Danh mục các thuật ngữ và định nghĩa về biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu

Acclimatisation: Sự thích nghi (với khí hậu)

Sự thích ứng của các chức năng sinh-lý với những dao động của khí hậu.

Adaptability: Khả năng thích ứng

Xem adaptive capacity.

Adaptation: Thích ứng với BĐKH

Sự điều chỉnh trong các hệ thống tự nhiên hoặc con người để ứng phó với các tác động /

kích thích thực tại hoặc tương lai của khí hậu, do đó làm giảm bớt tác hại hoặc tận dụng các

mặt có lợi của BĐKH.

Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) phân biệt một số loại hình thích ứng

(với BĐKH) khác nhau như:

 Anticipatory adaptation — Thích ứng phòng ngừa: là quá trình thích ứng

diễn ra trước khi cảm nhận được các tác động của biến đổi khí hậu. Còn được

gọi là sự thích ứng tích cực/chủ động.

 Autonomous adaptation — Tự thích ứng: là quá trình thích ứng không xuất

phát từ sự ứng phó có ý thức trước các tác nhân kích thích của khí hậu mà bắt

nguồn từ những thay đổi về sinh thái trong các hệ thống tự nhiên, những thay đổi

của thị trường hoặc hệ thống phúc lợi xã hội của con người. Còn được gọi là

sự thích ứng tự phát.

 Planned adaptation — Thích ứng có kế hoạch: là quá trình thích ứng do kết

quả của một quyết định chính sách có chủ ý trên cơ sở nhận thức về các điều

kiện đã hoặc sẽ thay đổi, cũng như sự cần thiết phải có hành động để trở lại,

duy trì hoặc đạt được trạng thái mong muốn.

 Private adaptation — Thích ứng tư nhân: một quá trình thích ứng được khởi

xướng và thực hiện bởi các cá nhân, hộ gia đình hoặc các công ty tư nhân. Sự

thích ứng tư nhân thường dựa trên lý trí tư lợi của cá nhân/nhóm người đó.

 Public adaptation — Thích ứng công: là quá trình thích ứng được khởi xướng

và thực hiện bởi chính phủ ở tất cả các cấp. Sự thích ứng công thường nhằm

vào các nhu cầu tập thể.

 Reactive adaptation — Thích ứng (mang tính) phản ứng: là quá trình thích

ứng diễn ra sau khi nhìn thấy các tác động của biến đổi khí hậu.

Adaptation benefits: Lợi ích thích ứng

Các chi phí thiệt hại có thể tránh được hoặc những lợi ích có được sau khi đưa vào

áp dụng và thực hiện các biện pháp thích ứng.

Adaptation costs: Chi phí thích ứng

Các chi phí quy hoạch, chuẩn bị, hỗ trợ và thực hiện các biện pháp thích ứng, kể

cả các chi phí trung gian hoặc chuyển đổi cơ cấu.

Adaptive capacity (in relation to climate change impacts): Năng lực thích ứng (liên quan

đến tác động của biến đổi khí hậu)

Khả năng của một hệ thống tự điều chỉnh theo biến đổi khí hậu (kể cả dao động

khí hậu và các sự kiện cực đoan) nhằm giảm nhẹ các thiệt hại tiềm ẩn, tận dụng cơ

hội hoặc đối phó với các hậu quả.

pdf 24 trang yennguyen 4760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Danh mục các thuật ngữ và định nghĩa về biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Danh mục các thuật ngữ và định nghĩa về biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu

Danh mục các thuật ngữ và định nghĩa về biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu
Ủy hội Mê Công quốc tế (MRC) 
Sáng kiến Biến đổi Khí hậu và Thích ứng với Biến đổi Khí hậu (CCAI) 
Danh mục các Thuật ngữ và Định nghĩa 
về 
Biến đổi Khí hậu và Thích ứng với Biến đổi Khí hậu 
Tháng 1 năm 2013 
  2
Giới thiệu 
Các quốc gia ở Hạ lưu vực Sông Mê-kông được đánh giá là những quốc gia dễ bị 
tổn thương nhất trên thế giới do biến đổi khí hậu (BĐKH). Nền kinh tế, tính bền 
vững của hệ sinh thái và ổn định xã hội của những quốc gia này có thể chịu nhiều rủi 
ro do BĐKH. Do đó, nhu cầu hiểu rõ hơn các tác động tiềm tàng của BĐKH và các 
dao động của khí hậu trong khu vực, đặc biệt là những biện pháp thích ứng với 
những biến đổi đó ngày càng cao. 
Ủy hội Sông Mê-kông quốc tế (MRC) có một vai trò quan trọng và phù hợp để 
xây dựng và quản lý thực hiện “Sáng kiến BĐKH và Thích ứng với BĐKH” 
(CCAI) – một sáng kiến hợp tác khu vực của Ủy hội, với sự hỗ trợ và hợp tác 
của một nhóm các nhà tài trợ. Các quốc gia Hạ lưu vực Sông Mê-kông đã cam 
kết thực hiện sáng kiến hợp tác khu vực này nhằm hỗ trợ các quốc gia thích ứng 
với những thách thức mới của BĐKH, thông qua việc hoàn thiện và hệ thống 
hóa quá trình lập kế hoạch, thực thi thích ứng và học tập kinh nghiệm. 
Mục đích của bản Danh mục này nhằm xây dựng sự đồng thuận về một bộ các 
thuật ngữ và khái niệm chủ chốt về BĐKH và thích ứng với BĐKH cho khu vực 
Mê – kông nhằm tăng cường năng lực, nhận thức và thông tin về BĐKH trong 
khu vực. Danh mục này là một văn kiện mở, khi cần các thuật ngữ mới sẽ được 
cập nhật, hoàn thiện và bổ sung thêm. 
Để xây dựng bản Danh mục giải thích thuật ngữ này, Chương trình CCAI đã 
xem xét và rà soát các thuật ngữ, định nghĩa và khái niệm liên quan về BĐKH 
và Thích ứng với BĐKH phù hợp với bối cảnh của Lưu vực Sông Mê-kông, dựa 
trên các danh mục thuật ngữ từ các nguồn chính thức được công nhận như 
UNFCCC, IPCC, UN/ISDR v.v. 
  3
Danh sách các từ viết tắt 
AOGCMs Các mô hình hoàn lưu chung khí quyển-đại dương 
BĐKH Biến đổi khí hậu 
CDM Cơ chế Phát triển Sạch – Clean Development Mechanism 
CCAI Sáng kiến Biến đổi Khí hậu và Thích ứng với BĐKH 
COP Hội nghị Các bên (tham gia Công ước Khung LHQ về BĐKH) 
DGVM Mô hình động lực toàn cầu cho thảm thực vật 
ENSO Dao động El Niño Nam bán cầu – El Niño-Southern Oscillation 
GCM Mô hình hoàn lưu chung General Circulation Model 
GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội 
GHG Khí nhà kính – Greenhouse Gas 
GWP Tiềm năng nóng lên toàn cầu – Global Warming Potential 
IPCC Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu 
LDCs Các quốc gia kém phát triển nhất 
LHQ Liên Hiệp Quốc – United Nations (UN) 
LMB Hạ lưu vực Sông Mê Công 
MRC Ủy ban Sông Mê Công 
NAPA Chương trình hành động thích ứng quốc gia 
NTP Chương trình mục tiêu quốc gia (ứng phó với Biến đổi Khí hậu tại Việt Nam) 
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 
SIDS Các quốc gia đảo nhỏ (ở Thái Bình Dương) 
SRES Báo cáo đặc biệt về các kịch bản phát thải 
UN Liên Hiệp Quốc 
UNCCD Công ước chống Sa mạc hóa của Liên Hiệp Quốc 
UNFCCC Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu 
UNEP Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc 
