Đánh giá ảnh hưởng của sự lựa chọn nghề dạy học và quá trình học tập trong trường sư phạm đến năng lực chuyên môn của giáo viên Tiểu học mới vào nghề

Tóm tắt. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, có nhiều nghiên cứu đề cập đến hoạt động

chuyên môn và đào tạo giáo viên. Giáo viên tiểu học mới vào nghề (1-3 năm) cần được hỗ

trợ về chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp. Bài viết đánh giá về một số yếu tố tác động

đến nghề nghiệp của giáo viên tiểu học mới vào nghề. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần

lớn giáo viên chọn nghề dạy học vì họ tin tưởng rằng nghề dạy học cho họ cơ hội học tập

và nghiên cứu cao hơn; cộng đồng giáo viên và phụ huynh học sinh cũng đánh giá cao

nghề dạy học hiện tại cũng như tương lai;kinh nghiệm học tập trong trường sư phạm có

ảnh hưởng tích cực đến công việc hiện tại của giáo viên tiểu học mới vào nghề. Một số tồn

tại như nội dung chương trình và thực tập sư phạm cho sinh viên cần được cải tiến sao cho

phù hợp với thực tiễn dạy học.

pdf 8 trang yennguyen 6760
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá ảnh hưởng của sự lựa chọn nghề dạy học và quá trình học tập trong trường sư phạm đến năng lực chuyên môn của giáo viên Tiểu học mới vào nghề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá ảnh hưởng của sự lựa chọn nghề dạy học và quá trình học tập trong trường sư phạm đến năng lực chuyên môn của giáo viên Tiểu học mới vào nghề

