Chương trình giáo dục Phổ thông môn Tiếng Pháp – Ngoại ngữ 2

Môn Tiếng Pháp – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn được tổ chức giảng dạy có thể từ lớp 6 đến hết lớp 12. Môn Tiếng Pháp giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ và các năng lực chung, phát triển những phẩm chất tốt đẹp, mở rộng tầm nhìn quốc tế để học tốt các môn học khác, để sống và làm việc hiệu quả, cũng như để học suốt đời. Nội dung cốt lõi của môn Tiếng Pháp bao gồm các chủ điểm, chủ đề và các kỹ năng ngôn ngữ cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Kiến thức ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp được lựa chọn phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh và được tích hợp trong quá trình rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết cơ bản. Chương trình môn Tiếng Pháp – Ngoại ngữ 2 (sau gọi tắt là Chương trình môn Tiếng Pháp) được xây dựng theo bậc năng lực quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam*, chia thành hai giai đoạn. Kết thúc giai đoạn 1, năng lực giao tiếp bằng tiếng Pháp của học sinh tương đương với Bậc 1; kết thúc giai đoạn 2, năng lực giao tiếp bằng tiếng Pháp của học sinh tương đương với Bậc 2. Thời lượng dành cho giai đoạn 1 là 315 tiết (tức 3 năm học), dành cho giai đoạn 2 là 420 tiết (tức 4 năm học). Nội dung của các năm học được xây dựng theo hệ thống các chủ điểm về các lĩnh vực gần gũi trong cuộc sống hằng ngày phù hợp với lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông về đất nước, con người, văn hoá Pháp, các nước nói tiếng Pháp, Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Môn học cung cấp kiến thức ngôn ngữ, tri thức văn hoá, xã hội liên quan đến các chủ điểm và rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Pháp cơ bản, bồi dưỡng khả năng vận dụng ngôn ngữ toàn diện cho học sinh

pdf 46 trang yennguyen 8160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình giáo dục Phổ thông môn Tiếng Pháp – Ngoại ngữ 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình giáo dục Phổ thông môn Tiếng Pháp – Ngoại ngữ 2

Chương trình giáo dục Phổ thông môn Tiếng Pháp – Ngoại ngữ 2
 1 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 
MÔN TIẾNG PHÁP – NGOẠI NGỮ 2 
(Dự thảo ngày 19 tháng 01 năm 2018) 
Hà Nội, tháng 01 năm 2018 
 2 
MỤC LỤC 
trang 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC ...................................................................................................................................................... 3 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ............................................................................................................... 4 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH ........................................................................................................................................ 5 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ...................................................................................................................................................... 7 
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC .................................................................................................................................................. 28 
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ........................................................................................................................................ 40 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC ............................................................................................................................ 41 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH .......................................................................... 42 
 3 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC 
Môn Tiếng Pháp – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn được tổ chức giảng dạy có thể từ lớp 6 đến hết lớp 12. Môn Tiếng 
Pháp giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ và các năng lực chung, phát triển những phẩm 
chất tốt đẹp, mở rộng tầm nhìn quốc tế để học tốt các môn học khác, để sống và làm việc hiệu quả, cũng như để học suốt đời. 
Nội dung cốt lõi của môn Tiếng Pháp bao gồm các chủ điểm, chủ đề và các kỹ năng ngôn ngữ cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. 
Kiến thức ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp được lựa chọn phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh và được tích 
hợp trong quá trình rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết cơ bản. 
 Chương trình môn Tiếng Pháp – Ngoại ngữ 2 (sau gọi tắt là Chương trình môn Tiếng Pháp) được xây dựng theo bậc 
năng lực quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam*, chia thành hai giai đoạn. Kết thúc giai đoạn 1, 
năng lực giao tiếp bằng tiếng Pháp của học sinh tương đương với Bậc 1; kết thúc giai đoạn 2, năng lực giao tiếp bằng tiếng 
Pháp của học sinh tương đương với Bậc 2. Thời lượng dành cho giai đoạn 1 là 315 tiết (tức 3 năm học), dành cho giai đoạn 2 
là 420 tiết (tức 4 năm học). Nội dung của các năm học được xây dựng theo hệ thống các chủ điểm về các lĩnh vực gần gũi 
trong cuộc sống hằng ngày phù hợp với lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông về đất nước, con người, 
văn hoá Pháp, các nước nói tiếng Pháp, Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Môn học cung cấp kiến thức ngôn ngữ, tri 
thức văn hoá, xã hội liên quan đến các chủ điểm và rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Pháp cơ bản, bồi dưỡng khả năng vận 
dụng ngôn ngữ toàn diện cho học sinh. 
* Bộ Giáo dục và Đào tạo, Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, 2014. 
