Đặc điểm nhiễm siêu vi viêm gan B ở người cao tuổi đến khám tại Bệnh viện thành phố Phan Thiết – Bình Thuận

TÓM TẮT Mở đầu: Việt Nam là vùng lưu hành cao của siêu vi viêm gan B. Tùy theo độ tuổi và cơ địa mà đặc điểm của bệnh viêm gan siêu vi B khác nhau, trong đó người cao tuổi là cơ địa đặc biệt do có nhiều bệnh lý mạn tính đi kèm nhưng chưa có nghiên cứu nào trong nước khảo sát về đặc điểm bệnh viêm gan siêu vi B trên cơ địa này. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ mang HbsAg ở người ≥ 60 tuổi đến khám tại Bệnh viện TP. Phan Thiết - Bình Thuận, đồng thời mô tả mức độ tăng men gan và mức độ xơ hóa gan ở nhóm người ≥ 60 tuổi có HBsAg (+). Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, cỡ mẫu tính theo công thức là 796 ca, đối tượng nghiên cứu là người ≥ 60 tuổi đến khám tại Bệnh viện TP. Phan Thiết- Bình Thuận từ tháng 12/2014 đến hết tháng 06/2015. Người tham gia nghiên cứu được thu thập thông tin qua bệnh án soạn sẵn và làm xét nghiệm HBsAg, công thức máu, AST, ALT, siêu âm bụng tại khoa xét nghiệm BV TP.Phan Thiết- Bình Thuận. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu có 919 người ≥ 60 tuổi tham gia nghiên cứu, tuổi trung bình là 69 ±7tuổi; nữ giới chiếm 70,6%. Có 329 ca mang HBsAg (+) chiếm 26%, nữ giới 176 ca (27,1%) và nam giới 63 ca (23,3%). Tỉ lệ người cao tuổi mang HBsAg có ALT > 80 UI/L là 42,3% (101 ca); 2,7% chỉ số tỉ lệ AST-tiểu cầu (APRI) trong nhóm này >2; và 16 ca (6,7%) có kết quả gan thô ± dịch màng bụng trên siêu âm bụng. Kết luận: Có đến 329 (26%) người cao tuổi ở Tp. Phan Thiết - Bình Thuận có HBsAg (+) có thể do sự tích lũy số nhiễm HBV qua nhiều năm, đồng thời thể hiện tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B ở cộng đồng tại TP Phan Thiết – Bình Thuận cao hơn 8% như thống kê của Tổ chức y tế thế giới. Hơn 40% số bệnh nhân viêm gan siêu vi B cao tuổi trong nghiên cứu này có ALT cao >80 UI/L, tuy nhiên chưa xác định được yếu tố liên quan. Tỉ lệ APRI >2 trong nghiên cứu này không cao chỉ chiếm 2,9% và không có ca nào ghi nhận hình ảnh u gan trên siêu âm

pdf 6 trang yennguyen 4980
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm nhiễm siêu vi viêm gan B ở người cao tuổi đến khám tại Bệnh viện thành phố Phan Thiết – Bình Thuận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm nhiễm siêu vi viêm gan B ở người cao tuổi đến khám tại Bệnh viện thành phố Phan Thiết – Bình Thuận

Đặc điểm nhiễm siêu vi viêm gan B ở người cao tuổi đến khám tại Bệnh viện thành phố Phan Thiết – Bình Thuận
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Bệnh Nhiễm 279
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM SIÊU VI VIÊM GAN B Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN KHÁM 
TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ PHAN THIẾT – BÌNH THUẬN 
Hứa Văn Danh*, Trần Đăng Khoa**, Võ Triều Lý** 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Việt Nam là vùng lưu hành cao của siêu vi viêm gan B. Tùy theo độ tuổi và cơ địa mà đặc điểm của 
bệnh viêm gan siêu vi B khác nhau, trong đó người cao tuổi là cơ địa đặc biệt do có nhiều bệnh lý mạn tính đi kèm 
nhưng chưa có nghiên cứu nào trong nước khảo sát về đặc điểm bệnh viêm gan siêu vi B trên cơ địa này. 