Đánh giá ảnh hưởng của sự lựa chọn nghề dạy học và quá trình học tập trong trường sư phạm đến năng lực chuyên môn của giáo viên Tiểu học mới vào nghề
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0160
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 149-156
This paper is available online at 
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ LỰA CHỌN NGHỀ DẠY HỌC
VÀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP TRONG TRƯỜNG SƯ PHẠM ĐẾN NĂNG LỰC
CHUYÊN MÔN CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌCMỚI VÀO NGHỀ
Phạm Thị Thanh Hải, Trần Nguyễn Thủy Giang
Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, có nhiều nghiên cứu đề cập đến hoạt động
chuyên môn và đào tạo giáo viên. Giáo viên tiểu học mới vào nghề (1-3 năm) cần được hỗ
trợ về chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp. Bài viết đánh giá về một số yếu tố tác động
đến nghề nghiệp của giáo viên tiểu học mới vào nghề. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần
lớn giáo viên chọn nghề dạy học vì họ tin tưởng rằng nghề dạy học cho họ cơ hội học tập
và nghiên cứu cao hơn; cộng đồng giáo viên và phụ huynh học sinh cũng đánh giá cao
nghề dạy học hiện tại cũng như tương lai;kinh nghiệm học tập trong trường sư phạm có
ảnh hưởng tích cực đến công việc hiện tại của giáo viên tiểu học mới vào nghề. Một số tồn
tại như nội dung chương trình và thực tập sư phạm cho sinh viên cần được cải tiến sao cho
phù hợp với thực tiễn dạy học.
Từ khóa: Giáo viên mới vào nghề, lí do chọn nghề giáo, năng lực chuyên môn, đào tạo,
trường tiểu học.
1. Mở đầu
Nghề dạy học là một nghề cao quý. Đây là một nghề đòi hỏi người thầy phải chuyên về một
kiến thức và kỹ năng chuyên môn, đạt được và tính luỹ qua nghiên cứu không ngừng và nghiêm
túc; nó cũng đòi hỏi một năng khiếu cá nhân và trách nhiệm tập thể đối với giáo dục và bổn phận
của học sinh [1].
Nhiều nghiên cứu và báo cáo quốc tế đã tập trung vào đào tạo và phát triển chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên. Trong báo cáo Vấn đề Giáo viên, khảo sát so sánh về đào tạo giáo viên
đã được thực hiện và cũng chỉ ra các vấn đề suy giảm trong chất lượng đào tạo (OECD, 2005) [2],
TESSA, mạng lưới cho việc nâng cao đào tạo giáo viên tại Tiểu vùng Sa-ha-ra Châu Phi (Thakrar,
Zinn & Wolfenden 2009) [3], hay INNOTE, phát triển đối tác các trường PT và ĐH tại Liên minh
Châu Âu, nhằm mục đích phát triển kế hoạch phát triển cho đội ngũ giáo viên mới (Zaki, 2011)
[4]. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một nghiên cứu so sánh mang tính quốc tế có tập trung trực tiếp
vào vấn đề bản sắc giáo viên, gọi tên là TALIS, khảo sát quốc tế về dạy và học, được thực hiện tại
23 quốc gia (OECD, 2005).
Ngày nhận bài: 15/4/2017. Ngày nhận đăng: 2/8/2017
Liên hệ: Phạm Thị Thanh Hải, e-mail: haiphamtt@vnu.edu.vn
149
Phạm Thị Thanh Hải, Trần Nguyễn Thủy Giang
Một số nghiên cứu liên quan như “Nghề nghiệp của người giáo viên” (Nguyễn Thị Mỹ Lộc,
2010) [5] đã đề cập vai trò của người giáo viên trong bối cảnh nhà trường mới, giáo viên là huấn
luyện viên, là người cố vấn, là nhà quản lí quá trình học tập, và cũng là người cùng tham gia vào
quá trình học tập. Đề tài khoa học “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất mô hình đào tạo giáo
viên chất lượng cao đáp ứng yêu cầu giáo dục tiểu học hiện đại thời kì hội nhập” (Nguyễn Thị
Ban, 2012) [6] cũng có nhận định chung từ các tài liệu tổng quan rằng, trọng tâm trong đào tạo
