Một số đặc điểm của mô hình giáo dục Nhật Bản và những gợi ý cho việc đổi mới giáo dục ở Việt Nam

Abstract: The paper presents the results of the study on the model of primary education in Japan

through the model of Japanese style education, especially the model of primary education in The

Japanese International School (JIS). Also, the article compares this primary education model to the

models in Vietnam. Bases on the analysis, the article proposed application of the Japan primary

education model to Vietnam primary education system with aim to meet requirements of

fundamental and comprehensive reform of education in Vietnam today.

pdf 5 trang yennguyen 3860
Bạn đang xem tài liệu "Một số đặc điểm của mô hình giáo dục Nhật Bản và những gợi ý cho việc đổi mới giáo dục ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số đặc điểm của mô hình giáo dục Nhật Bản và những gợi ý cho việc đổi mới giáo dục ở Việt Nam

Một số đặc điểm của mô hình giáo dục Nhật Bản và những gợi ý cho việc đổi mới giáo dục ở Việt Nam
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 429 (Kì 1 - 5/2018), tr 61-64; 60 
61 
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH GIÁO DỤC NHẬT BẢN 
VÀ NHỮNG GỢI Ý CHO VIỆC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM 
Nguyễn Vinh Hiển - Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 
Ngày nhận bài: 22/02/2017; ngày sửa chữa: 29/03/2017; ngày duyệt đăng: 30/03/2018. 
Abstract: The paper presents the results of the study on the model of primary education in Japan 
through the model of Japanese style education, especially the model of primary education in The 
Japanese International School (JIS). Also, the article compares this primary education model to the 
models in Vietnam. Bases on the analysis, the article proposed application of the Japan primary 
education model to Vietnam primary education system with aim to meet requirements of 
fundamental and comprehensive reform of education in Vietnam today. 
Keyword: Primary education, Japan, education model, Japanese International School. 
1. Đặt vấn đề 
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị 
Trung ương 8, khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện 
GD-ĐT; Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về 
đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, 
ngành Giáo dục đang triển khai đổi mới giáo dục phổ 
thông, trong đó quá trình đổi mới chương trình và sách 
giáo khoa cần được triển khai đồng bộ với việc xây dựng 
các mô hình giáo dục, xác định các thành tố và cách thức 
tổ chức thực hiện để nâng cao chất lượng giáo dục. 
Trong quá trình phát triển chương trình giáo dục phổ 
thông mới, cần tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt 
cần lựa chọn được những quốc gia tiêu biểu, có những 
điều kiện khá tương đồng với Việt Nam, đã đạt được 
những kết quả cao trong đổi mới chương trình giáo dục 
phổ thông để tiến hành nghiên cứu, phân tích, rút ra 
những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 
Nhật Bản là một nước thuộc châu Á, có nhiều quan 
hệ và đặc điểm về văn hoá, xã hội gần gũi với Việt Nam. 
Nhiều học giả nước ngoài đã tìm thấy những phẩm chất 
rất giống nhau giữa con người thuộc hai dân tộc Nhật 
Bản và Việt Nam. Nhật Bản đã phát triển nhanh chóng, 
trở thành một siêu cường kinh tế, hiện đại hoá mà vẫn 
giữ được bản sắc truyền thống dân tộc. Hiện đại hoá đất 
nước ở Nhật Bản không phải là quá trình tự phát mà là 
một công cuộc được nhà nước chủ động tiến hành, lấy 
việc giáo dục nâng cao ý thức con người làm cơ sở cho 
sự phát triển đất nước. 
Việc nghiên cứu mô hình giáo dục Nhật Bản sẽ giúp 
chúng ta có được những kinh nghiệm tốt để áp dụng hiệu 
quả vào thực tiễn Việt Nam. 