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ mang HbsAg ở người ≥ 60 tuổi đến khám tại Bệnh viện TP. Phan Thiết 
- Bình Thuận, đồng thời mô tả mức độ tăng men gan và mức độ xơ hóa gan ở nhóm người ≥ 60 tuổi có HBsAg 
(+). 
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, cỡ mẫu tính theo công thức là 796 ca, đối 
tượng nghiên cứu là người ≥ 60 tuổi đến khám tại Bệnh viện TP. Phan Thiết- Bình Thuận từ tháng 12/2014 đến 
hết tháng 06/2015. Người tham gia nghiên cứu được thu thập thông tin qua bệnh án soạn sẵn và làm xét nghiệm 
HBsAg, công thức máu, AST, ALT, siêu âm bụng tại khoa xét nghiệm BV TP.Phan Thiết- Bình Thuận. 
Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu có 919 người ≥ 60 tuổi tham gia nghiên cứu, tuổi trung bình là 69 
±7tuổi; nữ giới chiếm 70,6%. Có 329 ca mang HBsAg (+) chiếm 26%, nữ giới 176 ca (27,1%) và nam giới 63 ca 
(23,3%). Tỉ lệ người cao tuổi mang HBsAg có ALT > 80 UI/L là 42,3% (101 ca); 2,7% chỉ số tỉ lệ AST-tiểu cầu 
(APRI) trong nhóm này >2; và 16 ca (6,7%) có kết quả gan thô ± dịch màng bụng trên siêu âm bụng. 
Kết luận: Có đến 329 (26%) người cao tuổi ở Tp. Phan Thiết - Bình Thuận có HBsAg (+) có thể do sự tích 
lũy số nhiễm HBV qua nhiều năm, đồng thời thể hiện tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B ở cộng đồng tại TP Phan 
Thiết – Bình Thuận cao hơn 8% như thống kê của Tổ chức y tế thế giới. Hơn 40% số bệnh nhân viêm gan siêu vi 
B cao tuổi trong nghiên cứu này có ALT cao >80 UI/L, tuy nhiên chưa xác định được yếu tố liên quan. Tỉ lệ APRI 
>2 trong nghiên cứu này không cao chỉ chiếm 2,9% và không có ca nào ghi nhận hình ảnh u gan trên siêu âm. 
Từ khóa: Viêm gan siêu vi B, chỉ số tỉ lệ AST – tiểu cầu APRI 
ABSTRACT 
CHARACTERISTICS OF HBV INFECTIONON ELDER IN THE HOSPITAL OF PHAN THIET CITY –
BINH THUAN PROVINCE 
Hua Van Danh, Tran Dang Khoa, Vo Trieu Ly 
 *Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 – 2016: 279 - 284 
Background: Vietnam is a high endemic area of Hepatitis B virus. Depending on the age and the location 
where the characteristics of Hepatitis B infection are different, the elderhave many chronic diseases but no study 
has examined about characteristics of Hepatitis B infection on elder in Vietnam. 
Objective: Determine the ratio of HBsAg positive in people ≥ 60 years old whowere examined at the hospital 
of Phan Thiet city - Binh Thuan province, also described the liver enzyme levels and the degree of liver fibrosis in 
the group which people ≥ 60 years old and have HBsAg positive 
Methods: A cross-sectional descriptive study, the sample size is 796 cases, study subjects are the elder who 
were ≥ 60 years old and examined at the hospital of Phan Thiet city - Binh Thuan province from 12/2014 through 
* Bệnh viện Phan Thiết – Bình Thuận ** Bộ môn Nhiễm ĐHYD TP.HCM. 