WMO Tổ chức Khí tượng Thế giới
  4
A. 
Acclimatisation: Sự thích nghi (với khí hậu) 
Sự thích ứng của các chức năng sinh-lý với những dao động của khí hậu. 
Adaptability: Khả năng thích ứng 
Xem adaptive capacity. 
Adaptation: Thích ứng với BĐKH 
Sự điều chỉnh trong các hệ thống tự nhiên hoặc con người để ứng phó với các tác động / 
kích thích thực tại hoặc tương lai của khí hậu, do đó làm giảm bớt tác hại hoặc tận dụng các 
mặt có lợi của BĐKH. 
Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) phân biệt một số loại hình thích ứng 
(với BĐKH) khác nhau như: 
 Anticipatory adaptation — Thích ứng phòng ngừa: là quá trình thích ứng 
diễn ra trước khi cảm nhận được các tác động của biến đổi khí hậu. Còn được 
gọi là sự thích ứng tích cực/chủ động. 
 Autonomous adaptation — Tự thích ứng: là quá trình thích ứng không xuất 
phát từ sự ứng phó có ý thức trước các tác nhân kích thích của khí hậu mà bắt 
nguồn từ những thay đổi về sinh thái trong các hệ thống tự nhiên, những thay đổi 
của thị trường hoặc hệ thống phúc lợi xã hội của con người. Còn được gọi là 
sự thích ứng tự phát. 
 Planned adaptation — Thích ứng có kế hoạch: là quá trình thích ứng do kết 
quả của một quyết định chính sách có chủ ý trên cơ sở nhận thức về các điều 
kiện đã hoặc sẽ thay đổi, cũng như sự cần thiết phải có hành động để trở lại, 
duy trì hoặc đạt được trạng thái mong muốn. 
 Private adaptation — Thích ứng tư nhân: một quá trình thích ứng được khởi 
xướng và thực hiện bởi các cá nhân, hộ gia đình hoặc các công ty tư nhân. Sự 
thích ứng tư nhân thường dựa trên lý trí tư lợi của cá nhân/nhóm người đó. 
 Public adaptation — Thích ứng công: là quá trình thích ứng được khởi xướng 
và thực hiện bởi chính phủ ở tất cả các cấp. Sự thích ứng công thường nhằm 
vào các nhu cầu tập thể. 
 Reactive adaptation — Thích ứng (mang tính) phản ứng: là quá trình thích 
ứng diễn ra sau khi nhìn thấy các tác động của biến đổi khí hậu. 
Adaptation benefits: Lợi ích thích ứng 
Các chi phí thiệt hại có thể tránh được hoặc những lợi ích có được sau khi đưa vào 
áp dụng và thực hiện các biện pháp thích ứng. 
Adaptation costs: Chi phí thích ứng 
Các chi phí quy hoạch, chuẩn bị, hỗ trợ và thực hiện các biện pháp thích ứng, kể 
cả các chi phí trung gian hoặc chuyển đổi cơ cấu. 
Adaptive capacity (in relation to climate change impacts): Năng lực thích ứng (liên quan 
đến tác động của biến đổi khí hậu) 
Khả năng của một hệ thống tự điều chỉnh theo biến đổi khí hậu (kể cả dao động 
khí hậu và các sự kiện cực đoan) nhằm giảm nhẹ các thiệt hại tiềm ẩn, tận dụng cơ 
hội hoặc đối phó với các hậu quả. 
Aggregate impacts: Các tác động tích hợp 
  5
Tổng các tác động được tích hợp với nhau giữa các ngành và/hoặc các vùng. 
Sự tích hợp các tác động đòi hỏi phải hiểu rõ (hoặc có các giả định về) tầm quan trọng 
tương đối của các tác động ở các ngành và các vùng khác nhau. Một ví dụ của số đo 
về các tác động tích hợp là tổng số người bị ảnh hưởng hoặc tổng thiệt hại về kinh tế. 
Anthropogenic: Do con người (gây ra) 
Kết quả xảy ra hoặc tạo ra do con người. 
Anthropogenic emissions: Các phát thải do con người 
Các phát thải khí nhà kính, tiền chất khí nhà kính và các sol khí (aerosols) có liên 