giáo viên hiện nay chuyển từ quan điểm “truyền thống” sang quan điểm mới hướng vào người học
để giảng dạy tốt hơn. Từ quan niệm đúng đắn về vai trò của giáo dục, yếu tố quyết định chất lượng
giáo dục là đội ngũ giáo viên. Do đó, chất lượng giáo dục phụ thuộc nhiều vào chất lượng tay nghề
của giáo viên, bao gồm: kiến thức chuyên sâu, kỹ năng nghề nghiệp giáo viên.
Những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề hoạt động chuyên
môn và đào tạo giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Chương trình khoa học giáo dục cấp
Bộ “Đổi mới đào tạo giáo viên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”
được thực hiện từ năm 2011-2014 đã có kết quả với một số các đánh giá thực trạng và đề xuất giải
pháp đổi mới đào tạo giáo viên. Đề tài nghiên cứu “Giải pháp đổi mới đào tạo nghiệp vụ sư phạm
cho sinh viên đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông thời kì mới” có hệ thống các cơ
sở khoa học về đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trong các trường sư phạm, đề xuất phát
triển chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo định hướng hình thành năng lực nghề cho sinh
viên trong các trường đại học sư phạm (Nguyễn Thị Kim Dung và cộng sự) [7]. Tác giả Hà Thị
Lan Hương cũng đề cao vai trò quyết định của người giáo viên mà trên hết là các trường sư phạm –
“cái nôi” đào tạo giáo viên tương lai có ảnh hưởng lớn tới sự sẵn sàng của giáo viên tham gia vào
công cuộc đổi mới giáo dục toàn diện [8]. Các tác giả Vũ Thị Mai Hường và Nguyễn Thị Liên cho
rằng sinh viên sư phạm cần phải được trang bị những tri thức cơ bản, năng lực phù hợp với yêu cầu
đổi mới trước khi trở thành các giáo viên thực thụ [9, 10]. Nghiên cứu về kĩ năng của sinh viên sư
phạm, tác giả Lê Mỹ Dung cũng chỉ ra rằng việc định hướng Nghề nghiệp tương lai có tác động rõ
nét tới khả năng làm chủ cảm xúc của các giáo viên tương lai[11]. Tác giả Nguyễn Thị Kim Dung
và Đỗ Thị Thuận trong nghiên cứu về thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm sau tốt nghiệp
cũng khẳng định rằng quá trình sinh viên tốt nghiệp bước vào nghề là “bước chuyển đổi phức tạp,
có tính chất bước ngoặt”, phần nào phản ánh quá trình được đào tạo tại các cơ sở sư phạm [12].
Mặc dù đã có những nghiên cứu về nghề giáo viên nhưng chưa có nghiên cứu nào cho đối
tượng giáo viên mới vào nghề (từ 1-3 năm). Vì vậy, Bài viết đánh giá về nghề nghiệp của giáo viên
tiểu học mới vào nghề; Một số lí do khi lựa chọn nghề giáo viên; Kinh nghiệm cá nhân trong dạy
học và kiến thức đã được đào tạo ở các trường sư phạm đã ảnh hưởng như thế nào đối với thực
hành nghề nghiệp trong những năm đầu tiên tại nơi công tác.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện năm học 2016-2017, tại các trường tiểu học thuộc 7 vùng
kinh tế của Việt Nam gồm: Trung du và miền núi Bắc bộ (Hà Giang), Bắc Trung bộ (Nghệ An),
đồng bằng Sông Hồng (Hải Phòng), duyên hải Nam trung bộ (Quảng Nam), Tây nguyên (Gia Lai),
Đông Nam bộ ( Tây Ninh) và đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ). Đối tượng khảo sát gồm 320
giáo viên tiểu học mới vào nghề (từ 1-3 năm) ở Việt Nam. Nội dung khảo sát gồm các vấn đề về
(i) lí do khi lựa chọn nghề giáo viên; (ii) Kinh nghiệm cá nhân trong những năm đầu dạy học.
Các trường tiểu học được khảo sát cho thấy hầu hết là các giáo viên nữ, giáo viên nam ở
150
Đánh giá ảnh hưởng của sự lựa chọn nghề dạy học và quá trình học tập trong trường sư phạm...
các trường tiểu học chỉ chiếm 17.19%. Tỉ lệ chênh lệch giữa giáo viên nam và giáo viên nữ không
