Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue ở Tây Nguyên (2005-2014)

TÓM TẮT

Mục tiêu: mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết dengue (SXHD) tại 4 tỉnh

Tây Nguyên trong giai đoạn 10 năm (2005 - 2014). Phương pháp: mô tả cắt ngang, hồi cứu số

liệu của Dự án Phòng chống SXHD khu vực Tây Nguyên. Kết quả: từ 2005 - 2014, năm nào

cũng ghi nhận bệnh nhân SXHD. Tỷ lệ mắc trung bình giai đoạn 10 năm của 4 tỉnh là

74,18/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc: 0,04. Bệnh xuất hiện ở tất cả các tháng trong năm, những

tháng đầu năm có số ca mắc thấp, tăng cao dần vào những tháng mùa mưa và đạt đỉnh vào

tháng 7, tháng 8. Kết luận: trong giai đoạn 2009 - 2014, các ca bệnh chủ yếu > 15 tuổi

(81,46%). Có sự lưu hành của cả 4 týp virut, týp 1 và 2 có xu hướng trội hơn. Muỗi Aedes

aegypti có mặt ở tất cả các huyện, thị của 4 tỉnh, xuất hiện quanh năm và phát triển mạnh vào

mùa mưa.

pdf 8 trang yennguyen 8940
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue ở Tây Nguyên (2005-2014)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue ở Tây Nguyên (2005-2014)

Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue ở Tây Nguyên (2005-2014)
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016 
122
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE 
 Ở TÂY NGUYÊN (2005 - 2014) 
 Ngô Thị Hải Vân*; Đặng Tuấn Đạt**; Lê Văn Bào*** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết dengue (SXHD) tại 4 tỉnh 
Tây Nguyên trong giai đoạn 10 năm (2005 - 2014). Phương pháp: mô tả cắt ngang, hồi cứu số 
liệu của Dự án Phòng chống SXHD khu vực Tây Nguyên. Kết quả: từ 2005 - 2014, năm nào 
cũng ghi nhận bệnh nhân SXHD. Tỷ lệ mắc trung bình giai đoạn 10 năm của 4 tỉnh là 
74,18/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc: 0,04. Bệnh xuất hiện ở tất cả các tháng trong năm, những 
tháng đầu năm có số ca mắc thấp, tăng cao dần vào những tháng mùa mưa và đạt đỉnh vào 
tháng 7, tháng 8. Kết luận: trong giai đoạn 2009 - 2014, các ca bệnh chủ yếu > 15 tuổi 
(81,46%). Có sự lưu hành của cả 4 týp virut, týp 1 và 2 có xu hướng trội hơn. Muỗi Aedes 
aegypti có mặt ở tất cả các huyện, thị của 4 tỉnh, xuất hiện quanh năm và phát triển mạnh vào 
mùa mưa. 
* Từ khóa: Bệnh sốt xuất huyết dengue; Aedes aegypti; Tây Nguyên. 
Epidemiology of Dengue Hemorrhagic Fever in Central Highlands 
(2005 - 2014) 
Summary 
Objectives: To describe the epidemiological features of dengue hemorrhagic fever in the 
Central Highlands from 2005 - 2014. Method: Epidemiological approach and cross-descriptive 
data collection were conducted. Results: In the decade, the incidence of dengue fever in the 4 
provinces averaged 74.18/100,000 people, leading to the mortality rate of 0.04. The disease 
breaks out in all months. The incidence was low in the first half of the year, increasing gradually 
in rainy months and peaked in July and August. Conclusion: From 2009 - 2014, patients were 
mostly in the above 15 years old, accouting for 81.46%. There were 4 serotypes circulating 
virus, but mostly dengue type 1 and 2. Aedes aegypti mosquitoes were reported in the all 
districts of the 4 provinces and every month of the year. However, they spread more quickly in 
the rainy season. 
* Key words: Dengue hemorrhagic fever; Aedes aegypti; Highlands. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tại Việt Nam, dịch bệnh SXHD được 
ghi nhận ở cả bốn khu vực, theo ước tính 
có khoảng 70 triệu người nằm trong 
vùng có dịch SXHD lưu hành và có nguy 
cơ mắc bệnh. Ở khu vực Tây Nguyên,
* Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên 
** Trường Đại học Buôn Ma Thuột 
*** Học viện Quân y 
Người phản hồi (Corresponding): Ngô Thị Hải Vân (ngovan57@gmail.com) 
Ngày nhận bài: 30/07/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/09/2016 
 Ngày bài báo được đăng: 28/09/2016 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016 
123
từ năm 1983 - 1988, tại 3 tỉnh: Đắk Lắk, 
Gia Lai và Kon Tum, các năm có dịch 
SXHD lớn là 1983, 1987, 1998 với số 
mắc từ 94,55 - 129,67/100.000 dân, số 
chết từ 0,89 - 1,34/100.000 dân [1]. 
Từ 1989 - 2004, bệnh xảy ra hàng năm 
và những năm có dịch lớn là: 1991, 1995, 
1997, 1998, 2004. Dịch không có chu kỳ 
rõ rệt, lớn nhất năm 1998, xảy ra tại cả 
3 tỉnh Tây Nguyên, với số mắc 
553,38/100.000 dân, số chết 
0,38/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc là 0,07. 
