Chương trình giáo dục Phổ thông môn Sinh học năm 2018

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC

Sinh học là môn học được lựa chọn trong nhóm môn khoa học tự nhiên ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Môn Sinh học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực sinh học, đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Chương trình môn Sinh học vừa hệ thống hoá, củng cố kiến thức, phát triển kĩ năng và giá trị cốt lõi của sinh học đã được học ở giai đoạn giáo dục cơ bản; vừa giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các tri thức sinh học cốt lõi, các phương pháp nghiên cứu và ứng dụng sinh học, các nguyên lí và quy trình công nghệ sinh học thông qua các chủ đề: sinh học tế bào; sinh học phân tử; sinh học vi sinh vật; sinh lí thực vật; sinh lí động vật; di truyền học; tiến hoá và sinh thái học. Đối tượng nghiên cứu của sinh học là thế giới sinh vật gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh. Bản thân sinh học là khoa học thực nghiệm. Sự phát triển của sinh học đang ngày càng rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức lí thuyết cơ bản với công nghệ ứng dụng. Vì vậy thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu sinh học, đồng thời cũng là phương pháp dạy học đặc trưng của môn học này. Thông qua việc tổ chức các hoạt động thực nghiệm, thực hành, môn Sinh học giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên, phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và khả năng định hướng nghề nghiệp sau giáo dục phổ thông

pdf 65 trang yennguyen 5520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình giáo dục Phổ thông môn Sinh học năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình giáo dục Phổ thông môn Sinh học năm 2018

Chương trình giáo dục Phổ thông môn Sinh học năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 
MÔN SINH HỌC 
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT 
 ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
Hà Nội, 2018 
2 
MỤC LỤC 
Trang 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC ........................................................................................................................................................... 3 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH .................................................................................................................... 3 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH ............................................................................................................................................. 5 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ........................................................................................................................................................... 5 
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC ......................................................................................................................................................... 7 
LỚP 10 ............................................................................................................................................................................... 13 
LỚP 11 ............................................................................................................................................................................... 24 
LỚP 12 ............................................................................................................................................................................... 40 
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ............................................................................................................................................. 56 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC .................................................................................................................................. 59 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ............................................................................... 60 
3 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC 
Sinh học là môn học được lựa chọn trong nhóm môn khoa học tự nhiên ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. 
Môn Sinh học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực sinh học, đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động 
giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. 
Chương trình môn Sinh học vừa hệ thống hoá, củng cố kiến thức, phát triển kĩ năng và giá trị cốt lõi của sinh học đã 
được học ở giai đoạn giáo dục cơ bản; vừa giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các tri thức sinh học cốt lõi, các phương pháp 
nghiên cứu và ứng dụng sinh học, các nguyên lí và quy trình công nghệ sinh học thông qua các chủ đề: sinh học tế bào; sinh 
học phân tử; sinh học vi sinh vật; sinh lí thực vật; sinh lí động vật; di truyền học; tiến hoá và sinh thái học. 
Đối tượng nghiên cứu của sinh học là thế giới sinh vật gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh. Bản thân sinh học là 
khoa học thực nghiệm. Sự phát triển của sinh học đang ngày càng rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức lí thuyết cơ bản với 
công nghệ ứng dụng. Vì vậy thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu sinh học, đồng thời cũng là phương pháp dạy học đặc 
trưng của môn học này. Thông qua việc tổ chức các hoạt động thực nghiệm, thực hành, môn Sinh học giúp học sinh khám phá 
thế giới tự nhiên, phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và khả năng định hướng nghề nghiệp sau giáo dục 
phổ thông. 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 
Chương trình môn Sinh học tuân thủ các quy định được nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời, xuất phát từ đặc 
điểm môn học, nhấn mạnh các quan điểm sau: 
1. Tiếp cận với xu hướng quốc tế 
Bên cạnh việc tiếp thu, kế thừa thành công, ưu điểm của chương trình môn Sinh học hiện hành của Việt Nam, Chương 
trình môn Sinh học còn được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu sâu chương trình môn học này của một số quốc gia, vùng lãnh 
thổ và tổ chức quốc tế (Anh, Australia, Cộng hoà Liên bang Đức, Hàn Quốc, một số bang của Hoa Kỳ, Liên bang Nga, 
Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Tổ chức Olympic Sinh học quốc tế, UNESCO,...). Kết quả nghiên cứu đó 
cho phép rút ra các xu hướng chung trong xây dựng chương trình môn Sinh học phổ thông có thể vận dụng cho Việt Nam: 
4 
a) Ở cấp trung học cơ sở, kiến thức sinh học là một phần của môn Khoa học tự nhiên. Ở cấp trung học phổ thông, môn 
Sinh học được tách ra thành môn học riêng với các mục tiêu dạy học chuyên sâu chuẩn bị cho học sinh có thể tiếp tục học 
lên cao theo ngành nghề liên quan trực tiếp đến sinh học. 