Tác giả liên lạc: BS. Hứa Văn Danh ĐT 0917740261 Email: bsdanhck2nhiem@gmail.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa II 280
6/2015. The study were collected the infomations of the elder through medical records and the participants were 
tested for HBsAg, blood analysis, AST, ALT; and did abdominal ultrasound atthe scientific laboratory in hospital 
of Phan Thiet city - Binh Thuan province. 
Results: There are 919 people whos were ≥ 60 years old and participated in the study, the mean of age was 69 
± 7 years; the ratio of women are 70.6%. The ratio of the elder who had HBsAg positiveare 26% (329 cases); 
women are 176 cases (27.1%) and men are 63 cases(23.3%). The rate of elder who had HBsAg positive and ALT> 
80 IU/L is 42.3% (101 cases); 2.7% is the ratio of Aspartate aminotransferase to platelet ratio index who were 
over 2; 16 cases (6.7%) havethe image of chronic liver disease and ascites on ultrasound. 
Conclusion: 26% of the elder (239 cases)who lived in the Phan Thiet city - Binh Thuan province have 
HBsAg positive, this can be caused by the accumulation of HBV infection for many years, while reflecting the 
prevalence of hepatitis B virus infection in the community who live in Phan Thiet city - Binh Thuan province was 
higher than 8% as the result from World Health Organisation. Over 40% of the elder who had chronic hepatitis B 
in this study have high ALT > 80 IU/L, but not identified relevant factors. The ratio APRI > 2 in this study is not 
higher (2,9%) and no cases have liver tumors when do the abdominalultrasound. 
Keywords: Hepatitis B, Aspartate aminotransferase to platelet ratio index (APRI) 
MỞ ĐẦU 
Bệnh viêm gan siêu vi B là vấn đề sức khỏe 
toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện có hơn 
2 tỷ người nhiễm siêu vi viêm gan B (HBV) và 
khoảng 240 triệu người có HBsAg(+)(11). Diễn tiến 
tự nhiên của nhiễm HBV phụ thuộc vào nhiều 
yếu tố, trong đó độ tuổi giữ vai trò rất quan 
trọng. Theo Kondo Y và cộng sự, tỉ lệ chuyển 
sang mạn tính sau nhiễm HBV cấp ở bệnh nhân 
lớn hơn 65 tuổi là 59%(5). Việt Nam chính thức trở 
thành quốc gia có dân số già vào năm 2015(8), tuổi 
thọ gia tăng kể cả nhóm người mắc bệnh mạn 
tính, những người có rối loạn miễn dịch nên sẽ 
làm gia tăng tỷ lệ mất cân bằng giữa HBV và 
hoạt tính miễn dịch ở người nhiễm HBV mạn 
tính. Khi tình trạng kiểm soát miễn dịch bị giảm 
sút, HBV dễ gây ra nhiều biến chứng hơn. 
Nghiên cứu của Schoniger-Hekele M và cộng sự 
ghi nhận rằng 15-31% ung thư biểu mô tế bào 
(UTBMTBG) xảy ra ở độ tuổi 70, là biến chứng 
của một hoặc nhiều nguyên nhân bệnh gan phối 
hợp(9). Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, ở 
Việt Nam chưa có nghiên cứu nào khảo sát về 
viêm gan siêu vi B trên người cao tuổi. 
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về đặc điểm 
nhiễm siêu vi viêm gan B (VGSV B) ở người cao 
tuổi đến khám tại BV TP. Phan Thiết – Bình 
Thuận với các mục tiêu cụ thể sau: 
Xác định tỉ lệ mang HBsAg ở người ≥ 60 
tuổi đến khám tại Bệnh viện TP. Phan Thiết - 
Bình Thuận. 
Mô tả mức độ tăng men gan và mức độ xơ 
hóa ganở nhóm người ≥ 60 tuổi có HBsAg (+). 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP 
Thiết kế nghiên Cứu 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 
Dân số mẫu 
Người ≥ 60 tuổi sinh sống ở TP. Phan Thiết – 
Bình Thuận, khám tại Khoa khám bệnh Bệnh 
viện TP. Phan Thiết - Bình Thuận thời gian thu 
nhận mẫu từ tháng 12/2014 đến hết tháng 
06/2015. 
