Factors affecting students’ intention in borrowing consumer credit in Hanoi

Abstract: This research aims at exploring and testing the impact of factors on students’

behavior in borrowing consumer credit in the context of the fast-growing consumer credit

market in Vietnam in recent years. Based on the survey results of 225 students in Hanoi,

this research shows that both attitude towards credit borrowing and subjective norms

affect the intentions of borrowing consumer credit, but the most significant factor is the

attitude. In the meantime, attitude is affected by perceived usefulness and perceived ease

of use, both of which are reflected in the physical attributes of credit products such as

interest, loan payment period, promotion programs, transparent product information, and

a quick loan document process. In addition, this research also confirms that students will

definitely apply for consumer credit loans when necessary. This is evidence of the open

attitude of young customers towards consumer credit, which is a good sign for the

expansion of the consumer credit market in Vietnam in coming years. Thus, some

implications for consumer financial institutions are proposed in this pape.

pdf 15 trang yennguyen 3640
Bạn đang xem tài liệu "Factors affecting students’ intention in borrowing consumer credit in Hanoi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Factors affecting students’ intention in borrowing consumer credit in Hanoi

Factors affecting students’ intention in borrowing consumer credit in Hanoi
VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 97-111 
97 
Original Article 
Factors Affecting Students’ Intention 
in Borrowing Consumer Credit in Hanoi 
Nguyen Phuong Mai*, Luu Thi Minh Ngoc, Tran Hoang Dzung 
VNU University of Economics and Business, 
144 Xuan Thuy Str., Cau Giay Dist., Hanoi, Vietnam 
Received 05 March 2019 
Revised 28 March 2019; Accepted 28 March 2019 
Abstract: This research aims at exploring and testing the impact of factors on students’ 
behavior in borrowing consumer credit in the context of the fast-growing consumer credit 
market in Vietnam in recent years. Based on the survey results of 225 students in Hanoi, 
this research shows that both attitude towards credit borrowing and subjective norms 
affect the intentions of borrowing consumer credit, but the most significant factor is the 
attitude. In the meantime, attitude is affected by perceived usefulness and perceived ease 
of use, both of which are reflected in the physical attributes of credit products such as 
interest, loan payment period, promotion programs, transparent product information, and 
a quick loan document process. In addition, this research also confirms that students will 
definitely apply for consumer credit loans when necessary. This is evidence of the open 
attitude of young customers towards consumer credit, which is a good sign for the 
expansion of the consumer credit market in Vietnam in coming years. Thus, some 
implications for consumer financial institutions are proposed in this pape. 
Keywords: Consumer credit, intention of borrowing, students. 
*
_______ 
* Corresponding author. 
 E-mail address: mainp@vnu.edu.vn 
 https://doi.org/10.25073/2588-1159/vnueab.4199 
VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 97-111 
98 
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng 
của sinh viên trên địa bàn Hà Nội 
Nguyễn Phương Mai*, Lưu Thị Minh Ngọc, Trần Hoàng Dũng 
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 
144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 05 tháng 3 năm 2019 
Chỉnh sửa ngày 28 tháng 3 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 3 năm 2019 
Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khám phá và kiểm chứng các yếu tố tác 
động đến ý định vay tiêu dùng của sinh viên trong bối cảnh thị trường tài chính tiêu dùng 
Việt Nam đang phát triển rất sôi động trong những năm gần đây. Dựa trên kết quả phân 
