Đánh giá hiệu quả điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân lọc máu định kỳ ngoại trú tại Bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT Mở đầu và mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân lọc máu định kỳ ngoại trú tại khoa Thận‐Lọc máu, bệnh viện Thống Nhất, tp HCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, quan sát và mô tả. 75 bệnh nhân (BN) suy thận mạn (STM) giai đoạn 5 lọc máu định kỳ ngoại trú với tuổi trung bình 65,33±12,98 trong khoảng thời gian từ 9/2009‐3/2010 Phương pháp xử lý và phân tích các số liệu: các số liệu được nhập và xử lý với các thuật toán thông thường bằng phần mềm thống kê SPSS 13.0 for Window. Kết quả: Tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân đang lọc máu định kỳ: 84%. 16% bệnh nhân đạt huyết áp trước lọc < 140/90="" mmhg.="" 72%="" bệnh="" nhân="" lọc="" máu="" có="" sử="" dụng="" thuốc="" hạ="" huyết="" áp.="" trong="" số="" bệnh="" nhân="" lọc="" máu="" có="" tăng="" huyết="" áp,="" tỷ="" lệ="" bệnh="" nhân="" không="" phải="" sử="" dụng="" thuốc="" hạ="" áp="" nào="" là="" 14,3%.="" tỷ="" lệ="" bệnh="" nhân="" có="" sử="" dụng="" 1,="" 2,="" 3,="" 4="" loại="" thuốc="" hạ="" áp="" lần="" lượt="" là="" 20,6%,="" 27%,="" 30,2%="" và="" 7,9%.="" kết="" luận:="" hiệu="" quả="" điều="" trị="" tăng="" huyết="" áp="" ở="" bệnh="" nhân="" lọc="" máu="" định="" kỳ="" còn="" hạn="" chế:="" tỷ="" lệ="" rất="" thấp="" bệnh="" nhân="" có="" huyết="" áp="" đạt="" mục="" tiêu="" điều="" trị="" mặc="" dù="" phần="" lớn="" bệnh="" nhân="" phải="" dùng="" 1="" hay="" nhiều="" loại="" thuốc="" hạ="">

pdf 5 trang yennguyen 6740
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiệu quả điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân lọc máu định kỳ ngoại trú tại Bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiệu quả điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân lọc máu định kỳ ngoại trú tại Bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh

Đánh giá hiệu quả điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân lọc máu định kỳ ngoại trú tại Bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 
335
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN  
LỌC MÁU ĐỊNH KỲ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT TP. HCM 
Lê Ngọc Trân*, Nguyễn Bách* 
TÓM TẮT 
Mở đầu và mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân lọc máu định 
kỳ ngoại trú tại khoa Thận‐Lọc máu, bệnh viện Thống Nhất, tp HCM. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, quan sát và mô tả. 75 
bệnh nhân (BN) suy thận mạn (STM) giai đoạn 5 lọc máu định kỳ ngoại trú với tuổi trung bình 65,33±12,98 
trong khoảng thời gian từ 9/2009‐3/2010 Phương pháp xử lý và phân tích các số liệu: các số liệu được nhập và 
xử lý với các thuật toán thông thường bằng phần mềm thống kê SPSS 13.0 for Window.  
Kết quả: Tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân đang lọc máu định kỳ: 84%. 16% bệnh nhân đạt huyết áp trước 
lọc < 140/90 mmHg. 72% bệnh nhân lọc máu có sử dụng thuốc hạ huyết áp. Trong số bệnh nhân lọc máu có tăng 
huyết áp, tỷ lệ bệnh nhân không phải sử dụng thuốc hạ áp nào là 14,3%. Tỷ lệ bệnh nhân có sử dụng 1, 2, 3, 4 
loại thuốc hạ áp lần lượt là 20,6%, 27%, 30,2% và 7,9%. 
Kết  luận: hiệu quả điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân lọc máu định kỳ còn hạn chế: tỷ lệ rất thấp bệnh 
nhân có huyết áp đạt mục tiêu điều trị mặc dù phần lớn bệnh nhân phải dùng 1 hay nhiều loại thuốc hạ áp.  