b) Nội dung giáo dục sinh học ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được xây dựng theo hướng đồng tâm 
để học sinh có điều kiện mở rộng và học sâu hơn về nội dung, phương pháp nghiên cứu và nguyên lí ứng dụng công nghệ 
sinh học trong môn Sinh học ở cấp trung học phổ thông. 
c) Chương trình môn Sinh học thể hiện nguyên tắc tích hợp thông qua sự kết nối các nội dung dạy học cốt lõi quanh các 
nguyên lí cơ bản của khoa học tự nhiên, của thế giới sống. 
2. Thực hiện giáo dục định hướng nghề nghiệp 
Nội dung môn Sinh học được xây dựng làm cơ sở cho các quy trình công nghệ gắn với các lĩnh vực ngành nghề, vì vậy 
trong yêu cầu cần đạt của từng chủ đề luôn yêu cầu học sinh liên hệ với các ngành nghề liên quan. 
Nội dung môn Sinh học vừa phản ánh các thuộc tính cơ bản của tổ chức sống ở các cấp độ phân tử, tế bào, cơ thể, quần 
thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển; vừa giới thiệu các nguyên lí công nghệ ứng dụng sinh học nhằm định hướng cho học 
sinh lựa chọn ngành nghề trong bối cảnh phát triển của công nghệ sinh học và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 
Để thực hiện định hướng trên, Chương trình môn Sinh học được thiết kế theo các chủ đề có tính khái quát và dành 
nhiều thời gian để tổ chức các hoạt động dạy học giúp học sinh khám phá khoa học, phát triển năng lực nhận thức, trong đó 
chú ý tổ chức các hoạt động trải nghiệm, thực hành, ứng dụng và tìm hiểu các ngành nghề liên quan. 
3. Thực hiện giáo dục phát triển bền vững 
Chương trình môn Sinh học chú trọng giúp học sinh phát triển khả năng thích ứng trong một thế giới biến đổi không 
ngừng; khả năng chung sống hài hoà với thiên nhiên và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. . 
Chương trình môn Sinh học quan tâm tới những nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày, tạo điều kiện để học sinh 
tăng cường vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn, từ thực tiễn nhận thức rõ những vấn đề về môi trường và phát triển 
bền vững, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, rèn luyện khả năng thích ứng trong một thế giới biến đổi không ngừng. 
5 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 
Môn Sinh học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực sinh học; đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động 
giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, 
niềm tự hào về thiên nhiên của quê hương, đất nước; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, trân trọng, giữ gìn và 
bảo vệ thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; rèn luyện cho học sinh thế giới quan 
khoa học, tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, tình yêu lao động, các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải 
quyết vấn đề và sáng tạo. 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung 
Môn Sinh học góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với 
môn học, cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể. 
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù 
Môn Sinh học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sinh học, biểu hiện của năng lực khoa học tự nhiên, bao 
gồm các thành phần năng lực: nhận thức sinh học; tìm hiểu thế giới sống; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 
Những biểu hiện của năng lực sinh học được trình bày trong bảng sau: 
Thành phần 
năng lực 
Biểu hiện 
Nhận thức sinh học Trình bày, phân tích được các kiến thức sinh học cốt lõi và các thành tựu công nghệ sinh học trong 
các lĩnh vực. Cụ thể như sau: 
– Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu được các đối tượng, khái niệm, quy luật, quá trình sống. 
– Trình bày được các đặc điểm, vai trò của các đối tượng và các quá trình sống bằng các hình thức 
biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ,... 