Trong những năm gần đây, tại Việt Nam bắt đầu xuất 
hiện các mô hình giáo dục mang phong cách, triết lí Nhật 
Bản, đặc biệt là mô hình giáo dục tiểu học. Có thể kể đến 
các trường: Trường Quốc tế Nhật Bản (Japanese 
International School - JIS), Trường Nhật Bản Hà Nội 
(The Japanese School in Hanoi - JSH). Các trường này 
đã hoạt động trong một số năm qua và đang giúp nhiều 
trẻ em được tiếp nhận tinh hoa văn hóa Nhật Bản, đáp 
ứng nhu cầu phát triển giáo dục không chỉ của từng HS 
mà còn đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục 
của một bộ phận xã hội là các phụ huynh HS. Đồng thời, 
việc tổ chức, triển khai mô hình giáo dục Nhật Bản tại 
Việt Nam ở các trường này cũng gợi mở nhiều bài học 
trong việc triển khai mô hình giáo dục tiểu học Nhật Bản 
tại Việt Nam. Tuy nhiên, những thành tựu này còn mang 
tính kinh nghiệm, đơn lẻ, cần được nghiên cứu một cách 
hệ thống, bài bản, nhằm tìm ra cách thức vận dụng mô 
hình, lan tỏa các giá trị giáo dục cao đẹp một cách rộng 
rãi trong các trường tiểu học Việt Nam. 
Việc nghiên cứu mô hình giáo dục tiểu học ở Nhật 
Bản, so sánh với mô hình giáo dục tiểu học ở Việt Nam, 
từ đó đề xuất vận dụng mô hình giáo dục tiểu học ở Nhật 
Bản cho trường tiểu học ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi 
mới căn bản và toàn diện trong giáo dục là một nhiệm vụ 
rất cấp thiết, có ý nghĩa lớn cả về mặt lí luận và thực tiễn 
hiện nay. 
2. Nội dung nghiên cứu 
Bước đầu nghiên cứu hoạt động giáo dục tại JIS, 
nhóm nghiên cứu nhận thấy một số đặc điểm khác biệt, 
những đặc điểm mang tính đặc sắc cần nghiên cứu, chắt 
lọc và học tập từ mô hình giáo dục tiểu học Nhật Bản. 
Sau đây là một số so sánh một số nét khác biệt, với mong 
muốn những điều tốt đẹp được nghiên cứu, chắt lọc và 
dần lan toả ở Việt Nam. 
2.1. Về giáo dục đạo đức 
Mới là năm học thứ 2, nhưng nền nếp của một ngôi 
trường quốc tế đã dần định hình. Với phương châm lấy 
giá trị cốt lõi là giáo dục đạo đức, nhân cách theo chuẩn 
mực của Nhật Bản, những hoạt động giáo dục đạo đức 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 429 (Kì 1 - 5/2018), tr 61-64; 60 
62 
của nhà trường luôn được chú trọng ngay từ khi học sinh 
mới bước chân vào trường. 
2.1.1. Cách tiếp cận 
Chương trình coi học sinh là đối tượng trực tiếp kiến 
tạo tri thức, thay vì nhận xét các hành vi của người khác. 
Chương trình giáo dục Đạo đức của Nhật tập trung giúp 
học sinh tự đánh giá hành động của bản thân để tự trau 
dồi, học hỏi. Học sinh tham gia cảm nhận về chủ đề mình 
đang học, từ đó có thái độ và cách ứng xử đúng đắn với 
đối tượng giao tiếp. Học sinh được thực hành các quy tắc 
ứng xử, nền nếp theo gương từ các thầy cô giáo trong 
hoạt động hàng ngày, trong mọi hoạt động chứ không chỉ 
trên sách vở, không chỉ thuộc, mà phải thực hành, rèn 
luyện thường xuyên để hình thành những thói quen, từ 
thói quen trở thành những hành động tự nhiên, từ những 
hành động tự nhiên biến thành tố chất của mỗi con người. 
Chẳng hạn, học sinh được dạy và rèn luyện: trước khi 
nói, trước khi hành động cần phán đoán đối tác của mình 
sẽ suy nghĩ, sẽ phản ứng thế nào? Nói khác hơn là phải 
đặt mình vào vị trí của người khác trước khi nói và hành 
động để không làm tổn thương đến họ. 
2.1.2. Nội dung giáo dục 
Nội dung kiến thức Đạo đức của chương trình Nhật 
Bản nhìn chung có sự tương đồng so với chương trình 
Việt Nam, phù hợp với văn hoá, phong tục tập quán của 
người Việt Nam. 
