Bài giảng Giáo dục môi trường ở Tiểu học

BÀI MỞ ĐẦU (2 TIẾT)

GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Mục tiêu

Sinh viên phân tích được khái niệm môi trường, mô tả được đối tượng và nhiệm vụ

của khoa học môi trường.

1. Định nghĩa về môi trường

Theo nghĩa rộng , môi trường là tập hợp tất cả các điều kiện bên ngoài có ảnh

hưởng tới mọi vật thể, một sự kiện hay một cơ thể sống. Bất cứ một vật thể, một sự

kiện hay một cơ thể sống nào cũng tồn tại và biến đổi trong một môi trường nhất

định.

Đối với cơ thể sống, môi trường sống là tập hợp tất cả các điều kiện bên ngoài

có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể. Đó là môi trường sống (living

environment) của cơ thể sinh vật. Sinh vật có bốn môi trường sống chính: môi

trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật.

Môi trường sống của con người là cả vũ trụ, trong đó hệ Mặt Trời và Trái Đất

có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và sự phát triển của con người. Mặt Trời

cung cấp năng lượng cho sự sống. Về mặt vật lí, Trái Đất có thạch quyển

(lithosphere) chỉ phần vỏ Trái Đất có bề dày từ mặt đất đến độ sâu khoảng 60 km;

thủy quyển (hydrosphere) tạo nên bởi các đại dương, biển, ao hồ, sông suối, băng

tuyết; khí quyển (asmosphere) với không khí bao quanh Trái Đất. Về mặt sinh học,

Trái Đất có sinh quyển (biophere) bao gồm các cơ thể sống cùng với các bộ phận

của thạch quyển, thủy quyển và khí quyển tạo thành môi trường sống của của các cơ

thể sinh vật. Sinh quyển gồm có các thành phần hữu sinh và vô sinh, sinh quyển

ngoài vật chất và năng lượng còn chứa các thông tin sinh học có tác dụng duy trì

cấu trúc, cơ chế tồn tại và phát triển của các cơ thể sống. Dạng thông tin phát triển

cao nhất là trí tuệ con người, nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển

của Trái Đất.

pdf 115 trang yennguyen 3842
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục môi trường ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Giáo dục môi trường ở Tiểu học

