Đánh giá một số đặc tính của phytosome mangostin

Tóm tắt: Để khắc phục nhược điểm khó hòa tan, khả năng sinh khả dụng thấp,

các nghiên cứu trên thế giới gần đây đã thực hiện theo nhiều hướng khác nhau như

tạo phức hợp với cylcodextrin, phức hợp với phospholipid, nano polyme. Một

trong những dạng bào chế được quan tâm gần đây là bào chế phytomsome.

Phytosome mangostine là phức hợp giữa mangostine và phospholipid có ưu điểm

làm tăng sinh khả dụng đường uống và tăng tính thấm của dược chất. Ở nước ta,

chưa có công trình nào nghiên cứu về phytosome mangostine. Do vậy nhằm góp

phần vào nền công nghệ dược phẩm, nâng cao hiệu quả điều trị các dược chất có

nguồn gốc dược liệu thì việc bào chế phytosome có ý nghĩa hết sức quan trọng, là

tiềm năng điều trị một số bệnh lý về tim mạch, một số bệnh ung thư,

pdf 7 trang yennguyen 1300
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá một số đặc tính của phytosome mangostin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá một số đặc tính của phytosome mangostin

Đánh giá một số đặc tính của phytosome mangostin
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 113
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA PHYTOSOME MANGOSTIN 
Đoàn Thanh Huyền1*, Lê Minh Trí1, Ngô Thị Thúy Phương1, Đỗ Thị Tuyên2 
Tóm tắt: Để khắc phục nhược điểm khó hòa tan, khả năng sinh khả dụng thấp, 
các nghiên cứu trên thế giới gần đây đã thực hiện theo nhiều hướng khác nhau như 
tạo phức hợp với cylcodextrin, phức hợp với phospholipid, nano polyme... Một 
trong những dạng bào chế được quan tâm gần đây là bào chế phytomsome. 
Phytosome mangostine là phức hợp giữa mangostine và phospholipid có ưu điểm 
làm tăng sinh khả dụng đường uống và tăng tính thấm của dược chất. Ở nước ta, 
chưa có công trình nào nghiên cứu về phytosome mangostine. Do vậy nhằm góp 
phần vào nền công nghệ dược phẩm, nâng cao hiệu quả điều trị các dược chất có 
nguồn gốc dược liệu thì việc bào chế phytosome có ý nghĩa hết sức quan trọng, là 
tiềm năng điều trị một số bệnh lý về tim mạch, một số bệnh ung thư, 
Từ khoá: Oxi hóa; SOD; CAT; GSH; Ung thư gan; Ung thư phổi; α-mangostin; γ-mangostin; Phytosome. 
1. MỞ ĐẦU 
Nghiên cứu in vitro của Williams và cộng sự (Williams et al. 1995a) và tiếp theo là của 
Mahabusarakam và cộng sự (Mahabusarakam et al. 2000) đã cho thấy mangostin trong 
măng cụt có tác dụng làm ức chế sự oxi hóa các lipoprotein có mật độ thấp (low density 
lipoprotein - LDL). Ở đây, mangostin đóng vai trò như các chất săn lùng gốc tự do để bảo 
vệ các LDL khỏi bị tổn thương oxi hóa. Vì thế, ngăn ngừa được hội chứng sơ vữa động 
mạch và có tác dụng làm chậm sự lão hóa. 
Trong một nghiên cứu khác, Sun và cộng sự (2009) đã chỉ ra rằng mangostin có thể 
trung hòa được các gốc hydroxyl tự do, superoxide anion, ức chế sự hình thành MDA 
(malondialdehyde) trong quá trình nuôi cấy tế bào bạch cầu (Sun et al. 2009). 
Một điều đáng chú ý là các tế bào ung thư thường giải phóng ra lượng ROS nhiều hơn 
đáng kể so với các tế bào thường do tác dụng của các tín hiệu gây ung thư thông qua tổ 
hợp NADPH oxidase. Việc tăng cường sự có mặt của các ROS sẽ kích thích sự phân chia 
tế bào ung thư và cuối cùng hình thành khối u (Cho et al. 2003). Do vậy, có thể thấy rằng 
các chất mangostin từ măng cụt, thông qua tác dụng chống oxi hóa bằng cách triệt tiêu các 
gốc ROS, sẽ làm mất tín hiệu gây ung thư, kết quả là làm giảm sự phát triển của khối u. 
