Chuyển giá và chống chuyển giá - Kinh nghiệm quốc tế và những khuyến nghị cho Việt Nam

Thuật ngữ chuyển giá ở Việt Nam được hiểu là việc thực hiện các thủ thuật tài chính đối với giá cả hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các công ty con, trong đó có công ty liên doanh tại Việt Nam không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp cho Chính phủ Việt Nam. Mục tiêu của bài nghiên cứu này là đề xuất các kiến nghị nhằm hạn chế và góp phần phòng chống chuyển giá tại Việt Nam trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của chúng tôi trước đây đã phát hiện các động cơ tiến hành chuyển giá của các công ty đa quốc gia. Vì vậy, phương pháp tiếp cận của bài nghiên cứu này là đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế hoặc phần nào triệt tiêu các động cơ chuyển giá, khiến cho việc tiến hành chuyển giá của các công ty đa quốc gia trở nên không khả thi hoặc kém hiệu quả. Ngoài ra, chúng tôi cũng đúc kết một số các vấn đề có tính học thuật hoặc các hướng nghiên cứu về chuyển giá hiện nay trên thế giới

pdf 8 trang yennguyen 7520
Bạn đang xem tài liệu "Chuyển giá và chống chuyển giá - Kinh nghiệm quốc tế và những khuyến nghị cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyển giá và chống chuyển giá - Kinh nghiệm quốc tế và những khuyến nghị cho Việt Nam

Chuyển giá và chống chuyển giá - Kinh nghiệm quốc tế và những khuyến nghị cho Việt Nam
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN74 Số 129 - tháng 7/2018
CHUYEÅN GIAÙ VAØ CHOÁNG CHUYEÅN GIAÙ - KINH NGHIEÄM 
QUOÁC TEÁ VAØ NHÖÕNG KHUYEÁN NGHÒ CHO VIEÄT NAM
GS,TS. NGUYỄN ĐÔNG PHONG1
PGS, TS. NGUYỄN KHắC QUốC BẢO2
Thuật ngữ chuyển giá ở Việt Nam được hiểu là việc thực hiện các thủ thuật tài chính đối với giá cả hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các công ty con, trong đó có công ty liên doanh tại Việt Nam không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp cho Chính phủ Việt Nam. Mục tiêu của bài nghiên cứu này là đề xuất các kiến nghị nhằm 
hạn chế và góp phần phòng chống chuyển giá tại Việt Nam trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của chúng tôi 
trước đây đã phát hiện các động cơ tiến hành chuyển giá của các công ty đa quốc gia. Vì vậy, phương pháp 
tiếp cận của bài nghiên cứu này là đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế hoặc phần nào triệt tiêu các động 
cơ chuyển giá, khiến cho việc tiến hành chuyển giá của các công ty đa quốc gia trở nên không khả thi hoặc 
kém hiệu quả. Ngoài ra, chúng tôi cũng đúc kết một số các vấn đề có tính học thuật hoặc các hướng nghiên 
cứu về chuyển giá hiện nay trên thế giới.
Từ khóa: Chuyển giá, khuyến nghị, Việt Nam
Fighting against transfer pricing - international experience and recommendations for Vietnam
The term transfer pricing in Vietnam is understood as the implementation of financial tricks on prices of 
goods, services and assets transferred between subsidiaries, including joint ventures in Vietnam at market 
prices to minimize the tax payable to the Government of Vietnam. The objective of this paper is to propose 
recommendations to limit and contribute to the prevention of transfer pricing in Vietnam based on the 
findings of our previous study which have identified the incentives for transfer pricing of multinational 
companies. Thus, the approach taken by this study is to provide solutions that limit or partially eliminate 
transfer pricing incentives, making transnational pricing practices of multinational companies ineffective. 
In addition, the authors have outlined some of the academic issues or current research on transfer pricing 
in the world.
