chính phủ có 
mức trung bình cao hơn. Sử dụng 
bộ dữ liệu trên, tác giả ước lượng 
mô hình 1 và 2, kết quả được trình 
bày và thảo luận ở phần tiếp theo 
của bài viết.
3. Kết quả và thảo luận
Trước tiên, tác giả sử dụng biến 
tổng chi tiêu của chính phủ để đại 
diện cho chính sách tài khóa, ước 
lượng lần lượt được thực hiện qua 
Biến N Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất
pricon 91 5.444 3.466 -6.990 15.810
totalexp 91 4.727 4.820 -12.780 19.120
currexp 76 5.001 5.835 -14.680 21.090
capexp 76 2.665 11.048 -30.200 45.930
tax 88 5.368 6.282 -29.830 25.580
gnig 88 5.299 3.211 -6.790 14.000
Nguồn: Báo cáo Key indicators của các nước, ADB.
Bảng 2. Mô tả thống kê dữ liệu
Nguồn: Tính toán của tác giả.
Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
51
mô hình OLS, sau đó là FEM và 
REM, trong đó kiểm định Hausman 
được ước tính để xác định sự ưu 
việc của FEM hay REM và lựa 
chọn mô hình phù hợp. Bên cạnh 
đó, tác giả còn tách bộ dữ liệu ra 
làm hai nhóm: trước khủng hoảng 
2008 và trong và sau khủng hoảng 
2008 để xác định tác động của 
khủng hoảng đến mối quan hệ cần 
nghiên cứu.
Kết quả ước lượng mô hình 1 
với biến tổng chi tiêu của chính 
phủ cho thấy:
Thứ nhất, với cả hai nhóm tư 
nhân có ràng buộc và không bị 
ràng buộc thì cả thuế và chi tiêu của 
chính phủ có hiệu ứng phi Keynes, 
kết quả này có tính bền vững với 
chính sách thuế, trong khi tổng 
chi tiêu của chính phủ có hiệu ứng 
phi Keynes trong giai đoạn trước 
khủng hoảng, những lại có hiệu 
ứng Keynes trong giai đoạn khủng 
hoảng. Như vậy, chính sách chi 
tiêu của chính phủ có hiệu quả hơn 
trong giai đoạn khủng hoảng.
Thứ hai, riêng với nhóm tư 
nhân không bị ràng buộc ở mô 
hình 2 thì chỉ có chi tiêu của chính 
phủ có hiệu ứng phi Keynes, trong 
khi thuế lại có hiệu ứng Keynes 
với tiêu dùng tư nhân. Tuy nhiên, 
mối quan hệ này lại cùng thay 
đổi trong giai đoạn khủng hoảng, 
trước khủng hoảng chi tiêu có hiệu 
ứng phi Keynes, thuế có hiệu ứng 
Keynes, nhưng trong và sau khủng 
hoảng thì ngược lại. Như vậy, với 
những khu vực tư nhân không bị 
ràng buộc bởi thị trường tín dụng 
chính sách thuế có hiệu quả hơn 
trong giai đoạn kinh tế bình thường, 
trong khi đó chính sách chi tiêu 
chính phủ lại có hiệu quả hơn trong 
giai đoạn khủng hoảng.
Để xem xét tác động của hai 
thành phần chính trong tổng chi 
tiêu của chính phủ, tác giả tiếp tục 
ước lượng mô hình 1 và 2 với hai 
biến chi tiêu thường xuyên và chi 
tiêu vốn của chính phủ. Kết quả 
được trình bày ở bảng 4 cho thấy:
Thứ nhất, với mô hình 1 cho cả 
hai nhóm tư nhân có và không có 
ràng buộc tín dụng, kết quả tương 
tự mô hình trên cho biến thuế có 
nghĩa rằng thuế có hiệu ứng phi 
Keynes với chi tiêu tư nhân. Trong 
khi đó, biến chi thường xuyên và 
chi đầu tư cũng có hiệu ứng phi 
Keynes tương tự biến tổng chi tiêu 
của chính phủ, tuy nhiên chỉ có chi 
thường xuyên thay đổi tác động 
trong giai đoạn khủng hoảng, trong 
khi biến chi đầu tư vẫn chỉ có duy 
nhất hiệu ứng phi Keynes trong giai 
đoạn trước và sau khủng hoảng. 