Đây chính là những cơ sở để hy vọng rằng các xanthone từ măng cụt có nhiều tiềm năng 
trong điều trị bệnh ung thư. 
Mangostin toàn phần của măng cụt có độ tan, hệ số phân bố và kích thước phân tử lớn 
ít thích hợp để được hấp thu qua màng sinh học. Ngoài ra chúng cũng nhanh chóng bị đào 
thải khỏi cơ thể, do đó thời gian bán thải của nó trong cơ thể ngắn, sinh khả dụng thấp. 
Với mục đích nâng cao sinh khả dụng, nghiên cứu đặt vấn đề điều chế phytosome của 
mangostin toàn phần măng cụt để sử dụng bào chế thuốc. Phytosome mangostin có cấu 
trúc dạng màng kép phospholipid, phần thân nước hòa tan mangostin bên trong và phần 
phospholipid thân dầu bên ngoài. Cấu trúc này giúp mangostin được hấp thu tốt hơn, thời 
gian bán thải dài hơn. Nghiên cứu cũng đặt vấn đề đánh giá hiệu suất quá trình tách chiết, 
quá trình tạo phytosome, các đặc điểm, tính chất của phytosome điều chế được. 
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Vỏ măng cụt được thu nhận, sau đó vỏ được phơi khô tự nhiên (tránh phơi dưới nắng 
quá to hoặc thời gian lâu), vỏ măng cụt khô được nghiền thành bột để tách chiết 
mangostin. 
Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
Đ. T. Huyền, , Đ. T. Tuyên, “Đánh giá một số đặc tính của phytosome mangostin.” 114 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tách chiết mangostin 
 * Tối ưu điều kiện tách chiết α- mangostin 
Cân 5 g bột vỏ măng cụt xay, chiết với 30 ml dung môi phân cực như: petroleum ether, 
ethyl acetate, ethanol, methanol, ủ ở 50°C, 5 giờ. Dùng bình định mức chuẩn về cùng thể 
tích 30 ml, ly tâm thu dịch. 5 ml dịch chiết được cho bay hơi đến khối lượng không đổi, 
cân khối lượng cao chiết, hàm lượng -mangostin trong dịch chiết được kiểm tra trên sắc 
kí bản mỏng, so sánh tìm ra dung môi chiết thích hợp. 
* Tối ưu tỷ lệ dung môi chiết 
Trong quá trình sản xuất -mangostin ở quy mô công nghiệp, tỷ lệ dung môi: nguyên 
liệu không chỉ quyết định đến hiệu suất tách chiết mà còn liên quan đến giá thành sản 
phẩm. Do đó, việc tối ưu tỷ lệ này là một yêu cầu cần thiết trong nghiên cứu sản xuất chế 
phẩm ở qui mô phòng thí nghiệm, trước khi tiến hành sản xuất lượng lớn ở qui mô pilot. 
Tiến hành chiết -mangostin với các tỷ lệ dung môi: nguyên liệu 2:1; 3:1; 4:1 (v/w). Kiểm 
tra hiệu suất chiết để tìm ra tỷ lệ dung môi thích hợp. 
* Tối ưu thời gian tách chiết 
2 g bột vỏ măng cụt được chiết với tỷ lệ dung môi: nguyên liệu là 3:1, thu dịch chiết 
theo thời gian khác nhau. Xác định lượng cao chiết, dịch chiết thu theo giờ được tiến hành 
kiểm tra hàm lượng -mangostin bằng phương pháp sắc kí bản mỏng. Xác định thời gian 
chiết tối ưu. 
* Tối ưu nhiệt độ tách chiết 
2 g bột vỏ măng cụt được chiết với tỷ lệ dung môi : nguyên liệu là 3:1, ủ ở các nhiệt độ 
30°C, 40°C, 50°C, 60°C. Dịch chiết sau 4 giờ chiết được chuẩn về cùng thể tích 10 ml. 
5ml dịch chiết được cho bay hơi đến khối lượng không đổi, xác định khối lượng cao chiết, 
hàm lượng -mangostin trong dịch chiết được kiểm tra trên sắc kí bản mỏng. Xác định 
nhiệt độ chiết thích hợp. 
