Vai trò của hợp tác quốc tế đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học Việt Nam - Bài học kinh nghiệm

TÓM TẮT: Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, xây dựng các trường đại học Việt

Nam theo chuẩn mực quốc tế nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành một

chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, trong đó cần khẳng định vai trò rất trọng yếu

không thể thiếu của hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, hợp tác quốc tế không có nghĩa là phải sao

chép toàn bộ mô hình quản lý và chương trình đào tạo của nước ngoài mà phải xây dựng

năng lực nội tại để có một hướng đi phù hợp cho trường mình và đất nước mình, trong đó

vai trò của nhà quản lý đại học và học giả trong nước cần được trao những nhiệm vụ và

quyền lực một cách hợp lý và công bằng hơn. Những giải pháp này không chỉ giới hạn

trong vấn đề nguồn lực tài chính, mà cốt yếu hơn là sự đổi mới cơ chế, phương thức cải

cách chính sách, chế độ thu nhập và đặc biệt là vai trò của người thầy.

pdf 10 trang yennguyen 4740
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của hợp tác quốc tế đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học Việt Nam - Bài học kinh nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của hợp tác quốc tế đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học Việt Nam - Bài học kinh nghiệm

Vai trò của hợp tác quốc tế đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học Việt Nam - Bài học kinh nghiệm
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Phước Hiền 
27 
VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC QUỐC TẾ ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NGUỒN 
NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
VIỆT NAM - BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
THE ROLE OF INTERNATIONAL COOPERATION 
ON HIGH-QUALIFIED HUMAN RESOURCE TRAINING IN VIETNAMESE 
UNIVERSITIES – VALUABLE EXPERIENCE LESSONS 
PHAN PHƯỚC HIỀN 
 PGS.TS. Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao Văn Lang, phanphuochien@vanlanguni.edu.vn 
Mã số: TCKH13-12-2019 
TÓM TẮT: Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, xây dựng các trường đại học Việt 
Nam theo chuẩn mực quốc tế nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành một 
chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, trong đó cần khẳng định vai trò rất trọng yếu 
không thể thiếu của hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, hợp tác quốc tế không có nghĩa là phải sao 
chép toàn bộ mô hình quản lý và chương trình đào tạo của nước ngoài mà phải xây dựng 
năng lực nội tại để có một hướng đi phù hợp cho trường mình và đất nước mình, trong đó 
vai trò của nhà quản lý đại học và học giả trong nước cần được trao những nhiệm vụ và 
quyền lực một cách hợp lý và công bằng hơn. Những giải pháp này không chỉ giới hạn 
trong vấn đề nguồn lực tài chính, mà cốt yếu hơn là sự đổi mới cơ chế, phương thức cải 
cách chính sách, chế độ thu nhập và đặc biệt là vai trò của người thầy. 
Từ khóa: hợp tác quốc tế; nguồn nhân lực chất lượng cao; cải cách chính sách; bài học 
kinh nghiệm đắt giá. 
ABSTRACT: In the context of exchange and integration with regards to our country 
presently, building Vietnamese universities according to international standards of our 
Communist Party and Government, it is necessary to determine the essential and 
indispensable role of international cooperation. However, international cooperation does 
not mean to copy or import entire management models and foreign training programs, it is 
to build the internal capabilities in order to have a suitable path for the country and the 
university in which the role of domestic universities administrators and academics should 
be given a fairer and more equitable task and power. These solutions are not limited only 
to financial resources, but more importantly, institutional innovation, policy reform, 
income regimes and especially the role of the teacher. 
Key words: international cooperation; high quality manpower; policy reform; expensive 
experience lessons. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 13, Tháng 01 - 2019 
28 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong hơn 10 năm qua, hệ thống đại 
học Việt Nam đã có một bước phát triển 
mạnh về số lượng các trường, số lượng sinh 
viên, sự đa dạng hóa các loại hình đào tạo, 
các chương trình liên kết hợp tác, mở rộng 
các chuyên ngành đào tạo nhằm đáp ứng 
nhu cầu xã hội. Sự phát triển quá nhanh đó 
đã dẫn đến sự yếu kém về chất lượng do 
thiếu giảng viên, thiếu cơ sở vật chất, 
chương trình đào tạo chậm đổi mới, hợp tác 
quốc tế rất hạn chế,... 
Bức tranh ảm đạm này dẫn đến sự 
bùng nổ làn sóng du học và những chương 
trình liên kết đào tạo với nước ngoài như là 
một giải pháp đáp ứng nhu cầu đào tạo chất 
lượng cao để tham gia thị trường lao động 
toàn cầu. Tuy nhiên, du học kéo theo vấn đề 
chảy máu ngoại tệ và chảy máu chất xám, 
giáo dục xuyên biên giới cũng đặt ra nhiều 
nguy cơ, vì các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục 
nước ngoài thường là các tổ chức hoạt động 
vì lợi nhuận sẽ không coi lợi ích cơ bản và lâu 
dài của quốc gia đối tác là ưu tiên của họ [6]. 