 4 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 
Căn cứ quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp 
giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình được nêu trong Chương trình giáo dục 
phổ thông tổng thể, Chương trình môn Tiếng Pháp nhấn mạnh các quan điểm xây dựng chương trình sau đây: 
1. Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp tổng hợp bằng tiếng Pháp cho học sinh. Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp 
nghe, nói, đọc, viết thông qua việc vận dụng các kiến thức ngữ âm, chữ viết, từ vựng và ngữ pháp. 
2. Chương trình được xây dựng trên cơ sở hệ thống chủ điểm và chủ đề. Một chủ điểm bao gồm nhiều chủ đề. Các chủ 
điểm và chủ đề có mối liên quan chặt chẽ với nhau, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và môi trường sinh hoạt, học tập của học 
sinh. Hệ thống chủ điểm và chủ đề được lặp lại, mở rộng và phát triển theo từng cấp, lớp. 
3. Coi học sinh là chủ thể của quá trình dạy học, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn. Học sinh cần được tham gia tích 
cực vào các hoạt động nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Pháp trong các tình huống giao tiếp với các chủ điểm và chủ đề quen 
thuộc, có ý nghĩa. 
4. Đảm bảo tính liên thông và tiếp nối giữa Bậc 1 và Bậc 2, giữa các cấp, lớp trong từng bậc của môn học Tiếng Pháp; 
đảm bảo tích hợp giữa các chủ điểm và chủ đề, tích hợp 4 kỹ năng giao tiếp, tích hợp với nội dung có liên quan của các môn 
học khác trong chương trình Giáo dục phổ thông. 
5. Đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo của Chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu và phù hợp với từng điều kiện dạy học 
tiếng Pháp của các vùng miền, địa phương. 
6. Sau khi học xong Chương trình môn Tiếng Pháp - Ngoại ngữ 2 (dùng cho Giáo dục phổ thông), học sinh đạt trình độ 
tiếng Pháp Bậc 2 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. 
 5 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 
1. Mục tiêu chung 
Chương trình môn Tiếng Pháp cung cấp cho sinh kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ cơ bản, giúp học sinh bước đầu có khả 
năng giao tiếp bằng tiếng Pháp một cách tương đối độc lập trong những tình huống giao tiếp cơ bản của cuộc sống thường 
nhật, tạo hứng thú và hình thành thói quen học tập ngoại ngữ suốt đời. 
2. Mục tiêu cụ thể 
Giai đoạn 1 
Sau khi kết thúc giai đoạn 1, học sinh cần đạt được trình độ tiếng Pháp Bậc 1 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của 
Việt Nam. Học sinh có thể: 
- Giao tiếp đơn giản bằng tiếng Pháp về các chủ điểm gần gũi, quen thuộc như bản thân, gia đình, nhà trường thông qua 
các hoạt động lời nói: nghe, nói, đọc, viết. 
- Có kiến thức nhập môn về tiếng Pháp, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và chữ viết. Có những hiểu biết ban đầu về 
đất nước, con người, nền văn hoá của nước Pháp và các nước nói tiếng Pháp. 
- Hứng thú với việc học tiếng Pháp. 
- Bước đầu hình thành phương pháp học tiếng Pháp có hiệu quả. 
Trình độ tiếng Pháp Bậc 1 được chia thành 3 bậc nhỏ, tương đương với 3 năm học: 
a) Bậc 1.1 – Năm học thứ 1 
b) Bậc 1.2 – Năm học thứ 2 
 6 
c) Bậc 1.3 – Năm học thứ 3 
2.2. Giai đoạn 2 
Sau khi kết thúc Giai đoạn 2, học sinh cần đạt được trình độ tiếng Pháp Bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của 
Việt Nam. Học sinh có thể: 
a) Sử dụng tiếng Pháp để giao tiếp và biểu đạt được những suy nghĩ của bản thân về các chủ điểm liên quan đến cuộc 
sống hằng ngày thông qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. 
b) Có kiến thức sơ cấp về tiếng Pháp, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp tiếng Pháp; thông qua tiếng Pháp có những 
hiểu biết nhất định về đất nước, con người và nền văn hoá Pháp và các nước nói tiếng Pháp trên thế giới. 
c) Có thái độ tích cực, chủ động trong việc học tập, tìm hiểu ngôn ngữ và văn hoá Pháp; góp phần tăng thêm hiểu biết 
ngôn ngữ văn hoá Việt Nam. 
d) Hình thành và sử dụng các phương pháp học tập khác nhau để phát triển năng lực giao tiếp và tích luỹ tri thức ngôn 
ngữ, văn hoá Pháp trong và ngoài lớp học. 
