Một số vấn đề về huy động vốn của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

TÓM TẮT

Ngân hàng thương mại vừa có chức năng là trung gian tài chính, trung gian thanh toán đồng thời

ngân hàng thương mại cũng có chức năng cung ứng các dịch vụ ngân hàng. Với chức năng cơ bản

này trong những năm gần đây Ngân hàng Thương mại ngày càng đạt kết quả tốt hơn, tuy nhiên

trong thời gian tới Ngân hàng Thương mại cần giải quyết tốt một số vấn đề sau: Ban hành lãi suất

trần huy động; tăng cường công tác kiểm tra giám sát; thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi

dưỡng nâng cao cả về lý thuyết lẫn thực tế nghiệp vụ kinh doanh; phát triển thêm nhiều sản phẩm

huy động mới nhằm thu hút khách hàng; áp dụng nhiều công nghệ hiện đại tất cả các hoạt động

trên hướng tới một hệ thống ngân hàng lành mạnh và có hiệu quả hơn.

pdf 7 trang yennguyen 4200
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về huy động vốn của ngân hàng thương mại ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về huy động vốn của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Một số vấn đề về huy động vốn của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 169 - 175 
 169
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HUY ĐỘNG VỐN 
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 
 Ngô Xuân Hoàng* 
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Ngân hàng thương mại vừa có chức năng là trung gian tài chính, trung gian thanh toán đồng thời 
ngân hàng thương mại cũng có chức năng cung ứng các dịch vụ ngân hàng. Với chức năng cơ bản 
này trong những năm gần đây Ngân hàng Thương mại ngày càng đạt kết quả tốt hơn, tuy nhiên 
trong thời gian tới Ngân hàng Thương mại cần giải quyết tốt một số vấn đề sau: Ban hành lãi suất 
trần huy động; tăng cường công tác kiểm tra giám sát; thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi 
dưỡng nâng cao cả về lý thuyết lẫn thực tế nghiệp vụ kinh doanh; phát triển thêm nhiều sản phẩm 
huy động mới nhằm thu hút khách hàng; áp dụng nhiều công nghệ hiện đại tất cả các hoạt động 
trên hướng tới một hệ thống ngân hàng lành mạnh và có hiệu quả hơn. 
Từ khóa: Huy động vốn, ngân hàng thương mại, Việt Nam 
VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI* 
Ngân hàng là tổ chức tài chính trung gian 
quan trọng, không thể thiếu với nền kinh tế 
của bất kì một quốc gia nào. Ngày nay, trong 
nền kinh tế hiện đại, ngân hàng đóng một vai 
trò đặc biệt quan trọng và không thể thiếu 
trong đời sống kinh tế xã hội. Ngân hàng là tổ 
chức cung cấp tín dụng chủ yếu phục vụ cho 
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp 
và với hầu hết các thành phần kinh tế khác 
nhau. Ngân hàng cũng là tổ chức cho vay chủ 
yếu đối với các cá thể và hộ gia đình. Khi 
doanh nghiệp và người tiêu dùng phải thanh 
toán các khoản mua hàng hoá, dịch vụ, họ có 
thể thay thế việc dùng tiền mặt bằng việc sử 
dụng séc, thẻ tín dụng hay tài khoản của hệ 
thống ngân hàng. Ngân hàng thương mại vừa 
có chức năng là trung gian tài chính, trung 
gian thanh toán đồng thời ngân hàng thương 
mại cũng có chức năng cung ứng các dịch vụ 
ngân hàng. Ngân hàng thương mại có vai trò: 
là trung gian cung cấp vốn cho nền kinh tế, 
góp phần quản lý nâng cao hiệu quả hoạt 
động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, 
là trung gian tài chính giúp chính phủ thực 
thi chính sách tiền tệ, là cầu nối giữa nền tài 
chính quốc gia với nền tài chính quốc tế trong 
bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. 
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt 
Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. 
