Chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo đại học từ xa tại một số trường đại học Việt Nam

Abstract: In the article, we studied the current status in implementing process of quality assurance

of distance higher education at some universities in Vietnam with some contents: 1) process of

quality assurance in distance higher education; 2) Situation of implementing process of quality

assurance in distance higher education in some universities in Vietnam. The studied result could

be used in research and teaching quality assurance.

pdf 5 trang yennguyen 4440
Bạn đang xem tài liệu "Chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo đại học từ xa tại một số trường đại học Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo đại học từ xa tại một số trường đại học Việt Nam

Chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo đại học từ xa tại một số trường đại học Việt Nam
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 100-103; 139 
100 
CHUẨN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TỪ XA 
TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM 
Đỗ Sa Kỳ - Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 
Ngày nhận bài: 02/04/2019; ngày sửa chữa: 23/04/2019; ngày duyệt đăng: 26/04/2019. 
Abstract: In the article, we studied the current status in implementing process of quality assurance 
of distance higher education at some universities in Vietnam with some contents: 1) process of 
quality assurance in distance higher education; 2) Situation of implementing process of quality 
assurance in distance higher education in some universities in Vietnam. The studied result could 
be used in research and teaching quality assurance. 
Keywords: Process, quality assurance, higher education, distance higher education. 
1. Mở đầu 
Giáo dục từ xa ra đời tính từ thời điểm đại học mở Anh 
quốc thành lập năm 1963. Trải qua hơn nửa thế kỉ hình 
thành và phát triển, hình thức đào tạo này đã có những 
bước chuyển biến không ngừng trên quy mô toàn thế giới. 
Sự phát triển của đào tạo từ xa (ĐTTX) đã đặt ra câu hỏi 
lớn về vấn đề chất lượng. Đảm bảo chất lượng được đánh 
giá là một trong các vấn đề được quan tâm chú trọng hàng 
đầu của tất cả các cơ sở GD-ĐT trên thế giới. Một số bộ 
chuẩn mực ĐTTX đã được các cơ sở đào tạo nói riêng và 
tổ chức liên quan nói chung ban hành và đưa vào thực tiễn. 
Tuy nhiên, thực trạng thực hiện các chuẩn mực về ĐTTX, 
đặc biệt trong giáo dục đại học tại Việt Nam vẫn còn nhiều 
bất cập, chưa đồng bộ, minh bạch và hiệu quả. 
Hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác 
động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục; 
các công cụ hỗ trợ học tập ngày càng phát triển giúp cho 
việc học tập trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Ngày càng 
có nhiều người theo học hệ ĐTTX thay vì lớp học truyền 
thống trước đây. Nhưng để đảm bảo chất lượng đào tạo là 
một vấn đề nan giải của mỗi cơ sở đào tạo giáo dục đại 
học. Tác giả đã tiến hành khảo sát, thu thập, phân tích 
thông tin về vấn đề thực hiện các chuẩn mực ĐTTX trong 
một số cơ sở giáo dục đại học nhằm đưa ra nhận xét dựa 
trên kết quả thu được; từ đó chỉ ra dẫn đến thực trạng này. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Chuẩn mực chất lượng đào tạo đại học từ xa 
Qua nghiên cứu và tham khảo tài liệu có liên quan 
đến đảm bảo chất lượng ĐTTX, tác giả đề xuất 45 tiêu 
chí đảm bảo chất lượng đào tạo đại học từ xa, cụ thể: 
1) Xây dựng kế hoạch ĐTTX cho phép đo lường 
được hiệu quả của chương trình. 
2) Có sự cam kết rõ ràng trong việc cung cấp các dịch 
vụ học tập cho sinh viên (SV). 
3) Có hệ thống chính sách rõ ràng, không phân biệt 
vùng miền về tất cả các hoạt động như: đăng kí, tuyển 
sinh và học tập suốt đời cho SV. 
