Đánh giá hiệu quả giáo dục truyền thông và điều trị tăng huyết áp dự phòng đột quỵ não tại cộng đồng

TÓM TẮT Đột quỵ não (ĐQN) là một cấp cứu nội khoa thường gặp với tỷ lệ tử vong và tàn phế cao, do đó, việc dự phòng có ý nghĩa quan trọng. Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khoẻ, kết hợp với điều trị tăng huyết áp (THA) tại cộng đồng. Kết quả: sau 1 năm can thiệp (từ 2009 - 2010) tại 2 xã ngoại thành Hà Nội cho thấy: - Nhận thức của đối tượng nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ tăng: bệnh THA tăng từ 33,2% lên 80,3%, bệnh tim mạch từ 6,6% lên 43,2%, béo phì từ 4,2% lên 21,2%, tiểu đường từ 1,9% lên 15,9%. - Tỷ lệ thực hành phòng bệnh tăng: thể dục 39,7%, ăn giảm mỡ 29,6%, ăn giảm muối 50,9%, không uống bia rượu 57%, không hút thuốc 60,3%, khám bệnh định kỳ 22%, điều trị yếu tố nguy cơ 33,5%. - Tỷ lệ điều trị THA tại cộng đồng thành công 48,9%, tỷ lệ thành công ở người THA độ I cao hơn so với THA độ II và độ III. - Kết quả can thiệp đã làm giảm tỷ lệ mới mắc ĐQN từ 57,9 xuống còn 47,4/100.000 người

pdf 6 trang yennguyen 9820
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiệu quả giáo dục truyền thông và điều trị tăng huyết áp dự phòng đột quỵ não tại cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiệu quả giáo dục truyền thông và điều trị tăng huyết áp dự phòng đột quỵ não tại cộng đồng

Đánh giá hiệu quả giáo dục truyền thông và điều trị tăng huyết áp dự phòng đột quỵ não tại cộng đồng
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2012 
 39 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 
DỰ PHÕNG ĐỘT QUỴ NÃO TẠI CỘNG ĐỒNG 
 Nguyễn Văn Thắng*; Nguyễn Hồng Thanh** 
TÓM TẮT 
Đột quỵ não (ĐQN) là một cấp cứu nội khoa thường gặp với tỷ lệ tử vong và tàn phế cao, do đó, 
việc dự phòng có ý nghĩa quan trọng. Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp 
bằng truyền thông giáo dục sức khoẻ, kết hợp với điều trị tăng huyết áp (THA) tại cộng đồng. Kết quả: 
sau 1 năm can thiệp (từ 2009 - 2010) tại 2 xã ngoại thành Hà Nội cho thấy: 
- Nhận thức của đối tượng nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ tăng: bệnh THA tăng từ 33,2% lên 
80,3%, bệnh tim mạch từ 6,6% lên 43,2%, béo phì từ 4,2% lên 21,2%, tiểu đường từ 1,9% lên 15,9%. 
- Tỷ lệ thực hành phòng bệnh tăng: thể dục 39,7%, ăn giảm mỡ 29,6%, ăn giảm muối 50,9%, không 
uống bia rượu 57%, không hút thuốc 60,3%, khám bệnh định kỳ 22%, điều trị yếu tố nguy cơ 33,5%. 
- Tỷ lệ điều trị THA tại cộng đồng thành công 48,9%, tỷ lệ thành công ở người THA độ I cao hơn 
so với THA độ II và độ III. 
- Kết quả can thiệp đã làm giảm tỷ lệ mới mắc ĐQN từ 57,9 xuống còn 47,4/100.000 người. 
* Từ khóa: Đột quỵ não; Tăng huyết áp; Giáo dục truyền th«ng; Hiệu quả. 
EVALUATING THE EFFETIVENESS OF HEALTH EDUCATION 
AND TREATMENT OF HYPERTENSION IN STROKE 
PREVENTION AT COMMUNITY LEVEL 
SUMMARY 
Cerebrovascular stroke is a common emergency with high mortality and disability rate, therefore, 
the prevention of stroke is critical. Aims of the study were: evaluating the effectiveness of health 
education and treatment of hypertension at community level. After 1 year of intervention (from 2009 
to 2010) in two communes in outskirt of Hanoi city, results showed that: 
- Knowledge of people about the risk factors had increased. In terms of hypertension, percentage 
increase was from 33.2% to 80.3%, cardiovascular disease from 6.6% to 43.2%, obesity from 4.2% 
to 21.2%, and diabetes from 1.9% to 15.9%. 