*
 Tel: 0912 140868 
Kể từ khi Việt Nam ra nhập WTO ngày 
7/11/2006, tốc độ hội nhập kinh tế quốc tế của 
nền kinh tế Việt Nam càng diễn ra nhanh 
chóng vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn đối 
với hoạt động của hệ thống các NHTM Việt 
Nam. Bên cạnh việc học hỏi được kinh 
nghiệm quản lý, kinh nghiệm kinh doanh. 
các NHTM trong nước luôn phải đối mặt với 
áp lực phải tìm kiếm nguồn vốn có chất lượng 
cao phục vụ cho nền kinh tế trong môi trường 
cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng thương 
mại (NHTM) trong và ngoài nước. Để hệ 
thống các NHTM, một trong những kênh 
phân phối vốn lớn của nền kinh tế có thể tồn 
tại, phát triển, hoạt động thông suốt, điều hòa, 
cần phải nâng cao chất lượng huy động vốn 
nhằm tạo nguồn vốn dồi dào, đa dạng phục vụ 
đầu tư tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị 
đồng tiền và tạo công ăn việc làm cho toàn xã 
hội. Trong bài viết này chúng tôi muốn đề cập 
một số vấn đề về huy động vốn của Ngân 
hàng thương mại, những kết quả đạt được, 
những khó khăn thách thức trong thời gian tới 
và định hướng cho tương lai. 
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA 
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 
Hệ thống NHTM trong quá trình hội nhập 
Thập kỷ qua, cùng với quá trình đổi mới và 
hội nhập, hệ thống ngân hàng thương mại 
Việt Nam (NHTM) đã có nhiều thay đổi quan 
trọng. Sự xuất hiện của các ngân hàng (NH) 
100% vốn nước ngoài và việc loại bỏ dần các 
170Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 169 - 175 
 170
hạn chế đối với hoạt động của chi nhánh NH 
đã khiến mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên 
gay gắt, buộc các NH Việt Nam (VN) phải tái 
cấu trúc để tiếp tục phát triển. 2 trong số 5 
NHTM Nhà nước (NN) đã thực hiện cổ phần 
hóa và chính thức hoạt động theo mô hình đa 
sở hữu được gần hai năm. Các NHTM cổ 
phần (CP) một mặt đang cấu trúc lại, có sự 
tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước 
ngoài cùng lộ trình tăng vốn điều lệ lên mức 
tối thiểu là 3.000 tỉ VND. Tất cả các động thái 
này nhằm hướng tới sự phát triển bền vững 
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 
Về vốn và tài sản: Những đóng góp của hệ 
thống NHTM VN vào quá trình đổi mới và 
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá 
trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá là rất lớn. 
Các NHTM không chỉ tiếp tục khẳng định là 
một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, 
mà còn góp phần ổn định sức mua đồng tiền. 
Đến nay, vốn cho sản xuất kinh doanh chủ 
yếu vẫn do các NHTM đáp ứng, với tổng tài 
sản của hệ thống lên tới khoảng 140% GDP. 
Cùng với quá trình cải cách và đổi mới, số 
lượng các NHTM VN đã tăng nhanh, đã và 
đang từng bước chuyển dần hướng tới một hệ 
thống tương thích của các nền kinh tế đang 
nổi và mới phát triển. Sự lớn mạnh của hệ 
thống NHTM VN thể hiện ở sự tăng lên của 
vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, mức độ đa dạng 
hóa các dịch vụ cung cấp và sự đóng góp của 
ngành vào GDP hàng năm: về tổng vốn đăng 
ký đã tăng gấp 12 lần, tổng tài sản và tiền gửi 
tăng hơn 16 lần và các khoản vay tăng khoảng 
14 lần. 