So với năm 1997, số mắc/100.000 dân 
tăng gấp 8 lần, chết/100.000 dân tăng 
4,75 lần [2, 3]. Trong những năm gần 
đây, SXHD ở khu vực này có xu hướng 
lan rộng và diễn biến phức tạp. Báo cáo 
này nhằm: Phân tích số liệu SXHD trong 
giai đoạn 10 năm từ 2005 đến 2014 của 
4 tỉnh Tây Nguyên để xác định một số đặc 
điểm dịch tễ học SXHD, góp phần làm 
cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, biện 
pháp phòng, chống hiệu quả bệnh dịch 
này. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng nghiên cứu. 
 Thông tin về bệnh nhân mắc SXHD, 
virut dengue, vector từ hệ thống báo cáo, 
thống kê, giám sát của Dự án Phòng 
chống SXHD khu vực Tây Nguyên (giai 
đoạn 2005 - 2014). 
* Địa điểm nghiên cứu: tỉnh Kon Tum, 
Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông. 
* Thời gian: năm 2014. 
2. Phương pháp nghiên cứu. 
 Phân tích số liệu thứ cấp (mô tả hồi 
cứu). 
* Nội dung và chỉ số nghiên cứu: 
 Tình hình SXHD tại Tây Nguyên trong 
10 năm (2005 - 2014): số lượng mắc, 
chết theo tháng, theo tuổi, thể lâm sàng, 
theo huyện/thành phố; kết quả xét nghiệm 
huyết thanh, phân lập virut dengue và 
phân bố của muỗi Aedes aegypti tại Tây 
Nguyên (chỉ số DI, BI). 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 
1. Phân bố SXHD tại Tây Nguyên giai đoạn 2005 - 2014. 
Bảng 1: Tỷ lệ mắc SXHD/100.000 dân và tỷ lệ C/M của 4 tỉnh Tây Nguyên (2005 - 2014). 
Địa phương 
Năm 
Kon Tum Gia Lai Đắk Lắk Đắk Nông Trung bình của 4 tỉnh 
(1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) 
2005 0,00 00 14,25 00 17,91 00 16,39 00 14,64 0,00 
2006 0,50 00 43,46 00 7,63 00 27,07 00 20,90 0,00 
2007 96,05 00 53,34 00 9,19 00 45,98 00 37,31 0,00 
2008 8,32 00 36,95 00 24,31 0,24 18,91 1,14 26,06 0,19 
2009 25,24 00 26,31 0,29 44,42 00 52,75 00 37,47 0,06 
2010 233,2 00 273,90 0,05 367,25 0,04 434,02 00 330,66 0,03 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016 
124
2011 4,65 00 7,41 00 12,70 00 26,64 00 11,87 0,00 
2012 4,75 00 49,46 0,30 50,09 00 56,87 00 45,70 0,10 
2013 82,83 00 133,39 0,11 272,50 00 111,33 00 184,81 0,02 
2014 20,45 00 15,89 00 19,96 00 23,52 00 19,17 0,00 
Trung bình 10 năm 48,27 0,0 65,96 0,08 83,90 0,02 84,30 0,02 74,18 0,04 
(Ghi chú: (1) Tỷ lệ mắc/100.000 dân; (2) C/M: Tỷ lệ % chết/mắc) 
Trong thời gian từ 2005 - 2014, năm 
nào cũng ghi nhận bệnh nhân SXHD ở 
địa bàn 4 tỉnh Tây Nguyên. Tỷ lệ mắc 
trung bình trong giai đoạn này là 
74,18/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc: 
0,04%. Riêng năm 2010 và 2013, đã có 
dịch lớn xảy ra với số mắc/100.000 dân 
rất cao (2010: 330,66/100.000 dân; 2013: 
184,81/100.000 dân). 
Trong khoảng 30 năm (1983 - 2014), 
tại khu vực Tây Nguyên luôn ghi nhận có 
bệnh nhân SXHD. Một số năm có dịch 
lớn với tỷ lệ mắc/100.000 dân cao: 1983 
(111,59/100.000); 1987 (94,55/100.000); 
1988 (129,67/100.000); 1991 (54,8/100.000); 
1995 (93,74/100.000); 1998 (553,38/100.000); 
2004 (116,12/100.000); 2010 (330,66/100.000); 
2013 (184,81/100.000). Như vậy, trong 
giai đoạn 2005 - 2014, SXHD ở khu vực 
này dao động ở mức cao hơn so với mức 
trung bình giai đoạn 1983 - 1995 (tính 
theo ngưỡng trung bình 100/100.000 dân). 
Có thể nói SXHD ở Tây Nguyên không có 
chu kỳ rõ rệt. 