chỉ tồn tại ở Việt Nam mà là thực trạng chung của giáo dục thế giới. Giáo viên được khảo sát hầu
hết đều được đào tạo chính quy và được tập huấn đầy đủ, có 3.13% giáo viên là có bằng sau đại
học, như vậy có thể thấy về trình độ đào tạo của giáo viên khá đồng đều và đảm bảo về kiến thức
chuyên môn, các giáo viên được trang bị đầy đủ các kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn thông
qua các lớp tập huấn chuyên môn.
Các trường tham gia khảo sát rải đều khu vực nông thôn miền núi (chiếm 60.31%). Số còn
lại ở khu vực thành phố là những trường có điều kiện rất thuận lợi.
Những thông tin dưới đây sẽ cho thấy những lí do lựa chọn nghề, cảm nhận về nghề cũng
như những khó khăn và thuận lợi của giáo viên tiểu học mới vào nghề , từ đó phát hiện những vấn
đề cần quan tâm và điều chỉnh cần thiết, kịp thời nhằm hỗ trợ những giáo viên tiểu học mới vào
nghề trong phát triển nghề nghiệp.
2.2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
2.2.1. Lí do lựa chọn nghề của giáo viên tiểu học mới vào nghề
Bảng 1 dưới đây là ý kiến của giáo viên tiểu học mới vào nghề về những lí do lựa chọn nghề
dạy học.
Bảng 1. Ý kiến giáo viên về lí do lựa chọn nghề dạy học
Các lí do lựa chọn
nghề dạy học Rất tán thành Tán thành Không tán thành Không trả lời ĐTB
SL % SL % SL % SL %
Với trình độ về giảng
dạy, tôi chắc chắn có
việc
28 8.75 183 57.19 93 29.06 16 5.00 2.76
Là giáo viên tôi chỉ
làm việc nửa ngày,
có tới ba/bốn kỳ nghỉ
một năm.
5 1.56 51 15.94 253 79.06 11 3.44 1.92
Tôi xem dạy học là
một nghề 32 10.00 94 29.38 175 54.69 19 5.94 2.35
Mọi người (họ
hàng/bạn bè) ưu ái
việc giảng dạy như
một lĩnh vực học tập
nghiên cứu.
65 20.31 199 62.19 45 14.07 11 3.44 3.03
Tôi luôn thích làm
việc với trẻ nhỏ 139 43.44 171 53.44 7 2.19 3 0.94 3.42
Việc giảng dạy cho
tôi cơ hội để học tập
nghiên cứu cao hơn.
152 47.50 146 45.63 12 3.75 10 3.13 3.45
Có cơ hội để làm
công việc khác ngoài
dạy học
11 3.44 76 23.75 224 70 9 2.81 2.17
Dạy học có mức
lương tốt. 5 1.56 58 18.13 245 76.57 12 3.75 2.07
151
Phạm Thị Thanh Hải, Trần Nguyễn Thủy Giang
Phần lớn giáo viên tiểu học mới vào nghề lựa chọn nghề dạy học có lí do “Việc giảng dạy
cho tôi cơ hội để học tập nghiên cứu cao hơn” (Mean = 3.45 với 47.50% ý kiến rất tán thành và
45.63% ý kiến tán thành) và “Tôi luôn thích làm việc với trẻ nhỏ” (Mean = 3.42 với 43.44% ý kiến
rất tán thành và 53.44% ý kiến tán thành). Rất ít giáo viên đồng ý khi lựa chọn nghề với lí do “Là
giáo viên tôi chỉ làm việc nửa ngày, có tới ba/bốn kỳ nghỉ một năm” (Mean = 1.92 với 1.56% ý
kiến rất tán thành và 15.94% ý kiến tán thành) và “Dạy học có mức lương tốt” với Mean = 2.07
ý kiến rất tán thành chiếm 1.56% và 18.13% ý kiến tán thành. Như vậy cho thấy hầu hết các giáo
viên đều tán thành lí do chọn nghề do yêu thích và có nhận định tốt về vị trí của nghề dạy học
trong xã hội.
Một số giáo viên đưa ra những lí do chọn nghề còn chưa rõ ràng, phân vân nên chưa trả lời
câu hỏi này. Do vậy, có đến 52 giáo viên (chiếm 16.25%) cho rằng nếu được chọn lại nghề thì họ
sẽ không chọn nghề giáo viên nữa, mặc dù đây là con số không cao nhưng cũng đặt ra vấn đề cho
các nhà quản lí cần quan tâm để tìm hiểu lí do cụ thể, để có những hỗ trợ khắc phục vấn đề này.
Hầu hết các giáo viên tiểu học mới vào nghề đều đánh giá nghề dạy học là nghề cao và
rất cao trong xã hội (66.56% ý kiến đánh giá là cao và 6.56% là rất cao). Điều này cũng cho thấy