key words: Transfer pricing, recommendations, Vietnam
1Hiệu trưởng - Trường Đại học Kinh tế TP. HCM; 2Trưởng Khoa Tài chính - Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
1. Giới thiệu chung về chuyển giá
Định giá chuyển giao (Transfer Pricing) hay 
thường được gọi tắt là “chuyển giá” - thuật ngữ 
nhằm ám chỉ hành vi thiết lập mức giá cho những 
giao dịch nội bộ (giữa những đơn vị trong cùng 
một hệ thống) đối với hàng hóa, dịch vụ, tài sản 
vô hình và dòng vốn trong các công ty đa quốc gia 
(Eden 2003). Các giao dịch nội bộ này cho phép 
các công ty đa quốc gia (MNC) thực hiện các thủ 
thuật tài chính để tạo ra các khoản bù đắp cho chi 
phí hoạt động ở nước ngoài và đạt được các lợi thế 
cạnh tranh. Ngoài ra, thao túng giá chuyển giao 
(Transfer Pricing Manipulation – TPM) là chiến 
lược thiết lập giá chuyển giao cao hơn hoặc thấp 
hơn chi phí cơ hội để “tránh” sự kiểm soát của 
Chính phủ và những khác biệt trong luật thuế giữa 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 75Số 129 - tháng 7/2018
các quốc gia (Horst 1971; Eden 1998). Điều này 
có nghĩa là định giá chuyển giao gắn liền việc với 
chuyển dịch lợi nhuận giữa những khu vực có thuế 
suất khác nhau.
Ở một khía cạnh khác, chuyển giá được xem là 
hành vi của các MNC thực hiện nhằm thay đổi giá 
trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các 
công ty con hoặc các công ty liên kết. Có ba lý do 
khiến cho các MCS tác động làm sai lệch giá cả của 
những giao dịch này bao gồm:
(1) Xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong 
kinh doanh, các MNC hoàn toàn có quyền quyết 
định giá cả của một giao dịch. Do đó, họ hoàn toàn 
có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá mà 
họ mong muốn.
(2) Xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về 
lợi ích giữa các bên liên kết nên sự khác biệt về giá 
giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh 
doanh có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi ích 
tổng thể.
(3) Việc quyết định chính sách giá giao dịch 
giữa các thành viên trong nhóm liên kết không 
thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay 
đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc định 
giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết 
cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại. Tồn 
tại sự khác nhau về chính sách thuế của các quốc 
gia là điều không tránh khỏi do chính sách kinh tế 
- xã hội của họ không thể đồng nhất, cũng như sự 
hiện hữu của các quy định ưu đãi thuế khác nhau 
là điều tất yếu. Chênh lệch mức độ điều tiết thuế vì 
thế luôn luôn xảy ra. 
Từ ba lý do này, các nhà nghiên cứu đưa đến kết 
luận chuyển giá chỉ có thể được thực hiện khi các 
MNC thiết lập được một chính sách về giá mà ở đó 
giá chuyển giao có thể được định ở mức cao hay 
thấp tùy vào lợi ích đạt được từ những giao dịch cụ 
thể. Các đối tượng này nắm bắt và vận dụng được 
những quy định khác biệt về thuế giữa các quốc 
gia, các ưu đãi trong quy định thuế để hưởng lợi. 
Nếu chỉ nhìn bề ngoài thì hành vi này có vẻ như 
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN76 Số 129 - tháng 7/2018
hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, nếu xem xét sâu 
hơn thì chuyển giá đã gây ra sự bất bình đẳng trong 
việc thực hiện nghĩa vụ thuế do xác định không 
chính xác nghĩa vụ thuế, dẫn đến bất bình đẳng về 
lợi ích, tạo ra sự cách biệt trong ưu thế cạnh tranh.
Ở Việt Nam, trong quá trình thực hiện đổi mới 
kinh tế và mở cửa thu hút đầu tư thì song song với 
làn sóng FDI ồ ạt chảy vào đã làm dấy lên những hồ 
nghi về kết quả kinh doanh rất bất hợp lý của các 
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong quá 
trình hoạt động tại Việt Nam và dần dần Cơ quan 
Thuế đã phát hiện hành vi chuyển giá tại nhiều 
doanh nghiệp loại này. Bằng chứng là Cơ quan 
Thuế ở các tỉnh thành đã tiến hành truy thu số thuế 
đôi khi lên đến hàng trăm tỷ đồng liên quan đến 
hiện tượng “lời thật lỗ giả” tại các công ty này. Vì 
vậy, vấn đề chuyển giá ở Việt Nam được hiểu là việc 
thực hiện các thủ thuật tài chính đối với giá cả hàng 
hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các 
công ty con, trong đó có công ty liên doanh tại Việt 
Nam không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa 
số thuế phải nộp cho Chính phủ Việt Nam.