Trình độ tiếng Pháp Bậc 2 được chia thành 4 bậc nhỏ, tương đương với 4 năm học: 
a) Bậc 2.1 – Năm học thứ 4 
b) Bậc 2.2 – Năm học thứ 5 
c) Bậc 2.3 – Năm học thứ 6 
d) Bậc 2.4 – Năm học thứ 7 
 7 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
Sau khi hoàn thành Chương trình môn Tiếng Pháp, học sinh cần phải đạt được những yêu cầu liên quan đến các lĩnh vực 
sau: 
- Kỹ năng giao tiếp 
- Kiến thức ngôn ngữ 
- Ngôn ngữ xã hội 
1. Chuẩn kỹ năng giao tiếp 
1.1. Tổng quát 
Học sinh có thể: 
BẬC 1 BẬC 2 - Hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các 
từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. - Tự giới thiệu bản thân và người khác; trả lời những 
thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/ bạn 
bè, v.v. - Giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ 
ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ. 
- Hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên 
liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về 
gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm). - Trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng 
ngày. - Mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những 
vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu. 
 8 
1.2. Nghe hiểu 
Học sinh có thể 
BẬC 1 BẬC 2 - theo dõi và hiểu được lời nói khi được diễn đạt 
chậm, rõ ràng, có khoảng ngừng để kịp thu nhận và 
xử lý thông tin. 
- hiểu những cụm từ và cách diễn đạt liên quan tới nhu cầu thiết 
yếu hằng ngày (về gia đình, bản thân, mua sắm, nơi ở, học tập và 
làm việc,) khi được diễn đạt chậm và rõ ràng. - hiểu được ý chính trong các giao dịch quen thuộc hằng ngày khi 
được diễn đạt chậm và rõ ràng. - hiểu được những đoạn hội thoại rất ngắn, cấu trúc 
rất đơn giản, tốc độ nói chậm và rõ ràng về các chủ 
đề cá nhân cơ bản, trường lớp học và những nhu cầu 
thiết yếu. - hiểu, làm theo những chỉ dẫn ngắn và đơn giản 
được truyền đạt chậm và cẩn thận. 
- xác định được chủ đề của các hội thoại diễn ra chậm và rõ ràng. - hiểu được ý chính trong các thông báo hay tin nhắn thoại ngắn, rõ 
ràng, đơn giản. - hiểu những hướng dẫn chỉ đường, sử dụng phương tiện giao 
thông công cộng đơn giản. - xác định thông tin chính của các bản tin trên đài và truyền hình 
tường thuật các sự kiện, tai nạn, v.v. 
 9 
1.3. Nói tương tác 
Học sinh có thể 
BẬC 1 BẬC 2 - giao tiếp ở mức độ đơn giản với tốc độ nói 
chậm và thường xuyên phải yêu cầu người 
đối thoại với mình nhắc lại hay diễn đạt lại. - hỏi và trả lời những câu hỏi đơn giản, khởi 
đầu và trả lời những câu lệnh đơn giản thuộc 
những lĩnh vực quan tâm và về những chủ 
đề quen thuộc. 
- giao tiếp về những vấn đề đơn giản, trao đổi thông tin đơn giản và trực 
tiếp về những vấn đề quen thuộc liên quan tới công việc và cuộc sống hằng 
ngày nhưng chưa thể duy trì hội thoại theo cách riêng của mình. - giao tiếp một cách dễ dàng bằng những hội thoại ngắn trong những tình 
huống giao tiếp xác định mà không cần nỗ lực quá mức. 
- giới thiệu, chào hỏi và tạm biệt trong giao 
tiếp cơ bản. - hỏi thăm tình hình của mọi người và phản 
hồi với các tin tức đó. - thực hiện các giao dịch về hàng hoá và 
dịch vụ một cách đơn giản. - xử lý con số, khối lượng, chi phí và thời 
gian. - trả lời phỏng vấn không sử dụng thành ngữ 
những câu hỏi trực tiếp đơn giản với tốc độ 
- xử lý các giao tiếp xã hội ngắn nhưng chưa duy trì được hội thoại theo 
cách riêng của mình. - sử dụng cách chào hỏi lịch sự, đơn giản thường ngày. - mời, đề nghị, xin lỗi, cảm ơn và trả lời lời mời, đề nghị và xin lỗi. - nói điều mình thích và không thích. - tham gia những hội thoại ngắn trong những ngữ cảnh quen thuộc và về 
những chủ đề quan tâm. - trả lời và khẳng định quan điểm của mình bằng diễn ngôn đơn giản khi trả 
lời phỏng vấn. - làm cho người phỏng vấn hiểu được và trao đổi ý kiến, thông tin về những 
 10 
nói chậm và rõ ràng về thông tin bản thân. chủ đề quen thuộc, đôi khi vẫn cần nhắc lại câu hỏi hoặc tìm cách diễn đạt dễ 
hiểu hơn. 