* Tinh sạch bằng phương pháp tách phân đoạn 
Phương pháp này hiệu quả tinh sạch không cao, tuy nhiên, tốn ít nguyên liệu, đơn giản. 
Đây có thể được sử dụng làm bước tinh sạch sơ bộ trước khi tiến hành sắc kí cột silica gel. 
Để loại bỏ các hợp chất tan trong nước, cao chiết được hòa trở lại với nước theo tỷ lệ 
1g cao chiế t: 20 ml nước. Hỗn hợp được bổ sung n-hexane, lắc 24 giờ, ly tâm 5000 
vòng/phút trong 15 phút, thu pha trên. Pha trên được sử dụng để tiến hành tinh sạch bằng 
cột sắc kí silica gel. 
* Tinh sạch bằng sắc kí cột 
Cột thủy tinh được nạp chất hấp phụ đến 2/3 thể tích. Cột được rửa với dung môi nền là 
n-hexane trong 1 giờ nhằm ổn định cấu trúc. Mẫu được nạp lên cột, rửa giải bằng 20 ml n- 
hexane, thôi mẫu bằng hỗn hợp dung dịch n-hexane: methanol với độ phân cực tăng dần từ 
tỷ lệ 10:1 đến 100% methanol. Các phân đoạn được kiểm tra độ sạch bằng sắc kí bản mỏng. 
2.2.2. Phương pháp điều chế phytosome của mangostin 
2.2.2.1. Nguyên liệu và các thiết bị tiến hành thí nghiệm 
 Mangostin được tách chiết từ vỏ quả măng cụt. Phospholipid dùng trong thí nghiệm là: 
PEG- phospholipid N-(carbonyl methoxypoyethyleneglycol 2000)-1, 2- distearoyl-sn-
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 115
glyero-3-phosphoethanolamine, sodium salt (MW= 2810) được mua từ Lipoid GmbH 
Corp (Đức). 
2.2.2.2. Các bước tiến hành thí nghiệm 
Mangostin tách chiết từ vỏ măng cụt (1,0 g) được hòa tan với 10 ml aceton với khuấy 
từ gia nhiệt trong bình 250 ml. Phospholipid cũng được hòa tan trong 40 ml methylene 
chloride (CH2Cl2) khuấy đều và đun nhẹ, sau đó đưa vào cùng một bình chứa magostin 
250ml trên. Đun hồi lưu nhẹ ở nhiệt độ khoảng 500C trong thời gian 3 giờ, sau đó đem 
chưng cất bằng máy cô quay để loại bỏ dung môi. Sản phẩm cho tủa trong 50 ml hexan 
(C6H14), lọc tủa và rửa tủa bằng 40 ml hexane lạnh và 40 ml acetone lạnh, sấy và hút ẩm 
chân không. Thực hiện với tỉ lệ khối lượng Mangostin: phospholipid khác nhau. 
2.2.2.3. Xác định hàm lượng Mangostin tạo phức mangostin -phytosome 
Phytosome mangostin đã điều chế được cho vào ethanol 10% trong nước ở 40C, cho 
siêu âm 5 phút, lọc qua màng lọc 0,45 micromet (3 lần). Thu lấy dịch lọc, ly tâm 13000 
vòng/phút trong 10 phút, hút lấy phần dịch trong suốt. Cô quay phần dịch trong suốt, sấy 
chân không, xác định khối lượng bằng cân phân tích. 
Hàm lượng mangostin trong phytosome (%) = 100 (khối lượng mangostin toàn phần - 
khối lượng mangostin tự do)/(khối lượng mangostin tự do). 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Bào chế phytosome mangostin 
3.1.1. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng 
Bào chế phytosome Mangostin theo quy trình đã nêu ở mục 2.2.2 với các thông số như 
sau: thời gian phản ứng 3 giờ, nhiệt độ lần lượt là 400C, 500C, 600C. Phức hợp được đánh 
giá hình thức, KTTP, thế zeta, hiệu suất phytosome hóa như mô tả trong mục 2.2.2.3; đánh 
giá độ tan, hệ số phân bố dầu nước. Kết quả thu được thể hiện ở các bảng 1, bảng 2, hình 
3.1. 
Bảng 1: Một số đặc tính của phytosome mangostin theo nhiệt độ phản ứng. 