2. Động cơ và điều kiện thực hiện chuyển giá 
của các công ty đa quốc gia
2.1. Động cơ chuyển giá
Chúng tôi cho rằng để có thể đề xuất các giải 
pháp nhằm phát hiện và phòng chống hành vi 
chuyển giá của các MNC thì điều quan trọng là 
chúng ta cần phải biết được đâu là những động cơ 
khiến họ thực hiện hành vi này. Khi đó, việc hạn 
chế hoặc thậm chí triệt tiêu được các động cơ này 
sẽ là phương pháp tiếp cận phòng chống chuyển 
giá hiệu quả nhất. Trong các nghiên cứu về chuyển 
giá đã được công bố trên thế giới mà chúng tôi 
khảo sát thì chúng tôi phát hiện rất nhiều động cơ 
khiến các MNC thực hiện hành vi chuyển giá, khái 
quát toàn bộ trong sơ đồ sau:
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 77Số 129 - tháng 7/2018
2.2. Các điều kiện thúc đẩy chuyển giá qua 
thực tiễn quốc tế
Từ các kết quả nghiên cứu này, kinh nghiệm 
quốc tế đã cho thấy sau đây là những điều kiện 
chính thúc đẩy các MNC thực hiện hành vi 
chuyển giá. 
Chênh lệch trong mức thuế suất thuế thu nhập 
doanh nghiệp (TNDN). Như chúng tôi đã phân tích 
ở trên, đây là động cơ cơ bản nhất thúc đẩy các 
MNC tiến hành chuyển giá. Nói chung, mức chênh 
lệch trong thuế suất thuế TNDN và các điều kiện 
ưu đãi khác càng lớn thì lợi ích mang lại trong việc 
chuyển giá càng nhiều.
Các hạn chế trong việc chuyển lợi nhuận về nước. 
Việc áp dụng các loại thuế về chuyển lợi nhuận 
hay việc quy định việc chuyển lợi nhuận ra nước 
ngoài phải phụ thuộc vào nguồn ngoại tệ sẵn có sẽ 
là một động lực to lớn thúc đẩy các MNC tiến hành 
chuyển giá để tránh né các hạn chế này.
Lạm phát cao. Lạm phát quá cao tại nước chủ 
nhà sẽ làm cho lợi nhuận của MNC giảm đi đáng 
kể nếu so sánh về sức mua với các đồng tiền có mức 
lạm phát thấp khác. Vấn đề này có thể sẽ dẫn đến 
việc các MNC sẽ chuyển lợi nhuận sang các nước 
có lạm phát thấp.
Các bất ổn tại nước chủ nhà. Đây có thể là các 
bất ổn về chính trị, xã hội như nội chiến, các phe 
phái chống nhau, tấn công khủng bố, biểu tình, bạo 
động hay một nguy cơ sẽ bị quốc hữu hóa cao mà 
không có sự đền bù hợp lý. Những rủi ro về hoạt 
động kinh doanh rất cao này khiến cho các MNC 
tiến hành chuyển giá một cách rất mạnh mẽ, cố 
gắng thu lợi nhuận càng nhanh càng tốt vì không 
biết bao giờ họ sẽ phải “bỏ của chạy lấy người”.
Tham gia vào liên doanh. Công ty con của các 
MNC vì các lý do về tiếp cận thị trường, về các 
quy định của nước chủ sẽ có thể sẽ tham gia vào 
liên doanh với các đối tác nước chủ nhà. Tiến 
hành chuyển giá trong trường hợp này giúp giảm 
lợi nhuận trong liên doanh trong khi phần lớn lợi 
nhuận đã chuyển về cho công ty mẹ. Phía đối tác 
trong liên doanh sẽ mất dần vốn, cuối cùng có thể 
phải rút lui khỏi liên doanh, liên doanh trở thành 
công ty 100% vốn ước ngoài. Lúc này công ty con 
đã đủ tiềm lực cộng với một chỗ dựa rất lớn từ công 
ty mẹ sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần.
San sẻ việc thua lỗ với các công ty con tại một 
nước khác trong cùng một MNC. Khi một (hay 
nhiều) công ty con (đang trong giai đoạn tăng 
trưởng hay bão hòa) tại một (hay nhiều) quốc 
gia bất kì của một MNC bị thua lỗ trầm trọng do 
việc sử dụng đòn bẩy tài chính hay đòn bẩy kinh 
doanh quá mức, điều này nhiều khả năng sẽ dẫn 
đến một cái nhìn thiếu thiện cảm đối với các cổ 
đông và cả các trái chủ của công ty con lẫn công 
ty mẹ. Để tránh rắc rối này, công ty mẹ có thể chỉ 
thị cho các công ty con khác tiến hành chuyển lợi 
nhuận sang các công ty con bị thua lỗ này thông 
qua chuyển giá. 