Cỡ mẫu 
Tính theo công thức tính cỡ mẫu của nghiên 
cứu cắt ngang với p=15,3% là tỉ lệ mắc siêu vi 
viêm gan B ở Bình Thuận theo nghiên cứu của 
Đỗ Huy Sơn(4), d=0,025, kết quả n =796 ca. 
Tiêu chuẩn chọn mẫu 
Người ≥ 60 tuổi đến khám bệnh tại Khoa 
khám bệnh Bệnh viện TP. Phan Thiết - Bình 
Thuận, kể cả khám sức khỏe thông thường và 
đồng ý tham gia nghiên cứu. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Đã chích ngừa viêm gan siêu vi B. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Bệnh Nhiễm 281
Phương pháp thực hiện 
Người ≥ 60 tuổi đến khám bệnh tại Khoa 
khám bệnh Bệnh viện TP. Phan Thiết – Bình 
Thuận đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu sẽ 
được thu thập số liệu bằng mẫu bệnh án soạn 
sẵn, lấy máu làm xét nghiệm HBsAg, công 
thức máu, men AST, ALT, GGT và siêu âm 
bụng tổng quát. 
Định nghĩa 1 số biến số dùng trong nghiên cứu 
Người cao tuổi: Người ≥ 60 tuổi(11) 
Uống rượu nhiều: Nam giới uống hơn 180ml 
rượu nồng độ cồn 40% hoặc 600ml rượu vang 
hoặc 1,5 lít bia một ngày; nữ giới uống hơn 
120ml rượu nồng độ cồn 40% hoặc 400ml rượu 
vang hoặc 1 lít bia một ngày. 
Tỉ lệ AST-tiểu cầu APRI = (AST/giới hạn 
trên bình thường AST)*100/TC(1); với giới hạn 
trên AST là 40 UI/L. Chúng tôi chia thang điểm 
APRI thành 3 mức độ: 
APRI < 1 tương đương F0-F2: không có xơ hóa. 
1,45 < APRI ≤ 2 tương đương F2-F3: có xơ hóa. 
APRI > 2 tương đương F4: xơ hóa nặng hay 
có xơ gan. 
Phân tích kết quả 
Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê 
SPSS 16.0. 
KẾT QUẢ 
Đặc điểm dân số 
Trong khoảng thời gian từ tháng 12/2014 đến 
hết tháng 06/2015 có 919 trường hợp thỏa tiêu 
chuẩn nghiên cứu. Đặc điểm chung của mẫu 
nghiên cứu được trình bày theo bảng 1. 
Bảng 1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu 
(n=919) 
Đặc điểm Số ca (%) TB ± ĐLC 
Tuổi 69 ± 7 
Nữ giới 649 (70,6) 
Bệnh nền 380 (41,3) 
Tăng huyết áp 380 (100) 
Đái tháo đường 250 (65,8) 
Bệnh thận mạn 25 (6,6) 
BMI > 23 519 (56,5) 
Đặc điểm Số ca (%) TB ± ĐLC 
Uống rượu nhiều 27 (2,9) 
Dùng thảo dược 15 (1,6) 
Tuổi trung bình: 69 ± 7 tuổi, giới nữ chiếm 
70,6%; hơn gấp đôi giới nam. Bệnh mạn tính đi 
kèm chiếm 41,3%; trong đó 100% có tăng huyết 
áp. Hơn 50% dân số nghiên cứu dư cân với BMI 
> 23. Tỉ lệ uống rượu nhiều và dùng thảo dược 
trong dân số nghiên cứu không cao (1,6 và 2,9% 
theo thứ tự) (Bảng 1). 