6 
Thành phần 
năng lực 
Biểu hiện 
– Phân loại được các đối tượng, hiện tượng sống theo các tiêu chí khác nhau. 
– Phân tích được các đặc điểm của một đối tượng, sự vật, quá trình theo một logic nhất định. 
– So sánh, lựa chọn được các đối tượng, khái niệm, các cơ chế, quá trình sống dựa theo các tiêu chí 
nhất định. 
– Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng (nguyên nhân – kết quả, cấu tạo – chức 
năng,...). 
– Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai; đưa ra được những nhận định có tính phê phán liên 
quan tới chủ đề trong thảo luận. 
– Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, 
lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học; sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu 
đạt khác nhau. . 
Tìm hiểu thế giới 
sống 
 Thực hiện được quy trình tìm hiểu thế giới sống. Cụ thể như sau: 
– Đề xuất vấn đề liên quan đến thế giới sống: đặt ra được các câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích 
được bối cảnh để đề xuất vấn đề; dùng ngôn ngữ của mình biểu đạt được vấn đề đã đề xuất. 
– Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng 
và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu. 
– Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng được khung logic nội dung nghiên cứu; lựa chọn được phương 
pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, hồi cứu tư liệu,...); lập được kế hoạch 
triển khai hoạt động nghiên cứu. 
– Thực hiện kế hoạch: thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra; 
đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so 
7 
Thành phần 
năng lực 
Biểu hiện 
sánh được kết quả với giả thuyết, giải thích, rút ra kết luận và điều chỉnh (nếu cần); đề xuất được ý 
kiến khuyến nghị vận dụng kết quả nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp. 
– Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt 
quá trình và kết quả nghiên cứu; viết được báo cáo nghiên cứu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ 
lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và 
giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả nghiên cứu một cách thuyết phục. 
Vận dụng kiến thức, 
kĩ năng đã học 
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích, đánh giá hiện tượng thường gặp trong tự 
nhiên và trong đời sống; có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp. Cụ thể như sau: 
– Giải thích thực tiễn: giải thích, đánh giá được những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong 
đời sống, tác động của chúng đến phát triển bền vững; giải thích, đánh giá, phản biện được một số mô 
hình công nghệ ở mức độ phù hợp. 
– Có hành vi, thái độ thích hợp: đề xuất, thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ sức khoẻ bản 
thân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ thiên nhiên, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng 
yêu cầu phát triển bền vững. 
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 
1. Nội dung khái quát 
a) Nội dung giáo dục cốt lõi 
Nội dung giáo dục cốt lõi của môn Sinh học bao quát các cấp độ tổ chức sống, gồm: phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, 
quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển. Kiến thức về mỗi cấp độ tổ chức sống bao gồm: cấu trúc, chức năng; mối quan hệ giữa 
cấu trúc, chức năng và môi trường sống. Từ kiến thức về các cấp độ tổ chức sống, chương trình môn học khái quát thành các 
đặc tính chung của thế giới sống như: trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, 
8 
di truyền, biến dị và tiến hoá. Thông qua các chủ đề nội dung, chương trình môn học trình bày các thành tựu công nghệ sinh 
học trong chăn nuôi, trồng trọt, xử lí ô nhiễm môi trường, nông nghiệp và thực phẩm sạch; trong y - dược học. 