Nhìn lại các động lực trên có thể thấy các MNC 
tiến hành chuyển giá có khi là vì để lách các quy định 
về kiểm soát lợi nhuận quá gắt gao của nước chủ nhà 
(chuyển giá lúc này như là một phương pháp mang 
lại sự công bằng cho họ), có khi là do họ chủ động 
thực hiện để thực hiện các mục tiêu của mình (tối 
đa hóa lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường, che giấu 
lỗ). Trong thực tế, ngoại trừ một vài MNC ưa thích 
hình thành và duy trì mối quan hệ thân thiện với cơ 
quan thuế thì hầu hết đều tiến hành chuyển giá. Do 
vậy, có thể kết luận chừng nào chuyển giá còn mang 
lại lợi ích cho các MNC thì chừng đó các MNC còn 
chuyển giá, chỉ là tùy vào từng hoàn cảnh mà mức 
độ chuyển giá của họ sẽ khác nhau mà thôi.
3. Một số đề xuất để hạn chế và phòng chống 
chuyển giá tại Việt Nam
Dựa trên các kết quả nghiên cứu phát hiện được 
về hành vi chuyển giá tại các MNC của Việt Nam 
cũng như thông qua việc phân tích, đánh giá thực 
trạng hệ thống luật pháp liên quan đến thuế và 
kiểm soát vốn, chúng tôi đề xuất một số các giải 
pháp sau để hạn chế và góp phần phòng chống 
chuyển giá ở Việt Nam.
3.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan 
đến hoạt động chống chuyển giá
Tại Việt Nam, Thông tư 74/1997/TT-BTC hướng 
dẫn về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài là văn 
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN78 Số 129 - tháng 7/2018
bản pháp lý đầu tiên đề cập đến vấn đề chuyển giá. 
Thông tư này cho thấy cơ quan thuế tại Việt Nam 
đã bắt đầu quan tâm đến tình trạng chuyển giá. Tuy 
nhiên, trên thực tế các quy định vẫn chưa được áp 
dụng vì thiếu các hướng dẫn cụ thể. Sau đó, Thông 
tư 89/1999/TT-BTC, Thông tư 13/2001/TT-BTC 
và Thông tư 117/2005/TT-BTC tiếp tục bổ sung 
và hoàn thiện các quy định về chống chuyển giá. 
Những quy định ban hành dần trở nên sát với các 
thông lệ về chống chuyển giá của OECD, vừa dựa 
trên phương pháp định giá chuyển giao của OECD 
vừa dựa trên nguyên tắc giá thị trường (APL). Về 
cơ bản, các văn bản nói trên đều cho rằng xử lý 
vấn đề chuyển giá là xác định lại giá chuyển giao 
theo nguyên tắc giá thị trường. Tuy nhiên, các văn 
bản nói trên chỉ dừng lại ở đối tượng áp dụng là 
các doanh nghiệp FDI mà chưa áp dụng đối với các 
doanh nghiệp trong nước, tức là mới chú trọng vấn 
đề chống chuyển giá quốc tế, chứ chưa có giải pháp 
chống chuyển giá nội địa.
Năm 2010, Thông tư 66/2010/TT-BTC ra đời 
đánh dấu việc lần đầu tiên ở Việt Nam một văn 
bản pháp lý về chống chuyển giá được áp dụng 
cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, cả doanh 
nghiệp FDI và các doanh nghiệp khác. Thêm vào 
đó, những hạn chế, bất cập của Thông tư 117/2005/
TT-BTC đã được khắc phục. Thông tư 66/2010/
TT-BTC quy định phương pháp xác định giá thị 
trường cho các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, 
cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng 
hóa, dịch vụ trong quá trình kinh doanh (được 
gọi chung là giao dịch kinh doanh) giữa các bên 
có quan hệ liên kết đã phù hợp với thông lệ quốc 
tế. Như vậy, thông tư này đã mở rộng phạm vi áp 
dụng cho các giao dịch có quan hệ liên kết: Các 
giao dịch liên kết không chỉ được thực hiện bởi các 
công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp có vốn đầu 
tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI), mà nó 
còn được thực hiện bởi các công ty có nhiều công 
ty con chỉ hoạt động kinh doanh trong nước hoặc 
thậm chí được thực hiện bởi các công ty là các chủ 
thể kinh tế độc lập song chủ sở hữu của chúng lại 
có mối quan hệ thân nhân với nhau. Nhìn chung, 
Thông tư 66/2010/TT-BTC phù hợp với hướng dẫn 
của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD), 
phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với thực 
tiễn tại Việt Nam. 
