Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và những vấn đề mới đặt ra

Tóm tắt: Trong giáo dục truyền thống, việc truyền tải kiến thức cho học sinh được coi là

trọng yếu. Giáo viên đứng ở vị trí trung tâm của việc dạy học, là người cung cấp kiến

thức, học sinh là người thụ động tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, giờ đây giáo dục ở nước ta

đang đứng trước những thay đổi toàn diện. Mục đích đổi mới chương trình giáo dục phổ

thông là hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Học sinh được tạo mọi

cơ hội bộc lộ, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát

triển. Định hướng này dẫn đến hàng loạt những thay đổi trong ngành giáo dục, như phải

xác định chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, biên soạn mới và thay sách giáo khoa,

sự ứng phó kịp thời với những tình huống mới nảy sinh

pdf 9 trang yennguyen 4740
Bạn đang xem tài liệu "Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và những vấn đề mới đặt ra", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và những vấn đề mới đặt ra

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và những vấn đề mới đặt ra
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 36/2019 
155 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỔNG THỂ 
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI ĐẶT RA 
Phạm Thị Thanh, Nguyễn Thùy Linh 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Trong giáo dục truyền thống, việc truyền tải kiến thức cho học sinh được coi là 
trọng yếu. Giáo viên đứng ở vị trí trung tâm của việc dạy học, là người cung cấp kiến 
thức, học sinh là người thụ động tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, giờ đây giáo dục ở nước ta 
đang đứng trước những thay đổi toàn diện. Mục đích đổi mới chương trình giáo dục phổ 
thông là hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Học sinh được tạo mọi 
cơ hội bộc lộ, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát 
triển. Định hướng này dẫn đến hàng loạt những thay đổi trong ngành giáo dục, như phải 
xác định chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, biên soạn mới và thay sách giáo khoa, 
sự ứng phó kịp thời với những tình huống mới nảy sinh 
Từ khóa: Chương trình tổng thể, Giáo dục phổ thông, Chuẩn nghề nghiệp, phổ thông cơ 
sở, phổ thông trung học, năng lực. 
Nhận bài ngày 20.11.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.12.2019 
Liên hệ tác giả: Phạm Thị Thanh; Email: ptthanh@hnmu.edu.vn 
1. MỞ ĐẦU 
Năm 2018, Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố 27 chương trình môn học và 
hoạt động giáo dục của Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể. Theo đó, chương trình 
môn học là văn bản xác định vị trí, vai trò môn học trong thực hiện mục tiêu giáo dục phổ 
thông (GDPT); mục tiêu và yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục cốt lõi của môn học mỗi 
lớp hoặc cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc; định hướng kế hoạch dạy 
học môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học; phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh 
giá kết quả giáo dục của môn học. 
Dự thảo các chương trình môn học đã được các Vụ, Cục có liên quan thuộc Bộ 
GD&ĐT và một số chuyên gia giáo dục, nhà khoa học, giảng viên trường sư phạm, giáo 
viên cốt cán tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) đại diện cho 
đội ngũ giáo viên trên phạm vi cả nước góp ý. 
156 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
2. NỘI DUNG 
2.1. Các điểm đáng chú ý trong chương trình giáo dục phổ thông mới 
Chương trình giáo dục phổ thông mới đáp ứng được nhu cầu thiết yếu trong đổi mới 
giáo dục lấy học sinh làm trung tâm thể hiện ở 8 điểm mới sau: 
(1) Một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa 
Trước đây một chương trình, một bộ sách giáo khoa, chương trình mới sẽ có nhiều bộ 
sách giáo khoa. Bộ GD&ĐT khuyến khích các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân biên soạn 