Điều này cho thấy chi thường 
Biến Mô hình 2 Mô hình 1
Pricon OLS REM Before 2008(REM)
After 
2008(REM) OLS REM
Before 
2008(REM)
After 2008 
(REM)
gnig(-1) .148 .095 .299* -.102
gnig .428*** .390*** .377** .333**
Tax -.012 -.006 -.093 .077 .127** .130** .124 .156**
Totalexp -.004 -.017 -.005 .040 -.082 -.093 -.154 .128
Constant 3.325*** 3.549*** 4.116*** 3.207*** 4.600*** 4.926*** 4.209*** 4.264***
R2/ R2-
within 0.150 0.092 0.044 0.265 0.095 0.078 0.081 0.141
R2 adj/R2-
between 0.120 0.511 0.556 0.353 0.06 0.285 0.447 0.322
R2-overall 0.150 0.126 0.266 0.092 0.130 0.166
F-stat/Wall-
chi2 4.96** 11.24*** 5.45 10.10** 2.69* 7.16* 5.58 5.57
Rho .106 .078 .113 .083 .097 0.000
Corr(u_i, 
Xb) 0(assumed) 0(assumed) 0(assumed) 0(assumed) 0(assumed) 0(assumed)
N 88 88 56 32 81 81 49 32
Het test/ 
Haus test 5.00** 0.65 0.72 0.71 0.00 3.19 0.84 5.98
Bảng 3. Kết quả ước lượng với biến tổng chi tiêu
*,**,*** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%
Nguồn: Tính toán của tác giả
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015
Nghiên Cứu & Trao Đổi
52
xuyên của chính phủ có hiệu quả 
hơn trong giai đoạn khủng hoảng 
kinh tế so với chi đầu tư. 
Thứ hai, với nhóm đối tượng 
không bị ràng buộc bởi thị trường 
tín dụng trong mô hình 2, thuế cùng 
với chi đầu tư của chính phủ có 
hiệu ứng Keynes, còn chi thường 
xuyên lại có hiệu ứng phi Keynes. 
Tuy nhiên, chỉ có hiệu ứng Keynes 
của thuế là bền vững trong cả hai 
giai đoạn khủng hoảng và trước 
khủng hoảng, trong khi chi thường 
xuyên và chi đầu tư của chính phủ 
thay đổi tác động lên chi tiêu của 
khu vực tư không bị ràng buộc bởi 
thị trường tín dụng khi chi thường 
xuyên có hiệu ứng phi Keynes 
trước khủng hoảng thành có hiệu 
ứng Keynes trong giai đoạn khủng 
hoảng giống như hiệu ứng của tổng 
chi tiêu của chính phủ và ngược lại 
với chi đầu tư của chính phủ.
4. Kết luận và hàm ý chính sách
Thông qua ước lượng dữ liệu 
bảng không cần bằng cho 9 quốc 
gia đang phát triển tại khu vực 
Đông Nam Á để xem xét tác động 
của chính sách tài khóa đến chi tiêu 
khu vực tư nhân thông qua hiệu ứng 
Keynes và hiệu ứng phi Keynes 
trong giai đoạn 2000 – 2012 cho 
hai nhóm khu vực tư là nhóm bị 
rằng buộc với điều kiện tín dụng và 
nhóm không bị ràng buộc, tác giả 
phát hiện thấy rằng:
Tính chung cho cả hai nhóm 
khu vực tư, chính sách thuế có hiệu 
ứng phi Keynes lên tiêu dùng tư 
nhân, và hiệu ứng này không thay 
đổi cho dù có khủng hoảng. Tất cả 
các khoản chi tiêu của chính phủ 
bao gồm tổng chi tiêu, chi thường 
xuyên, chi đầu tư đều có hiệu ứng 
phi Keynes lên tiêu dùng tư nhân, 
nhưng điều đặc biệt là chi thường 
xuyên thay đổi tác động của mình 
trong giai đoạn có khủng hoảng 
kinh tế, đồng thời với việc khoản 
chi này chiếm tỷ trọng lớn trong 
tổng chi của chính phủ các nước 
Đông Nam Á nên tổng chi của 
chính phủ cũng thay đổi tác động 
từ hiệu ứng phi Keynes thành hiệu 
ứng Keynes trong giai đoạn khủng 
hoảng.
