Đánh giá cấp độ rủi ro thiên tai dựa trên thiệt hại

Tóm tắt: Việt Nam là một trong những nước hứng chịu thiên tai nhiều nhất thế giới, thiệt hại có

thể chiếm tới 1,5% GDP hàng năm. Tuy nhiên, hậu quả thường chỉ được xác định sau khi thiên

tai xảy ra, phục vụ công tác khắc phục hậu quả. Bài báo nghiên cứu mức độ hiểm họa thiên tai

thông qua đánh giá thiệt hại có thể xảy ra về con người và vật chất. Tương ứng với 5 cấp độ rủi

ro theo qui định của nhà nước, mức hiểm họa được phân thành 5 cấp độ phụ thuộc vào tỉ lệ thiệt

hại do thiên tai tính theo GDP và tổng dân số. Cùng với các đặc trưng vật lí của các hiện tượng

thời tiết cực đoan, 5 cấp độ hiểm họa này sẽ góp phần tạo cơ sở để cảnh báo, ứng phó và khắc

phục hậu quả thiên tai.

pdf 6 trang yennguyen 10160
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá cấp độ rủi ro thiên tai dựa trên thiệt hại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá cấp độ rủi ro thiên tai dựa trên thiệt hại

Đánh giá cấp độ rủi ro thiên tai dựa trên thiệt hại
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 40 - 2017 120 
ĐÁNH GIÁ CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI DỰA TRÊN THIỆT HẠI 
Lê Hải Trung 
Trường Đại học Thủy lợi 
Tóm tắt: Việt Nam là một trong những nước hứng chịu thiên tai nhiều nhất thế giới, thiệt hại có 
thể chiếm tới 1,5% GDP hàng năm. Tuy nhiên, hậu quả thường chỉ được xác định sau khi thiên 
tai xảy ra, phục vụ công tác khắc phục hậu quả. Bài báo nghiên cứu mức độ hiểm họa thiên tai 
thông qua đánh giá thiệt hại có thể xảy ra về con người và vật chất. Tương ứng với 5 cấp độ rủi 
ro theo qui định của nhà nước, mức hiểm họa được phân thành 5 cấp độ phụ thuộc vào tỉ lệ thiệt 
hại do thiên tai tính theo GDP và tổng dân số. Cùng với các đặc trưng vật lí của các hiện tượng 
thời tiết cực đoan, 5 cấp độ hiểm họa này sẽ góp phần tạo cơ sở để cảnh báo, ứng phó và khắc 
phục hậu quả thiên tai. 
Từ khóa: rủi ro; thiên tai; thiệt mạng, vật chất. 
Summary: Viet Nam is one of the countries most suffering from natural disasters, damage 
would be of up to 1,5% GDP every year. However, consequences are often determined 
afterward, during the recovery phase. The paper considers the risk of natural disaster by 
evaluating the loss in human life and economic. The risk is classified into 5 levels regarding the 
loss rates counted by GDP and nation population. Together with physical parameters of extreme 
weather events, these five risk levels would support in warning, responding and recovering from 
disasters. 
Key words: risk; natural disaster; loss of life; economy. 
1. GIỚI THIỆU * 
Khái niệm rủi ro hay hiểm họa và phân tích rủi 
ro/ hiểm họa đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử. 
Tổ tiên loài người đã biết tới cũng như bị đe 
dọa bởi những thiên tai hay hiểm họa thiên 
nhiên như lửa, lũ, động đất và thú dữ. Hàng 
ngàn năm trước, đã xuất hiện những niềm tin 
và tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong 
những nỗ lực giảm thiểu thiệt hại và ảnh 
hưởng. Và con người đã có khái niệm cũng 
như đã thực hành việc đánh giá rủi ro/ hiểm 
họa trước khi đưa ra quyết định. Ở rất nhiều 
nơi trên thế giới, các tộc người hay vương 
quốc đã có tập tục cúng tế những vị thần để 
cầu không xảy ra thiên tai. Ở miền bắc Việt 
Ngày nhận bài: 14/8/2017 
Ngày thông qua phản biện: 28/9/2017 
Ngày duyệt đăng: 30/9/2017 
Nam, nhân dân có tập tục thờ Mẫu Thoải, vị 
thần trông coi sông suối, chuyên phù trợ 
những người làm nghề chài lưới và người đi 
qua sông suối. 
