Đánh giá chất lượng xét nghiệm trên 86 phòng xét nghiệm tham gia chương trình Ngoại kiểm hóa sinh – Miễn dịch hợp tác quốc tế với Australia năm 2013 của Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học – Bộ y tế tại Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT Mục tiêu: Cung cấp chương trình Ngoại kiểm chất lượng cho các phòng xét nghiệm (PXN), qua đó đánh giá chất lượng xét nghiệm trên các PXN tham gia. Đối tượng: Các PXN có thực hiện XN hóa sinh, miễn dịch tự nguyện đăng ký, gồm 86 PXN từ Đà nẵng trở vào. Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Mẫu kiểm tra gồm 54 xét nghiệm Hóa sinh ‐ Miễn dịch ‐ Thuốc, dạng đông khô ở các nồng độ bí mật ở mức bình thường và bình lý, được gửi 4 đợt gồm 8 mẫu cho các PXN tham gia (miễn phí). Kết quả được phân tích trên biểu đồ cặp Youden plot, tổng hợp so sánh với trung vị “Median”, tính độ lệch chuẩn “SD” và “SDI” của PXN giúp PXN đánh giá rõ KQ của mình. Kết quả: Các XN có KQ đạt tốt chiếm tỷ lệ từ 45,0 – 70,3 %; các XN KQ không đạt chiếm tỷ lệ từ 19,6 – 57,1%; qua toàn bộ 4 đợt 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ các KQ XN theo phân loại: đạt tốt, chấp nhận nhưng cần xem xét lại và sai lệch không đạt lần lượt là: 78,6; 12,4 và 9,0 %, có tiến bộ nhiều so với năm trước, tỷ lệ tương ứng năm 2012 là 40,4; 22,6 và 37,0 % và năm 2013 là 53,3; 24,0 và 22,7%. Kết luận: Đề tài đã cung cấp chương trình Ngoại kiểm 54 xét nghiệm Hóa sinh ‐ Miễn dịch ‐ thuốc cho 86 PXN, qua đó đánh giá tình hình chất lượng xét nghiệm trên các PXN có nhiều tiến bộ so với các năm trước

pdf 6 trang yennguyen 7400
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá chất lượng xét nghiệm trên 86 phòng xét nghiệm tham gia chương trình Ngoại kiểm hóa sinh – Miễn dịch hợp tác quốc tế với Australia năm 2013 của Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học – Bộ y tế tại Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá chất lượng xét nghiệm trên 86 phòng xét nghiệm tham gia chương trình Ngoại kiểm hóa sinh – Miễn dịch hợp tác quốc tế với Australia năm 2013 của Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học – Bộ y tế tại Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh

Đánh giá chất lượng xét nghiệm trên 86 phòng xét nghiệm tham gia chương trình Ngoại kiểm hóa sinh – Miễn dịch hợp tác quốc tế với Australia năm 2013 của Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học – Bộ y tế tại Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 214 
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM TRÊN 86 PHÒNG XÉT 
NGHIỆM THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KIỂM HÓA SINH – 
MIỄN DỊCH HỢP TÁC QUỐC TẾ VỚI AUSTRALIA NĂM 2013  
CỦA TRUNG TÂM KIỂM CHUẨN CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM Y HỌC – 
BỘ Y TẾ TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Vũ Quang Huy*, Nguyễn Văn Thắng*, Hoàng Văn Sơn*, Nguyễn Thị Thùy* Đậu Thị Xuyến *, 
Đào Thị Cẩm Thơ*, Trần Thùy Lẽn*  
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Cung cấp chương trình Ngoại kiểm chất lượng cho các phòng xét nghiệm (PXN), qua đó đánh 
giá chất lượng xét nghiệm trên các PXN tham gia.  
Đối tượng: Các PXN có thực hiện XN hóa sinh, miễn dịch tự nguyện đăng ký, gồm 86 PXN từ Đà nẵng 
trở vào.  
Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Mẫu kiểm tra gồm 54 xét nghiệm Hóa sinh ‐ Miễn dịch  ‐ Thuốc, dạng 
đông khô ở các nồng độ bí mật ở mức bình thường và bình lý, được gửi 4 đợt gồm 8 mẫu cho các PXN tham gia 
(miễn phí). Kết quả được phân tích trên biểu đồ cặp Youden plot, tổng hợp so sánh với trung vị “Median”, tính 
độ lệch chuẩn “SD” và “SDI” của PXN giúp PXN đánh giá rõ KQ của mình.  