những cảm nhận của giáo viên tiểu học khi chọn nghề dạy học. Hầu hết các giáo viên khi lựa chọn
nghề dạy học đều cảm nhận rất tích cực nghề (50.31% ý kiến đánh giá là khá tích cực và 46.25%
là rất tích cực)
2.2.2. Ảnh hưởng của quá trình học tập ở trường sư phạm đến cách dạy học của giáo viên
tiểu học mới vào nghề
Giáo viên tiểu học mới vào nghề đều cho thấy kinh nghiệm khi mình còn là sinh viên có
ảnh hưởng tới cách mình dạy hiện tại (70.00% ý kiến của giáo viên), điều này cho thấy những kiến
thức, kỹ năng thực hành sư phạm, thái độ đối với nghề nghiệp và được học tập và rèn nghề rất có
giá trị thực tiễn và hữu ích. Như vậy, kiến thức đã được đã được đào tạo ở các trường sư phạm có
ảnh hưởng rất lớn đến kinh nghiệm cá nhân trong dạy học của giáo viên tiểu học mới vào nghề
trong những năm đầu tiên tại nơi công tác.
Bảng 2. Ảnh hưởng của quá trình học tập ở trường sư phạm đến chất lượng dạy học
Kinh nghiệm khi còn là sinh viên Những trải nghiệm khi còn là
có ảnh hưởng tới chất lượng dạy học một sinh viên trong giáo dục đào tạo
đã có ảnh hưởng đến cách dạy học
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Có 224 70.00 Có 125 39.06
Không 95 29.69 Không 58 18.13
Không trả lời 1 0.31 Một mức độ nào đó 136 42.50
320 100.00 Không trả lời 1 0.31
Nghiên cứu khảo sát ý kiến đánh giá của giáo viên tiểu học mới vào nghề về ảnh hưởng
của kinh nghiệm khi còn là sinh viên tới hoạt động giảng dạy. Theo ý kiến đánh giá của giáo
viên thì kinh nghiệm khi còn là sinh viên có ảnh hưởng tới chất lượng dạy học (70% ý kiến đánh
giá).Những trải nghiệm của giáo viên khi còn là sinh viên tại trường có ảnh hướng nhiều đến cách
dạy của giáo viên mới vào nghề (39.06% ý kiến có ảnh hưởng và 42.50% ý kiến là có ảnh hưởng
ở một mức độ nào đó), chỉ có một lượng ít các giáo viên (18.13% ý kiến) là cho rằng những trải
nghiệm khi còn là một sinh viên trong giáo dục đào tạo không có ảnh hưởng gì đến cách dạy học
của mình hiện nay.
152
Đánh giá ảnh hưởng của sự lựa chọn nghề dạy học và quá trình học tập trong trường sư phạm...
Hình 1 dưới đây cho biết các nhân tố liên quan đến hoàn cảnh gia đình của học sinh, ảnh
hưởng đến cá nhân khi làm giáo viên. Ba nhân tố ảnh hưởng được đưa ra cho thấy các nhân tố đều
có ảnh hưởng đến giáo viên mặc dù không phải là thường xuyên. Cụ thể với nhân tố hoàn cảnh gia
đình xa cách, giáo viên có cả vai trò chăm sóc giáo huấn (tư vấn cũng như hỗ trợ về mặt tinh thần)
(41.56% ý kiến đôi khi, 31.25% Hầu hết thời gian và 18.75% Gần như luôn luôn); Học sinh đến
từ gia đình hạnh phúc (52.50% ý kiến đôi khi, 16.60% Hầu hết thời gian và 12.50% Gần như luôn
luôn) và Việc phụ huynh rèn giữ con mình ở nhà, do vậy cư xử ở lớp học cải thiện (50.50% ý kiến
đôi khi, 18.40% Hầu hết thời gian và 12.50% Gần như luôn luôn).
Hình 1. Các nhân tố, liên quan đến hoàn cảnh gia đình
của học sinh, ảnh hưởng đến cá nhân khi làm giáo viên
Như vậy trong ba nhân tố ảnh hưởng đưa ra thì nhân tố Bởi vì hoàn cảnh gia đình xa cách,
giáo viên có cả vai trò chăm sóc giáo huấn (tư vấn cũng như hỗ trợ về mặt tinh thần) là nhân tố
ảnh hưởng nhiều nhất đến cá nhân khi làm giáo viên.
2.2.3. Sự hỗ trợ từ phương diện chuyên môn cho giáo viên tiểu học mới vào nghề
Đánh giá sự hỗ trợ từ Hiệu trưởng hay Trưởng phòng về chuyên môn, ý kiến giáo viên cho
thấy cụ thể như sau: hỗ trợ kiến thức (62.50% ý kiến không hề hỗ trợ; 34.06% ý kiến hỗ trợ Một
mức nhất định nào đấy); Hỗ trợ quản lí lớp học (63.75% ý kiến không hề hỗ trợ; 33.13% ý kiến hỗ