sách giáo khoa. Sách giáo khoa mới phải tuân thủ theo đường lối, quan điểm của Đảng và 
tuân thủ Hiến pháp, phù hợp chương trình giáo dục phổ thông. 
(2) 9 năm học cơ bản, 3 năm giáo dục nghề nghiệp 
Trong chương trình mới, giáo dục cơ bản sẽ kết thúc ở lớp 9, gồm 5 năm tiểu học và 4 
năm trung học cơ sở. Từ lớp 10 đến lớp 12, học sinh sẽ được định hướng nghề nghiệp. 
(3) THPT có 5 môn bắt buộc 
Nếu như hiện nay học sinh phải học 13 môn bắt buộc thì theo chương trình giáo dục 
phổ thông mới, bậc THPT chỉ còn 5 môn. Các môn học bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, 
Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng và An ninh. Các môn lựa chọn là 
Khoa học Xã hội, Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Nghệ thuật. 
(4) Các môn học mới 
Lần đầu tiên ở chương trình phổ thông, bậc tiểu học xuất hiện môn Hoạt động Trải 
nghiệm. Đó là trải nghiệm ở tiểu học và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở bậc THCS, 
THPT. Nội dung cơ bản của chương tình này xoay quanh các mối quan hệ giữa cá nhân 
học sinh với bản thân, giữa học sinh với người khác, cộng đồng và xã hội; giữa học sinh 
với môi trường; học sinh với nghề nghiệp. 
(5) Bậc tiểu học học 2 buổi/1 ngày 
Theo ông Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 
mới - cấp tiểu học được thiết kế để dạy học 2 buổi/ngày. Đây cũng là cách thức để giảm tải 
chương trình. 
(6) Ngữ văn chỉ còn 6 tác phẩm bắt buộc 
Chương trình Ngữ văn chỉ còn 6 tác phẩm văn học bắt buộc gồm: Nam quốc sơn 
hà (tương truyền của Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (của Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại 
cáo (của Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (của Nguyễn Du), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (của 
Nguyễn Đình Chiểu), Tuyên ngôn độc lập (của Hồ Chí Minh). Việc thi cử sẽ không căn cứ 
sách giáo khoa hay chương trình cụ thể nào. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 36/2019 
157 
(7) Môn Toán cắt giảm kiến thức đánh đố, lắt léo 
Chương trình môn Toán xây dựng trên phương châm 10 chữ: Tinh giản, thiết thực, 
hiện đại và khơi nguồn sáng tạo và quán triệt tinh thần "Toán học cho mọi người". Môn 
Toán sẽ hướng người học đến kiến thực thực tế và tính ứng dụng cao. 
(8) Tin học là môn quan trọng 
Chương trình Tin học sẽ chọn lọc nội dung cơ bản hòa quyện của ba mạch tri thức: 
Khoa học Máy tính, Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Học vấn số hóa phổ dụng, 
đồng thời quan tâm đúng mức đến nội dung về đạo đức, văn hóa, pháp luật và ảnh hưởng 
của tin học lên xã hội. 
2.2. Các chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông 
Theo Bộ GD&ĐT, chuẩn này nhằm giúp giáo viên tự đánh giá, từ đó xây dựng kế 
hoạch rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. 
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo 
viên phổ thông về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ 
và ngoại ngữ, tin học; năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ và năng lực phát 
triển quan hệ xã hội. 
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông bao gồm 5 tiêu chuẩn, với 15 tiêu chí như sau: 
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nghề nghiệp 
Giáo viên phải yêu thương, tôn trọng, thân thiện với học sinh; giữ gìn đạo đức, uy tín, 
lương tâm nhà giáo. 
Tiêu chí 1 - Mẫu mực với học sinh: Lối sống lành mạnh, văn minh, chuẩn mực, tác 
phong làm việc khoa học, nghiêm túc, ứng xử thân thiện với học sinh. 
Tiêu chí 2 - Phẩm chất đạo đức nhà giáo: Lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, 
tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo. 
Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin 
Có kiến thức, kĩ năng về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học đáp ứng chuẩn trình độ đào 
tạo và yêu cầu dạy học, giáo dục. 