Bài giảng Giáo dục môi trường ở Tiểu học
0TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN
ĐỒNG MUÔN
BÀI GIẢNG
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG Ở TIỂU HỌC
(Dùng cho bậc Cao đẳng, ngành Giáo dục Tiểu học)
Quảng Ngãi, 2016
1MỤC LỤC
BÀI MỞ ĐẦU. GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Chương 1. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG
1.1. Tìm hiểu sự xuất hiện của sinh thái quyển và nhân tố sinh thái
của môi trường (2 tiết)..............................................................................................7
1.2. Tìm hiểu môi trường đất và các môi trường sinh thái trên cạn (2 tiết)............10
1.3. Tìm hiểu môi trường đất và môi trường không khí (2 tiết)..............................15
Chương 2. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
2.1. Tìm hiểu khái niệm phân loại tài nguyên và đánh giá
tài nguyên thiên nhiên (1 tiết)..................................................................................20
2.2. Tìm hiểu tài nguyên khoáng sản và phân loại (1 tiết)......................................23
2.3. Tìm hiểu tài nguyên đất, rừng và khí hậu (2 tiết).............................................28
2.4. Tìm hiểu tài nguyên nước, tài nguyên biển và đại dương (2 tiết)....................36
Chương 3. CÁC NGUYÊN LÍ SINH THÁI HỌC ỨNG DỤNG TRONG
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
3.1.Tìm hiểu cấu trúc của sự sống và cơ chế hoạt động cuả hệ sinh thái (1
tiết)...........................................................................................................................42
3.2. Tìm hiểu các chu trình sinh địa hóa (1 tiết)......................................................46
3.3. Tìm hiểu dòng tuần hoàn năng lượng trong hệ sinh thái(2 tiết).......................49
3.4. Tìm hiểu sự cân bằng của hệ sinh thái và đa dạng sinh học (2 tiết).................54
Chương 4. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
4.1. Tìm hiểu lịch sử tác động của con người đối với môi trường (1 tiết)..............64
4.2. Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường và vấn đề ô nhiễm môi trường
không khí (1 tiết)....................................................................................................67
4.3. Tìm hiểu ô nhiễm môi trường nước và đất (0,5 tiết)........................................70
4.4. Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, rác thải và ô nhiễm khác (0,5 tiết)............74
4.5. Tìm hiểu vấn đề hủy hoại môi trường tự nhiên (1 tiết)....................................77
Chương 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỀN TẢNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
5.1. Tìm hiểu vấn đề dân số (2 tiết)........................................................................83
25.2. Tìm hiểu vấn đề lương thực thực phẩm (1 tiết)..............................................91
5.3. Tìm hiểu vấn đề năng lượng (0,5 tiết)............................................................98
5.4. Tìm hiểu vấn đề phát triển bền vững ( 0,5 tiết)..............................................101
CHƯƠNG 6. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
6.1. Tìm hiểu lịch sử và phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường (1 tiết).......105
6.2. Tìm hiểu nội dung giáo dục môi trường (0,5 tiết)..........................................108
6.3. Tìm hiểu luật bảo vệ môi trường (0,5 tiết).....................................................111
3BÀI MỞ ĐẦU (2 TIẾT)
GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu
Sinh viên phân tích được khái niệm môi trường, mô tả được đối tượng và nhiệm vụ
của khoa học môi trường.
1. Định nghĩa về môi trường
Theo nghĩa rộng , môi trường là tập hợp tất cả các điều kiện bên ngoài có ảnh
hưởng tới mọi vật thể, một sự kiện hay một cơ thể sống. Bất cứ một vật thể, một sự
kiện hay một cơ thể sống nào cũng tồn tại và biến đổi trong một môi trường nhất
định.
Đối với cơ thể sống, môi trường sống là tập hợp tất cả các điều kiện bên ngoài
có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể. Đó là môi trường sống (living
environment) của cơ thể sinh vật. Sinh vật có bốn môi trường sống chính: môi
trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật.
Môi trường sống của con người là cả vũ trụ, trong đó hệ Mặt Trời và Trái Đất
có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và sự phát triển của con người. Mặt Trời