Tỉ lệ mang HBsAg: 
Trong 919 người cao tuổi tại TP. Phan Thiết 
tham gia nghiên cứu có tỉ lệ mang HBsAgcao: 
26% (239 ca). 
Bảng 2. Đặc điểmcủa dân số có HBsAg (+) (n=239) 
Đặc điểm Số ca (%) TB ± ĐLC 
Tuổi 69 ± 7 
Nữ giới 176 (27,1) 
BMI > 23 142 (59,4) 
Có tiền căn bệnh gan gia đình 40 (16,7) 
Có bệnh mạn tính kèm theo 96 (40,2) 
Uống rượu nhiều 08 (3,3) 
Dùng thảo dược 07 (2,9) 
Đã biết HBsAg (+) > 6 tháng 208 (87) 
Tỉ lệ nhiễm HBV trong giới nữ cao hơn 
nam (27,1% so với 23,3%; theo thứ tự), tuy 
nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống 
kê (p=0,2). Có 208 trường hợp đã biết nhiễm 
HBV hơn 6 tháng và tất cả đều có HBsAg (+) 
trong lần xét nghiệm này, và hiện đang được 
theo dõi hoặc điều trị tại các cơ sở y tế. Tỉ lệ 
dùng thuốc thảo dược và uống rượu nhiều 
không cao chỉ khoảng 3%. Gần 60% người cao 
tuổi ở TP. Phan Thiết có HBsAg (+) bị thừa cân 
(BMI >23), 40% có bệnh mạn tính kèm theo 
như tăng huyết áp, đái tháo đường; 16,7% tiền 
căn trong gia đình có người thân mắc bệnh 
gan như UTBMTBG, viêm gan siêu vi B, viêm 
gan siêu vi C. Khi phân tích, không có sự khác 
biệt về tỉ lệ HBsAg (+) giữa các nhóm tuổi, 
nhóm BMI, tiền căn bệnh gan mạn, bệnh mạn 
tính, uống rượu nhiều và dùng thảo dược. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa II 282
Mức độ tăng men gan trong nhóm HBsAg (+) 
Bảng 3. Đặc điểm men gan trong nhóm HBsAg (+) 
(n=239) 
Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%) 
AST (UI/L) 
41-80 47 19,7 
>80 11 4,6 
ALT (UI/L) 
41-80 115 48,1 
>80 101 42,3 
Chỉ số De Ritis(AST/ALT)>1 27 11,3 
Trong nhóm có mang HBsAg, 42% có men 
ALT > 80 UI/L ; 11,3% có chỉ số De Ritis > 1 (Bảng 
2), khi phân tích đơn biến chưa thấy có sự liên 
quan giữa men ALT cao và uống rượu nhiều, 
dùng thảo dược (p> 0,05), khi phân tích đa biến 
cũng chưa tìm thấy yếu tố nào có liên quan với 
men ALT cao. 
Mức độ xơ hóa gan trong nhóm HBsAg (+): 
Bảng 4. Mức độ xơ hóa gan theo siêu âm bụng và 
APRI trong nhóm HBsAg (+) (n=239) 
Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%) 
Siêu âm bụng 
Bình thường 223 93,3 
Gan phản âm thô ± dịch màng bụng 16 6,7 
APRI > 2 7 2,9 
Tỉ lệ siêu âm bụng có biểu hiện của bệnh gan 
mạn hoặc xơ gan là 6,7% và APRI >2 chiếm 2,9% 
(Bảng 3); không có sự khác biệt về các tỉ lệ này 
giữa các giới, các nhóm tuổi, các mức độ tăng 
men gan, BMI. 
BÀN LUẬN 
Trong nghiên cứu này, nữ giới chiếm ưu thế 
với 70,6%. Tỉ lệ này cao hơn hẳn so với nghiên 
cứu của tác giả Đỗ Huy Sơn hiện tại thị xã La Gi 
– Bình Thuận (2014) với nữ chiếm 54,8%(4); tỉ lệ 
này cũng cao hơn các nghiên cứu về dịch tễ 
VGSV B khác của các tác giả Trần Hữu Bích và 
Nguyễn Văn Bàng với nữ giới chiếm 64,5% % và 
56,1%; theo thứ tự(7,10). Tuổi trung bình trong 
nghiên cứu này là 69 ± 7 tuổi. 
