Chính sách tỷ giá với vai trò giám sát an toàn vĩ mô tại Việt Nam
Nghiên cứu này tập trung làm rõ vai trò của chính sách tỷ giá đối
với mục tiêu giám sát an toàn vĩ mô. Nghiên cứu được kết cấu thành
4 phần chính. Phần 1 tập trung phân tích hoạt động điều hành tỷ giá
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trong năm 2017. Trong
phần 2 tác giả tổng hợp các biện pháp điều hành tỷ giá mà NHNN
đã thực thi với mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối, qua đó góp
phần ổn định hệ thống tài chính. Phần 3, tác giả tập trung sử dụng
mô hình kinh tế lượng đơn giản để phân tích hiệu lực của chính sách
giám sát an toàn vĩ mô (GSATVM) qua kênh các công cụ liên quan
đến ngoại hối. Cuối cùng là phần đánh giá chung và một số khuyến
nghị chính sách.
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách tỷ giá với vai trò giám sát an toàn vĩ mô tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách tỷ giá với vai trò giám sát an toàn vĩ mô tại Việt Nam
1 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 188+189- Tháng 1&2. 2018 Chính sách tỷ giá với vai trò giám sát an toàn vĩ mô tại Việt Nam1 VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN Phạm Thị Hoàng Anh Ngày nhận: 22/01/2018 Ngày nhận bản sửa: 29/01/2018 Ngày duyệt đăng: 06/02/2018 Nghiên cứu này tập trung làm rõ vai trò của chính sách tỷ giá đối với mục tiêu giám sát an toàn vĩ mô. Nghiên cứu được kết cấu thành 4 phần chính. Phần 1 tập trung phân tích hoạt động điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trong năm 2017. Trong phần 2 tác giả tổng hợp các biện pháp điều hành tỷ giá mà NHNN đã thực thi với mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối, qua đó góp phần ổn định hệ thống tài chính. Phần 3, tác giả tập trung sử dụng mô hình kinh tế lượng đơn giản để phân tích hiệu lực của chính sách giám sát an toàn vĩ mô (GSATVM) qua kênh các công cụ liên quan đến ngoại hối. Cuối cùng là phần đánh giá chung và một số khuyến nghị chính sách. Từ khóa: Chính sách giám sát an toàn vĩ mô, chính sách tỷ giá, Việt Nam. 1. Điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2017 ăm 2016 được coi là một năm bước ngoặt trong điều hành tỷ giá khi NHNN theo đuổi một cơ chế điều hành tỷ giá mới theo hướng linh hoạt và thị trường hơn, giúp thị trường ngoại hối Việt Nam có thể ứng phó khá tốt trước các cú sốc trong và ngoài nước. Mặc dù vậy, cuối năm 2016, thị trường ngoại hối chứng kiến một sự biến động khá lớn khi tỷ giá trên thị trường tăng mạnh vượt trần biên độ quy định của NHNN (từ 24/11/2016-31/12/2016)1, chính thức vượt mốc 23.000 VND/1USD vào ngày 3/12/2016 (Hình 1). Tuy nhiên, trong suốt năm 2017, tỷ giá trên thị trường tự do đã giảm mạnh và xuống dưới mốc 23.000 VND/1USD và ổn định bám sát quanh tỷ giá các ngân hàng thương mại (NHTM), thấp hơn so với mốc trần quy định của NHNN. Tính đến cuối năm 2017, trong khi 1 Trần tỷ giá theo quy định của NHNN là 22.820-22.830, nhưng tỷ giá trên thị trường tự do lên tới 23.400. 1 Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong Đề tài mã số 502.99 - 2016.01, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh, 2017-2019. 2CHÚC MỪNG NĂM MỚI Số 188+189- Tháng 1&2. 2018 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng tỷ giá trung tâm tăng 1,24% thì tỷ giá tại các NHTM và trên thị trường tự do giảm tương ứng 0,2% và 1,72% so với thời điểm cuối năm 2016 (Hình 1). Sự ổn định của thị trường ngoại hối và tỷ giá là một trong những điểm nổi bật trong bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2017. Kết quả này được bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: Thứ nhất, kim ngạch xuất khẩu đạt mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm qua với con số 21,1%, đạt mức 213,77 tỷ USD. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tăng 20,8% so với năm 2016 lên mức 211,1 tỷ USD. Diễn biến này giúp cán cân thương mại của Việt Nam năm 2017 thặng dư khoảng 2,67 tỷ USD, qua đó góp phần ổn định nguồn cung ngoại tệ và thị trường ngoại hối (Hình 2). Thứ hai, dòng vốn từ bên ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), và dòng kiều hối cũng đóng góp rất lớn trong việc tăng nguồn cung trên thị trường ngoại hối (Hình 3). Cụ thể, tính đến thời điểm 20/12/2017, tổng vốn FDI thực hiện năm 2017 ước tính đạt 17,5 tỷ USD, tăng 10,8% so với năm 2016. Không những thế, việc thoái vốn tại một số tổng công ty lớn như Vinamilk, Sabeco cuối năm 2017 cho các nhà đầu tư nước ngoài đã tạo ra một dòng ngoại tệ vào khá lớn cho nền kinh tế. Nhờ vậy, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã liên tục tăng, và đạt con số kỉ lục lên tới 52 tỷ USD (cuối tháng 12/2017, Hình 4)2. Tuy nhiên, nếu xét theo tuần nhập khẩu thì dự trữ ngoại hối hiện nay tương đương với 12,8 tuần nhập khẩu3, tức là mức vừa đủ chứ không phải là quá nhiều. Những yếu tố tích cực từ thị trường cộng với một số biện pháp điều hành thực thi từ những năm trước như: Hạn chế đối tượng vay ngoại 2 Theo báo cáo của NHNN, trong những ngày đầu năm 2018, NHNN tiếp tục mua thêm khoảng 2,5 tỷ USD, đã đưa dự trữ ngoại hối lên 54,5 tỷ USD. 3 Con số này được tính toán dựa theo kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2017. Hình 1. Diễn biến tỷ giá USD/VND theo ngày trên các thị trường giai đoạn 2015-2017 Nguồn: www.sbv.gov.vn; www.vietcombank.com.vnwww.vangsaigon.com Hình 2. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giai đoạn 6/2016-11/2017 Đơn vị: Triệu USD Nguồn: www.gso.gov.vn và tính toán của tác giả 3 XUÂN MẬU TUẤT Số 188+189- Tháng 1&2. 2018Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng tệ, áp trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ, đã góp phần ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối năm 2017. Bên cạnh đó, một nguyên nhân không thể không đề cập đến, đó chính là sự thay đổi trong cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng thị trường hơn, linh hoạt hơn kể từ 4/1/2016 dường như đã phát huy được hiệu lực của mình. Với cơ chế này, tỷ giá trung tâm được NHNN công bố thay cho tỷ giá bình quân liên ngân hàng, và được xác định dựa trên 3 yếu tố chính: (i) Tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày liền trước; (ii) Diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế được tính toán tương quan với rổ 8 đồng tiền của các đối tác thương mại, đầu tư, vay nợ có ảnh hưởng nhất đối với Việt Nam gồm USD, EUR, CNY, THB, JPY, SGD, KRW và TWD; và (iii) Cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ phù hợp với mục tiêu chính sách Hình 3. Diễn biến dòng vốn FDI, dòng kiều hối và ODA, giai đoạn 1996-2017 Đơn vị: Nghìn USD Nguồn: www.gso.gov.vn Hình 4. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam (triệu USD) Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế của IMF 4CHÚC MỪNG NĂM MỚI Số 188+189- Tháng 1&2. 2018 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng tiền tệ (CSTT). Nói cách khác, thay vì neo quá chặt với USD như những năm trước đây, tỷ giá do NHNN công bố đã linh hoạt hơn theo sự biến động của các tiền tệ chủ chốt trong rổ. 2. Chính sách tỷ giá với vai trò giám sát an toàn vĩ mô Giống như các quốc gia khác trên thế giới, chính sách GSATVM cùng với các công cụ của nó chỉ được NHNN quan tâm kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, các thuật ngữ liên quan đến chính sách GSATVM tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các khái niệm khá sơ khai. Tên các công cụ chính sách GSATVM mới chỉ dừng lại ở các báo cáo nghiên cứu tổng thể về vấn đề này ở mặt lý thuyết. Mặc dù vậy, giai đoạn 2011- 2016 có thể coi là một giai đoạn đặc biệt quan trọng đối với hệ thống tài chính nói chung và hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng khi phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Chính