Việt Nam là một trong những nước hứng chịu 
nhiều thiên tai. Quĩ Châu Á đánh giá rằng 
trong vòng 20 năm trước 2013 thì Việt Nam 
thuộc nhóm 5 nước có rủi ro thiên nhiên cao 
nhất thế giới. Theo đó, thiên tai đã trở thành 
một đối tượng của nhiều lĩnh vực từ nghiên 
cứu cho tới quản lí và đang rất được quan tâm 
trong những thập kỉ gần đây. 
Các văn bản pháp lí hiện hành đều phân cấp 
mức hiểm họa hay rủi ro thiên tai dựa trên 
các đặc trưng vật lí của hiện tượng như mực 
nước lũ, cường độ mưa, vận tốc gió Thiệt 
hại về vật chất hay sinh mạng thường được 
xác định sau khi thiên tai xảy ra. Bài báo này 
nhằm đánh giá và đề xuất các cấp độ rủi ro 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 40 - 2017 121 
xét tới thiệt hại do thiên tai trong điều kiện 
Việt Nam. 
2. KHÁI NIỆM RỦI RO 
Trong một thời gian dài, khái niệm về rủi ro/ 
hiểm họa vẫn chỉ mang tính chất cảm giác, phụ 
thuộc vào thế lực siêu nhiên như thần thánh và 
số phận [Aven, 2003]. Cùng với sự phát triển 
của khoa học kĩ thuật, ngày nay lí thuyết và 
phương pháp đánh giá rủi ro/ hiểm họa đã phát 
triển tương đối phong phú. Để có cơ sở đánh 
giá rủi ro, một số khái niệm cơ bản sẽ được 
trao đổi sau đây. 
Thuật ngữ ‘rủi ro’ (risk) có hai ý nghĩa khác 
nhau. Trong một ngữ cảnh thì nó là thảm họa 
hay mối nguy hiểm, đó là sự đối mặt với sự 
kém may mắn hay hiểm họa. Trong ngữ cảnh 
khác, rủi ro được hiểu theo nghĩa hẹp hơn là 
xác suất hay cơ hội gặp phải (chịu đựng) một 
hậu quả có hại, hay đối mặt với một mất mát 
nào đó. Do đó ‘rủi ro lũ lụt’ có thể nói tới sự 
hiện diện của một mối nguy hiểm của lũ lụt - 
một thảm họa lũ lụt, hay hẹp hơn, một xác suất 
cụ thể ví như một trận lũ xác suất 1/100 (một 
trận lũ 100 năm). 
Theo quan điểm này, mức độ rủi ro liên quan 
tới cả xác suất và độ lớn của hậu quả của nó. 
Ví dụ, Luật Phòng chống thiên tai định nghĩa 
‘rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể 
gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện 
sống và hoạt động kinh tế - xã hội’ [Quốc hội, 
2013]. Khái niệm này chỉ đề cập tới thiệt hại 
chứ chưa có liên hệ với khả năng xảy ra hay 
xác suất thiên tai xảy ra. 
Như vậy rủi ro có nghĩa là những hiểm họa 
hay mối nguy đi kèm với một quá trình/ hiện 
tượng và hậu quả chưa rõ ràng và thường liên 
quan tới sự xảy ra của thiên tai/ thảm họa. Về 
mặt ngôn ngữ từ ‘thảm họa’ ám chỉ sự kiện có 
tác động mạnh mẽ và thường là tiêu cực tới 
hoạt động của xã hội loài người. 
Trong phạm vi nghiên cứu, hai thuật ngữ ‘rủi 
ro’ và ‘hiểm họa’ được dùng với ý nghĩa 
tương đương và có thể thay thế lẫn nhau. Rủi 
ro được xem là tích số của một xác suất độc 
lập và một tổn thất/ thiệt hại hậu quả (tiềm 
tàng) [Vrijling, 2002]: 
Rủi ro = (Xác suất) x (Hậu quả) (1) 
Công thức tổng quát này bao quát một số khái 
niệm rủi ro hiện tại. Trong định nghĩa này, 
đường cong rủi ro thường được dùng để biểu 
diễn xác suất vượt quá một mức độ nào đó của 
những hậu quả. 