Hơn 50% người cao tuổi ở TP. Phan Thiết – 
Bình Thuận có bệnh mạn tính đi kèm, trong đó 
tăng huyết áp và đái tháo đường týp 2 chiếm tỉ lệ 
cao nhất 41,3% và 27,2%; theo thứ tự. Đây là một 
khó khăn trong công tác chăm sóc y tế cho người 
cao tuổi Việt Nam với tỉ lệ mắc bệnh mạn tính 
cao, cần theo dõi, chăm sóc y tế kéo dài; bên cạnh 
đó tỉ lệ người cao tuổi thừa cân với BMI > 23 
chiếm hơn 50%, điều này cũng dẫn đến tỉ lệ mắc 
các bệnh lý về chuyển hóa cao. Tỉ lệ dùng thuốc 
thảo dược và uống rượu nhiều trong nghiên cứu 
không cao, chỉ khoảng 3%, điều này có thể do tỷ 
lệ nam giới chỉ gần 30% thấp hơn nhiều so với 
giới nữ, và đây là nghiên cứu trên người cao tuổi 
nên ghi nhận được tỉ lệ uống rượu nhiều thấp 
hơn các nghiên cứu khác. 
Có 239 (26%) người cao tuổi ở TP. Phan Thiết 
- Bình Thuận có HBsAg (+). Đây là nghiên cứu 
trên những người lớn tuổi đến khám bệnh tại 
bệnh viện, đồng nghĩa dân số nghiên cứu đa 
phần có bất thường về sức khỏe dẫn đến phải đi 
khám; mặc dù nghiên cứu cũng thu nhận cả 
những trường hợp khám sức khỏe thông thường 
nhưng kết quả có thể sẽ cao hơn tỷ lệ nhiễm 
HBV thật sự ngoài cộng đồng. Dù vậy 26% là 
một kết quả lớn và rất có ý nghĩa, điều này có thể 
giải thích do sự tích lũy số nhiễm HBV qua 
nhiều năm, đồng thời thể hiện tỷ lệ nhiễm HBV 
ở cộng đồng tại TP Phan Thiết – Bình Thuận ở 
mức cao.Tại Thị xã La Gi thuộc tỉnh Bình Thuận, 
theo tác giả Đỗ Huy Sơn (2014) khảo sát trên 509 
người trưởng thành, gồm 230 nam và 279 nữ, tỷ 
lệ mang HBsAg là 15,3%(4). Tỷ lệ này thấp hơn so 
với kết quả trong nghiên cứu này dù cũng được 
thực hiện tại tỉnh Bình Thuận. Điều này có thể 
giải thích do nghiên cứu của tác giả Đỗ Huy Sơn 
thực hiện trên dân số tuổi từ 20 tuổi trở lên và 
dân số ≥ 50 tuổi chỉ chiếm khoảng 1/4 dân số của 
nghiên cứu, còn nghiên cứu này tập trung vào 
độ tuổi trên 60 tuổi nên có sự khác biệt trên. Vậy 
có thể ước lượng tỉ lệ thật sự nhiễm HBV ở cộng 
đồng người cao tuổi ở TP. Phan Thiết- Bình 
Thuận trong khoảng 15,3% đến 26%. 
