Chương trình chi tiết Toán học - Trình độ Trung cấp

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TOÁN

Tên môn học: TOÁN HỌC

Mã môn học:

Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ; (lý thuyết: 70 giờ; Kiểm tra: 05 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

 - Vị trí: Là môn học thuộc nhóm môn học đại cương trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp với đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp THCS. Được bố trí vào đầu học kỳ đầu tiên của khóa học.

 - Tính chất: Môn học nhằm trang bị cho học sinh kiến thức cần thiết để vận dụng kiến thức Toán học vào học tập các môn học chuyên ngành, vào trong nghề nghiệp và sản xuất.

II. Mục tiêu môn học:

 - Về kiến thức:

 + Trình bày được phương pháp giải phương trình bậc nhất, bậc hai, hệ phương trình hai ẩn, ba ẩn;

 + Nêu những bài toán cơ học, vật lí, dẫn đến sự xuất hiện khái niệm đạo hàm;

 + Đưa ra định nghĩa đạo hàm của hàm số tại một điểm và trên một khoảng, ý nghĩa hình học, cơ học, vật lí của đạo hàm; chứng minh các quy tắc tính đạo hàm

 + Trình bày được định nghĩa đạo hàm cấp hai, ý nghĩa cơ học của nó và khái niệm vi phân cùng với ứng dụng trong tính gần đúng;

 + Đưa vào khái niệm nguyên hàm nhằm giải bài toán ngược của phép tính đạo hàm hay phép tính vi phân. Trên cơ sở đó hình thành tích phân không xác định;

 + Trình bày được định nghĩa tích phân nhờ khái niệm nguyên hàm. Phát biểu và chứng minh các tính chất và cách tính tích phân

 + Trình bày những ứng dụng tích phân trong hình học. Hoàn chỉnh các công thức tính diện tích, thể tích của những hình trong chương trình toán;

 + Trình bày được kiến thức về vectơ và tọa độ. Làm quen với một mô hình cụ thể của không gian vectơ, một cấu trúc đại số quan trọng được dùng nhiều trong ngành toán học;

 + Làm quen với các đối tượng cơ bản mới của hình học không gian như điểm, đường thẳng, mặt phẳng;

 + Trình bày được khái niệm hai đường thẳng song song với nhau và hai đường thẳng chéo nhau trong không gian;

 

doc 17 trang yennguyen 2440
Bạn đang xem tài liệu "Chương trình chi tiết Toán học - Trình độ Trung cấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình chi tiết Toán học - Trình độ Trung cấp