quan đến hoạt động của con người. Những hoạt động này bao gồm việc đốt các nhiên 
liệu hóa thạch, phá rừng, thay đổi sử dụng đất, chăn nuôi, bón phân, v.v dẫn đến 
làm gia tăng phát thải (khí nhà kính). 
B. 
Baseline/reference: Đường cơ sở/ điểm đối chứng 
Đường cơ sở (hoặc điểm đối chứng) là trạng thái để dựa vào đó đánh giá sự thay đổi. 
Đó có thể là một “đường cơ sở hiện tại’ trong trường hợp nó thể hiện các 
điều kiện hiện tại có thể quan sát được. Nó còn có thể là một “đường cơ sở 
tương lai’ để chỉ một tập hợp các điều kiện được ước tính trong tương lai, loại trừ các 
yếu tố gây tác động. Các cách diễn giải khác nhau về một điểm/giá trị đối chứng 
có thể tạo ra nhiều đường cơ sở. 
Base year: Năm cơ sở 
Năm cơ sở được xác lập để cho phép việc so sánh và đánh giá định lượng phát thải 
khí nhà kính qua một khoảng thời gian nhất định. 
Năm 1990 là năm cơ sở được sử dụng trong Công ước khung của Liên hiệp 
quốc về biến đổi khí hậu và được áp dụng cho hầu hết các mức hạn chế phát thải 
định lượng và các cam kết giảm phát thải theo quy định của Nghị định thư Kyoto. 
Tuy nhiên, một số nước có nền kinh tế đang chuyển đổi có thể chọn năm cơ sở khác 
theo quyết định tại cuộc họp lần thứ 2 của Hội nghị các bên (COP2) và có thể sử dụng 
năm cơ sở đó theo Nghị định thư. Đồng thời, tất cả các bên thuộc Phụ lục I đều có thể 
chọn năm 1995 làm năm cơ sở cho các mức phát thải của ba loại khí công nghiệp 
được Nghị định thư quy định là: hydrofluorocarbons, perfluorocarbons và sulphur 
hexafluoride. Thuật ngữ này còn được dùng vào mục đích lập báo cáo tự nguyện và nói 
chung, để chỉ năm đầu tiên kiểm kê khí nhà kính (GHG) được xây dựng. 
C. 
Capacity building: Tăng cường/Xây dựng năng lực 
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tăng cường/xây dựng năng lực là việc phát triển 
các kỹ năng kỹ thuật và năng lực thể chế của các quốc gia và nền kinh tế để 
có khả năng tham gia vào tất cả các lĩnh vực của thích ứng, giảm thiểu và 
nghiên cứu về biến đổi khí hậu, cũng như thực hiện các Cơ chế Kyoto, v.v 
Carbon cycle: Chu trình các-bon 
Thuật ngữ này dùng để mô tả dòng luân chuyển các-bon (ở các dạng khác nhau, ví dụ, 
điôxít các-bon) trong khí quyển, đại dương, sinh quyển trên cạn và thạch quyển. 
  6
Carbon dioxide (CO2): Đi-ô-xít các-bon 
Một khí có trong tự nhiên được cố định bằng quang hợp trở thành chất hữu cơ. Một 
sản phẩm phụ của quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch và đốt sinh khối. CO2 còn được 
phát thải từ các quá trình hô hấp và suy thoái tự nhiên, cũng như từ các quá trình công 
nghiệp khác nhau. 
CO2 là khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra, ảnh hưởng đến sự cân bằng bức xạ 
của Trái đất. CO2 là khí đối chứng để dựa vào đó đánh giá các khí nhà kính khác, do 
vậy, CO2 có chỉ số Tiềm năng làm nóng lên toàn cầu là 1. 
Carbon Footprint: Dấu vết phát thải các-bon 
Tất cả các phát thải khí nhà kính có liên quan đến các hoạt động của một cá nhân 
hoặc một tổ chức. 
Carbon Sequestration: Sự cô lập/thu giữ các-bon 
Việc loại bỏ và thu giữ các-bon từ khí quyển trong các bồn chứa các-bon (như các đại 
dương, các vùng rừng hoặc đất) bằng các quy trình vật lý hoặc sinh học, ví dụ như 
quang hợp. 