Nhìn chung, rủi ro đi kèm với một đơn vị cụ 
thể khi được định lượng. Tuy nhiên, đơn vị 
của rủi ro phụ thuộc vào việc định nghĩa khả 
năng xảy ra và hậu quả. Khả năng xảy ra có 
thể được xem như một khái niệm tổng quát 
miêu tả mức độ có thể xảy ra của một sự kiện 
cụ thể. Tần suất và xác suất có thể được sử 
dụng để thể hiện khả năng xảy ra. Mặc dù vậy, 
hai thuật ngữ này có ý nghĩa khác nhau và 
thường gây nhầm lẫn. Do đó, việc hiểu sự 
khác nhau giữa chúng là rất quan trọng. 
Xác suất của một sự kiện có thể được định 
nghĩa như là cơ hội xảy ra sự kiện này so với 
tổng số tất cả các sự kiện. Nói cách khác, xác 
suất có thể được xem như là khả năng xảy ra 
của sự kiện đó. Do vậy, xác suất không có thứ 
nguyên. Tuy nhiên, xác suất thường được xác 
định trong một khoảng thời gian hay đơn vị 
thời gian, ví dụ, xác suất vượt quá hàng năm 
hay xác suất vượt quá trong thời gian tồn tại 
(tuổi thọ) mỗi năm. 
Tần suất xác định số lần dự kiến một sự kiện 
(cực hạn) xảy ra trong một khung thời gian cụ 
thể. Trong trường hợp chu kỳ lặp lại, thì tần 
suất thường được thể hiện bằng số năm. 
Hậu quả của một sự kiện không mong muốn 
thể hiện một tác động thường là thiệt hại tới 
con người, kinh tế, xã hội hay môi trường. 
Những hậu quả này có thể được coi là những 
kích thước đo đạc khác nhau của rủi ro. Hậu 
quả được biểu diễn định lượng thông qua số 
người thiệt mạng, thiệt hại kinh tế, diện tích 
ngập lụt ... 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 40 - 2017 122 
3. CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI 
Điều 18 Luật Phòng, chống thiên tai qui định 
rằng rủi ro thiên tai được phân thành các cấp 
độ, đây là cơ sở để cảnh báo, chỉ đạo, chỉ huy, 
ứng phó và khắc phục hậu quả. Phân cấp bao 
gồm tiêu chí về cường độ hoặc mức độ nguy 
hiểm, phạm vi ảnh hưởng và khả năng gây 
thiệt hại tới người, tài sản vật chất và môi 
trường [Quốc hội, 2013]. 
Để làm chi tiết Điều 18, Thủ tướng Chính phủ 
qui định chi tiết về cấp độ rủi ro cho các loại 
hình thiên tai [TTgCP, 2014]. Trong đó, cấp 
độ rủi ro thiên tai được định nghĩa là sự phân 
định (đánh giá) mức độ thiệt hại do áp thấp 
nhiệt đới (ATNĐ), bão, lốc, mưa lớn, lũ, ngập 
lụt... gây ra về người, tài sản, môi trường, điều 
kiện sống và kinh tế - xã hội. Mỗi loại thiên tai 
được phân thành năm cấp (tối đa) về mức độ 
rủi ro: nhỏ, trung bình, lớn, rất lớn và thảm 
họa, như Hình 1. 
Hình 1. Cấp độ rủi ro của một số dạng 
thiên tai ở Việt Nam. Mũi tên thể hiện 
số lượng cấp độ rủi ro được qui định cho 
từng loại thiên tai, ví dụ nước dâng, ngập lụt, 
động đất có 5 cấp; sạt lở đất 2 cấp; 
mưa lớn 3 cấp; ATNĐ, bão 3 cấp. 