tích số liệu khảo sát 225 sinh viên trên địa bàn Hà Nội, nghiên cứu cho thấy, thái độ và 
ảnh hưởng của người thân là hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng của 
sinh viên, trong đó thái độ là yếu tố chủ chốt. Trong khi đó, thái độ lại được quyết định 
bởi nhận thức sự hữu ích và nhận thức sự tiện dụng đối với việc vay tiêu dùng với các 
biến số thể hiện đặc điểm của sản phẩm vay tiêu dùng như lãi suất, thời gian hoàn trả 
khoản vay, chương trình ưu đãi, thông tin khoản vay rõ ràng minh bạch, thời gian xử lý 
hồ sơ nhanh chóng. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cho thấy sinh viên sẽ sẵn sàng đi vay 
nếu cần thiết. Điều này thể hiện thái độ cởi mở của nhóm khách hàng trẻ và là tín hiệu tốt 
cho sự phát triển của thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm tới. Vì 
vậy, một số hàm ý đối với các tổ chức tín dụng tiêu dùng cũng đã được nêu ra trong 
bài viết. 
Từ khóa: Tín dụng tiêu dùng, ý định vay tiêu dùng, sinh viên. 
1. Giới thiệu * 
Trong những năm qua, thị trường tài chính 
tiêu dùng thế giới đã trải qua nhiều thăng trầm 
nhất định nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 
tương đối tích cực. Theo EuroMonitor, vay tiêu 
_______ 
* Tác giả liên hệ. 
 Địa chỉ email: mainp@vnu.edu.vn 
 https://doi.org/10.25073/2588-1159/vnueab.4199 
dùng cá nhân đã và đang có dấu hiệu tăng 
trưởng mạnh với tổng dư nợ luôn tăng 20% 
hàng năm. Quy mô thị trường tín dụng tài chính 
tiêu dùng toàn thế giới sẽ tăng trưởng đạt 
khoảng 14 nghìn tỷ USD vào năm 2022. Chỉ 
tính riêng thị trường Mỹ, dư nợ cho vay tiêu 
dùng tính đến tháng 6/2016 đã đạt 3,64 nghìn tỷ 
USD so với thời điểm cuối năm 2015 là 3,53 
nghìn tỷ USD. Con số này tiếp tục tăng trưởng 
trong 2 năm 2017 và 2018. 
N.P. Mai et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 97-111 99 
Tại các quốc gia đang phát triển, thị trường 
cho vay tiêu dùng cũng đang phát triển nhanh 
chóng. Ở Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, 
hoạt động tài chính tiêu dùng đã trở nên sôi 
động hơn và ngày càng được thúc đẩy bởi sự 
phát triển của nhu cầu xã hội. Với số dân trên 
95 triệu người, trong đó 70% dân số ở trong độ 
tuổi từ 15 đến 64 và dân số trẻ chiếm tỷ lệ lớn, 
thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam được 
đánh giá là một trong những thị trường tiềm 
năng nhất thế giới. 
Các nghiên cứu gần đây của Stoxplus 
(2016) và Nguyễn Thị Hiền (2017) cho thấy 
khách hàng vay tiêu dùng chủ yếu của các tổ 
chức tín dụng (TCTD) là những người trẻ tuổi. 
Tuổi bình quân khách hàng của các công ty tài 
chính (CTTC) là 31,1 tuổi và của ngân hàng 
thương mại (NHTM) là 37,6 tuổi. Dự báo trong 
những năm tới, độ tuổi của người đi vay ngày 
càng được trẻ hóa [1, 2]. Tuy nhiên, hiện nay 
các TCTD đều tập trung cho vay chủ yếu ở hai 
nhóm đối tượng là công chức, viên chức và 
người lao động có việc làm ổn định. Đối tượng 
khách hàng là sinh viên hầu như không thể tiếp 
cận tín dụng tiêu dùng từ NHTM. Đối với các 
CTTC, tỷ lệ khách hàng là sinh viên cũng chỉ ở 
mức dưới 8% [2]. Nói cách khác, nhiều TCTD 
Việt Nam hiện nay chưa chú trọng đến vay tiêu 
dùng cho đối tượng sinh viên. Trong khi đó, 
nếu xét về nhu cầu vay tiêu dùng thì đối tượng 
này lại có nhu cầu lớn vì họ cần chi tiêu cho 
nhiều vấn đề phục vụ học tập, sinh hoạt và giải 
trí. Những người trẻ tuổi có khuynh hướng sẵn 
sàng tiêu dùng trước và chi trả sau trong tương 
lai [2-4]. Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại 
đang diễn ra tại Việt Nam là sinh viên chủ yếu 
tiếp cận “tín dụng đen” do sự hạn chế trong việc 
tiếp cận tín dụng tiêu dùng chính thức. Nhiều 
đơn vị tín dụng đen lại đang hoạt động rất mập 
mờ trong việc cho vay với mức lãi suất cao ngất 
ngưởng nên đã và đang ảnh hưởng không nhỏ 
không chỉ đến đối tượng vay tiêu dùng là sinh 
viên, mà còn ảnh hưởng xấu đến uy tín và sự 
phát triển bền vững, lành mạnh của thị trường 
tín dụng tiêu dùng Việt Nam. 
Từ thực tiễn trên, việc nắm bắt hành vi vay 
tiêu dùng của sinh viên và định hướng họ tiếp 
cận các TCTD chính thức là vô cùng quan trọng 