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng trong dài hạn, 
các cơ quan chức năng có thẩm quyền tại Việt 
Nam cần xây dựng Luật Phòng chống chuyển giá, 
đồng thời sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật 
có liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, 
Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Thuế thu 
nhập doanh nghiệp, nhằm đáp ứng những yêu cầu 
trong công tác phòng và chống hoạt động chuyển 
giá tại Việt Nam.
3.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, 
kiểm soát hoạt động chuyển giá
Cơ quan chức năng có thẩm quyền cần tập trung 
thanh tra, kiểm tra giá chuyển giao đối với các tập 
đoàn có nhiều công ty thành viên; các công ty hoạt 
động trong các lĩnh vực có dấu hiệu rủi ro lớn về 
thuế do hành vi chuyển giá; các công ty đã và đang 
tiến hành tái cơ cấu có khả năng lợi dụng chuyển giá 
để tránh thuế; các công ty liên tục kê khai lỗ kéo dài 
mà vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Xây dựng quy trình triển khai thực hiện và các 
kỹ năng dành riêng cho nghiệp vụ thanh tra đối với 
hoạt động chuyển giá; xây dựng bộ tiêu chí phân 
tích, đánh giá rủi ro, cách thức lựa chọn những 
công ty nên được thanh tra giá chuyển giao để áp 
dụng chung thống nhất trên toàn quốc. Trong một 
số trường hợp, cần phối hợp với các cơ quan chức 
năng như Công an, Tài chính; phối hợp với Cơ 
quan Thuế các nước để nắm bắt thông tin về giao 
dịch kinh tế của các doanh nghiệp nhằm xác định 
đúng giá trị giao dịch.
Tăng cường các nghiệp vụ thanh tra theo quy định 
của pháp luật như: Khảo sát thực tế; thu thập thông 
tin (từ các tổ chức cá nhân là đối tác mua hàng, bán 
hàng; từ nhân viên đã từng làm việc tại các công ty; 
từ các cơ quan nhà nước có liên quan như Hải quan, 
Sở Công thương); tổ chức đối thoại với các công ty có 
dấu hiệu chuyển giá và tiến hành kiểm tra tại trụ sở 
công ty. Đồng thời, tăng cường rà soát, lập danh sách 
và theo dõi chặt chẽ những công ty thuộc diện phải kê 
khai thông tin giao dịch liên kết.
3.3. Tăng mức xử phạt hành chính đối với hành 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 79Số 129 - tháng 7/2018
vi chuyển giá
Hiện nay, mức độ xử phạt vi phạm hành chính 
trong lĩnh vực thuế đối với các trường hợp chuyển 
giá còn quá nhẹ, được quy định chung với các hành 
vi vi phạm khác về thuế (quy định tại Luật Quản lý 
thuế, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP và Thông tư số 
61/2007/TT-BTC) mà chưa có hình thức xử phạt 
riêng, nghiêm khắc hơn nên chưa đủ sức răn đe 
đối với người nộp thuế có hành vi chuyển giá tránh 
thuế. Cụ thể, trường hợp Cơ quan Thuế thanh tra, 
kiểm tra công ty liên kết, thực hiện điều chỉnh giá 
làm giảm lỗ của công ty thì cũng không có chế tài 
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế 
đối với công ty; trường hợp Cơ quan Thuế thanh 
tra, kiểm tra công ty liên kết, thực hiện điều chỉnh 
giá làm tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp công 
ty phải nộp thì cũng chỉ xử phạt kê khai sai (10%) 
và phạt chậm nộp (0,05%/1 ngày chậm nộp). Các 
trường hợp chuyển giá dẫn tới số lỗ lũy kế bằng 
hoặc vượt số vốn chủ sở hữu thì cũng chưa có quy 
định bắt buộc người nộp thuế không được hoàn 
thuế giá trị gia tăng hoặc phải giải thể công ty.
Do đó, luật thuế cần có sức răn đe hơn nữa trong 
việc xử phạt các hành vi chuyển giá như: Nâng thời 
hạn xử phạt vi phạm về thuế, tăng mức xử phạt vi 
phạm hành chính đối với các hành vi chuyển giá, 
nghiên cứu bổ sung định nghĩa về hành vi chuyển 
giá theo hướng xem chuyển giá là tội hình sự, hình 
phạt như tội trốn thuế.