Mẫu 
(t0C) 
Hình thức 
Độ 
tan 
trong 
pH 
1,2 
(mg/l) 
Độ 
tan 
trong 
pH 
4,5 
(mg/l) 
Độ 
tan 
trong 
pH 
6,8 
(mg/l) 
Độ tan 
trong 
nước 
(mg/l) 
Hiệu 
suât 
phyto 
some 
hóa (%) 
Hệ số 
phân 
bố dầu 
nước 
(KD) 
400C 
Màu vàng hơi 
xanh, dính, 
dẻo 
63,27 82,59 135,04 100,79 97,29 0,58 
500C 
Màu vàng hơi 
xanh, dính, 
dẻo 
38,61 39,11 86,61 64,09 75,72 0,98 
600C 
Màu vàng hơi 
xanh, dính, 
dẻo 
40,75 19,92 113,95 94,22 67,12 1,01 
Mangostin
Bột màu 
vàng 
25,91 24,37 45,19 28,59 4,15 
Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
Đ. T. Huyền, , Đ. T. Tuyên, “Đánh giá một số đặc tính của phytosome mangostin.” 116 
Về hình thức: cả 3 mẫu đều có màu vàng hơi xanh, đều dẻo, dính, không có các tiểu 
phân kích thước lớn. 
Độ tan: độ tan của các mẫu 1, 2, 3 đều cao hơn so với mangostin nguyên liệu. Độ tan 
của mẫu 1 (400C) cao nhất so với các mẫu còn lại, cao gấp 3,52 lần so với Mangostin khi 
hòa tan trong nước. 
Độ tan ở pH 4,5 của các mẫu giảm dần khi tăng nhiệt độ, và giảm xuống rất thấp ở 600C 
(19,92 mg/l), thấp hơn cả mangostin (24,37 mg/l). Ở các pH 1,2; 6,8 và nước độ tan giảm 
khi tăng nhiệt độ từ 400C lên 500C, nhưng ở 600C độ tan tăng nhưng vẫn nhỏ hơn ở 400C. 
Các mẫu đều tan tốt nhất trong pH 6,8 và nước, 2 môi trường còn lại độ tan khá thấp. 
Hiệu suất phytosome hóa: ở 400C thì hiệu suất phytosome hóa rất cao (97.29 %), cao 
nhất trong các mẫu. Khi nhiệt độ càng lên cao, hiệu suất càng thấp, đặc biệt khi nhiệt độ 
tăng lên 600C hiệu suất chỉ còn 67,12 %, giảm xuống chỉ còn khoảng 2/3 so với ở 400C. 
Nguyên nhân có thể do khi phản ứng ở nhiệt độ cao, phospholipid bị oxy hóa, kém ổn định 
gây giảm hiệu suất của phản ứng. 
Hệ số phân bố dầu nước: các mẫu phytosome Mangostin đều có hệ số phân bố dầu nước 
đều nhỏ hơn mangostin nguyên liệu, thuộc khoảng -1 đến 4, do vậy đều có khả năng hấp thu 
tốt. Thông thường, hệ số phân bố của một chất bằng 1 thì có khả năng hấp thu tốt nhất. 
Bảng 2. KTTP, PDI, thế zeta của hỗn dịch phytosome mangostin 
theo nhiệt độ phản ứng. 
Mẫu KTTP (nm) PDI Thế zeta (mV) 
400C 176,2±1,9 0,245±0,036 -94,0±0,2 
500C 189,2±3,2 0,360±0,035 -71,7±1,9 
600C 287,1±4,5 0,260±0,026 -85,9±0,6 
 KTTP: KTTP nhỏ nhất khi phản ứng xảy ra ở 400C (176,2 nm). Khi nhiệt độ phản ứng 
tăng lên, KTTP cũng tăng lên (KTTP ở 500C là 189,2 và lên tới 287,1 khi ở 600C). 
PDI: phân bố KTTP của mẫu 1 (PDI = 0,245) và mẫu 3 (PDI = 0,260) đều nhỏ hơn 0,3 
chứng tỏ KTTP có khoảng phân bố hẹp, còn mẫu 2 thì có khoảng phân bố rộng hơn (PDI 
= 0,360). 
