Công tác giáo dục học sinh chậm tiến của giáo viên chủ nhiệm

TÓM TẮT

Giáo dục học sinh chậm tiến là một nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm (GVCN). Tuy nhiên,

đây là công việc rất khó khăn và phức tạp. Tiếp cận với học sinh và đưa ra những biện pháp giáo

dục là một việc quan trọng giúp các em có đầy đủ năng lực và phẩm chất, có khả năng hoà nhập và

thích ứng năng động, sáng tạo với cuộc sống mới. Muốn giáo dục tốt cho học sinh trong lớp chủ

nhiệm nói chung và học sinh chậm tiến bộ nói riêng, người GVCN khi nhận lớp đều phải kiểm tra

cơ bản học sinh. Sau đó, GVCN xem trong lớp có học sinh chậm tiến bộ không, chậm tiến bộ ở

mặt nào và hoàn cảnh nào, từ đó đề ra các biện pháp giáo dục tích cực và xây dựng kế hoạch công

tác chủ nhiệm cho phù hợp.

pdf 6 trang yennguyen 6440
Bạn đang xem tài liệu "Công tác giáo dục học sinh chậm tiến của giáo viên chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Công tác giáo dục học sinh chậm tiến của giáo viên chủ nhiệm

Công tác giáo dục học sinh chậm tiến của giáo viên chủ nhiệm
Nguyễn Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 187 - 192 
187 
CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH CHẬM TIẾN CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM 
Nguyễn Thị Thảo*
Đại học Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Giáo dục học sinh chậm tiến là một nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm (GVCN). Tuy nhiên, 
đây là công việc rất khó khăn và phức tạp. Tiếp cận với học sinh và đưa ra những biện pháp giáo 
dục là một việc quan trọng giúp các em có đầy đủ năng lực và phẩm chất, có khả năng hoà nhập và 
thích ứng năng động, sáng tạo với cuộc sống mới. Muốn giáo dục tốt cho học sinh trong lớp chủ 
nhiệm nói chung và học sinh chậm tiến bộ nói riêng, người GVCN khi nhận lớp đều phải kiểm tra 
cơ bản học sinh. Sau đó, GVCN xem trong lớp có học sinh chậm tiến bộ không, chậm tiến bộ ở 
mặt nào và hoàn cảnh nào, từ đó đề ra các biện pháp giáo dục tích cực và xây dựng kế hoạch công 
tác chủ nhiệm cho phù hợp. 
Từ khóa: Giáo dục, học sinh, học sinh chậm tiến, giáo viên chủ nhiệm, lớp chủ nhiệm 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Việc giáo dục thế hệ trẻ trở thành những 
người công dân, người lao động có đủ phẩm 
chất và năng lực, có khả năng hoà nhập và 
thích ứng năng động và sáng tạo với cuộc 
sống đang thay đổi nhanh chóng là vấn đề đặt 
ra đối với toàn xã hội, đặc biệt là trong nhà 
trường. Giáo dục học sinh không chỉ quan 
tâm về mặt trí thức, kỹ năng cho thế hệ trẻ mà 
cần phải giáo dục cho các em về mặt tình cảm 
đạo đức để các em trở thành các học trò chăm 
ngoan, có nhân cách phát triển toàn diện. Để 
hoàn thành nhiệm vụ này, trong những năm 
gần đây các nhà trường trong cả nước nói 
chung và trường THPT nói riêng đã không 
ngừng củng cố, nâng cao chất lượng dạy và 
học, nâng cao đội ngũ giáo viên, tuyển chọn 
đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất và năng 
lực, nhất là GVCN. Đặc biệt khi trong lớp có 
học sinh chậm tiến bộ thì nhiệm vụ của người 
GVCN lại càng quan trọng hơn rất nhiều. 
Người GVCN phải có trách nhiệm giáo dục 
các học sinh đó trở thành những học trò 
ngoan, học giỏi, có tri thức, phẩm chất đạo 
đức tốt, để sau này các em trở thành những 
công dân có ích, có thể cống hiến một phần 
sức lực của mình vào công cuộc xây dựng và 
bảo vệ tổ quốc. 
NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
*
 Tel: 0918 306582, Email: thaont@tnu.edu.vn 
Kết quả nghiên cứu lý thuyết 
Học sinh chậm tiến là những học sinh có biểu 
hiện về thái độ và hành vi không đúng với 
những quy định của nhà trường, những chuẩn 
mực của xã hội. Thực tế chó thấy có những 
học sinh điều kiện gia đình đầy đủ của cải, vật 
chất, cha mẹ họ muốn con em mình học hành 
đến nơi đến chốn, nhưng học sinh đó lại 
muốn ăn chơi đua đòi, lười học, kiến thức bị 
rơi dụng dần, chán học rồi có những hành vi 
ngang ngược, nối dối thầy cô, cha mẹ, bạn bè, 
thậm chí có những học sinh hỗn láo, vô lễ đối 
với thầy cô, cha mẹ.[2] 
Việc giáo dục học sinh chậm tiến là một công 
việc rất khó khăn và phức tạp. Muốn giáo dục 
được học sinh đó, người GVCN phải hiểu 
được nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện 
chậm tiến của học sinh. Lứa tuổi học sinh phổ 
thông là lứa tuổi thanh niên mới lớn, các em 
đang và mới bắt đầu cảm nhận thế giới xung 
quanh bằng những vốn tri thức của mình. Các 
em luôn tự khẳng định mình trong cuộc sống, 
những suy nghĩ của các em vẫn còn nông nổi. 
Vì vậy, việc làm của các em nhiều khi không 
phù hợp với những yêu cầu của thực tế, của 
tập thể, của xã hội. Đồng thời, ở lứa tuổi này, 
khi không đạt được kết quả như mình mong 
muốn các em thường có biểu hiện chán nản, 
tự ti. Cũng từ đó mà các em bị tách rời khỏi 
tập thể. Ngoài ra, các em còn nhiều mối quan 
hệ khác ngoài xã hội, trong gia đình mà 
Nguyễn Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 187 - 192 
188 
những mối quan hệ đó ảnh hưởng rất lớn đến 
việc hình thành nhân cách của các em. Vì 
vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến những 
biểu hiện chậm tiến ở học sinh, người GVCN 
phải đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân đó để 
có những biện pháp giáo dục kịp thời và có lộ 
trình triển khai phù hợp, mang lại kết quả cao 
nhất. [1] [2] [3] 
Việc giáo dục học sinh chậm tiến đòi hỏi 
GVCN phải nắm vững những thông tin về 
biểu hiện của học sinh để phân loại học sinh 
chậm tiến. Trên cơ sở phân loại đó, giáo viên 
phải cần có biện pháp giáo dục kịp thời, giúp 
các em tìm ra được nhược điểm của mình và 
khắc phục những mặt nhược điểm, hạn chế đó 
một cách dần dần. Từ đó, các em có thể trở 
thành những học sinh tốt, biết thực hiện đúng 
chức năng, nhiệm vụ của mình theo yêu cầu 
của tập thể. 
Việc giáo dục học sinh, đặc biệt là học sinh 
chậm tiến đòi hỏi người GVCN phải kiên trì, 
bền bỉ, thận trọng, có phương pháp, lòng yêu 
nghề và yêu thương học sinh. 
Kết quả nghiên cứu thực tiễn. [3] 
Tình hình học sinh chậm tiến trong lớp. 
Nhìn chung học sinh trong các tập thể lớp ở 
trường Trung học phổ thông đa phần đều là 
những học sinh ngoan. Các em đoàn kết, 
giúp đỡ nhau về mọi mặt. Tập thể lớp có 
phong trào học tập cũng như rèn luyện khá 
tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những 
học sinh chậm tiến với những biểu hiện 
chưa tốt và thường xuyên vi phạm nội qui 
của nhà trường. 
Kết quả nghiên cứu, điều tra 
Kết quả điều tra về học sinh chậm tiến tại một 
tập thể lớp qua 2 năm làm chủ nhiệm của 
GVCN tại Trường THPT trên địa bàn tỉnh 
Thái Nguyên, cho thấy học sinh chậm tiến bộ 
có những biểu hiện: chậm tiến về học tập; 
chậm tiến về đạo đức. 