Với riêng khu vực tư nhân 
không bị ràng buộc bởi thị trường 
tín dụng, thì chính sách thuế và chi 
đầu tư lại có hiệu ứng Keynes lên 
tiêu dùng tư nhân, nhưng mối quan 
hệ này không thay đổi trong giai 
đoạn khủng hoảng. Còn chi thường 
xuyên lại có hiệu ứng phi Keynes 
trước khủng hoảng, nhưng có hiệu 
ứng Keynes trong giai đoạn khủng 
hoảng.
Dựa trên kết quả nghiên cứu 
trên, tác giả rút ra một số hàm ý 
chính sách như sau:
Biến Mô hình 2 Mô hình 1
Pricon OLS REM Before 2008(REM)
After 
2008(REM) OLS REM
Before 
2008(REM)
After 2008 
(FEM)
gnig(-1) .262* .262* .389** -.039
gnig .587*** .587*** .467** .769***
Tax -.037 -.037 -.138 -.038 .125* .125* .114 .151*
Currexp -.062 -.062 -.059 .055 -.100 -.100 -.118 .015
Capexp .018 .018 .044 -.095 -.045 -.045 -.049 -.064
Constant 2.980*** 2.984*** 4.218*** 2.203** 4.420*** 4.420*** 3.975*** 5.030***
R2/ R2-
within 0.213 0.146 0.046 0.577 0.139 0.109 0.105 0.159
R2 adj/R2-
between 0.169 0.399 0.530 0.377 0.086 0.427 0.451 0.232
R2-overall 0.213 0.156 0.497 0.139 0.154 0.150
F-stat/Wall-
chi2 4.80*** 19.20*** 8.13* 21.71*** 2.59** 10.36** 6.74 3.89
Rho 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
Corr(u_i, 
Xb) 0(assumed) 0(assumed) 0(assumed) 0(assumed) 0(assumed) 0(assumed)
N 76 76 49 27 69 69 42 27
Het test/ 
Haus test 5.53*** 4.87 1.67 0.52 0.03 5.76 7.17 2.16
Bảng 4. Kết quả ước lượng với biến chi thường xuyên và chi đầu tư của chính phủ
*,**,*** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%
Nguồn: Tính toán của tác giả
Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
Thứ nhất, với những quốc gia có 
hệ thống ngân hàng và thị trường 
tài chính còn kém phát triển, còn 
nhiều rào cản để khu vực tư nhân 
tiếp cận tín dụng, vì cả chính sách 
thuế và chính sách chi tiêu đều có 
hiệu ứng phi Keynes đặc biệt trong 
giai đoạn ổn định kinh tế, và có 
hiệu ứng Keynes với chi tiêu mà 
đặc biệt là chi thường xuyên của 
chính phủ nên những quốc gia này 
nên cân nhắc việc sử dụng chính 
sách tài khóa thông qua chi thường 
xuyên của mình trong giai đoạn 
kinh tế bất ổn và khủng hoảng, 
đồng thời để hạn chế tác động xấu 
đến thị trường cần hạn chế sử dụng 
chính sách thuế quá nhiều và nặng 
lên người dân.