Về nguyên tắc, sự cô lập các-bon để chỉ việc lưu giữ lượng các-bon có thể bị phát thải 
vào khí quyển (nếu không cô lập). Có ba phương pháp cô lập các-bon chính được phát 
hiện và phát triển ở các điều kiện khác nhau: i) Lưu giữ ngắn hạn trong sinh quyển 
trên cạn, nhờ thảm thực vật hấp thụ và lưu giữ khí CO2 trong sinh khối và đất; 
ii) Lưu giữ dài hạn trong lòng đấ t bằng cách bơm CO2 vào các bể chứa sẵn có 
hoặc được khoan/đào dưới mặt đất; iii) Lưu giữ dài hạn dưới đáy đại dương bằng 
cách bơm CO2 xuống sâu hàng ngàn mét và lưu giữ nhờ áp lực của nước. 
Carbon stock: Dự trữ các-bon 
Lượng các-bon trong một bồn chứa/bể chứa có khả năng tích tụ hoặc phát tán các-
bon. 
CDM (Clean Development Mechanism): Cơ chế phát triển sạch 
Cơ chế phát triển sạch cho phép các dự án cắt giảm phát thải khí nhà kính được thực 
hiện ở các quốc gia thành viên nhưng không bị bắt buộc giảm phát thải (quốc gia 
không thuộc Phụ lục 1) theo quy định của Nghị định thư Kyoto của Công ước khung 
Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Mức giảm phát thải đó sẽ được cấp cho quốc gia 
phải giảm phát thải (thuộc Phụ lục 1) mà tài trợ cho dự án đó. 
Climate: Khí hậu 
Theo nghĩa hẹp, khí hậu thường được định nghĩa là ‘thời tiết trung bình’, hoặc cụ thể 
hơn, là sự mô tả thống kê về dao động trung bình của các biến số khí hậu trong 
khoảng thời gian từ hàng tháng cho đến hàng nghìn hoặc hàng triệu năm. Khoảng 
thời gian chung thường được áp dụng là 30 năm theo định nghĩa của Tổ chức 
Khí tượng thế giới (WMO). Những biến số này thường là các chỉ số bề mặt, như 
nhiệt độ, mưa và gió. Theo nghĩa rộng, khí hậu là trạng thái của hệ thống khí hậu, 
bao gồm cả mô tả thống kê. 
Climate change: Biến đổi khí hậu (BĐKH) 
Sự thay đổi của khí hậu do hoạt động của con người trực tiếp hay gián tiếp gây ra, làm 
thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu. 
  7
BĐKH bổ sung cho các dao động khí hậu quan sát được trong các khoảng thời gian 
có thể so sánh được. Xem dao động khí hậu. 
Climate feedback: Phản hồi khí hậu 
Sự ảnh hưởng của một quá trình khí hậu đối với một quá trình khác, từ đó gây ảnh 
hưởng ngược trở lại quá trình ban đầu. 
Một ví dụ của phản hồi khí hậu dương là: sự gia tăng nhiệt độ làm tan chảy và giảm lớp 
băng phủ bề mặt, dẫn đến giảm bức xạ phản hồi (và tăng thêm nhiệt độ). Một ví dụ của 
phản hồi khí hậu âm là: sự gia tăng nhiệt độ bề mặt có thể làm tăng cục bộ lớp mây che 
phủ và kết quả có thể làm giảm nhiệt độ bề mặt tại điểm đó. 
Climate model: Mô hình khí hậu 
Sự mô tả bằng số của hệ thống khí hậu và diễn giải tất cả hoặc một phần các thuộc 
tính lý, hóa và sinh của các thành phần của nó cùng quá trình tương tác và phản hồi 
của các thành phần này. 
Hệ thống khí hậu có thể được mô tả bằng các mô hình có độ phức tạp và tính 
chất khác nhau (ví dụ khác nhau về số chiều không gian, về loại hình và độ 
chi tiết của các qúa trình lý, hóa hoặc sinh học v.v.). Các mô hình kép hoàn 
lưu chung khí quyển-đại dương (AOGCM) có thể miêu tả một cách tương đối chi tiết 
hệ thống khí hậu, một số mô hình phức tạp hơn xem xét cả các quá trình hóa học và 
sinh học. 
Các mô hình khí hậu được áp dụng như một công cụ để nghiên cứu và mô phỏng khí 
hậu, nhưng đồng thời cũng phục vụ cho các mục đích tác nghiệp, như dự báo 
