Đại học Sài Gòn, một mô hình giáo dục – đào tạo thời kì đổi mới và hội nhập

TÓM TẮT

Vào giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam

đã có sự lựa chọn sáng suốt và dũng cảm. Đó là từ bỏ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung

quan liêu bao cấp, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

(XHCN) và hội nhập quốc tế. Thắng lợi từng bước của nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN, đồng thời cũng tác động và mở màn cho sự chuyển đổi của tất cả các lĩnh vực khác

của đời sống xã hội, hình thành những mô hình thích hợp đáp ứng yêu cầu phát triển đất

nước, trong đó có giáo dục và đào tạo, đặc biệt ở bậc giáo dục đại học. Tiến trình đổi mới

mô hình giáo dục đại học ở nước ta nói chung, ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, có thể

khái quát qua hai đặc trưng chủ yếu sau đây: 1/ Chuyển từ giáo dục phục vụ kinh tế kế

hoạch hoá tập trung sang giáo dục vận hành trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng

XHCN; 2/ Chuyển từ giáo dục khép kín sang giáo dục mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế.

Trường Đại học Sài Gòn là một mô hình tiêu biểu của thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế.

pdf 6 trang yennguyen 6800
Bạn đang xem tài liệu "Đại học Sài Gòn, một mô hình giáo dục – đào tạo thời kì đổi mới và hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đại học Sài Gòn, một mô hình giáo dục – đào tạo thời kì đổi mới và hội nhập