Từ đó, khiến chúng ta phải suy nghĩ 
đến sự cần thiết phải xây dựng những 
trường đại học Việt Nam có chất lượng cao 
theo chuẩn mực quốc tế. Để đạt được mục 
tiêu đó, phải chăng hợp tác quốc tế phải 
luôn có một vai trò cốt yếu và không thể 
thiếu? Bài viết này mong muốn đề cập 
những khả năng, cơ hội hợp tác quốc tế và 
những bài học kinh nghiệm đắt giá trên thế 
giới cũng như trong nước về vai trò của 
hợp tác quốc tế trong xây dựng những 
trường đại học đạt chuẩn mực quốc tế 
nhằm đào tạo được nguồn nhân lực chất 
lượng cao không chỉ phục vụ cho nhu cầu 
trong nước mà cho toàn cầu. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Vấn đề hợp tác quốc tế và quốc tế 
hóa các trường đại học 
Cách đây không lâu, một nhóm nghiên 
cứu đã đề cập đến nhu cầu và xu hướng 
quốc tế hóa của các trường đại học trên 
phạm vi toàn cầu. Theo đó, các trường đại 
học cần chuẩn bị cho sinh viên của mình trở 
thành những thành viên tích cực trong một 
thế giới mà biên giới quốc gia ngày càng trở 
thành không còn rõ rệt [9]. Nhu cầu duy trì 
năng lực cạnh tranh trên thế giới đòi hỏi 
các trường đại học phải tạo ra nguồn nhân 
lực có năng lực toàn cầu và có khả năng 
nghiên cứu ở đỉnh cao. Mỗi trường đều có 
trách nhiệm đảm bảo cho sinh viên của mình 
được chuẩn bị đầy đủ cho những thử thách 
của thế kỷ XXI và hiệu quả của việc đó là 
một phép thử đối với chất lượng đào tạo của 
các trường đại học ngay từ bây giờ [5]. 
Có nhiều nguyên nhân cả bên trong lẫn 
bên ngoài đang và sẽ thúc đẩy mạnh mẽ 
tiến trình quốc tế hóa các trường đại học. 
Đã có khá nhiều minh chứng rất thuyết 
phục cho thấy, các trường đại học được 
quốc tế hóa hoạt động tốt hơn nhiều trong 
cả đào tạo lẫn nghiên cứu khoa học. Điều 
này đã được thể hiện qua việc đào tạo được 
những sinh viên có kiến thức và năng lực đạt 
được những chuẩn mực quốc tế; duy trì năng 
lực cạnh tranh; đẩy mạnh phát triển tri thức 
trong những vấn đề liên quốc gia; nghiên 
cứu những vấn đề đang đặt ra cho quốc gia 
và quốc tế; hoạt động vì tiến bộ xã hội; đánh 
giá cao sự đa dạng văn hóa và dân tộc của 
một quốc gia qua đó duy trì ổn định an ninh 
quốc tế và những quan hệ hòa bình [12]. 
Như vậy, quy trình thẩm định, đánh giá 
chất lượng đào tạo hiện nay ở Việt Nam chỉ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Phước Hiền 
29 
là bước đi đầu tiên tham khảo để từng bước 
áp dụng nghiêm túc các tiêu chí chất lượng 
quốc tế đồng thời tiến hành các chương 
trình liên kết đào tạo và các dự án nghiên 
cứu với các trường đại học và viện nghiên 
cứu đẳng cấp quốc tế trong khu vực và trên 
toàn thế giới. 
2.2. Phải xây dựng những trường đại học 
đạt chuẩn quốc tế bằng các hoạt động hợp 
tác quốc tế một cách nghiêm túc và tích cực 
Chúng ta thấy rằng, trong những năm 
qua, ở nhiều nước, nhất là các nước đang 
phát triển, hầu hết đều bị cuốn vào “cơn lốc 
tham vọng” xây dựng cho mình những 
trường đại học “đẳng cấp quốc tế” nhằm 
đào tạo ra những sinh viên “chất lượng 
quốc tế” và “bằng cấp quốc tế” bằng nhiều 
chương trình như: Chương trình chất lượng 
cao, chương trình tiến tiến, chương trình 
liên kết. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn chưa 
đạt được thành công như mong đợi. Qua 
đó, người ta mới nhận ra rằng: “Muốn có 
những trường đại học đẳng cấp quốc tế thì 
phải bắt đầu từ những trường được xây 
dựng theo chuẩn mực quốc tế” [10]. Những 
trường đại học tốt nhất thế giới là những 
biểu hiện cao nhất của các chuẩn mực ấy. 
Thành công và thất bại của các nước đang 
phát triển trong việc xây dựng trường đại học 
“đẳng cấp quốc tế” luôn hướng theo hoặc đi 
ngược lại những chuẩn mực này, như trường 
hợp của Đức, Ấn Độ, Trung Quốc [12]. 
2.2.1. Quản trị đại học 
Sự tự chủ về quản lý (Autonomy) gắn 
với chế độ giải trình trách nhiệm 
(Accountability), sự minh bạch 
(Transparency) và hệ thống kiểm định chất 
lượng (Accreditation System); đồng quản 
trị (Shared Governance), tự chủ về học 
thuật (Academic Freedom), cơ chế chọn lọc 
và thăng tiến dựa trên tài năng (Merit-based 
Personel Policies) [9]. 