vì đây là đối tượng khách hàng rất tiềm năng 
của thị trường tài chính tiêu dùng trong tương 
lai. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu 
chuyên sâu chỉ ra những yếu tố nào tác động 
đến ý định vay tiêu dùng của giới trẻ nói chung 
và sinh viên nói riêng. Đây là một chủ đề 
nghiên cứu còn mới mẻ ở Việt Nam. Trong bối 
cảnh đó, bài viết này trình bày kết quả nghiên 
cứu về ý định vay tiêu dùng của sinh viên, kiểm 
chứng mức độ tác động của các yếu tố đến ý 
định vay sinh viên đang học tập tại các trường 
đại học trên địa bàn Hà Nội. Từ đó, bài viết đưa 
ra hàm ý đối với các TCTD nhằm tiếp cận đối 
tượng khách hàng sinh viên trong tương lai. 
2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu 
2.1. Tín dụng tiêu dùng, hành vi vay tiêu dùng 
Tín dụng tiêu dùng (consumer credit) được 
định nghĩa là khoản vay được cung cấp bởi các 
tổ chức tài chính, trong đó chủ yếu bao gồm 
NHTM, CTTC cho một cá nhân (chứ không 
phải đơn vị kinh doanh) cho mục đích tiêu 
dùng. Thuật ngữ “tín dụng tiêu dùng” còn được 
gọi là “cho vay tiêu dùng” vì nó gắn liền với 
hoạt động cho vay của các TCTD và hoạt động 
vay của cá nhân. 
Tại Việt Nam, theo Ngân hàng Nhà nước, 
“cho vay tiêu dùng được hiểu là hình thức tài 
trợ cho mục đích chi tiêu của cá nhân, hộ gia 
đình. Các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài 
chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thể 
trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như nhà 
ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học 
tập, du lịch, y tế trước khi họ có đủ khả năng 
về tài chính để hưởng thụ” [5]. Gần đây nhất, 
Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định cho 
vay tiêu dùng của công ty tài chính nêu rõ: 
“Cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính 
cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách 
hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn 
mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích 
tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách 
hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối 
với một khách hàng tại công ty tài chính đó 
không vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm 
triệu đồng); Mức tổng dư nợ này không áp dụng 
N.P. Mai et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 97-111 
100 
đối với cho vay tiêu dùng để mua ô tô và sử 
dụng ô tô đó làm tài sản bảo đảm cho chính 
khoản vay đó theo quy định của pháp luật. Nhu 
cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ bao 
gồm: Mua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang 
thiết bị gia đình; Chi phí học tập, chữa bệnh, du 
lịch, văn hóa, thể dục, thể thao; Chi phí sửa 
chữa nhà ở” [6]. 
Như vậy, theo quan điểm chung của thế 
giới và Việt Nam thì “tín dụng tiêu dùng” hay 
“cho vay tiêu dùng” là các khoản vay chỉ phục 
vụ cho mục đích tiêu dùng của cá nhân, không 
phục vụ mục đích đầu tư kinh doanh. Thông 
thường, đặc điểm của tín dụng tiêu dùng là 
khoản vay có quy mô nhỏ, thời gian tín dụng 
ngắn, có mức lãi suất cao, thủ tục cho vay đơn 
giản và thời gian giải ngân nhanh chóng [2]. 
Theo cách phân loại phổ biến dựa trên hình 
thức cấp tín dụng, tín dụng tiêu dùng được chia 
thành 2 nhóm là tín dụng trả góp và tín dụng 
xoay vòng. Trong đó, Haberler (1942) đã phân 
chia tín dụng trả góp thành 2 phương thức cụ 
thể là tín dụng bằng tiền mặt (còn gọi là tín 
dụng trực tiếp) và tín dụng hàng hóa (còn gọi là 
tín dụng gián tiếp). Trên thị trường tài chính 
tiêu dùng hiện nay, tín dụng hàng hóa có tính 
phổ biến cao hơn. Còn đối với tín dụng xoay 
vòng, sản phẩm phổ biến hiện nay là thẻ tín 
dụng [7]. 
Hành vi vay tiêu dùng là các hoạt động của 
người tiêu dùng liên quan đến quá trình tiếp cận 
TCTD cung cấp khoản vay và sử dụng khoản 
vay đó [8-10]. Trong nghiên cứu này, hành vi 
vay tiêu dùng được hiểu là hành vi sử dụng sản 
phẩm/dịch vụ vay tiêu dùng nói chung bao gồm 
cả việc tiếp cận và sử dụng các sản phẩm tín 
dụng trả góp (vay tiền mặt, mua hàng hóa trả 