Về huy động vốn và phát triển sản phẩm 
dịch vụ: Các NHTM NN vẫn tiếp tục đóng 
vai trò quan trọng trong việc đáp ứng vốn, đặc 
biệt trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế, 
của các doanh nghiệp. Chính họ là kênh 
chuyển tải nhanh nhất các cơ chế chính sách 
hỗ trợ của Chính phủ cho các thành phần kinh 
tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và 
phát triển. Vì vậy, GDP của sáu tháng đầu 
năm 2010 đã đạt khoảng 6,4%, mức tăng cao 
nhất kể từ quí 4 năm 2008 đến nay. Song thị 
phần của các nhóm NH này từng bước giảm 
và nhóm NHTM CP, NH nước ngoài tăng, 
nhờ các cam kết mở cửa thị trường. 
Năm 2009, lợi nhuận của các NH có mức 
tăng trưởng khá, tỉ suất lợi nhuận trên tài sản 
(ROA) của 6 NH lớn nhất lên mức 1,9%. Tỉ 
suất này năm 2008 là 1,5%. Tuy nhiên, trong 
năm 2010, những khó khăn từ nền kinh tế đã 
ảnh hưởng đến khách hàng có quan hệ tiền 
gửi và tiền vay tại các NH, ảnh hưởng đến 
tăng trưởng tài sản, 6 tháng đầu năm 2010, 
nhiều NH chưa đạt được tốc độ như năm 
2009. Hệ thống NHTM VN đã phát triển khá 
nhanh các sản phẩm dịch vụ và số lượng 
các NH và số lượng chi nhánh/phòng giao 
dịch, cùng với quá trình hoàn thiện các sản 
phẩm dịch vụ truyền thống và phát triển các 
dịch vụ mới, nên doanh số và tỷ trọng dịch vụ 
tăng lên qua các năm. Cụ thể: Dịch vụ huy 
động vốn và cho vay: Đây vẫn là dịch vụ 
mang lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM 
hiện nay và có mức tăng trưởng khá. 
Bảng 01. Tỷ trọng tổng tài sản của các NHTM so với toàn hệ thống 
 ĐVT: (%) 
 Loại hình TCTD 2007 2008 2009 2010 2011 
1. NHTM Nhà nước 62,3 53,3 51,48 49,4 48,2
2. NHTM cổ phần 22,8 31,5 32,45 33,2 34,7
3. Chi nhánh NHNN 9,8 9,6 10,26 11,43 11,89
4. NH liên doanh 1,1 1,2 1,25 1,36 1,38
Nguồn: NH Nhà nước và tính toán của tác giả. 
Bảng 02. Thị phần tiền gửi của các NHTM 
ĐVT: (%) 
Loại hình TCTD 2008 2009 2010 2011 
1. NHTM Nhà nước 65,1 53,4 56,91 51,7 
2. NHTM cổ phần 21,3 31,5 31,23 33,2 
3. Chi nhánh NH nước ngoài 9,6 9,9 13,22 14,3 
4. NH liên doanh 1,1 1,2 1,43 1,67 
Nguồn: NH Nhà nước. 
171Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 169 - 175 
 171
Sơ đồ 1. Tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng ở VN 
Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHNN (SBV, 2004-2009) 
Về các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng: 
Trong 3 năm trở lại đây, dịch vụ thanh toán 
đã có bước phát triển quan trọng. Nhiều dịch 
vụ thanh toán mới đã ra đời, đáp ứng nhu cầu 
ngày càng đa dạng của người sử dụng. Trung 
tâm chuyển mạch thẻ thống nhất được triển 
khai tích cực, việc kết nối hệ thống ATM, 
POS thành một hệ thống thống nhất trên toàn 
quốc đạt kết quả khích lệ. Tính đến cuối tháng 
7/2010, đã có trên 24 triệu thẻ với 48 tổ chức 
phát hành thẻ và hơn 190 thương hiệu thẻ, 
gần 11.000 ATM phát hành trên phạm vi cả 
nước và 37.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS. 