Từ khoá: tăng huyết áp, lọc máu định kỳ 
ABSTRACT 
ASSESSMENT OF THE EFFCIENCY OF HYPERTENSIVE TREATMENT  
IN CHRONIC HEMODIALYSIS PATIENTS IN THONG NHAT HOSPITAL 
Le Ngoc Tran, Nguyen Bach * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 335 ‐ 339 
Background and objectives: Evaluating the efficiency of hypertensive treatment in chronic hemodialysis 
patients in Thong Nhat Hospital, Ho Chi Minh City. 
Patients and methods: This  is a prospective and cross sectional study. 75 chronic hemodialysis (CHD) 
patients with the mean age of 65.33±12.98 in the Nephrology and Dialysis Department, Thong Nhat Hospital in 
the period of 9/2009‐3/2010 were enrolled the study. Statistical analysis: SPSS 13.0. 
Results: Prevalence of hypertension in chronic hemodialysis patients was 84%. 16% chronic hemodialysis 
patients  had  pre‐HD  blood  pressure  <  140/90  mmHg.  Antihypertensive  drugs  were  prescribed  in  72% 
hemodialysis patients. Among hypertensive patients, percentage of patients without any antihypertensive drugs 
was  only 14.3%. Percentage  of patients with 1, 2, 3  and 4  kinds  antihypertensive  agents was 20.6%, 27%, 
30.2% and 7.9% respectively.  
Conclusions:  the  efficiency of hypertensive  treatment  in chronic hemodialysis patients was very  limited. 
Very low rate of chronic hemodialysis was controlled hypertension as target although many hypertensive agents 
were prescribed. 
Key words: hypertension, chronic hemodialysis patients 
* Bệnh Viện Thống Nhất Tp HCM 
Tác giả liên lạc: TS. BSCK II. Nguyễn Bách,   ĐT: 38690104,   Email: bachnguyen32@yahoo.com 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 
336
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tăng huyết  áp  ở bệnh nhân  suy  thận mạn 
lọc máu rất khó điều trị do vậy tỷ lệ bệnh nhân 
lọc máu có tăng huyết áp rất cao (70‐80%) kể cả 
ở các nước phát  triển. Phần  lớn bệnh nhân  lọc 
máu  chưa kiểm  soát  được huyết áp  tốt. Ngoài 
ra, một vấn  đề khó khăn khác  là  thời  điểm  đo 
huyết áp (trước lọc máu hay giữa 2 kỳ lọc máu, 
hay huyết áp 24 giờ...) để đánh giá tăng huyết áp 
thực sự và đích huyết áp cần đạt được  ở bệnh 
nhân lọc máu vẫn chưa được thống nhất. 
Kiểm soát tăng huyết áp rất quan trọng, có ý 
nghĩa sống còn đối với bệnh nhân lọc máu định 
kỳ, giúp giảm biến cố  tim mạch và biến chứng 
phì  đại  thất  trái,  vốn  là  nguyên  nhân  gây  tử 
vong  hàng  đầu  ở  bệnh  nhân  lọc  máu.  Các 
nghiên cứu đoàn hệ với số lượng lớn bệnh nhân 
lọc máu  cho  thấy  có mối  liên  quan  giữa  tăng 
huyết  áp  và  tử  vong  do  biến  cố  tim mạch(3). 
Kiểm soát huyết áp bệnh nhân lọc máu cần đảm 
bảo cả 2 yếu tố đạt được huyết áp tối ưu (đích) 
và  không  gây  ra  hạ  huyết  áp  trong  lọc máu. 
Thông  thường  bệnh  nhân  lọc  máu  cần  phải 
dùng thêm một hay nhiều loại thuốc hạ áp mới 
kiểm soát được huyếp áp. Tuy nhiên, nếu  đưa 
huyết áp đạt được đích thấp như các bệnh nhân 
thông thường thì dễ xảy ra biến chứng hạ huyết 
áp trong lọc máu.  