Đại học Sài Gòn, một mô hình giáo dục – đào tạo thời kì đổi mới và hội nhập
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 6 - Thaùng 6/2011 
 131 
ĐẠI HỌC SÀI GÒN, MỘT MÔ HÌNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO 
THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP 
NGUYỄN KHẮC DUY 
(*)
TÓM TẮT 
Vào giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam 
đã có sự lựa chọn sáng suốt và dũng cảm. Đó là từ bỏ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung 
quan liêu bao cấp, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 
(XHCN) và hội nhập quốc tế. Thắng lợi từng bước của nền kinh tế thị trường định hướng 
XHCN, đồng thời cũng tác động và mở màn cho sự chuyển đổi của tất cả các lĩnh vực khác 
của đời sống xã hội, hình thành những mô hình thích hợp đáp ứng yêu cầu phát triển đất 
nước, trong đó có giáo dục và đào tạo, đặc biệt ở bậc giáo dục đại học. Tiến trình đổi mới 
mô hình giáo dục đại học ở nước ta nói chung, ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, có thể 
khái quát qua hai đặc trưng chủ yếu sau đây: 1/ Chuyển từ giáo dục phục vụ kinh tế kế 
hoạch hoá tập trung sang giáo dục vận hành trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng 
XHCN; 2/ Chuyển từ giáo dục khép kín sang giáo dục mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế. 
Trường Đại học Sài Gòn là một mô hình tiêu biểu của thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế. 
ABSTRACT 
‘Toward the middle of 1980s of the 20th century, under the leadership of the Party, the 
Vietnamese people had a judicious choice and were brave enough to abandon the centrally 
planned economy of bureaucracy and state subsidy and to accept the socialist-oriented 
market economy and international integration. The gradual success in socialist-oriented 
market economy had a tremendous impact on and brought changes to other areas of social 
life, thus forming suitable models to meet the requirements of national development, in 
which there is education and training, especially in university education. The process of 
reforming the model of university education in general and in HCM City in particular can 
be generalized in these two main specific characteristics: 1/ The change from the 
education for the centrally planned economy to the education in the socialist-oriented 
market economy; 2/ The change from a closed education to an open-door education, 
actively integrating into the world. Saigon University is a typical model in the period of 
reform and international integration. 
(*)
 Trường Đại học Sài Gòn được thành 
lập theo Quyết định số 478/QĐ-TTCP 
ngày 25-4-2007 của Thủ tướng Chính phủ. 
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về 
việc thành lập Trường Đại học Sài Gòn nói 
rõ: “Trường Đại học Sài Gòn là cơ sở đào 
tạo đại học công lập trực thuộc Ủy ban 
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và chịu 
( )
 Trường Trung học Thực hành Sài Gòn, 
sự quản lí nhà nước về giáo dục của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học Sài 
Gòn hoạt động theo Điều lệ trường đại học 
do Thủ tướng Chính phủ ban hành”. Đại 
học Sài Gòn đào tạo theo 2 phương thức: 
chính quy và giáo dục thường xuyên (vừa 
làm vừa học, văn bằng hai, liên thông) ở 
các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và 
sau đại học. Việc thành lập trường Đại học 
 132 
Sài Gòn nhằm phát huy và khai thác hết 
tiềm năng thế mạnh của một thành phố lớn 
nhất nước để chủ động đảm bảo nguồn 
nhân lực có trình độ chuyên môn, kĩ thuật 
cao, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế 
- xã hội trong xu thế mở cửa và hội nhập 
của thành phố và cho cả vùng kinh tế trọng 
điểm phía Nam. 
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 
trên 1,2 triệu học sinh các cấp học từ mầm 
non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học 
phổ thông, với đội ngũ cán bộ quản lí, giáo 
viên và viên chức gần 80 ngàn người. Do 
vậy, nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng 
của Trường Đại học Sài Gòn là: 
- Bồi dưỡng, đào tạo đạt chuẩn, nâng 
chuẩn cho đội ngũ đang công tác trong 
ngành Giáo dục thành phố. 
- Đổi mới và sắp xếp lại cơ cấu tổ chức 
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG 
ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