1.4. Nói độc thoại 
Học sinh có thể 
BẬC 1 BẬC 2 - đưa ra và hồi đáp các nhận định đơn giản 
liên quan đến các chủ đề rất quen thuộc 
như bản thân, gia đình, trường lớp học 
hoặc nhu cầu giao tiếp tối thiểu hằng ngày. 
- giao tiếp một cách đơn giản và trực tiếp về các chủ đề quen thuộc hằng 
ngày liên quan đến công việc và thời gian rảnh rỗi. - truyền đạt quan điểm, nhận định của mình trong các tình huống xã giao đơn 
giản, ngắn gọn nhưng chưa thể duy trì được các cuộc hội thoại. 
- mô tả về người nào đó, nơi họ sống và 
công việc của họ. - đọc những đoạn ngắn đã chuẩn bị trước, 
ví dụ: giới thiệu một diễn giả, đề nghị nâng 
ly chúc mừng. 
- mô tả về gia đình, điều kiện sống, trình độ học vấn, công việc hiện tại và 
công việc gần nhất trước đó. - mô tả những những hoạt động trong cuộc sống thường ngày như tả người, 
địa điểm, công việc và kinh nghiệm học tập. - mô tả các kế hoạch, thói quen hằng ngày, các hoạt động trong quá khứ và 
kinh nghiệm cá nhân. - diễn đạt đơn giản về điều mình thích hay không thích. - trình bày ngắn gọn thông tin đã được chuẩn bị trước về một chủ đề quen thuộc 
thường ngày, trình bày được lý do và lý giải một cách ngắn gọn cho những quan 
điểm, kế hoạch và hành động. 
 11 
- trả lời những câu hỏi trực tiếp với điều kiện có thể được hỏi lại và người 
nghe hỗ trợ giúp diễn đạt cách trả lời. 
1.5. Đọc hiểu 
Học sinh có thể 
BẬC 1 BẬC 2 - hiểu các đoạn văn bản rất ngắn và 
đơn giản về các chủ đề đã học như 
bản thân, gia đình, trường lớp, bạn bè 
v.v. 
- hiểu các đoạn văn bản ngắn và đơn giản về các vấn đề quen thuộc và cụ thể, có 
thể sử dụng những từ thường gặp trong công việc hoặc đời sống hằng ngày. 
- hiểu sơ bộ nội dung của các văn bản 
đơn giản, quen thuộc hoặc các đoạn 
mô tả ngắn, đặc biệt là khi có minh 
hoạ kèm theo. - nhận diện các tên riêng, các từ quen 
thuộc, các cụm từ cơ bản nhất trên các 
ghi chú đơn giản, thường gặp trong 
các tình huống giao tiếp hằng ngày. - hiểu các thông điệp ngắn, đơn giản 
trên bưu thiếp. - đi theo các bản chỉ dẫn đường ngắn, 
- xác định được thông tin cụ thể trong các văn bản đơn giản như thư từ, mẩu tin và 
các bài báo ngắn mô tả sự kiện. - tìm được các thông tin cụ thể, dễ đoán trước trong các văn bản đơn giản thường 
gặp hằng ngày như quảng cáo, thực đơn, danh mục tham khảo và thời gian biểu. - định vị thông tin cụ thể trong các danh sách và tìm được thông tin mong muốn 
(ví dụ: sử dụng danh bạ điện thoại để tìm ra số điện thoại một loại hình dịch vụ 
nào đó). - hiểu được các biển báo, thông báo trong các tình huống hằng ngày ở nơi công 
cộng (trên đường phố, trong nhà hàng, ga tàu hoả) hay ở nơi làm việc, ví dụ 
biển chỉ đường, biển hướng dẫn, biển cảnh báo nguy hiểm. - hiểu các loại thư từ và văn bản điện tử cơ bản (thư hỏi đáp, đơn đặt hàng, thư xác 
nhận, v.v.) về các chủ đề quen thuộc. 
 12 
đơn giản (ví dụ: đi từ A tới B). - viết lại các từ đơn và các văn bản 
ngắn được trình bày ở dạng in chuẩn. 
- hiểu các loại thư từ cá nhân ngắn gọn, đơn giản. - hiểu các quy định, ví dụ quy định về an toàn, khi được diễn đạt bằng ngôn ngữ đơn 
giản. - hiểu các hướng dẫn sử dụng đơn giản cho các thiết bị trong đời sống hằng ngày 
như điện thoại công cộng. - nhận ra và tái hiện các từ và cụm từ hoặc các câu ngắn từ một văn bản. - sao chép các văn bản ngắn được trình bày dạng in hoặc viết tay. 