Biểu đồ 1: Số mắc SXHD trung bình theo tháng của 4 tỉnh (2005 - 2014). 
Nhìn chung, bệnh SXHD xuất hiện tất 
cả các tháng trong năm, những tháng đầu 
năm có số ca mắc thấp, tăng dần vào 
những tháng mùa mưa và đạt đỉnh vào 
tháng 7, tháng 8; sau đó giảm dần tới 
những tháng cuối năm. Nghiên cứu của 
Hoàng Anh Vường cũng cho thấy, bệnh 
thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10, 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016 
125
cao điểm vào tháng 6, 7 và 8 [1, 2]. Kết 
quả này tương tự với nghiên cứu của một 
số tác giả ở nhiều địa phương như: ở tỉnh 
Nam Hà (1991 - 2000), bệnh SXHD mang 
tính chất mùa rõ rệt từ tháng 4 đến tháng 
11 hàng năm, cao nhất vào tháng 9 [4]. 
Tại Khánh Hòa (2008 - 2012), đỉnh dịch 
SXHD thường vào tháng 7, 11 [5]. Theo 
Trần Như Dương tại Hà Nội (2006 - 
2011), số mắc ghi nhận ở tất cả các tháng 
và đạt đỉnh vào tháng 9, 10 và 11 [6]. 
2. Phân bố số mắc SXHD theo 
huyện/thị xã. 
 Phân tích số liệu SXHD ghi nhận 
được trong những năm 2009 - 2014 ở tất 
cả các huyện/thị của 4 tỉnh ở khu vực, 
cho thấy: 
- Phân bố số mắc SXHD theo 
huyện/thị xã tại tỉnh Kon Tum: tất cả các 
huyện của tỉnh Kon Tum đều ghi nhận 
SXHD ở hầu hết các năm, riêng năm 
2010 dịch SXHD xảy ra trên 9/9 huyện/thị 
xã/thành phố của tỉnh, với số 
mắc/100.000 dân cao nhất trong 6 năm, 
cao nhất ở huyện Đắk Glei 
(343,3/100.000 dân), tiếp theo là Thành 
phố Kon Tum (324,0/100.000 dân), huyện 
Kon Rẫy (309,2/100.000 dân), huyện Đắk 
Hà (301,3/100.000 dân), thấp hơn là 
huyện Kon Plong, Ngọc Hồi, Sa Thầy và 
thấp nhất là huyện Tu Mơ Rông 
(12,9/100.000 dân). Năm 2013, số mắc 
cao nhất ở huyện Đắk Hà với 
134,0/100.000 dân và Thành phố Kon 
Tum 118,0/100.000 dân. Đáng chú ý, tại 
huyện Tu Mơ Rông 4 năm liền (2011 - 2014) 
và huyện Kon Plong 3 năm liền (2011 - 
2013) không ghi nhận ca bệnh nào. 
- Phân bố số mắc SXHD theo 
huyện/thị xã tại tỉnh Gia Lai: trong những 
năm 2009 - 2014, SXHD ghi nhận ở tất cả 
17 huyện/thị xã/thành phố của tỉnh Gia 
Lai ở hầu hết các năm. Tại TP. Pleiku, tỷ 
lệ mắc trung bình cao nhất 
(235,83/1000.000 dân), tiếp theo là huyện 
Đức Cơ (130,31/100.000 dân), Phú Thiện 
(119,72/100.000 dân); thấp nhất là huyện 
Chư Pah (5,78/100.000 dân). Riêng thị xã 
An Khê, ngoại trừ năm 2010 có tỷ lệ mắc 
rất cao, nhưng có tới 4 năm không ghi 
nhận bệnh nhân SXHD. 
- Phân bố số mắc SXHD theo 
huyện/thị xã tại tỉnh Đắk Lắk: SXHD được 
ghi nhận ở tất cả 15 huyện/thị xã/thành 
phố của Đắk Lắk ở hầu hết các năm từ 
2009 - 2014. Các địa phương có số mắc 
cao theo thứ tự: Buôn Ma Thuột, Buôn 
Đôn, Ma Đrak, Buôn Hồ, Krông Pach 
Krông Năng có số mắc thấp hơn cả. TP. 
Buôn Ma Thuột luôn có số mắc cao nhất ở 
hầu hết các năm. 
- Phân bố số mắc SXHD theo 
huyện/thị xã tại tỉnh Đắk Nông: bệnh 
SXHD cũng ghi nhận ở hầu hết các 
huyện/thị xã của tỉnh Đắk Nông. Tại thị xã 
Gia Nghĩa, năm nào cũng có số 
mắc/100.000 dân tương đối cao, đặc biệt 
năm 2010, số mắc lên đến 
1.096,0/100.000 dân. Năm 2013, số mắc 
cao nhất trong 8 huyện/thị xã là Đắk 
Glong (751,3/100.000 dân), tiếp theo là 
thị xã Gia Nghĩa (152,4/100.000 dân), các 
huyện còn lại có số mắc thấp hơn. Đáng 
chú ý, Đắk Nông là tỉnh duy nhất năm nào 
cũng ghi nhận bệnh nhân SXHD ở tất cả 
8 huyện/thị xã. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016 