Thế zeta: giá trị tuyệt đối thế zeta của các mẫu 1, 2, 3 đều rất cao tương ứng là 94, 71,7, 
85,9 mV, cho thấy hỗn dịch phytosome có độ ổn định cao. 
Bào chế phytomsome mangostin với nhiệt độ 400C thu được phức hợp có độ tan tốt 
nhất (tăng 3,52 lần so với mangostin nguyên liệu ở môi trường nước), hiệu suất phytosme 
hóa cao nhất (97,29%), cải thiện được hệ số phân bố dầu nước (0,58), hỗn dịch phytosome 
có KTTP (176,2 nm) và phân bố KTTP nhỏ nhất (PDI = 0,245), giá trị tuyết đối của thế 
zeta cao nhất (94 mV). Vì thế nhiệt độ 400C được chọn làm nhiệt độ phản ứng cho những 
nghiên cứu tiếp theo. 
3.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng 
Bào chế phytosome Mangostin theo quy trình ghi ở mục 2.2.2 với các thông số như 
sau: tỷ lệ mol Mangostin:phospholipid là 1:1, nhiệt độ 400C, thời gian phản ứng lần lượt là 
2 giờ, 3 giờ, 4 giờ. Phức hợp phytosome được đánh giá hình thức, KTTP, phân bố KTTP, 
thế zeta, đánh giá độ tan, hệ số phân bố dầu nước. Kết quả thu được thể hiện ở các bảng 3, 
bảng 4. 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 117
Bảng 3. Một số đặc tính của phytosome Mangostin theo thời gian phản ứng. 
Mẫu 
 (thời 
gian) 
Hình thức Độ tan 
trong 
pH 1,2 
(mg/l) 
Độ tan 
trong 
pH 4,5 
(mg/l) 
Độ tan 
trong 
pH 6,8 
(mg/l) 
Độ tan 
trong 
nước 
(mg/l) 
Hiệu suất 
phytosome 
hóa (%) 
Hệ số 
phân bố 
dầu nước 
(KD) 
2 giờ Màu vàng, hơi bột, 
ít dính, dẻo 
39,44 50,40 79,57 41,49 70,74 0,91 
3 giờ Màu vàng hơi 
xanh, dính, dẻo 
63,27 82,59 135,04 100,79 97,30 0,58 
4 giờ Màu vàng nhạt, 
hơi dính, dẻo 
53,00 60,03 135,31 101,02 88,77 0,73 
Mangostin Bột màu vàng 25,91 24,37 45,19 28,59 4,15 
Hình thức: phytosome sau khi bào chế ở các thời gian khác nhau khá khác nhau về cảm 
quan, đặc biệt là tính dính dẻo của phức hợp. Ở 2 giờ, mẫu thu được có khá nhiều bột 
Mangostin không phản ứng, tính dính dẻo là rất thấp, còn ở thời gian 4 giờ, tính dính dẻo 
có cải thiện hơn nhưng vẫn không bằng mẫu ở thời gian 3 giờ. Ngoài ra, sản phẩm thu 
được ở mẫu 2 giờ khá ít so với 2 mẫu còn lại. 
Độ tan: độ tan các mẫu phytosome đều được cải thiện so với mangostin. Khi tăng thời 
gian phản ứng, độ tan của Mangostin trong các môi trường pH 6,8 và nước tăng. Tuy 
nhiên khi tăng từ 3 giờ lên 4 giờ thì độ tan của Mangostin tăng không đáng kế, gần như 
không đổi ở môi trường nước và pH 6,8. Ở pH 1,2 và pH 4,5, khi tăng thời gian phản ứng 
từ 2 giờ lên 3 giờ thì độ tan tăng nhưng tăng lên 4 giờ thì độ tan lại có xu hướng giảm đi. 
Độ tan ở thời gian 2 giờ thấp nhất có thể do phản ứng tạo phức xảy ra không hoàn toàn. 
Khi thời gian phản ứng tăng lên là 3 giờ thì độ tan phức hợp tăng rõ rệt. Tuy nhiên khi thời 
gian phản ứng là 4 giờ thì độ tan phức hợp hầu như không thay đổi. Nguyên nhân có thể là 
phản ứng tạo phức đã đạt trạng thái cân bằng ở khoảng thời gian 3 giờ. 