Ví dụ, cấp bão được phân chia căn cứ vào 
Thang Beafuort với 17 cấp gió tương ứng vận 
tốc tăng dần. Rủi ro cấp độ 3 khi ATNĐ, bão 
cấp 8 hay 9 trên biển Đông, vùng ven bờ hay 
trên đất liền; cấp 10 hay 11 trên biển Đông, 
vùng ven bờ, trên đất liền Bắc – Trung Bộ; cấp 
12 – 15 trên biển. Cấp độ 5 tương ứng với bão 
cấp 12 – 15 trên đất liền Nam Bộ, siêu bão cấp 
16 hoặc hơn ở vùng biển ven bờ, đất liền Bắc 
– Trung Bộ. Có thể xem xét tăng thêm một cấp 
rủi ro, tối đa là 5, khi ATNĐ và bão trên biển 
kết hợp với gió mùa; hay trùng với mưa lớn, 
lũ, ngập lụt lớn, triều cường và nước biển dâng 
cao ven bờ. 
Lũ, ngập lụt có 5 cấp rủi ro, được chia theo 
mực nước lũ trên các sông. Mưa lớn được chia 
thành 3 cấp độ rủi ro tương ứng với lượng mưa 
trong 24 giờ và thời gian kéo dài tăng dần. Cấp 
độ 3 xảy ra khi lượng mưa trong 24 giờ trên 
200 tới 500 mm, kéo dài quá 2 tới 4 ngày ở 
đồng bằng, trung du và miền núi; lượng mưa 
trên 500 mm, kéo dài từ 1 tới 2 ngày ở trung 
du và miền núi. Mức độ rui ro do nước dâng 
gây ra được phân thành 5 cấp với độ cao nước 
dâng tăng từ 1 tới 8 m dọc bờ biển Việt Nam. 
Luật Phòng, chống thiên tai xem xét và phân 
định rủi ro theo tiêu chí về cường độ (tính chất 
vật lí) hay mức độ thiệt hại. Đáng lưu ý là 
Quyết định số 44 năm 2014 của Thủ tướng 
Chính phủ phân cấp rủi ro hoàn toàn dựa trên 
các đặc trưng vật lí như vận tốc gió, mực nước 
sông, lượng mưa ngày.... Như vậy, mức độ 
thiệt hại và khả năng xảy ra thiệt hại (xác suất) 
chưa được xét tới một cách tường minh. 
Theo đó, cả hai đại lượng trên cần được phân 
tích để đánh giá rủi ro một cách đầy đủ. Để 
từng bước khắc phục những tồn tại, bài báo tập 
trung đánh giá thiệt hại do thiên tai. Xác suất 
xảy ra sẽ được nghiên cứu ở một báo cáo khác. 
4. HẬU QUẢ TIỀM TÀNG DO THIÊN TAI 
4.1. Rủi ro thiệt mạng 
Hình 2 thể hiện đường cong FN, tần suất vượt 
quá số lượng thiệt mạng do bão, áp thấp nhiệt 
đới và mưa lũ sau bão ở Việt Nam trong giai 
đoạn 1989 - 2014. Trung bình mỗi năm có 
khoảng 157 người thiệt mạng, với độ lệch 
chuẩn 185 người. Ở mức độ nào đó, số liệu 
lịch sử này có thể tuân theo một phân bố chuẩn 
logarit. Để so sánh, số người thiệt mạng do lũ 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 40 - 2017 123 
lụt trung bình mỗi năm lên tới 4510 ở Trung 
Quốc trong giai đoạn hơn 60 năm gần đây 
[Chen & nnk, 2009]. 
Hình 2. Đường cong FN, tần suất vượt quá 
của số lượng thiệt mạng do bão, áp thấp nhiệt 
đới và mưa lũ sau bão ở Việt Nam trong giai 
đoạn 1989 – 2014. 
Hình 3 biểu diễn đường cong FN, tần suất 
vượt quá của số lượng tổng cộng thiệt mạng do 
thiên tai ở Việt Nam từ năm 1989 tới 2011. Sơ 
bộ so sánh Hình 2 và 3 có thể thấy bão, áp 
thấp nhiệt đới và mưa lũ sau bão gây ra 
khoảng hơn 1/10 số lượng thiệt mạng trong tất 
cả các dạng thiên tai. 