(Tính đến tháng 7/2011) 
Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ, Trường Đại học Sài Gòn. 
 133 
- Đẩy mạnh hoạt động đào tạo và hoạt 
động khoa học, công nghệ 
Chương trình đào tạo, kế hoạch giảng 
dạy và học tập được xây dựng trên cơ sở 
chương trình khung do Bộ Giáo dục và 
Đào tạo ban hành. Trường Đại học Sài 
Gòn nhanh chóng chuyển hình thức đào 
tạo từ niên chế sang đào tạo theo tín chỉ 
cho tất cả các hệ trong toàn trường, đồng 
thời triển khai các giải pháp nâng cao chất 
lượng giáo dục, xây dựng chuẩn đầu ra, 
tăng cường kiểm tra theo dõi tiến độ, 
hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo 
đa ngành đa cấp, tiếp cận khu vực và 
quốc tế. Đặc biệt, trường thường xuyên tổ 
chức lấy ý kiến phản hồi từ người học 
nhằm nắm bắt nhu cầu người học, đồng 
thời làm cơ sở cho những điều chỉnh 
trong quá trình đào tạo. 
Trường Đại học Sài Gòn hiện nay có: 
-27 ngành ở bậc đại học hệ chính 
quy: Khoa học Môi trường, Kế toán, 
Tài chính - Ngân hàng, Quản trị Kinh 
doanh, Công nghệ thông tin, Văn hoá - 
Du lịch, Thư viện Thông tin, Ngôn ngữ 
Anh, Điện tử - Viễn thông, Kĩ thuật 
Điện - Điện tử, Toán ứng dụng, Thanh 
nhạc, Sư phạm Toán học, Sư phạm Vật 
lí, Sư phạm Tin học, Sư phạm Hoá học, 
Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, 
Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lí, Sư 
phạm Tiếng Anh, Sư phạm Âm nhạc, 
Sư phạm Mĩ thuật, Giáo dục Tiểu học, 
Giáo dục Mầm non, Giáo dục Chính trị, 
Quản lí Giáo dục. 
- 23 ngành ở bậc cao đẳng hệ chính 
quy: Công nghệ Môi trường, Kế toán, Tài 
chính - Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh, 
Công nghệ Thông tin, Văn hoá - Du lịch, 
Thư viện Thông tin, Lưu trữ học, Quản trị 
văn phòng, Thư kí Văn phòng, Tiếng Anh 
thương mại du lịch, Sư phạm Toán học, 
Sư phạm Vật lí, Sư phạm Hoá học, Sư 
phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, Sư 
phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lí, Sư phạm 
Tiếng Anh, Sư phạm Công nghiệp, Sư 
phạm Kinh tế gia đình, Giáo dục Tiểu 
học, Giáo dục Mầm non. 
- Bậc trung cấp có: Công nghệ 
Thông tin chất lượng cao, Kế toán chất 
lượng cao, Giáo dục Mầm non. 
- Ngoài phương thức đào tạo chính 
quy, Đại học Sài Gòn còn có hệ Giáo dục 
thường xuyên (vừa làm vừa học, liên 
thông). Đến nay, có hơn 11.000 sinh viên 
theo học hệ này. 
Đặc biệt, từ năm học 2008 – 2009, 
Trường Đại học Sài Gòn liên kết với 
trường Đại học Vinh để đào tạo sau đại 
học. Qua hơn 3 năm, trường đã liên kết 
đào tạo 18 ngành với gần 1.200 học viên 
cao học. 
Trường Đại học Sài Gòn cũng đẩy 
mạnh nghiên cứu khoa học, gắn nhiệm vụ 
giảng dạy, học tập với nghiên cứu khoa 
học; xây dựng các chương trình nghiên 
cứu, ứng dụng khoa học trong thực tiễn ở 
địa phương, cơ sở sản xuất. Trường quan 
hệ chặt chẽ với các Sở, Ban, Ngành của 
thành phố, tăng cường liên kết hợp tác với 
các doanh nghiệp để rèn luyện kĩ năng 
cho sinh viên, gắn kết đào tạo với yêu cầu 
sử dụng nguồn nhân lực, thực hiện đào 
tạo theo nhu cầu của xã hội. Đặc biệt, sự 
ra đời của Tạp chí Đại học Sài Gòn phản 
ánh bước trưởng thành trong công tác 
nghiên cứu khoa học, hoạt động khoa học 
đi vào nền nếp, hỗ trợ đắc lực cho nhiệm 
vụ giáo dục đào tạo của trường. 
 134 
Trường Đại học Sài Gòn tăng cường 
mối quan hệ với các trường đại học, viện 
nghiên cứu, thực hiện liên kết, hợp tác 
trong đào tạo, bồi dưỡng. Trường mở 
rộng quan hệ hợp tác quốc tế; tận dụng 
những cơ hội trong xu thế quốc tế hoá 
giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học; 
thường xuyên tổ chức các hội thảo khoa 
học cấp quốc gia và quốc tế. 
Trường liên kết với các trường đại 
học quốc tế: Học viện Giáo dục Kaplan; 
chuẩn bị điều kiện liên kết với Đại học 
Osaka Nhật Bản; trường Đại học 
Lakeland Hoa Kì Đó là những khởi đầu 
cho mục tiêu vươn ra “biển lớn”, hợp tác 
cũng như quốc tế hoá giáo dục và đào tạo. 
Cơ sở vật chất của nhà trường được 
quan tâm đầu tư thỏa đáng, ngoài cơ sở 
chính tại 273 An Dương Vương, Quận 5, 
thành phố Hồ Chí Minh, còn có các cơ sở 
khác là: 105 Bà Huyện Thanh Quan, 
Quận 3; 20 Ngô Thời Nhiệm, Quận 3; 04 
Tôn Đức Thắng, Quận 1; 220 Trần Bình 
Trọng, Quận 5. Tất cả các cơ sở được tiến 
hành sửa chữa nâng cấp khang trang, các 
phương tiện dạy và học được trang bị 
ngày càng hoàn thiện, hiện đại như: máy 
nghe nhìn, mạng internet, các phòng thí 