Chương trình chi tiết Toán học - Trình độ Trung cấp
UBND TỈNH KON TUM
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KON TUM
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
TOÁN HỌC
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
 (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TrTCN ngày / / 2017 
của Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Kon Tum)
Kon Tum - Năm 20.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TOÁN 
Tên môn học: TOÁN HỌC
Mã môn học: 
Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ; (lý thuyết: 70 giờ; Kiểm tra: 05 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
	- Vị trí: Là môn học thuộc nhóm môn học đại cương trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp với đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp THCS. Được bố trí vào đầu học kỳ đầu tiên của khóa học.
	- Tính chất: Môn học nhằm trang bị cho học sinh kiến thức cần thiết để vận dụng kiến thức Toán học vào học tập các môn học chuyên ngành, vào trong nghề nghiệp và sản xuất.
II. Mục tiêu môn học:
	- Về kiến thức: 
	+ Trình bày được phương pháp giải phương trình bậc nhất, bậc hai, hệ phương trình hai ẩn, ba ẩn;
	+ Nêu những bài toán cơ học, vật lí, dẫn đến sự xuất hiện khái niệm đạo hàm;
	+ Đưa ra định nghĩa đạo hàm của hàm số tại một điểm và trên một khoảng, ý nghĩa hình học, cơ học, vật lí của đạo hàm; chứng minh các quy tắc tính đạo hàm
	+ Trình bày được định nghĩa đạo hàm cấp hai, ý nghĩa cơ học của nó và khái niệm vi phân cùng với ứng dụng trong tính gần đúng;
	+ Đưa vào khái niệm nguyên hàm nhằm giải bài toán ngược của phép tính đạo hàm hay phép tính vi phân. Trên cơ sở đó hình thành tích phân không xác định;
	+ Trình bày được định nghĩa tích phân nhờ khái niệm nguyên hàm. Phát biểu và chứng minh các tính chất và cách tính tích phân
	+ Trình bày những ứng dụng tích phân trong hình học. Hoàn chỉnh các công thức tính diện tích, thể tích của những hình trong chương trình toán;
	+ Trình bày được kiến thức về vectơ và tọa độ. Làm quen với một mô hình cụ thể của không gian vectơ, một cấu trúc đại số quan trọng được dùng nhiều trong ngành toán học;
	+ Làm quen với các đối tượng cơ bản mới của hình học không gian như điểm, đường thẳng, mặt phẳng;
	+ Trình bày được khái niệm hai đường thẳng song song với nhau và hai đường thẳng chéo nhau trong không gian;
	+ Trình bày được các định nghĩa và các dấu hiệu để nhận biết vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng; định nghĩa hai mặt phẳng song song;
	+ Trình bày được định nghĩa phép chiếu song song và các tính chất của phép chiếu song song;
	+ Trình bày được định nghĩa vuông góc của đường thẳng với đường thẳng, đường thẳng với mặt phẳng, mặt phẳng với mặt phẳng và sử dụng điều kiện vuông góc của đưởng thẳng và mặt phẳng vào việc giải toán;
	- Về kỹ năng:
	+ Giải thành thạo phương trình bậc nhất, phương trình bậc hai, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn;
	+ Tính được đạo hàm bằng định nghĩa, bằng quy tắc, đạo hàm của các hàm số lượng giác; đạo hàm cấp hai của các hàm số;
	+ Tính được vi phân của hàm số;
	+ Vận dụng định nghĩa và các tính chất để tìm nguyên hàm, tích phân của hàm số;
	+ Tính được diện tích, thể tích của các vật thể tròn xoay;
	+ Chứng minh được hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song;
	+ Chứng minh được hai đường thẳng vuông góc, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc;
	+ Tính được góc giữa đường thẳng và mặt phẳng, giữa hai mặt phẳng;
	- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
	+ Có khả năng tự học tập, rèn luyện
	+ Vận dụng được những kiến thức toán đã học vào trong học tập các môn chuyên ngành và hướng dẫn những người khác cùng thực hiện
III. Nội dung môn học:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số TT