Hình 3. Đường cong FN, tần suất vượt quá 
của số lượng thiệt mạng và mất tích do tất cả 
các dạng thiên tai ở Việt Nam trong 
giai đoạn 1989 - 2011 
4.2. Thiệt hại kinh tế 
Thiệt hại kinh tế do bão, áp thấp nhiệt đới và 
mưa lũ sau bão được thu thập từ năm 1989 tới 
2014. Dựa trên số liệu này, Hình 4 thể hiện 
đường cong vượt quá của thiệt hại (đường 
cong FD) với kì vọng 3.993.834 triệu đồng và 
độ lệch chuẩn 5.915.227 triệu đồng. 
Hình 4. Đường cong FD, tần suất vượt quá 
của thiệt hại kinh tế do bão, áp thấp nhiệt đới 
và mưa lũ sau bão ở Việt Nam trong giai đoạn 
1989 - 2014 [triệu đồng]. 
Theo thống kê trong vòng 10 năm từ 1998 tới 
2008, tổng thiệt hại do lũ chiếm khoảng 1% 
tổng sản phẩm quốc nội GDP. Bên cạnh đó, từ 
năm 1989 tới 2011, mỗi năm có khoảng 567 
người chết (kể cả mất tích) do thảm họa thiên 
nhiên. Để so sánh, thiệt hại trực tiếp do lũ lụt 
mỗi năm lên tới 1,6% tổng sản phẩm quốc nội 
GDP trong giai đoạn 1990 - 2009 ở Trung 
Quốc (Chen & nnk, 2009). 
5. PHÂN MỨC HIỂM HỌA THIÊN TAI 
DỰA TRÊN THIỆT HẠI 
Bão là một trong những thiên tai gây hậu quả 
nghiêm trọng nhất ở Việt Nam. Ví dụ, bão 
Damrey tháng 9 năm 2005 đã khiến 52 người 
thiệt mạng. Ở Thanh Hóa, đê Hậu Lộc bị vỡ 
12 km, đê xã Hoằng Thanh vỡ, đê Hoằng Lưu 
bị tràn trên 4 km. Ở Nam Định, đê vỡ 100 m 
ở Thịnh Long - Hải Hậu, 300 m ở Nghĩa Phúc 
- Nghĩa Hưng. Để có cái nhìn tổng quát, thiệt 
hại do 61 cơn bão được liệt kê từ năm 1989 
tới 2014. 
Từ đó, Bảng 1 tổng hợp số lượng cơn bão và 
thiệt hại tính theo % GDP của năm tương ứng. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 40 - 2017 124 
Ta có 15/61 cơn bão gây thiệt hại nhỏ hơn 
0,1% GDP và 1/61 gây thiệt hại lớn hơn 2%. 
Bảng 1. Số cơn bão và thiệt hại, % GDP 
Số cơn bão TH/GDP [%] 
15/61 < 0,1 
9/61 < 0,5 
4/61 > 0,5 
1/61 > 2,0 
Các mức thiệt hại trên là một gợi ý cho việc 
phân cấp rủi ro khi xảy ra thiên tai như bão, 
lũ, ngập lụt... Bảng 2 đề xuất 5 mức hiểm 
họa (thiệt hại) bao gồm ‘nhỏ’, ‘chấp nhận 
được’, ‘đáng kể’, ‘lớn’ và ‘rất lớn’ tương 
ứng với những thiệt hại do thiên tai về vật 
chất và người. 
Thiệt hại vật chất lớn hơn 2% GDP thì thiên 
tai được xếp loại 5, mức độ hiểm họa ‘rất lớn’. 
Giá trị này có cơ sở từ thực tế. Cụ thể, Quĩ 
Châu Á tiến hành nghiên cứu và chỉ ra rằng 
trong vòng 20 năm tính từ 2013 về trước thì 
Việt Nam thuộc nhóm 5 nước có rủi ro thiên 
nhiên cao nhất thế giới, mức thiệt hại chiếm 
tới 1.5% GDP hàng năm (ADRC, 2006). 