3.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy của Cơ quan Thuế
Nhằm kiện toàn bộ máy hoạt động để đáp ứng 
yêu cầu trong công tác phòng và chống hoạt động 
chuyển giá của các MNC, chúng tôi nhận thấy Cơ 
quan Thuế Việt Nam cần thực hiện một số biện 
pháp như sau:
Thành lập bộ phận chuyên trách quản lý thuế 
đối với hoạt động chuyển giá. Hiện nay, Tổng cục 
Thuế đã thành lập Tổ Quản lý thuế đối với hoạt 
động chuyển giá. Tuy nhiên, để tiến tới thành lập 
bộ phận chuyên trách quản lý thuế đối với hoạt 
động chuyển giá tại các Cục Thuế cần có những 
công chức có đủ năng lực về chuyên môn nghiệp 
vụ, ngoại ngữ và tin học.
Nghiên cứu giao quyền điều tra cho Cơ quan 
Thuế. Trước mắt, có thể chỉ giao quyền điều tra cho 
Cơ quan Thuế cấp Tổng cục. Tuy nhiên, về dài hạn, 
khi lực lượng công chức ngành thuế đã được đào 
tạo, bồi dưỡng đáp ứng được đòi hỏi của chức năng 
điều tra thì có thể mở rộng quyền điều tra cho Cơ 
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN80 Số 129 - tháng 7/2018
quan Thuế cấp tỉnh. Việc giao quyền điều tra không 
chỉ giúp Cơ quan Thuế có điều kiện thực hiện tốt 
hoạt động chống chuyển giá mà còn tạo điều kiện 
thực hiện quản lý thuế một cách hiệu quả. Giao cho 
các Hiệp hội, tổ chức xã hội tham gia vào phản biện 
về giá trần, giá sàn, hàng rào kỹ thuật, công nghệ, 
do các tổ chức này có thể hiểu sâu được những lĩnh 
vực mà họ hoạt động.
Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực Ngành 
Thuế. Hiện nay, hoạt động chuyển giá đã và đang 
diễn ra tương đối phổ biến và ngày càng tinh vi 
hơn. Do đó, Ngành Thuế cần chuẩn bị bổ sung lực 
lượng công chức thuế có năng lực về nghiệp vụ, 
ngoại ngữ và tin học làm công tác quản lý thuế đối 
với hoạt động chuyển giá tại tất cả các cấp; tăng 
cường đào tạo đội ngũ công chức thuế về kỹ năng 
quản lý giá chuyển giao; tổ chức các hội nghị, hội 
thảo để các cục thuế trao đổi kinh nghiệm trong 
công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá; 
tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm thanh tra, 
kiểm tra giá chuyển nhượng tại các quốc gia đã gặt 
hái được nhiều thành công trong quản lý thuế đối 
với hoạt động chuyển giá.
3.5. Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế 
ngành và xây dựng cơ sở dữ liệu giá cả cho các 
giao dịch
Trước yêu cầu thực tế khách quan về xây dựng 
kho dữ liệu thông tin về người nộp thuế, Cơ quan 
Thuế cần và phải từng bước xây dựng kho dữ liệu 
thông tin về từng đối tượng nộp thuế lớn, về các 
giao dịch để làm cơ sở cho việc xác định giá chuyển 
giao của các công ty liên kết. Đồng thời cần phải 
xây dựng được một cơ sở dữ liệu về giá cả của các 
loại hàng hóa được giao dịch giữa các công ty độc 
lập và các công ty liên kết với nhau. Khi đó, nếu có 
một nghiệp vụ mua bán nội bộ xảy ra, các cơ quan 
chức năng sẽ tìm kiếm được một nghiệp vụ mua 
bán tương đương để so sánh xem nghiệp vụ mua 
bán nội bộ này có tuân thủ theo nguyên tắc giá thị 
trường hay không.
3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt 
động phòng, chống chuyển giá
Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế 
trùng với hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên 
thế giới, góp phần làm giảm áp lực về thuế cho các 
nhà đầu tư, từ đó góp phần giảm động cơ thực hiện 
hành vi chuyển giá của các công ty đa quốc gia. 
Căn cứ các hiệp định tránh đánh thuế trùng này, 
Cơ quan Thuế của các quốc gia có thể cung cấp 
cho nhau các số liệu liên quan đến các vấn đề về 
thuế, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, giá cả hàng hóa 
của các công ty đa quốc gia có trụ sở tại các quốc 
gia khác nhau. Thông qua các hiệp định này thì các 
quốc gia sẽ tăng cường phối hợp với nhau trong 
công tác kiểm soát và chống chuyển giá.