2.2.2. Nguồn lực con người 
Một trường đại học được quốc tế công 
nhận về chất lượng chắc chắn trong đó phải 
có những con người được cộng đồng học 
thuật quốc tế công nhận về tài năng và 
phẩm chất. Đó là những con người có tài 
năng và phẩm chất vượt trội, sẽ làm nên uy 
tín, thanh danh của nhà trường, đồng thời là 
nguồn lực tối quan trọng mới có thể đào tạo 
nên những con người có tài năng và phẩm 
chất vượt trội khác. Chính họ là những nhà 
quản lý xuất sắc và những nhà khoa học ưu 
tú, là nhân tố chủ yếu quyết định thành 
công cho nhà trường. Đội ngũ giảng viên 
xuất sắc sẽ thu hút những sinh viên xuất sắc 
đến học [1]: “Không có thầy giỏi thì không 
thể có trò giỏi” Đây là bài học dẫn đến sự 
thành công của nền giáo dục Phần Lan mà 
ngành giáo dục Việt Nam cần sớm nhanh 
chóng áp dụng. Một trong những giải pháp 
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Phần 
Lan là “Quy trình xét tuyển giáo viên gắt 
gao”. Vào mỗi đợt tuyển dụng giáo viên tại 
Phần Lan hằng năm, chỉ có 10% ứng viên 
đứng ở top đầu mới được duyệt để trở 
thành giáo viên chính thức. Điều đó có 
nghĩa là để trở thành giáo viên ở Phần Lan 
không hề dễ. Vì thế, công việc sư phạm tại 
Phần Lan luôn được mọi người kính trọng 
và có vị trí cao trong xã hội không khác gì 
nghề bác sĩ hay luật sư [7]. 
2.2.3. Cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính 
Một trường đại học được xây dựng 
theo những chuẩn mực quốc tế phải bao 
gồm cả những chuẩn mực về cơ sở vật chất 
bao gồm thư viện, phòng thí nghiệm, trang 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 13, Tháng 01 - 2019 
30 
thiết bị nghiên cứu và những phương tiện 
phục vụ cho hoạt động giảng dạy đào tạo, 
và một loạt hạ tầng cơ sở là nơi vui chơi 
thư giãn cho cả giảng viên và sinh viên. 
Đối với các trường đại học theo hướng ứng 
dụng hoặc thực hành, việc đầu tư này càng 
phải tập trung nhiều hơn, điển hình là Đại học 
Kỹ thuật Munchen (Technische Universität 
München), Đại học Quản lý Ứng dụng Munchen 
(University of Applied Management Munchen), 
hay Đại học Khoa học Ứng dụng Bremen 
(University of Applied Sciences) của Đức; 
Viện Bách khoa Quốc gia Toulouse (National 
Polytechnique Institute of Toulouse), Viện 
Bách khoa Quốc gia Lorraine (National 
Polytechnique Institute of Lorraine, Viện 
Bách khoa Quốc gia Grenoble (National 
Polytechnique Institute of Grenoble) Cộng 
hòa Pháp (tác giả bài viết này đã từng học tập 
ở cả hai Viện Bách khoa quốc gia này). Ở 
Việt Nam, Trường Đại học Bách khoa Hà 
Nội, Trường Đại học Bách khoa Thành phố 
Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm 
Thành phố Hồ Chí Minh, các Trường Đại 
học Y Dược ở Hà Nội và Thành phố Hồ 
Chí Minh,... Bên cạnh đó, một số trường đại 
học ngoài công lập ở Việt Nam hiện nay 
cũng bắt đầu xây dựng và phát triển nhanh 
theo hướng này và đã đạt được thành công 
bước đầu đáng khích lệ, tốc độ phát triển 
nhanh và ngày càng được xã hội tín nhiệm. 
2.3. Một số bài học của thế giới về vai trò 
của hợp tác quốc tế trong xây dựng đại 
học chuẩn mực quốc tế và đào tạo nguồn 
nhân lực chất lượng cao 
2.3.1. Những nhân tố quyết định thành công 
và những bài học kinh nghiệm 
Trong xây dựng trường đại học theo 
chuẩn mực quốc tế, theo Jamil Salmi 
(2008) [11], ba nhân tố quan trọng có vai 
trò quyết định thành công trong xây dựng 
trường đại học theo chuẩn mực quốc tế là: 
Thứ nhất, nguồn lực con người là yếu tố 
quan trọng bậc nhất có tầm chi phối tích cực 
nhất cho sự thành công hay thất bại mà Jamil 
Salmi (2008) [11] đã nói rằng, phải tập trung 
tài năng (Concentration of Talent); 
Thứ hai, nguồn lực tài chính phải dồi 
dào. Trong thực tế không phải bất kỳ 
trường nào có kinh phí dồi dào cũng dẫn 
đến thành công nếu không có con người tài 
năng biết cách quản lý sử dụng nó; 
Thứ ba, cơ chế quản trị phù hợp chính là 
cơ chế tổ chức hoạt động. Nếu cơ chế tổ chức 
hoạt động không phù hợp thì cho dù có 
nguồn lực tài năng, tài chính dồi dào hiệu quả 
sau cùng vẫn không những không đạt được 
mà còn có thể đi đến phản tác dụng. 