Kết quả: Các XN có KQ đạt tốt chiếm tỷ lệ từ 45,0 – 70,3 %; các XN KQ không đạt chiếm tỷ lệ từ 19,6 – 
57,1%; qua toàn bộ 4 đợt 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ các KQ XN theo phân loại: đạt tốt, chấp nhận nhưng cần 
xem xét lại và sai lệch không đạt lần lượt là: 78,6; 12,4 và 9,0 %, có tiến bộ nhiều so với năm trước, tỷ lệ tương 
ứng năm 2012 là 40,4; 22,6 và 37,0 % và năm 2013 là 53,3; 24,0 và 22,7%.  
Kết luận: Đề tài đã cung cấp chương trình Ngoại kiểm 54 xét nghiệm Hóa sinh ‐ Miễn dịch ‐ thuốc cho 86 
PXN, qua đó đánh giá tình hình chất lượng xét nghiệm trên các PXN có nhiều tiến bộ so với các năm trước. 
Từ khóa: Xét nghiệm, Ngoại kiểm tra chất  lượng, Giới hạn cho phép, Trị số trung bình (TSTB), độ lệch 
chuẩn (SD), chỉ số độ lệch chuẩn (SDI).  
ABSTRACT 
QUALITY ASSESSMENT OVER 86 PARTICIPATING LABORATORY THE EXTERNAL QUALITY 
ASSESSMENT PROGRAM BIOCHEMISTRY ‐ IMMUNOLOGY INTERNATIONAL COOPERATION 
WITH AUSTRALIA IN 2013 OF THE QUALITY CONTROL CENTER, MINISTRY OF HEALTH AT THE 
UNIVERSITY MEDICINE AND PHARMACY IN HO CHI MINH CITY 
 Vu Quang Huy, Nguyen Van Thang, Hoang Van Son, Nguyen Thi Thuy, Đau Thi Xuyen,  
Dao Thi Cam Tho, Tran Thuy Len  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 214 ‐ 219 
Objective:  To  provide  the  external  quality  assessment  program  for medical  labs,  thereby  assessing  the 
quality on the participants.  
Subjects:  The  medical  labs  performce  biochemical,  immunological  tests  and  voluntary  registration, 
including 86 medical labs from Danang southwards.  
Methods:  Cross‐sectional  descriptive. Samples  for  54 Biochemistry  ‐  Immunology  – Therapeutic Drugs 
tests, lyophilized in the secret levels (normal and abnormal) to be sent (free of charge) 4 batches of 8 samples for 
* Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: PGS TS Vũ Quang Huy, ĐT: 0913586389 ‐ Email: drvuquanghuy@gmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 215
medical  labs  involved. Results were analyzed  in collaboration with Dr Renze Bais from rbaisconsulting.com in 
pairs on the Youden plot, compared with the median, the standard deviation ʺSDʺ and ʺSDIʺ.  
Results: Percentage of acceptable results are 45.0  ‐ 70.3%; unacceptable result are 19.6  ‐ 57.1%; 4 cycles 
through  the  first  6  months  of  2014  the  rate  of  categorized:  acceptable,  acceptable  but  should  review  and 
unacceptable are respectively: 78.6, 12.4 and 9.0 %; the corresponding ratio in 2012 was 40.4, 22.6 and 37.0 % 
and in 2013 was 53.3, 24.0 and 22.7 %, respectively.  
Conclusions: Provide EQA program of 54  ‐ Biochemical  ‐  Immunology – drug  tests  for 86 medical  lab, 
thereby evaluating the quality of participating labs this year are improved than the years 2012, 2013. 