4) Thực hiện và triển khai các hoạt động quan hệ công 
chúng thông qua các kênh truyền thông về ĐTTX. 
5) Cung cấp hệ thống đăng kí và đăng nhập hiệu quả, 
công bằng và thân thiện với SV. 
6) Duy trì một hệ thống báo cáo điểm số cho SV hiệu 
quả và an toàn. 
7) Cung cấp các tài liệu hướng dẫn cho việc phát 
triển, phân phối, đánh giá và kiểm định chất lượng của 
chương trình ĐTTX. 
8) Đảm bảo các SV có thể truy cập vào chương trình 
ĐTTX và các tài liệu một cách dễ dàng. 
9) Có hệ thống truyền thông giao tiếp hiệu quả với 
SV hiện tại, SV tiềm năng, giảng viên (GV) và trợ giảng. 
10) Quản lí và giải quyết các yêu cầu, các đơn đăng 
kí tuyển sinh hoặc các góp ý từ SV hiện tại và SV tiềm 
năng một cách nhanh chóng. 
11) Có các hướng dẫn cụ thể cho việc thống nhất và 
sử dụng các tiện ích của nhà trường. 
12) Có hệ thống tiếp nhận các phản hồi hiệu quả từ 
các bên liên quan một cách thường xuyên để nâng cáo 
chương trình ĐTTX của nhà trường. 
13) Đảm bảo SV tiềm năng và cộng đồng có thể tiếp 
nhận các chương trình đào tạo và thông tin về các khoá 
học của tổ chức, hệ thống hoạt động và những lợi ích của 
hệ thống ĐTTX. 
14) Thực hiện việc đánh giá một cách có hệ thống và 
chính xác về sự hài lòng cũng như những kì vọng của SV 
qua các khía cạnh dịch vụ của nhà trường. 
15) Sử dụng các thông tin về SV cẩn thận khi thiết kế 
chương trình đào tạo lấy người học làm trung tâm và các 
dịch vụ hỗ trợ. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 100-103; 139 
101 
16) Tổ chức biết cách thích nghi và đáp ứng được 
những sở thích khác nhau của SV liên quan đến định 
hướng học tập; thời gian và mục tiêu học tập. 
17) Cung cấp các hỗ trợ học tập theo cách trực tiếp 
hoặc bằng các công cụ truyền thông cho SV nhằm giúp 
hạn chế đến mức tối đa những áp lực, sự thất vọng của SV. 
18) Tạo điều kiện để giao tiếp với SV bằng cách trực 
tiếp hay gián tiếp để duy trì mối liên kết với SV. 
19) Đảm bảo luôn sẵn sàng và có thể sử dụng các 
phản hồi cũng như góp ý của các bên liên quan một cách 
thường xuyên nhằm làm tăng khả năng hỗ trợ cho SV. 
20) Sử dụng công cụ truyền thông và công nghệ phù 
hợp với nhu cầu học tập và hoàn cảnh của mỗi SV. 
21) Cung cấp hệ thống hỗ trợ về kĩ thuật và quản lí 
một cách đầy đủ, kịp thời và thích hợp cho cả SV lẫn GV 
về việc sử dụng công cụ truyền thông. 
22) Thực hiện quy trình nghiên cứu và phát triển có 
hệ thống dựa trên việc tích hợp công nghệ mới vào các 
dịch vụ quản lí và hỗ trợ SV. 
23) Xây dựng các hướng dẫn cụ thể cho quy trình 
đánh giá kết quả. 
24) Cung cấp các phản hồi dựa vào kết quả đánh giá 
nhằm nâng cao chương trình đào tạo và khoá học. 
25) Đóng góp cho cộng đồng địa phương thông qua 
việc nâng cao và cung cấp môi trường học tập suốt đời. 
26) Có một bảng mô tả công việc và chuyên môn cụ 
thể nhằm cung cấp thông tin dựa trên các nhiệm vụ cụ 
thể để đánh giá GV, trợ giảng và nhân viên phục vụ. 