góp) và tín dụng xoay vòng (mở thẻ tín dụng), 
không giới hạn ở một loại sản phẩm hoặc dịch 
vụ riêng biệt của tín dụng tiêu dùng. 
Giống như việc mua và sử dụng các hàng 
hóa và dịch vụ bất kỳ, hành vi vay tiêu dùng 
cũng tuân theo các quy luật cơ bản trong lý 
thuyết hành vi của người tiêu dùng. Theo đó, 
khi quyết định vay tiêu dùng, người tiêu dùng 
sẽ trải qua các giai đoạn như nhận diện vấn đề, 
tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án, 
tiến hành thủ tục vay và đánh giá sau khi vay 
[8, 11]. 
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu 
dùng và các giả thuyết nghiên cứu 
Có nhiều lý thuyết đã được xây dựng và 
phát triển để giải thích hành vi của người tiêu 
dùng. Tuy nhiên, lý thuyết hành vi có kế hoạch 
(TPB) của Ajzen (1991) là phổ biến hơn cả. 
Theo TPB, ý định hành vi là yếu tố quyết định 
hành vi của cá nhân và đến lượt nó, ý định hành 
vi của một cá nhân lại chịu ảnh hưởng trực tiếp 
của 3 yếu tố gồm: thái độ của cá nhân đối với 
hành vi (attitude toward behavior), chuẩn mực 
chủ quan (subjective norms) và nhận thức khả 
năng kiểm soát hành vi (perceived behavior 
control). Mô hình hành vi người tiêu dùng theo 
TPB đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều 
nghiên cứu thực chứng để đo lường ảnh hưởng 
của các yếu tố đến ý định hành vi và hành vi 
thực tế của người tiêu dùng. 
Bên cạnh TPB, mô hình chấp nhận công 
nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) 
cũng được sử dụng rất phổ biến trong việc giải 
thích hành vi của người tiêu dùng trong việc sử 
dụng các sản phẩm liên quan đến công nghệ, 
công nghệ thông tin và các dịch vụ nói chung. 
Theo lý thuyết về TAM, hành vi thực tế (actual 
behavior) của cá nhân bị chi phối bởi ý định 
hành vi, còn ý định hành vi của cá nhân thì do 
thái độ đối với việc sử dụng một sản phẩm nào 
đó sẽ trực tiếp quyết định. Đến lượt nó, thái độ 
lại chịu sự chi phối của 2 yếu tố là nhận thức sự 
hữu ích (perceived usefulness) và nhận thức sự 
tiện dụng (perceived ease of use). 
Như vậy, có thể thấy việc sử dụng TAM kết 
hợp với TPB sẽ có khả năng lý giải được các 
yếu tố tác động đến hành vi của cá nhân một 
cách toàn diện hơn. Do đó, bài viết này sử dụng 
kết hợp các yếu tố của TAM và TPB trong việc 
hình thành các giả thuyết nghiên cứu về ý định 
vay tiêu dùng của sinh viên. 
Nhận thức sự hữu ích và nhận thức sự 
tiện dụng 
Theo Davis và cộng sự (1989), nhận thức 
sự hữu ích là “mức độ để một người tin rằng sử 
N.P. Mai et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 97-111 101 
dụng hệ thống đặc thù sẽ nâng cao kết quả công 
việc của chính họ”, còn nhận thức sự tiện dụng 
được hiểu là “mức độ mà một người tin rằng sử 
dụng một sản phẩm, dịch vụ sẽ dễ dàng (không 
đòi hỏi nhiều nỗ lực)” [12]. 
Các nghiên cứu khảo sát khách hàng vay 
tiêu dùng tại các NHTM và CTTC đã cho thấy 
các yếu tố mà khách hàng quan tâm khi lựa 
chọn nhà cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng 
gồm có: tốc độ cung cấp dịch vụ, năng lực và 
sự thân thiện của nhân viên, vị trí các địa điểm 
cho vay [13-15], danh tiếng của nhà cung cấp 
dịch vụ [16], sự đáng tin cậy và chất lượng của 
nhân viên tín dụng [17]. Khi khách hàng có 
đánh giá tốt về những yếu tố này thì họ sẽ hình 
thành thái độ tích cực đối với hành vi vay 
tiêu dùng. 
Như vậy, đối với khách hàng tiếp cận khoản 
vay tiêu dùng, nhận thức sự hữu ích được thể 
hiện ở niềm tin của khách hàng về các yếu tố 
liên quan đến hoạt động vay tiêu dùng ảnh 
hưởng đến kết quả hoạt động của họ ra sao. Vì 
vậy, yếu tố này sẽ liên quan đến niềm tin của 
người tiêu dùng về lãi suất vay và các chi phí 
kèm theo, chất lượng nhân viên, phương án cho 
vay có phù hợp với nhu cầu vay hay không, nhà 
cung cấp dịch vụ tín dụng có thuận tiện về vị trí 
hay không, các tiện ích được cung cấp kèm theo 
như phát hành thẻ tín dụng, mở tài khoản ngân 
hàng, bảo hiểm Còn nhận thức sự tiện dụng 
được hiểu là sự nhận biết mức độ dễ dàng của 
khách hàng về quy trình, thủ tục của các TCTD 