Mỗi kiến thức, kĩ năng và biểu hiện đạo đức được học 
trong các tiết học ở trường đều là những điều được yêu 
cầu trong thực tế cuộc sống. Các em được giáo dục về sự 
khiêm nhường, giữ gìn truyền thống, sự hứng thú đối với 
học tập và công việc, sự an toàn, tiết kiệm năng lượng và 
về gia đình,... Đồng thời, các em còn được hướng dẫn 
thực hành cách cư xử đúng mức với mọi người, bên cạnh 
các kiến thức về chào hỏi, cách dùng từ ngữ, cách ngồi, 
cách ăn cơm, cách pha trà,... theo truyền thống, học sinh 
còn được học cảm ơn bằng một số ngôn ngữ khác nhau 
trên thế giới. Đây là bước đầu tiên để có thể hội nhập theo 
định hướng trở thành công dân toàn cầu. 
Chương trình phổ thông, các bài học đạo đức được 
phân ra làm 4 nhóm liên hệ từ gần đến xa, từ dễ đến khó. 
Nhóm 1 gồm các vấn đề liên quan đến bản thân, nhóm 2, 
liên quan đến người khác, nhóm 3 liên quan đến tập thể, 
xã hội và nhóm 4 liên quan với thế giới tự nhiên và những 
gì cao đẹp. Ở các độ tuổi, mỗi nhóm được học và thực 
hành ở mức độ khác nhau, từ đó, dần hình thành các đức 
tính cần thiết cho bất cứ hoàn cảnh nào trong đời sống 
như: giữ đúng cam kết, cảm nhận sự tuyệt vời khi làm 
việc, làm đến cùng việc mình đã làm và hiểu được tầm 
quan trọng của công việc mình và mọi người đang làm. 
2.1.3. Cách biên soạn 
Chương trình của hai lớp kế tiếp được biên soạn trong 
cùng 1 cuốn sách. Cuối chương trình đều có bản thu hoạch 
với từng lớp. Học sinh cuối lớp 2, 4 và 6, sau khi hoàn 
thành bản thu hoạch, có thể đối chiếu với những điều mình 
đã thu hoạch từ năm học trước, từ đó nhận thấy sự lớn lên 
và hoàn thiện hơn của bản thân về phẩm chất đạo đức. 
2.1.4. Về việc xây dựng chuẩn mực đạo đức 
Chương trình Đạo đức Nhật Bản tập trung hình thành 
những phẩm chất, đạo đức cần thiết trong cuộc sống hiện 
đại của các em sau này. 
- Nhóm 1 (liên quan đến bản thân): Các lớp đầu học 
sinh được học và thực hành về sức khỏe, an toàn; coi 
trọng vật và tiền; gọn gàng, ngăn nắp; cuộc sống với 
những quy tắc thực thi nghĩa vụ; phán đoán thiện ác; 
chính trực; phát triển nhân cách và thái độ sáng tạo; sự 
nhận thức về tầm quan trọng của cách ứng xử văn minh. 
Các lớp cuối cấp được học và thực hành về tự chủ; cuộc 
sống điều độ; suy nghĩ sâu sắc; xin lỗi và hối cải; cương 
quyết, bất khuất; dũng cảm, chính trực và trong sáng. 
- Nhóm 2 (liên quan đến người khác): Các lớp đầu 
cấp được học và thực hành về chào hỏi; sử dụng từ ngữ; 
động tác; tình cảm thân thiện với trẻ nhỏ, người già; tình 
bạn; sự biết ơn. Các lớp cuối cấp được học và thực hành 
về nghi lễ; sự quan tâm; hiểu biết, tin cậy và giúp đỡ lẫn 
nhau; sự khiêm tốn; lòng tôn kính, biết ơn và trả ơn. 
- Nhóm 3 (liên quan đến tập thể và xã hội): Các lớp 
đầu cấp được học và thực hành về tôn trọng pháp luật; 
bảo vệ của công; tôn kính cha mẹ; yêu gia đình; trường 
lớp; yêu quê hương. Các lớp cuối cấp được học và thực 
hành thêm về công đức; chăm chỉ lao động; yêu đất nước; 
thực hành về hoạt động tập thể, thực hiện nghĩa vụ; công 
bằng và hiểu biết quốc tế. 
- Nhóm 4 (liên quan với thế giới tự nhiên và những gì 
cao đẹp): Các lớp đầu cấp được học và thực hành về lòng 
thương yêu, bảo vệ động thực vật; coi trọng sinh mạng; 
lòng mộ đạo. Các lớp cuối cấp được học và thực hành về 
sự rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên; trước những gì 
cao đẹp; thực hành về bảo vệ môi trường tự nhiên; tôn 
trọng sinh mệnh của mình và người khác; lòng cảm động; 
lòng tôn kính. 