Bảng 1. Thực trạng sử dụng các công cụ giám sát an toàn vĩ mô liên quan đến ngoại hối tại Việt Nam STT Công cụ Bối cảnh kích hoạt Thời điểm và mức kích hoạt Tác động /Mục đích 1 Quy định trạng thái ngoại tệ - Mất cân đối về cung cầu ngoại tệ→gây áp lực tới tỷ giá→biến động mạnh trên thị trường ngoại hối - Có hiện tượng đầu cơ ngoại tệ tại các NHTM - Áp dụng từ năm 2002 theo Quyết định số 1081/2002/QĐ-NHNN ngày 07/10/2002 của Thống đốc NHNN ban hành Quy định về trạng thái ngoại tệ đối với các TCTD được phép hoạt động ngoại hối; - Quyết định số 1168/2003/QĐ- NHNN ngày 2/10/2003 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi Điều 1 Quyết định 1081/2002/QĐ-NHNN ngày 07/10/2002. - Thông tư số 07/2012/TT- NHNN ngày 20/3/2012. - Giảm hiện tượng đầu cơ ngoại tệ →giảm nguy cơ rủi ro tỷ giá tại các NHTM→giảm nguy cơ gây bất ổn hệ thống ngân hàng cũng như trên các thị trường tài chính. 2 Kết hối ngoại tệ - Mất cân đối về cung cầu ngoại tệ→gây áp lực tới tỷ giá→biến động mạnh trên thị trường ngoại hối - Có hiện tượng đầu cơ ngoại tệ tại doanh nghiệp - 1998-2002: Có áp dụng kết hối với các tỷ lệ 80%- 50%- 40%- 30%- 0% (ngày 2/4/2003) - 2011: Áp dụng trở lại đối với 7 tổng công ty nhà nước (Thông tư 13/2011 ngày 31/5/2011) - Giảm hiện tượng đầu cơ ngoại tệ →giảm nguy cơ gây bất ổn hệ thống ngân hàng cũng như trên các thị trường tài chính. 3 Yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ - Tín dụng ngoại tệ tăng nhanh với mức tăng 48,45% (năm 2010) và 18,7% (năm 2011) so với con số 10,2% của tín dụng nội tệ. Nguyên nhân là do chênh lệch lãi suất cho vay ngoại tệ và nội tệ cộng với kì vọng tỷ giá ổn định. - Tuy nhiên, diễn biến này lại là một trong những nguyên nhân gây áp lực tới tỷ giá, từ đó gây biến động mạnh trên thị trường ngoại hối. - Áp dụng từ năm 2003 theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 9/6/2003 - Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 4% lên 6% (9/4/2011); và 7% (1/6/2011) - Giảm tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống NHTM → giảm tình trạng đô la hóa tiền gửi - Giảm áp lực tới biến động trên thị trường ngoại hối. 5 XUÂN MẬU TUẤT Số 188+189- Tháng 1&2. 2018Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng vì vậy, trong giai đoạn này, NHNN đã rất chủ động và linh hoạt trong điều hành CSTT cũng như các chính sách giám sát an toàn vĩ mô khi ban hành hàng loạt các công cụ điều hành, kể cả mang tính hành chính cũng như các công cụ kinh tế. Các công cụ này phần lớn mang tính truyền thống của CSTT nhưng trong đó, một số công cụ thực chất lại chính là các công cụ của chính sách GSATVM. Nói cách khác, mặc dù các công cụ của chính sách GSATVM chưa được ban hành theo góc độ an toàn vĩ mô nhưng mục tiêu và tác động hướng tới của các công cụ này thực chất vẫn nhằm tới đảm bảo sự ổn định cho cả hệ thống tài chính tại Việt Nam. Với cách nhìn nhận như vậy, tác giả cho rằng, các công cụ của chính sách GSATVM đã được kích hoạt và áp dụng tại Việt Nam dưới dạng phối hợp cùng với CSTT nhằm đạt được các mục tiêu như ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và ổn định tài chính. Theo lý thuyết, các công cụ của chính sách GSATVM được chia thành 4 nhóm liên quan đến (i) chuẩn mực tín dụng, (ii) tiêu chuẩn vốn, (iii) ngoại hối và (iv) thanh khoản. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung giới thiệu về nhóm công cụ chính sách GSATVM có liên quan đến 4 Quy định về đối tượng được phép vay ngoại tệ - Tín dụng ngoại tệ tăng nhanh với mức tăng 48,45% (năm 2010) và 18,7% (năm 2011) so với con số 10,2% của tín dụng nội tệ. Nguyên nhân là do chênh lệch lãi suất cho vay ngoại tệ và nội tệ cộng với kì vọng tỷ giá ổn định. Tuy nhiên, diễn biến này lại là một trong những nguyên nhân dẫn gây áp lực tới tỷ giá, từ đó gây biến động mạnh trên thị trường ngoại hối. Những đối tượng có nguồn thu ngoại tệ được phép vay bằng ngoại tệ + TT 07, ngày 24/3/3011, hiệu lực ngày 9/5/2011; +TT 03/2012/TT-NHNN (08/3/2012); + TT 37/2012/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2012 + TT 29/2013/TT-NHNN (06/12/2013); + TT 24/2015/TT-NHNN ngày 08/12/2015 thay thế Thông tư 29 và Thông tư số 07/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN; + Thông tư số 31/2016/TT-NHNN ngày 15/11/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN. - Giảm tăng trưởng tín dụng ngoại tệ →giảm tình trạng đô la hóa tiền vay - Giảm áp lực tới biến động trên thị trường ngoại hối. 5 Trần lãi suất tiền gửi USD - Mất cân đối cung cầu ngoại tệ - Chênh lệch lãi suất nội tệ- ngoại tệ quá lớn →tiền gửi ngoại tệ tăng→đô la hóa tiền gửi ngoại tệ tăng - Tín dụng ngoại tệ tăng nhanh với mức tăng 48,45% (năm 2010) và 18,7% (năm 2011) so với con số 10,2% của tín dụng nội tệ. Nguyên nhân là do chênh lệch lãi suất cho vay ngoại tệ và nội tệ cộng với kì vọng tỷ giá ổn định. Tuy nhiên, diễn biến này lại là một trong những nguyên nhân dẫn gây áp lực tới tỷ giá, từ đó gây biến động mạnh trên thị trường ngoại hối. - Chính thức áp trần lãi suất huy động USD là 3% (ngày 9/4/2011); 2% (2/6/2011); 1,25% (28/6/2013); 1% (18/3/2014); 0,25% cho TCTK và 0,75% cho cá nhân (29/10/2014); 0% cho TCKT và 0,25% cho cá nhân (29/9/2015); 0% cho cả hai (17/12/2015) - Giảm tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống NHTM → giảm tình trạng đô la hóa tiền gửi - Giảm áp lực tới biến động trên thị trường ngoại hối. Nguồn: Tổng hợp của tác giả. 6CHÚC MỪNG NĂM MỚI Số 188+189- Tháng 1&2. 2018 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng ngoại hối đã được NHNN ban hành trong thời gian gần đây. Nhóm chính sách GSATVM được áp dụng nhằm mục đích ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, qua đó ổn định thị trường tài chính. 3. Sử dụng mô hình OLS phân tích hiệu lực của chính sách tỷ giá trong giám sát an toàn vĩ mô tại Việt Nam 3.1. Mô tả mô hình Để đánh giá thực trạng điều hành chính sách GSATVM, dựa theo nghiên cứu của Cerutti và cộng sự (2016), chúng tôi sẽ sử dụng mô hình OLS đơn giản cho chuỗi số liệu thời gian để đánh giá hiệu lực của chính sách GSATVM thông qua các công cụ liên quan đến ngoại hối. Khung đánh giá được thể hiện như sau: Các công cụ của chính sách GSTAVM có liên quan đến ngoại hối bị thắt chặt →Sẽ làm giảm cầu ngoại tệ và tăng cung ngoại tệ trong nền kinh tế →Giảm áp lực giảm giá nội tệ →Giảm nguy cơ bất ổn/rủi ro hệ thống, đặc biệt là những biến động trên thị trường ngoại hối. Vì vậy, Mô hình được mô tả dưới dạng đơn giản như sau: PMP t = α + β 1 PMP t-1 + β 2 TB t + β 3 TB t-1 + β 4 RES t + β 5 RES t-1 + β 5 CPI t + β 6 MAPP1 t + β 7 MAPP2 t + β 8 MAPP3 t + β9MAPP5t + ut Các số liệu trong mô hình được thu thập theo tháng cho giai đoạn từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2016- tổng cộng 120 quan sát. Các nguồn dữ liệu bao gồm: Tổng cục Thống kê, Thống kê Tài chính quốc tế của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), các văn bản pháp lý của NHNN (từ www.sbv.gov.vn). Trong đó: - Chênh lệch tỷ giá thị trường chính thức và thị trường tự do (Parallel market premium- PMP, tỷ lệ %): Là biến số đại diện cho mức độ biến động của thị trường ngoại hối, được xác định bằng cách tính mức chênh lệch giữa tỷ giá bán trên thị trường ngoại hối tự do Hà Nội và tỷ giá bình quân liên ngân hàng (hoặc tỷ giá trung tâm kể từ năm 2016), số liệu thu thập theo quý từ trang web của NHNN- www.sbv.gov.vn, và www.vangsaigon.com. - Chênh lệch tỷ giá thị trường chính thức và thị trường tự do (tỷ lệ %) với độ trễ 1- PMP(-1). - Tỷ lệ lạm phát (%- quarter on quarter)- CPI. - Dự trữ ngoại hối- RES: biến số này được lấy logarit. - Cán cân thương mại- Trade Balance (TB): Được đo bằng tỷ lệ phần trăm chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu và GDP. - Vector các công cụ liên quan đến ngoại hối bao gồm: + MaPP1: Quy định hạn chế đối tượng cho vay ngoại tệ: Biến số này xác định dựa Thông tư 07/2011 (có hiệu lực từ 9/5/2011): (i) Tháng 1/2007-4/2011: nhận giá trị 0; (ii) Tháng 5/2011-12/2016: nhận giá trị 1 + MaPP2: Quy định về trạng thái ngoại tệ, vì đây là giai đoạn đều áp dụng công cụ này nên tác giả sử dụng giá trị tuyệt đối của các tỷ lệ để đưa vào Mô hình. Biến số này xác định dựa vào Thông tư 07 ( ... T-NHNNngày 9/4/2011), với: (i) Tháng 1/2007-3/2011: nhận giá trị 0; (ii) Tháng 7 XUÂN MẬU TUẤT Số 188+189- Tháng 1&2. 2018Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 4/2011-5/2011: nhận giá trị 1. 3.2. Phân tích kết quả Các biến số trong mô hình OLS đều dừng ở sai phân bậc 1 (dự trữ ngoại hối, chênh lệch tỷ giá chính thức- tự do, cán cân thương mại). Các mô hình không có các khuyết tật từ tương quan hay phương sai sai số thay đổi. Các kết quả thu được từ mô hình hồi quy được thể hiện trong Bảng 2. Trên cơ sở các kết quả thu được từ mô hình, tác giả rút ra một số kết luận chủ yếu sau đây: 3.2.1. Về nhóm các công cụ chính sách giám sát an toàn vĩ mô mà Việt Nam đã áp dụng Thứ nhất, mô hình hồi quy cho thấy việc áp trần lãi suất tiền gửi USD có tác động làm giảm chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá tự do với mức ý nghĩa thống kê 5%. Nói cách khác, công cụ này đã phát huy được hiệu lực của nó trong việc làm giảm biến động trên thị trường ngoại hối, qua đó giúp ổn định hệ thống tài chính Việt Nam. Kết luận này được giải thích như sau: (i) Khi NHNN áp trần lãi suất tiền gửi đối với ngoại tệ (cụ thể là USD) và cam kết duy trì ổn định giá trị đồng nội tệ giúp cho tài sản bằng nội tệ sẽ hấp dẫn hơn so với tài sản bằng ngoại tệ. Vì vậy, cá nhân và các tổ chức kinh tế sẽ có tâm lý chuyển sang nắm giữ tài sản bằng nội tệ thay vì bằng ngoại tệ. Động thái này có 2 tác động tích cực: Thứ nhất, góp phần làm giảm Bảng 2. Tác động của các công cụ chính sách giám sát an toàn vĩ mô tới chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do tại Việt Nam Biến số Hệ số Std. Error P-value C 2.785491 11.39027 0.8073 PMP(-1) 0.819968*** 0.063608 0.0000 TB 0.819968*** 0.063608 0.0000 TB(-1) -6.86E-05 8.98E-05 0.4466 RES -1.452480 1.177111 0.2199 RES(-1) 0.021752 1.205339 0.9856 CPI -0.032836 0.115462 0.7767 MAPP1 2.680097*** 0.665327 0.0001 MAPP2 2.313205 2.058113 0.2636 MAPP3 0.181411 0.505381 0.7203 MAPP5 -2.513764*** 0.576059 0.0000 Ghi chú: ***, **, * thể hiện các hệ số có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%. Nguồn: Kết quả từ mô hình chạy trên Eviews Hình 5. Trần lãi suất tiền gửi VND và USD, 2011-tháng 7/2016 (tỷ lệ %) Nguồn: NHNN 8CHÚC MỪNG NĂM MỚI Số 188+189- Tháng 1&2. 2018 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng tình trạng găm giữ và tích trữ USD, giảm tình trạng đô la hóa tiền gửi và tiền vay; thứ hai, giúp hạn chế tình trạng đầu cơ trên thị trường ngoại hối, qua đó giúp bình ổn thị trường này. Không những thế, để duy trì lợi thế của tài sản bằng nội tệ, bất cứ lúc nào NHNN giảm trần lãi suất đối với tiền gửi VND (là cơ sở để giảm lãi suất cho vay, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế), NHNN ngay lập tức giảm trần đối với lãi suất tiền gửi ngoại tệ (Hình 5). (ii) Việc áp trần lãi suất tiền gửi USD còn nhằm ngăn chặn cuộc chạy đua lãi suất giữa các NHTM tại Việt Nam. Theo lý thuyết về ngân hàng, tài chính, bên cạnh yếu tố an toàn, lãi suất được xem là một yếu tố quan trọng thu hút người gửi tiền vào các NHTM. Nói cách khác, nếu các nhân tố khác không thay đổi, cá nhân/tổ chức kinh tế sẽ có xu hướng gửi tiền tại các NHTM có chào mức lãi suất tiền gửi cao hơn. Chính vì vậy, trong một số giai đoạn, các NHTM nhỏ của Việt Nam đã tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền gửi một phần để tăng nguồn vốn, một phần để đáp ứng các yêu cầu về