Tên chương/ mục
Thời gian (giờ)
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
PHẦN ĐẠI SỐ - GIẢI TÍCH
1
Chương I: Phương trình. Hệ phương trình
04
04
Bài 1. Phương trình bậc nhất, phương trình bậc hai
2
2
Bài 2. Hệ phương trình
2
2
2
Chương II: Đạo hàm
12
11
01
Bài 1. Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm
3
3
Bài 2. Quy tắc tính đạo hàm
4
4
Bài 3. Đạo hàm của các hàm số lượng giác
2
2
Bài 4. Vi Phân
1
1
Bài 5. Đạo hàm cấp hai
1
1
Kiểm tra
1
1
3
Chương III: Nguyên hàm. Tích phân
10
09
01
Bài 1. Nguyên hàm
4
4
Bài 2. Tích phân
3
3
Bài 3. Ứng dụng của tích phân
2
2
Kiểm tra
1
1
PHẦN HÌNH HỌC
4
Chương I: Vectơ
10
10
Bài 1. Các định nghĩa
2
2
Bài 2. Tổng, hiệu của hai vectơ
3
3
Bài 3. Tích của vectơ với một số
2
2
Bài 4. Hệ trục tọa độ
3
3
5
Chương II: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian
16
15
01
Bài 1. Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
3
3
Bài 2. Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song
3
3
Bài 3. Đường thẳng và mặt phẳng song song
3
3
Bài 4. Hai mặt phẳng song song
3
3
Bài 5. Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian
1
1
Bài 6. Ôn tập
2
2
Kiểm tra
1
1
6
Chương III: Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian
14
13
01
Bài 1. Vectơ trong không gian
2
2
Bài 2. Hai đường thẳng vuông góc
2
2
Bài 3. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
4
4
Bài 4. Hai mặt phẳng vuông góc
3
3
Bài 5. Khoảng cách
2
2
 Kiểm tra
1
1
7
Chương IV: Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu
09
08
01
Bài 1. Khái niệm về mặt tròn xoay
4
4
Bài 2. Mặt cầu
4
4
Kiểm tra
1
1
8
Tổng cộng
75
70
05
2. Nội dung chi tiết
PHẦN ĐẠI SỐ - GIẢI TÍCH
Chương I: 	PHƯƠNG TRÌNH. HỆ PHƯƠNG TRÌNH 
	 Thời gian: 04 giờ
1. Mục tiêu:
	- Trình bày được phương pháp giải phương trình bậc nhất, phương trình bậc hai, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn;
	- Giải thành thạo phương trình bậc nhất, phương trình bậc hai, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn.
2. Nội dung chương:
Thời gian (giờ)
Lý thuyết
Bài 1. Phương trình bậc nhất, phương trình bậc hai
	1. Phương trình bậc nhất
	2. Phương trình bậc hai
2 giờ
Bài 2. Hệ phương trình
	1. Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn
	2. Hệ phương trình bậc nhất ba ẩn 
2 giờ
Tổng cộng
4 giờ
Chương II: 	ĐẠO HÀM	Thời gian: 12 giờ
1. Mục tiêu:
	- Nêu những bài toán cơ học, vật lí, dẫn đến sự xuất hiện khái niệm đạo hàm;
	- Đưa ra định nghĩa đạo hàm của hàm số tại một điểm và trên một khoảng, ý nghĩa hình học, cơ học, vật lí của đạo hàm; chứng minh được các quy tắc tính đạo hàm
	- Trình bày được định nghĩa đạo hàm cấp hai, ý nghĩa cơ học của nó và khái niệm vi phân cùng với ứng dụng trong tính gần đúng.
	- Áp dụng các quy tắc tính đạo hàm giải được các bài toán cơ bản.
2. Nội dung chương:
Thời gian (giờ)
Lý thuyết
Bài 1. Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm
	1. Đạo hàm tại một điểm
 	2. Đạo hàm trên một khoảng
3 giờ
Bài 2. Quy tắc tính đạo hàm
	1. Đạo hàm của một số hàm số thường gặp
	2. Đạo hàm của tổng, hiệu, tích, thương
	3. Đạo hàm của hàm hợp
4 giờ
Bài 3. Đạo hàm của hàm số lượng giác
	1. Giới hạn của 
	2. Đạo hàm của hàm số 
	3. Đạo hàm của hàm số 
	4. Đạo hàm của hàm số 
	5. Đạo hàm của hàm số 
2 giờ
Bài 4. Vi phân
	1. Định nghĩa 
	2. Ứng dụng của vi phân vào phép tính gần đúng
1 giờ
Bài 5. Đạo hàm cấp hai
	1. Định nghĩa
	2. Ý nghĩa cơ học của đạo hàm cấp hai
1 giờ
Kiểm tra
1 giờ
Tổng cộng
12 giờ
Chương III: 	NGUYÊN HÀM – TÍCH PHÂN	Thời gian: 10 giờ
1. Mục tiêu:
	- Đưa vào khái niệm nguyên hàm nhằm giải bài toán ngược của phép tính đạo hàm hay phép tính vi phân. Trên cơ sở đó hình thành tích phân không xác định;
	- Trình bày được định nghĩa tích phân nhờ khái niệm nguyên hàm. Phát biểu và chứng minh các tính chất và cách tính tích phân