27) Huấn luyện nhân viên thường xuyên để cập nhật 
các kiến thức và kĩ năng ĐTTX. 
28) Có tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả làm việc rõ ràng 
cho các nhiệm vụ của từng thành viên riêng biệt. 
29) Có hệ thống phương tiện hiện đại để quản lí quá 
trình học tập của SV. 
30) Cung cấp đầy đủ các chế độ hướng dẫn mà SV 
có thể dễ dàng truy cập. 
31) Cung cấp đầy đủ các cơ sở vật chất cho việc 
hướng dẫn học tập. 
32) Có hướng dẫn tư vấn cho tư vấn viên và SV. 
33) Có khả năng dự đoán các khó khăn của SV nhằm 
xác định nhu cầu tư vấn cá nhân của họ. 
34) Thiết kế chương trình đào tạo dựa trên sự đánh 
giá nhu cầu cụ thể của SV. 
35) Tham vấn các chuyên gia và xem xét lợi ích của 
các bên khi thiết kế chương trình ĐTTX. 
36) Đánh giá chương trình đào tạo thường xuyên. 
37) Thiết kế khoá học dựa trên nhu cầu của SV. 
38) Sử dụng công cụ truyền thông và công nghệ thích 
hợp với mục tiêu của khóa học, nhu cầu học tập và kế 
hoạch công việc/hoàn cảnh của SV. 
39) Thiết kế các khoá học tích hợp với các dịch vụ hỗ 
trợ học tập. 
40) Cung cấp các khoá huấn luyện cho GV, trợ giảng 
và các nhân viên khác để đảm bảo rằng họ có kiến thức 
và kĩ năng để thiết kế, phát triển, phân phối, đánh giá và 
đảm bảo chất lượng của khoá học. 
41) Hình thức giao tiếp giữa GV và SV trong ĐTTX 
của trường là trực tiếp “mặt giáp mặt” trên lớp. 
42) Hình thức giao tiếp giữa GV và SV trong ĐTTX 
của trường thông qua hệ thống dữ liệu audio và video đã 
được ghi sẵn. 
43) Hình thức giao tiếp giữa GV và SV trong ĐTTX 
của trường thông qua hệ thống truyền thanh, truyền hình. 
44) Hình thức giao tiếp giữa GV và SV trong ĐTTX 
của trường thông qua các diễn đàn (forum), Email, thảo 
luận trực tuyến (chat) qua mạng. 
45) Hình thức giao tiếp trực tiếp giữa GV và SV trong 
ĐTTX của trường thông qua tương tác trực tuyến qua các 
điểm cầu với sự hỗ trợ của đường truyền mạng Internet. 
Các tiêu chí này được đánh giá theo mức độ thực hiện 
và hiệu quả thực hiện tại các cơ sở giáo dục đại học có 
hệ từ xa. Dựa trên các con số thống kê thu được, tác giả 
đánh giá thực trạng tình hình thực đảm bảo chất lượng 
trong ĐTTX tại Việt Nam. 
2.2. Tình hình thực hiện đảm bảo chất lượng đào tạo 
đại học từ xa ở một số cơ sở đào tạo tại Việt Nam 
Năm 2019, tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi, 
phỏng vấn sâu, điều tra thu thập thông tin, số liệu từ các 
nguồn chính thống (Bộ Thông tin và Truyền thông; Cục 
Báo chí; Cục Xuất bản, In và Phát hành; Tổng Cục thống 
kê...) cán bộ, GV tại 4 trường đại học Việt Nam có ĐTTX 
(Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Mở TP. Hồ 
Chí Minh, Viện Đại học Mở Hà Nội và Đại học Huế) với 
số lượng: 220 phiếu; phỏng vấn sâu: 10 người. 