Key words: Lab: Laboratory, EQA: external quality assessment program; Allowable Limits of Performance 
(ALP), Mean, Standard Deviation (SD), Standard Deviation Index (SDI). 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Thực hiện Ngoại kiểm tra chất lượng đối với 
các  PXN  không  còn  là  khuyến  cáo  của  các 
chuyên gia, của Tổ chức y tế thế giới (WHO)(4,2), 
hội hóa sinh  lâm sàng, xét nghiệm y khoa quốc 
tế (IFCC)(3) và Australia(1,5) nữa, mà đã là quy chế 
chuyên môn,  qui  định  bắt  buộc  với mỗi  PXN 
theo Thông  tư 01/2013/TT‐BYT ngày 11/01/2013 
của Bộ trưởng Bộ Y tế(7).  
Xây  dựng  được  chương  trình  ngoại  kiểm 
tra chất lượng quốc gia tốt là một yếu tố quan 
trọng  góp  phần  bảo  đảm  chất  lượng  xét 
nghiệm và đạt sự đồng thuận kết quả giữa các 
cơ  sở xét nghiệm,  là nhiệm vụ  trọng  tâm  của 
Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm 
y học Bộ y tế tại ĐHYD TP HCM (sau đây gọi 
tắt là Trung tâm).  
Được sự quan tâm của Bộ y tế và ĐHYD TP 
HCM, với sự hợp  tác hỗ  trợ của chuyên gia TS 
Renze  Bais  từ  RBaisConsulting  ‐  Australia 
(AACB),  Trung  tâm  đã  từng  bước  triển  khai 
chương  trình  ngoại  kiểm  tra  chất  lượng  xét 
nghiệm hóa sinh lâm sàng.  
Mục tiêu nghiên cứu 
Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm 
‐ Xây dựng chương trình Ngoại kiểm tra chất 
lượng Hóa  sinh  – Miễn dịch  cung  cấp  cho  các 
PXN tham gia. 
‐ Đánh giá chất  lượng XN Hóa sinh  ‐ Miễn 
dịch trên các PXN tham gia.  
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thời gian thực hiện 
5/ 2013 ‐ 5/ 2014 
Thiết kế nghiên cứu 
Mô tả cắt ngang. 
Đối tượng nghiên cứu 
Các  PXN  y  khoa  có  thực  hiện  các XN  hóa 
sinh, miễn dịch tự nguyện đăng ký: gồm 86 PXN 
từ Đà Nẵng trở vào gồm cả hệ thống xét nghiệm 
công lập các tuyến từ trung ương, bộ ngành đến 
tỉnh, quận huyện; và tư nhân. 
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 
Mẫu  huyết  thanh  kiểm  tra  54  xét  nghiệm 
Hóa sinh ‐ Miễn dịch ‐ Thuốc, dạng đông khô ở 
các nồng độ bí mật, vùng bình  thường và bình 
lý, được gửi 4 đợt gồm 8 mẫu tới các PXN tham 
gia (miễn phí) đã đăng kí, kèm theo bản hướng 
dẫn bảo quản, chuẩn bị mẫu,  thực hiện XN và 
ngày trả kết quả. 
Các PXN  tiến hành XN  theo cùng qui  trình 
thực hiện XN cho bệnh nhân và gửi kết quả (KQ) 
về  chương  trình  theo  đúng  lịch  với  từng mẫu 
kiểm tra (KT). 
Đánh giá, nhận định kết quả 
Theo tiêu chuẩn EQAP – RCPA, Australia(6). 
Kết  quả  được  biểu  thị  trên  Biểu  đồ  cặp 
(Youden plot), giao điểm của 2 kết quả của cặp 
mẫu tương ứng. 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 216 
Hình 1: Nhận định KQ XN Cholesterol 
Các  giới hạn  nhận  định  kết  quả:  theo  theo 
tiêu chuẩn RCPA – Australia)(6) như sau 
‐  Kết  quả  đạt  tốt:  trong  hình  vuông màu 
xanh, đạt giới hạn cho phép (Allowable Limit of 
Performance – ALP). 
‐ Kết quả chấp nhận nhưng cần xem xét lại: 
từ hình vuông xanh đến hình vuông đỏ. 
‐ Kết quả không đạt, sai  lệch  ra ngoài hình 
vuông màu đỏ: ngoài phạm vi ‐/+ 2 SD giới hạn 
cho phép (Acceptable limit) từ trung vị (Median) 
của các trị số. 