Tiêu chí 3 - Năng lực chuyên môn: Vận dụng và phát triển trình độ chuyên môn được 
đào tạo trong dạy học và giáo dục 
Tiêu chí 4 - Năng lực sử dụng ngoại ngữ: Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc 
thiểu số đối với giáo viên công tác ở vùng dân tộc thiểu số) trong hoạt động chuyên môn 
và giáo dục. 
Tiêu chí 5 - Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin: Ứng dụng được công nghệ thông 
tin trong hoạt động chuyên môn và giáo dục. 
158 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Tiêu chuẩn 3: Năng lực nghiệp vụ sư phạm 
Có kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu của hoạt động dạy học và 
giáo dục. 
Tiêu chí 6 - Năng lực lập kế hoạch, tổ chức quá trình dạy học và giáo dục: Vận dụng 
được các phương pháp và kĩ thuật trong việc lập kế hoạch, tổ chức dạy học và hoạt động 
giáo dục. 
Tiêu chí 7 - Năng lực sáng tạo và dạy học hiệu quả: Thiết kế, áp dụng được các 
phương pháp, khai thác, phát triển học liệu, phương tiện dạy học hiệu quả, phù hợp đối 
tượng học sinh. 
Tiêu chí 8 - Năng lực đánh giá học sinh: Thiết kế, sử dụng được các công cụ, phương 
pháp đánh giá học sinh đúng quy định, hỗ trợ học sinh tiến bộ trong quá trình học tập và 
rèn luyện. 
Tiêu chí 9 - Năng lực tư vấn và hỗ trợ học sinh: Am hiểu học sinh, tư vấn, hướng dẫn, 
chăm sóc, hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và hướng nghiệp. 
Tiêu chuẩn 4: Năng lực xây dựng, thực hiện môi trường giáo dục dân chủ 
Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân, xây dựng và phát triển môi trường dân 
chủ trong nhà trường. 
Tiêu chí 10 - Năng lực thực hiện quy chế dân chủ: Thực hiện đúng vai trò được biết, 
được bàn, được làm, được kiểm tra của giáo viên trong hoạt động của nhà trường. 
Tiêu chí 11 - Năng lực phát huy quyền dân chủ của học sinh và đồng nghiệp: Tạo 
dựng được môi trường học tập dân chủ, thân thiện, bình đẳng, hợp tác, khuyến khích sự 
sáng tạo. 
Tiêu chí 12 - Năng lực phát huy quyền dân chủ của cha mẹ học sinh và tổ chức, cá 
nhân có liên quan: Tạo dựng được môi trường dân chủ, thân thiện, bình đẳng, hợp tác thân 
thiện với cha mẹ học sinh và các tổ chức, cá nhân có liên quan. 
Tiêu chuẩn 5: Năng lực xây dựng các quan hệ xã hội 
Sẵn sàng phục vụ, hợp tác và thân thiện với các bên liên quan trong và ngoài nhà trường. 
Tiêu chí 13 - Năng lực xây dựng mối quan hệ với học sinh: Hợp tác, hỗ trợ học sinh 
phát triển, thúc đẩy hoạt động giáo dục và đào tạo. 
Tiêu chí 14 - Năng lực xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên: Xây 
dựng mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ đồng nghiệp và cấp trên, tạo môi trường văn hóa trong 
trường học. 
Tiêu chí 15 - Năng lực xây dựng mối quan hệ với cha mẹ học sinh, tổ chức, cá nhân có 
liên quan. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 36/2019 
159 
Mỗi giáo viên được đánh giá theo từng tiêu chí và đánh giá chung. 
Mỗi tiêu chí được đánh giá theo các mức “Đạt”, “Khá”, “Tốt” và “Không đạt”. 
Đối với mức “Đạt”, “Khá”, “Tốt” của tiêu chí: giáo viên cần đáp ứng yêu cầu của mức 
đó kèm theo minh chứng phù hợp. 
Đối với mức “Không đạt”: Giáo viên không đáp ứng được yêu cầu mức đạt của tiêu 
chí hoặc không có minh chứng để chứng minh. 
Căn cứ vào kết quả đánh giá từng tiêu chí, giáo viên sẽ được xếp loại đánh giá chung 
các mức độ “Đạt”, “Khá”, “Tốt” hoặc “Không đạt”. 
Mức Đạt: Toàn bộ các tiêu chí phải được đánh giá từ mức đạt trở lên; 
Mức Khá: Có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên, trong đó đảm bảo 
tối thiểu 12/15 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, đồng thời các tiêu chí ở tiêu chuẩn 2 và tiêu 
chuẩn 3 được xếp ở mức khá trở lên; 
Mức Tốt: Có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức khá, trong đó đảm bảo tối thiểu 
12/15 tiêu chí đạt từ mức tốt, đồng thời các tiêu chí ở tiêu chuẩn 2 và tiêu chuẩn 3 được 
xếp ở mức tốt; 
Mức Không đạt: Có từ 1 tiêu chí trở lên không đáp ứng yêu cầu của mức đạt. 