Tổng số phiếu phát ra là 220 phiếu, thu về 204 phiếu 
hợp lệ. Trong đó, 56,9% người trả lời khảo sát là nam; 
nữ chiếm 43,1%. Thâm niên công tác phần lớn là trên 10 
năm giảng dạy. Đây là nhóm đối tượng có tính đại diện 
cao. Với những cán bộ, GV đã công tác, giảng dạy tại các 
trường đại học lâu năm, họ có những trải nghiệm với 
nghề nghiệp cũng như xác định gắn bó lâu dài với ngành 
giáo dục và nghề dạy học. 
2.2.1. Đánh giá mức độ thực hiện các tiêu chí đảm bảo 
chất lượng đào tạo từ xa 
Qua khảo sát bằng phiếu hỏi và phỏng vấn sâu, chúng 
tôi thấy rằng: phần lớn các cán bộ, GV tham gia cuộc 
khảo sát đều thống nhất với ý kiến các hoạt động quản lí 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 100-103; 139 
102 
và đảm bảo chất lượng ĐTTX đều ở mức độ Tốt hoặc 
Rất tốt. Các chỉ tiêu đưa ra trong phiếu hỏi đều có được 
đánh giá ở mức Trung bình trở lên, có nghĩa là các chuẩn 
mực và quy trình chất lượng đào tạo đại học từ xa đang 
được các trường thực hiện tốt. Trong 45 tiêu chí, phản 
ánh việc thực hiện chất lượng ĐTTX, chúng tôi đã tổng 
hợp, phân tích và thu được kết quả trong biểu đồ 1. 
Biểu đồ 1 phản ánh sự tự đánh giá mức độ thực hiện 
các tiêu chí đảm bảo chất lượng ĐTTX của một số GV 
công tác tại các trường đại học thuộc phạm vi khảo sát. 
Phần lớn, các đối tượng khảo sát đều đánh giá mức độ thực 
hiện các tiêu chí đảm bảo chất lượng ĐTTX ở mức độ 
Thường xuyên và rất ít chỉ tiêu được đánh giá ở mức độ 
Không bao giờ hoặc Hiếm khi (chỉ chiếm chưa đến 10%). 
Trong đó, chỉ tiêu “Nhà trường có hệ thống chính sách rõ 
ràng, không phân biệt vùng miền về tất cả các hoạt động, 
như: đăng kí, tuyển sinh và học tập suốt đời cho SV” được 
đánh giá ở mức độ Rất thường xuyên với số phiếu cao 
nhất, đạt gần 50%; chỉ tiêu “Nhà trường duy trì một hệ 
thống báo cáo điểm số cho SV một cách hiệu quả và an 
toàn” đạt tỉ lệ đánh giá mức thường xuyên trở lên cao nhất 
(trên 87%). Điều đó cho thấy, các trường đại học đã chú 
trọng phát triển chất lượng hệ ĐTTX thông qua các hoạt 
động như đăng kí, tuyển sinh hay công bố điểm số. 
Ngoài ra, một số tiêu chí được đánh giá còn nhiều hạn 
chế, như: “Hình thức giao tiếp giữa GV và SV trong ĐTTX 
của trường thông qua hệ thống truyền thanh, truyền hình” 
hay “Hình thức giao tiếp giữa GV và SV trong ĐTTX của 
trường thông qua hệ thống dữ liệu audio và video đã được 
ghi sẵn”. Điều này phản ánh thực tế cơ sở vật chất hay 
công nghệ dạy học tại các trường còn thiếu thốn. 
Qua phỏng vấn sâu một số GV tại 4 trường đại học 
trên cho thấy: về học liệu, SV theo hình thức ĐTTX chủ 
yếu tự học qua học liệu; tuy nhiên, nhiều trường chưa có 
học liệu dành riêng cho hệ ĐTTX nên SV vẫn phải dùng 
giáo trình đào tạo dành cho hệ chính quy tập trung. Việc 
học liệu không đáp ứng đủ yêu cầu SV dẫn đến tình trạng 
SV gặp khó khăn trong quá trình tự học, thiếu sự chủ 
động. Mặt khác, việc sử dụng thiết bị nghe - nhìn và công 
nghệ thông tin hiện đại để triển khai các chương trình 
ĐTTX chưa được các trường chú trọng đúng mức. Điều 
kiện cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và phần mềm 
chuyên dụng chưa đầy đủ và thiếu sự đồng bộ. 