thanh khoản theo quy định của NHNN. Vì vậy, cá nhân/tổ chức có xu hướng rút tiền gửi tại các NHTM có lãi suất thấp chuyển sang các NHTM có lãi suất cao hơn. Điều này khiến cho các NHTM lớn không còn cách nào khác buộc phải tăng lãi suất theo. Cứ như vậy, cuộc đua lãi suất sẽ gây nên bất ổn trên thị trường tài chính tiền tệ, và nó chỉ dừng lại khi NHNN áp trần lãi suất. (iii) Áp trần lãi suất là cơ sở để NHNN giảm mặt bằng lãi suất cho vay, qua đó kích thích đầu tư và tiêu dùng, giúp phục hồi tăng trưởng kinh tế. Về cơ bản, Hình 5 cho thấy so sánh thời điểm trước và sau khi kích hoạt công cụ này thì chênh lệch tỷ giá chính thức- tỷ giá tự do đã giảm đi đáng kể. Thứ hai, một kết quả khá ngạc nhiên là việc hạn chế đối tượng vay ngoại tệ (nếu để riêng lẻ) được chứng minh có tác động không mong muốn khi làm tăng mức chênh lệch tỷ giá chính thức- tỷ giá thị trường tự do. Nói cách khác, việc quy định chỉ có những doanh nghiệp/tổ chức có nguồn thu ngoại tệ mới được phép vay bằng ngoại tệ vẫn là nguyên nhân dẫn đến sự biến động trên thị trường ngoại hối. Kết luận này cho thấy, đến một thời điểm thích hợp, NHNN cần chấm dứt hoàn toàn việc vay mượn bằng ngoại tệ. Từ đó hoàn tất định hướng chiến lược: Chuyển hoàn toàn từ quan hệ vay mượn sang quan hệ mua bán ngoại tệ. Mặc dù các công cụ GSATVM khác như quy định trạng thái ngoại tệ, quy định tỷ lệ kết hối ngoại tệ hay hạn chế đối tượng vay ngoại tệ được chứng minh không có tác động đáng kể có ý nghĩa thống kê đến sự ổn định của hệ thống tài chính nói chung, và thị trường ngoại hối nói riêng. Như vậy, nếu tính riêng từng công cụ có thể không có tác động rõ rệt nhưng cả một nhóm công cụ cùng được kích hoạt thì lại có hiệu lực. 3.2.2. Về các biến số khác trong mô hình Thứ nhất, trạng thái cán cân thương mại được chứng minh có ảnh hưởng tích cực tới chênh lệch tỷ giá chính thức- tỷ giá thị trường tự do với mức ý nghĩa thống kê là 1%. Cụ thể nếu dự trữ ngoại hối tăng thêm 1% thì chênh lệch tỷ giá chính thức và tự do có thể giảm 0,02% so với mức chênh lệch trước đó. Ngược lại, cán cân thương mại thâm hụt sẽ làm gia tăng chênh lệch tỷ giá chính thức- tự do. Kết luận này có thể giải thích như sau: Cán cân thương mại thâm hụt sẽ dẫn đến cầu ngoại tệ tăng vượt cung, gây áp lực tới tỷ giá. Tại Việt Nam, tỷ giá chính thức được điều hành bởi NHNN theo hướng linh hoạt có quản lý, trong khi đó, tỷ giá thị trường tự do hoàn toàn chịu ảnh hưởng bởi quan hệ cung cầu. Chính vì vậy, khi cầu ngoại tệ tăng mạnh, tỷ giá thị trường tự do sẽ tăng ngay lập tức, trong khi đó, tỷ giá chính thức không biến động quá nhiều. Diễn biến này sẽ làm gia tăng chênh lệch tỷ giá thị trường chính thức và thị trường tự do. Thứ hai, kì vọng về sự biến động tỷ giá là yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê ở mức 1% trong mô hình. Nói cách khác, sự biến động của tỷ giá ở thời kì trước là yếu tố quan trọng tới sự biến động của tỷ giá tại thời điểm sau. Lý do là người dân Việt Nam chịu sự tác động của hiệu ứng tâm lý rất lớn. Nếu tỷ giá biến động mạnh thì họ lại càng tin vào khả năng tỷ giá sẽ lại tiếp tục biến động trong tương lai (trong mô hình 9 XUÂN MẬU TUẤT Số 188+189- Tháng 1&2. 2018Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng này là 1 tháng tiếp theo thời điểm tăng tỷ giá). Yếu tố tâm lý này sẽ làm gia tăng áp lực tới tỷ giá và làm cho chênh lệch tỷ giá thị trường chính thức- thị trường tự do sẽ ngày càng tăng lên. 4. Đánh giá chung về chính sách tỷ giá trong tăng cường hiệu lực giám sát an toàn vĩ mô tại Việt Nam Mặc dù mới được triển khai, hoạt động điều hành chính sách GSATVM, đặc biệt là qua kênh các công cụ liên quan đến ngoại hối tại Việt Nam đã đạt được những kết quả tương đối khả quan như sau: Thứ nhất, các công cụ của chính sách GSATVM liên quan đến ngoại hối được NHNN sử dụng đa dạng, linh hoạt với nhiều mục đích, trong đó có mục