Theo định kỳ hằng năm, giáo viên tự rà soát, đánh giá vào mỗi cuối năm học để tự xác 
định mức độ đạt được theo Chuẩn, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất nghề 
nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 
Theo định kỳ 3 năm/lần nhà trường tổ chức đánh giá giáo viên theo Chuẩn. 
2.3. Những điểm cần bàn thêm trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới 
Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể có nhiều điểm mới nhưng vẫn còn sáu điểm 
cần bàn đến. 
Thứ nhất, về yêu cầu học bán trú (hai buổi/ngày) của cấp tiểu học với thời lượng bảy 
tiết/ngày, áp lực học tập của học sinh (HS) vẫn chưa giảm bớt. Thời gian các cháu dành 
cho giao tiếp và ứng xử xã hội vẫn bị hạn chế. Chính vì vậy, sức ép học tập vẫn đè nặng 
lên các cháu. 
Thứ hai, Chương trình ghi rõ: Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát 
triển cho HS những phẩm chất chủ yếu: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách 
nhiệm. Nhưng thời lượng cho môn học đạo đức cấp tiểu học, giáo dục công dân cấp THCS, 
giáo dục quốc phòng và an ninh cấp THPT chỉ có 35 tiết/năm, nghĩa là một tiết/tuần. Với 
thời lượng như vậy, giáo viên sẽ không thể có đủ thời gian hoàn thành những mục tiêu đặt 
ra ở trên và học sinh cũng không có đủ thời gian để rèn luyện và thực hành. 
160 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Thứ ba, số tiết bộ môn tiếng Việt còn quá cao (420 tiết cho lớp 1), chiếm tới non nửa 
tổng thời lượng chương trình. Điều này sẽ gây áp lực cho học sinh, và làm cho việc học trở 
nên nhàm chán. 
Thứ tư, trẻ học bán trú, nghĩa là thời gian ngồi yên kéo dài 8-10 tiếng. Tuy nhiên, thời 
lượng môn giáo dục thể chất lại chỉ có 70 tiết/năm. Như vậy cả tuần trẻ chỉ có hai tiết được 
học thể chất. Điều này rất không phù hợp với yêu cầu vận động của trẻ, tích tụ nhiều ức 
chế khiến trẻ dễ lười vận động, béo phì và nhiều hệ lụy khác. 
Thứ năm, về bộ môn âm nhạc, dự thảo ghi rõ: Nội dung cốt lõi của phân môn âm nhạc 
bao gồm các mạch kiến thức và kỹ năng về hát, chơi nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lý 
thuyết âm nhạc và thường thức âm nhạc. Với chương trình phổ thông, điều quan trọng nhất 
là người dân biết thưởng thức âm nhạc, biết lựa chọn gu thẩm âm. Để làm điều này, nhất 
thiết nội dung quan trọng cần được đặt lên hàng đầu là thường thức âm nhạc. Ngoài ra lịch 
sử âm nhạc, các dòng nhạc, các tác giả, tác phẩm nổi tiếng trong lịch sử nhân loại, các xu 
hướng âm nhạc trong và ngoài nước là những nội dung cần thiết hơn kỹ thuật, kỹ năng hát, 
chơi nhạc cụ. Bởi thế, mục tiêu và các nội dung bộ môn này cần được thay đổi cho phù 
hợp với nhu cầu của đại đa số học sinh trên cả nước. 
Thứ sáu, trong chương trình mới có ghi về hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp như 
sau: Hoạt động trải nghiệm được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; 
theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; với các hình thức tổ chức chủ 
yếu: Thực hành nhiệm vụ ở nhà, sinh hoạt tập thể (sinh hoạt dưới cờ; sinh hoạt lớp; sinh 
hoạt Sao Nhi đồng, đội TNTP, đoàn Thanh niên), dự án, làm việc nhóm, trò chơi, giao 
lưu, diễn đàn, hội thảo, tổ chức sự kiện, câu lạc bộ, cắm trại, tham quan, khảo sát thực địa, 
thực hành lao động, hoạt động thiện nguyện 
Tuy nhiên, theo chương trình cũ, các sinh hoạt tập thể như sinh hoạt dưới cờ; sinh hoạt 
lớp; sinh hoạt Sao Nhi đồng, Đoàn, Đội đã được xếp vào hoạt động giáo dục của trường. 
Như vậy, các hoạt động đã có từ trước này có thể sẽ chiếm thời lượng lớn trong hoạt động 
trải nghiệm của chương trình mới. Vì thế, cần tách các hoạt động giáo dục đã có từ trước ra 
khỏi quy mô của hoạt động trải nghiệm. Từ đó nội dung của các hoạt động này sẽ rõ ràng, 
phong phú và thực hiện theo mục tiêu đặt ra tốt hơn. 
2.4. Giải pháp thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới 
Bộ GD&ĐT vừa chính thức thông qua Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể. 