Các dịch vụ tiện ích đi kèm ngày càng được 
đa dạng hóa như thẻ mua xăng dầu, thẻ mua 
hàng qua mạng, thanh toán tiền điện nước; 
việc triển khai thí điểm cung ứng phương tiện 
thanh toán “ví điện tử” của các tổ chức không 
phải tổ chức tín dụng cũng có bước phát triển 
nhanh, trong đó số lượng phát hành đạt gần 
84.500 “ví điện tử” của 17 NH tham gia triển 
khai dịch vụ và được chấp nhận thanh toán tại 
119 đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ. Điều 
này đã góp phần phát triển mạnh mẽ thanh 
toán điện tử trong thời gian tới, tạo thói quen 
thanh toán không dùng tiền mặt cho người 
dân. Tỷ lệ tiền mặt trong tổng thanh toán có 
xu hướng giảm, từ 20,3% năm 2004 xuống 
còn 14,6% năm 2008 và 14,5% năm 2009. Số 
lượng các tài khoản cá nhân đã tăng từ 
135.000 năm 2000 lên khoảng 5 triệu vào 
năm 2005, trên 8 triệu vào năm 2007 và 14 
triệu vào cuối năm 2010. 
Kết quả huy động vốn của các ngân hàng 
thương mại 
Các hình thức huy động vốn trong các ngân 
hang thương mại 
Nguồn vốn huy động là số vốn chủ yếu trong 
tổng nguồn vốn của các Ngân hàng thương 
mại, các NHTM Việt Nam đã xây dựng chiến 
lược huy động vốn bằng nhiều hình thức: 
Nhận tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, ngoài ra còn 
có các hình thức huy động khác như phát 
hành kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền 
gửi có kì hạn. Khi nguồn vốn huy động và 
nguồn vốn tự có không đủ cho nhu cầu sử 
dụng vốn của mình thì các NHTM còn được 
phép huy động phát hành kì phiếu, trái phiếu 
và các chứng chỉ tiền gửi có kì hạn để bổ sung 
nguồn vốn huy động. Trong một số năm trở 
lại đây thì huy động vốn trong nước của các 
NHTM có vai trò quyết định và bằng các hình 
thức huy động truyền thống như nhận tiền gửi 
còn có thêm các loại hình huy động mới đó là 
huy động bằng ngoại tệ, phát hành kỳ phiếu, 
trái phiếu... 
Kết quả huy động nguồn vốn của các NHTM 
Bằng các hình thức huy động vốn của mình, 
các NHTM nước ta đã huy động được một số 
lượng vốn lớn để đáp ứng cho các nhu cầu 
hoạt động kinh doanh của mình. Số lượng vốn 
huy động ngày một tăng lên chiếm 60% tổng 
nguồn vốn. Đây là một số kết quả huy động 
vốn là của các Ngân hàng thương mại. Huy 
động vốn của các NHTM có tăng trưởng khá 
qua các năm (trừ năm 2008, có giảm sút, do 
172Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 169 - 175 
 172
tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn 
cầu) do việc đa dạng hóa sản phẩm huy động 
và phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao 
dịch. Măc dù có mạng lưới rộng và thương 
hiệu mạnh, được người dân biết đến, nhưng 
tốc độ tăng trưởng về huy động vốn của các 
NHTM CP có sự bứt phá mạnh, thị phần đã 
tăng lên 31,23% so với 21,3% năm 2006, 
khiến cho thị phần của các NHTM NN giảm. 