Bảng 2. Phân cấp tiêu chí mức hiểm họa 
do thiên tai. TH: thiệt hại; TM: thiệt mạng; 
DS: tổng dân số 
Cấp Mức độ TH/GDP TM/ DS 
 [%] [%10-3] 
1 nhỏ <0,1 <0,01 
2 chấp nhận 0,1 – 0,5 0,01 – 0,1 
3 đáng kể 0,5 - 1 0,1 – 0,5 
4 lớn 1,0 – 2,0 0,5 - 1 
5 rất lớn > 2,0 >1 
Tương ứng với thiệt hại vật chất là năm mức 
hiểm họa về thiệt mạng. Cấp 5 ‘rất lớn’ có tỉ 
số Thiệt mạng/ Dân số lớn hơn 0,001%. Hậu 
quả này tương đương bão Linda năm 1997 
đã khiến cho gần 800 người thiệt mạng và 
mất tích. 
Cần nhấn mạnh rằng Bảng 2 đơn thuần cung 
cấp những mức hiểm họa về người và vật chất 
mà thiên tai có thể gây ra. Bài báo này chưa 
xác định khả năng (xác suất) xảy ra thiên tai 
như lũ lụt, bão theo các kịch bản định trước. 
6. KẾT LUẬN 
Bài báo đã phát triển một công cụ hỗ trợ cho 
đánh giá và phân cấp rui ro thiên tai trong điều 
kiện Việt Nam. Các văn bản pháp luật hiện 
nay đều phân cấp rủi ro theo các đại lượng vật 
lí đặc trưng cho hiện tượng thời tiết cực đoan 
như vận tốc gió, lượng mưa, mực nước lũ 
Từ góc độ phân tích rủi ro, thiệt hại vật chất và 
người cũng là một tham số quan trọng để đánh 
giá và phân loại thiên tai. 
Năm mức độ hiểm họa được đề xuất dựa trên 
phân tích hậu quả của 61 cơn bão trong vòng 
25 năm. Hiểm họa do thiên tai có thể được 
phân cấp là ‘nhỏ’, ‘chấp nhận được’, ‘đáng 
kể’, ‘lớn’ và ‘rất lớn’ tùy thuộc vào thiệt hại 
tính theo phần trăm GDP và tổng dân số. Cứ 1 
trong 4 cơn bão có thể gây thiệt hại nhỏ hơn 
0,1% GDP, tức là gần như xảy ra hàng năm. 
Mức 5 là ‘rất lớn’, thiệt hại lên tới hơn 0,001% 
dân số và 2% GDP, tương đương sức tàn phá 
của bão Linda năm 1997. 
Kết luận, bài báo đã làm sáng tỏ thêm mức độ 
hiểm họa thiên tai thông qua đánh giá về rủi 
ro thiệt hại có thể xảy ra về con người và vật 
chất. Phân mức hiểm họa theo thiệt hại (Bảng 
2) sẽ góp phần tạo cơ sở để cảnh báo, ứng 
phó và khắc phục hậu quả do thiên tai. Hơn 
nữa, kết quả bài báo nên được sử dụng kết 
hợp với ‘Luật Phòng, chống thiên tai’ và 
‘Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg của Thủ 
tướng Chính phủ, Quy định chi tiết về cấp độ 
rủi ro thiên tai’. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 40 - 2017 125 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] ADRC, 2006. Top 25 natural disasters of Vietnam in 20th century. Asian Disaster 
Reduction Centre. 
[2] Aven, T., 2003. Foundations of Risk Analysis: A Knowledge and Decision - Oriented 
Perspective. Willey. ISBN: 978-0-471-49548-2. 
[3] Chen, X., Qin Chen and Zhou, W., 2009. Gazette of the Ministry of Water Resources, 
People’s Republic of China.  
[4] TTgCP, 2014. Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quy định chi 
tiết về cấp độ rủi ro thiên tai. 
[5] Quốc hội, 2013. Luật Phòng, chống thiên tai, Luật số: 33/2013/QH13. 
[6] Vrijling, J. K. (2002). Probability in Civil Engineering, Part 1. Course Notes 
CT4130. Delft University of Technology. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_cap_do_rui_ro_thien_tai_dua_tren_thiet_hai.pdf