khi khách hàng tiếp cận các sản phẩm tín dụng 
tiêu dùng. Hai yếu tố nhận thức sự hữu ích và 
nhận thức sự tiện dụng sẽ góp phần dự đoán 
thái độ của một cá nhân trong việc sử dụng một 
hàng hóa hoặc dịch vụ, trong nghiên cứu này là 
thái độ đối với hành vi vay tiêu dùng. Do vậy, 
hai giả thuyết được đặt ra như sau: 
H1: Cá nhân sinh viên nhận thức được sự 
hữu ích của vay tiêu dùng có xu hướng ủng hộ 
đối với hoạt động vay tiêu dùng. 
H2: Cá nhân sinh viên nhận thức được sự 
tiện dụng của vay tiêu dùng có xu hướng ủng hộ 
đối với hoạt động vay tiêu dùng. 
Thái độ đối với vay tiêu dùng 
Theo TPB, thái độ là yếu tố trực tiếp tác 
động đến ý định hành vi của một cá nhân. Thái 
độ đối với một hành vi được định nghĩa là 
những đánh giá mang tính tích cực hoặc tiêu 
cực của cá nhân về hành vi đó. Một cá n ... ểm soát hành 
vi và ý định vay tiêu dùng. 
Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát cho thấy 
chưa đủ bằng chứng có ý nghĩa thống kê để 
khẳng định mối quan hệ của PBC đến INT. 
Trước hết, “Nhận thức kiểm soát hành vi” phản 
ánh việc một cá nhân cảm nhận được sự dễ 
dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi. Điều 
này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực 
và cơ hội để thực hiện hành vi [20]. Ở nghiên 
cứu này, biến PBC phản ánh sự đánh giá của 
bản thân sinh viên có đáp ứng được yêu cầu về 
điều kiện vay của TCTD tiêu dùng và thực hiện 
hành vi vay hay không. Do vậy, kết quả nghiên 
cứu này đưa đến một giả thuyết cần tiếp tục 
kiểm chứng: Liệu sinh viên có phải là nhóm 
khách hàng có xu hướng vay mạo hiểm khi họ 
có thể chấp nhận gánh chịu nợ nần để thỏa mãn 
trước nhu cầu chi tiêu hiện tại? 
5. Hàm ý và kết luận 
Thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam 
đang có xu hướng tăng trưởng khá nhanh trong 
những năm gần đây và mang lại nhiều lợi ích 
cho nền kinh tế. Nếu như giai đoạn 2011-2014, 
tốc độ tăng trưởng của thị trường này chỉ dao 
động ở mức 30%/năm thì năm 2015 đã tăng tốc 
lên 59,0%/năm [2]. Còn theo báo cáo của Ủy 
ban Giám sát tài chính Quốc gia, tính riêng 
trong năm 2017, tài chính tiêu dùng tăng trưởng 
ở mức 65%, vượt qua mức tăng trưởng 50,2% 
của năm 2016 và vượt xa tốc độ tăng trưởng tín 
dụng chung (khoảng 19%/năm). Không chỉ có 
sự tham gia của các định chế tài chính trong 
nước mà thị trường tín dụng tiêu dùng của 
Việt Nam cũng đang hấp dẫn các tổ chức tài 
chính nước ngoài [34]. 
Hiện nay Việt Nam được đánh giá có tiềm 
năng lớn cho thị trường tín dụng tiêu dùng. Sự 
phát triển của các hoạt động tín dụng tiêu dùng 
cho thấy hoạt động này không chỉ có ý nghĩa 
với từng cá nhân, mà còn mang lại những tác 
động tích cực cho toàn xã hội. Với nhóm đối 
tượng thu nhập thấp, khó tiếp cận với nguồn 
vốn của các NHTM thì nguồn vốn vay từ các 
N.P. Mai et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 97-111 
108 
CTTC giúp người dân có thể chủ động trong chi 
tiêu, cải thiện chất lượng cuộc sống và gia tăng 
công bằng xã hội. Phát triển tín dụng tiêu dùng 
ở khu vực chính thức sẽ là trợ lực để đẩy lùi tín 
dụng đen - loại tín dụng gây ra thiệt hại, rủi ro 
lớn cho người dân. Hơn nữa, trong giai đoạn 
cách mạng công nghiệp 4.0, các tổ chức tài 
chính nước ngoài có những công cụ, công nghệ 
có thể giúp bổ sung các sản phẩm cho tài chính 
tiêu dùng tại Việt Nam phát triển đa dạng, giúp 
người dân tiếp cận tín dụng nhanh hơn, hiệu 
quả hơn, kinh tế dân sinh phát triển hơn từ các 
nguồn vốn này [35]. 
Trong tương lai, sự phát triển của các yếu tố 
nội tại thị trường như sự thay đổi trong kế 
hoạch của các ngân hàng, sự phát triển của các 
công ty tài chính cũng như chính sách của 
Chính phủ trong việc thúc đẩy thị trường, thị 
trường tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam chắc 
chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Trong xu 
hướng đó, sinh viên là nhóm khách hàng rất 
tiềm năng mà các TCTD tiêu dùng cần chú 
trọng khai thác. Họ là những người trẻ, có suy 
nghĩ tích cực và có cơ hội tiếp cận nhiều nguồn 
thông tin. Trong một vài năm tới, khi họ tốt 