Hoạt động cho vay cũng có tốc độ tăng 
trưởng cao, thậm chí còn tăng nóng trong năm 
2007 và năm 2008, một số NHTM CP có tốc 
độ tăng từ 60% trở lên. Nhưng 6 tháng đầu 
năm 2010, tăng trưởng tín dụng đạt 10,8%, 
nhưng đến cuối tháng 7, tốc độ tăng trưởng đã 
khá hơn, với mức tăng gần 13,0% cho 7 
tháng đầu năm 2010. So với tốc độ tăng 
trưởng kinh tế, thì tốc độ tăng trưởng tín dụng 
gấp 5 đến 6 lần được cho là tăng trưởng nóng, 
nhưng nhìn nhận một cách sâu sắc có thể 
thấy, nếu không có sự tăng trưởng cao của tín 
dụng trong vài năm qua, thì không có được 
tốc độ tăng GDP như ngày hôm nay. Cho vay 
theo lĩnh vực kinh tế không thay đổi nhiều 
qua các năm. Trong tổng số dư nợ cho vay 
của NH, nông lâm thủy sản vẫn chiếm tỷ 
trọng lớn nhất, khoảng trên dưới 30%, tiếp 
theo là công nghiệp, thương mại và xây dựng. 
Một số nguyên nhân của ảnh hưởng đến việc 
huy động vốn 
Nền kinh tế tài chính chưa thật sự ổn định 
vững chắc sự mất giá của đồng tiền trong 
những năm trước còn ám ảnh, do đó một bộ 
phận đáng kể trong dân chúng chưa yên tâm 
gửi tiền. 
Các Ngân hàng thương mại còn thiếu những 
hình thức huy động vốn hấp dẫn để thu hút 
khách hàng tham gia. Khối lượng tiền nhàn 
rỗi, chờ đợi để đưa vào hoạt động kinh doanh 
hoá được nên khách hàng có thể gửi vào loại 
không kỳ hạn nhưng lãi suất tiền gửi lại rất 
thấp chưa theo kịp chỉ số trước giá nên không 
có tác dụng kích thích. 
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế gửi tại các 
Ngân hàng còn phát triển chậm và có xu thế 
giảm sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG PHÁT TRIỂN 
HỆ THỐNG NHTM 
Trong bối cảnh kinh tế Châu Âu đang từng 
bước phục hồi sau những khủng hoảng về nợ 
công tại một số quốc gia, việc phục hồi kinh 
tế Mỹ gặp nhiều khó khăn, CPI tháng 6 năm 
2010 giảm 0,1% thể hiện tiêu dùng của người 
dân giảm xuống. Trước diễn biến này, Fed đã 
dự báo, GDP của Mỹ năm 2010 chỉ tăng 3,0 
đến 3,2% thấp hơn dự báo đầu năm, tỷ lệ thất 
nghiệp 9,2% đến 9,5% cao hơn mức dự báo 
trước đó. Kinh tế Trung Quốc đã có dấu hiệu 
tăng trưởng chậm lại trong quí II/2010, với 
mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm là 11,1%... 
Vấn đề này cho thấy diễn biến kinh tế thế giới 
vẫn khó lường, sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến vấn 
đề tăng trưởng kinh tế, lạm phát, xuất nhập 
khẩu của VN. Như vậy, hoạt động của các 
NHTM VN sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng không 
chỉ của nền kinh tế VN, mà còn chịu tác động 
từ các nhân tố từ bên ngoài. Điều này đặt ra 
một số vấn đề mà các NHTM phải quan tâm. 
Thứ nhất, về năng lực cạnh tranh: Một hệ 
thống NH không thể phát triển bền vững, 
năng lực cạnh tranh cao trong bối cảnh năng 
lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp. Về các 
chỉ số phát triển tài chính, Báo cáo phát triển 
tài chính 2009 của Diễn đàn kinh tế thế giới 
(WEF) xếp hạng VN đứng thứ 49 trên 52 
nước được đánh giá. Hầu hết các chỉ số được 
xếp hạng cạnh tranh thấp, chỉ có chỉ số ổn 
định tài chính, chỉ số về quy mô và hiệu quả 
của lĩnh vực NH được xếp hạng cao. 