đích ổn định thị trường ngoại hối, qua đó góp phần ổn định hệ thống tài chính. Một số công cụ đã phát huy được hiệu lực phần nào tới mục tiêu ổn định hệ thống tài chính, trong đó có thể kế đến: (i) Hạn chế đối tượng được phép vay ngoại tệ; (ii) áp trần lãi suất đối với tiền gửi ngoại tệ. Thứ hai, giảm thiểu nguy cơ xảy ra rủi ro, đặc biệt rủi ro tỷ giá đối với hệ thống tài chính; niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính, đặc biệt là ngân hàng gia tăng giúp hệ thống ổn định, tránh gây đổ vỡ hàng loạt. Tuy nhiên, điều hành tỷ giá với vai trò GSATVM tại Việt Nam vẫn còn một số hạn chế, đó là: Thứ nhất, hiệu lực đơn lẻ của từng công cụ chưa cao, thậm chí không có hiệu lực nhằm đạt được mục tiêu trung gian, mục tiêu cuối cùng của chính sách GSATVM. Trên thực tế, một số công cụ sau khi kích hoạt lại phải thoái lui ngay do chưa phù hợp với thực trạng của hệ thống tài chính Việt Nam. Chính vì vậy, các công cụ phải được kích hoạt đồng loạt và có sự gắn kết chặt chẽ với các công cụ của CSTT và các chính sách vĩ mô khác thì mới phát huy được hiệu lực điều hành. Thứ hai, việc xác định mức độ kích hoạt và thời điểm kích hoạt các công cụ của chính sách GSATVM còn gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị như sau: (i) Việc điều hành chính sách GSATVM phải gắn với các mục tiêu trung gian. Quá trình theo dõi, giám sát rủi ro hệ thống nhằm hướng đến các mục tiêu trung gian để đề xuất lựa chọn, áp dụng công cụ chính sách GSATVM thích hợp; (ii) Cần gia tăng tính hiệu lực của các công cụ GSATVM liên quan đến ngoại hối, đặc biệt là các công cụ mang tính thị trường; (iii) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, các chỉ số an toàn vĩ mô, hệ thống các chỉ số dẫn báo rủi ro hệ thống, hệ thống các chỉ số kích ứng chính sách an toàn vĩ mô, các mô hình, phương pháp phân tích tính dễ bị tổn thương của các khu vực nền kinh tế... là rất cần thiết cho công tác phân tích, đánh giá rủi ro hệ thống. Trên cơ sở đó, NHNN có thể xác định mức độ kích hoạt, thời điểm kích hoạt các công cụ của chính sách GSATVM một cách chính xác hơn. ■ Tài liệu tham khảo 1. Bank of England (2009), “The role of macroprudential policy,” Bank of England Discussion Paper, November. 2. Bank of England (2011), “Instruments of Macroprudential Policy,” Bank of England Discussion Paper, December. 3. Borio, C and M Drehmann (2009), “Towards an operational framework for financial stability: ‘fuzzy’ measurement and its consequences,” BIS Working Papers, no 284, June. 4. Caruana, J (2005), “Monetary policy, financial stability and asset prices,” Occasional Papers, 0507, Bank of Spain. 5. Cerutti, E., Classens, S., Laeven, L., (2015), “The Use and Effectiveness of Macroprudential Policies: New Evidence”. IMF Working Paper, WP/15/61. 6. Claessens, S (2014), “An Overview of Macroprudential Policy Tools,” IMF Working Paper WP/14/214. 7. Clement, P (2010), “The term “macroprudential”: origins and evolution,” BIS Quarterly Review, March. 8. Committee on Global Financial System (2010), “Macroprudential instruments and frameworks- A stocktaking of issues & experiences,” CGFS Papers No 38. 9. De Bandt, O and Hartmann, P (2000), “Systemic Risk: A Survey,” ECB Working Paper No. 35. 10. Financial Stability Board, International Monetary Fund, and Bank for International Settlements, 2011, “Macroprudential Policy Tools and Frameworks,” Progress Report to G-20. 11. Galati, G and Moessner, R (2011), “Macroprudential Policy-A Literature Overview,” BIS Working Papers No 337. 10 CHÚC MỪNG NĂM MỚI Số 188+189- Tháng 1&2. 2018 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 12. Hannoun, H (2010), “Towards a global financial stability framework”. Speech at the 45th SEACEN Governors’ Conference, Siem Reap province, Cambodia, 26-27 February 2010. 13. International Monetary Fund (2011), “Macroprudential Policy: An Organizing Framework”. 