1.6. Viết 
Học sinh có thể 
BẬC 1 BẬC 2 - viết những cụm từ, câu ngắn về bản thân, gia 
đình, trường lớp, nơi làm việc. 
- viết các mệnh đề, câu đơn giản và nối với nhau bằng các liên từ như: 
và, nhưng, vì, - viết những cụm từ, câu đơn giản về bản thân 
và những người trong tưởng tượng, nơi sống và 
công việc của họ. - yêu cầu hoặc cung cấp thông tin cá nhân bằng 
văn bản. - viết, đáp lời một bưu thiếp, điền các bảng, biểu 
mẫu đơn giản. - viết và điền các con số, ngày tháng, tên riêng, 
- viết những cụm từ hay những câu đơn giản về gia đình, điều kiện sống, 
quá trình học tập và công việc hiện tại. - viết tiểu sử giả tưởng một cách ngắn gọn. - viết những ghi chú ngắn, sử dụng biểu mẫ ... háp (La vie 
quotidienne 
en France) 
 36 
Biểu lộ tình cảm tiêu cực 
(exprimer un sentiment 
négatif) - Diễn đạt cái không phải sở 
thích của mình /exprimer son 
dégoût - Diễn đạt cái mà mình không 
quan tâm / exprimer son 
désintérêt 
Bậc 2.3 - Năm học thứ 6 
Hành động giao tiếp Ngữ pháp Từ vựng Ngữ âm Văn hoá 
Đề nghị ai cái gì (proposer qqch 
à qqn) 
- Đề nghị một sự giúp đỡ / 
proposer de l’aide ou un service - Đề nghị một chuyến đi chơi 
hay một cuộc hẹn / proposer une 
sortie ou un rendez-vous - Mời / inviter 
- Điều kiện cách hiện tại /Le 
conditionnel présent 
(j'aimerais / pourriez-vous / 
on pourrait + infinitif,...) - Nghi vấn (tính từ và đại từ 
nghi vấn) / 
L’interrogation (adjectifs et 
pronoms interrogatifs) - Câu hỏi phủ định và câu trả 
- Thời tiết / La météo 
Nhà ở / Le logement : 
les pièces de la 
maison, la décoration - Các đồ dùng hàng 
ngày / Les objets du 
quotidien 
- Les sons [e] et 
[œ] 
- Les sons [ɑ̃] - 
[ɔ̃]- [ɛ]̃ et [œ̃] - Les sons [b] - 
[p] - Les sons [jɑ̃] - 
[jan] - Les sons [∫] - 
- Chào hỏi 
lịch sự ở cấp 
độ tinmh tế 
(approfondis
se-ment) - Cảm ơn ở 
cấp độ tinh 
tế 
(approfondis
 37 
Chấp nhận (accepter qqch) - Trả lời đồng ý / répondre 
positivement - Chấp nhận một sự giúp đỡ / 
accepter de l’aide ou un service - Chấp nhận đi chơi hay một 
cuộc hẹn / accepter une sortie ou 
un rendez-vous - Chấp nhận một đề nghị hay 
một gợi ý / accepter une 
proposition ou une suggestion - Chấp nhận một lời mời / 
accepter une invitation - Chấp nhận xin lỗi / accepter 
des excuses 
Từ chối (refuser qqch) - Trả lời không đồng ý / 
répondre négativement - Từ chối một sự giúp đỡ / 
refuser de l’aide ou un service 
lời / La phrase interro-
négative et les réponses (si / 
non / moi aussi / moi non plus) - Câu cảm thán / La phrase 
exclamative (quel / que / 
comme...!) - Tính từ và đại từ sở hữu / 
Les adjectifs et pronoms 
possessifs - Tính từ không xác định / Les 
adjectifs indéfinis (tout / toute 
/ tous / toutes) - Sự phủ định / La négation 
(ne ...pas / jamais / plus / rien 
/ personne) - Đại từ bổ ngữ đối tượng trực 
tiếp và ngữ đối tượng gián tiếp 
+ động từ gián tiếp / Les 
pronoms COD et COI + les 
verbes indirects (Ví dụ : 
[ʒ] et [s] - Les sons 
[ə] – [e] 
sement) - Cuộc sống 
hàng ngày ở 
Pháp và các 
nước nói 
tiếng Pháp 
 38 
- Từ chối một đề nghị / refuser 
une proposition - Từ chối một lời mời / refuser 
une invitation - Hủy một cuộc đi chơi hay một 
cuộc hẹn / annuler / reporter une 
sortie ou un rendez-vous 
parler / téléphoner / 
demander à qqn) - 
Bậc 2.4 - Năm học thứ 7 
Hành động giao tiếp Ngữ pháp Từ vựng Ngữ âm Văn hoá 
Yêu cầu ai cái gì (demander 
qqch à qqn) - Xin ý kiến ai / demander un avis - Xin một sự đồng ý /demander un 
accord 
Diễn đạt một chính kiến 