cung cấp năng lượng cho sự sống. Về mặt vật lí, Trái Đất có thạch quyển
(lithosphere) chỉ phần vỏ Trái Đất có bề dày từ mặt đất đến độ sâu khoảng 60 km;
thủy quyển (hydrosphere) tạo nên bởi các đại dương, biển, ao hồ, sông suối, băng
tuyết; khí quyển (asmosphere) với không khí bao quanh Trái Đất. Về mặt sinh học,
Trái Đất có sinh quyển (biophere) bao gồm các cơ thể sống cùng với các bộ phận
của thạch quyển, thủy quyển và khí quyển tạo thành môi trường sống của của các cơ
thể sinh vật. Sinh quyển gồm có các thành phần hữu sinh và vô sinh, sinh quyển
ngoài vật chất và năng lượng còn chứa các thông tin sinh học có tác dụng duy trì
cấu trúc, cơ chế tồn tại và phát triển của các cơ thể sống. Dạng thông tin phát triển
cao nhất là trí tuệ con người, nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển
của Trái Đất.
4Tùy theo nội dung nghiên cứu, môi trường sống của con người (gọi tắt là môi
trường) được phân chia thành môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường
nhân tạo.
Môi trường tự nhiên gồm các yếu tố tự nhiên: vật lí, hóa học, sinh học tồn tại
khách quan ngoài ý muốn của con người. Môi trường xã hội gồm các mối quan hệ
giữa người với người. Môi trường nhân tạo gồm những nhân tố vật lí, sinh học, xã
hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người.
Sau đây là một số định nghĩa về môi trường:
1. Môi trường gồm tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có khả
năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Bất cứ một vật thể, một
sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường (Tăng Văn Đoàn, Trần
Đức Hạ, 1995).
2. Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh
và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản
của sinh vật (SGK Sinh học 11)
3. Môi trường là một tổng thể các điều kiện ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân
hoặc dân cư. Tình trạng của môi trường quyết định trực tiếp chất lượng và đời sống
còn của cuộc sống.
Trong môi trường có bốn bộ phận chính tác động qua lại với nhau:
- Bộ phận tự nhiên gồm nước, không khí, đất và ánh sáng.
- Bộ phận kiến tạo bao gồm những cảnh quang do sự thay đổi của con người.
- Bộ phận không gian bao gồm những yếu tố và đặc điểm, khoảng cách, mật
độ, phương hướng và sự thay đổi trong môi trường.
- Bộ phận văn hóa-xã hội gồm các cá nhân và các nhóm dân cư, công nghệ,
tôn giáo, các định chế, kinh tế học, thẫm mĩ học, dân số học và các hoạt động khác
của con người.(Marquarie Press BoBo, Khoa Giáo Dục, Đại học New South Wales,
Australia)
4. Môi trường là bao gồm tất cả các yếu tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực
tiếp, gián tiếp hoặc tác động qua lại với sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những
hoạt động của sinh vật (Trần Kiên, Hoàng Đức Nhuận, Mai Sỹ Tuấn, 1999)
55. Môi trường là tập hợp các điều kiện bên ngoài mà sinh vật tồn tại trong đó. Môi
trường của con người bao gồm tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, công nghệ, kinh
tế chính trị, đạo đức, văn hóa, lịch sử và mĩ học... (Allaby 1994).
6. Môi trường là tổng hợp tất cả các nhân tố vật lí, hóa học, sinh học, kinh tế và xã
hội có tác động tới một cá thể một quần thể, hoặc một cộng đồng. Những nhân tố
này bao gồm cả biện pháp quản lí hợp lí việc sử dụng và duy trì các nguồn tài
nguyên thiên nhiên đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của loài người hiện nay và
trong tương lai (Ngân hàng thế giới, 1980)
2. Giới thiệu về khoa học môi trường
2.1. Tính liên ngành của khoa học môi trường
Khoa học môi trường là khoa học tổng hợp của nhiều ngành khoa học tự
nhiên: Sinh học, Toán học, Vật lí, Hóa học, Địa lí tự nhiên, Thổ nhưỡng, Khí
tượng thủy văn, Địa chất và khoa học nhân văn: Lịch sử, Xã hội học, Dân tộc học,
Dân số học. Khoa học môi trường sử dụng tất cả các phương pháp nghiên
cứu các của các ngành khoa học trên. Tuy nhiên, khoa học môi trường sử dụng
những phương pháp ngiên cứu đặc trưng liên quan đến nội dung và mục đích
nghiên cứu riêng ở các môi trường khác nhau. Việc sử dụng phương pháp thống kê,
xác suất và các mô hình toán học giúp ích rất nhiều cho khoa học môi trường. Sự
phát triển nhanh của các khoa học liên quan đến khoa học môi trường đã đẩy nhanh
tốc độ phát triển và chất lượng của khoa học môi trường, giúp loài người bảo vệ
được “Trái Đất – ngôi nhà chung của chúng ta”.
2.2. Đối tượng của khoa học môi trường
Đối tượng nghiên cứu của khoa học môi trường là môi trường sống của con