	- Trình bày những ứng dụng tích phân trong hình học. Hoàn chỉnh các công thức tính diện tích, thể tích của những hình trong chương trình toán.
	- Áp dụng các tính chất và phương pháp tìm nguyên hàm, tích phân để giải các bài toán cơ bản
	- Tính được diện tích, thể tích của các khối tròn xoay
2. Nội dung chương:
Thời gian (giờ)
Lý thuyết
Bài 1. Nguyên hàm
	1. Nguyên hàm và tính chất
 	2. Phương pháp tính nguyên hàm
4 giờ
Bài 2. Tích phân
	1. Khái niệm tích phân
	2. Tính chất của tích phân
	3. Phương pháp tính tích phân
3 giờ
Bài 3. Ứng dụng của tích phân trong hình học
	1. Tính diện tích hình phẳng
	2. Tính thể tích
	3. Thể tích khối tròn xoay
2 giờ
Kiểm tra
1 giờ
Tổng cộng
10 giờ
PHẦN HÌNH HỌC
Chương I: 	VECTƠ	Thời gian: 10 giờ
1. Mục tiêu:
	- Trình bày được các kiến thức về vectơ và tọa độ. Làm quen với một mô hình cụ thể của không gian vectơ, một cấu trúc đại số quan trọng được dùng nhiều trong ngành toán học;
	- Nghiên cứu một số vấn đề trong hình học phẳng, nghiên cứu đường thẳng, đường tròn, elip;
	- Vận dụng các tính chất, quy tắc tính được tổng, hiệu của hai vectơ, tích của vectơ với một số;
	- Tính được tọa độ của vectơ, tọa độ trung điểm của đoạn thẳng, tọa độ trọng tâm của tam giác.
2. Nội dung chương:
Thời gian (giờ)
Lý thuyết
Bài 1. Các định nghĩa	
	1. Khái niệm vectơ
	2. Vectơ cùng phương, vectơ cùng hướng
	3. Hai vectơ bằng nhau
	4. Vectơ – không
2 giờ
Bài 2. Tổng và hiệu của hai vectơ	
	1. Tổng của hai vectơ
	2. Quy tắc hình bình hành
	3. Tính chất của phép cộng các vectơ
	4. Hiệu của hai vectơ
	 5. Áp dụng
3 giờ
Bài 3. Tích của vectơ với một số
	1. Định nghĩa
	2. Tính chất
	3. Trung điểm của đoạn thẳng và trọng tâm của tam giác
	4. Điều kiện để hai vectơ cùng phương
	5. Phân tích một vectơ theo hai vectơ không cùng phương
2 giờ
Bài 4. Hệ trục tọa độ	
	1. Trục và độ dài đại số trên trục
	2. Hệ trục tọa độ
	3. Tọa độ trung điểm của đoạn thẳng. Tọa độ trọng tâm của tam giác
3 giờ
Tổng cộng
10 giờ
Chương II: 	ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN	Thời gian: 16 giờ
1. Mục tiêu:
	- Làm quen với các đối tượng cơ bản mới của hình học không gian như điểm, đường thẳng, mặt phẳng;
	- Trình bày sáu tính chất thừa nhận nhằm cung cấp những mệnh đề cơ bản làm căn cứ để suy luận và chứng minh các bài toán HHKG;
	- Trình bày được khái niệm hai đường thẳng song song với nhau và hai đường thẳng chéo nhau trong không gian;
	- Trình bày được các định nghĩa và các dấu hiệu để nhận biết vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng;
	- Trình bày được định nghĩa hai mặt phẳng song song;
	- Trình bày được định nghĩa phép chiếu song song và các tính chất của phép chiếu song song;
	- Chứng minh được hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
2. Nội dung chương:
Thời gian (giờ)
Lý thuyết
Bài 1. Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
	1. Khái niệm mở đầu
	2. Các tính chất thừa nhận
	3. Cách xác định một mặt phẳng
	4. Hình chóp và hình tứ diện
3 giờ
Bài 2. Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song	
	1. Vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian
	2. Tính chất
3 giờ
Bài 3. Đường thẳng và mặt phẳng song song	
	1. Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng
	2. Tính chất
3 giờ
Bài 4. Hai mặt phẳng song song	
	1. Định nghĩa
	2. Tính chất
	3. Định lý Thales
	4. Hình lăng trụ và hình hộp
	5. Hình chóp cụt
3 giờ
	Bài 5. Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian
	1. Phép chiếu song song
	2. Các tính chất của phép chiếu song song
	3. Hình biểu diễn của một hình không gian trên mặt phẳng
1 giờ
Bài 6. Ôn tập
2 giờ
Kiểm tra
1 giờ
Tổng cộng
16 giờ
Chương III: 	VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN
	Thời gian: 14 giờ
1. Mục tiêu:
	- Trình bày được khái niệm về vectơ trong không gian và các phép toán cộng vectơ, nhân vectơ với một số, sự đồng phẳng của ba vectơ;