Việc giáo dục đạo đức không chỉ thực hiện qua các 
tiết dạy của môn Đạo đức mà xuyên suốt trong mọi hoạt 
động của thầy và trò (Chẳng hạn: Giờ ăn trưa của học 
sinh cũng là một tiết học, nơi trẻ em được dạy tính tự lập; 
biết vệ sinh cá nhân và vệ sinh tập thể; biết chăm sóc bản 
thân; biết phục vụ bạn bè và thể hiện lòng biết ơn). Giáo 
viên là những tấm gương cho học sinh về đạo đức, tác 
phong trong cuộc sống và trực tiếp uốn nắn tư thế, tác 
phong, nền nếp sinh hoạt và lời ăn tiếng nói hàng ngày. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 429 (Kì 1 - 5/2018), tr 61-64; 60 
63 
Các lớp học trong trường đều không có lớp trưởng, 
hàng ngày, học sinh lần lượt thay phiên nhau làm các 
công việc điều hành lớp. Các hoạt động khác ở lớp, ở 
trường, tất cả học sinh đều được tham gia như nhau, do 
đó, mọi học sinh đều được tạo những cơ hội để bộc lộ và 
rèn luyện năng lực trong mọi hoạt động, trong điều hành 
công việc chung, những học sinh có đôi chút hạn chế ở 
một số mặt, sẽ xóa dần mặc cảm và từng bước hòa đồng 
với mọi thành viên trong tập thể. 
2.2. Về môn Toán và các môn Khoa học 
2.2.1. Môn Toán 
Nội dung kiến thức toán của cấp tiểu học nhìn chung 
có sự tương đồng giữa 2 chương trình Nhật Bản và Việt 
Nam về chuẩn kiến thức và kĩ năng. Tuy nhiên, chương 
trình Toán Nhật Bản học sớm hơn, tổng hợp hơn, xuyên 
suốt quá trình học tập, được nhắc đi nhắc lại theo vòng 
tròn xoắn ốc, sâu dần theo từng lớp và từng cấp. Điều 
quan trọng nhất trong dạy toán là để giúp học sinh rèn 
luyện tư duy logic, để phát triển trí tuệ, chứ không đơn 
thuần chỉ là dạy cách tìm ra kết quả nhanh. 
a) Cách tiếp cận: Tất cả các khái niệm đều xuất phát 
từ trực quan, thực tế cuộc sống, rồi mới dẫn dắt đến lí 
thuyết và sau đó là thực hành (làm thủ công) để củng cố 
kiến thức. Từng phần kiến thức được đưa ra và giải quyết 
một cách triệt để; đặc biệt học sinh được gợi mở để tự 
tìm cách giải quyết các vấn đề, tự tìm tòi lĩnh hội kiến 
thức mới một cách chủ động, sáng tạo... và tự mình kiến 
tạo tri thức mới. Điều này giúp các em hiểu bài ngay tại 
lớp, cảm thấy toán học gần gũi và có thể áp dụng rộng rãi 
trong cuộc sống hàng ngày và nhớ lâu. 
b) Nội dung: Chương trình toán của Nhật Bản được 
xây dựng sớm hơn theo chiều rộng, được lặp đi lặp lại 
theo từng lớp và cấp học với sự tiếp nối và chiều sâu kiến 
thức tăng dần giống như một vòng tròn xoắn ốc, giúp học 
sinh dễ nhớ, nhớ lâu và hiểu biết sâu rộng hơn sau mỗi 
bài học. Ngoài ra những bài toán thực tế, bài tập thủ công 
giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn vấn đề. 