nghiệp và trưởng thành hơn, họ cũng là nhóm 
có nhu cầu tiêu dùng cao trong khi thu nhập lại 
chưa ở mức cao để thỏa mãn việc chi tiêu. 
Nghiên cứu này đã cho thấy họ cũng có thái độ 
tích cực về vay tiêu dùng và sẵn sàng đi vay 
nếu cần thiết. Tựu chung lại, việc hướng đến 
nhóm khách hàng sinh viên là cần thiết đối với 
các TCTD. 
Dựa trên kết quả khảo sát 225 sinh viên 
đang sinh sống và học tập trên địa bàn Hà Nội, 
các kết quả nghiên cứu trình bày trong bài viết 
này hy vọng sẽ cung cấp thêm thông tin cho các 
TCTD trong việc điều chỉnh cách thức cung cấp 
sản phẩm và dịch vụ của mình để khai thác 
phân khúc khách hàng này. Trước hết, các 
TCTD nên chú trọng đến các yếu tố đặc tính 
trực tiếp của sản phẩm để làm tăng mức độ cảm 
nhận tính hữu ích và tính tiện dụng như lãi suất, 
thời gian hoàn trả khoản vay, chương trình ưu 
đãi, thông tin sản phẩm minh bạch. Hơn nữa, 
các TCTD cũng nên chú trọng đa đạng hóa các 
sản phẩm cho vay tiêu dùng theo hướng chuyên 
biệt hóa phù hợp với nhu cầu học tập, sinh hoạt 
và làm việc của sinh viên. Hiện nay các gói sản 
phẩm dành riêng cho sinh viên còn rất hạn chế. 
Ngoài ra, các TCTD nên phối hợp với nhà 
trường thực hiện các hoạt động giáo dục tài 
chính tiêu dùng cho đối tượng sinh viên. Các 
hoạt động này có thể thực hiện qua hình thức 
các buổi sinh hoạt chuyên đề, các hoạt động 
ngoại khóa giúp sinh viên có thông tin đầy đủ, 
chính xác về các TCTD chính thức. Khi có kiến 
thức tốt hơn, sinh viên sẽ tiếp cận các nguồn 
vay tín dụng tiêu dùng chính thức thay cho việc 
phải tìm đến “tín dụng đen” như hiện nay. Điều 
này sẽ tốt hơn cho cả bên cung cấp dịch vụ tài 
chính tiêu dùng cũng như bên sử dụng dịch vụ. 
Thị trường sẽ phát triển lành mạnh và minh 
bạch hơn. 
Nghiên cứu này mang tính khám phá các 
yếu tố ảnh hưởng và bước đầu có những đánh 
giá mức độ tác động của các yếu tố này đến ý 
định vay tiêu dùng dùng của sinh viên, một 
phân khúc khách hàng rất tiềm năng của thị 
trường tài chính tiêu dùng. Mô hình nghiên cứu 
cũng mới dừng lại ở việc xem xét tác động một 
chiều của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay 
tiêu dùng mà chưa xem xét mối quan hệ giữa 
các yếu tố đó với nhau. Mô hình nghiên cứu 
cũng chưa xem xét đến ảnh hưởng của các biến 
kiểm soát như bối cảnh gia đình hay năm học 
đến ý định vay tiêu dùng của sinh viên. Hơn 
nữa, nghiên cứu này còn có hạn chế do quy mô 
mẫu nhỏ, thời gian nghiên cứu ngắn nên tính 
đại diện cho tổng thể còn hạn chế. Vì vậy, các 
nghiên cứu trong tương lai có thể bổ sung thêm 
các biến trong mô hình nghiên cứu và mở rộng 
quy mô mẫu để tăng tính đại diện của 
nghiên cứu. 
Lời cảm ơn 
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học 
Quốc gia Hà Nội trong đề tài mã số QG.18.24. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Stokplus, Vietnam Consumer Finance Market 
2016, 4, 2016, www. 
(truy cập ngày 20 tháng 2, 2018). 
N.P. Mai et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 97-111 109 
[2] Nguyễn Thị Hiền, Tín dụng tiêu dùng Việt Nam - 
Thực trạng và khuyến nghị chính sách, NXB Đại 
học Kinh tế Quốc dân, 2017. 
[3] F. Modiglani, Life cycle, individual thift, and the 
wealth of nation, American Economic Review. 76 
(1986) 297-313. 
[4] J.M. Lown, I.S. Ju, A model of credit use and 
financial satisfaction, Financial Counseling and 
Planning. 3 (1992) 105-122. 
[5] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định về 
việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín 
dụng đối với khác hàng, 1627/2001/QĐ-NHNN, 
Hà Nội, 2001. 
[6] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư quy 
định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính, 
43/2016/TT-NHNN, Hà Nội, 2016. 
[7] G. Haberler, Consumer Instalment Credit and 
Economic Fluctuations, NBER Books, National 
Bureau of Economic Research, Inc, 1942. 
[8] B. Kamleitner, E. Kirchler, Consumer credit use : 
a process model and literature review, European 
Review of Applied Psychology. 57 (4) (2007) 
267-283. 
