Đánh giá tình hình sử dụng thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu trong các bệnh viện y học cổ truyền năm 2010-2012
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá tình hình sử dụng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu trong các bệnh viện
y học cổ truyền (YHCT). Đối tượng: các bệnh viện YHCT đại diện cho 8 vùng sinh thái trong
toàn quốc. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định tính và định lượng, sử
dụng số liệu thứ cấp và hồi cứu một số thông tin. Kết quả: 97,2% bệnh viện sử dụng thuốc
đông y, thuốc từ dược liệu, tỷ lệ sử dụng YHCT (70,7%) cao hơn nhiều so với tỷ lệ sử dụng
y học hiện đại (YHHĐ) (29,3%), 58% bệnh viện sản xuất được thuốc đông y, thuốc từ dược
liệu; 20,8% bệnh viện sản xuất thuốc với quy mô lớn. Kết luận: các bệnh viện YHCT sử dụng
bài thuốc, vị thuốc của YHCT với chủng loại phong phú, an toàn và hiệu quả. Nhiều thuốc được
sản xuất tại bệnh viện nhưng với quy mô nhỏ (25%).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu trong các bệnh viện y học cổ truyền năm 2010-2012
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016 29 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐÔNG Y, THUỐC TỪ DƢỢC LIỆU TRONG CÁC BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN NĂM 20 0 - 2012 Trần Thị Hồng Phương*; Phạm Văn Hải* TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá tình hình sử dụng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu trong các bệnh viện y học cổ truyền (YHCT). Đối tượng: các bệnh viện YHCT đại diện cho 8 vùng sinh thái trong toàn quốc. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định tính và định lượng, sử dụng số liệu thứ cấp và hồi cứu một số thông tin. Kết quả: 97,2% bệnh viện sử dụng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, tỷ lệ sử dụng YHCT (70,7%) cao hơn nhiều so với tỷ lệ sử dụng y học hiện đại (YHHĐ) (29,3%), 58% bệnh viện sản xuất được thuốc đông y, thuốc từ dược liệu; 20,8% bệnh viện sản xuất thuốc với quy mô lớn. Kết luận: các bệnh viện YHCT sử dụng bài thuốc, vị thuốc của YHCT với chủng loại phong phú, an toàn và hiệu quả. Nhiều thuốc được sản xuất tại bệnh viện nhưng với quy mô nhỏ (25%). * Từ khóa: Thuốc đông y; Dược liệu; Y học cổ truyền. Evaluating the Use of Traditional Medicine, Herbal Medicine in Hospitals of Traditional Medicine from 2010 to 2012 Summary Objectives: To evaluate the use of traditional medicine, herbal medicine in the hospitals of traditional medicine. Subjects: Hospitals of traditional medicine representing eight ecological regions in the country. Methods: A cross-sectional descriptive study was combined with qualitative and quantitative one, using secondary data and some retrospective information. Results: 97.2% of hospitals have used traditional medicines or herbal drugs, which constitutes higher rate (70.7%) than that of modern medicine use (29.3%), 58% of hospitals produce traditional medicines made from herbals in hospitals, only 20.8% produce medicines on a large scale. Conclusion: Hospitals of traditional medicine use their remedies with a great variety, safety and efficiency. Many drugs are produced in the hospital with a small scale (25%). * Key words: Oriental medicine; Herbal medicine; Traditional medicine. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, tình hình sử dụng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu trong các cơ sở khám chữa bệnh YHCT và trên thị trường đang phát triển. Nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn. Một số nhà máy sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu cũng tự phát triển vùng trồng dược liệu và * Cục Quản lý Y, Dược học Cổ truyền Người phản hồi (Corresponding): Trần Thị Hồng Phương (hongphuong ma@yahoo.com) Ngày nhận bài: 20/01/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/02/2016 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2016 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016 30 chủ động tìm kiếm nguồn dược liệu trong nước. Nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ cho sản xuất. Nhiều loại dược liệu nhập khẩu không rõ nguồn gốc, không có tiêu chuẩn, không có phiếu kiểm nghiệm chất lượng. Một số dược liệu có chất lượng kém, trong khi đó một số dược liệu quý, đắt tiền bị chiết bớt hoạt chất khi nhập về; đồng thời việc nhầm lẫn dược liệu do trùng tên còn phổ biến. Điều kiện bảo quản dược liệu tại các cơ sở sản xuất chưa đạt yêu cầu, việc dùng lượng lưu huỳnh lớn để bảo quản thuốc làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc cũng như hiệu quả điều trị, đặc biệt ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh [1, 2, 3]. Chất lượng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu còn nhiều vấn đề tồn tại. Hiện nay, chỉ có 12 công ty sản xuất thuốc đông dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc đông dược (GMP); số mẫu thuốc đông dược không đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã đăng ký mỗi năm chiếm khoảng 10% trên tổng số mẫu lấy kiểm tra. Trên thị trường tồn tại nhiều thuốc đông dược giả, thuốc đông dược có lẫn tân dược, thuốc từ dược liệu sử dụng dược liệu giả, dược liệu kém chất lượng, dược liệu không có nguồn gốc [1]. Hiện nay, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu sử dụng trong các cơ sở khám, chữa bệnh được cung cấp từ hai nguồn: thuốc do các cơ sở, công ty sản xuất và thuốc do bệnh viện tự sản xuất. Qua thực tế lâm sàng điều trị, nhiều bài thuốc hay có hiệu quả đã được các bệnh viện nghiên cứu ứng dụng thành các chế phẩm thuốc sản xuất tại bệnh viện. Do vậy, tại các bệnh viện YHCT thường tổ chức sản xuất những chế phẩm phục vụ cho công tác điều trị ngày một tốt hơn. Để đầu tư trang thiết bị phục vụ tốt cho công tác sản xuất thuốc, các dạng chế phẩm YHCT theo hướng hiện đại hoá trong bệnh viện YHCT, chúng tôi đã tiến hành triển khai đề tài với mục tiêu: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu trong các bệnh viện YHCT. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu. Các bệnh viện YHCT đại diện cho 8 vùng địa lý trong toàn quốc. Tổng cộng: 24 bệnh viện YHCT được nghiên cứu. 2. Phƣơ g pháp ghi cứu. * Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định tính và định lượng, có sử dụng số liệu thứ cấp và hồi cứu một số thông tin. * Cỡ mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích để lựa chọn số tỉnh nghiên cứu và số bệnh viện nghiên cứu theo vùng địa lý. Đối với các bệnh viện YHCT tỉnh: 24 bệnh viện. * Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01 - 2010 đến 01 - 2012. Sử dụng số liệu thứ cấp tại địa điểm nghiên cứu điều tra thông qua hồ sơ, sổ sách, báo cáo thống kê. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Tình hình sử dụng thuốc đô g , thuốc từ dƣợc liệu trong bệnh viện. Công tác kết hợp YHCT và YHHĐ được thực hiện tương đối tốt. 97,2% bệnh viện sử dụng thuốc YHHĐ; 96,8% bệnh viện có kết hợp chẩn đoán với YHHĐ. Trong bệnh viện YHCT, tỷ lệ sử dụng thuốc YHCT (70,7%) cao hơn nhiều so với tỷ lệ sử dụng thuốc YHHĐ (29,3%). Đây chính là tính đặc thù của công tác khám chữa bệnh bằng YHCT. TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016 31 2. Thuốc đô g , thuốc từ dƣợc liệu đƣợc sử dụng trong bệnh viện do công ty sản xuất. Bảng 1: Các chế phẩm thường sử dụng trong bệnh viện. Tên chế phẩm Số bệnh viện sử dụng Tỷ lệ (%) Hoạt huyết dưỡng não 20 83,3 Hoa đà tái tạo hoàn 16 66,7 Boganic 15 62,5 Thuốc ho bổ phế 9 37,5 Thập toàn đại bổ 8 33,3 Bổ trung ích khí 8 33,3 Ngũ phúc tâm não thanh 7 29,2 Kiện não hoàn 7 29,2 Thiên sứ hộ tâm đan 5 20,8 Diệp hạ châu 5 20,8 Bệnh viện YHCT sử dụng chế phẩm rất ít. Trong đó, sử dụng nhiều là chế phẩm thuộc nhóm thuốc an thần, định trí, dưỡng tâm: hoạt huyết dưỡng não; kiện não hoàn, Hoa đà tái tạo hoàn. Ngoài ra, còn sử dụng các chế phẩm thuộc nhóm thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy như: boganic, Diệp hạ châu. 3. Thuốc đô g , thuốc từ dƣợc liệu đƣợc sản xuất tại bệnh viện. 60 55 45 43 40 38 0 10 20 30 40 50 60 Bát trân Lục vị Tư âm bổ thận Bổ thận dương Thật toàn đại bổ Đại tràng hoàn Phần trăm bài thuốc Hình 1: Tỷ lệ phần trăm các bài thuốc hay sử dụng trong bệnh viện. Phần lớn các bệnh viện sử dụng bài thuốc cổ phương, trong đó sử dụng nhiều là: Bát trân (60%); Lục vị địa hoàng hoàn (55%); tư âm bổ thận (45%); bổ thận dương (43%); thập toàn đại bổ (40%); đại tràng hoàn (38%). TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016 32 Hình 2: Tỷ lệ các bệnh viện có sản xuất thuốc YHCT. 58% bệnh viện tự sản xuất thuốc YHCT. Điều này cho thấy các bệnh viện rất chú trọng công tác sản xuất nhằm hiện đại hóa thuốc YHCT, đáp ứng tốt hơn nhu cầu điều trị tại cơ sở. Việc sản xuất thuốc tại bệnh viện tạo điều kiện cho nghiên cứu ứng dụng các bài thuốc hay, điều trị hiệu quả. * Kết quả khảo sát quy mô sản xuất thuốc YHCT: Sản xuất quy mô lớn: 20,8%; sản xuất quy mô vừa: 12,5%; sản xuất quy mô nhỏ: 25,0%. (Ghi chú: sản xuất quy mô lớn là sản xuất > 25 loại chế phẩm; sản xuất quy mô vừa là sản xuất từ 10 - 15 loại chế phẩm; sản xuất quy mô nhỏ là sản xuất < 10 loại chế phẩm). Tùy thuộc vào quy mô của từng bệnh viện, số lượng thuốc sản xuất khác nhau. 20,8% bệnh viện có lượng chế phẩm sản xuất nhiều (tập trung chủ yếu những bệnh viện lớn tuyến trung ương, bệnh viện hạng I). Đa số bệnh viện còn lại đều chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, do điều kiện cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị sản xuất bị hạn chế. * Kết quả khảo sát số lượng các chế phẩm YHCT tại bệnh viện YHCT: Bảng 2: Số lượng các chế phẩm sản xuất tại bệnh viện YHCT. Tên bệnh viện YHCT Hạng bệnh viện Số ƣợng chế phẩm sản xuất Bệnh viện YHCT TW 1 37 Bệnh viện Đa Khoa YHCT Hà Nội 2 35 Bệnh viện YHCT tỉnh Bến Tre 2 28 Bệnh viện YHCT TP. Hồ Chí Minh 2 27 Bệnh viện YHCT Phạm