Mạch nội dung Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 
Giới thiệu khái 
quát chương 
trình môn Sinh 
học 
 Đối tượng và các lĩnh vực 
nghiên cứu của sinh học 
 Mục tiêu và vai trò của môn 
Sinh học 
 Sinh học trong tương lai 
 Các ngành nghề liên quan đến 
sinh học 
Sinh học và sự 
phát triển bền 
vững 
 Phát triển bền vững môi trường 
tự nhiên 
 Phát triển xã hội: đạo đức sinh 
học; kinh tế; công nghệ 
Các phương 
pháp nghiên cứu 
và học tập môn 
Sinh học 
 Phương pháp nghiên cứu 
 Vật liệu, thiết bị 
 Kĩ năng tiến trình 
Giới thiệu chung 
về các cấp độ tổ 
chức của thế giới 
sống 
 Khái niệm và đặc điểm của các 
cấp độ tổ chức sống 
 Các cấp độ tổ chức sống 
 Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống 
9 
Mạch nội dung Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 
Sinh học tế bào Khái quát về tế bào 
 Thành phần hoá học của tế bào 
 Cấu trúc tế bào 
 Trao đổi chất và chuyển hoá 
năng lượng ở tế bào 
 Thông tin ở tế bào 
 Chu kì tế bào và phân bào 
 Công nghệ tế bào và một số 
thành tựu 
 Công nghệ enzyme và ứng dụng 
 Hô hấp tế bào 
 Tế bào thần kinh 
 Cơ sở nhiễm sắc thể của sự 
di truyền 
 Nhiễm sắc thể: hình thái, cấu 
trúc siêu hiển vi 
Sinh học vi sinh 
vật và virus 
 Khái niệm và các nhóm vi sinh 
vật 
 Các phương pháp nghiên cứu vi 
sinh vật 
 Quá trình tổng hợp và phân giải 
ở vi sinh vật 
 Quá trình sinh trưởng và sinh 
sản ở vi sinh vật 
 Một số ứng dụng vi sinh vật 
trong thực tiễn 
 Virus và các ứng dụng 
10 
Mạch nội dung Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 
Sinh học cơ thể Trao đổi chất và chuyển hoá 
năng lượng ở sinh vật 
 Cảm ứng ở sinh vật 
 Sinh trưởng và phát triển ở sinh 
vật 
 Sinh sản ở sinh vật 
 Dinh dưỡng khoáng – tăng năng 
suất cây trồng và nông nghiệp 
sạch 
 Một số bệnh dịch ở người và 
cách phòng trừ 
 Vệ sinh an toàn thực phẩm 
Di truyền học Di truyền phân tử 
 Di truyền nhiễm sắc thể 
 Di truyền gene ngoài nhân 
 Mối quan hệ kiểu gene – môi 
trường – kiểu hình 
 Thành tựu chọn, tạo giống bằng 
các phương pháp lai hữu tính 
 Di truyền quần thể 
 Di truyền học người 
11 
Mạch nội dung Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 
Tiến hoá Các bằng chứng tiến hoá 
 Quan niệm của Darwin về chọn 
lọc tự nhiên và hình thành loài 
 Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện 
đại 
 Tiến hoá lớn và phát sinh 
chủng loại 
Sinh thái học và 
môi trường 
 Môi trường và các nhân tố 
sinh thái 
 Sinh thái học quần thể 
 Sinh thái học quần xã 
 Hệ sinh thái 
 Sinh quyển 
 Sinh thái học phục hồi, bảo 
tồn và phát triển bền vững 
 Kiểm soát sinh học 
 Sinh thái nhân văn 
b) Chuyên đề học tập 
Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, trong mỗi năm học, những học sinh có thiên hướng hoặc hứng thú với sinh học và 
công nghệ sinh học được chọn học một số chuyên đề học tập. 
12 
Hệ thống các chuyên đề học tập môn Sinh học chủ yếu được phát triển từ nội dung các chủ đề sinh học ứng với chương 
trình mỗi lớp 10, 11, 12. Các chuyên đề nhằm mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện ... g. Định hướng tự chủ, tích cực, chủ động trong phương pháp dạy học mà môn Sinh học chú trọng 
là cơ hội giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tự học. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trong môn Sinh học, việc tìm kiếm, trao đổi thông tin trong quá trình quan sát, xây 
dựng giả thuyết khoa học, lập và thực hiện kế hoạch kiểm chứng giả thuyết, thu thập và xử lí dữ kiện, tổng hợp kết quả và 
trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu giúp học sinh phát triển các kĩ năng giao tiếp và hợp tác. Đặc biệt, khi thực hiện các 
bài thực hành, các dự án nghiên cứu, các hoạt động trải nghiệm theo nhóm, mỗi thành viên có trách nhiệm thực hiện các 
phần việc khác nhau, trao đổi thông tin, trình bày, chia sẻ ý tưởng với nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung. Đó là những cơ 
hội mà môn Sinh học tạo ra để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác ở học sinh. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề và sáng tạo là hoạt động đặc thù trong quá trình tìm hiểu và 
khám phá thế giới sống, vì vậy, phát triển năng lực này là một trong những nội dung giáo dục cốt lõi của môn Sinh học. 