Từng kết quả của mỗi PXN qua 4 đợt được 
tổng hợp so sánh với trung vị “Median”, tính độ 
lệch  chuẩn “SD” và “SDI”  của PXN giúp PXN 
đánh giá rõ KQ của mình. 
Hình 2: Kết quả hình thoi màu hồng nằm trong hình 
vuông màu đỏ là đạt tốt 
Hình 3: Kết quả tổng hợp XN AST (GOT) của PXN sau 04 đợt 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 217
Thông  tin  về  kết  quả  góp  phần  giúp  PXN  báo hiệu về chất lượng của mình. 
Hình 4: Báo hiệu chất lượng XN so sánh KQ với giới hạn phân loại KQ 
KẾT QUẢ 
Kết quả các phòng xét nghiệm tham gia 
Bảng 1: Tỷ lệ các xét nghiệm đạt kết quả tốt 
Xét nghiệm Glucose SGOT SGPT CK-Total Triglyceride GGT Ure Uric Acid 
Đợt 1 59,5 % 65,4 % 60,3 % 45,0 % 61,0 % 69,6 % 53,7 % 48,5 % 
Đợt 2 64,7 % 62,5 % 59,3 % 57,1 % 67,1 % 66,7 % 56,8 % 51,3 % 
Đợt 3 65,4 % 66,2 % 64,5 % 66,7 % 69,7 % 64,8 % 64,3 % 55,7 % 
Đợt 4 67,1 % 65,3 % 57,1 % 63,1 % 70,3 % 67,9 % 58,3 % 54,9 % 
Qua bảng 1 cho  thấy các XN có KQ đạt  tốt 
chiếm tỷ lệ từ 45,0 – 70,3 % 
Bảng 2: Tỷ lệ các xét nghiệm có kết quả sai lệch, không đạt  
Xét nghiệm Albumin Creatinine Bilirubine Total Bilirubine Direct Calcium LDH 
Đợt 1 34,6 % 28,8 % 28,3 % 36,5 % 57,1 % 50,0 % 
Đợt 2 34,0 % 30,4 % 28,3 % 35,5 % 53,7 % 52,6 % 
Đợt 3 19,6 % 32,9 % 26,3 % 28,1 % 53,7 % 47,4 % 
Đợt 4 37,7 % 32,0 % 26,3 % 35,1 % 53,7 % 42,1 % 
Qua bảng 2  cho  thấy  các XN  có KQ không 
đạt chiếm tỷ lệ từ 19,6 – 57,1%. 
Bảng 3: Số phòng xét nghiệm trong tổng số 83 PXN có tỷ lệ kết quả đạt tốt từ 50% trở lên 
Kết quả 
xét nghiệm 
Trên 50% các 
Test đạt kết 
quả tốt 
Trên 60% các 
Test đạt kết quả 
tốt 
Trên 70% các 
Test đạt kết quả 
tốt 
Trên 80% các 
Test đạt kết quả 
tốt 
Trên 90% các 
Test đạt kết quả 
tốt 
100% các Test 
đạt kết quả tốt
Đợt 1 68 63 52 37 20 8 
Đợt 2 81 66 56 30 20 5 
Đợt 3 69 64 52 44 20 17 
Đợt 4 76 73 59 29 20 15 
Bảng 4: Tỷ lệ XN đạt KQ tốt ở một số PXN tham gia 
Mã số PXN HCM012 HCM070 HCM076 HCM085 HCM087
Đợt 1 85 % 100 % 100 % 95 % 100 % 
Đợt 2 100 % 90 % 83 % 88 % 100 % 
Mã số PXN HCM012 HCM070 HCM076 HCM085 HCM087
Đợt 3 100 % 100 % 100 % 96 % 100 % 
Đợt 4 100 % 100 % 100 % 100 % 100 % 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 218 
Bảng 5. Số phòng xét nghiệm trong tổng số 83 PXN có tỷ lệ kết quả không đạt sai lệch từ 50% trở lên 
STT Trên 50% các KQ sai lệch 
Trên 60% 
 các KQ sai lệch 
Trên 70% 
 các KQ sai lệch 
Trên 80% 
các KQ sai lệch 
Trên 90% 
các KQ sai lệch 
Đợt 1 05 00 00 00 00 
Đợt 2 05 03 01 00 00 
Đợt 3 04 01 01 01 01 
Đợt 4 02 00 00 00 00 
Bảng 6‐ Tỷ lệ các kết quả xét nghiệm theo phân loại 
Phân loại 
KQ 
KQ đạt 
tốt 
KQ chấp nhận nhưng 
cần xem xét 
KQ sai lệch 
không đạt 
Đợt 1 78,2 % 11,6 % 10,2% 
Đợt 2 75,6 % 14,6 % 9,8 % 
Đợt 3 76,9 % 13,1 % 10 % 
Đợt 4 80,1 % 14,1 % 5,8 % 
Tổng 78,6 % 12,4 % 9,0 % 
Biểu đồ 1 cho thấy 6 tháng đầu năm 2014 tỷ 
lệ  các KQ XN  theo  các phân  loại:  đạt  tốt,  chấp 
nhận nhưng  cần xem xét  lại và  sai  lệch không 
đạt  lần  lượt  là:  78,6;  12,4  và  9,0 %,  có  tiến  bộ 
nhiều so với  tỷ  lệ  tương ứng năm 2012  là 40,4; 
22,6 và 37,0 % và năm 2013 là 53,3; 24,0 và 22,7%. 