[9] Y.W. Chien, S.A. Devaney, The effects of credit 
attitude and socioeconomic factors on credit card 
and installment debt, The Journal of Consumer 
Affairs. 55 (1) (2001) 162-179. 
[10] Hoang Van Hai, Nguyen Thuy Dzung, Nguyen 
Phuong Mai, Consumer credit behaviors of 
Vietnamese people: Evidences from Hanoi and 
Ho Chi Minh city, Proceedings of the 2nd Asia 
Pacific Management Research Conference - 
“Innovation and Strategic Alliance for Sustainable 
Development”, Bach Khoa Publishing House 
(2018) 289-299. 
[11] James F. Engel, Roger D. Blackwell, David T. 
Kollat, Consumer Behavior, 3rd ed, Hinsdale, Ill.: 
Dryden Press, 1978. 
[12] F. D. Davis, Perceived usefulness, perceived ease 
of use, and user acceptance of information 
technology, MIS Quarterly. 13 (3) (1989) 
319-340. 
[13] M. J. Laroche, Manning T. Rosenblatt, Services 
used and factors considered important in selecting 
a bank: an investigation across diverse 
demographic segments. International Journal of 
Banks Marketing. 4 (1) (1986) 35-55. 
[14] M. Zineldin, Bank strategic positoning and some 
determinants of bank selection, International 
Journal of Bank Marketing. 14 (6) (1996) 12-22. 
[15] S. Mokhlis, N. N. M. Hazimah, H. S. Salleh, 
Commercial bank selection: the case of 
undergraduate students in Malaysia, International 
Review of Business Research Papers. 4 (5) (2008) 
258-270. 
[16] U. Yavas, E. Babakus, N. J. Ashill, What do 
consumers look for in a bank? An empirical study, 
Journal of Retail Banking Services. (2006) 
216-222. 
[17] H.C. Ray., L. J. Leach, P. R. Turner, 
Discriminating the number of credit cards held by 
college students using credit and money attitudes, 
Journal of Economic Psychology. 20 (1999) 
643-656. 
[18] C. R. Hayhoe, L. Leach, P. R Turner, 
Discriminating the number of credit cards held by 
college students using credit and money attitudes, 
Journal of Economic Psychology. 20 (6) (1999) 
643-656. 
[19] P. S. Calem, L. J. Mester, Search, switching costs, 
and the stickiness of credit card interest rates, 
Federal Reserve Bank of Philadephia, 1993. 
[20] E. Davis, S. E. G. Lea, Student attitudes to student 
debt, Journal of Economic Psychology. 16 (1995) 
663-679. 
[21] K. Yieh, Who has a negative attitude toward 
installment debt in the U.S.?, Consumer Interests 
Annual. 42 (1995) 135-140. 
[22] L. Y. Zhu, C. B. Meeks, Effects of low income 
families’ ability and willingness to use consumer 
credit on subsequent outstanding credit balances, 
The Journal of Consumer Affairs. 28 (1994) 
403-422. 
[23] I. Ajzen, The theory of planned behavior, 
Organizational Behavior and Human Decision 
Processes. 50 (2) (1991) 179-211. 
[24] V. Venkatesh, F. Davis, A theoretical extension of 
the technology acceptance model: four 
longitudinal field studies, Management Science. 
46 (2000) 186-204. 
[25] G. B. Canner, A. W. Cyrnak, Determinants of 
consumer credit card usage patterns among U.S. 
families, Journal of Retail Banking. 8 (1985) 9-18. 
[26] U. Gupta, R. Sinha, A Comparative Study on 
Factors Affecting Consumer’s Buying Behavior 
towards Home Loans (With Special Reference To 
State Bank Of India And Life Insurance 
Corporation, Allahabad)”, IOSR Journal of 
Business and Management. 17 (2) (2015) 13-17. 
[27] Phạm Hồng Mạnh, Đồng Trung Chính, Yếu tố 
ảnh hưởng tới ý định vay vốn của các hộ kinh 
doanh cá thể: Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Nam 
Định, Tạp chí Kinh tế và Dự báo. 8 (544) (2013) 
59-62. 
[28] Trần Ái Kết, Thái Thanh Thoảng, Nghiên cứu các 
yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng tiêu dùng ở 
Ngân hàng thương mại của hộ gia đình trên địa 
N.P. Mai et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 97-111 
110 
bàn thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học 
Trường Đại học Cần Thơ. 28 (2013) 26-32. 
[29] Nguyễn Phương Quỳnh, Tìm hiểu hành vi lựa 
chọn sản phẩm dịch vụ ngân hàng của nhóm 
khách hàng tiểu thương/ hộ kinh doanh cá thể tại 
Ngân hàng TMCP Quân Đội, Luận văn Thạc sĩ 