Bảng 03. Thị phần tín dụng của các NHTM 
ĐVT: % 
Loại hình TCTD 2006 2007 2008 2009 
NHTM Nhà nước 67,1 59,7 58,2 49,93 
NHTM CP 19,6 27,5 26,54 30,4 
Chi nhánh NHNN 8,3 8,56 10,27 12,8 
NH liên doanh 1,39 1,2 1,3 1,48 
 Nguồn: NH Nhà nước 
173Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 169 - 175 
 173
Bảng 04: Chỉ số phát triển tài chính năm 2009 của một số nước 
(xếp hạng trên 52) 
Tên nước Xếp hạng Tên nước Xếp hạng 
1. Hoa Kỳ 1 10. Thái Lan 29 
2. Nhật Bản 4 12. Indonesia 38 
3. Singapore 10 13. Philippine 48 
4. Malaysia 20 
 14. Việt nam 49 
5. Trung Quốc 24 
Nguồn: WEF, 2009, Báo cáo phát triển tài chính 
Bảng 05: So sánh lĩnh vực NH VN với các nước trong khu vực 
Chỉ tiêu VN Malaysia Indonesia Philippines 
Tổng tài sản (tỷ USD) 127,66 386,25 213,98 119,52 
Tổng dư nợ tín dụng (tỷ USD) 73,10 208,85 119,42 61,59 
ROE (%) 9,7 18,5 21,94* 6,91 
ROA (%) 1,0 1,5 2,08* 0,77 
NPLs (%) 3,5 2,2 3,8 4,51 
Nguồn: Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ VN đến năm 2020 
So với các nước khác trong khu vực, qui mô 
của các NH VN còn nhỏ, tổng tài sản ở mức 
thấp, các chỉ số ROA, ROE cuối năm 2009 
vẫn ở mức khiêm tốn nếu dựa trên tiêu chí 
đánh giá theo thông lệ quốc tế. 
Xét trong nội bộ ngành NH, sự có mặt của 
các NH nước ngoài đã làm tăng sức ép cạnh 
tranh trong lĩnh vực NH. Các NH nước ngoài 
không chỉ cạnh tranh với các NH trong nước 
trong việc cung cấp các dịch vụ NH hiện đại, 
mà còn cạnh tranh ngay cả về các sản phẩm 
truyền thống như tín dụng, thanh toán, nhận 
tiền gửi v.v.. Mặc dù các NH VN có lợi thế so 
sánh về mạng lưới, về khách hàng truyền 
thống nhờ vai trò lịch sử nhưng kém hơn so 
về năng lực cạnh tranh với các NH nước 
ngoài về mức độ hiện đại hóa công nghệ NH, 
về nguồn nhân lực, về trình độ quản trị hoạt 
động và vấn đề quản lý rủi ro. 
Một số công trình nghiên cứu cho rằng: một 
tổ chức tín dụng có khả năng cạnh tranh cần 
có các đặc điểm sau: (i) Năng lực sáng tạo; 
(ii) Năng lực phân bổ và tái phân bổ danh 
mục tài sản và nợ; (iii) năng lực cải thiện 
năng suất và quản lý nguồn lực; (iv) khả năng 
thanh toán, vốn và thanh khoản; và (v) Chủ sở 
hữu mạnh. Điều đó có nghĩa là, để nâng cao 
năng lực cạnh tranh, việc tăng vốn là rất cần 
nhưng chưa đủ mà cần phải tạo năng lực và 
động lực để cạnh tranh. 