Rõ ràng ba nhân tố: con người, tài 
chính và cơ chế tổ chức hoạt động phải 
luôn đồng hành và phù hợp với nhau vì 
chúng gắn bó mật thiết trong suốt con 
đường dẫn đến sự thành công hay thất bại, 
và vì chúng luôn có tương tác rất tích cực 
hoặc tiêu cực lẫn nhau. Có nghĩa là chúng 
có thể tác dụng dương (Positive Effect) bù 
đắp hoặc tác dụng âm (Negative Effect) 
dẫn đến triệt tiêu lẫn nhau. Trong toàn cảnh 
đó, hợp tác quốc tế sẽ đóng vai trò như thế 
nào đối với mỗi nhân tố ấy? Cần thời gian 
bao lâu để một trường đại học mới thành 
lập có thể đạt “đẳng cấp quốc tế”? Câu trả 
lời là: Tất cả phụ thuộc vào cách làm, đó là: 
Về nguồn lực con người - Bài học kinh 
nghiệm của Trung Quốc 
Đó là bài học nhanh chóng rút ngắn 
khoảng cách với những trường đại học 
hàng đầu trên thế giới. Trung Quốc đã sớm 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Phước Hiền 
31 
nhận thức rằng, con người có một vai trò to 
lớn trong đào tạo nguồn nhân lực nên họ đã 
mạnh dạn đầu tư những khoản tiền rất lớn 
để mua chất xám. Chính sách của họ là 
tuyển dụng nhân sự trên phạm vi toàn cầu 
và tăng cường quốc tế hóa, họ không có đủ 
sức mạnh tài chính để lôi cuốn những giáo 
sư đẳng cấp quốc tế với số lượng đủ lớn để 
đảm bảo cho hoạt động của một trường, 
thay vào đó, họ có chủ trương rất rõ ràng 
nhằm thu hút trí thức Hoa kiều và những 
người Trung Quốc được đào tạo từ các 
nước phương Tây. Trung Quốc đã đạt được 
những thành công rất đáng nể. Cụ thể là 
trong khoảng từ năm 2000 đến 2005, số 
lượng công bố công trình khoa học của các 
trường đại học nghiên cứu hàng đầu trong 
danh mục SCI đã tăng gấp đôi. Đại học 
Thanh Hoa đã có khoảng 2.700 bài báo 
được liệt kê trong danh mục SCI năm 2003, 
gần bằng con số của các trường hàng đầu 
thuộc top 50 của thế giới. Số giảng viên có 
bằng tiến sĩ đã đạt đến 50% ở các trường 
đại học nghiên cứu hàng đầu của Trung 
Quốc tính đến năm 2005 và đã đạt đến 75% 
năm 2010. Những trường này cam kết nâng 
cao số giảng viên có bằng tiến sĩ từ các 
trường đại học đẳng cấp quốc tế. Các nhà 
quản lý của Đại học Bắc Kinh ước lượng 
khoảng 40% cán bộ giảng dạy của họ được 
đào tạo ở nước ngoài, chủ yếu là ở Mỹ [5]. 
Về nguồn lực tài chính 
Đối với các nước đang phát triển trong 
hàng chục năm qua, quá trình xây dựng 
những trường đại học đỉnh cao chủ yếu dựa 
vào nguồn lực tài chính của mình, hoặc vốn 
vay. Việt Nam cũng không là ngoại lệ, 400 
triệu USD để xây dựng 4 trường đại học 
được kỳ vọng đạt chuẩn quốc tế là khoản 
vay của Ngân hàng Phát triển Á Châu ADB. 
Tuy hợp tác giữa các quốc gia về trao đổi 
văn hóa giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng, 
song có lẽ không nên mong đợi sự “cho 
không” nào cả nếu muốn bảo vệ tính chính 
trực [3] của nền học thuật quốc gia nhằm 
phục vụ lợi ích lâu dài cho đất nước mình. 
 Về cơ chế tổ chức hoạt động - Bài học 
kinh nghiệm hợp tác quốc tế với Mỹ của 
Đức và Ấn Độ. 
Đối với đặc thù của Việt Nam, cơ chế 
tổ chức hoạt động là nhân tố cốt yếu nhất và 
khó khăn nhất trong 3 nhân tố trên. Cốt yếu 
nhất vì nó đóng vai trò liên kết nguồn lực 
con người và nguồn lực tài chính, nó có thể 
nhân lên hoặc triệt tiêu sức mạnh của cả hai. 
Khó khăn nhất vì nó liên quan đến nền tảng 
văn hóa, hệ thống chính trị, sự chi phối của 
các nhóm lợi ích. Vì vậy, hơn bất cứ nơi 
nào khác, đây là “điểm yếu nhất” cần quyết 
tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý cả vĩ mô 
và vi mô, bởi nếu không sớm thay đổi tích 
cực nhân tố trọng yếu này, mọi nỗ lực khác 
đều sẽ dẫn đến kết quả ngược lại. 
Bài học đề cập trên đây về thành công 
của Trung Quốc đối với vai trò của c ...  - 2019 
32 
thức của giới quản lý đại học và nâng cao 
chất lượng giảng viên, tạo ra nhu cầu và 
điều kiện cho những cải cách có thể thực 
hiện từng bước. 