Điều hành cao cấp Executive MBA, Đại học Kinh 
tế Quốc dân, 2015. 
[30] Phạm Thùy Giang, Nghiên cứu hành vi người tiêu 
dùng đối với dịch vụ internet banking của các 
ngân hàng thương mại Việt Nam - Những khuyến 
nghị, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Học 
viện Ngân hàng, 2014. 
[31] Đỗ Thị Phương Nhung, Giải pháp mở rộng cho 
vay tiêu dùng tín chấp đối với khách hàng cá nhân 
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt 
Nam - Chi nhánh Đông Đô, Luận văn Thạc sĩ 
Kinh tế Tài chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế 
Quốc dân, 2015. 
[32] C. M. Norton, The social psychology of credit, 
Credit World, 82 (Sept/Oct) (1993) 18-22. 
[33] E. J. Bird, A. H. Paul, R.Wild, Credit cards and 
the poor, Institute for Researh on Poverty, 
Discussion Paper, No. 1148-97. Madison. WI : 
University of Wisconsin, 1997. 
[34] Khuất Duy Tuấn, Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng - 
Xu hướng tất yếu của hoạt động ngân hàng trong 
nền kinh tế thị trường, Ngân hàng Nhà nước Việt 
Nam, 2005. 
[1] 
thi-truong-tai-chinh-tieu-dung-145444.html
Phụ lục 
Thang đo nghiên cứu 
Ký hiệu Nhận thức sự hữu ích (PU) Nguồn 
PU1 
Lãi suất vay hợp lý giúp cho tôi thoả mãn nhu cầu tốt 
hơn 
Kamleitner và Kirchler (2006); Gupta và 
Sinha (2015); Phạm Hồng Mạnh và Đồng 
Trung Chính (2013); Trần Ái Kết và Thái 
Thanh Thoảng (2013) 
PU2 
Thời gian hoàn trả khoản vay phù hợp giúp tôi cân 
bằng các khoản chi tiêu cá nhân 
PU3 Quy mô khoản vay đáp ứng nhu cầu của tôi 
PU4 
Vị trí các điểm vay là thuận tiện giúp tôi giải quyết vấn 
đề nhanh hơn 
PU5 
Nhân viên/người cho vay nhiệt tình, giải thích dễ hiểu 
giúp tôi tận dụng hiệu quả khoản vay 
PU6 
Dịch vụ hỗ trợ tốt (nhắc trả nợ, mở thẻ, kênh thanh 
toán...) giúp tôi sử dụng sản phẩm vay tiêu dùng 
tốt hơn 
PU7 
Chương trình ưu đãi hấp dẫn mang lại lợi ích cho tôi 
khi vay 
Ký hiệu Nhận thức sự tiện dụng (PEOU) Nguồn 
PEOU1 
Việc tiếp cận thông tin sản phẩm cho vay dễ dàng giúp 
tôi thỏa mãn nhu cầu vay 
Kamleitner và Kirchler (2006); Gupta và 
Sinha (2015); Phạm Hồng Mạnh và Đồng 
Trung Chính (2013); Trần Ái Kết và Thái 
Thanh Thoảng (2013); Nguyễn Phương 
Quỳnh (2015) 
PEOU2 
Các điều kiện vay dễ đáp ứng giúp tôi thỏa mãn nhu 
cầu vay 
PEOU3 Thủ tục vay thuận tiện giúp tôi thỏa mãn nhu cầu vay 
PEOU4 
Các thông tin về khoản vay rõ ràng, minh bạch thỏa 
mãn nhu cầu vay của tôi 
PEOU5 
Thời gian xử lý hồ sơ vay nhanh chóng giúp tôi thỏa 
mãn nhu cầu vay 
Ký hiệu Thái độ (ATT) Nguồn 
ATT1 
Tôi nghĩ vay tiêu dùng là cần thiết khi cá nhân có nhu 
cầu chi tiêu mà chưa có khả năng chi trả ngay 
Calem và Mester (1993); Hayhoe và cộng 
sự (1999); Kamleitner và Kirchler (2006); 
N.P. Mai et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 97-111 111 
ATT2 
Tôi nghĩ vay tiêu dùng tạo sự thuận tiện cho cá nhân 
trong cuộc sống 
Chien và Devaney (2001); Abadi và cộng 
sự (2012) 
ATT3 
Tôi nghĩ vay tiêu dùng sẽ tạo gánh nặng nợ nần cho 
cá nhân 
ATT4 Nhìn chung, tôi ủng hộ cá nhân vay tiêu dùng 
Ký hiệu Ảnh hưởng của người thân (SN) Nguồn 
SN1 Bạn bè tôi ủng hộ tôi vay tiêu dùng 
Chien và Devaney (2001); Gupta và Sinha 
(2015); Zhu và Meeks (1994); Davies và 
Lea (1995) 
SN2 Gia đình tôi ủng hộ tôi vay tiêu dùng 
SN3 
Những người khác mà tôi tin tưởng ủng hộ tôi vay tiêu 
dùng 
Ký hiệu Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) Nguồn 
PBC1 
Tôi nghĩ là tôi có đủ các điều kiện về pháp lý để vay 
tiêu dùng 
Kamleitner và Kirchler (2006); Abadi và 
cộng sự (2012) 
PBC2 
Tôi nghĩ là tôi có khả năng thực hiện các thủ tục vay 
tiêu dùng 
PBC3 Tôi nghĩa là tôi có khả năng trả nợ các khoản vay 
PBC4 
Tôi nghĩ là tôi có khả năng sử dụng khoản vay một 
cách hiệu quả 
Ký hiệu Ý định vay tiêu dùng (INT) Nguồn 
INT1 Tôi sẵn sàng đi vay để mua được thứ mình thích 
Pikkarainen và cộng sự (2004) 
INT2 Tôi chấp nhận đi vay nếu thấy cần thiết 
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu khác. 

File đính kèm:

  • pdffactors_affecting_students_intention_in_borrowing_consumer_c.pdf