Điều đáng chú ý là trong chương trình mới này, số lượng môn học, thời lượng học ở cả 3 
bậc học: Tiểu học, THCS, THPT đều giảm so với chương trình cũ. Đặc biệt, hoạt động 
hướng nghiệp được đẩy mạnh thực hiện từ năm lớp 8. Hoạt động trải nghiệm được coi là 
một trong những nội dung không thể thiếu trong chương trình mới. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 36/2019 
161 
Sau khi chương trình được thông qua, một số lãnh đạo trường học đã có những ý kiến, 
đề xuất với lãnh đạo Bộ trước khi áp dụng chính thức vào các trường học. 
Giải pháp 1: Giảm tiết học phải song hành với giảm kiến thức môn học 
Về số tiết học ở bậc THCS trong Chương trình GDPT tổng thể giảm so với dự thảo lần 
1. Cụ thể, lớp 6, 7 giảm 58 tiết (gồm cả bắt buộc và tự chọn), khối 8, 9 giảm 78 tiết (cả bắt 
buộc và tự chọn). Tuy nhiên, nếu giảm số tiết học xuống mà chương trình học không thay 
đổi thì nội dung kiến thức của 1 tiết học lại tăng lên. Vì vậy, nếu Chương trình GDPT tổng 
thể đã giảm thời lượng tiết học xuống phải song hành với việc giảm kiến thức môn học 
xuống thì mới phù hợp với học sinh. 
Việc tích hợp giữa các môn học nên cụ thể hơn như: Tổ hợp các môn Khoa học Tự 
nhiên, Khoa học Xã hội, các môn năng khiếu thì cần có sự tích hợp ở nhiều bài học hơn, 
chứ không nên chỉ tích hợp ở một môn học. 
Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn học 
phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường là 
phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất ở các trường học tại các địa phương. 
Theo nhiều ý kiến, ở các địa phương có diện tích đất đai rộng sẽ thuận lợi cho các hoạt 
động trải nghiệm. Còn các trường THCS trong nội thành ở một số thành phố ít có không 
gian để giáo viên thực hiện hoạt động trải nghiệm. Để thực hiện được hoạt động này, các 
trường này phải cho học sinh đến địa phương khác. 
Trước khi thực hiện Chương trình GDPT tổng thể, Bộ GD&ĐT nên có sự truyền đạt, 
hướng dẫn và tập huấn cho các địa phương thật kỹ lưỡng. Từng trường học, cán bộ quản lý 
cho đến giáo viên cần nắm thật chắc và đúng những nội dung thay đổi trong chương trình 
để khi triển khai mới có thể đạt hiệu quả, đồng bộ. 
Ngoài ra, đối với hoạt động trải nghiệm không phải là nội dung nào cũng có thể thực 
hiện tại trường nên rất cần được các địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi đầu tư, nâng 
cấp cơ sở vật chất. 
Giải pháp 2: Cơ sở vật chất cần được chú trọng 
Hiện nay, các trường THPT công lập đang còn rất khó khăn về tài chính, cơ sở vật 
chất để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động sáng tạo và trải nghiệm. 
Ví dụ như nhà trường muốn tổ chức hoạt động trải nghiệm về học kỳ quân đội để học 
sinh hiểu rõ hơn về lực lượng vũ trang hay tham gia các hoạt động xã hội để biết cách thức 
ăn uống, xếp hàng và lấy đồ ăn như thế nào cho lịch sự thì rất cần sự ủng hộ tài chính từ 
phía phụ huynh học sinh và các thành phần xã hội khác. 
Vì vậy để thực hiện Chương trình GDPT tổng thể, với điều kiện về cơ sở vật chất như 
hiện nay rất cần nhận được sự đầu tư của chính phủ, nhà nước cũng như các tổ chức, cá 
162 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
nhân khác thì các trường có thể đạt chuẩn về điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng cho giảng 
dạy theo chương trình mới. 
Giải pháp 3: Ưu tiên bồi dưỡng giáo viên 
Để chuẩn bị về đội ngũ cho chương trình mới, các Sở GD&ĐT cần xây dựng lực 
lượng cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, nhất là ở cấp tiểu học để tham gia các chương 
trình, các lớp bồi dưỡng, tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức. 
Bên cạnh đó, các Sở cũng cần chủ động phối hợp với các trường đại học, cơ sở bồi 
dưỡng giáo viên xây dựng những chuyên đề về Chương trình GDPT tổng thể để triển khai 
cho các đơn vị cơ sở. 
Giải pháp 4: Giáo viên phải tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chương 