- An increase in the elderly practice of stroke prevention: percentage increase in regular exercising 
was 39.7%, in going on low fat diet 29.6%, in low salt diet 50.9%, in stopping drinking 57%, in stopping 
smoking 60.3%, in regular medical examination, 22% and in treatment of risk factors 33.5%. 
- Successful management of hypertension in community level reached the rate of 48.9%. The 
success rate of controlling hypertension stage I was higher than stage II and III. 
- The intervention decreased the incidence of stroke from 57.9 to 47.4/100.000 people. 
* Key words: Stroke; Hypertension; Health education; Efficacy. 
* Sở Y tế Hà Nội 
** Bệnh viện 103 
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Đoàn Huy Hậu 
 PGS. TS. Lê Văn Bào 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2012 
 39 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Đét quỵ não là một cấp cứu nội khoa 
thường gặp. Điều trị ĐQN tốn kém, tỷ lệ tử 
vong cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế 
Thế giới, tỷ lệ tử vong do ĐQN đứng hàng 
thứ hai sau bệnh lý tim mạch và đứng 
hàng thứ nhất trong bệnh lý thần kinh. Để 
giảm tỷ lệ mắc ĐQN, cần đẩy mạnh công 
tác dự phòng ĐQN tại cộng đồng cũng như 
tại các cơ sở y tế. Trong dự phòng ĐQN, 
việc kiểm soát tốt bệnh THA, nguyên nhân 
hàng đầu của ĐQN có ý nghĩa quan trọng. 
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm: 
Đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng ĐQN 
bằng truyền thông giáo dục sức khoẻ, kết 
hợp với điều trị THA tại cộng đồng. 
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tƣợng nghiên cứu. 
Người cao tuổi tại hai xã Trường Yên và 
Lam Điền, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. 
Thời gian từ 12 - 2009 đến 12 - 2010. 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 
Mô tả cắt ngang, can thiệp cộng đồng có 
so sánh trước - sau và không có nhóm chứng. 
* Cỡ mẫu nghiên cứu: theo công thức 
nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng: 
2
1 1 1 1 2 2
2
2 1
2 (1 ) (1 ) (1 )
( )
Z P P Z p p p p
n
p p
  
Trong đó: n = cỡ mẫu tối thiểu; p1, p2: 
ước tính tỷ lệ người cao tuổi biết THA là 
yếu tố nguy cơ của ĐQN trước/sau can thiệp; 
P = (p1+p2)/2. Z1- : độ tin cậy ở mức xác 
suất 95%; Z1-: lực nghiên cứu. Với p1 = 0,3; 
p2 = 0,4; Z1- = 1,96; Z1- = 1,282; n = 477, 
thực tế nghiên cứu 590 người (≥ 60 tuổi). 
* Chọn mẫu: ngẫu nhiên, dựa trên danh 
sách người cao tuổi đã có sẵn. 
* Nội dung nghiên cứu: 
- Nội dung can thiệp: truyền thông giáo 
dục sức khoẻ, tổ chức điều trị cho đối tượng 
THA tại cộng đồng theo phác đồ của Bộ Y tế. 
- Trước và sau can thiệp, tổ chức điều 
tra cắt ngang, đánh giá tỷ lệ mắc, kiến thức, 
thái độ thực hành về phòng chống ĐQN, so 
sánh đánh giá hiệu quả can thiệp. 
* Các chỉ tiêu nghiên cứu: 
- Sự thay đổi kiến thức, thực hành của 
người dân về yếu tố nguy cơ, biện pháp dự 
phòng ĐQN. 
- Tỷ lệ điều trị thành công (đạt huyết áp 
mục tiêu < 140/90 mmHg) tại cộng đồng. 
- So sánh tỷ lệ mắc míi ĐQN trước và 
sau can thiệp. 
- Tính chỉ số hiệu quả (%) = (p1-p2)/p1 x 
100 (p1/p2: tỷ lệ trước/sau can thiệp). 
* Xử lý số liệu: bằng chương trình thống 
kê dùng trong y sinh học Epi. info 6.04. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ 
BÀN LUẬN 
Bảng 1: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 
(n = 590). 