kết luận
Chúng ta có thể nhận thấy rằng có rất nhiều 
động lực khiến các MNC tiến hành chuyển giá, có 
khi là để tránh các quy định về kiểm soát lợi nhuận 
quá gắt gao của nước chủ nhà hoặc để tối đa hóa lợi 
nhuận, chiếm lĩnh thị trường, che giấu lỗ, v.v. Do 
vậy, có thể kết luận rằng chừng nào còn tồn tại các 
lổ hỗng hoặc bất cập trong chính sách thuế hoặc 
kiểm soát vốn của các quốc gia thì các MNC vẫn sẽ 
thu được lợi ích từ hành vi này và do vậy họ sẽ vẫn 
tiến hành chuyển giá. Vì vậy, mà chuyển giá được 
xem là một cuộc đấu tranh không bao giờ kết thúc 
giữa một bên là các công ty MNC với mục tiêu là 
tối đa hoá lợi nhuận và giá trị cổ đông, một bên 
là các Cơ quan Thuế với mục tiêu là bảo vệ quyền 
lợi của quốc gia. Chính vì vậy, để ngăn chặn và 
phòng chống chuyển giá hiệu quả thì điều cốt lõi là 
năng lực chuyên môn và trách nhiệm của Cơ quan 
Thuế phải được đặt lên hàng đầu bên cạnh với việc 
không ngừng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của 
hệ thống luật pháp nói chung và luật thuế nói riêng.
Tuy nhiên, nếu vì mục tiêu phòng chống 
chuyển giá mà chúng ta lại thiết lập một hàng rào 
các giải pháp nghiêm ngặt đi kèm với công tác 
thanh tra, kiểm tra gắt gao thì điều này vô hình 
chung lại tác động tiêu cực lên môi trường đầu tư 
của Việt Nam. Có thể là bên này thì chúng ta thu 
thêm được một số tiền thuế nhưng bên khác thì 
chúng ta lại để mất đi những cơ hội thu hút đầu 
tư. Vì vậy, mà kinh nghiệm thế giới đến bây giờ 
vẫn còn tiếp tục tranh cãi về hiệu quả và những 
tác động không mong muốn của các biện pháp 
phòng chống chuyển giá.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 81Số 129 - tháng 7/2018
Ngày nhận bài: 2/7/2018
Ngày duyệt đăng: 13/7/2018
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Khắc Quốc Bảo và Nguyễn Hữu Huy Nhựt 
(2014), “Bằng chứng thực nghiệm của vấn đề chuyển 
giá và cải cách thuế tại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo 
Khoa học quốc gia: “Chính sách mới thu hút nguồn 
lực bên ngoài” của Ban Kinh Tế TW và Trường đại 
học Kinh tế TP.HCM ngày 20/12/2013, NXB Kinh tế 
TP.HCM năm 2014, trang 207 – 217.
2. Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2014), “Nghiên cứu các yếu tố 
tác động lên khả năng khai thác có hiệu quả nguồn vốn 
FDI trong cộng đồng kinh tế ASEAN”, Kỷ yếu Hội thảo 
khoa học quốc gia “Việt Nam trong cộng đồng kinh 
tế ASEAN từ năm 2015”, Đại học Kinh Tế TP.HCM, 
NXB Kinh tế TP.HCM năm 2014, trang 120 – 132.
Tiếng Anh
3. Adams, L., & Drina, R. (2008). Transfer Pricing 
for aligning divisional and corporate decisions. 
Business Horizons, 51 (5), 411-417.
4. Cools, M., & Slagmulder, R. (2009, April 8). Tax-compliant 
transfer pricing and responsibility accounting.
5. Cravens, K. S. (1997). Examining the role of transfer 
pricing as a strategy for multinational firms. 
International Business Review, 6 (2), 127-145.
6. Curtis, S. L. (2008). Transfer Pricing for Corporate 
Treasury in the Multinational Enterprise. Journal 
of Applied Corporate Finance, 20, 97 - 112.
7. Dharmapala, D. (2014). What do we know about 
base erosion and profit shifting? A review of the 
empirical literature. Fiscal Studies, 35(4), 421-448.
8. Dharmapala, D. and Riedel, N. (2013), Earnings 
shocks and tax-motivated income shifting: evidence 
from European multinationals, Journal of Public 
Economics, vol. 97, pp. 95–107.
9. Dikolli, S. S., & Vaysman, I. (2006). Information 
Technology, Organizational Design and Transfer 
Pricing. Journal of Accounting and Economics, 41 
(1-2), 201 – 234.
10. Dischinger, M. (2010), Profit shifting by 
multinationals: indirect evidence from European 
micro data, Ludwig-Maximilians University 
Munich, Discussion Paper.
11. Dischinger, M. and Riedel, N. (2011), Corporate 
taxes and the location of intangible assets within 
multinational firms, Journal of Public Economics, 
vol. 95, pp. 691–707.