14. Lim, C., Columba, F., Costa, A., Kongsamut, P., Otani, A., Saiyid, M., Wezel, T., and Wu, X., 2011,“Macroprudential Policy: What Instruments and How to Use Them? Lessons from Country Experiences,” IMF Working Paper No. 11/238 (Washington: IMF). 15. Ostry, J.D., Ghosh, A.R., Habermeier, K., Laeven, L., Chamon, M., Qureshi, M.S., và Kokenyne, A., (2011), “Managing capital inflows: What tools to use?”. IMF staff discussion note, SDN/11/06, April 5,2011. 16. Saurina, J (2009b), “Dynamic Provisioning. The experience of Spain,” Crisis Response. Public Policy for the Private Sector. Note Number 7. July. The World Bank. 17. Sibert, A (2010), “A systemic risk warning system,” VoxEU, 16 January 2010 ( php?q=node/4495). 18. Tillmann, P. 2014. Estimating the Effects of Macroprudential Policy Shocks. Center for Economic Research of Korea, Sungkyunkwan University, and the Korea Economic Research Institute. 19. Tresel, T., và Zhang, Y. S. (2016). “Effectiveness and Channels of Macroprudential Instruments: Lesson from thr Euro Area”. IMF Working Paper, WP/16/4. 20. Turner, P. 2010. Macroprudential policies and the cycle. In S Griffith-Jones, S, E Helleiner and Ngaire Woods (eds): The Financial Stability Board: An Effective Fourth Pillar of Economic Governance? CIGI Special Report, June. 21. Zhang, L. và Zoli, E. (2014), “Leaning against the wind: macroprudential policy in Asia”, IMF working paper, WP/14/22. Thông tin tác giả Phạm Thị Hoàng Anh, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng Email: anhpth@hvnh.edu.vn Summary Exchange rate policy as a tool of macro-prudential policy: the case of Viet Nam The paper aims at identifying roles of exchange rate policy as a tool of macro-prudential policy. It is structured into 4 sections. Section 1 analyses developments of exchange rate in both official and parallel markets in Viet Nam during 2017. The next section focuses on reviewing all foreign exchange related measures implemented by the SBV in stabilizing the financial market in general, and foreign exchange market in particular. Then, in the section 3, by employing an econometric model, the paper evaluates effectiveness of macro-prudential policy though foreign exchange related instruments in Vietnam for period 2007-2016. Lastly, policy recommendations are suggested for enhancing effectiveness of macro-prudential policy in Viet Nam. Keywords: Macro-prudential policy, exchange rate policy, Viet Nam. Anh Thi Hoang Pham, Assoc.Prof.PhD. Director of Banking Research Institute, Banking Academy 4. Kết luận Bài viết đã tổng kết từ các nghiên cứu để làm rõ những vấn đề tồn tại trong mô hình kế toán hợp đồng thuê tài sản theo IAS 17. Việc phân loại hợp đồng thuê tài chính và thuê hoạt động căn cứ theo tiêu chuẩn “chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu tài sản” tạo ra những tranh cãi và các khe hở cho việc thao túng số liệu kế toán khi vận dụng trong thực tế. Các nghiên cứu thực chứng cũng đưa ra các bằng chứng về việc các doanh nghiệp lợi dụng điều này để tạo ra những khoản tài trợ ngoại bảng và điều chỉnh các hệ số tài chính, trong đó quan trọng nhất là hệ số nợ. Chính vì vậy IFRS 16 đã đưa ra mô hình kế toán mới áp dụng cho các hợp đồng thuê tài sản, theo đó bên đi thuê sẽ phải ghi nhận “quyền sử dụng tài sản” và nợ phải trả từ các hợp đồng thuê tài sản, trừ trường hợp thời hạn thuê dưới 1 năm và tài sản thuê có giá trị thấp. IFRS 16 cũng hướng dẫn chi tiết để phân biệt hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng cung cấp dịch vụ với khách hàng. Các quy định mới này được kỳ vọng sẽ mang lại những thông tin tài chính phản ánh trung thực hơn tình hình tài chính của đơn vị và tạo sự nhất quán cao hơn giữa các chuẩn mực kế toán. ■ tiếp theo trang 67
File đính kèm:
- chinh_sach_ty_gia_voi_vai_tro_giam_sat_an_toan_vi_mo_tai_vie.pdf