* Bảng hệ thống học sinh chậm tiến 
TT Họ và tên Tuổi Giới tính Nghề của cha Nghề của mẹ 
1 Nguyễn Xuân A 16-17 Nam Công nhân Nội trợ 
2 Phạm Thái B 16-17 Nam Bộ đội Bộ đội 
3 Trần Bá C 16-17 Nam Công nhân Buôn bán 
4 Cao Thanh D 16-17 Nam Công nhân Buôn bán 
5 Nguyễn Văn E 16-17 Nam Nông dân Nông dân 
* Hành vi vi phạm của học sinh về mặt đạo đức 
TT Họ và tên Nói dối Đánh nhau Vô lễ với GV Nói tục Đi học muộn 
1 Nguyễn Xuân A Có 01 Không Thường xuyên Có 
2 Phạm Thái B Có 0 Không Đôi khi Có 
3 Trần Bá C Có 01 Không Đôi khi Có 
4 Cao Thanh E Có 0 Không Đôi khi Có 
* Hành vi vi ph¹m của học sinh về mặt học tập 
TT Họ và tên 
Số tiết 
bỏ giờ 
Mất trật tự 
Không học bài và làm bài 
ở nhà 
Quay bài 
1 Nguyễn Xuân A 3 Nhiều lần Thường xuyên Đôi khi 
2 Phạm Thái B 4 Thường xuyên Thường xuyên Đôi khi 
3 Trần Bá C 2 Nhiều lần Thường xuyên Đôi khi 
4 Cao Thanh D 3 Nhiều lần Thường xuyên Đôi khi 
5 Nguyễn Văn E 0 Không Đôi khi Đôi khi 
Những biểu hiện chậm tiến của những học sinh trên 
Qua tìm hiểu giáo viên bộ môn, tìm hiểu gia đình và điều tra quan sát trong lớp, các em học sinh 
chậm tiến có những biểu hiện sau: 
3.1- Em Nguyễn Xuân A 
Nguyễn Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 187 - 192 
189 
A là một học sinh chậm tiến cả về mặt học tập 
lẫn đạo đức, em luôn có những biểu hiện 
ngang bướng, lười học, trong lớp không chú ý 
nghe giảng mà thường xuyên làm việc riêng, 
mất trật tự, hay nói tự do, vô tổ chức, không 
trung thực. A cũng thường xuyên vi phạm nội 
quy của nhà trường như đi muộn, nghỉ học 
không lý do, nói tục, chửi bậy, ham chơi điện 
tử, đua đòi không phù hợp với điều kiện gia 
đình, đã có lần bị đối tượng bên ngoài gây gổ 
đánh nhau. Kết quả học tập cũng như hạnh 
kiểm của em thường ở mức trung bình- yếu. 
Qua tìm hiểu GVCN thấy học sinh A có hoàn 
cảnh như sau: Gia đình có bố làm công nhân 
may đi làm cách nhà 10km, mẹ đi lao động 
nước ngoài nên việc dạy bảo con cái là do 
một mình bố A quán xuyến, bố A cũng không 
có thời gian vì ông thường đi làm từ sáng sớm 
đến tối mới về. Vì vậy, việc sử dụng thời gian 
trong một ngày là do A tự quyết định. Qua 
tìm hiểu được biết ngày học tiểu học đến đầu 
THCS A là học sinh ngoan và học giỏi, nhưng 
từ cuối những năm học THCS A bắt đầu sa 
sút về học tập và đạo đức. Mặc dù rất nghiêm 
khắc với con nhưng vì mải làm ăn nên bố A 
không có thời gian chú ý đến việc học hành 
của con cái, không thường xuyên kiểm tra 
hướng dẫn và khuyên bảo con cái học tập. A 
được giám sát bởi một người bác họ ở cạnh 
nhà về việc đi về học đúng giờ hay không, 
nhưng gia đình không biết rằng ngoài thời 
gian lên lớp ra thì con cái họ còn tham gia vào 
các hoạt động khác của nhà trường và rất 
nhiều hoạt động của xã hội vì vậy việc quản lí 
chúng ra sao thì cha mẹ học sinh có vai trò 
quan trọng. Cha mẹ A đã vô tình quên mất vai 
trò giáo dục của gia đình trong quá trình hình 
thành và phát triển nhân cách của em. Dần 
dần A đã trở thành người hay nói dối, đua đòi 
hay đi chơi cùng các đối tượng xấu ngoài xã 
hội, học tập ngày một sa sút. 