Đối với những trường mới được thành 
lập, rất cần tiến hành ngay hợp tác quốc tế 
với những trường đại học nước ngoài đã có 
uy tín và kinh nghiệm lâu đời, giúp xây 
dựng ngay từ đầu một thiết chế vận hành 
với cơ chế quản trị, chương trình đào tạo và 
hệ thống nhân sự nhằm bảo đảm chất lượng 
và duy trì năng lực cạnh tranh như đã được 
thực hiện trong trường hợp Đại học Quốc tế 
Bremen (Intenational University Bremen, 
Đức), thành lập năm 1999. Để có Đại học 
Quốc tế Bremen như ngày hôm nay, nhà 
nước Đức đầu tư 300 triệu USD với sự hợp 
tác toàn diện mọi mặt của Đại học Rice, 
Hoa Kỳ. Tuy mới chính thức tuyển sinh từ 
năm 2001, nhưng chỉ sau 5 năm, số sinh 
viên của trường đã tăng gấp bảy lần, đạt 
con số 930 sinh viên trong đó có 325 sinh 
viên sau đại học. Điều đặc biệt là sinh viên 
của trường, dù số lượng ít nhưng lại đến từ 
85 quốc gia khác nhau. Và 30% sự tăng 
trưởng về số lượng sinh viên của trường là 
các sinh viên ưu tú của Đức, các nước châu 
Âu và Mỹ. Dù còn rất mới, Đại học Quốc 
tế Bremen đã nhanh chóng khẳng định 
được “đẳng cấp quốc tế” của mình qua các 
thành tích học tập và nghiên cứu trong hơn 
17 năm qua. 
Hiện nay, Đại học Quốc tế Bremen 
được công nhận là trường hàng đầu theo 
các tiêu chí đánh giá chất lượng sinh viên: 
sinh viên tốt nghiệp với chất lượng cao, 
chuyên môn sâu rộng, có năng lực sáng tạo, 
đổi mới và có tầm ảnh hưởng. Bên cạnh đó, 
với mục tiêu trở thành một trường đại học 
nghiên cứu hàng đầu châu Âu, trường đã 
khẳng định mình trong hàng ngũ những 
trường đại học nghiên cứu với thành tích 12 
bằng sáng chế quốc tế trong giai đoạn 
thành lập và chỉ sau 5 năm thành lập, 
trường đã có tên trên danh sách 500 trường 
hàng đầu thế giới của cả hai bảng xếp hạng 
SJTU và THES. 
Một bài học kinh nghiệm thành công 
khác tương tự trong việc hợp tác xây dựng 
thiết chế vận hành ngay từ đầu là sự hợp 
tác của MIT - Hoa Kỳ (Massachussettes 
Institute of Technology) và Viện Khoa học 
Công nghệ Kanpur, Ấn Độ. Sự hợp tác này 
xuất phát từ thời tổng thống Kennedy, 
nhằm đáp ứng đề nghị hỗ trợ đào tạo kỹ 
thuật của thủ tướng Nehru năm 1959. Viện 
Khoa học Công nghệ Kanpur hiện nay một 
trong những trường uy tín nhất của Ấn Độ. 
Thành công có được trước hết là nhờ quyết 
tâm rất cao của nhà nước Ấn Độ, thể hiện 
qua việc ủng hộ sự chủ động của nhà 
trường bằng cách đem lại cho họ một phạm 
vi quyền hạn rất rộng so với những quy 
định và chính sách đương thời. Sau đó là 
nhờ sự hợp tác đã đi đúng hướng, thay vì 
“bê” nguyên cả mô hình quản trị và bộ máy 
nhân sự của Hoa Kỳ đặt lên đất Ấn Độ, 
chương trình hợp tác này đã đặt trọng tâm 
vào việc xây dựng năng lực nội tại cho 
trường đối tác. Họ cùng làm việc một cách 
gắn bó trong quá trình xây dựng chương 
trình và tuyển dụng nhân sự. Hai bên đều 
hiểu rằng đây phải là một trường đại học 
của Ấn Độ chứ không phải một chi nhánh 
của các trường nước ngoài tại Ấn Độ [10]. 
Người sáng lập Viện Khoa học Công nghệ 
Kanpur đã nói, “Điều phân biệt một trường 
hàng đầu với những trường khác chính là 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Phước Hiền 
33 
cái môi trường làm việc của nó. Có những 
thứ không thể mang vào từ bên ngoài mà 
phải được xây dựng và duy trì bằng chính 
nỗ lực và sự tự ý thức của nhà trường” [4]. 