Hiệu suất phytosome hóa: hiệu suất ở các thời gian 2 giờ và 4 giờ đều thấp hơn so với 3 
giờ. Khi tăng thời gian phản ứng từ 3 giờ lên 4 giờ thì hiệu suất giảm (97,30 % so với 
88,77 %). Nguyên nhân có thể là do phản ứng đã đạt trạng thái cân bằng vào khoảng thời 
gian 3 giờ nên nếu kéo dài thời gian phản ứng có thể gây phá vỡ các liên kết giữa 
Mangostin với phytosome làm giảm hiệu suất. Ở mẫu thời gian phản ứng 2 giờ có hiệu 
suất thấp do thời gian phản ứng quá ngắn, phản ứng chưa đạt được trạng thái cân bằng. 
Hệ số phân bố dầu nước: các mẫu đều có hệ số phân bố nằm trong khoảng từ 0,5 tới 1, 
do vậy cải thiện được khả năng thấm của dược chất qua da so với mangostin nguyên liệu. 
Bảng 4. KTTP, PDI, thế zeta của hỗn dịch phytosome mangostin 
theo thời gian phản ứng. 
Mẫu KTTP (nm) PDI Thế zeta (mV) 
2 giờ 637,1±6,7 0,392±0,037 -89,8±1,5 
3 giờ 176,2±1,9 0,245±0,036 -94,0±0,2 
4 giờ 436,7±5,4 0,275±0,029 -58,8±1,3 
Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
Đ. T. Huyền, , Đ. T. Tuyên, “Đánh giá một số đặc tính của phytosome mangostin.” 118 
KTTP và phân bố KTTP: KTTP ở các thời gian 2 giờ và 4 giờ là rất lớn (637,1 nm và 
436,7 nm). Khi tăng thời gian phản ứng từ 2 giờ lên 3 giờ thì KTTP, PDI đều giảm mạnh. 
Tuy nhiên khi tăng thời gian phản ứng lên 4 giờ thì giá trị KTTP, PDI tăng lên. 
Thế zeta: trong các mẫu thì mẫu 1 với thời gian phản ứng 3 giờ có giá trị tuyệt đối của 
thế zeta cao nhất. Tại thời gian 4 giờ, giá trị tuyệt đối của thế zeta giảm khá nhiều so với 
các thời gian 2 giờ và 3 giờ. 
 Thời gian phản ứng 3 giờ có độ tan, KTTP của phức hợp, hiệu suất phản ứng và hệ số 
phân bố đều tốt nhất. Ở thời gian 4 giờ, độ tan của phức hợp có tăng lên nhưng không 
đáng kể, chính vì vậy để tiết kiệm thời gian và mẫu phytosome thu được có độ tan, KTTP 
nhỏ và phân bố trong khoảng hẹp, thời gian phản ứng được lựa chọn là 3 giờ. 
4. KẾT LUẬN 
1. Đã xác định được các yếu tố tối ưu hóa quá trình phytosome: nhiệt độ, thời gian. 
Đánh giá được sản phẩm phytosome hóa về mặt cảm quan, thế zeta của sản phẩm, kích 
thước tiểu phân, sự phân bố các tiểu phân trong sản phẩm đã phytosome hóa. 
2. Thời gian tối ưu để phytosome hóa là: 3 giờ có độ tan, KTTP của phức hợp, hiệu 
suất phản ứng và hệ số phân bố đều tốt nhất 
3. Độ tan: độ tan của các mẫu 1, 2, 3 đều cao hơn so với nangostin nguyên liệu. Độ tan 
của mẫu 1 (400C) cao nhất. Các mẫu đều tan tốt nhất trong pH 6,8 và nước Hiệu suất 
phytosome hóa: ở 400C thì hiệu suất phytosome hóa rất cao (97.29 %), cao nhất trong các 
mẫu. Khi nhiệt độ càng lên cao, hiệu suất càng thấp, đặc biệt khi nhiệt độ tăng lên 600C 
hiệu suất chỉ còn 67,12 %, giảm xuống chỉ còn khoảng 2/3 so với ở 400C. Nguyên nhân có 
thể do khi phản ứng ở nhiệt độ cao, phospholipid bị oxy hóa, kém ổn định gây giảm hiệu 
suất của phản ứng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Chin, Y.; Kinghorn, A.D. “Structural characterization, biological effects, and 
synthetic studies on xanthones from mangosteen (Garcinia mangostana), a 
popular botanical dietary supplement”. Mini Rev. Org. Chem. 2008, 5, 355-
364. 