Năng lực chung này được hình thành, phát triển trong quá trình tổ chức cho học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế 
hoạch, thực hiện kế hoạch tìm hiểu các hiện tượng đa dạng của thế giới sống gần gũi với cuộc sống hằng ngày. 
3. Định hướng phương pháp hình thành, phát triển năng lực sinh học 
a) Đối với thành phần năng lực nhận thức sinh học, giáo viên tạo cho học sinh cơ hội huy động những hiểu biết, kinh 
nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới. Chú ý tổ chức các hoạt động, trong đó học sinh có thể diễn đạt hiểu 
biết bằng cách riêng, so sánh, phân loại, hệ thống hoá kiến thức; vận dụng kiến thức đã được học để giải thích các sự vật, 
hiện tượng hay giải quyết vấn đề đơn giản; qua đó, kết nối được kiến thức mới với hệ thống kiến thức. 
b) Đối với thành phần năng lực tìm hiểu thế giới sống, giáo viên tạo điều kiện để học sinh đưa ra câu hỏi, vấn đề cần 
tìm hiểu; tạo cho học sinh cơ hội tham gia quá trình hình thành kiến thức mới, đề xuất và kiểm tra, giả thuyết; thu thập bằng 
59 
chứng, phân tích, xử lí để rút ra kết luận, đánh giá kết quả thu được. Dựa vào một số phương pháp dạy học như: thực 
nghiệm, điều tra, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dự án,... giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tự tìm các bằng chứng để 
kiểm tra các giả thuyết qua việc thực hiện thí nghiệm, hoặc tìm kiếm, thu thập thông tin qua sách, Internet, điều tra, phân 
tích, xử lí thông tin để kiểm tra dự đoán,... 
c) Đối với thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về sinh học, học sinh được tạo cơ hội đề xuất hoặc 
tiếp cận với các tình huống thực tiễn, tìm kiếm, giải thích, trình bày thông tin, lập luận và đưa ra giải pháp trên cơ sở kiến 
thức, kĩ năng sinh học đã học; học sinh cần được quan tâm rèn luyện các kĩ năng: phát hiện vấn đề, lập kế hoạch nghiên cứu, 
giải quyết vấn đề (thu thập, trình bày thông tin, xử lí thông tin để rút ra kết luận), đánh giá kết quả giải quyết vấn đề, nêu 
giải pháp khắc phục hoặc cải tiến. Cần quan tâm sử dụng các bài tập đòi hỏi tư duy phản biện, sáng tạo (câu hỏi mở, có 
nhiều cách giải, gắn kết với sự phản hồi trong quá trình học). 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC 
1. Định hướng chung 
Việc đánh giá kết quả giáo dục phải thực hiện được các yêu cầu sau: 
– Cung cấp thông tin phản hồi đầy đủ, chính xác, kịp thời về kết quả học tập giúp học sinh tự điều chỉnh quá trình học, 
giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy, cán bộ quản lí nhà trường có giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục, gia đình theo dõi, 
giúp đỡ con em học tập. 
– Nội dung đánh giá bảo đảm tích hợp đánh giá kiến thức, kĩ năng thực hành, vận dụng những điều đã học để giải quyết 
vấn đề thực tiễn. 
– Kết hợp đánh giá quá trình với đánh giá tổng kết; đánh giá định tính với đánh giá định lượng, trong đó đánh giá định 
lượng phải dựa trên đánh giá định tính được phản hồi kịp thời, chính xác. 
– Phối hợp nhiều hình thức đánh giá khác nhau để bảo đảm đánh giá toàn diện mức độ đáp ứng các yêu cầu cần đạt đã 
quy định trong chương trình. 
– Kết hợp việc đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh để rèn luyện cho học sinh 
năng lực tự chủ và tự học, tư duy phê phán. 
60 
2. Một số hình thức kiểm tra, đánh giá 
Môn Sinh học sử dụng các hình thức đánh giá chủ yếu như sau: 
– Đánh giá thông qua bài viết: bài tự luận, bài trắc nghiệm khách quan, bài tiểu luận, báo cáo kết quả sưu tầm, báo cáo 
kết quả nghiên cứu, điều tra,... 
– Đánh giá thông qua vấn đáp, thuyết trình: trả lời câu hỏi vấn đáp, phỏng vấn, thuyết trình vấn đề nghiên cứu,... 