2.2.2. Đánh giá mức độ hiệu quả các tiêu chí đảm bảo 
chất lượng đào tạo từ xa 
Trên cơ sở mức độ thực hiện các tiêu chí trên, tác giả 
tiếp tục đánh giá mức độ hiệu quả trong việc áp dụng các 
tiêu chí đó vào công tác tổ chức, đảm bảo chất lượng đào 
tạo của các cơ sở giáo dục đại học có hệ ĐTTX (xem 
biểu đồ 2 trang bên). 
Biểu đồ 2 biểu thị mức độ hiệu quả của các tiêu chí đảm 
bảo chất lượng ĐTTX dựa trên số liệu khảo sát thu thập 
được. Theo đó, phần lớn các tiêu chí đều được đánh giá ở 
0
20
40
60
80
100
120
Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Khá thường xuyên Rất thường xuyên
Biểu đồ 1. Đánh giá mức độ thực hiện các tiêu chí đảm bảo chất lượng ĐTTX 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 100-103; 139 
103 
mức Bình thường hoặc Cơ bản là hiệu quả. Tiêu chí có tỉ 
trọng phiều điều tra đánh giá ở mức độ Rất hiệu quả, cao 
nhất là “Duy trì một hệ thống báo cáo điểm số cho SV một 
cách hiệu quả và an toàn” (33,3%) và “Có hệ thống chính 
sách rõ ràng, không phân biệt vùng miền về tất cả các hoạt 
động như: đăng kí, tuyển sinh và học tập suốt đời cho SV” 
(34,3%). Đây cũng là 2 tiêu chí được đánh giá thực hiện tại 
mức độ thường xuyên và rất thường xuyên với tỉ trọng cao 
nhất. Điều đó cho thấy, hệ ĐTTX đã tiếp cận được với nhiều 
đối tượng SV từ khắp mọi miền trên cả nước góp phần xây 
dựng xã hội học tập theo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW về 
việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam [1]. 
Ngoài ra, còn một số tiêu chí được đánh giá ở mức độ 
Không hiệu quả và Cơ bản là không hiệu quả chủ yếu rơi 
vào các tiêu chí liên quan đến hình thức giao tiếp trực tiếp 
hoặc gián tiếp giữa GV và SV thông qua các phương tiện 
truyền thông như qua phát thanh, truyền hình, Internet hoặc 
diễn đàn, email.... Bên cạnh hạn chế về cơ sở vật chất cũng 
như yếu kém về trình độ công nghệ thông tin của các trường, 
một trong số những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả 
thực hiện các tiêu chí đảm bảo chất lượng trong ĐTTX là 
do thói quen học tập của SV (nhiều SV đã quen với phong 
cách học tập trung, có thầy trực tiếp hướng dẫn, chưa kịp 
thích nghi với phương pháp học tập của ĐTTX). Thậm chí, 
không ít SV chưa có kĩ năng sử dụng máy tính và khai thác 
thông tin qua mạng Internet. Trong khi, SV theo hình thức 
ĐTTX chủ yếu tự học qua học liệu (giáo trình, băng hình, 
băng tiếng, đĩa CD-ROM, phần mềm vi tính, bằng việc sử 
dụng các phương tiện nghe - nhìn cá nhân, phát thanh, 
truyền hình, các tổ hợp truyền thông đa phương tiện, mạng 
Internet...) dưới sự tổ chức, trợ giúp của nhà trường. Do đó, 
hạn chế về giao tiếp giữa SV và GV tác động tiêu cực đến 
chất lượng giảng dạy cũng như kết quả học tập của SV. 