Thứ hai, với những quốc gia 
có thị trường tài chính và hệ thống 
ngân hàng phát triển cao, khu vực 
tư ít bị ràng buộc bởi điều kiện tín 
dụng nên có khả năng tiếp cận tín 
dụng dễ dàng, vì thuế và chi đầu tư 
của chính phủ có hiệu ứng Keynes 
với tiêu dùng tư nhân nên chính 
phủ nên ưu tiên sử dụng hai chính 
sách này cho chính sách tài khóa 
của mình. Tuy nhiên, vì tác động 
của chi đầu tư thay đổi trong khủng 
hoảng, trong khi chi thường xuyên 
từ hiệu ứng phi Keynes trong giai 
đoạn trước khủng hoảng lại có hiệu 
ứng Keynes trong giai đoạn khủng 
hoảng cho nên trong khủng hoảng 
chính phủ những quốc gia này nên 
sử dụng chính sách liên quan đến 
chi thường xuyên cho chính sách 
tài khóa của mình.
Với trường hợp VN, quốc gia 
đang phát triển kinh tế và hệ thống 
ngân hàng phát triển tương đối 
nhưng thị trường tài chính còn kém 
phát triển nên còn nhiều ràng buộc 
với khu vực tư nhân khi tiếp cận tín 
dụng do đó chính phủ VN nên hạn 
chế lạm dụng chính sách tài khóa 
trong giai đoạn kinh tế ổn định và sử 
dụng chính sách tài khóa tập trung 
vào chi thường xuyên nhiều hơn 
trong giai đoạn khủng hoảngl
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ahmed, H., & Miller, S. M. (2000). 
Crowding-out and crowding-in effects 
of the components of government 
expenditure. Contemporary Economic 
Policy, 18(1), 124-133. 
Ahn, S. C., & Schmidt, P. (1995). Efficient 
estimation of models for dynamic panel 
data. Journal of Econometrics, 68(1), 
5-27. 
Akanbi, O. A. (2013). Macroeconomic 
effects of fiscal policy changes: A case 
of South Africa. Economic Modelling, 
35(0), 771-785. doi: 
org/10.1016/j.econmod.2013.08.039
Bouakez, H., Chihi, F., & Normandin, M. 
(2014). Measuring the effects of fiscal 
policy. Journal of Economic Dynamics 
and Control, 47(0), 123-151. doi: http://
dx.doi.org/10.1016/j.jedc.2014.08.004
Candelon, B., & Lieb, L. (2013). Fiscal 
policy in good and bad times. Journal 
of Economic Dynamics and Control, 
37(12), 2679-2694. doi: 
org/10.1016/j.jedc.2013.09.001
Carmignani, F. (2008). The impact of fiscal 
policy on private consumption and 
social outcomes in Europe and the CIS. 
Journal of Macroeconomics, 30(1), 575-
598. doi: 
jmacro.2006.10.002
Giavazzi, F., & Pagano, M. (1990). Can severe 
fiscal contractions be expansionary? 
Tales of two small European countries. 
NBER Macroeconomics Annual 1990, 
Volume 5 (pp. 75-122): MIT Press.
Hemming, R., Kell, M., & Mahfouz, S. 
(2002). The effectiveness of fiscal 
policy in stimulating economic activity: 
A review of the literature. 
Heutel, G. (2014). Crowding out and 
crowding in of private donations and 
government grants. Public Finance 
Review, 42(2), 143-175. 
Hjelm, G. (2002). Is private consumption 
growth higher (lower) during periods of 
fiscal contractions (expansions)? Journal 
of Macroeconomics, 24(1), 17-39. 
Jönsson, K. (2007). Fiscal policy regimes 
and household consumption. Journal of 
Public Policy, 27(02), 183-214. 
Kiviet, J. F. (1995). On bias, inconsistency, 
and efficiency of various estimators in 
dynamic panel data models. Journal of 
Econometrics, 68(1), 53-78. 
Parker, J. A., Souleles, N. S., Johnson, D. 
S., & McClelland, R. (2011). Consumer 
spending and the economic stimulus 
payments of 2008: National Bureau of 
Economic Research.
Perotti, R. (1999). Fiscal policy in good 
times and bad. Quarterly Journal of 
Economics, 1399-1436. 
53

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_tai_khoa_va_tieu_dung_tu_nhan_nghien_cuu_trai_ngh.pdf