2.3.2. Các hình thức hợp tác quốc tế 
Từ khi có chính sách mở cửa, nhất là 
trong hơn 10 năm trở lại đây, các hình thức 
hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học ở 
Việt Nam đang ngày càng nở rộ, trong đó 
có cả những nhân tố tích cực lẫn tiêu cực 
cần được nhận thức đầy đủ. Qua đó, thấy 
rằng có nhiều hình thức hợp tác quốc tế 
khác nhau trong đào tạo đại học nhằm phục 
vụ những mục đích khác nhau bao gồm: 
Hợp tác quốc tế trong đào tạo đại học 
nhằm cung ứng dịch vụ giáo dục 
Dưới hình thức “du học tại chỗ”, 
những chương trình liên kết 2+2, 3+1 cùng 
những khóa đào tạo ngắn hạn với giảng 
viên người nước ngoài của các trường đại 
học Việt Nam với các đối tác quốc tế đang 
mang lại cho người học thêm nhiều cơ hội 
học tập những tri thức, kỹ năng mới và một 
bằng cấp “quốc tế” với chi phí thấp, chấp 
nhận được đối với người có thu nhập trung 
bình ở các nước đang phát triển. Một hình 
thức khác là 100% chương trình nước ngoài 
và bằng cấp nước ngoài, dạy tại Việt Nam, 
với kỳ vọng “chi phí nội, chất lượng 
ngoại”. Những hình thức hợp tác này, tuy 
có mang lại ít nhiều lợi ích cho người học, 
đa dạng hóa cơ hội học tập và giúp họ tiếp 
cận những tri thức hiện đại, bù đắp lỗ hổng 
về chất lượng đào tạo của các trường đại 
học trong nước, nhưng chủ yếu là những 
hoạt động vì lợi nhuận của các nhà cung 
cấp dịch vụ giáo dục và các đối tác của họ. 
Vì vậy, nội dung đào tạo chỉ là những 
ngành đang “ăn khách” như quản trị kinh 
doanh, ngoại ngữ, công nghệ thông tin. 
Những hình thức này tuy phần nào cải thiện 
hoạt động của trường đại học nhưng gần 
chưa đáp ứng theo những chuẩn mực quốc 
tế, không giúp phát triển năng lực nội tại 
của các trường, cũng không đáp ứng nhu 
cầu phát triển lâu dài của quốc gia. Bởi vì 
việc phát triển quốc gia không chỉ cần 
những ngành nghề “thời thượng” mà cần 
một lực lượng nghiên cứu các ngành mũi 
nhọn, cần những trí thức tài năng thực lực 
và có trách nhiệm với xã hội, nhưng rất tiếc 
đây không phải là mối quan tâm của các 
nhà cung ứng dịch vụ giáo dục lấy lợi 
nhuận kinh tế làm trọng tâm. 
Trao đổi học giả/sinh viên và giao lưu 
văn hóa, khoa học, hợp tác nghiên cứu 
Hình thức hợp tác quốc tế này đã diễn 
ra từ lâu trong lịch sử, nhưng với mức độ 
khác nhau tùy từng thời kỳ. Trong đó, có 
các chương trình tiếp nhận sinh viên nước 
ngoài đến học ngắn hạn để thực hiện một 
chuyên đề hoặc tiểu luận khoa học hoặc 
theo kiểu “học kỳ mùa hè”. Ngược lại, 
cũng đã bắt đầu có các chương trình cho 
sinh viên Việt Nam tham gia những hoạt 
động tương tự ở nước ngoài, vì đó là cơ hội 
để thực sự nâng cao trình độ chuyên môn, 
ngoại ngữ đồng thời gia tăng hiểu biết về 
những nền văn hóa khác, thúc đẩy tinh thần 
chung sống hòa bình giữa các quốc gia. 
Hợp tác nghiên cứu này là cách để chia sẻ 
và cập nhật tri thức của các nhà khoa học, 
cũng là cơ hội nâng cao năng lực nghiên 
cứu và tăng cường sức mạnh nội tại của 
nhà trường. Các chuyến đi tham quan thực tế 
dành cho giới quản lý đại học cũng trở thành 
khá phổ biến trong mấy năm gần đây, nhưng 
một khi cơ cấu tập quyền chưa thay đổi, thì 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 13, Tháng 01 - 2019 
34 
các nhà quản lý đại học cũng rất khó thực 
hiện được đổi mới gì đáng kể ở cấp trường. 
Hợp tác cấp nhà nước nhằm xây dựng 
những trường đại học hoàn toàn mới 
Hình thức này chưa phổ biến, cho đến 
nay mới có một trường hợp điển hình là 
Trường Đại học Việt Đức. Theo một thỏa 
thuận giữa hai nhà nước, Đại học Việt Đức 
đã được thành lập năm 2008 với kỳ vọng 
trở thành một trong bốn trường đại học Việt 
Nam “đạt chuẩn quốc tế” để phát triển 
nhanh việc đào tạo nhân lực có kỹ năng cao 
hội nhập quốc tế [6]. Với quy chế hoạt 
động cho phép một mức độ tự chủ và cơ 
chế quản trị thuận lợi, cùng với một nguồn 
vốn đầu tư ban đầu đáng kể, trường được 
tạo nhiều điều kiện ưu ái để hoạt động. Một 
năm sau khi thành lập, trường kết thúc năm 
học đầu tiên 2009 với vài chục sinh viên. 