trình mới 
Ngoài việc bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình mới, việc bồi dưỡng thường 
xuyên để nâng cao năng lực người thầy theo chuẩn giáo viên, chuẩn hiệu trưởng mà Bộ đã 
ban hành cũng phải được các Sở GD&ĐT, các quận, huyện chú trọng. Đặc biệt, đội ngũ 
nhà giáo cần phải luôn chủ động tìm tòi, sáng tạo trong cách dạy học, không ngừng nỗ lực 
học hỏi, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng để tiệm cận với Chương trình GDPT 
năm 2018. 
Sự chủ động của các trường đặt ra yêu cầu đối với người giáo viên là luôn đổi mới, 
sáng tạo. Nghề dạy học đòi hỏi mỗi giáo viên học hỏi, sáng tạo hằng ngày, học từ đồng 
nghiệp, tài liệu, các mô hình trong và ngoài nước với phương pháp, kỹ năng dạy học hay, 
hiệu quả và áp dụng phù hợp với học sinh của mình. 
Do đó, được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng là hai yếu tố quan trọng giúp người giáo viên 
luôn chủ động, sẵn sàng thích nghi với bất cứ sự thay đổi nào, giáo viên cũng linh hoạt tiếp 
cận tốt nhất. 
3. KẾT LUẬN 
Theo quan niệm của giáo dục truyền thống, việc truyền tải kiến thức cho học sinh 
được coi là trọng yếu. Giáo viên là người đứng ở vị trí trung tâm của việc dạy học. Giáo 
viên sẽ là người cung cấp kiến thức, học sinh là những người thụ động tiếp thu kiến thức. 
Tuy nhiên, giờ đây giáo dục ở nước ta đang đứng trước đòi hỏi phải thay đổi toàn 
diện. Mục đích đổi mới chương trình GDPT là hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực 
của học sinh. Theo đó, học sinh tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập; được 
tìm tòi, khám phá; được làm việc độc lập, hợp tác, trao đổi theo nhóm hay lớp; được tạo 
điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế. Học sinh được tạo 
mọi cơ hội bộc lộ, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để 
phát triển. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 36/2019 
163 
Hoạt động dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của từng cá nhân học sinh đang 
được chú trọng như một định hướng cải cách trong GDPT ở nước ta hiện nay. Định hướng 
này dẫn đến hàng loạt những thay đổi trong ngành giáo dục, như phải xác định chuẩn nghề 
nghiệp giáo viên phổ thông, biên soạn mới và thay sách giáo khoa, sự ứng phó kịp thời với 
những tình huống mới nảy sinh 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Quế Lâm (2005), Chính sách đổi mới về giáo dục đào tạo – nghiên cứu vận dụng hiệu quả ở 
trường học, - Nxb Thế giới. 
2. PGS.TS Nguyễn Tiến Hùng (2003), Quản lý chất lượng trong giáo dục, - Nxb Viện Khoa học 
giáo dục Việt Nam. 
3. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về giáo dục, (Giáo trình dùng cho các 
khoa đào tạo Sau đại học về quản lý giáo dục), - Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 
4. https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/news/Tin-tuc-su-kien/hoi-nghi-tong-ket-nam-hoc-2018-
2019-trien-khai-nhiem-vu-nam-hoc-2019-2020-449.html 
GENERAL EDUCATION PROGRAM AND NEW ISSUES 
Abstract: In traditional education, the transmission of knowledge to students is 
considered crucial. The teacher is at the center of the teaching. Teachers will be the 
providers, and students are passive in absorbing knowledge. However, now, education is 
facing comprehensive change. The purpose of renovating school education program is to 
develop the qualifications and quality of students. Therefore, students have chance to 
reveal and promote the potential and the knowledge and skills. This orientation has led to 
a series of changes in the education, such as the determination of professional standards 
teachers, new compilation and replacement of textbooks, timely response to emerging 
situations... 
Keywords: General Program, General Education, Occupational Standards, Junior High 
School, High School, qualification 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_tong_the_va_nhung_van_de_moi.pdf