3.2- Em Phạm Thái B 
 B là học sinh trường khác chuyển đến, em 
có thể hình cao lớn khoẻ mạnh, học lực khá 
nên dễ gây thiện cảm với mọi người. Thời 
gian đầu, B chưa có biểu hiện gì về mặt đạo 
đức nhưng bắt đầu lười học, cẩu thả, trong lớp 
rất hay mất trật tự. GVCN tìm cách liên lạc 
với gia đình nhưng không được, viết giấy báo 
cáo về gia đình thì vẫn nhận được thông tin 
phản hồi ngược lại. Sau một học kỳ kết quả 
học tập bị sa sút, em bị thi lại môn Toán - 
môn học sở trường của em. 
Qua tìm hiểu và đến thăm gia đình GVCN 
được biết cha mẹ B là bộ đội, thời gian đi làm 
ở đơn vị nhiều, phần vì chủ quan con học khá 
nên chỉ đầu tư tài chính cho em học mà không 
chú ý giám sát em, lợi dụng sự chủ quan của 
cha mẹ B dần sinh ra lười học và hay nói dối. 
Những thông tin của GVCN không đến được 
với gia đình vì B đã nhờ người khác xác nhận 
vào báo cáo rồi gửi lại cho GVCN, phần 
GVCN thì yên tâm vì gia đình B đã biết về 
tình hình của học sinh. Gần đây, B hay nói 
chuyện riêng trong lớp và rất lười học bài, 
hay nói dối và đặc biệt rất cẩu thả. Nếu không 
có những biện pháp giáo dục thích hợp giúp 
em thì em sẽ nhanh chóng trở nên hư hỏng. 
3.3- Em Trần Bá C 
Ở lớp em C là một học sinh nhìn bề ngoài có 
thể thấy em ngoan, thông minh nhưng tìm 
hiểu mới thấy em là một học sinh lười học và 
cẩu thả, không học bài nên thường bị điểm 
kém khi kiểm tra, làm mất điểm thi đua của 
lớp. Bên cạnh đó em còn đi học muộn, trong 
lớp hay mất trật tự cô giáo Chủ nhiệm cũng 
như các thầy cô giáo bộ môn nhắc nhở nhiều 
lần nhưng em chỉ vâng dạ rất ngoan nhưng rồi 
vẫn chứng nào tật ấy. Có đôi lần GVCN gặp 
C ngồi quán ở vỉa hè và có dấu hiệu hút thuốc 
lá, uống rượu, GVCN nhắc nhở thì C cho 
rằng ngồi quán uống nước không có gì là xấu 
và không thừa nhận việc có sử dụng thuốc lá 
và rượu. 
Qua tìm hiểu thấy gia đình em là một gia đình 
cơ bản. Bố mẹ em cũng khá quan tâm đến 
việc học của con cái. Bố mẹ C tâm sự "Tôi 
quan tâm đến việc học tập của con cái nhưng 
chỉ biết tạo điều kiện về thời gian cùng vật 
chất và quản lý việc học ở nhà buổi tối, còn 
hướng dẫn nó học thế nào, làm bài thế nào thì 
tôi chịu vì trình độ của chúng tôi không thể 
dạy và kiểm tra được nó ”. 
Như vậy em C về nhà không có sự chỉ bảo 
học tập, đến lớp bị điểm kém nên dần dần em 
chán học sinh ra mất trật tự trong lớp làm ảnh 
hưởng đến các bạn xung quanh, lại hay ngồi 
Nguyễn Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 187 - 192 
190 
quán nước có dấu hiệu không lành mạnh để 
lâu tình trạng này rất nguy hiểm. 