Thứ hai, về chất lượng dịch vụ: Các dịch vụ 
NH hiện đại chưa phát triển hoặc phát triển 
nhưng chưa đồng bộ. Rất nhiều dịch vụ phát 
triển chưa xứng với tiềm năng, đặc biệt là các 
dịch vụ bán lẻ, dịch vụ dành cho khách hàng 
thượng lưu, dịch vụ quản lý tài sản, tư vấn và 
hỗ trợ tài chính, trung gian tiền tệ, trao đổi 
công cụ tài chính, cung cấp thông tin tài chính 
và dịch vụ chuyển đổi. Hoạt động NH đầu tư 
và kênh phân phối điện tử đã tăng trưởng 
nhanh chóng nhưng tính tiện tích và hiệu quả 
kinh tế chưa cao. Các hoạt động tiền tệ, lãi 
suất, công cụ tỷ giá, công cụ phát sinh ngoại 
hối, đầu tư vẫn trong giai đoạn đầu. Thị 
trường dịch vụ NH vẫn phát triển dưới mức 
tiềm năng, các mô hình cạnh tranh còn đơn 
giản. Mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội đối với 
dịch vụ NH chưa cao do những hạn chế về số 
lượng, chất lượng và khả năng tiếp cận. Cạnh 
tranh bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ và 
thương hiệu chưa phổ biến, nên dễ dẫn tới sự 
bất ổn của thị trường dịch vụ, do đó dễ tạo ra 
sự cạnh tranh về giá (lãi suất) để lôi kéo 
khách hàng của nhau. Lợi thế về truyền thống 
và mạng lưới sẽ khó giúp các NH trong nước 
phát triển các dịch vụ mới và các dịch vụ phi 
tín dụng - những dịch vụ cần công nghệ và kỹ 
năng khai thác của các cán bộ NH. Thời điểm 
tự do hóa hoàn toàn thị trường dịch vụ NH 
của VN đã đang đến rất gần, nhưng so với các 
phương thức cung cấp dịch vụ trong GATS, 
các dịch vụ NH VN chủ yếu được cung cấp ở 
trong nước. Việc cung cấp dịch vụ qua biên 
giới, hiện diện thương mại và hiện diện của 
thể nhân còn hạn chế. Tổng doanh thu từ xuất 
174Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 169 - 175 
 174
khẩu dịch vụ tài chính của VN chỉ chiếm tỷ lệ 
nhỏ trong tổng doanh thu xuất khẩu dịch vụ 
của VN. 
Thứ ba, về năng lực quản trị và công nghệ: 
Đến nay công tác quản trị rủi ro đối với mỗi 
NH tuy đã được chú trọng, nhưng chưa thực 
sự trở thành công cụ hữu hiệu phục vụ quản 
trị điều hành. Tình trạng vay mượn với lãi 
suất lên xuống thất thường trên thị trường tiền 
tệ liên NH trong thời gian qua suy cho cùng 
đều bắt nguồn từ việc các NH chưa quản trị 
tốt tài sản và thanh khoản. Do sự yếu kém từ 
quản trị tài sản Nợ, tài sản Có và sự thiếu hụt 
của các công cụ quản lý hữu hiệu, trong khi 
một số NHTM lại muốn sử dụng triệt để phần 
vốn này để cho các hoạt động kinh doanh sinh 
lời, nên xảy ra thiếu thanh khoản cục bộ tại 
một số NH. Theo kinh nghiệm của các NH 
nước ngoài, yếu tố công nghệ có thể giúp 
giảm 76% chi phí hoạt động của NH, nhưng 
để có được nền tảng công nghệ hiện đại, đòi 
hỏi phải đầu tư lớn, đây là việc rất khó đối với 
các NHTM VN. Do vốn ít, năng lực tài chính 
còn hạn chế, nên một số NH không dễ thực 
hiện. Như vậy, quản trị hoạt động cũng như 
quản trị công nghệ NH đang là một thách 
thức lớn trước sức ép hội nhập của hệ thống 
NH VN. 
KẾT LUẬN 
Ngân hàng Thương mại có 2 hoạt động căn 
bản nhất là huy động vốn và sử dụng vốn. 
Huy động vốn là điều kiện cần để đảm bảo 
cho các hoạt động khác. Một ngân hàng có 
nguồn vốn phong phú, dồi dào sẽ có khả năng 
cung cấp nhiều các dịch vụ sản phẩm, có điều 
kiện để mở rộng mạng lưới, nâng cao công 
nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng 
tốt nhu cầu của khách hàng, tăng sức cạnh 
tranh, tăng uy tín, vị thế của ngân hàng trên 
thị trường tài chính. 