người. Môi trường được chia thành môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi
trường nhân tạo. Ba môi trường này cùng tồn tại và có mối quan hệ tương tác, chặt
chẽ với nhau, cùng tác động đến sự tồn tại, phát triển của con người và các cơ thể
sinh vật.
2.3. Nhiệm vụ của khoa học môi trường
6Nhiệm vụ của khoa học môi trường là nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa
con người với môi trường, phát hiện các quy luật về môi trường, đưa ra những
nguyên tắc sử dụng và bảo vệ môi trường.
2.4. Vị trí của khoa học môi trường
Khoa học môi trường là môn khoa học mới, nảy sinh trên nền tảng của Sinh
thái học và do yêu cầu thúc bách của loài người là phải bảo vệ được môi trường
trong quá trình tồn tại và phát triển của mình.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc BVMT, Việt Nam đã tham gia vào
nhiều Công ước Quốc tế về BVMT, bảo vệ đa dạng sinh học. Năm 1991, nước ta đã
thông qua kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững. Luật
bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua và được công bố ngày 10-1-1994 tạo
điều kiện để cụ thể hóa Điều 29 Hiến pháp năm 1992 trong việc quản lí Nhà nước
về môi trường. Ngày 25-6-1998, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị
36CT/TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đó là những cơ sở pháp lí cho công tác BVMT.
Đánh giá
1. Phân biệt môi trường sống của sinh vật với môi trường sống của con người.
2. Tổng hợp các định nghĩa trên và đưa ra những dấu hiệu bản chất nhất về khái
niệm môi trường của con người.
3. Trình bày đối tượng, nhiệm vụ của khoa học môi trường.
7Chương 1 (6 tiết)
CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu
Sinh viên phân tích được khái niệm môi trường, mô tả được đối tượng và nhiệm vụ
của khoa học môi trường.
1.1. Tìm hiểu sự xuất hiện của sinh thái quyển và các nhân tố sinh thái của môi
trường
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của sinh thái quyển
1.1.1.1. Lịch sử hình thành sinh thái quyển
Sinh thái quyển (ecosphere) là tổng thể các thành phần vô cơ và sinh vật cấu
thành sinh quyển bao gồm lớp vỏ Trái Đất có sự sống và tổng thể các loài sinh vật
sống ở đó.
Cách đây 4.400 triệu năm, Trái Đất đã có khí quyển và đại dương. Trong khí
quyển có các chất vô cơ đơn giản như CO2, H2O, NH3, N2. Dưới tác dụng Mặt Trời,
năng lượng sấm chớp, một số phân tử vô cơ đã kết hợp với nhau tạo thành các phân
tử hữu cơ đơn giản. Một số phân tử chất hữu cơ này có khả năng đặc biệt là trao đổi
chất với môi trường bên ngoài, lớn lên và phân chia. Chúng là mầm mống đầu tiên
của sự sống.
Kết quả của quá trình tiến hóa của vật chất là tạo ra sự sống và sự sống đã
tham gia vào các quá trình biến đổi của Trái Đất từ khoảng 1 tỉ năm trước đây. Giai
đoạn đầu của tiến hóa vật chất là sự tiến hóa của vật lí và hóa học (từ 1,5 đến 4,1 tỉ
năm về trước).
Tiếp theo là giai đoạn tiến hóa sinh học, giai đoạn này bắt đầu từ mầm mống
đầu tiên của sự sống, xuất hiện khoảng 4,1 tỉ năm trước đây. Kết quả của các công
trình nghiên cứu cổ sinh cho thấy: các cơ thể đơn bào dạng bọt biển (Spongia) làm
bá chủ Trái Đất khoảng 600 triệu năm, rồi đến nhuyễn thể và các loài sâu bọ. Đến kỉ
Cambri, quá trình tiến hóa sinh học diễn ra nhanh chóng, chỉ trong khoảng thời gian
từ 10 – 20 triệu năm, một quãng thời gian ngắn ngủi so với 15 tỉ năm lịch sử phát
triển của vũ trụ. Kết quả, Trái Đất đã có hàng triệu dạng sống hình thành. Người
8vượn xuất hiện cách đây khoảng 3,5 - 4,5 triệu năm, còn Người hiện đại xuất hiện
vào khoảng 2 triệu năm trước. Sự xuất hiện của sinh vật trên Trái Đất là nhân tố tác
động mạnh mẽ đến quá trình biến đổi vật chất và làm rút ngắn quá trình tiến hóa của
chúng.
Như vậy, quá trình hình thành thái quyển là quá trình tiến hóa của vật chất từ
thể vô cơ, tiến tới hữu cơ rồi hình thành các cơ thể sống và đạt tới đỉnh cao hiện nay
là trí tuệ của con người.
1.1.1.2. Khái niệm về sinh quyển
Khái niệm sinh quyển đã được đề cập từ cuối thế kỉ XIX, nhưng nhờ sự phát
triển của nhiều ngành khoa học liên quan đến sự sống đã cho phép mở rộng khái
niệm sinh quyển.
V.I.Vemadxki cho rằng sinh quyển là một thành tạo mang tính chất hành tinh:
“Trong sinh quyển của chúng ta, sự sống không tồn tại độc lập với hoàn cảnh xung
quanh, mà chất sống – nghĩa là toàn bộ sinh vật, có quan hệ hết sức chặt chẽ với
môi trường xung quanh của sinh quyển”.
X.V.Kalexnik (1970) đã đưa ra định nghĩa cụ thể và ngắn gọn hơn: “Sinh