Ví dụ: Kiến thức về hình học không gian như, tọa độ 
của điểm trong mặt phẳng và trong không gian, hình trụ 
tròn, hình trụ đứng, diện tích của các loại hình trụ... được 
đưa vào ngay từ lớp 4 (học sinh VN được học ở lớp 9-
10). Trong sách giáo khoa lớp 4 mở rộng, học sinh được 
dạy về sự thay đổi thời gian trên cùng một đồng hồ khi 
thay đổi vị trí của đồng hồ làm nền tảng để sau này các 
em có thể dễ dàng hiểu về sự chênh lệch về thời gian giữa 
các quốc gia, các múi giờ, từ đó thêm kĩ năng để có thể 
hội nhập toàn cầu. Ngoài ra học sinh được học về đơn vị 
đo tốc độ km/h, m/phút, m/giây, cách làm tròn số. (học 
sinh VN được học ở lớp 7). Phần hình học phẳng, chương 
trình của Nhật Bản mở rộng hơn của Việt Nam. Các nội 
dung hình đa giác đều, các hình bằng nhau hình phóng to 
và thu nhỏ, hình đồng dạng, hình đối xứng (đối xứng 
trục, đối xứng tâm) đều được học từ cấp tiểu học và được 
nhắc lại sâu hơn ở các cấp học trên (ở Việt Nam phải tới 
trung học cơ sở và trung học phổ thông). Điều đó giúp 
học sinh phát triển trí tưởng tượng, quan sát tổng thể, bao 
quát, tổng hợp ngay từ khi còn nhỏ và do được nhắc đi 
nhắc lại, học sinh nhớ chắc và nhớ lâu. Chương trình của 
Nhật Bản có những tiết học về ghép hình, qua nội dung 
này, học sinh được hình thành và phát triển khả năng 
tưởng tượng, sáng tạo tốt hơn. 
c) Cách biên soạn: Tiêu chuẩn hóa cao về nội dung và 
tính thực tiễn, các đơn vị kiến thức được sắp xếp khoa học, 
logic... Kênh hình sinh động, phong phú, gần gũi. Kênh 
chữ ngắn gọn dễ hiểu; nội dung chủ yếu là sự gợi ý về 
phương pháp học tập giúp học sinh tiếp cận thông tin một 
cách dễ dàng, tự chiếm lĩnh kiến thức với tất cả sự hứng 
thú trải nghiệm và khám phá,... Ở mỗi phần kiến thức, đều 
ghi rõ những điều liên quan đã học ở lớp trước và sẽ được 
học ở lớp sau. Đặc biệt “Góc sổ tay toán học” trong sách 
giáo khoa ở từng lớp rèn cho học sinh có cách học, nếp 
học chủ động, phương pháp ghi nhớ, so sánh, diễn đạt... 
d) Kĩ năng: Chương trình toán Nhật Bản rất chú trọng 
việc hình thành những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống 
ngay từ những lớp đầu cấp ngoài những kĩ năng giải toán 
cơ bản của chương trình. Tuy nhiên, các kĩ năng không 
máy móc để nhằm tìm kết quả một bài toán cụ thể mà giúp 
các em tăng cường suy nghĩ logic để phát triển trí tuệ. 
Ví dụ: Kĩ năng đếm nhanh nhóm đồ vật bằng cách 
đếm cách 2, đếm cách 5; So sánh độ dài của 2 vật trong 
trường hợp không có thước hoặc đơn vị chuẩn; So sánh 
sức chứa của 2 vật bằng các cách đơn giản trong cuộc 
sống; Kĩ năng tính nhanh, tính nhẩm, kĩ năng làm tròn và 
tách số được vận dụng trong việc tính toán trong thực tiễn 
cuộc sống; Kĩ năng quan sát tổng thể, bao quát, tổng hợp, 
kĩ năng hội nhập toàn cầu; Kĩ năng vẽ hình; ghép hình, 
phát triển khả năng tưởng tượng của học sinh thông qua 
những bài học gắn với nội dung hình học trong thực tế, 
thuận lợi việc học tập các bài toán tích phân sau này. 
2.2.2. Các môn khoa học 
Chương trình các môn khoa học của Việt Nam và 
Nhật Bản không có những sai khác lớn, nhưng nội dung 
trong sách của Nhật Bản đều sâu hơn về bản chất và quan 
trọng nhất là luôn hướng cho học sinh tự tìm tòi, rút ra 
kết luận của riêng mình thông qua việc hướng dẫn học 
sinh làm quen với việc tự nghiên cứu từ lớp 3. 
Về cách tiếp cận, học sinh được trực tiếp tham gia 
vào các thí nghiệm, tự mình rút ra được các kết luận và 
giải thích được các hiện tượng trong cuộc sống. Chương 
trình các môn học đều quan tâm nâng cao năng lực suy 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 429 (Kì 1 - 5/2018), tr 61-64; 60 
64 
nghĩ, sáng tạo của các em hơn là hướng dẫn các em tìm 
ra những kết quả cụ thể một cách máy móc. 