Để tìm ra sự khác biệt về tỉ lệ mức độ đánh giá hiệu quả 
các tiêu chí đảm bảo chất lượng ĐTTX theo giới tính, chúng 
tôi sử dụng kiểm định T-test giữa giới tính và mức độ hiệu 
quả của tiêu chí “Hình thức giao tiếp giữa GV và SV trong 
ĐTTX của trường thông qua hệ thống truyền thanh, truyền 
hình”, lấy đó là cơ sở xác định chất lượng đào tạo của các 
trường đại học. Kết quả phân tích sơ bộ cho thấy kết quả 
kiểm định T-test đều có hệ số sig của kiểm định Levene = 
0,01 < 0,05; nghĩa là có sự khác biệt giữa nam và nữ trong 
nhận định về mức độ hiệu quả của tiêu chí trên. Cụ thể các 
cán bộ, GV là nam cho rằng: mức độ hiệu quả của giao tiếp 
giữa GV và SV qua truyền thanh, truyền hình ở mức độ 
3,28; trong khi con số này ở cán bộ, GV nữ chỉ là 3,2. 
Tương tự, kết quả kiểm định T-test với các tiêu chí 
“Hình thức giao tiếp giữa GV và SV trong ĐTTX của 
trường thông qua các diễn đàn (forum), email, thảo luận 
trực tuyến (chat) qua mạng”. Mức độ hiệu quả của tiêu 
chí này đối với cán bộ, GV là nam đạt 3,5 và 3,45 đối với 
cán bộ, GV là nữ. 
(Xem tiếp trang 139) 
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Không hiệu quả Cơ bản là không hiệu quả Bình thường Cơ bản là hiệu quả Rất hiệu quả
Biểu đồ 2. Đánh giá mức độ hiệu quả các tiêu chí đảm bảo chất lượng ĐTTX 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 136-139 
139 
tác động đến biến phụ thuộc là kĩ năng quản lí cảm xúc 
của GVMN. Tất cả 6 biến đều có tác động có ý nghĩa 
thống kê đến biến phụ thuộc (do sig<0,05). Từ kết quả 
hồi quy, ta cũng thấy Adjusted R2mẫu = 0,625 là ở mức 
cao. Điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính này 
phù hợp với tập dữ liệu của mẫu ở mức 62,5%, tức là các 
yếu tố: Đặc điểm nghề nghiệp; sự tự tin; đồng cảm; suy 
nghĩ tích cực; mức độ hài lòng; môi trường, thu nhập và 
chế độ an sinh - biến độc lập ảnh hưởng đến 62,5% sự 
biến đổi của kĩ năng quản lí cảm xúc - biến phụ thuộc. 
3. Kết luận 
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, có thể khẳng định, 
các yếu tố (sự tự tin, đồng cảm, suy nghĩ tích cực, mức 
độ hài lòng, đặc điểm nghề nghiệp, môi trường , thu 
nhập, chế độ an sinh) đều có ảnh hưởng tới biểu hiện kĩ 
năng quản lí cảm xúc của GVMN. Kết quả này gợi ý cho 
việc xây dựng những chương trình tập huấn cho GVMN 
trong giáo dục kĩ năng quản lí cảm xúc, giúp giáo viên 
có thể kiểm soát được cảm xúc trong hoạt động nghề 
nghiệp của mình và tránh tình trạng bạo hành trẻ. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Thị Dung (2008). Trí tuệ cảm xúc của giáo 
viên chủ nhiệm lớp trường trung học cơ sở. Luận án 
tiến sĩ Tâm lí học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 
[2] Nguyễn Thị Hải (2014). Kĩ năng quản lí cảm xúc 
bản thân của sinh viên sư phạm. Luận án tiến sĩ Tâm 
lí học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm 
Khoa học xã hội Việt Nam. 
[3] Phan Thị Mai Hương (2016). Cấu trúc yếu tố của 
thang đo trí tuệ cảm xúc dành cho thanh thiếu niên. 
Tạp chí Tâm lí học, số 4 (205), tr 1-14. 