CHỈ TIÊU n % 
Nhóm tuổi 
(năm) 
60 - 69 211 35,8 
70 - 79 265 44,9 
≥ 80 114 19,3 
Giới 
Nam 266 45,1 
Nữ 324 54,9 
Các đối tượng nghiên cứu ≥ 60 tuổi, 
trong đó, độ tuổi 70 - 79 chiếm tỷ lệ cao 
nhất. Việc lựa chọn đối tượng can thiệp này 
dựa trên kết quả của những nghiên cứu 
đều cho thấy ĐQN chủ yếu xuất hiện ở 
người cao tuổi. Nghiên cứu của Nguyễn 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2012 
 40 
Văn Chương cho thấy, tuổi trung bình của 
BN ĐQN là 53,7 12,0, trong đó, nhóm tuổi 
70 - 79 chiếm tỷ lệ cao nhất (29,56%) [1]. 
Theo Trần Thanh Tâm: tuổi trung bình 
62,3 11,3, nhóm tuổi 60 - 68 chiếm 28,6%, 
nhóm tuổi 70 - 79 chiếm tỷ lệ cao nhất với 
31,8%..[3]. 
Bảng 2: Thay đổi kiến thức về các yếu tố nguy cơ. 
CÁC BỆNH DỄ 
DẪN ĐẾN ĐQN 
TRƯỚC CAN THIỆP (n = 590) SAU CAN THIỆP (n = 584) 
CHỈ SỐ HIỆU 
QUẢ (%) 
p 
n % n % 
THA 196 33,2 459 80,3 142 < 0,01 
Bệnh tim mạch 39 6,6 252 43,2 555 < 0,01 
Béo phì 25 4,2 124 21,2 405 < 0,01 
Tiểu đường 11 1,9 93 15,9 737 < 0,01 
Không biết 358 60,7 97 16,6 73 < 0,01 
Sau can thiệp, tỷ lệ biết về các bệnh 
có khả năng dẫn đến ĐQN đều tăng, tỷ lệ 
không biết giảm từ 60,7% xuống còn 16,6%. 
Hiểu biết về các bệnh lý có thể dẫn đến 
ĐQN có ý nghĩa quan trọng trong dự phòng 
ĐQN. Trong đó, quan trọng nhất là THA, 
nguyên nhân hàng đầu của ĐQN, theo Tổ 
chức Y tế Thế giới, 62% ĐQN do THA [10]. 
Tỷ lệ đối tượng biết THA là yếu tố nguy cơ 
chỉ có 33,2%, thấp hơn rất nhiều so với 
nghiên cứu của Nguyễn Văn Triệu và CS 
(85,1%) [4], so với tỷ lệ hiểu biết của một 
vùng nông thôn Hoa Kỳ cũng thấp hơn 
(44%) [7]. Tỷ lệ hiểu biết về các bệnh khác 
là yếu tố nguy cơ cũng rất thấp, có tới 
60,7% không biết. Sau can thiệp, nhận 
thức của người dân đã được nâng lên rõ 
rệt, sự hiểu biết được nâng lên sẽ giúp 
người dân tích cực dự phòng và điều 
trị bệnh. 
Bảng 3: Thực hành các biện pháp dự phòng ĐQN trước - sau can thiệp. 
BIỆN PHÁP 
TRƯỚC CAN THIỆP 
(n = 590) 
SAU CAN THIỆP 
(n = 584) CHỈ SỐ HIỆU 
QUẢ (%) 
p 
n % n % 
Thể dục 171 29,0 401 68,7 137 < 0,01 
Ăn giảm mỡ 20 3,4 193 33,0 871 < 0,01 
Ăn giảm muối 25 4,2 322 55,1 1212 < 0,01 
Không uống bia, rượu 37 6,3 368 63,3 900 < 0,01 
Không hút thuốc 23 3,9 375 64,2 1546 < 0,01 
Khám bệnh định kỳ 69 11,7 197 33,7 188 < 0,01 
Điều trị bệnh là yếu tố nguy cơ 339 57,4 531 90,9 58 < 0,05 
Không làm gì 332 56,3 23 3,9 652 < 0,01 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2012 
 41 
Tỷ lệ người dân thay đổi thói quen ảnh 
hưởng đến sức khỏe, thực hành khám 
bệnh định kỳ và điều trị tích cực các bệnh là 
yếu tố nguy cơ tăng lên. 
Việc cung cấp kiến thức về dự phòng 
ĐQN qua những hoạt động truyền thông đã 
giúp cho người cao tuổi thực hành sinh 
hoạt, lối sống lành mạnh để bảo vệ sức 
khoẻ cho bản thân. Việc tập thể dục thường 
xuyên, thậm chí đi lên gác bằng thang bộ 
thay vì sử dụng thang máy, đi xe đạp thay 
bằng đi xe máy cũng mang lại ý nghĩa trong 
việc nâng cao sức khỏe phòng chống bệnh. 