Cũng giống như toán học, các nội dung được đưa vào 
sớm, được nhắc lại qua nhiều lớp, nhiều cấp, càng lên lớp 
trên, kiến thức càng sâu hơn. Từ đó, giúp học sinh nắm 
kiến thức một cách có hệ thống, kiến thức không ngừng 
được củng cố và khó quên (Ví dụ: Nội dung về hóa học 
được đưa vào lớp 5, lớp 6, ở Việt Nam bắt đầu dạy từ lớp 
8). Không chỉ truyền thụ kiến thức mới, chương trình và 
sách giáo khoa rất chú trọng việc củng cố và hệ thống 
hóa. Ở mỗi phần kiến thức cũng đều ghi rõ những điều 
đã học ở lớp trước và sẽ được học ở lớp sau. Cuối mỗi 
cuốn sách đều ghi lại những kiến thức quan trọng nhất 
trong năm học. Bên cạnh phần kiến thức phổ cập, ở từng 
phần, sách giáo khoa đều có nội dung nâng cao dành cho 
học sinh khá giỏi và có lòng ham thích với môn học. 
Rất coi trọng thực hành và vận dụng kiến thức đã học 
vào đời sống: từ lớp 2, 3, học sinh đã được học cách 
khám phá tìm hiểu cuộc sống xung quanh mình như: tìm 
hiểu về địa phương nơi cư trú và xác định những địa điểm 
quan trọng trên bản đồ; phân biệt các cửa hàng tiện lợi 
với các siêu thị; cách tổ chức phục vụ của siêu thị nhằm 
đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Khi học về cây cối, học 
sinh đều được thực hành trồng và tìm hiểu trong thực tế 
cuộc sống. Nói chung, các kiến thức đều không bị áp đặt 
từ chủ quan giáo viên mà học sinh được từng bước nhận 
ra vấn đề trước khi rút ra kết luận cuối cùng. 
2.3. Về các hoạt động trải nghiệm và ngoại khóa 
Có hai loại hoạt động thường xuyên được áp dụng ở 
trường. Trước hết là những hoạt động xen kẽ trong các 
buổi học hàng ngày, hàng tuần: Sau giờ học buổi sáng, 
trước khi ăn bữa trưa, học sinh toàn trường đều có thời 
gian để làm vệ sinh lớp học, nhặt rác, lau chùi bàn ghế, 
khuôn cửa,... Sau mỗi ngày học tập, học sinh có 1 giờ để 
tham gia các câu lạc bộ thể thao, hội hoạ và âm nhạc. 
Hàng tuần, học sinh các lớp tham gia vệ sinh, quét dọn 
trạm dừng xe bus gần trường; bữa ăn hàng ngày, học sinh 
thay nhau chia thức ăn và tự thu dọn sau khi ăn xong,... 
Các lễ hội cổ truyền của Việt Nam, Nhật Bản và trên thế 
giới (Trung thu, Nguyên đán của Việt Nam, lễ hội giã 
bánh dầy, Tanabaca,... của Nhật Bản, Halloween...), 
ngày Hội thể thao, liên hoan văn nghệ và các buổi dã 
ngoại ngoài trường. 
Điều quan trọng ở đây là tất cả những hoạt động này 
đều được chuẩn bị, kiểm tra rất chu đáo về mọi mặt nên 
trở thành những cơ hội để học sinh tìm hiểu phong tục, 
tập quán, truyền thống văn hóa của các nước. Không chỉ 
được nghe giới thiệu, mà tất cả học sinh còn trực tiếp làm 
từ việc chuẩn bị đến thực hành,... từ đó hiểu được những 
thông điệp mà người xưa gửi gắm tới thế hệ mai sau từ 
những chi tiết của đạo cụ hay nghi thức... Những hoạt 
động này làm tăng thêm niềm vui của học sinh hàng ngày 
tới trường và những phẩm chất tốt đẹp như trung thực, 
dũng cảm, yêu lao động, lòng nhân ái, ý thức tập thể và 
cộng đồng,... cùng các kĩ năng sống, kĩ năng tổ chức, hoạt 
động tập thể, cách phối hợp làm việc theo nhóm được 
thường xuyên rèn luyện, giúp học sinh có ý thức với công 
việc chung, trân trọng sức lao động của người khác và 
tăng cường tính hợp tác trong sinh hoạt tập thể. 