12. Doff, R., Bilderbeek, J., Bruggink, B., & Emmen, 
P. (2009). Performance Management in Insurence 
Firms by using Transfer Pricing. Risk Management 
and Insurance Review, 12, 213 - 226.
13. Dyreng, S. and Markle, K. (2013), The effect of 
financial constraints on tax-motivated income 
shifting by US multinationals, Duke University and 
University of Waterloo, Working Paper.
14. Dyreng, S., Hanlon, M., Maydew, E., 2008. 
Long-run corporate tax avoidance. The Accounting 
Review 83 (1), 61–82.
15. Eden, L. (2003). The internalization benefits of 
transfer price manipulation. Bush School Working 
Paper # 315, Texas A&M University.
16. Eden, Lorraine. (1985), “The Microeconomics of Transfer 
Pricing,” in Alan M. Rugman and L. Eden eds. Multinationals 
and Transfer Pricing. New York: St. Martin’s, 13-46.
17. Eden, Lorraine. (2000). Transfer Pricing, Intrafirm 
Trade And Thethe Bls International Price Program 
Working Paper 334.
18. Gravelle, J.G., 2010. Tax Havens: International Tax 
Avoidance and Evasion. CRS Report for Congress. 
CRS, Washington, DC. 
19. Grubert, H., 2003. Intangible income, intercompany 
transactions, income shifting and the choice of location. 
National Tax Journal 56 (1, Part 2), 221–242.
20. Heckemeyer, J. H. and Overesch, M. (2013), Multinationals’ 
profit response to tax differentials: effect size and shifting 
channels, Zentrum für Europäische Wirtschaftsforschung 
(ZEW), Discussion Paper no. 13-045.
21. Hines, J. R., Jr and Rice, E. M. (1994), Fiscal paradise: 
foreign tax havens and American business,Quarterly 
Journal of Economics, vol. 109, pp. 149–82.
22. Huizinga, H. and Laeven, L. (2008), International 
profit shifting within multinationals: a 
multi-country perspective, Journal of Public 
Economics, vol. 92, pp. 1164–82.
23. Jelena, Ć., & Danijel, G. (2010). Transfer Price As a 
Factor of Effective Allocation of Companies Resources, 
International Journal of Engineering, III, 404-408.
24. Karkinsky, T. and Riedel, N. (2012), Corporate 
taxation and the choice of patent location within 
multinational firms, Journal of International 
Economics, vol. 88, pp. 176–85.
25. Klassen K., Lisowsky P., Mescall D., (2017). 
Transfer Pricing: Strategies, Practices, and 
Tax Minimization. Contemporary Accounting 
Research, 34(1): 455-493.
26. Lohse, T. and Riedel, N. (2013), Do transfer pricing 
laws limit international income shifting? Evidence 
from European multinationals, CESifo, Working 
Paper no. 4404.
27. Martini, J. T., Niemann, R., & Simons, D. (2007, 
April 5). Transfer pricing or formula apportionment? 
Tax-induced distortions of multinationals’ 
investment and production decisions.
28. Nguyen Khac Quoc Bao & Nguyen Dinh Tri 
(2015), “Testing the Existence of Transfer 
Pricing in Vietnam”, working paper, Vietnam 
International Conference in Finance VICIF 2015, 
HCMC 4-5/06/2015. 
29. Nguyen Khac Quoc Bao; Nguyen Huu Huy Nhut; 
Nguyen Dinh Tri (2016), “Testing the existence of 
transfer pricing in Vietnam”, Afro-Asian J. of Finance 
and Accounting, 2016 Vol.6, No.3, pp.224 – 240.
30. Pendse, S. J. (2012). International transfer pricing: 
A review of non-tax outlook. Procedia-Social and 
Behavioral Sciences, 37, 337-343.
31. Richardson, G., Taylor, G., & Lanis, R. (2013). 
Determinants of transfer pricing aggressiveness: 
Empirical evidence from Australian firms. Journal of 
Contemporary Accounting & Economics, 9(2), 136-150.
32. Slemrod, J., 2001. A general model of the behaviour 
response to taxation. International Tax and Public 
Finance 8 (2), 119–128.
33. Urquidi, A. J. (2008). An Introduction to Transfer 
Pricing. New School Economic Review, 3 (1), 27-45.
34. Weichenrieder, A. J. (2009), Profit shifting in the 
EU: evidence from Germany, International Tax 
and Public Finance, vol. 16, pp. 281–97.

File đính kèm:

  • pdfchuyen_gia_va_chong_chuyen_gia_kinh_nghiem_quoc_te_va_nhung.pdf