nghiệm, thư viện Hiện nhà trường đang 
xúc tiến xây dựng cơ sở mới tại Phường 
Tân Phong, Khu đô thị mới Nam Sài Gòn. 
Việc đầu tư tài chính, xây dựng cơ sở vật 
chất đã góp phần không ngừng nâng cao 
chất lượng đào tạo của nhà trường, đặc 
biệt đáp ứng quy mô phát triển ngày càng 
tăng, số lượng sinh viên theo học ngày 
càng nhiều. 
Về tài chính, Trường Đại học Sài Gòn 
được áp dụng chế độ tài chính quy định 
tại nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 
15/4/2006 của Chính phủ về chế độ tài 
chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có 
thu, được cơ quan có thẩm quyền phê 
duyệt. Nhà trường hoạt động về cơ bản 
dựa trên nguồn tài chính do Ủy ban Nhân 
dân Thành phố cung cấp, bên cạnh đó có 
phần thu học phí từ sinh viên và các 
nguồn tài trợ từ các tổ chức ngoài xã hội. 
Cơ chế chi tiêu theo nguyên tắc tự chủ về 
tài chính. Vì thế, các hoạt động của nhà 
trường, đặc biệt là hoạt động đào tạo, bồi 
dưỡng luôn năng động, linh hoạt, nhạy 
bén, chất lượng đào tạo ngày càng được 
nâng cao. Thông qua các đại hội, các hội 
thảo, trường đã lấy ý kiến rộng rãi, dân 
chủ để xây dựng bản Quy chế chi tiêu nội 
bộ. Với bản Quy chế chi tiêu minh bạch, 
hợp lí, trong đó ưu tiên cho việc khuyến 
khích, động viên không ngừng nâng cao 
chất lượng đào tạo, thu hút tài năng trí 
thức, trả công xứng đáng cho người lao 
động và cho cả người học có thành tích 
cao, đã tạo ra bầu không khí phấn khởi, 
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ban Giám 
hiệu nhà trường. Nhiều hoạt động của 
trường, từ các hoạt động phục vụ công tác 
đào tạo bồi dưỡng như mời giảng viên, tổ 
chức hội thảo khoa học đến mua sắm 
trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất 
được đáp ứng kịp thời và hiệu quả. 
Trường Đại học Sài Gòn vì thế thu 
hút ngày càng nhiều thí sinh không chỉ 
trên địa bàn thành phố mà cả khu vực 
phía Nam, thậm chí không ít sinh viên 
trên phạm vi cả nước và quốc tế theo học. 
Bảng số liệu dưới đây phản ánh không chỉ 
quy mô, tốc độ phát triển của trường mà 
còn cho thấy đây là một địa chỉ đào tạo và 
cung cấp nguồn nhân lực lớn cho thành 
phố và khu vực (bảng H2). 
 135 
Đại học Sài Gòn hôm nay chính là một 
quá trình chuyển đổi tuy không dài nhưng 
căn bản và sâu sắc, hình thành một mô 
hình giáo dục đại học tiêu biểu cho xu 
hướng đổi mới. Đó là một đại học đa 
ngành, đa hệ, đa phương thức đào tạo, năng 
động sáng tạo, phản ánh xu thế tất yếu của 
thời đại cũng như nhu cầu của công cuộc 
xây dựng và phát triển đất nước nói chung, 
của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới và hội nhập (Đại hội VI, VII, VIII, IX, X) 
(2008). NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội,. 
2. Tài liệu: Hội nhập kinh tế quốc tế trong ngành Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và 
Đào tạo, Học viện Quản lí Giáo dục Hà Nội, 2008. 
3. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định 
hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại 
hoá và nhiệm vụ đến năm 2000. (24.12.1996). 
4. Phạm Phụ (2005), Về khuôn mặt mới của Giáo dục Đại học Việt Nam, NXB Đại học 
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 
5. Nguyễn Đình Hương (2007), Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại, NXB Giáo 
dục. 
6. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ngành giáo dục đào tạo Việt Nam (2001), 
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
Số lượng thí sinh đăng kí thi tuyển vào trường Đại học Sài Gòn 
từ năm 2007 đến năm 2011 
TT 
Năm 
 Nội dung 
2007 2008 2009 2010 2011 
1 Thí sinh khối 
ngoài sư phạm 
12.414 11.125 29.151 29.374 20.017 
2 Thí sinh khối sư 
phạm 
5.751 2.613 3.976 14.093 11.493 
3 Thí sinh xét NV1 
không thi 
 3.285 6.421 8.449 7.972 
Tổng cộng 18.162 17.023 39.548 51.916 39.482 
Bảng H2: Nguồn của phòng Đào tạo Trường ĐHSG 
 136 
7. Nghị quyết số 14/2005/NĐ-CP ngày2-11-2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Đổi mới 
cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020” 
8. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường 
Đại học Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh tháng 3-2008 
9. Các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường Đại học Sài Gòn. 

File đính kèm:

  • pdfdai_hoc_sai_gon_mot_mo_hinh_giao_duc_dao_tao_thoi_ki_doi_moi.pdf