Nhưng đến năm 2018, sau 10 năm, trường 
đã hợp tác với 9 trường đại học hàng đầu 
của Đức, triển khai 11 chương trình đào tạo 
(gồm 5 chương trình bậc đại học và 6 
chương trình bậc cao học). Gần 2.200 sinh 
viên, học viên của trường đã và đang được 
đào tạo theo chương trình tiên tiến của 
Đức, học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh và 
đào tạo thêm tiếng Đức. Đến nay đã có 674 
sinh viên, học viên của Trường Đại học 
Việt Đức tốt nghiệp được các đại học đối 
tác Đức cấp bằng, đạt tiêu chuẩn chất lượng 
đào tạo của Đức và châu Âu. Trên 95% 
sinh viên tốt nghiệp có việc làm với vị trí 
tốt, phù hợp ngành nghề đào tạo và được 
các cơ quan, doanh nghiệp đánh giá cao 
[8]. Như vậy, rõ ràng sự hình thành và phát 
triển của Đại học Việt Đức đã mở ra một 
hướng hợp tác mới hiệu quả cho phép 
chúng ta rất lạc quan khi nghĩ đến những 
đại học Việt Mỹ, Việt Pháp, hay Việt 
Nhật,... trong tương lai. 
2.4. Bài học kinh nghiệm đào tạo nguồn 
nhân lực chất lượng cao ở Đồng bằng 
sông Cửu Long - Đề án Mekong 1.000 - 
Hiệu quả và hạn chế 
2.4.1. Những hiệu quả bước đầu cần phát huy 
Tại hội thảo “Nguồn nhân lực cho phát 
triển Đồng bằng sông Cửu Long” tổ chức 
tại Cần Thơ ngày 5-11-2015, cho biết Đề 
án Mekong 1.000 đã đưa được 600 lượt 
ứng viên đi học nước ngoài tại 160 viện, 
trường thuộc 23 quốc gia trên thế giới như 
Anh, Úc, Nhật Bản, Đức, Bỉ, Mỹ, Hà Lan, 
Pháp, Na uy, trong đó, đã đào tạo xong 
400 ứng viên. Các ứng viên được đào tạo ở 
nhiều chuyên ngành khác nhau như kinh tế 
chiếm 21,7%; công nghệ sinh học và công 
nghệ thực phẩm chiếm 14,1%; nông nghiệp, 
thủy sản 13%; công nghệ thông tin, viễn 
thông 9,6%; giáo dục, luật 9,8%; xây dựng 
8,7%; môi trường 7,2%; y khoa và dược 3,3% 
và các chuyên ngành khác chiếm 12,5% trên 
tổng số ứng viên đã đưa đi đào tạo [2]. Kết 
quả cho thấy, chương trình Mekong 1.000 
bước đầu đã góp phần tích cực nâng chất 
lượng nguồn nhân lực, rất cần được sử 
dụng và phát huy hiệu quả cao hơn. 
2.4.2. Vẫn còn nhiều khó khăn 
Đối với Cần Thơ, chương trình đào tạo 
150 thạc sĩ và tiến sĩ, số ứng viên tham gia 
đề án quá ít (7 người); ứng viên theo học 
nghiên cứu sinh không nhiều (5 tiến sĩ) so 
với kế hoạch là 24 tiến sĩ; chưa gắn việc cử 
đi đào tạo với dự kiến phân công công việc 
cụ thể nên có phần bị động khi ứng viên tốt 
nghiệp về nước. Một số nhóm nghề (y tế và 
sức khỏe cộng đồng, công nghệ sinh học, 
công nghiệp vật liệu, công nghiệp hóa) có 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Phước Hiền 
35 
rất ít nguồn ứng viên. Ở tỉnh Cà Mau, số 
lượng ứng viên đăng ký tham gia xét tuyển 
còn ít hơn, rất hạn chế về trình độ ngoại ngữ 
và chuyên môn. Số sinh viên tốt nghiệp loại 
trung bình trở xuống chiếm trên 80% [2]. 
Đặc biệt, làm sao để “giữ chân” ứng viên 
sau khi tốt nghiệp gắn bó lâu dài với địa 
phương lại càng khó hơn. Do khi xây dựng 
kế hoạch đào tạo chưa có sự gắn kết chặt chẽ 
giữa đào tạo và sử dụng, các địa phương 
chưa tạo môi trường làm việc giúp các ứng 
viên phát huy năng lực của họ sau khi tốt 
nghiệp về nước. Thực tế này ảnh hưởng rất 
lớn đến hiệu quả của Đề án Mekong 1.000. 
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
Tóm lại, trong xu thế hội nhập toàn cầu 
hiện nay, xây dựng các trường đại học Việt 
Nam theo chuẩn mực quốc tế để có những 
trường đại học đẳng cấp quốc tế trong 
tương lai nhằm tạo ra được nguồn nhân lực 
chất lượng cao phải được trở thành một chủ 
trương lớn của Đảng và Nhà nước, trong đó 
cần khẳng định vai trò rất trọng yếu không 
thể thiếu của hợp tác quốc tế. Kinh nghiệm 
các nước cho thấy, việc xây dựng năng lực 
nội tại của một đất nước thông qua hợp tác 
quốc tế là một hướng đi đúng, nhưng không 
phải là sao chép hay nhập khẩu toàn bộ mô 
hình quản lý và chương trình đào tạo của 
nước ngoài mà một số cơ sở đào tạo ở Việt 
Nam đã và đang có dự định thực hiện. 