quyển là một bộ phận của vỏ hành tinh chứa đầy vật chất sống (nghĩa là toàn bộ các
cơ thể sống) và các sản phẩm do hoạt động sống của chúng sinh ra”.
1.1.1.3. Thành phần vật chất của sinh quyển
Sinh quyển bao gồm các thành phần sau đây:
- Vật chất sống: bao gồm tất cả các cơ thể sinh vật, kể cả các bào tử và các
viroit bay lơ lửng trong không gian.
- Vật chất có nguồn gốc sinh vật: than đá, dầu mỏ, khí đốt,...
- Vật chất được hình thành do tác động của các cơ thể sinh vật: lớp vỏ phong
hóa, lớp phủ thổ nhưỡng, không khí trong tầng đối lưu...
1.1.1.4. Phạm vi của sinh quyển
Phạm vi của sinh quyển tùy thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật:
- Giới hạn trên là nơi tiếp giáp với tầng ôzôn của khí quyển (cách mặt đất từ
25-30 km) trong tầng bình lưu, các bào tử có thể tồn tại trong độ cao này.
9- Giới hạn dưới xuống tới đáy đại dương và trong lớp vỏ phong hóa ở các lục
địa.
Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ bề dày của sinh quyển, chúng chỉ
tập trung nhiều ở những nơi có thực vật phân bố. Như vậy, giới hạn của sinh quyển
bao gồm toàn bộ môi trường không khí tầng đối lưu, môi trường nước, môi trường
đất và lớp vỏ phong hóa của thạch quyển (có độ cao trung bình 60m).
Sự tương tác qua lại giữa các cơ thể sống với môi trường sống của chúng có
ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các môi trường sống: môi trường
nước, môi trường đất và môi trường không khí. Vì vậy, bảo vệ đa dạng sinh học
không chỉ bảo vệ vốn gen, mà còn bảo vệ sự cân bằng sinh thái và bảo vệ môi
trường sống của chúng.
1.1.2. Các nhân tố sinh thái
Các nhân tố sinh thái bao gồm: nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh và nhân tố
con người. Các nhân tố sinh thái (NTST) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự thay
đổi của NTST kia và ngược lại, chẳng hạn ánh sáng sẽ làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm
của không khí...
Mỗi NTST của môi trường có ảnh hưởng khác nhau tới các loài sinh vật. Phần
lớn các nhân tố khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió và các nhân tố khác như
thức ăn luôn thay đổi theo thời gian và không gian. Những thay đổi của các NTST
có thể theo chu kì hoặc không có tính chu kì rõ ràng. Chúng tác động đến cơ thể
sinh vật theo những quy luật khác nhau.
Các nhân tố h ... riển một hệ thống kinh tế nhờ sử dụng các tiến bộ khoa học công
nghệ tận dụng hầu hết mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời thải ra môi
trường nhiều loại chất thải làm cho môi trường bị ô nhiễm. Nhiều hậu quả nghiêm
trọng mà con người đang gánh chịu. Bằng những quyết định và hành động cụ thể,
con người cần cải thiện môi trường của mình không chỉ cho hôm nay mà cho cả mai
sau.
Phát triển nền kinh tế - Môi trường bền vững chính là phát triển để đáp ứng
những nhu cầu về đời sống hôm nay, nhưng không làm tổn thương đến đáp ứng cho
nhu cầu cuộc sống của các thế hệ khác trong tương lai.
Môi trường là một thành tố của phát triển bền vững. Sự phát triển bền vững
phải dựa trên 4 chân đỡ: kinh tế, môi trường, xã hội và văn hóa. Do đó, bảo vệ môi
trường có liên quan đến xã hội, văn hóa và không độc lập với phát triển kinh tế.
Mục tiêu của GDMT ở Việt Nam cần đạt tới là:
- Giúp cho mỗi các nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và sự nhạy cảm về môi
trường cùng với các vấn đề môi trường đặt ra.
- Giúp cho họ hiểu biết những khái niệm cơ bản về môi trường và bảo vệ môi
trường.
106
- Hình thành ở họ những tình cảm, thái độ đối với việc giải quyết các vấn đề
môi trường hiện nay.
- Giúp họ có được những kĩ năng giải quyết cũng như thuyết phục các thành
viên khác cùng tích cực tham gia giải quyết các vấn đề môi trường nơi mình sinh
sống, học tập và công tác.
6.1.2. Phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường
GDMT là quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu biết và quan tâm
trước những vấn đề môi trường, bao gồm kiến thức, thái độ, hành vi, trách nhiệm và
kĩ năng để tự mình và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi
trường trước mắt cũng như lâu dài.
GDMT là quá trình thực hiện lâu dài, cần được bắt đầu thực hiện từ tuổi mẫu
giáo, được tiếp tục trong những năm học ở phổ thông và trong suốt cuộc đời.
GDMT trong nhà trường phổ thông không phải là một môn học riêng mà là
giáo dục tổng thể thông qua các môn học. GDMT không phải là ghép thêm vào
chương trình giáo dục một bộ môn tách biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà là khai