126
3. Phân bố số mắc SXHD theo tuổi tại Tây Nguyên (2009 - 2014). 
Biểu đồ 2: Số ca mắc phân theo tuổi tại 4 tỉnh Tây Nguyên (2009 - 2014). 
Phân tích số mắc SXHD ở 4 tỉnh cho thấy, đa số người mắc ≥ 15 tuổi, tính trung 
bình trong cả 6 năm (2009 - 2014) là 81,46%, số mắc < 15 tuổi chỉ chiếm 18,54%. 
Nghiên cứu của Hoàng Anh Vường và CS tại Tây Nguyên (1983 - 1994) cho thấy, tỷ lệ 
mắc bệnh chủ yếu gặp ở trẻ < 15 tuổi (61,54%) [1]. Cũng theo tác giả này, năm 1998 
tại Tây Nguyên, tỷ lệ mắc SXHD gặp nhiều ở người lớn, < 15 tuổi chỉ gặp 34,34% [2]. 
Như vậy, tỷ lệ mắc bệnh ở người lớn hiện đã tăng 2 lần so với giai đoạn 1983 - 1994 
(1893 - 1994: 38,46%; 2005 - 2014: 81,46%). Thực tế này tương đối phù hợp với 
nghiên cứu tại một số địa phương khác [7, 8]. 
4. Kết quả xét nghiệm huyết thanh học và phân lập virut Dengue (2005 - 2014). 
* Kết quả xét nghiệm huyết thanh học tại 4 tỉnh Tây Nguyên (2005 - 2014): 
Biểu đồ 3: Kết quả xét nghiệm huyết thanh học SXHD (2005 - 2014). 
Xét nghiệm huyết thanh học SXHD trong giai đoạn 2005 - 2014 cho thấy, tại 4 tỉnh 
Tây Nguyên đã thu được 4.557 mẫu huyết thanh từ những bệnh nhân nghi ngờ SXHD, 
có tới 1.838 mẫu (+) (40,33%). Tại Gia Lai, số mẫu huyết thanh (+) trung bình cao hơn 
(47,46%) so với các tỉnh còn lại, Đắk Nông có tỷ lệ thấp nhất (31,64%). 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016 
127
* Kết quả phân lập virut dengue tại 4 tỉnh Tây Nguyên (2005 - 2014): 
Biểu đồ 4: Các týp virut Dengue lưu hành tại 4 tỉnh Tây Nguyên (2005 - 2014). 
Theo dõi phân bố các týp virut dengue trong 10 năm (2005 - 2014) tại 4 tỉnh 
Tây Nguyên cho thấy: ghi nhận đầy đủ 4 týp virut Dengue, trong đó D2 xuất hiện nhiều 
hơn ở cả 4 tỉnh, sau đó là D1. Riêng tỉnh Gia Lai thường xuyên ghi nhận cả 4 týp 
virut Dengue. 
5. Kết quả giám sát vector truyền bệnh SXHD ở khu vực Tây Nguyên 
(2009 - 2014). 
0.00
0.10
0.20
0.30
0.40
0.50
0.60
0.70
0.80
0.90
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tháng
12
KonTum
Gia Lai
Đăk Lăk
Đăk Nông
Biểu đồ 5: Chỉ số DI trung bình theo tháng tại một số điểm giám sát 4 tỉnh Tây Nguyên 
(2009 - 2013). 
Nhìn chung DI thấp vào những tháng mùa khô (từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 
năm sau) và có xu hướng tăng dần, đạt đỉnh vào tháng 7 (Kon Tum và Đắk Lắk), tháng 
9 (Gia Lai). DI tại 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai luôn cao hơn các tỉnh còn lại ở hầu hết 
các tháng trong năm. Riêng tỉnh Đắk Nông, chỉ số này không cao, tăng sớm và đạt 
đỉnh vào tháng 4, sau đó giảm dần đến những tháng cuối năm. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016 
128
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tháng
12
Kon Tum
Gia Lai
Đăk lăk
Đăk
Biểu đồ 6: Chỉ số BI trung bình theo tháng tại một số điểm giám sát 4 tỉnh Tây Nguyên 
(2009 - 2013). 
Kết quả giám sát chỉ số Breteau (BI) cho thấy: nhìn chung BI bắt đầu có xu hướng 
tăng từ những tháng đầu năm và cao những tháng mùa mưa, đến tháng 10 giảm thấp 
dần tới những tháng cuối năm. Trong các báo cáo về giám sát vector truyền bệnh ở 
các địa phương trong khu vực không ghi nhận có mặt muỗi Ae. albopictus tại tất cả 
các điểm điều tra trong thời gian qua. Theo Hoàng Anh Vường và CS (1983 - 1994), 