3.4- Em Cao Thanh D 
Ở lớp em D thường xuyên mất trật tự, không 
học bài hay nói dối GVCN, đôi lần nghỉ học 
không phép và bỏ giờ. Gia đình em ở huyện 
Phú Lương, là gia đình nề nếp, cha mẹ rất 
quan tâm đến việc học hành của com, muốn 
tạo điều kiện tốt cho D học tập nên bố mẹ 
đành gửi con về ở với ông bà nội dưới thành 
phố. D vốn là học sinh ngoan nhưng từ khi về 
ở với ông bà vì biết ông bà già yếu không 
giám sát được nên sinh ra lười học, hay ăn 
quà và hay nói dối ông bà để đi chơi. Đến lớp, 
em không học bài hay mất trật tự, lười lao 
động và cẩu thả trong nhiều hoạt động. 
3.5- Em Nguyễn Văn E 
E là học sinh ở trường khác chuyển về, em 
vốn là người hiền lành, lầm lì ít nói và đặc 
biệt không hoà nhập, hoà đồng với tập thể 
lớp. GVCN quan sát thấy em không có gì 
chuyển biến và đặc biệt hơn nữa là có vẻ em 
rất thích học nhưng lại học rất yếu, qua tìm 
hiểu GVCN thấy hoàn cảnh gia đình em rất 
vất vả, nhà ở huyện Phú Bình có hai anh em, 
cha mẹ không có việc làm ổn định và đặc 
biệt là không có đất đai để canh tác, sản xuất 
nông nghiệp. Bố em lại bị vấn đề về thần 
kinh nên sáng đi học chiều về E phải đi làm 
thuê bất cứ việc gì cùng mẹ, cả nhà chỉ trông 
vào những đồng tiền ít ỏi từ việc làm thuê 
của mẹ và E. Chính vì thế mặc dù rất thích 
học nhưng E không có thời gian để học nên 
kiến thức rơi dụng dần, học yếu; phần vì mặc 
cảm về hoàn cảnh gia đình nên em không 
hoà nhập với bạn bè. 
Một số biện pháp giáo dục học sinh chậm 
tiến của GVCN 
Với lòng nhiệt tình của một GVCN lớp, với 
kinh nghiệm tĩnh lũy được trong quá trình 
công tác GVCN sẽ có những biện pháp giáo 
dục thích hợp với từng học sinh, cụ thể là: 
Đối với em A, GVCN chủ động thường xuyên 
liên lạc với gia đình, gặp gỡ trao đổi với cha 
A để đề ra biện pháp giáo dục về đạo đức và 
học tập của em. GVCN đề nghị gia đình bố trí 
thời gian học ở nhà, có nơi học tập cho em, 
đặc biệt là những thời gian em tham gia các 
hoạt động ngoại khoá, thời gian rỗi. Gia đình 
cần dành nhiều thời gian hơn cho con, quan 
tâm nhiều hơn đến A, uốn nắn cho con cách 
nói năng với người lớn tuổi, thậm chí cả cách 
ăn mặc khi tới trường. Ở lớp, GVCN để A 
ngồi cạnh những học sinh ngoan và GVCN 
nhờ một số học sinh bí mật quan sát A và báo 
cáo cho GVCN ngay những biểu hiện bất 
thường của A. GVCN luôn gần gũi nói 
chuyện, khuyên bảo và yêu cầu mỗi tuần A 
nộp cho GVCN một bản kiểm điểm. Nếu như 
trước đây tuần nào A cũng bị phê bình thì một 
thời gian sau đó, A tự hào khoe với GVCN 
“tuần này em không có lỗi gì cô ạ”. Như vậy, 
A bắt đầu có những tiến bộ đáng kể. [2] [3] 