trợ Một mức nhất định nào đấy) và cuối cùng là Hỗ trợ phát triển chuyên môn giáo viên (74.38%
ý kiến không hề hỗ trợ; 23.13% ý kiến hỗ trợ Một mức nhất định nào đấy).
Như vậy ở cả 3 nội dung khảo sát thì vấn đề về Phát triển chuyên môn giáo viên là hầu như
các giáo viên tiểu học mới vào nghề không được hỗ trợ gì từ Hiệu trưởng cũng như trưởng phòng
Giáo dục-Đào tạo.
Giáo viên tiểu học mới vào nghề được tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng từ các cơ quan
chuyên môn (Bộ GDĐT) đều đánh giá chất lượng các khóa đào tạo bồi dưỡng do Bộ GDĐT tổ
chức là rất tốt (20.32%) và cũng tốt (49.69% ý kiến), chỉ có 28.13% giáo viên là không trả lời, đây
là những giáo viên mà chưa được tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng từ Bộ GDĐT.
Do đặc thù về vị trí địa lí trường tiểu học và trình độ giáo viên, các giáo viên dạy ở khu vực
nông thôn nhận định mức độ hữu ích của các khóa bồi dưỡng là hơn hẳn các giáo viên dạy ở các
153
Phạm Thị Thanh Hải, Trần Nguyễn Thủy Giang
Hình 2. Ý kiến đánh giá sự hỗ trợ từ Hiệu trưởng hay trưởng phòng GDĐT
Hình 3. Ý kiến đánh giá chất lượng khóa đào tạo bồi dưỡng
trường ở trung tâm thành phố và ở thành phố. Nhóm nghiên cứu đã có một số phỏng vấn sâu về
nhận định khác nhau về vị trí địa lí, các ý kiến cho rằng “giáo viên ở khu vực địa lí khó khăn ít
có có hội tham dự các khóa bồi dưỡng, do kinh phí từ ngân sách cấp hạn hẹp”. Điều này cũng cho
thấy sự cần thiết mở rộng khu vực tập huấn đến khu vực ở các trường ở khu vực nông thôn. Vấn đề
về nội dung và thời lượng bồi dưỡng cho các giáo viên tiểu học mới vào nghề cũng cần được quan
tâm hơn nữa.
3. Kết luận
Nghề giáo viên ngày càng trở thành đề tài được các nhà nghiên cứu giáo dục học quan tâm
nhằm hiểu rõ và tìm giải pháp thúc đẩy "tính chuyên nghiệp hóa" trong dạy học. Những năm đầu
tiên của làm việc được coi là rất quan trọng trong việc hình thành bản sắc chuyên môn. Giáo viên
mới vào nghề (từ 1-3 năm) đối mặt với các vấn đề giảng dạy và quản lí lớp học hàng ngày.
154
Đánh giá ảnh hưởng của sự lựa chọn nghề dạy học và quá trình học tập trong trường sư phạm...
Bài viết đánh giá về một số yếu tố tác động đến nghề nghiệp của giáo viên tiểu học mới.
Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn giáo viên chọn nghề dạy học vì họ tin tưởng rằng nghề dạy học
cho họ cơ hội học tập và nghiên cứu cao hơn và họ là người yêu trẻ nhỏ. Nghiên cứu này cũng cho
thấy cộng đồng giáo viên và phụ huynh học sinh cũng đánh giá cao nghề dạy học hiện tại cũng
như tương lai.
Hầu hết giáo viên tiểu học mới vào nghề đều cho rằng kinh nghiệm học tập trong trường sư
phạm có ảnh hưởng tích cực đến công việc hiện tại. Tuy nhiên, họ đánh giá chất lượng ở trường
sư phạm chưa cao cho thấy nội dung chương trình và thực tập sư phạm cho sinh viên cần được cải
tiến sao cho phù hợp với thực tiễn dạy học.
Khi trở thành giáo viên, họ chưa nhận được sự quan tâm và hỗ trợ đáng kể từ cán bộ quản lí
giáo dục. Điều này gây trở ngại không nhỏ đối với việc tạo say mê nghề nghiệp và nâng cao năng
lực chuyên môn, nhất là đối với giáo viên tiểu học với vào nghề.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này trong khuôn khổ tài trợ của Đề tài nghiên cứu cấp Đại học
Quốc gia Hà Nội QG16.85.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Déclaration sur l’éthique professionnelle http:unesdoc.unesco.org/images/0011/001140/
114048f.pdf
[2] OECD, 2005. Teachers Matter: Attracting, Developing and Retaining Effective Teachers.
Paris: OECD.