[4] Trần Thị Thu Mai (2013). Kĩ năng tự quản lí cảm 
xúc của sinh viên sư phạm. Tạp chí Tâm lí học, số 3 
(168), tr 59-68; 39. 
[5] Vũ Văn Long (2016). Kĩ năng quản lí cảm xúc của 
học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà 
trường quân đội hiện nay. Hội thảo Tâm lí, giáo dục 
với việc thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW của 
Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào 
tạo. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 425-432. 
[6] Huỳnh Văn Sơn (2013). Kĩ năng quản lí cảm xúc 
của sinh viên đại học sư phạm. Tạp chí Khoa học và 
Công nghệ, số 9 (70), tr 27-32. 
[7] Dương Thị Hoàng Yến (2010). Trí tuệ cảm xúc của 
giáo viên tiểu học. Luận án tiến sĩ Tâm lí học, Viện 
Tâm lí học. 
[8] Võ Thị Tường Vy (2013). Thực trạng nhận thức về 
điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lí 
trong công việc. Tạp chí Tâm lí học, 4 (169), tr 82-93. 
CHUẨN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO... 
(Tiếp theo trang 103) 
3. Kết luận 
Kết quả khảo sát đã phần nào thể hiện mức độ thực hiện 
cũng như mức độ hiệu quả của các tiêu chí đảm bảo chất 
lượng ĐTTX tại một số cơ sở giáo dục đại học. Có nhiều 
tiêu chí được đánh giá ở mức độ cao, cho thấy sự quan tâm 
của lãnh đạo nhà trường đối với hình thức đào tạo này. 
Song song với đó, sự thiếu về số lượng và yếu về chất lượng 
của cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho học tập trực 
tuyến ảnh hưởng tiêu cực đến sự tương tác giữa thầy và trò 
trong môi trường đào tạo trực tuyến. Do đó, các trường cần 
nâng cao nguồn lực về khoa học - công nghệ, tạo sự kết nối 
sâu rộng giữa SV và GV, gia tăng hiệu suất thực hiện các 
tiêu chí đảm bảo chất lượng trong ĐTTX. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
[2] Bộ GD-ĐT (2007). Quyết định số 65/2007/QĐ-
BGDĐT ngày 01/11/2007 ban hành Quy định về tiêu 
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học. 
[3] Sri Y.P.K. Hardini - Deetje Sunarsih - Any Meilani 
- Tian Belawati (2013). Indonesia’s Universitas 
Terbuka. In Quality Assurance in Distance 
Education and E-learning: Challenges and 
Solutions from Asia. SAGE Publications. 
[4] Insung Jung - Tat Meng Wong - Chen Li - Sanjaa 
Baigaltugs - Tian Belawati (2011). Quality assurance 
in Asian distance education: Diverse approaches and 
common culture. The international review of research 
in open and distance learning, Vol. 12, No. 6. 
[5] Ngô Thị Hạnh (2012). Hình thức đào tạo từ xa ở 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với việc nâng cao 
chuẩn đội ngũ giáo viên. Tạp chí Giáo dục, số 292, 
tr 63-64. 
[6] Phạm Phương Tâm (2015). Nâng cao chất lượng 
đào tạo từ xa đáp ứng nhu cầu xã hội học tập và học 
tập suốt đời. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 10, 
tr 45-47. 
[7] Nguyễn Thị Ngọc Dung (2014). Tự học - Kĩ năng 
cần thiết đối với học viên hệ đào tạo từ xa. Tạp chí 
Giáo dục, số 322, tr 34-35; 39. 
[8] Phạm Văn Kha - Phạm Phương Tâm (2016). Thực 
trạng quản lí đào tạo từ xa trình độ đại học vùng 
Đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Giáo dục, số 
đặc biệt tháng 12, tr 52-55. 

File đính kèm:

  • pdfchuan_dam_bao_chat_luong_dao_tao_dai_hoc_tu_xa_tai_mot_so_tr.pdf