(exprimer une opinion) - Đồng ý / approuver - Không đồng ý / désapprouver - Diễn đạt khả năng / exprimer la 
- Đại từ bổ ngữ y (nơi 
chốn) / Le pronom 
complément en / y (le lieu) - Trạng từ thể hiện mức độ 
cường độ / Les adverbes 
d'intensité (très, trop, ...) - Định vị không gian (giới 
từ và trạng từ nơi chốn) / 
La localisation 
spatiale (les prépositions et 
- Thực phẩm, bữa ăn, 
nấu nướng / Les 
aliments, les repas, la 
cuisine - Các con vật gần gũi / 
Les animaux familiers - Cuộc sống hàng 
ngày : học tập. mua 
sắm, các hoạt động 
hàng ngày (les études, 
- Nối vần với 
các quán từ 
 - Nối vần giữa 
chủ ngữ và 
động từ 
 - Ngữ điệu : 
Phản ứng tích 
cực và tiêu cực 
- Chào hỏi 
lịch sự ở cấp 
độ tinmh tế 
(approfondiss
e-ment) - Cảm ơn ở 
cấp độ tinh tế 
(approfondiss
ement) - Cuộc sống 
 39 
possibilité 
Nói về tương lai (parler de 
l’avenir) - Diễn đạt một ý định / exprimer 
une intention - Diễn đạt một quyết tâm / 
exprimer sa volonté 
Tham gia vào một cuộc nói 
chuyện (participer à une 
conversation) - Khởi đầu một cuộc nói chuyện / 
engager une conversation - Tiếp tục một cuộc nói chuyện / 
continuer une conversation - Nói rằng mình hiểu / dire qu’on 
comprend / Nói rằng mình không 
hiểu / dire qu’on ne comprend pas - Yêu cầu nhắc lại / faire répéter - Yêu cầu chỉ rõ / faire préciser 
adverbes de lieu) + aller à 
/ être à / venir de + lieu - Số thứ tự / Les nombres 
ordinaux (la direction) 
Ba giá trị của « on » / Les 
trois valeurs du "on" : 
nous, ils, quelqu'un - Đại từ chỉ bộ phận en 
(diễn đạt số lượng) / Le 
pronom partitif en 
(expression de la quantité) - Số lượng xác định / La 
quantité déterminée (un 
kilo de / une bouteille 
de ...) 
les achats, les activités 
quotidiennes) (3) - Các sự kiện : gặp gỡ, 
dạ hội, lễ hội, lễ gia 
đình (rencontres, 
soirées, fêtes de 
famille) (2) 
trước một đề 
nghị 
hàng ngày ở 
Pháp và các 
nước nói 
tiếng Pháp 
 40 
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 
Xuất phát từ mục tiêu của Chương trình và đặc điểm tâm lý lứa tuổi của đối tượng dạy học, hướng chủ đạo của phương 
pháp dạy học là thông qua thực hành giao tiếp ngôn ngữ để học sinh nắm được các kiến thức ngôn ngữ, văn hoá Pháp. Học 
sinh là chủ thể tích cực tham gia vào quá trình dạy học, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động học tập 
của học sinh. 
Hoạt động dạy học cần được tổ chức thông qua môi trường giao tiếp đa dạng, phong phú với các hoạt động tương tác 
giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh, giáo viên với sách giáo khoa và các nguồn học liệu 
khác. Để phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh, giáo viên cần tổ chức nhiều hoạt động trên lớp như: luyện tập cá 
nhân, luyện tập theo cặp, luyện tập theo nhóm và luyện tập cả lớp. 
Các hoạt động luyện tập ngôn ngữ có thể được thiết kế với các hình thức khác nhau, mang tính thi đua, cạnh tranh tích 
cực như: trò chơi, đố vui, thi viết chữ đẹp, học các bài hát đơn giản có ý nghĩa giáo dục, vẽ tranh, phân vai kể chuyện, đóng 
kịch, phân nhóm tranh luận về những chủ đề đơn giản, 
Các hoạt động dạy học được thực hiện đồng đều trên các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trong đó nghe, nói đi trước một 
bước. 
Mọi hoạt động dạy học đều phải xoay quanh các chủ điểm, chủ đề, tình huống giao tiếp trong Chương trình nhằm giúp 
học sinh ghi nhớ ngữ nghĩa, cách dùng các từ ngữ liên quan trong ngữ cảnh giao tiếp tự nhiên cụ thể, từ đó hình thành 
phương pháp học tập hiệu quả cho học sinh. 