Ngọc Thạch tỉnh Lâm Đồng 3 25 Bệnh viện YHCT tỉnh Hưng Yên 2 15 Bệnh viện YHCT tỉnh Bình Định 3 10 Bệnh viện YHCT tỉnh Thái Bình 2 10 Bệnh viện YHCT tỉnh Thanh Hóa 3 8 Bệnh viện YHCT tỉnh Bắc Ninh 3 6 Bệnh viện YHCT TP. Đà Nẵng 3 6 Bệnh viện YHCT TP. Hải Phòng 3 6 Bệnh viện YHCT tỉnh Lạng Sơn 3 3 Bệnh viện YHCT tỉnh Yên Bái 3 3 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016 33 Nhiều bệnh viện đã đầu tư cho sản xuất thuốc YHCT. Đa số các sản phẩm sản xuất tại bệnh viện đều có xuất xứ từ bài thuốc cổ phương hoặc từ công trình nghiên cứu khoa học của bệnh viện. Bệnh viện hạng I và hạng II sản xuất nhiều chế phẩm; còn bệnh viện hạng III chỉ sản xuất 3 - 10 chế phẩm. Do vậy, nên tập trung cơ sở vật chất cho các bệnh viện có đủ khả năng để sản xuất, phục vụ cho chính bệnh viện. Hình 3: Tỷ lệ chế phẩm YHCT hay được sản xuất tại bệnh viện. Các bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác sản xuất một số chế phẩm sử dụng trong bệnh viện bao gồm: hoàn phong thấp (40%); bột ngâm trĩ (36%); cồn xoa bóp (50%); quy tỳ hoàn 38%; cao bát trân 35%. Ngoài ra, nhiều bệnh viện còn sản xuất các loại chế phẩm khác phục vụ điều trị trong bệnh viện dựa trên mô hình bệnh tật. 70.4 30 32.9 22.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Thuốc hoàn Thuốc viên nén Cao lỏng Chè thuốc Tỷ lệ % Hình 4: Tỷ lệ các dạng thuốc hay sử dụng trong điều trị. Các dạng thuốc chế phẩm thường sử dụng trong bệnh viện tập trung ở 4 loại: thuốc hoàn; thuốc viên nén; cao lỏng; chè thuốc. Trong đó, 70,4% bệnh viện sử dụng dạng thuốc hoàn; 30% sử dụng viên nén; 32,9% sử dụng cao lỏng; 22,2% sử dụng thuốc dạng chè thuốc. TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016 34 KẾT LUẬN Tình hình sử dụng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu trong các bệnh viện YHCT cụ thể như sau: - Bệnh viện YHCT sử dụng khoảng 70,7% thuốc YHCT để điều trị trong bệnh viện; các thành phẩm thuốc YHCT của các công ty dược phẩm hay được sử dụng tại bệnh viện YHCT bao gồm: hoạt huyết dưỡng não; kiện não hoàn; hoa đà tái tạo hoàn. - 58% bệnh viện YHCT tự sản xuất thuốc, trong đó 20,8% sản xuất với quy mô lớn; 25,0% sản xuất với quy mô nhỏ. - 4 dạng thuốc hay sử dụng trong bệnh viện YHCT bao gồm: thuốc hoàn; thuốc viên nén; cao lỏng; chè thuốc, trong đó 70,4% bệnh viện sử dụng dạng thuốc hoàn; 30% sử dụng viên nén; 32,9% sử dụng cao lỏng; 22,2% sử dụng dạng chè thuốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Quản lý Dược. Báo cáo Tham luận tại Hội nghị Tăng cường quản lý chất lượng dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu tại Đà Lạt. 2011. 2. Viện Dược liệu. Báo cáo thực trạng và các phương pháp kiểm định chất lượng thuốc YHCT. 2009. 3. Vụ Y Dược Cổ truyền. Báo cáo Hội nghị thực trạng công tác quản lý chất lượng dược liệu, thuốc từ dược liệu tại các cơ sở khám chữa bệnh bằng YHCT. 2011. 4. Bộ Y tế. Quyết định số 15/2008/QĐ-BYT ngày 21/04/2008, ban hành danh mục kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu. 5. Bộ Y tế. Thông tư số 16/2011/TT - BYT ngày 19/04/2011, quy định nguyên tắc sản xuất thuốc từ dược liệu và lộ trình áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc từ dược liệu.
File đính kèm:
- danh_gia_tinh_hinh_su_dung_thuoc_dong_y_thuoc_tu_duoc_lieu_t.pdf