thác các kiến thức khoa học trong các môn học để tích hợp lồng ghép GDMT cho
học sinh bằng các phương pháp dạy học bộ môn.
Tuy nhiên, việc khai thác kiến thức để GDMT thông qua các môn học phải
đảm bảo nguyên tắc:
- Không quá lạm dụng GDMT mà làm giảm tính khoa học và logic của nội
dung tiết học.
- Khai thác để tích hợp lồng ghép GDMT phải đảm bảo tính vừa sức, tránh
quá tải về kiến thức.
- GDMT không chỉ nhằm cung cấp những kiến thức, kĩ năng mà còn xây dựng
tình cảm, thái độ và hành động xã hội đối với môi trường.
- GDMT cơ bản là giáo dục giải quyết vấn đề trên nền tảng sự tính toán tổng
thể và sự phát triển bền vững kinh tế - môi trường chung.
Đánh giá
1. Mục tiêu của GDMT là gì?
2. Trình bày phương pháp tiếp cận và nguyên tắc tích hợp GDMT trong trường học.
107
6.2. Tìm hiểu nội dung giáo dục môi trường
GDMT được chia làm 2 loại chính:
- GDMT qua khai thác chương trình và các kiến thức môn học theo sách giáo
khoa hiện hành.
- GDMT thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động xã hội.
Chương trình GDMT chung cho các hai loại hình, gồm hai phần: phần cứng
và phần mền. Phần cứng cho mọi đối tượng, thích hợp lồng ghép vào các chương
trình thích hợp hoặc theo bài, mục riêng. Phần mềm là các chuyên đề, hoạt động
ngoại khóa dành cho các chuyên nghành và có thể thay đổi tùy theo mức độ chuyên
ngành và tình hình cụ thể của từng trường, từng địa phương. Ngay trong nội dung
của phần cứng cũng có thể thay đổi tùy theo chuyên ngành hẹp của đối tượng.
Ở bậc tiểu học, GDMT được thực hiện ở hầu hết các môn học: Đạo Đức, Hát
nhạc, Tiếng Việt, Lao động kĩ thuật, Tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên mức độ kiến
thức, kĩ năng và thái độ thay đổi theo mức độ kiến thức trong chương trình SGK.
Nhưng GDMT đều tập trung vào các nội dung sau:
- Kiến thức về môi trường
- Các biện pháp hình thành và phát triển kĩ năng môi trường.
- Giá trị của môi trường đối với con người.
6.2.1. Nội dung phần cứng
- Những khái niệm cơ bản về GDMT
- Thực trạng môi trường (toàn cầu, khu vực và Việt Nam)
- Những vấn đề cơ bản của sinh thái học
- vấn đề ô nhiễm và chất lượng cuộc sống
- Bảo vệ môi trường và giá trị cơ bản trong bảo vệ môi trường
- Phương hướng và biện pháp trong bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Bạn làm gì để bảo vệ và phát triển bền vững môi trường? Kế hoạch hành
động.
6.2.2. Nội dung phần mềm
Gồm các chủ đề sát với thực tế cuộc sống:
108
- Bạn ăn gì?
- Nước uống
- Năng lượng dùng trong gia đình
- Sự nóng lên của toàn cầu
- Năng lượng tái sinh
- Rừng nhiệt đới
- Rác thải sinh hoạt
- Cây cối và đời sống quanh ta
- Sự tiêu biến của các vùng đất ngập nước
- Mưa axit
- Các bệnh tật học đường
- Hóa học và đời sống
- Năng lượng Mặt trời
- Đa dạng sinh học quanh ta
6.2.3. Những hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
6.2.3.1. Trồng cây gây rừng
Các nhà trường tham gia trồng cây gây rừng theo kế hoạch liên bộ: Bộ Giáo
dục và Đào tạo – Bộ lâm nghiệp. Từ năm 1991 đến năm 1995 đã hoàn thành kế
hoạch trồng 15 triệu cây, góp phần cải tạo môi trường địa phương nói riêng và toàn
quốc nói chung. Trong dự án trồng rừng từ năm 1998 đến năm 2010, các trường
cũng đã bước đầu tham gia trồng thêm 5 triệu ha rừng, trong đó có 70000 ha là rừng
cảnh quang sinh thái ở thành phố. Đó là hoạt động thiết thực tham gia bảo vệ môi
trường.
6.2.3.2. Tìm hiểu và hành động vì môi trường địa phương
Ngày càng có nhiều trường tổ chức những hoạt động ngoại khóa tìm hiểu
nghiên cứu, hành động vì môi trường địa phương. Hoạt động này vừa giúp cho việc
vận dụng làm sáng tỏ kiến thức bộ môn, vừa góp phần nâng cao nhận thức phát
triển bền vững môi trường và phát huy tính chủ động trong việc giải quyết vấn đề
môi trường địa phương.
109
6.2.3.3. Xây dựng mô hình VAC, RVAC ở nhà trường hoặc các cộng đồng dân cư
nơi trường đóng.
Có những chương trình 2 năm hoặc 3 năm cho các trường phổ thông ở nông
thôn, miền núi làm các mô hình trình diễn cho đồng bào làm theo. Những mô hình
VAC, RVAC mới xây dựng đã đóng góp vai trò khá quan trọng trong việc củng cố
cân bằng sinh thái trong cộng đồng. Mặt khác những mô hình này càng cho thấy lợi
ích giáo dục và lợi ích kinh tế.
6.2.3.4. Những hoạt động thi về môi trường với những chủ đề khác nhau
Những hội thi tem, cây cảnh, chim cảnh, thi hát, thi vẽ đã góp phần tích cực
trong việc nâng cao nhận thức cho học sinh, phụ huynh về bảo vệ môi trường và
phát triển môi trường bền vững.