Mặc dù sự tham gia của các đối tác 
nước ngoài là rất cần thiết để nâng cao 
năng lực nghiên cứu và đào tạo cũng như 
xây dựng một cơ chế vận hành hợp lý cho 
một trường đại học theo chuẩn mực quốc 
tế, nhưng chúng ta cần nhấn mạnh vai trò 
quyết định của những nỗ lực tự thân của 
chính đất nước mình, trong đó vai trò của 
nhà quản lý đại học và học giả trong nước 
cần được trao những nhiệm vụ và quyền 
lực một cách hợp lý và công bằng hơn. 
Những nỗ lực này không chỉ giới hạn 
trong vấn đề nguồn lực tài chính, mà quan 
trọng hơn là sự đổi mới cơ chế và chính 
sách. Mục tiêu xây dựng các trường đại học 
Việt Nam đạt chuẩn mực quốc tế nhằm tạo 
ra được nguồn nhân lực chất lượng cao 
không thể không xuất phát từ những quyết 
định đúng đắn và giải pháp tổ chức thực 
hiện phù hợp, trong đó bước đi đầu tiên nếu 
được đặt đúng chỗ thì chắc chắn phải có 
ngày đến đích. 
Theo chiều hướng đó, chúng ta cần 
sớm áp dụng những bài học kinh nghiệm 
thành công của các nước trên thế giới trong 
đó điển hình là từ Trung Quốc, Đức, Mỹ, 
Ấn Độ, Phần Lan; song song đó là sớm 
tổng kết đánh giá khách quan, khoa học để 
nhân rộng và rút ra những bài học kinh 
nghiệm, kịp thời một số mô hình đại học 
hợp tác quốc tế hiệu quả trong nước như 
Đại học Việt Đức, Việt Nhật, Đại học Quốc 
gia Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và 
Đồng bằng sông Cửu Long. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 13, Tháng 01 - 2019 
36 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ngô Bảo Châu, Ngô Quang Hưng (2014), Xây dựng đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu 
khoa học ở các trường đại học Việt Nam, Tham luận của GS Ngô Bảo Châu (Đại học 
Chicago), Ngô Quang Hưng (Đại học bang New York, Buffalo) tại phần Quản trị Đại học 
(Governance) của hội thảo Cải cách giáo dục đại học VED 2014. 
[2] Lê Việt Dũng (2015), Báo cáo khoa học tổng kết Chương trình Mekong 1000, Hội thảo 
tổng kết Chương trình Mekong 1000, Cần Thơ, ngày 05-11. 
[3] Phạm Thị Ly (2008), Xây dựng một hệ thống quản trị đại học hiệu quả - Kinh nghiệm 
của Hoa Kỳ và khả năng vận dụng tại Việt Nam, Báo cáo tại Hội thảo Giáo dục Quốc tế và 
So sánh Lần thứ 53 tại Carolina, Hoa Kỳ, ngày 22-26 tháng 3 năm 2009. 
[4] Phạm Thị Ly (2009), Ấn Độ - Từ bán lẻ tri thức tiến lên Đại học đẳng cấp quốc tế, 
Niên giám khoa học 2009, Viện Nghiên cứu Giáo dục. 
[5] Phạm Thị Ly (2009), Con đường xây dựng Đại học đẳng cấp quốc tế của Trung Quốc, 
Tia Sáng 17-3. 
[6] Nguyễn Thiện Nhân (2007), Phát triển nhanh việc đào tạo nhân lực có kỹ năng: những 
sáng kiến của Việt Nam, Báo cáo tại Hội thảo Quốc tế “Toàn cầu hóa trong Giáo dục: Thử 
thách, cơ hội, và ý nghĩa đối với Việt Nam và các nước trong vùng”, SEAMEO, ngày 14-8. 
[7] Đặng Trang (2018), 7 lý do vì sao hệ thống giáo dục Phần Lan thành công nhất thế 
giới, https://baomoi.com/7-ly-do-vi-sao-he-thong-giao-duc-phan-lan-thanh-cong-nhat-the-
gioi/c/24497266.epi, truy cập ngày: 03-01-18. 
[8] Nguyễn Văn Việt (TTXVN) (2018), Tổng kết 10 năm thành lập Trường Đại học Việt 
Đức, https://baotintuc.vn/giao-duc/le-ky-niem-10-nam-thanh-lap-truong-dai-hoc-viet-duc-
20180908160732419.htm. 
[9] Briller, Ly Pham (2008), Quốc tế hóa hay không quốc tế hóa? Một bước đi quan trọng 
cho các trường đại học Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo GDSS Lần thứ hai năm 2008, Thành 
phố Hồ Chí Minh. 
[10] E.C. Subbarao (2008), An Eye for Excellence: Fifty Innovative Years of IIT Kanpur 
(New Dehli), Harper Collins. 
[11] Jamil Salmi (2008), Những thách thức trong việc xây dựng trường Đại học đẳng cấp 
quốc tế, Phạm Thị Ly dịch, Bản tin Thông tin Giáo dục Quốc tế số 3-2009. 
[12] Knight, J. (1997), A Shared Vision Stakeholders’Perspectives on the 
Internationalization of Higher Education in Canada, Journal of Studies in International 
Education 1(1). 
Ngày nhận bài: 16-8-2018. Ngày biên tập xong: 15-12-2018. Duyệt đăng: 21-01-2019

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_hop_tac_quoc_te_doi_voi_dao_tao_nguon_nhan_luc_c.pdf