[3] Thakrar, J., Zinn, D., & Wolfenden, F., 2009). Harnessing Open Educational Resources to the
Challenges of Teacher Education in Sub-Saharan Africa. The International Review of Research
in Open and Distance Learning, 10(4), 1-8.
[4] Zaki, K., 2011. Teaching is relative: Learning how to teach even more so. - The INNOTE
project and its view on newly qualified teachers’ freedom, support and supervision in Europe’s
induction cultures. In EDULEARN11 Proceedings: 3rd International Conference on Education
and New Learning Technologies. Barcelona, Spain. 4-6 July, 2011 (p. 7029).
[5] Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2010. Nghề nghiệp của người giáo viên. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[6] Nguyễn Thị Ban, 2012. Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất mô hình đào tạo giáo viên chất
lượng cao đáp ứng yêu cầu giáo dục tiểu học hiện đại thời kì hội nhập. Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
[7] Nguyễn Thị Kim Dung và cộng sự, 2015. Đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo định hướng hình
thành năng lực nghề cho sinh viên trong các trường đại học sư phạm. Nxb Đại học Sư phạm.
[8] Hà Thị Lan Hương, 2016. Phát triển năng lực đánh giá người học cho sinh viên sư phạm theo
tiếp cận năng lực. Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 8A/2016 VN.
[9] Vũ Thị Mai Hường, 2017. Hình thành năng lực phát triển chương trình nhà trường phổ thông
cho sinh viên các trường sư phạm. Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 1A/2017VN.
[10] Nguyễn Thị Liên, 2017. Nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên sư phạm bằng biện pháp
gắn nhận thức – tạo động cơ sáng tạo với nhiệm vụ học tập. Tạp chí Khoa học, Đại học Sư
phạm Hà Nội, Số 1A/2017VN.
[11] Lê Mỹ Dung, 2017. Thực trạng kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên trường Đại học sư
phạm Hà Nội. Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 1A/2017VN.
[12] Nguyễn Thị Kim Dung & Đỗ Thị Thuận, 2017. Tiêu chí đánh giá thích ứng nghề nghiệp của
sinh viên sư phạm sau tốt nghiệp. Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 1A/2017VN.
155
Phạm Thị Thanh Hải, Trần Nguyễn Thủy Giang
ABSTRACT
Evaluating the impact of choice of teaching profession and learning process
in pedagogical schools on the professional competence of the novice teachers
Pham Thi Thanh Hai, Tran Nguyen Thuy Giang
University of Education, Vietnam National Univesity, Hanoi
In the context of education reform, there are many studies that deal with professional
activity and teacher training. The novice teachers (1-3 years) need professional support and
professional skills. The article reviews some of the factors that affect the novice teachers. The
research results show that most novice teachers choose teaching profession because they believe
that teaching profession gives them higher education and research opportunities; Teachers and
parents also appreciate the current teaching profession as well as the future; The learning
experience in a pedagogic school has a positive influence on the current job of a novice teacher.
Some of the issues such as program content and pedagogic practice for students need to be refined
to fit the teaching practice.
Keywords: Novice teachers, reasons for choosing a teaching profession, professional
teaching competence, training, primary school.
156

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_anh_huong_cua_su_lua_chon_nghe_day_hoc_va_qua_trinh.pdf