– Đánh giá thông qua quan sát: quan sát quá trình học sinh thực hiện các bài thực hành thí nghiệm, thảo luận nhóm, học 
ngoài thực địa, tham quan các cơ sở khoa học, sản xuất, tham gia dự án nghiên cứu, bằng cách sử dụng bảng quan sát, 
bảng kiểm, hồ sơ học tập,... 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 
1. Giải thích thuật ngữ 
a) Một số thuật ngữ chuyên môn 
– Cấp độ tổ chức sống: là một hệ thống được cấu thành bởi cơ chế tương tác giữa các yếu tố cấu trúc, giữa các chức 
năng, giữa cấu trúc và chức năng. Hệ thống sinh giới có các cấp độ khác nhau về đặc tính nổi trội tồn tại theo trật tự thứ bậc: 
phân tử - tế bào - cơ thể - quần thể - quần xã (hệ sinh thái) - sinh quyển. 
– Công nghệ sinh học: là một tập hợp các ngành khoa học (sinh học phân tử, sinh học tế bào, di truyền học, vi sinh vật 
học, hóa sinh học và công nghệ học) nhằm tạo ra các công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp về hoạt động sống của vi 
sinh vật, của tế bào thực vật và tế bào động vật, hoặc các quá trình sản xuất ở quy mô công nghiệp có sự tham gia của tác 
nhân sinh học (ở mức độ cơ thể hoặc tế bào hoặc phân tử) dựa trên các thành tựu tổng hợp của nhiều bộ môn khoa học phục 
vụ cho việc tăng của cải vật chất cho xã hội và bảo vệ lợi ích của con người. Dựa vào tác nhân sinh học, có thể chia thành: 
công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật, công nghệ sinh học vi sinh vật và công nghệ gene và protein. 
– Kĩ năng tiến trình: là khả năng của học sinh thực hiện các bước theo tiến trình nghiên cứu khoa học. Ví dụ, học sinh 
thực hiện liên hoàn các bước từ đặt câu hỏi nghiên cứu, đề xuất giả thuyết, đề xuất các bước giải quyết vấn đề, thực hiện giải 
quyết vấn đề và rút ra kết luận. 
61 
– Sự đa dạng: sự phong phú, sự nhiều, sự khác nhau của các đối tượng trong tự nhiên. 
– Thế giới quan khoa học: là toàn bộ những quan điểm, quan niệm có cơ sở khoa học của cá nhân hay xã hội, về thế 
giới tự nhiên, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới tự nhiên ấy. 
– Thế giới sống: là toàn bộ các loài thực vật, động vật, vi sinh vật tồn tại trong quan hệ tương tác với nhau được phân 
bố trên Trái Đất ở các môi trường đa dạng: dưới nước, trên cạn, trong đất, trong không khí. 
– Tìm hiểu thế giới sống: là quá trình chủ động trong việc đặt câu hỏi, tìm hiểu, điều tra để phát hiện những điều chưa 
được biết về thế giới tự nhiên của học sinh. Thực hiện phương pháp khám phá trong học tập, học sinh không những có được 
những hiểu biết sâu sắc, mà còn được rèn luyện và phát triển năng lực tư duy như một nhà khoa học, phát triển năng lực giải 
quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp và cộng tác với người khác,... 
b) Từ ngữ thể hiện mức độ đáp ứng các yêu cầu cần đạt 
Chương trình môn Sinh học sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của học 
sinh. Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối 
tượng và yêu cầu cụ thể. Trong bảng tổng hợp dưới đây, đối tượng, yêu cầu cụ thể của mỗi hành động được chỉ dẫn bằng các 
từ ngữ khác nhau đặt trong ngoặc đơn. 
Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những 
động từ nêu trong bảng tổng hợp hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm 
và nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh. 
Mức độ Động từ mô tả mức độ 
Biết – nhận biết (nhận biết được một số biểu hiện của cây do thiếu khoáng), kể tên (kể tên được một số cơ quan 
tham gia điều hoà cân bằng nội môi và hằng số nội môi cơ thể), phát biểu (phát biểu được khái niệm bài tiết), 
nêu các đối tượng, khái niệm, quá trình sống (nêu được các khái niệm: nội môi, cân bằng động). 