Biểu đồ 1: So sánh kết quả qua 3 năm 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 
BÀN LUẬN  
Chương trình triển khai đã cung cấp được 4 
đợt  Ngoại  kiểm  tra  chất  lượng  gồm  54  xét 
nghiệm Hóa sinh – Miễn dịch – Thuốc điều  trị 
cho 86 PXN trong 6 tháng đầu năm 2014, Đây là 
kết quả bước đầu góp phần tăng cường công tác 
quản lý chất lượng xét nghiệm theo thông tư 01‐ 
2013 của Bộ y  tế, bước đầu góp phần nâng cao 
chất lượng phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe 
nhân dân. 
Qua  đó  cho  phép  đánh  giá  tình  hình  chất 
lượng xet nghiệm trên đối tượng tham gia.  
Số PXN có tỷ lệ trên 50% các KQ XN đạt tốt 
trung bình là 68‐71 PXN trên 86 PXN qua 04 đợt 
(Bảng 3), Tuy nhiên, số phòng đạt trên 90% kết 
quả  tốt  trung  bình  chỉ  là  20/86  phòng  và  số 
lượng phòng xét nghiệm đạt  tỷ  lệ 100% các xét 
nghiệm  tốt  giao  động  từ  5‐17  cho  ta  thấy  tình 
trạng chất lượng xét nghiệm chưa thực sự tốt tại 
các phòng tham gia.  
So sánh qua 3 năm 2012, 2013 và 6 tháng đầu 
năm 2014 cho thấy tỷ lệ các xét nghiệm đạt tăng 
lên  rõ  rệt:  từ  40,4 % Năm  2012  lên  53,3% năm 
2013  và  78,6%  năm  2014,  Ngược  lại  các  xét 
nghiệm không đạt giảm rõ rệt từ 37 % năm 2012 
còn 22,7 % năm 2013 đến năm 2014 là 9,0 %. 
Tổng  kết  sau  3  năm  thực  hiện  ngoại  kiểm 
cho  thấy  tỷ  lệ  các  xét nghiệm  chấp nhận ngày 
càng cao, trong khi đó các xét nghiệm xem xét lại 
và sai  lệch ngày càng giảm, chứng  tỏ việc  thực 
22.6 24.0
12.4
37.0
22.7
9.0
40.4
53.3
78.6
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
2012 2013 2014
KQ xem xét lại
KQ sai lệch
KQ chấp nhận
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 219
hiện ngoại kiểm là điều hết sức cần thiết và đang 
phát huy hiệu quả vai trò của nó. 
Bên cạnh đó chúng ta có thể thấy là tỷ lệ các 
xét nghiệm chấp nhận vẫn chưa cao, còn tỷ lệ sai 
lệch chiếm phần trăm còn cao. 
Nên yêu cầu cấp  thiết cần  thiết  lập và  tăng 
cường kiểm tra, đôn đốc thực thi công tác quản 
lý  chất  lượng  xét  nghiệm  đồng  bộ  trong  hệ 
thống quản lý chất lượng đồng bộ của cơ sở y tế 
như chủ trương của nghành, của lãnh đạo Bộ y 
tế cũng như Trung  tâm kiểm chuẩn chất  lượng 
xét nghiệm y học Đại học Y Dược TpHCM. 