Nghiên  cứu này  được  thực hiện  cắt ngang 
trên  những  bệnh  nhân  suy  thận mạn  lọc máu 
định kỳ ngoại trú tại Khoa Thận‐Lọc máu, bệnh 
viện Thống Nhất,  tp HCM với mục  tiêu:  đánh 
giá hiệu quả của điều  trị  tăng huyết áp ở bệnh 
nhân  lọc máu định kỳ ngoại trú tại khoa Thận‐
Lọc máu, bệnh viện Thống Nhất, tp HCM 
BỆNH NHÂN ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Bệnh nhân 
75 bệnh nhân (BN) suy thận mạn (STM) giai 
đoạn 5 lọc máu định kỳ ngoại trú tham gia vào 
nghiên  cứu  trong  khoảng  thời  gian  từ  9/2009‐
3/2010. Tiêu chuẩn chọn bệnh: (1) STM giai đoạn 
5  điều  trị bằng  lọc máu  định kỳ ngoại  trú  >  6 
tháng, (2) Không mắc các bệnh  lý cấp  tính như 
nhiễm khuẩn,  tai biến mạch não, nhồi máu  cơ 
tim cấp, ung thư, xơ gan; (3) Tuân thủ đầy đủ 
điều  trị  nội  khoa  và  chương  trình  lọc máu  và 
không đổi trung tâm lọc máu (4) BN và gia đình 
đồng ý tham gia nghiên cứu.  
Phương pháp nghiên cứu 
Tiến cứu, cắt ngang, quan sát và mô tả. Các 
tiêu chuẩn được áp dụng trong nghiên cứu: 
THA ở bệnh nhân lọc máu được định nghĩa 
khi có 1 trong 3 yếu tố sau: HA tâm thu trước lọc 
≥  140 mmHg, HA  tâm  trương  trước  lọc  ≥  90 
mmHg  hoặc  huyết  áp  ở  mức  bình  thường 
nhưng  phải  điều  trị  bằng  thuốc  hạ  áp  ≥  3 
tháng(5).  
HA được kiểm soát chưa tốt khi HA tâm thu 
trước  lọc ≥ 140 mmHg và hoặc HA tâm trương 
trước lọc ≥ 90 mmHg(5). 
Tiêu  chuẩn  chẩn  đoán  STM:  theo  hiệp  hội 
thận học quốc tế (8). 
Chỉ  số  lọc máu  đủ kt/v ure: dựa  vào  công 
thức Daugridas(6). 
 kT/V  =  ‐ln  (R‐0.008  x  t)+(4‐3.5x  R)  x  0.55x 
UF/V 
Trong đó: R= 1‐ URR, T:  thời gian  lọc  (giờ), 
UF: lượng dịch rút (kg), V: thể tích phân bố ure 
trong cơ  thể dựa  theo cân nặng, chiều cao  (lít). 
Kt/V= 1,2‐1,4 được xem là lọc máu đủ.  
Chương  trình  lọc  máu  áp  dụng  cho  BN 
trong  nghiên  cứu: dịch  lọc  bicarbonate  với  tốc 
độ 500ml/p; lưu lượng máu cài đặt = 50 x trọng 
lượng  khô;  T  =  4  giờ/  lần  x  3  lần/tuần;  chống 
đông  với  liều  chuẩn  bằng  enoxaparin  hoặc 
heparin. Màng lọc: có tính thấm thấp (low‐flux: 
LF) hoặc tính thấm cao (high‐flux: HF).  
Tiêu  chuẩn  đánh  giá  thiếu máu:  dựa  vào 
nồng độ Hb (g/dl); Hb > 10g/dl là đạt. Liều EPO 
dùng theo cách tính = 50‐100 UI/kg cân nặng x 2‐
3 lần /tuần, điều chỉnh theo nồng độ Hb.  
Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng đường máu: theo 
hiệp hội đái  tháo đường quốc  tế  (2005)(4). Tăng 
đường máu tĩnh mạch khi đói ≥ 110 mg/dL (≥ 6,1 
mmol/L) hoặc trước đây đã được chẩn đoán đái 
tháo đường type 2. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 
337
Đánh  giá  dinh  dưỡng:  dựa  vào  nồng  độ 
albumin  huyết  thanh  đo  bằng  phương  pháp 
điện di, bình thường: 35‐50g/dl. 