– trình bày các đặc điểm, vai trò của các đối tượng và các quá trình sống bằng các hình thức biểu đạt như ngôn 
ngữ nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ,... (trình bày được vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi). 
Hiểu – phân loại các vật, sự vật theo các tiêu chí khác nhau (phân biệt được hệ thần kinh dạng ống với hệ thần kinh 
62 
Mức độ Động từ mô tả mức độ 
dạng lưới và dạng chuỗi hạch). 
– phân tích các đặc điểm của một đối tượng, sự vật, quá trình theo một logic nhất định (phân tích được cơ chế 
thu nhận và phản ứng kích thích của các cơ quan cảm giác (tai, mắt)). 
– so sánh, lựa chọn các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình dựa theo các tiêu chí (so sánh được sinh sản hữu 
tính với sinh sản vô tính ở thực vật). 
– lập dàn ý, tìm từ khoá; sử dụng ngôn ngữ khoa học khi đọc và trình bày các văn bản khoa học, sử dụng các 
hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau; kết nối thông tin theo logic có ý nghĩa (lập dàn ý, viết được báo cáo 
khi điều tra sử dụng phân bón ở địa phương hoặc thực hành trồng cây với các kĩ thuật bón phân phù hợp). 
– giải thích mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng (nhân – quả, cấu tạo – chức năng,...) (giải thích được 
sự phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn đến ung thư). 
– nhận ra điểm sai và chỉnh sửa điểm sai đó; thảo luận đưa ra những nhận định có tính phê phán liên quan tới 
chủ đề (thảo luận về một vấn đề hoặc bài báo cáo). 
Vận dụng – nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn và mô hình công nghệ dựa trên kiến thức sinh học và dẫn ra được 
các bằng chứng về vấn đề đó (giải thích được một số vấn đề thực tiễn: vấn đề hôn nhân gia đình; vấn đề cho 
cây tự thụ phấn, động vật giao phối gần giảm năng suất, chất lượng). 
– phản biện, đánh giá được tác động của một vấn đề thực tiễn (đánh giá được ý nghĩa việc xử phạt người 
tham gia giao thông khi sử dụng rượu, bia). 
– dựa trên hiểu biết và các cứ liệu điều tra, nêu được các giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo 
vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ thiên nhiên, môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu 
và có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền vững (thực hiện được các biện pháp phòng chống một số 
bệnh dịch phổ biến ở người; điều tra được một số bệnh dịch phổ biến ở người và tuyên truyền phòng chống 
bệnh (bệnh cúm, dịch tả, sốt xuất huyết, HIV/AIDS,...)). 
2. Thời lượng thực hiện chương trình 
Thời lượng cho mỗi lớp là 105 tiết/năm học, dạy trong 35 tuần. Trong đó, thời lượng dành cho nội dung cốt lõi là 70 
63 
tiết. Dự kiến tỷ lệ % thời lượng dành cho mỗi mạch nội dung như sau: 
LỚP Chủ đề Thời lượng 
Lớp 10 Mở đầu 6% 
Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống 3% 
Sinh học tế bào 54% 
Sinh học vi sinh vật và virus 27% 
Đánh giá định kì 10% 
Lớp 11 Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật 41% 
Cảm ứng ở sinh vật 17% 
Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật 18% 
Sinh sản ở sinh vật 14% 
Đánh giá định kì 10% 
Lớp 12 Di truyền học 46% 
Tiến hoá 18% 
Sinh thái học và môi trường 26% 
Đánh giá định kì 10% 
Thời lượng dành cho các chuyên đề học tập là 35 tiết. Dự kiến số tiết của các chuyên đề học tập (bao gồm cả kiểm tra, 
đánh giá) như sau: 
Tên chuyên đề Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 
Chuyên đề 10.1: Công nghệ tế bào và một số thành tựu 15 
Chuyên đề 10.2: Công nghệ enzyme và ứng dụng 10 
64 
Tên chuyên đề Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 
Chuyên đề 10.3: Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường 10 
Chuyên đề 11.1: Dinh dưỡng khoáng – tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch 10 
Chuyên đề 11.2: Một số bệnh dịch ở người và cách phòng ngừa, điều trị 15 
Chuyên đề 11.3: Vệ sinh an toàn thực phẩm 10 
Chuyên đề 12.1: Sinh học phân tử 15 
Chuyên đề 12.2: Kiểm soát sinh học 10 
Chuyên đề 12.3: Sinh thái nhân văn 10 
3. Thiết bị dạy học 
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, vì vậy, thực hành thí nghiệm vừa là nội dung, vừa là phương pháp, phương tiện 
dạy học. Mặt khác, chương trình được xây dựng theo hướng phát triển năng lực, gắn lí thuyết với thực hành, học lí thuyết 
bằng thực hành. Theo định hướng này, cần trang bị các thiết bị dạy học đa dạng về chủng loại: tranh, ảnh, mô hình, mẫu vật 
thật, dụng cụ, vật liệu, hoá chất, thiết bị kĩ thuật nghe nhìn, các loại máy móc. 