6.2.3.5. Tham gia tuyên truyền cộng đồng về thực trạng môi trường và các cách bảo
vệ môi trường.
Một số tỉnh đã tổ chức Ngày môi trường hoặc tham gia cổ động nhân Ngày
môi trường thế giới.
Muốn thực hiện các nội dung và những hoạt động GDMT theo những phương
pháp tiếp cận đã nêu ở trên, trước hết phải tiến hành đào tạo bồi dưỡng về nhận thức
và năng lực GDMT cho các cán bộ quản lí, GV. Những đợt thì điểm bồi dưỡng trên
các địa bàn ở 20 tỉnh đã đáp ứng yêu cầu này.
Ngày 25-6-1998, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị
36CT/TW về “tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước”. Chỉ thị có vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ sở
định hướng vững chắc cho các hoạt động giáo dục và bảo vệ môi trường.
6.2.3.6. Ba định hướng cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường
- Giáo dục về môi trường nhằm quản lí môi trường tốt hơn.
+ Cung cấp những hiểu biết về môi trường tự nhiên và cơ chế hoạt động của
nó.
+ Cung cấp những hiểu biết về tác động qua lại của con người và môi trường.
+ Xây dựng những kĩ năng tư duy đúng đắn về môi trường.
110
- Giáo dục trong môi trường để hiểu rõ môi trường và tận dụng môi trường
như một nguồn học tập.
+ Môi trường được coi như một nguồn học tập, rút ra những kiến thức thực tế
phù hợp, những kinh nghiệm, thực hành để học tập qua tiếp xúc trực tiếp với môi
trường.
+ Phát triển năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm hướng tới một môi trường bền vững.
+ Xây dựng quan niệm và trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ môi
trường.
+ Xây dựng cho mỗi người một giá trị đạo đức môi trường.
+ Nâng cao lòng yêu mến đối với môi trường và khả năng lựa chọn phong
cách sống thích hợp cùng với khả năng sử dụng khôn ngoan các nguồn tài nguyên
môi trường.
Đánh giá
1. trình bày nội dung và các hoạt động của GDMT. Theo bạn, hoạt động GDMT nào
có hiệu quả nhất trong nhà trường hiện nay?
2. GDMT có gì giống và khác với các môn học truyền thống khác: Về phương pháp
tiếp cận, nội dung và hoạt động?
3. Theo bạn, muốn tiến tới một môi trường bền vững thì phải tác động tới hệ thống
nào và nhằm tới những giá trị cơ bản nào? Minh họa bằng sơ đồ.
6.3. Tìm hiểu luật bảo vệ môi trường
6.3.1. Cách tiếp cận trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường
Cách tiếp cận này dựa vào các hình phạt hành chính và các hình phạt khác
nhau nhằm tăng cường các hình phạt quy định. Kinh nghiệm ở nhiều nước châu Á
đã cho thấy cách tiếp cận này mang lại hiệu quả không cao. Ví dụ, ở Thái Lan đang
rơi vào tình trạng suy thoái mặc dù số bộ luật và các quy định tăng lên; ở Malaixia
thì nhiều trường hợp chính phủ không kiểm soát được do nhiều quy định có những
chỗ hổng và thiếu hiệu lực, còn lại các cơ quan quản lí lại không đủ quyền lực giải
quyết.
6.3.2. Cách tiếp cận công cụ kinh tế thị trường
111
Các công cụ kinh tế thị trường được thiết lập để khôi phục lại mối liên kết
giữa sự khan hiếm tài nguyên với giá tài nguyên và được ứng dụng theo nguyên tắc
“người gây ô nhiễm phải trả”. Có 5 loại hình công cụ kinh tế thị trường:
1. Thuế và lệ phí
2. Quỹ đặt cược
3. Hệ thống giấy phép mức phát tán thương mại hóa (quy mô thương mại thành
phần trong một phạm vi thị trường)
4. Các yếu tố kích thích tài chính để tăng cường hiệu lực
5. Trợ giá
6.3.3. Luật bảo vệ môi trường
Môi trường bị suy thoái gây ảnh hường đến sức khỏe, năng suất lao động và
tiện nghi. Những bộ luật bảo vệ môi trường giúp cho cơ quan quản lí nhà nước và
các cá nhân thực hiện việc khai thác môi trường có định hướng nhằm bảo vệ và phát
triển bền vững môi trường.
6.3.3.1. Luật bảo vệ môi trường liên quốc gia
Có những vẫn đề chung toàn cầu hoặc liên quốc gia được nêu ra dưới dạng
công ước, tuyên bố, chiến lược, quy định, thông lệ. Ít nhất có ba tình huống sau đây:
- Có một số tài nguyên toàn cầu chung nhau như khí quyển hoặc biển cả. Sự
tích tụ khí nhà kính và tầng ozon bị mỏng dần gây nên bởi sự thoát khí CFC.
- Có một số tài nguyên môi trường được một số nước cùng nhau chia sẻ như
quản lí các con sông chung, vùng biển chung. Có những hiệp định quốc tế ngăn
chặn thải các chất phóng xạ và các chất thải khác xuống biển. Luật quốc tế vùng
ngoài bờ biển quy định tạo ra một vùng kinh tế độc quyền cho mỗi quốc gia tới 200
hải lí.
- Có những tài nguyên của riêng một nước nhưng lại có ý nghĩa đối với cộng
đồng thế giới. Ví dụ như các rừng rậm nhiệt đới, các hệ sinh thái đặc biệt và các
loài.
Việt Nam đã tham gia vào nhiều công ước hay hiệp định thuộc các chương