Nghiên cứu của Deplanque D cho thấy, tập 
thể dục từ 2 - 5 giờ/tuần làm giảm nguy cơ 
ĐQN [8]. Chế độ ăn uống có ý nghĩa quan 
trọng, chế độ ăn nhiều muối (ăn mặn) liên 
quan đến THA. Ăn nhiều mỡ động vật có 
liên quan chặt chẽ đến rối loạn chuyển hóa 
lipid và là nguy cơ của bệnh lý xơ vữa 
mạch máu, dẫn đến gia tăng ĐQN. Sử dụng 
quá nhiều rượu, kể cả uống nhiều ngày có 
thể làm tăng tỷ lệ ĐQN cũng như tử vong 
do ĐQN [2]. Một số nghiên cứu cho thấy, 
hút thuốc là yếu tố nguy cơ độc lập liên 
quan đến cả đột quỵ nhồi máu và xuất 
huyết. Theo Skirshner HS và CS, hút thuốc 
lá làm tăng nguy cơ ĐQN gấp 2 lần [9]. Hút 
thuốc lá làm tăng nguy cơ ĐQN là do làm 
THA tạm thời phối hợp với xơ vữa động 
mạch [2]. Theo Lê Quang Cường, cai thuốc 
lá rất khó, nhưng thực sự cai và giảm thuốc 
sẽ làm giảm đáng kể ĐQN [2]. 
Thực hành khám chữa bệnh có vai trò 
quan trọng trong phòng chống bệnh. Trước 
can thiệp, chỉ 11,7% số đối tượng được 
phỏng vấn có đi khám sức khỏe định kỳ, 
sau can thiệp tăng lên 33,7%. Thực hành 
khám định kỳ còn thấp, ngoài nguyên nhân 
do nhận thức của người dân, phải kể 
đến nguyên nhân do trình độ chuyên môn 
và trang thiết bị tại trạm y tế xã còn hạn 
chế, chưa đáp ứng được nhu cầu khám 
sức khỏe tại tuyến y tế cơ sở cho người 
dân. Tỷ lệ đối tượng đã “điều trị thường 
xuyên khi mắc bệnh là yếu tố nguy cơ” tăng 
33,5%. 
Bảng 4: Tỷ lệ điều trị thành công theo 
mức độ THA trước điều trị. 
MỨC ĐỘ THA 
TRƯỚC 
ĐIỀU TRỊ 
TỔNG SỐ 
NGƯỜI 
DÙNG 
THUỐC 
KẾT QUẢ ĐẠT 
HUYẾT ÁP MỤC TIÊU 
n % 
THA độ I 15 14 93,3 
THA độ II 34 15 42,4 
THA độ III 39 14 35,9 
Tổng số đối 
tượng điều trị 
88 43 48,9 
Sau 6 tháng điều trị, tỷ lệ thành công 
48,9%, tỷ lệ thành công với THA độ I cao 
hơn so với THA độ II và độ III. Tỷ lệ này 
thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt 
và CS (2007) (87,4%) [5]. Sự khác biệt này 
có thể do đối tượng của tác giả là những 
người THA ở mọi lứa tuổi, còn nghiên cứu 
của chúng tôi là những người cao tuổi (≥ 60 
tuổi), mặt khác, tỷ lệ THA độ II và độ III là 
chủ yếu (82,9%), nên khả năng kiểm soát 
huyết áp khó hơn. Có nhiều bằng chứng 
khoa học cho thấy kiểm soát tốt huyết áp sẽ 
làm giảm tỷ lệ mắc míi và tái phát ĐQN [6]. 
Bảng 5: Thay đổi chỉ số mắc míi ĐQN 
trước và sau can thiệp. 