KẾT LUẬN 
Đề tài triển khai từ 2013 đã cung cấp chương 
trình Ngoại kiểm 54 xét nghiệm Hóa sinh – Miễn 
dịch – thuốc cho 86 PXN. 
Qua  đó  đánh  giá  tình  hình  chất  lượng  xét 
nghiệm trên đối tượng nghiên cứu như sau: các 
XN có KQ đạt tốt chiếm tỷ lệ từ 45,0 ‐ 70,3%; các 
XN KQ không  đạt  chiếm  tỷ  lệ  từ 19,6  ‐  57,1%; 
qua 4 đợt 6 tháng đầu 2014 tỷ lệ các KQ XN theo 
phân loại: đạt tốt, chấp nhận nhưng cần xem xét 
lại và sai lệch không đạt lần lượt là: 78,6; 12,4 và 
9,0 % có nhiều tiến bộ so với các năm trước tỷ lệ 
tương  ứng năm 2012  là 40,4; 22,6 và 37,0 % và 
năm 2013 là 53,3; 24,0 và 22,7%. 
KIẾN NGHỊ 
Cần  triển  khai  thực  hiện Ngoại  kiểm  chất 
lượng  xét  nghiệm  với  phạm  vi  các  phòng  xét 
nghiệm tham gia cũng như các xét nghiệm thực 
hiện ngày càng rộng, sâu hơn nữa, đạt tới độ che 
phủ  toàn bộ  các PXN và  toàn bộ  các XN  thực 
hiện  cho  người  bệnh  đều  được  Ngoại  kiểm, 
nhằm bảo đảm chất  lượng xét nghiệm phục vụ 
công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe 
nhân dân. 
Lời cảm ơn: Chúng tôi chân thành cám ơn toàn thể nhân viên 
Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học và Bộ môn 
xét nghiệm – Đại học Y Dược Tp HCM đã đóng góp cho sự 
thành công của đề tài. Chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng cám ơn 
tới TS Renze Bais từ RBais consulting.com đã giúp đỡ quý báu 
cùng chúng tôi xử lý các số liệu của đề tài.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. AS  (Australian  Standard)  (2004),  Medical  Laboratories  – 
Particular Requirements  for Quality  and Competencies  (AS 
4633, ISO 15189). 
2. El‐Nageh, M,, Heuck, C,, Kallner, A,,  et  al,  (1995), Quality 
Systems  for  Medical  Laboratories:  Guidelines  for 
Implementation and Monitoring, WHO regional Publications, 
Eastern Mediterranean Series 14, WHO‐EMRO, Alexxandria. 
3. IFCC  (International  Federation  of  Clinical  Chemistry  and 
Laboratory  Medicine)  series  (1998):  Essentials  of  Clinical 
Laboratory Management in Developing Regions, 
4. Jansen  R,T,P,,  Blaton  V,,  Burnet D,,  et  al,  (1997)  European 
Communities Confederation of Clinical Chemistry, Essential 
criteria for quality systems of medical laboratories, European 
Journal  of  Clinical  Chemistry  and  Clinical  Biochemistry, 
35:121‐132,  
5. NATA(National Association of Testing Authorities) Australia 
(2006), Application Documents: supplementary Requirement 
for Accreditation in the filed of Medical Testing (AS 4633, ISO 
15189), NATA, Rhodes, NS Wales, 
6. Revision  of  Allowable  Limits  of  Performance, 
https://www,rcpaqap,com,au/wp‐
content/uploads/2013/06/chempath/ALP%20Information%202
013,pdf 
7. Thông tư 01/2013/TT‐BYT ngày 11/01/2013 của Bộ trưởng Bộ 
Y tế về Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm 
tại cơ sở khám, chữa bệnh. 
Ngày nhận bài báo:        05/9/2014 
Ngày phản biện nhận xét bài báo:    29/9/2014 
Ngày bài báo được đăng:  20/10/2014 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_chat_luong_xet_nghiem_tren_86_phong_xet_nghiem_tham.pdf