trình của liên hợp quốc:
- Nghị định thư Montereal về các chất phá hủy tầng ozon (1987)
112
- Chiến lược quốc tế về thu hồi, tái chế và tái sử dụng các chất thải nguy hiểm
(1991)
- Công ước quốc tế về sự đa dạng sinh học và các nguyên tắc về rừng (1992)
- Tuyên bố Pari về việc quản lí và phát triển tổng hợp tài nguyên nước (1993)
6.3.3.2. Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam
Năm 1991, Việt Nam thông qua kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển
bền vững. Tháng 12 – 1993, Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua, và
ngày 10 - 1 – 1994 đã được công bố, tạo điều kiện để cụ thể hóa điều 29 Hiến pháp
năm 1992 trong quản lí nhà nước về môi trường, giao trách nhiệm cho chính quyền
các cấp, các tổ chức kinh tế xã hội, mọi công dân trong việc bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững. Tới tháng 4 – 1995, đã có 22 nghị định và quyết định khác
nhau hướng dẫn và làm sáng tỏ, chi tiết hóa Luật bảo vệ môi trường.
Luật bảo vệ môi trường gồm 7 chương, 55 điều.
Với mục tiêu bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân được sống
trong môi trường trong lành, phục vụ sự phát triển lâu bền của đất nước, góp phần
bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu. Luật bảo vệ môi trường đã đề ra các quy
định chung:
- Quy định thống nhất về việc quản lí môi trường từ trung ương đến địa
phương.
- Quy định trách nhiệm về các hoạt động có liên quan đến bảo vệ môi trường
như: thông tin giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ở
trong nước và nước ngoài.
- Xác định bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của
mỗi công dân, tổ chức và đoàn thể.
- Quy định những điều cấm mọi hành vi làm suy thoái môi trường, gây ô
nhiễm môi trường và gây sự cố môi trường.
Bộ luật cũng đã đề cập tới việc thống nhất một số thuật ngữ và nội dung của
chúng được dùng trong Luật bảo vệ môi trường như: môi trường, bảo vệ môi
trường, thành phần môi trường, chất thải, chất gây ô nhiễm.
113
Ba vấn đề quan trọng đầu tiên mà Luật bảo vệ môi trường đề cập tới là phòng
và chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường.
Chương I – “Những quy định chung” gồm 9 điều, là những quy định chung và
vai trò, trách nhiệm của mỗi công dân, tổ chức trong bảo vệ môi trường.
Chương II – “Phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố
môi trường” gồm 20 điều, từ điều 10 đến điều 29 nêu lên trách nhiệm của các Cơ
quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ các
mặt khác nhau của môi trường.
Chương III – “Khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố
môi trường” gồm 7 điều, từ điều 30 đến điều 36 quy định trách nhiệm của các tổ
chức, các nhân trong việc khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và
sự cố môi trường.
Chương IV – “Quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường” gồm 8 điều nói về
Quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường.
Chương V – “Quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường”gồm 4 điều. Nội dung
chính là làm rõ các chính sách về bảo vệ môi trường của Việt Nam, pháp luật của
Việt Nam về nguyên tắc tôn trọng các luật, các điều ước và thông lệ quốc tế.
Chương VI – “Khen thưởng và xử lí vi phạm” gồm 4 điều. Điều 49 nêu sự
khen thường của nhà nước đối với các tổ chức và cá nhân có thành tích trong bảo vệ
môi trường. Còn các điều 50, 51, 52 là quy định các loại vi phạm và mức độ xử lí kỉ
luật đối với các tổ chức và cá nhân làm sai trái, có hành vi phá hoại môi trường hoặc
bao che cho người vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
Chương VII – “Điều khoản thi hành” gồm 3 điều quy định hiệu lực của Luật
bảo vệ môi trường.
Luật bảo vệ môi trường nhằm hướng vào mục đích giáo dục cho mọi tổ chức,
các nhân nâng cao ý thức trách nhiệm và biết cách bảo vệ môi trường vì một môi
trường phát triển bền vững.
Đánh giá
Trình bày nội dung và mục tiêu của Luật bảo vệ môi trường Việt Nam.
114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Thạc Cán (1995), Cơ sở khoa học môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[2]. Lê Văn Khoa (2002), Khoa học môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[3]. Lưu Đức Hải (2000), Cơ sở khoa học về môi trường, NXB Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
[4]. Lê Văn Trưởng - Nguyễn Kim Tiến (2006), Giáo dục môi trường, NXB Giáo
dục, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_giao_duc_moi_truong_o_tieu_hoc.pdf