THỜI ĐIỂM 
TRƯỚC 
CAN THIỆP 
(2009) (1) 
SAU CAN 
THIỆP 
(2010) (2) 
CHỈ SỐ MỚI 
MẮC 
(/100.000 dân) 
Tổng số 
người điều tra 
20.730 21.078 57,9 
Số người mắc 
mới ĐQN 
12 10 47,4 
p < 0,001 
Chỉ số mắc míi ĐQN/100.000 dân sau 
can thiệp giảm so với trước can thiệp 
(p < 0,001). Kết quả này phù hợp với khẳng 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2012 
 42 
định của Tổ chức Y tế Thế giới: ĐQN là 
bệnh có thể dự phòng được [10]. Đây là kết 
quả của công tác truyền thông giáo dục sức 
khoẻ làm tăng kiến thức và thực hành của 
người dân về dự phòng ĐQN, đồng thời là 
kết quả của việc can thiệp điều trị yếu tố 
nguy cơ THA cho người cao tuổi. Tuy vậy, 
thời gian can thiệp mới chỉ 1 năm, cần tiếp 
tục nghiên cứu theo dõi tiếp để đánh giá 
tính bền vững của các biện pháp can thiệp. 
KẾT LUẬN 
Hiệu quả can thiệp bằng truyền thông 
giáo dục sức khoẻ, kết hợp với điều trị THA 
tại cộng đồng cho thấy: 
- Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về 
các yếu tố nguy cơ tăng lên: bệnh THA tăng 
từ 33,2 lên 80,3%, bệnh tim mạch từ 6,6% 
lên 43,2%, béo phì từ 4,2% lên 21,2%, tiểu 
đường từ 1,9% lên 15,9%. 
- Tỷ lệ thực hành phòng bệnh tăng lên, 
chỉ số hiệu quả không hút thuốc là 1.546%, 
ăn giảm muối 1.212%, không uống rượu bia 
900%, ăn giảm mỡ 871%, tỷ lệ người không 
làm gì giảm xuống (chỉ số hiệu quả 652%). 
- Tỷ lệ điều trị THA tại cộng đồng thành 
công 48,9%, tỷ lệ thành công ở người THA 
độ I cao hơn so với THA độ II và độ III. 
- Chỉ số mắc míi ĐQN/100.000 dân giảm 
từ 57,9 xuống còn 47,4. 
KIẾN NGHỊ 
Tiếp tục duy trì và nhân rộng chương 
trình can thiệp dự phòng ĐQN bằng truyền 
thông giáo dục sức khoẻ, kết hợp với điều 
trị THA tại cộng đồng để đảm bảo hiệu quả 
bền vững của can thiệp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Văn Chương. Nghiên cứu lâm sàng 
và điều trị ĐQN. Kỷ yếu Các công trình nghiên 
cứu khoa học Bệnh viện 103. 2010, tr.1-13. 
2. Lê Quang Cường. Các yếu tố nguy cơ của 
tai biến mạch máu não. ĐQN cấp cứu điều trị dự 
phòng, chủ biên Nguyễn Văn Thông. NXB Y học. 
2008, tr.27-36. 
3. Trần Thanh Tâm, Nguyễn Minh Hiện. 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, 
biến đối glucose huyết ở BN đột quỵ chảy máu 
trong tuần đầu. Tạp chí Y Dược học Quân sự. 
2010, 2, tr.66-72. 
4. Nguyễn Văn Triệu, Lê Thị Vẻ, Tưởng Thị 
Hồng Hạnh. Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ 
trên BN tai biến mạch máu não tại cộng đồng. 
Y học thực hành. 2009, 679 (10), tr.9-12. 
5. Nguyễn Lân Việt và CS. Áp dụng một số 
giải pháp can thiệp thích hợp để phòng chữa 
bệnh THA tại cộng đồng. Báo cáo đề tài khoa 
học cấp bộ. 2007. 
6. Bath PMW, Sprigg. N. Control of blood pressure 
after stroke. Hypertension. 2006, 4, pp.203-204. 
7. Blades L.L, Oscer DS, Dietrich DW, Burnnet 
AM, Russel JA. Rural community knowledge of 
stroke warning signs and risk factors. Prev Chronic 
Dis. 2005, 2 (2), p.14. 
8. Deplanque D. Prior TIA, lipid-lowering drug 
use, and physical activity decrease ischemic stroke 
severity. Neurology. 2006, 67, pp.1403-1410. 
9. Skirshner H.S, et al. Secondary prevention 
of stroke and management an evident-based 
update for managed care. A Supplement to 
Managed care first report. 2008, pp.1-12. 
10. World Health Organization. The world 
health report 2002: Reducing risk, promoting 
healthy life. []. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2012 
 43 
Ngày nhận bài: 7/8/2012 
Ngày giao phản biện: 10/10/2012 
Ngày giao bản thảo in: 16/11/2012 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_giao_duc_truyen_thong_va_dieu_tri_tang_huy.pdf