Đánh  giá  rối  loạn  lipid  máu:  dựa  vào 
khuyến cáo của ADA 2010. BN được đánh giá là 
có rối loạn lipid máu khi có 1 hoặc nhiều thành 
phần lipid ở giới hạn có nguy cơ. BN được đánh 
giá là không có rối loạn lipid máu khi cả 4 thành 
phần lipid đều có giá trị bình thường(1).  
Đánh giá CPG: dựa vào các tiêu chuẩn sau: 
(1) Tiêu chuẩn chính: tăng PTH (bình thường 15‐
65  pg/ml)  >  250‐300  pg/ml:  chẩn  đoán CPG;  > 
1000 pg/ml: CPG mức độ nặng.  (2) Tiêu chuẩn 
phụ: tăng P máu (bình thường: 0,9‐1,5 mmol/l) 
Xử lý số liệu thống kê 
Dựa  theo  các  thuật  toán  thống  kê  y  học 
thông thường với phần mềm SPSS 13.0.  
KẾT QUẢ 
Bảng 1. Đặc điểm của bệnh nhân lọc máu định kỳ 
trong mẫu nghiên cứu 
Đặc điểm Trị trung bình/Tỷ lệ(%) (n=75) 
Tuổi ( X ± SD) 65,33±12,98 
BN ≥ 60 tuổi 53(70,7) 
BN ≥ 75 tuổi 19(25,3) 
Giới nam, n (%) 45(60) 
Thời gian lọc máu (tháng) ( X ±SD) 36,53±29 
Thời gian lọc máu ≥ 5 năm, n (%) 11(14,7) 
Trọng lượng khô (kg) ( X ±SD) 52,91±8,44 
Nguyên nhân STM 
- Đái tháo đường 20(26,67) 
- THA 25(33,33) 
- Gout 5(6,67) 
- Viêm cầu thận mạn 7(9,33) 
- Chưa rõ nguyên nhân 18(24) 
Chỉ số lọc máu đủ kt/v ( X ± SD) 1,26±0,21 
Kt/v ≥ 1,2 48(64) 
URR ≥ 60% 58(77,3) 
Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân lọc máu 
có tăng huyết áp. 
Đặc điểm 
BN có THA 
(n=63) 
BN không 
THA (n=12) p 
Tuổi ( X ±SD) 64,43±13,37 70,08±9,84 >0,05
Đặc điểm 
BN có THA 
(n=63) 
BN không 
THA (n=12) p 
Giới nam, n (%) 37(58,73) 8(66,67) >0,05
Thời gian lọc máu (tháng)
( X ±SD) 
34±25,48 49,83±42,08 >0,05
Đái tháo đường, n(%) 18(28,57) 2(16,67) >0,05
Sử dụng màng lọc Low-
flux, n (%) 41(65,08) 7(58,33) >0,05
Bảng 3. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân lọc 
máu có tăng huyết áp. 
Đặc điểm BN có THA (n=63) 
BN không có 
THA (n=12) p 
RLLM, n (%) 47(74,6) 8(66,67) >0,05
Kt/V ( X ±SD) 1,26±0,21 1,29±0,20 >0,05
Albumin (g/dL) 
( X ±SD) 
3 38,27±4,15 39,71±6,07 >0,05
P (trước lọc, mmol/L) 
( X ±SD) 
2,1±0,69 2,3±0,83 >0,05
PTH 
(trước lọc, pg/mL) 
Trung vị 278,07 294,54 
>0,05Khoảng tứ vị 
(25%-75%) 101,5-324,9 135,23-547,75
β2 microglobulin 35,84±13,72 31,11±15,83 >0,05
Hb (g/dL) 10,90±1,42 11,06±1,31 >0,05
Liều EPO 108,58±41,65 102,66±57,71 >0,05
84
16
0
20
40
60
80
100
Tỷ lệ bệnh nhân lọc
máu có tăng huyết áp 
Tăng HA
Không tăng HA
Biểu đồ 1. Tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân lọc máu 
định kỳ 
Bảng 4. Hiệu quả điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân 
lọc máu có tăng huyết áp 
Đích HA đạt được Số bệnh nhân (tỷ lệ %) (n=63) 
HA trước lọc < 130/80 mmHg 4(6,3) 
HA trước lọc < 140/90 mmHg* 10(16) 
HA trước lọc < 140/90 mmHg và 
HA sau lọc < 130/80 mmHg 1(1,54) 
HA trước lọc <160/90 mmHg 60(95,2) 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 
338
28
72
0
20
40
60
80
Tỷ lệ BN lọc máu
dùng thuốc hạ áp
Không dùng
thuốc hạ áp
Có dùng thuốc
hạ áp
Biểu đồ 2. Tỷ lệ bệnh nhân lọc máu có sử dụng thuốc 
hạ huyết áp. 