	- Trình bày được định nghĩa vuông góc của đường thẳng với đường thẳng, đường thẳng với mặt phẳng, mặt phẳng với mặt phẳng và sử dụng điều kiện vuông góc của đưởng thẳng và mặt phẳng vào việc giải toán;
	- Trình bày được khái niệm về cách tính góc, khoảng cách giữa một số đối tượng trong hình học không gian.
	- Chứng minh được hai đường thẳng vuông góc với nhau, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc với nhau;
	- Tính được góc giữa đường thẳng và mặt phẳng, hai mặt phẳng với nhau;
	- Tính được khoảng cách giữa một số đối tượng trong hình học không gian.
	2. Nội dung chương:
Thời gian (giờ)
Lý thuyết
Bài 1. Vectơ trong không gian 
	1. Định nghĩa và các phép toán về vectơ trong không gian
	 2. Điều kiện đồng phẳng của ba vectơ
2 giờ
Bài 1. Vectơ trong không gian 
	1. Định nghĩa và các phép toán về vectơ trong không gian
	 2. Điều kiện đồng phẳng của ba vectơ
2 giờ
Bài 2. Hai đường thẳng vuông góc 
	1. Góc giữa hai đường thẳng
	2. Hai đường thẳng vuông góc
2 giờ
Bài 3. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
	1. Định nghĩa
	2. Điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
	3. Tính chất
	4. Liên hệ giữa quan hệ song song và quan hệ vuông góc của đường thẳng và mặt phẳng
	5. Phép chiếu vuông góc. Định lí ba đường vuông góc
4 giờ
Bài 4. Hai mặt phẳng vuông góc	
	1. Góc giữa hai mặt phẳng
	2. Hai mặt phẳng vuông góc
	3. Hình lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương
	4. Hình chóp đều và hình chóp cụt đều
3 giờ
Bài 5. Khoảng cách
	1. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng, đến một mặt phẳng
	2. Khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song, giữa hai mặt phẳng song song
	3. Đường vuông góc chung và khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau
2 giờ
Kiểm tra
1 giờ
Tổng cộng
14 giờ
Chương IV: MẶT NÓN, MẶT TRỤ, MẶT CẦU	 Thời gian: 09 giờ
1. Mục tiêu:
	- Trình bày được khái niệm về mặt tròn xoay, sự tạo thành mặt tròn xoay và các yếu tố của mặt tròn xoay như đường sinh, trục của mặt tròn xoay;
	- Nhận biết được hình dạng của một số đồ vật là những mặt tròn xoay;
	- Phân biệt được ba khái niệm: mặt tròn xoay, hình tròn xoay, khối tròn xoay;
	- Trình bày được định nghĩa mặt cầu và các khái niệm liên quan như tâm, bán kính, đường kính, dây cung, điểm trong và điểm ngoài mặt cầu, cách biểu diễn mặt cầu.
	2. Nội dung chương:
Thời gian (giờ)
Lý thuyết
	Bài 1. Khái niệm về mặt tròn xoay
 	1. Sự tạo thành mặt tròn xoay
 	2. Mặt nón tròn xoay
 	3. Mặt trụ tròn xoay
4 giờ
	Bài 2. Mặt cầu
	1. Mặt cầu và các khái niệm liên quan đến mặt cầu
 	2. Giao của mặt cầu và mặt phẳng
 	3. Giao của mặt cầu với đường thẳng. Tiếp tuyến của mặt cầu
 	4. Công thức tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu
4 giờ
	Kiểm tra
1 giờ
Tổng cộng
9 giờ
IV. Điều kiện thực hiện môn học
1. Phòng học lý thuyết
2. Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
+ Sách giáo khoa Đại số 10, Hình học 10, Đại số và Giải tích 11, Hình học 11, Giải tích 12, Hình học 12.
4. Các điều kiện khác
V. Nội dung và phương pháp đánh giá 
1. Nội dung:
- Kiến thức:
	+ Giải phương trình bậc nhất, bậc hai, hệ phương trình hai ẩn, ba ẩn;
	+ Định nghĩa đạo hàm của hàm số tại một điểm và trên một khoảng, ý nghĩa hình học, cơ học, vật lí của đạo hàm; Các quy tắc tính đạo hàm
	+ Định nghĩa đạo hàm cấp hai, ý nghĩa cơ học của nó và khái niệm vi phân cùng với ứng dụng trong tính gần đúng;
	+ Khái niệm nguyên hàm nhằm giải bài toán ngược của phép tính đạo hàm hay phép tính vi phân. Trên cơ sở đó hình thành tích phân không xác định;
	+ Định nghĩa tích phân nhờ khái niệm nguyên hàm. Phát biểu và chứng minh các tính chất và cách tính tích phân
	+ Ứng dụng tích phân trong hình học. Hoàn chỉnh các công thức tính diện tích, thể tích của những hình trong chương trình toán;