Tỉ lệ HBsAg (+) trong các nghiên cứu khác 
như của tác giả Nguyễn Văn Bàng (2010), Trần 
Hữu Bích (2010) ở miền Bắc ở khoảng 8% đến 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Bệnh Nhiễm 283
13%(7,10); còn ở miền Nam cũng cho thấy tỉ lệ này 
từ 8% đến 19,1% qua các nghiên cứu của các tác 
giả Nguyễn Hữu Chí và Cao Ngọc Nga(2,6). Nhìn 
chung, các nghiên cứu trên đều cho thấy hầu hết 
tỷ lệ mang HBsAg trên các đối tượng khác nhau 
đều trên 8%. Tuy nhiên, các nghiên cứu này 
không cho biết tỉ lệ nhiễm HBV ở người cao tuổi 
là bao nhiêu, nên dù các kết quả trên thấp hơn 
khá nhiều so với 26% trong nghiên cứu này 
nhưng cũng cho thấy trong cộng đồng dân cư 
người Việt Nam, số người nhiễm HBV mạn tính 
cao hơn so với con số 8%theo thống kê của Tổ 
chức Y tế thế giới(11), đặc biệt là trong dân số 
người cao tuổi. 
Men ALT > 80 UI/L (2 lần giá trị bình thường 
cao) chiếm hơn 40% dân số người cao tuổi mang 
HBsAg (+), tuy nhiên khi sau khi phân tích đơn 
biến và đa biến, chưa tìm thấy yếu tố liên quan 
đến việc tăng men gan này. Điều này có thể giải 
thích do bệnh lý viêm gan siêu vi B làm men 
ALT cao. Tuy nhiên, trong 239 người ≥ 60 
tuổimang HBsAg (+), có đến 208 người đã được 
biết nhiễm HBV > 6 tháng, những người này 
đang được theo dõi điều trị viêm gan siêu vi B ở 
các nơi khác như BV Đa Khoa Tỉnh Bình Thuận 
hoặc các trung tâm ở TP. Hồ Chí Mình. Nhưng 
hạn chế của nghiên cứu này là không ghi nhận 
được những bệnh nhân trên đang điều trị thuốc 
gì, diễn tiến điều trị thế nào nên không thể đánh 
giá được vấn đề đáp ứng điều trị ở nhóm dân số 
này, do đó chưa thể chắc chắn nguyên nhân gây 
men ALT cao là do HBV kiểm soát chưa tốt. Tuy 
nhiên, đây cũng là một kết quả đáng lưu ý, và 
cần có nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này để 
làm rõ nguyên nhân men ALT cao. 
Mức độ xơ hóa của gan có ý nghĩa quan 
trọng trong chỉ định điều trị, theo dõi tiến triển 
và tiên lượng đáp ứng điều trị cũng như nguy cơ 
biến chứng của VGSV B. Có nhiều cách để đánh 
giá độ xơ hóa gan như sinh thiết gan, đo độ đàn 
hồi gan, tính các chỉ số xơ hóa như APRI, FIB-4. 
Theo Tổ chức y tế thế giới (2014) và Bộ y tế Việt 
Nam (2014), chỉ số về tỉ lệ giữa AST - tiểu cầu 
(APRI) được chấp nhận để đánh giá độ xơ hóa 
gan trong bệnh viêm gan siêu vi B(1,11). Theo bảng 
4, tỉ lệ APRI > 2 trong nghiên cứu này rất thấp 
(2,9%), tương ứng tỉ lệ siêu âm bụng ghi nhận 
kết quả gan phản âm thô và dịch màng bụng chỉ 
là 6,7%.Theo Chen CJ và cộng sự, nồng độ siêu 
vi trong máu, tuổi cao và giới nam là yếu tố nguy 
cơ diễn tiến xơ gan và UTBMTBG(3), tuy nhiên 
trong nghiên cứu này tỉ lệ xơ gan không cao, 
cũng như không có trường hợp nào nghi ngờcó 
khối u trong gan qua siêu âm. Đây là một kết 
quả rất tốt tuy nhiên cần theo dõi thêm vì có thể 
u gan nhỏ, khó phát hiện trên siêu âm. 