Đối với em B, cha mẹ B thật sự bất ngờ về 
những thông báo của GVCN. Sống và làm 
việc trong môi trường quân đội cha mẹ B rất 
nghiêm khắc trong việc giáo dục con và ở nhà 
B không có biểu hiện gì bất thường có lẽ 
chính vì thế mà khi đi ra lớp gặp bạn bè B 
mới có dịp nói nhiều và lười học. GVCN chủ 
động thu thập thông tin từ các giáo viên bộ 
môn, hàng tuần GVCN và gia đình chủ động 
liên lạc qua lại để nhằm thông tin kịp thời mọi 
hoạt động của B. Nhờ sự quan tâm hơn của 
gia đình và những thông tin kịp thời của 
GVCN, B đã cố gắng và đã có những tiến bộ 
rõ rệt. [2] [3] 
Đối với em C, GVCN chủ động đến thăm gia 
đình em. GVCN đề nghị gia đình phải tìm 
cách kiểm tra để đánh giá đúng kiến thức của 
C đang ở mức nào để kịp thời bổ sung những 
thiếu hụt về kiến thức cho em, bố C đồng ý và 
nhờ một người chị họ giúp C học tập. GVCN 
thông báo việc C hay la cà vào quán và có 
thể cũng hút thuốc lá thì bố C thừa nhận vì 
nhà C ở gần trường đại học và C còn hay chơi 
với các anh sinh viên nên ít nhiều bị ảnh 
hưởng. GVCN giải thích việc em hay bất kỳ 
ai ngồi quán không phải là xấu, nhưng ở tuổi 
em không nên mất thời gian cho thói quen 
không cấn thiết như vậy. Có thể, việc ngồi 
quán là khởi đầu cho những chuyện rắc rối 
sau này,... dường như C cũng thấy những lời 
phân tích của GVCN có lý. GVCN đề nghị 
gia đình quan tâm, theo dõi em nhiều hơn, 
phần GVCN cũng để ý, quan sát và chủ động 
Nguyễn Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 187 - 192 
191 
nói chuyện với em nhiều hơn. Hai bên gia 
đình và GVCN thường xuyên liên lạc để ngăn 
chăn những vi phạm tương tự. [2] [3] 
Đối với em D, giáo viên trực tiếp gặp gia đình 
để trao đổi tình hình về học sinh ở trên lớp và 
thông báo thời gian biểu của D khi tham gia 
các hoạt động của nhà trường. Bố mẹ D cũng 
chú ý thăm con, kiểm tra con thường xuyên 
hơn không nên phó thác mọi chuyện cho ông 
bà, ông bà cũng chú ý thời gian học tập và vui 
chơi của cháu hơn. Mọi sự bất thường của em 
đều được GVCN và gia đình thông tin kịp 
thời để cùng có hướng giải quyết. Nhờ sự 
quan tâm của gia đình và sự giáo dục chân 
thành của GVCN D đã có cố gắng và thay đổi 
thực sự.[3] 
Cả B, C và D đều rất cẩu thả và lười lao động, 
GVCN chủ động phối hợp cùng các giáo viên 
bộ môn kiểm tra các em thường xuyên. Riêng 
giờ học của GVCN, GVCN thường xuyên 
kiểm tra và yêu cầu các em viết đi viết lại 
những nội dung bài học cho đến khi sạch đẹp. 
Giờ lao động GVCN giao cho mỗi em một 
khu vực riêng, ai làm đạt yêu cầu thì được về. 
Vì vậy, các em đã bớt cẩu thả hơn trong học 
tập và tích cực hơn trong các buổi lao động. 