 41 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC 
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là hoạt động xem xét, so sánh mức độ đạt được của mỗi học sinh theo yêu cầu của 
môn học đã đề ra, tìm ra những nguyên nhân, dự đoán được những năng lực phát triển còn tiềm ẩn ở học sinh. Đánh giá là 
một bộ phận hợp thành quan trọng của quá trình dạy học, vừa thu thập các thông tin về chất lượng học tập của học sinh, vừa 
tạo các cơ hội và thúc đẩy quá trình học tập của học sinh. Vì vậy, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phải xuất phát 
từ mục tiêu giáo dục của môn học, hướng tới phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ tổng hợp cơ bản. Cần kết hợp giữa kiểm 
tra, đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ tổng hợp và kiểm tra, đánh giá từng mặt riêng biệt, bao gồm kiểm tra, đánh giá kiến 
thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và kiến thức văn hoá. 
Nguyên tắc đánh giá là toàn diện, khách quan, chính xác, phân hoá; kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; kết 
hợp kiểm tra, đánh giá theo chuẩn và theo tiêu chí; tạo điều kiện và khuyến khích người học tự đánh giá. Công tác kiểm tra 
đánh giá đối với môn tiếng Pháp cần phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Kiểm tra, đánh giá thường 
xuyên được thực hiện thông qua các hoạt động dạy học trên lớp học, nhằm kịp thời điều chỉnh tiến độ hoặc phương pháp dạy 
học. Kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện vào các thời điểm ấn định trong năm học để đánh giá mức độ đạt được các 
mục tiêu dạy học. 
Kiểm tra, đánh giá bao gồm cả định lượng (cho điểm) và định tính (nhận xét, xếp loại), kết hợp đánh giá của giáo viên, 
học sinh đánh giá lẫn nhau và học sinh tự đánh giá. Đa dạng hoá các hình thức và phương pháp đánh giá như: bài thi (bài 
kiểm tra) theo hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan; kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 01 tiết, bài tập nhóm, 
sản phẩm học tập... 
 42 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 
1. Phân bố thời lượng dạy học 
Chương trình môn Tiếng Pháp - Ngoại ngữ 2 (dùng cho Giáo dục phổ thông) được thực hiện với tổng thời lượng là 735 
tiết (gồm cả số tiết ôn tập và kiểm tra, đánh giá). Trong đó giai đoạn giảng dạy trình độ Bậc 1 có tổng số tiết là 315 tiết, giai 
đoạn giảng dạy trình độ Bậc 2 có tổng số tiết là 420 tiết. Số tiết học trong một tuần thống nhất cả hai giai đoạn là 3 tiết/tuần. 
Cụ thể như sau: 
Bậc Năm thứ Số tiết/tuần Số 
tuần 
Tổng số tiết/năm 
Bậc 1 
1 3 35 105 
2 3 35 105 
3 3 35 105 
Cộng toàn Bậc 1 315 
Bậc 2 
4 3 35 105 
5 3 35 105 
6 3 35 105 
7 3 35 105 
Cộng toàn Bậc 2 420 
Cộng toàn Chương trình 735 
 43 
2. Khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu 
Trong quá trình thực hiện Chương trình, ngoài sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên được sử dụng chính thức 
trong Chương trình, nên tham khảo các tài liệu dạy học ở trình độ tương đương, phù hợp với mục tiêu, nội dung của Chương 
trình được xuất bản trong và ngoài nước dưới dạng văn bản giấy hoặc văn bản lưu trữ trên máy tính, trên mạng Internet. Lưu 
ý các tài liệu tham khảo phải sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, nội dung phù hợp với đối tượng dạy học và quan điểm, chính 
sách của Nhà nước Việt Nam. 
3. Biên soạn và sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo 
Chương trình là cơ sở để triển khai biên soạn sách giáo khoa Tiếng Pháp - Ngoại ngữ 2 (dùng cho Giáo dục phổ thông) 
(Bậc 1 và Bậc 2), biên soạn sách bài tập, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo đi kèm. 
Ngữ liệu được sử dụng trong sách giáo khoa Tiếng Pháp - Ngoại ngữ 2 (dùng cho Giáo dục phổ thông) (Bậc 1 và Bậc 2) 
được lấy từ nguồn văn bản của người bản ngữ và những bài viết của người Việt Nam viết về đất nước con người Việt Nam 
bằng tiếng Pháp. Yêu cầu ngôn ngữ chuẩn mực, nội dung phù hợp với đối tượng dạy học và quan điểm, chính sách của Nhà 
nước Việt Nam. 