KẾT LUẬN 
Người ≥ 60 tuổi là những người đã về hưu, 
thu nhập giới hạn và thường có bệnh mạn tính 
đi kèm nên việc đánh giá đúng mức tỉ lệ các 
bệnh lý mạn tính trong dân số là rất cần thiết cho 
việc xây dựng mô hình bệnh tật nhằm có biện 
pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe hợp lý để tránh 
tốn kém. Tỉ lệ 26% người ≥ 60 tuổi đến khám 
bệnh ở BV TP. Phan Thiết có HBsAg (+) giúp các 
nhà quản lý y tế đánh giá đúng hơn và có nhiều 
sự quan tâm hơn về vấn đề viêm gan siêu vi B tại 
địa phương, đặc biệt với dân số người cao tuổi. 
Tỉ lệ tăng ALT > 80 UI/L trong nghiên cứu 
khá cao, cần có nghiên cứu tiếp theo về vấn đề 
theo dõi, điều trị, hoạt tính của HBV để giải thích 
kết quả này. Tỉ lệ trường hợp có hình ảnh xơ gan 
trên siêu âm không cao, và không có trường hợp 
nào thấy u gan trong nghiên cứu là một kết quả 
tốt, nhưng cần theo dõi thêm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế (2014), "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm 
gan vi rút B".Quyết định số 5448/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 
2. Cao Ngọc Nga, Phạm Thị Lệ Hoa, Nguyễn Đỗ Nguyên 
(2003), "Nhiễm vi rút viêm gan B ở người chủng ngừa tại TP. 
Hồ Chí Minh năm 2001 và 2002".Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2, 
pp. 111-114. 
3. Chen CJ, Yang HI, Su J, al et (2006), "Risk of hepatocellular 
carcinoma across a biological gradient of serum hepatitis B 
virus DNA level".JAMA, 295 (65-73). 
4. Do Huy Son, Yamada H, Fujimoto M, al et (2014), "High 
prevalences of hepatitis B and C virus infections among 
adults living in Binh Thuan province, Vietnam".Hepatology 
Research, 45 (3), pp. 259-268. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa II 284
5. Kondo Y, Tsukada K, Takeuchi T, al et (1993), "High carrier 
rate after hepatitis B virus infection in the 
elderly".Hepatology, 18, pp. 768-774. 
6. Nguyễn Hữu Chí, Cao Ngọc Nga (2001), "Nhiễm vi rút 
viêm gan B trong sinh viên y khoa".Y Học TP. Hồ Chí Minh, 
1 (393), pp. 393-396. 
7. Nguyễn Văn Bàng, Nguyễn Thị Vân Anh (2010), "Tỷ lệ 
mang HBsAg và một số yếu tố nguy cơ mang HBsAg của 
các thành viên trong hộ gia đình: Nghiên cứu cộng đồng tại 
một xã miền Trung (xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh 
Nghệ An)".Y Học TP. Hồ Chí Minh, 14 (4), pp. 116-122. 
8. Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (2011), "Già hóa dân số và người 
cao tuổi ở Việt Nam. Thực trạng, dự báo và một số khuyến 
nghị chính sách". 
9. Schoniger-Hekele M, Muller C, Kutilek M, al et (2001), 
"Hepatocellular carcinoma in Central Europe: prognostic 
features and survival".Gut, 48, pp. 103-109. 
10. Trần Hữu Bích, Nguyễn Thúy Quỳnh, al et (2010), "Điều tra 
dịch tễ tình hình nhiễm vi rút viêm gan B và C tại Hà Nội và 
Bắc Giang".Y Học TP. Hồ Chí Minh, 14 (4), pp. 71-82. 
11. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2000), "Người cao tuổi".Pháp 
lệnh số 23/2000/PL-UBTVQH 10. 
12. World Health Organization (2014), "Hepatitis B". 
Ngày nhận bài báo: 24/11/2015 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2015 
Ngày bài báo được đăng: 15/02/2016 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_nhiem_sieu_vi_viem_gan_b_o_nguoi_cao_tuoi_den_kham.pdf