Bảng 5. Số thuốc hạ áp được sử dụng ở bệnh nhân 
lọc máu có tăng huyết áp 
Sử dụng thuốc hạ huyết áp Số BN/tỷ lệ (%) (n=63)
Không dùng thuốc hạ áp 9(14,3) 
Dùng 1 loại thuốc hạ áp 13(20,6) 
Dùng 2 loại thuốc hạ áp 17(27) 
Dùng 3 loại thuốc hạ áp 19(30,2) 
Dùng 4 loại thuốc hạ áp 5(7,9) 
BÀN LUẬN 
So sánh giữa 2 nhóm BN lọc máu có THA và 
không  THA,  kết  quả  ở  bàng  2  và  3  cho  thấy 
nhận thấy không khác biệt về tuổi, thời gian lọc 
máu, tăng cân giữa 2 lần lọc máu và các biến đổi 
cận  lâm  sàng khác như  chỉ  số  lọc máu  đủ,  rối 
loạn lipid máu, tăng PTH. Cần nghiên cứu trên 
mẫu  lớn hơn để đánh giá chính xác vai  trò của 
các yếu tố này trong cơ chế bệnh sinh của THA.  
Dựa theo tiêu chuẩn THA ở BN lọc máu của 
hội thận học quốc tế, nghiên cứu này cho thấy có 
đến 84% BN  lọc máu định kỳ có THA (biểu đồ 
1). Tỷ  lệ này cũng  tương đương với các  tác giả 
khác.  Theo  nhiều  nghiên  cứu  trước  đây,  tỷ  lệ 
THA ở BN lọc máu rất cao (72%)(7). Del Guidice 
A và cộng sự nghiên cứu quan sát trong 1 tháng 
tại  Ý  trên  89  BN  lọc máu  với  tiêu  chuẩn HA 
trước lọc máu ≤ 140/90 mmHg và HA sau lọc ≤ 
130/80 mmHg  được  xem  là  bình  thường.  Kết 
quả 55% có THA, chỉ có 14% BN đạt được HA 
trước và  sau  lọc  ở mức bình  thường(2). Nghiên 
cứu Steven Fishban cho thấy > 80% BN lúc khởi 
đầu lọc máu có THA và nhiều BN vẫn còn THA 
sau  khi  được  lọc  máu.  Có  53%  BN  lọc  máu 
(>150/90 mmHg)(3). Cơ chế bệnh sinh THA ở BN 
lọc máu chưa được hiểu biết đầy đủ, phức  tạp 
và có thể do nhiều yếu tố như thừa muối, quá tải 
thể tích, vai trò của erythropoetin, ion hoá trị 2, 
hocmon tuyến cận giáp, biến đổi nội mạc mạch 
máu, hoạt động của hệ giao cảm  
Bảng 4 minh hoạ rõ hơn về hiệu quả điều trị 
THA ở BN lọc máu có THA theo các tiêu chuẩn 
đánh giá THA khác nhau. Nếu lấy mức của Hội 
Thận  học  quốc  tế  với  HA  trước  lọc  <  140/90 
mmHg được xem là kiểm soát tốt HA, thì chỉ có 
16% BN là được kiểm soát tốt. Kết quả này phù 
hợp với nghiên cứu của các tác giả Lin(7) và Poch 
E(9). Lin J và cộng sự nghiên cứu trên 1382 BN từ 
11 trung tâm lọc máu ở Thượng Hải, 809 nam và 
573  nữ  với  định  nghĩa  THA  khi HA  ≥  140/90 
mmHg, hoặc  có  tiền  tử THA  và  đang  điều  trị 
thuốc HA mặc dù HA đang ở mức bình thường, 
kiểm  soát  HA  tốt  khi  HA  trước  lọc  <  140/90 
mmHg. Kết quả  cho  thấy  tỷ  lệ THA  ở BN  lọc 
máu  là  86,3%.  Tỷ  lệ  kiểm  soát  tốt  HA  áp  là 
25,5%. Nghiên cứu cắt ngang, đa trung tâm của 
Poch E ở Catalonia, Tây Ban Nha ở 387 BN  lọc 
máu  định  kỳ  >  6  tháng  từ  32  trung  tâm,  tuổi 
trung bình 63±14, áp dụng định nghĩa THA khi 
có  1  trong  3  yếu  tố  sau:  HA  tâm  thu  ≥  140 
mmHg, HA  tâm  trương ≥ 90 mmHg hoặc điều 
trị bằng thuốc hạ áp > 3 tháng, kết quả cho thấy 
tỷ  lệ  THA  là  67,4%  thay  đổi  tuỳ  theo  nguyên 
nhân suy thận mạn.  