2.4. Sự nhất quán giữa các môn học và lĩnh vực giáo dục 
Giáo dục tiểu học Nhật Bản chủ trương hướng tới có 
được những thế hệ công dân có Đức, Trí, Thể, Thực và 
những thế hệ công dân toàn cầu, điều đó được nhất quán 
trong tất cả các môn học, lĩnh vực giáo dục. Quan điểm 
đó đã được thể hiện trong sự thống nhất ở chương trình 
học tập, tất cả các môn học, kết hợp với môn giáo dục 
đạo đức để rèn luyện cho các em trở thành những người 
có khả năng nắm bắt được bản chất của sự vật, sự việc, 
có khả năng hợp tác, sự nhanh nhạy và sắc sảo về trí tuệ, 
khả năng giao tiếp và thuyết phục, năng lực xử lí và phân 
tích thông tin, sáng kiến, khởi xướng và sự sáng tạo. 
Những con người đó có năng lực tự nhận thức được vai 
trò của bản thân, không chỉ hành động vì đất nước mình 
mà còn vì một thế giới tốt đẹp hơn. 
3. Kết luận 
Những kinh nghiệm nổi bật được rút ra từ nghiên cứu 
mô hình giáo dục tiểu học thông qua nghiên cứu trường 
hợp ở JIS trình bày ở trên có thể được nghiên cứu áp dụng 
một cách thích hợp vào thực tiễn giáo dục của Việt Nam. 
Trước hết, có thể có những một số kết luận sau: - Việc 
giáo dục đạo đức của nhà trường Nhật Bản là một điểm 
nhấn quan trọng. Rõ ràng cần xây dựng hệ thống các hoạt 
động để học sinh tự mình hoàn thành các công việc, tự 
đánh giá các hành vi của mình, từ đó rút ra được những 
giá trị đạo đức; - Những lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy 
học cũng như cách thức tổ chức dạy học các môn Toán 
và Khoa học cũng nên được cân nhắc theo hướng gắn tới 
cuộc sống hiện tại và sau này của học sinh. Quan điểm 
quán triệt tính hệ thống của các kiến thức trong từng môn 
học cũng là một nét khá khác biệt; - Cần nghiên cứu về 
và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh một cách 
thường xuyên, liên tục rất thực tế và gắn liền với giáo dục 
đạo đức, với các môn học khác; - Một điểm đáng lưu ý 
là những quan điểm, cách tiếp cận và cách thức tổ chức 
các hoạt động học tập của học sinh đã nêu trên có thể 
được lựa chọn và thực hiện phù hợp ngay cả ở các trường 
có cơ sở vật chất không tốt bằng trường JIS. 
(Đây là sản phẩm nghiên cứu của Đề tài nghiên 
cứu khoa học mã số ĐTĐL.XH-03/17) 
(Xem tiếp trang 60) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 429 (Kì 1 - 5/2018), tr 57-60 
60 
và chính sách động viên cho người nghiên cứu”. 
(Nguyễn Thư H. - Trường ĐH Đồng Tháp), hay “Cần 
minh bạch trong lựa chọn đề tài; chất lượng của đề tài 
đăng kí (sản phẩm đầu ra); kinh phí cho đề tài” 
(Nguyễn Trung K. - Trường ĐH Cần Thơ). 
Như vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động nghiên 
cứu KHGD và KHCB tại các trường ĐH vùng ĐBSCL 
cần tăng cường các nguồn lực phục vụ cho hoạt động 
nghiên cứu KHGD và KHCB của GV. Cụ thể: Tăng kinh 
phí NCKH, trang bị cơ sở vật chất (tài liệu, trang thiết 
bị...); GV không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, 
bồi dưỡng kĩ năng NCKH... Ngoài ra, cần có cơ chế, 
chính sách tạo động lực cho GV tham gia NCKH, chú 
trọng đến việc chuyển giao, ứng dụng các kết quả NCKH 
vào thực tiễn. 