Hạt nhân của đơn vị bài học là các chủ đề giao tiếp ngôn ngữ xoay quanh các chủ điểm quy định trong Chương trình. 
Thông qua các bài tập rèn luyện kỹ năng giao tiếp để cung cấp tri thức ngôn ngữ, văn hoá cho học sinh. 
Hệ thống bài tập được thiết kế đan xen có trọng điểm từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó theo 3 loại hình: bài tập 
mô phỏng, sao chép, bài tập nhận thức và bài tập mang tính giao tiếp. 
Với mỗi bài học cần có bài đọc thêm và các dạng bài tập mở để giúp học sinh mở rộng vốn từ vựng và phát huy tính 
sáng tạo. 
 44 
Yêu cầu sách giáo khoa cần thiết kế phù hợp với lứa tuổi học sinh, có hình ảnh, đĩa âm thanh đi kèm phù hợp với nội 
dung bài học, hình thức đẹp, sinh động. 
4. Điều kiện thực hiện Chương trình 
Có đủ giáo viên dạy tiếng Pháp đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Trường hợp giáo viên tốt nghiệp ở các 
trường ngoại ngữ ngoài sư phạm thì phải có chứng chỉ sư phạm do các trường sư phạm cấp. 
Giáo viên cần phải được tập huấn quán triệt về toàn bộ nội dung của Chương trình. Hằng năm, giáo viên cần được nhà 
trường, sở giáo dục tạo điều kiện tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong và ngoài nước để cập nhật các kiến thức 
ngôn ngữ, văn hoá mới và các phương pháp dạy học hiện đại. 
Có đủ cơ sở vật chất (trường, lớp, bàn, ghế), sách giáo khoa, sách học sinh, sách giáo viên, thiết bị đồ dùng dạy học 
theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
 45 
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 
Tài liệu tiếng Việt 
1. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương khoá XI (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiêp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
2. Quốc hội khoá XI (2005), Luật Giáo dục. 
3. Quốc hội khoá XII (2009), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. 
4. Quốc hội khoá XIII (2014), Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo 
dục phổ thông. 
5. Chính phủ (2008). Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008-2020” (ban hành 
kèm theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ) 
6. Chính phủ (2015), Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (phê duyệt tại Quyết định số 
404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ) 
7. Chính phủ (2016), Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân (phê duyệt tại Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 
18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ) 
8. Chính phủ (2017), Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2017-2025” (phê duyệt 
điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ). 
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình Tiếng Pháp phổ thông. 
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chương trình Tiếng Anh Tiểu học. 
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh thí điểm cấp THCS. 
 46 
Tài liệu tiếng Pháp 
1. Conseil de l’Europe (2002). Un Cadre Européen commun de référence pour les langues – Apprendre, Enseigner, Evaluer. 
2. Cup, J.P., & Gruca, I. (2002). Cours de didactique du français langue étrangère et seconde. Grenoble : Presses 
Universitaires de Grenoble. 
3. Gérard, F.M. & Rogiers, X. (1993). Concevoir et évaluer des manuels scolaires, Coll “pédagogie en développement”. 
Louvain: Ed Deboeck. 
4. Lussier, D. & Bezzozi, P. (1994). Cadre conceptuel d’élaboration du programme de français langue seconde au 
secondaire. Montréal, Ministère de l’Education du Québec, Canada. 
5. Lussier, D. (1991). Evaluation selon une démarche communicative / expérentielle. Montréal, Centre éducatif et culturel. 
6. Ministère de l’Education nationale de la France (2007). Socle commun de connaissances et de compétences. Livret de 
connaissances et de compétences. Grille de référence : La pratique d’une langue vivante étrangère. 
Eduscol.education.fr/soclecommun 
7. Roegiers, X. (2003). Des situations pour intégrer les acquis scolaires. Buruxelles : De Boeck Université. Roegiers, X. 
(2000, 2e édition 2001). Une pédagogie de l’intégration. Buruxelles : De Boeck Université. 
8. Roegiers, X. (1997, 2e édition 2003). Analyser une action d’éducation ou de formation. Buruxelles : De Boeck 
Université. Scallon, G. (1988). L’évaluation formative des apprentissages, vol. 2. L’instrumentation. Québec : Les 
presses de l’Université Laval. 
9. Scallon, G. (2000). L'évaluation formative. Québec (Canada): Éditions du Renouveau pédagogique Inc. Scallon, G. 
(2004). L'évaluation des apprentissages dans une approche par compétences. Québec (Canada): Éditions du Renouveau 
pédagogique Inc. 
10. Tagliante, C. (1994). La classe de langue. Paris : CLE International. Vigner, G. (2001). Enseigner le français comme 
langue seconde. Paris: CLE. 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_tieng_phap_ngoai_ngu_2.pdf