Đối với em E, khó khăn lắm GVCN mới đến 
thăm được gia đình em vì em luôn từ chối lời 
đề nghị đến thăm nhà, GVCN phải đến khi E 
không có mặt ở nhà để tìm hiểu về hoàn cảnh 
gia đình em. Quả thực nhà E nghèo, cha bị 
thần kinh hay bỏ nhà đi, ngoài giờ đi học E 
còn đi lao động giúp mẹ nuôi bố và em, chiều 
tối về E lại đi tìm bố về để tắm, cho ăn và cho 
đi ngủ. Ở lớp GVCN luôn động viên an ủi 
em, cùng các bạn gần gũi, cởi mở để giúp E 
hoà nhập hơn với các hoạt động. Vào dịp lễ, 
tết GVCN và hội phụ huynh chủ động tặng 
quà cho em và gia đình, cùng quyên góp hoặc 
lấy quĩ lớp ứng ra, nộp trước những khoản 
tiền học cho em. Nhờ sự gần gũi và động viên 
của GVCN và các bạn trong lớp E đã dần tiến 
bộ cởi mở và hoà đồng hơn với các hoạt động 
của tập thể. [1] [3] 
Trong quá trình giáo dục học sinh chậm tiến 
GVCN đã hình thành phương pháp giáo dục 
cụ thể như sau: 
* GVCN dùng tập thể - một tập thể có tinh 
thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau 
có nhiều điển hình tốt làm môi trường lành 
mạnh để các em giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 
Đây là biện pháp có tầm quan trọng đặc biệt 
bởi một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết là 
môi trường giáo dục tốt nhất cho bạn bè giúp 
các em học sinh cá biệt cùng nhau tự học tập 
rèn luyện và tu dưỡng về mọi mặt. Do đó, 
những ưu điểm sẽ được phát huy, những nhược 
điểm được hạn chế. Để làm được điều này 
người GVCN cần giáo dục các em về tình yêu 
thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tổ chức cho 
các em tham gia các phong trào của trường, của 
lớp sôi nổi và nhiệt tình. [1] [2] [3]. 
* Nêu gương một số cá nhân (học sinh) có 
đạo đức và học lực tốt, phương pháp tổ chức 
hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử 
xã hội như: giao việc, luyện tập, rèn luyện, 
phương pháp kích thích hoạt động, điều chỉnh 
hành vi ứng xử của người được giáo dục như 
khen thưởng, trách phạt để các em có động 
lực thúc đẩy vươn lên hoàn thiện bản thân. 
* Hướng dẫn các em tự tu dưỡng, tự rèn luyện 
bản thân. Sự tự tu dưỡng theo GVCN cũng là 
yếu tố quyết định phẩm chất đạo đức của học 
sinh. Thực tế cũng đã chứng minh rằng dù 
giáo dục có ưu việt mấy, có đầy đủ đến đâu đi 
chăng nữa cũng không thể thay thế sự tự giáo 
dục của mỗi cá nhân. Chỉ có sự tự giáo dục mới 
có sự lĩnh hội và thực hiện tự giác các chuẩn 
mực đạo đức. Tính vững vàng của hành động và 
ý nghĩa bản chất của hành động được coi là tốt 
đẹp khi cá nhân giác ngộ được đạo đức. 
* Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài 
nhà trường cùng tham gia giáo dục đạo đức 
cho học sinh. 
Đối với lực lượng trong nhà trường: Phát huy 
tới mức tối đa tính chủ động trực tiếp cho tất 
cả các lượng giáo dục trong nhà trường, trao 
đổi kết hợp với cán bộ quản lý và gặp gỡ trao 
đổi với các giáo viên bộ môn giảng dạy ở lớp 
chủ nhiệm để tham gia hoạt động quản lý, xây 
dựng lớp, nâng cao chất lượng các môn. 
Đối với lực lượng giáo dục ngoài nhà trường 
như cha mẹ học sinh. GVCN đã xây dựng 
mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình và nhà 
trường. Bởi gia đình là môi trường giáo dục 
có ảnh hưởng lớn đến phẩm chất đạo đức của 
mỗi học sinh. Do vậy GVCN thường xuyên 
Nguyễn Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 187 - 192 
192 
trao đổi với phụ huynh học sinh về tinh thần 
học tập rèn luyện của các em ở trường. 
GVCN luôn động viên thăm hỏi kịp thời xem 
gia đình đã tạo điều kiện cho con em mình về 
thời gian tự học ở nhà, nơi học tập ổn định, 
cách kiểm tra, giám sát như thế nào và yêu 
cầu gia đình luôn giữ thông tin chặt chẽ với 
GVCN. 