3. Kết luận 
Kết quả khảo sát đã chỉ ra: đa số GV của 03 trường 
ĐH vùng ĐBSCL đều nhận thức được vai trò quan 
trọng của hoạt động NCKH; nhiều GV đã xác định 
được mục đích tham gia NCKH là phục vụ cho công 
việc giảng dạy và nâng cao chuyên môn; các yếu tố về 
cơ chế chính sách, nguồn lực phục vụ cho NCKH có 
ảnh hưởng lớn đến công tác NCKH, tuy nhiên, kinh phí 
NCKH và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động nghiên 
cứu KHCB tại các trường ĐH ở ĐBSCL chỉ ở mức trên 
trung bình nên chưa đáp ứng được yêu cầu của thực 
tiễn; các hình thức công bố kết quả NCKH phổ biến 
nhất là đăng bài trên các tạp chí chuyên ngành trong 
nước; việc chuyển giao và ứng dụng kết quả nghiên cứu 
KHGD và KHCB vào thực tiễn còn nhiều hạn chế. Vì 
vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu 
KHGD và KHCB, các trường ĐH vùng ĐBSCL cần 
tăng cường các nguồn lực phục vụ cho hoạt động 
NCKH, cần tạo động lực cho GV tham gia NCKH, chú 
trọng đến việc chuyển giao, ứng dụng các kết quả 
NCKH vào thực tiễn. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Quốc hội (2013). Luật Khoa học và Công nghệ sửa 
đổi (Số: 29/2013/QH13 ngày 18/06/2013). 
[2] Bộ GD-ĐT. Thông tư số 22/2011/TT-BGDĐT ngày 
30/05/2011, quy định về hoạt động khoa học và công 
nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. 
[3] Trần Thanh Ái (2014). Yếu kém của nghiên cứu 
khoa học giáo dục Việt Nam: Nguyên nhân và giải 
pháp. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 
số 33, tr 128-137. 
[4] Đỗ Lê Bình (2017). Đề tài cấp cơ sở: “Đánh giá các 
kết quả nghiên cứu về khoa học giáo dục và khoa 
học cơ bản ở Đồng bằng sông Cửu Long trong giai 
đoạn 2000-2015 làm cơ sở định hướng nghiên cứu 
đến năm 2020”. Trường Đại học Kiên Giang. 
[5] Nguyễn Kim Dung (2013). Đánh giá công tác 
nghiên cứu khoa học giáo dục tại các trường đại học 
sư phạm Việt Nam. Tạp chí Khoa học, Trường Đại 
học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, số 50, tr 23-31. 
[6] Nguyễn Hữu Gọn (2103). Thực trạng, giải pháp 
tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của cán 
bộ, giảng viên Trường Đại học Đồng Tháp giai 
đoạn 2006-2011. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học 
Cần Thơ, số 25, tr 43-51. 
[7] Phan Thị Tú Nga (2011). Thực trạng và các biện 
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa 
học của giảng viên Đại học Huế. Tạp chí Khoa học, 
Đại học Huế, số 68, tr 67-78. 
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH... 
(Tiếp theo trang 64) 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ Giáo dục Nhật Bản (2009). Tài liệu hướng dẫn 
học sinh tiểu học môn Xã hội. www.mext.go.jp/ 
component/a_menu/education/micro_detail/icsFile
s/afieldfile/2009/06/16/1234931_003.pdf. 
[2] Kaigo Tokiomi (chủ biên, 1975). Cải cách giáo dục 
Nhật Bản thời hậu chiến - Cải cách giáo dục I. NXB 
Đại học Tokyo. 
[3] Bộ Giáo dục Nhật Bản (2017). Chương trình học tập 
và giảng dạy tiểu học (小学校学習指導要領). 
[4] Bộ sách giáo khoa Toán tiểu học (2015). NXB 
Tokio Shoseki. 
[5] Bộ sách giáo khoa môn Tự nhiên tiểu học (2015). 
NXB Tokio Shoseki. 
[6] Bộ Giáo dục Nhật Bản (2015). Nâng cao năng lực, 
phẩm chất của giáo viên trong nhà trường tương lai. 
[7] Matsubara, K. - Hagiwara, Y. - Saruta, Y. (2016). A 
statistical analysis of the characteristics of the 
intended curriculum for Japanese primary science 
and its relationship to the attained curriculum. 
Large-scale Assess Education, Vol. 4(13), pp. 1-18. 
[8] Ozaki Mugen (2017). Cải cách giáo dục Nhật Bản. 
NXB Lao động. 
[9] Bộ Giáo dục Nhật Bản (Nguyễn Quốc Vương dịch, 
2016). Hướng dẫn học tập môn Xã hội. NXB Đại 
học Sư phạm.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_dac_diem_cua_mo_hinh_giao_duc_nhat_ban_va_nhung_goi_y.pdf