Hiện  chưa  thống  nhất  được  nên  chọn HA 
trước  lọc,  sau  lọc hay  trị  số HA  đo 24 giờ  làm 
tiêu chuẩn chẩn đoán THA và HA đích ở BN lọc 
máu. HA  trước  lọc  tuy  phản  ảnh  ít  chính  xác 
nhưng thường được dùng để đánh giá HA của 
BN lọc máu vì dễ thực hiện, thuận lợi trong thực 
hành. Trong nghiên cứu này, nếu chọn mốc HA 
trước  lọc  <  130/80 mmHg  như Hội  Thận  học 
Anh quốc thì chỉ có 6,3% BN được kiểm soát tốt 
HA !. Nếu áp dụng tiêu chuẩn kiểm soát HA tốt 
của Hiệp hội Thận học Anh quốc dựa vào HA 
trước lọc < 140/90 mmHg và HA sau lọc < 130/80 
mmHg  thì  chỉ  có  1  BN  (1,54%)  đạt mức  này!. 
Tuy  nhiên,  nếu  dựa  vào  mốc  HA  trước  lọc 
<160/90 mmHg thì có đến 95,2% BN được kiểm 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 
339
soát  tốt HA. Nhiều nghiên  cứu  trước  đây  đều 
cho thấy tỷ lệ tử vong cao ở những BN lọc máu 
có HA  tâm  thu  thấp,  chứ không phải HA  tâm 
thu ở mức cao. Nghiên cứu của Poch E phân tích 
thống  kê Cox  regression  trên  24.525 BN  và  có 
điều chỉnh nhiều yếu tố nhiễu. Tỷ lệ tử vong là 
13% với mức HA  trước  lọc  130‐159 mmHg  và 
tăng lên 20% HA ở mức 110‐129. Có thể tỷ lệ tử 
vong cao do hạ HA xảy ra trong lọc máu(9). 
Về sử dụng thuốc hạ áp ở BN lọc máu: Biểu 
đồ 1 và 2 cho thấy tỷ lệ THA cao (84%) nhưng tỷ 
lệ BN dùng  thuốc hạ áp  thấp hơn  (72%) do có 
một  số  BN  có  THA  nhưng  không  được  dùng 
thuốc hạ áp mặc dù HA chưa đạt đích điều trị. 
Nguyên nhân do các BN này thường thích nghi 
với HA cao dài ngày trước đó và có nguy cơ hạ 
HA  trong  lọc  nếu  đưa HA  về mức  thấp  hơn. 
Nghiên cứu của Lin cho thấy tỷ lệ điều trị bằng 
thuốc hạ áp cao hơn nghiên cứu của chúng  tôi 
(96,8%).  