Riêng đối với các em học sinh chậm tiến bộ 
GVCN đã tìm hiểu học sinh về mọi mặt như 
về hoàn cảnh gia đình, cá tính giao tiếp, quan 
hệ và năng khiếu, để làm rõ nguyên nhân dẫn 
đến sự chậm tiến của các em. Sau khi tìm 
hiểu rõ nguyên nhân GVCN đã khéo léo kết 
hợp cùng với cán bộ lớp, đoàn trường và gia 
đình để cùng tháo gỡ những vướng mắc trong 
tâm lý của các em xoá bỏ mặc cảm và những 
định kiến sai lầm của các em để các em hoà 
nhập vào tập thể lớp, cùng cộng đồng để trở 
thành người có tư cách, phẩm chất tốt. 
Những biện pháp giáo dục của GVCN đã 
phần nào đem lại niềm vui, sự hào hứng và 
nhiệt tình học tập, rèn luyện cho học sinh. 
Đặc biệt là em A, em B, em C, em D, em E đã 
có nhiều thay đổi đáng kể theo chiều hướng 
tích cực. GVCN tin rằng với sự nỗ lực của 
bản thân, với sự giúp đỡ của đoàn thể, của tập 
thể lớp các em sẽ nhanh chóng hoà nhập và 
trở thành những thành viên tích cực của lớp, 
sẽ có những bước đi đúng cho tương lai. 
[1][2][3]. 
KẾT LUẬN 
Muốn quá trình giáo dục học sinh chậm tiến 
đạt hiệu quả cao, người GVCN cần bám sát 
lớp, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh, tìm 
hiểu những tác động từ bạn bè và xã hội. Từ 
đó có biện pháp giáo dục thích hợp đối với 
từng đối tượng. Tuy nhiên đối với những học 
sinh chậm tiến cách giáo dục tốt nhất là dùng 
tình cảm, lý lẽ và hình ảnh thuyết phục. Khi 
đó giáo viên phải như người cha, người mẹ, 
người anh, người chị lớn tuổi gần gũi, tâm sự, 
chỉ bảo giúp đỡ các em thấy được trách nhiệm 
của mình để từ đó có hướng rèn luyện và tu 
dưỡng. Công tác này rất vất vả, phức tạp, khó 
khăn đòi hỏi người GVCN không chỉ theo sát, 
đôn đốc giáo dục học sinh thành những người 
có ích cho xã hội mà người GVCN phải là 
người có năng lực, phẩm chất, tận tuỵ, kiên 
trì, có lòng bao dung, thái độ đúng đắn và 
gương mẫu để học sinh noi theo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. GS.TS. Bùi Văn Huệ (chủ biên) (2004), Nghệ 
thuật ứng xử sư phạm, Nxb Đại học Sư Phạm. 
2. GS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ, GS.TSKH. Trịnh 
Trúc Lâm (2010), Ứng sử sư phạm, Nxb Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
3. Nguyễn Thị Thảo (2010), Công tác giáo dục 
học sinh chậm tiến bộ của lớp chủ nhiệm, Đề tài, 
sáng kiến kinh nghiệm, Sở Giáo dục và Đào tạo 
tỉnh Thái Nguyên. 
SUMMARY 
SLOW – PROGRESS - STUDENTS EDUCATION OF HOMEROOM TEACHERS 
Nguyen Thi Thao
*
Thai Nguyen University 
Slow student learning is a responsibility of the homeroom teacher. However, this is a very difficult 
and complicated task. Reaching out to students and providing education is an important part of 
helping them have the capacity and ability to adapt and adapt to the new life. To provide good 
education for students in the class in general and students in slow progress in particular, the 
homeroom teacher have to check the basic students. After that, the teacher sees in the class the 
students have slow progress, slow progress in any aspects and circumstances, from which to 
propose active educational measures and develop appropriate work plan. 
Keywords: Education, students, students, teachers, managers 
Ngày nhận bài: 17/8/2018; Ngày phản biện: 01/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018 
*
 Tel: 0918 306582, Email: thaont@tnu.edu.vn 

File đính kèm:

  • pdfcong_tac_giao_duc_hoc_sinh_cham_tien_cua_giao_vien_chu_nhiem.pdf