Công tác huy động vốn của Ngân hàng 
Thương mại ngày càng đạt kết quả tốt hơn, 
tuy nhiên cũng phải chịu sự cạnh tranh gay 
gắt, chi phí huy động vốn ngày càng tăng cao, 
do tăng lãi suất huy động, tăng chi phí khuyến 
mại, quảng cáo. Để làm tốt công tác này Ngân 
hàng Thương mại Việt Nam cần giải quyết tốt 
một số vấn đề sau: Ban hành lãi suất trần huy 
động. Bên cạnh đó Ngân hàng Thương mại 
cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát để 
từ đó giúp các Ngân hàng trong hệ thống giải 
quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc và 
tuân thủ đúng các quy định của ngân hàng 
Nhà nước. Thường xuyên tổ chức các lớp đào 
tạo, bồi dưỡng nâng cao cả về lý thuyết lẫn 
thực tế nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ nhân 
viên làm công tác huy động vốn. Nghiên cứu 
phát triển thêm nhiều sản phẩm huy động mới 
nhằm thu hút khách hàng dân cư và các 
DNNVV. Nguồn vốn huy động từ các đối 
tượng trên thường ổn định về thời hạn, lãi 
suất. Phát hành thêm các chứng chỉ tiền gửi 
kỳ hạn dài, kỳ phiếu nhằm thu hút nguồn 
vốn dài hạn từ dân cư. Áp dụng nhiều công 
nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng. Có kế 
hoạch phát triển, quy hoạch, đào tạo cán bộ 
chuyên sâu, chuyên nghiệp về kỹ năng nghiệp 
vụ, đáp ứng điều kiện hiện đại, hội nhập, tác 
phong giao dịch, nghiêm túc, văn minh, hiện 
đại, hướng dẫn chu đáo khách hàng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, 
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt 
Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7, Hà Nội. 
[2]. SBV (2009), Báo cáo thường niên của Ngân 
hàng nhà nước 2009 
[3]. SBV (2004), Chiến lược phát triển nghành 
ngân hàng Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội 
[4]. SBV (1997), Ngân hàng Việt Nam với chiến 
lược huy động vốn phục vụ CNH, HĐH đất nước, 
Hà Nội. 
[5]. Nguyễn Văn Bình (2011), “Các giải pháp của 
Ngân hàng Nhà nước nhằm triển khai Nghị Quyết 
11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về kiềm chế lạm phát, 
ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”, 
Tài liệu phục vụ Hội nghị Tổng kết năm 2010 của 
Ban tuyên giáo trung ương ngày 24/2/2011 
[6]. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng 
thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc 
dân, Hà Nội 
[7]. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo 
(2002), Ngân hàng thương mại quản trị và nghiệp 
vụ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 
175Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 169 - 175 
 175
SUMMARY 
SOME PROBLEMS OF RAISING CAPITAL 
FROM COMMERCIAL BANKS IN VIETNAM 
Ngo Xuan Hoang* 
College of Economics and Technology – TNU 
Medium commercial banks function as financial intermediaries, intermediary commercial banking 
and payment functions also provide banking services. With this basic function of the Commercial 
Bank in recent years more and achieve better results, but the next time good commercial banks 
need to solve the following issues: Issued deposit interest rate ceiling; strengthen inspection and 
supervision; regularly organize training courses, advanced training in both theory and practical 
business operations; develop more new deposit products to attract customers; application of 
modern technology ... all activities towards a healthy banking system and more effective.
Keywords: Raising capital, commercial banks 
Ngày nhận bài: 05/12/2012, ngày phản biện:20/12/2012, ngày duyệt đăng:24/4/2013 
*
 Tel: 0912 140868 
176Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_huy_dong_von_cua_ngan_hang_thuong_mai_o_vie.pdf