Bộ thiết bị dạy học môn Sinh học gồm có: 
a) Các thiết bị dùng để trình diễn, minh hoạ 
– Tranh, ảnh: bộ tranh, ảnh về các cấp độ tổ chức sống; tế bào; trao đổi chất chuyển hoá năng lượng; thông tin giữa các 
tế bào; chu kì tế bào và phân bào; vi sinh vật và virus; chuyển hoá năng lượng trong sinh giới; trao đổi chất và chuyển hoá 
năng lượng ở thực vật; trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở động vật; máu và tuần hoàn; hệ bài tiết; cảm ứng ở sinh 
vật; sinh trưởng, phát triển ở thực vật và động vật; các tuyến nội tiết; sinh sản ở sinh vật; cơ sở phân tử của di truyền; nhiễm 
sắc thể và di truyền nhiễm sắc thể; cơ sở tế bào học của các thí nghiệm của Mendel, liên kết gen, hoán vị gen, tương tác gen, 
di truyền giới tính; quan hệ kiểu gene – môi trường – kiểu hình; bằng chứng và cơ chế tiến hoá; Sinh quyển; hệ sinh thái; 
quần xã; quần thể và các mối quan hệ giữa sinh vật – sinh vật và sinh vật với môi trường; ô nhiễm môi trường; các mô hình 
về phát triển bền vững; một số loài sinh vật điển hình trong sách Đỏ Việt Nam. 
65 
– Video clip: bộ video về các cấp độ tổ chức sống; tế bào; trao đổi chất chuyển hoá năng lượng; thông tin giữa các tế 
bào; chu kì tế bào và phân bào; vi sinh vật và virus; chuyển hoá năng lượng trong sinh giới; trao đổi chất và chuyển hoá 
năng lượng ở thực vật và động vật; máu và tuần hoàn; hệ bài tiết; sinh trưởng, phát triển ở thực vật và động vật; sinh sản ở 
sinh vật; cơ sở phân tử của di truyền; nhiễm sắc thể và di truyền nhiễm sắc thể; video về cơ sở tế bào học của các thí nghiệm 
của Mendel, liên kết gene, hoán vị gene, di truyền giới tính; Sinh quyển; hệ sinh thái; quần xã; quần thể và các mối quan hệ 
giữa sinh vật – sinh vật và sinh vật với môi trường; ô nhiễm môi trường; các mô hình về phát triển bền vững; một số loài 
sinh vật điển hình trong sách Đỏ Việt Nam. 
– Mô hình: cơ thể người; hệ tuần hoàn; cảm ứng ở sinh vật; cấu trúc vật chất di truyền; quan hệ kiểu gene – môi trường 
– kiểu hình; bằng chứng và cơ chế tiến hoá. 
b) Các thiết bị dùng để thực hành 
– Bộ tiêu bản hiển vi: tế bào. 
– Bộ dụng cụ thực hành về: tế bào; phân bào; vi sinh vật và virus; trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật; 
mổ tim ếch; băng bó vết thương và cầm máu; sinh trưởng, phát triển ở thực vật; quan sát đột biến nhiễm sắc thể. 
– Hộp mẫu vật: phân loại sinh vật, các dạng thích nghi,... 
– Bộ dụng cụ đo: đo dung lượng hô hấp và hoạt động của cơ hoành ở động vật, đo huyết áp, nhịp tim, độ pH,... 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_sinh_hoc_nam_2018.pdf