khí hậu theo tháng, mùa và nhiều năm. 
Climate prediction: Dự báo khí hậu 
Dự báo khí hậu là kết quả của những cố gắng ước tính và đánh giá về tiến triển của khí 
hậu trong tương lai, ví dụ ở các quy mô thời gian theo tháng, mùa, nhiều năm 
hoặc dài hạn hơn. Xem thêm climate projection and climate (change) scenario. 
Climate projection: Phỏng đoán khí hậu 
Việc tính toán phản ứng (trong tương lai) của hệ thống khí hậu với các mức phát 
thải khác nhau, các nồng độ khác nhau của khí nhà kính và các sol khí (huyền phù 
khí) hoặc các kịch bản bức xạ cưỡng bức, thường dựa trên mô phỏng bằng các mô 
hình khí hậu. 
Phỏng đoán khí hậu trong tương lai cần được phân biệt với dự báo khí hậu ở chỗ 
nó chủ yếu phụ thuộc vào các kịch bản phát thải/nồng độ khí nhà kính/ và 
bức xạ cưỡng bức và do vậy, cũng phụ thuộc vào các giả định có độ không chắc 
chắn /bất định khá cao về phát triển kinh tế-xã hội và công nghệ trong tương lai. 
Climate scenario: Kịch bản khí hậu 
Sự mô tả khí hậu tương lai một cách tương đối hợp lý và thường được đơn giản hóa, 
dựa trên một tập hợp nhất quán của các mối tương quan về khí hậu và các giả định của 
bức xạ cưỡng bức. 
Kịch bản khí hậu điển hình được xây dựng và sử dụng chủ yếu làm dữ liệu đầu vào 
cho các mô hình đánh giá tác động của BĐKH. 
  8
Climate system: Hệ thống khí hậu 
Hệ thống khí hậu được xác định và cấu thành bởi sự biến động và mối tương tác của 
năm thành phần chủ yếu của nó là: khí quyển, thủy quyển, băng quyển, bề mặt đất 
và sinh quyển. 
Động thái của hệ thống khí hậu bị chi phối bởi các yếu tố cưỡng bức nội tại và 
ngoại lai như phun trào núi lửa, thay đổi bức xạ mặt trời hoặc sự xáo trộn cân 
bằng bức xạ toàn cầu do con người gây ra (ví dụ do phát thải các khí nhà kính do 
con người gây ra và thay đổi sử dụng đất). 
Climate threshold: Ngưỡng khí hậu 
Một điểm mà tại đó sự cưỡng bức ngoại lai đến hệ thống khí hậu (ví dụ sự gia tăng 
nồng độ của các khí nhà kính trong khí quyển) gây tác động nghiêm trọng về khí hậu 
hoặc môi trường không thể đảo ngược/phục hồi được hoặc chỉ có thể phục hồi sau thời 
gian rất dài. 
Một số ví dụ như sự tẩy trắng (chết hàng loạt) của các vùng san hô nhiệt đới rộng lớn, 
hoặc sự phá vỡ nghiêm trọng toàn bộ các hệ thống hoàn lưu đại dương. 
Climate variability: Dao động khí hậu 
Dao động khí hậu là những thay đổi của trạng thái tr ... ng cao nhất của tầng đối lưu, do thay 
đổi nội tại hoặc ngoại lai quá trình cưỡng hệ thống khí hậu, như thay đổ i về 
nồng độ khí CO2 hoặc nhiệt lượng của mặt trời. 
Relative sea level: Mực nước biển tương đối 
Mực nước biển đo bằng máy đo thủy triều liên quan đến một vùng đất liền nơi có 
biển. Mực nước biển trung bình thường được xác định là mực nước biển tương đối, 
tính trung bình trong một khoảng thời gian, như tháng, năm, đủ thời gian dài để tính 
trung bình các quá trình chuyển tiếp, như sóng và thủy triều. 
Resilience: Sức chống chịu 
Khả năng của một hệ thống xã hội hoặc hệ sinh thái hấp thụ những xáo trộn nhưng 
vẫn giữ nguyên được cấu trúc cơ bản và các cách thức thực hiện chức năng, năng 
lực tự tổ chức và năng lực thích nghi với sự căng thẳng (stress) và thay đổi. 
Respiration: Sự hô hấp 