kết quả giám sát thường xuyên trong những năm có dịch tại Thành phố Buôn Ma 
Thuột chỉ thấy sự có mặt của Ae. aegypti [1]. 
Tuy nhiên, theo kết quả điều tra cơ bản trong những năm 1991 - 1996 của Đặng 
Tuấn Đạt, Vũ Đức Hương và CS (1996), đã xác định ở khu vực Tây Nguyên có 16 loài 
muỗi thuộc giống Aedes, trong đó có Ae. albopictus tại một số điểm điều tra [9]. Lý Thị 
Vi Hương, Đặng Tuấn Đạt, Nguyễn Ái Phương và CS (1992) nghiên cứu về sự phân 
bố của Ae. aegypti cũng đã ghi nhận có muỗi Ae. albopictus, loài muỗi này chủ yếu 
sống ngoài nhà [10]. 
KẾT LUẬN 
Từ năm 2005 đến 2014 luôn ghi nhận 
bệnh nhân SXHD và xuất hiện ở tất cả 
các tháng. Tỷ lệ mắc/100.000 dân trung 
bình là 74,18; tỷ lệ chết/mắc là 0,04. 
Trong năm 2010 và 2013 có dịch lớn xảy 
ra, số mắc đạt đỉnh vào tháng 7 và 8. 
 - Hầu hết số ca mắc đều ở tuổi ≥ 15 
(81,46%). 
 - Bệnh nhân SXHD ghi nhận ở hầu hết 
các huyện/thị xã/thành phố của cả 4 tỉnh. 
 - Đã xác định sự có mặt của 4 týp 
virut, trong đó D1, D2 xuất hiện ở tất cả 
các năm. Muỗi Aedes aegypti có mặt 
quanh năm. Các chỉ số BI, DI nhìn chung 
có xu hướng tăng dần từ những tháng 
đầu năm, tăng cao vào những tháng mùa 
mưa và đạt đỉnh vào tháng 9, sau đó 
giảm nhanh dần tới tháng cuối năm. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016 
129
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hoàng Anh Vường, Nguyễn Ái Phương. 
Tình hình bệnh sốt dengue/SXHD ở Đắk Lắk 
trong những năm gần đây và đề nghị giải 
pháp phòng chống. Tập san Vệ sinh Phòng 
dịch Tây Nguyên. 1995, số 3, tr.36-43. 
2. Hoàng Anh Vường, Võ Thị Hường và 
CS. Dịch tễ học dịch SXHD ở Tây Nguyên 
năm 1998. Tập san Y học Dự phòng Tây 
Nguyên. 1999, số 12, tr.19-26. 
3. Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên. Hội 
nghị tổng kết giai đoạn 5 năm (2001 - 2005). 
Dự án Phòng chống SXHD khu vực Tây Nguyên, 
tháng 2/2006. 2006. 
4. Trần Đắc Phu. Đặc điểm chủ yếu của 
bệnh SXHD lưu hành tại Hà Nam và nghiên 
cứu sử dụng mesocyclops trung việc phòng 
trừ vector trên thực địa nhỏ. Luận án Tiến sỹ 
Y học. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Hà 
Nội, Việt Nam. 2001. 
5. Trần Như Dương, Nguyễn Nhật Cảm, 
Vũ Trọng Dược. Tình hình SXHD tại Hà Nội 
(2006 - 2011). Tạp chí Y học Dự phòng. 2013, 
tập XXIII, 6 (142), tr.58-66. 
6. Lương Chấn Quang, Đỗ Kiến Quốc và 
CS. Diễn tiến và đặc điểm dịch tễ bệnh SXHD 
tại khu vực phía Nam, 1975 - 2014. Tạp chí Y 
học Dự phòng. 2015, tập XXV, số 5 (165), 
tr.18-25. 
7. Đỗ Thanh Toàn, Đặng Thị Tuyết Mai, 
Nguyễn Nhật Cẩm. Đặc điểm dịch tễ học và 
xu hướng lan truyền bệnh SXHD tại Hà Nội từ 
năm 1999 đến 2009. Tạp chí Nghiên cứu Y 
học. 2013, phụ trương 84 (4), tr.71-78. 
8. Đặng Tuấn Đạt, Vũ Đức Hương, Nguyễn 
Thị Bạch Ngọc và CS. Thông báo kết quả điều 
tra muỗi Aedes aegypti ở Đắk Lắk, Gia Lai, Kon 
Tum. Tập san Vệ sinh Phòng dịch Tây Nguyên. 
1999, số 12, tr.72-75. 
9. Lý Thị Vi Hương, Đặng Tuấn Đạt, 
Nguyễn Ái Phương & CS. Bước đầu tìm hiểu 
về phân bố của Aedes aegypti trung gian 
truyền bệnh sốt xuất huyết ở Tây Nguyên 
(1976 - 1991). Kỷ yếu công trình nghiên cứu 
khoa học Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên 
(1986 - 1991). 1992, tr.171-177. 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_dich_te_hoc_benh_sot_xuat_huyet_dengue_o_tay_nguyen.pdf