Khảo  sát  số  lượng  thuốc  hạ HA  được  sử 
dụng  ở BN  lọc máu  có THA. Bảng  5  cho  thấy 
trong  số  63  BN  có  THA,  chỉ  có  14,3%  BN  lọc 
máu không dùng thuốc hạ áp nào và 85,7% BN 
phải dùng ≥ 1  loại  thuốc hạ áp nhưng HA vẫn 
chưa kiểm soát được đích điều trị. Nguyên nhân 
có thể do nhiều yếu tố như chính bệnh nguyên 
gây suy  thận mạn, kiểm  soát muối, nước chưa 
được tốt... Điều này cho thấy việc kiểm soát HA 
đạt mục tiêu ở BN lọc máu rất khó. Kết quả này 
cũng phù hợp với nghiên  cứu  của Lin  J. Theo 
nghiên  cứu  này,  50,4%  BN  điều  trị  với  1  loại 
thuốc hạ áp, 34.4% BN điều  trị với 2  loại  thuốc 
hạ áp, 14,2% BN điều trị với 3  loại thuốc hạ áp 
và 1% BN điều trị với 4 loại thuốc hạ áp(7).  
KẾT LUẬN 
Qua  nghiên  cứu  75  BN  lọc  máu  định  kỳ 
ngoại  trú  tại  khoa  Thận‐  Lọc máu,  bệnh  viện 
Thống Nhất,  nghiên  cứu  này  rút  ra  được  kết 
luận sau: hiệu quả điều trị tăng huyết áp ở bệnh 
nhân lọc máu định kỳ còn hạn chế: tỷ lệ rất thấp 
bệnh nhân có huyết áp đạt mục tiêu điều trị mặc 
dù phần  lớn bệnh nhân phải dùng 1 hay nhiều 
loại thuốc hạ áp.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. American  Diabetes  Association  (2010),  Diagnosis  and 
classification of diabetes mellitus, Diabetes care, 33 (suppl 1), 
S 62‐69. 
2. Del Guidice A, Cicchella A, Di Giorgio (2012). Prevalence and 
control  of  hypertension  in  chronic  hemodialysis  patients: 
results of a single – centre clinical audit. G Ital Nepfrol, Mar‐
April, 29 (2) 230‐7. 
3. Fishban S, Maesaka  JK, Goreja MA  (2000). Hypertension  in 
dialysis patients. In: Norbert Lamiere and Ravindra L. Mehta. 
Complications of dialysis. 471‐484. McGraw‐ Hill, Inc. 
4. International Diabetes Federation (2005), Global guideline for 
type 2 diabetes”, pp. 8‐10. 
5. K/DOQI  guidelines  for  blood  control  (2004).  Principles  of 
dialysis.  In:  Jeremy Levy. Oxford Handbook of Dialysis. 2th 
Edition. Oxford Press. pp 48. 
6. Levy  J, Morgan  J  (2005).  Principles  of  dialysis.  In:  Jeremy 
Levy.  Oxford Handbook  of  Dialysis.  3th  Edition.  pp  5‐15. 
Oxford Press.  
7. Lin  J,  Ding  XQ,  Lin  P  (2010).  A  multi‐center  survey  of 
hypertension and its treatment in patients with maintenance 
hemodialysis in Shanghai. Zhonghua Nei KeZa Zhi. Jul; 49 (7) 
563‐7. 
8. National  Kidney  Foundation  (2008).  Classification  of  CKD 
based on GFR as proposed by the Kidney Disease Outcomes 
Quality Initiative (KDOQI) guidelines and modified by NICE 
in. 
9. Poch  E,  Martinez  X,  Rodrigo  JA,  Tovar  JL  (2006). 
Hypertension  in  hemodialysis:  prevalance  and  associated 
factors in Catalonia. The PRESDIAL study. Nefrologia; 26(5): 
564‐72. 
10. Robinson  BM,  Tong  L,  Zhang  J,  Wolfe  RA  (2012).  Blood 
pressure  levels  and  mortality  risk  among  hemodialysis 
patients in the Dialysis Outcomes and Practice Patterns Study. 
Kindney Int, Sep; 82(5): 570‐80. 
11. UK Renal  association  standards:  cardiovascular  risk  (2004). 
Standards documents. In: Jeremy Levy. Oxford Handbook of 
Dialysis. 2th Edition. pp 846. Oxford Press.  
Ngày nhận bài báo       01‐7‐2013 
Ngày phản biện nhận xét bài báo:    08‐7‐2013 
Ngày bài báo được đăng:      01‐8‐2013 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_dieu_tri_tang_huyet_ap_o_benh_nhan_loc_mau.pdf