	+ Làm quen với một mô hình cụ thể của không gian vectơ, một cấu trúc đại số quan trọng được dùng nhiều trong ngành toán học;
	+ Làm quen với các đối tượng cơ bản mới của hình học không gian như điểm, đường thẳng, mặt phẳng;
	+ Khái niệm hai đường thẳng song song với nhau và hai đường thẳng chéo nhau trong không gian;
	+ Các định nghĩa và các dấu hiệu để nhận biết vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng; định nghĩa hai mặt phẳng song song;
	+ Định nghĩa phép chiếu song song và các tính chất của phép chiếu song song;
	+ Định nghĩa vuông góc của đường thẳng với đường thẳng, đường thẳng với mặt phẳng, mặt phẳng với mặt phẳng và sử dụng điều kiện vuông góc của đưởng thẳng và mặt phẳng vào việc giải toán;
	- Kỹ năng:
	+ Giải thành thạo phương trình bậc nhất, phương trình bậc hai, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn;
	+ Tính đạo hàm bằng định nghĩa, bằng quy tắc, đạo hàm của các hàm số lượng giác; đạo hàm cấp hai của các hàm số;
	+ Tính vi phân của hàm số;
	+ Vận dụng định nghĩa và các tính chất để tìm nguyên hàm, tích phân của hàm số;
	+ Tính diện tích, thể tích của các vật thể tròn xoay;
	+ Chứng minh hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song;
	+ Chứng minh hai đường thẳng vuông góc, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc;
	+ Tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng, giữa hai mặt phẳng;
	- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
	+ Có khả năng tự học tập, rèn luyện
	+ Vận dụng được những kiến thức toán đã học vào trong học tập các môn chuyên ngành và hướng dẫn những người khác cùng thực hiện
2. Phương pháp:
- Kiểm tra thường xuyên: Vấn đáp, kiểm tra viết có thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, chấm điểm bài tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác khác.
- Kiểm tra định kỳ: Kiểm tra theo hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm, hoặc trắc nghiệm kết hợp với tự luận
- Kiểm tra hết môn học: Kiểm tra theo hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm, hoặc trắc nghiệm kết hợp với tự luận
	- Đánh giá năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đánh giá qua thời gian chấp hành học tập môn học và tính tự giác, cẩn thận, nghiêm túc.
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học
1. Phạm vi áp dụng môn học
Chương trình môn học Toán được sử dụng đào tạo trình độ trung cấp nghề Công nghệ Ô tô, Hàn, Vận hành máy thi công nền, Cắt gọt kim loại đối tượng tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THCS.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học
- Đối với giáo viên: 
+ Giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực: Thuyết trình, vấn đáp, học nhóm, giải quyết vấn đề...
+ Giáo viên sử dụng các dụng cụ trực quan trọng giảng dạy để sinh viên tiếp thu những kiến thức liên quan một cách dễ dàng.
- Đối với người học: 
+ Có ý thức học tập tốt.
+ Có sự chuẩn bị bài ở nhà.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
	+ Phương trình bậc nhất, bậc hai;
	+ Đạo hàm của hàm số tại một điểm, đạo hàm của hàm số trên khoảng;
	+ Tích phân;
	+ Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song, quan hệ vuông góc.
4. Tài liệu tham khảo
[1]. Đại số 10, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2015.
[2]. Hình học 10, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2015.
[3]. Đại số và Giải tích 11, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2015.
[4]. Hình học 11, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2015.
[5]. Giải tích 12, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2015.
[6]. Hình học 12, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2015.

File đính kèm:

  • docchuong_trinh_chi_tiet_toan_hoc_trinh_do_trung_cap.doc