[2]. Yapwattanaphun, C.; Subhadrabandhu, S.; Sugiura, A.; Yonemori, K.; 
Utsunomiya, N. “Utilization of some Garcinia species in Thailand”. Acta 
Hort. 2002, 575, 563-570. 
[3]. Pedraza-Chaverri, J.; Cárdenas-Rodríguez, N.; Orozco-Ibarra, M.; Pérez-
Rojas, J.M. “Medicinal properties of mangosteen (Garcinia mangostana)”. 
Food Chem. Toxicol. 2008, 46, 3227-3239. 
[4]. Sloan, E.W. “Getting ahead of the curve: Phytochemicals”. Nutraceutical 
World 2010, 13, 16-17. 
[5]. Obolskiy, D.; Pischel, I.; Siriwatanametanon, N.; Heinrich, M. Garcinia 
mangostana L.: “A phytochemical and pharmacological review”. Phytother. 
Res. 2009, 23, 1047-1065. Nutrients 2013, 5 3180. 
[6]. Walker, E.B. “HPLC analysis of selected xanthones in mangosteen fruit”. J. 
Sep. Sci. 2007, 30, 1229 -1234. 
[7]. Bhupen, K., Malay, K.D., Anil, K.S. “Novel phytosome formulation in making 
herbal extracts more effective”. Research journal Pharma and Technology, 6 
(2013) 47. 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 119
[8]. Bombardeli, E., Curri, S.B., Garibldi, P. “Cosmetic utilization of complexes of 
Panax ginseng mangostins with phospholipid in phytosome form”. Fitoterapia, 
60 (1989) 55. 
[9]. Chen, X.Y., Wang, D.K., Gu, Y.L. “Study on preparation of ginsenoside 
phytosome and their pellets coated with HPMC”. Chinese Pharmaceutical 
Journal. 38 (2003) 438. 
[10]. Joseph, A.K. “Phytosome: a novel revolution in herbal drug. International 
journal of Research in Pharmacy and Chemistry”, 2 (2012) 2231. 
[11]. Runner, R.T.M. “Extraction and isolation of mangostins”. Methods of 
Molecular Biology, 864 (2012) 415. 
[12]. Sandeep, A., Arvind. S., Parneet, K. “Preparation and characterization of 
phytosomal-phospholipid complex of P . Amarus and its tablet formulation”. 
Journal of Pharmaceutical Technology, 1 (2013) 1. 
ABSTRACT 
STUDY SOME CHARACTERISTICS OF PHYTOSOME MANGOSTIN 
 We have identified the factors that optimize the phytosome process: 
temperature, time. Phytosome product has been evaluated in terms of sensory, zeta 
potential of the product, sub-section size, distribution of sub-species in phytosome-
chemical products. The optimal time for phytosomeification is: 3 hours with the 
solubility, KTTP of the complex, the reaction efficiency and the best distribution 
coefficient Solubility: solubility of samples 1, 2, 3 are higher than that of 
Mangostin. The solubility of sample 1 (400C) is highest. Samples were best 
dissolved in pH 6,8 and water Phytosome chemical efficiency: at 400C, the 
phytosome efficiency was very high (97.29%), the highest in the samples. The higher 
the temperature, the lower the efficiency, especially when the temperature rises to 
600C, the efficiency is only 67.12%, down to only about 2/3 of the 400C. The cause 
may be due to the reaction at high temperatures, oxidized, poorly stabilized 
phospholipid reduces the efficiency of the reaction. 
Keywords: Oxidation; SOD; CAT; GSH; Liver Cancer; Lung Cancer; α-mangostin; γ-mangostin. 
Nhận bài ngày 06 tháng 3 năm 2019 
Hoàn thiện ngày 14 tháng 3 năm 2019 
Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 4 năm 2019 
Địa chỉ: 1Viện Hoá học - Vật liệu/ Viện Khoa học và Công nghệ quân sự; 
 2 Viện Công nghệ sinh học/ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 
 *Email: doanhuyenhhvl@gmail.com. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_mot_so_dac_tinh_cua_phytosome_mangostin.pdf