Một quá trình theo đó, các sinh vật sống chuyển hóa chất hữu cơ thành đi-ô-xít các-
bon, giải phóng năng lượng và tiêu thụ ô-xy. 
Respond to climate change: Ứng phó với biến đổi khí hậu 
Các hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu biến 
đổi khí hậu. 
Risk (climate-related): Rủi ro (liên quan đến khí hậu) 
Kết quả tương tác của các nguy cơ được xác định tự nhiên với các thuộc tính của 
các hệ thống bị phơi nhiễm – tức là mức độ nhạy cảm của các hệ thống hoặc 
khả năng dễ bị tổn thương (về xã hội). Rủi ro còn có thể được coi là sự kết hợp của 
một sự kiện, khả năng dễ xảy ra và các hậu quả của rủi ro – tức là, rủi ro tương 
ứng với xác suất của một nguy cơ nhân với khả năng dễ bị tổn thương của một hệ 
thống đã cho. 
Risk management: Quản lý rủi ro 
Việc thực hiện các chiến lược để tránh các hậu quả không thể chấp nhận được. 
Trong bối cảnh của biến đổi khí hậu, thích ứng và giảm thiểu là 02 phạm trù hành 
động rộng lớn có thể tiến hành để tránh các hậu quả không thể chấp nhận được. 
  19
S. 
Salinisation: Mặn hóa 
Sự tích tụ muối trong đất. 
Salt-water intrusion: Xâm thực nước mặn / Xâm nhập mặn 
Sự thay thế nước ngọt bề mặt hoặc dưới đất bằng sự di chuyển của nước mặn 
do tỷ trọng nước mặn lớn hơn. Hiện tượng này thường xảy ra ở các khu vực ven biển 
và cửa sông do ảnh hưởng từ đất liền (ví dụ, do giảm dòng chảy mặt và do sự nạp lại 
của nước dưới đất có liên quan, hoặc do khai thác nước từ các tầng ngậm nước quá 
mức) hoặc do sự gia tăng ảnh hưởng của biển (ví dụ, mực nước biển dâng). 
Scenario: Kịch bản 
Sự miêu tả rõ ràng và thường được đơn giản hóa về cách thức có thể phát triển một 
tương lai, dựa trên một tập hợp các giả định gắn kết và nhất quán nội tại về 
các động lực và các mối quan hệ chủ yếu. Các kịch bản có thể được phát triển từ 
các ước tính, song thường dựa vào các thông tin bổ sung từ các nguồn khác, đôi khi 
có kết hợp với ‘tình tiết miêu tả’. Xem climate scenario, emissions scenario và 
SRES. 
Sea level rise: Mực nước biển dâng 
Mực nước biển có thể thay đổi ở cả quy mô toàn cầu lẫn địa phương, do (i) những 
thay đổi về hình dạng của các bồn đại dương, (ii) những thay đổi về tổng khối 
nước và (iii) những thay đổi về tỷ trọng nước. Các yếu tố dẫn đến mực nước biển 
dâng trong điều kiện nóng lên toàn cầu, là các mức tăng về tổng khối nước do tan 
chảy băng và tuyết trên đất liền, cũng như những thay đổi về tỷ trọng nước do sự gia 
tăng các nhiệt độ nước đại dương và những thay đổi về độ mặn. Mực nước biển 
dâng tương đối diễn ra ở những nơi có sự gia tăng cục bộ về mực nước đại 
dương tương quan với đất liền, có thể là do đại dương dâng lên và/hoặc mặt đất 
bị lún. 
Sea wall: Đê chắn biển 
Tường chắn hoặc đường bao do con người xây dựng dọc theo bờ biển để ngăn chặn 
nước biển dâng và sóng. 
Sensitivity: Độ ngạy cảm 
Độ nhạy cảm là mức độ mà một hệ thống bị ảnh hưởng bất lợi hoặc có lợi bởi tính dễ 
biến đổi của khí hậu hoặc thay đổi khí hậu. Ảnh hưởng này có thể là trực tiếp (ví 
dụ, thay đổi sản lượng cây trồng để ứng phó với thay đổi về giá trị trung bình, biên 
độ hoặc dao động nhiệt độ) hoặc gián tiếp (ví dụ, các thiệt hại do tăng tần suất 
ngập lụt ven biển do mực nước biển dâng). 
Sequestration: Sự cô lập/sự hấp thụ 
Xem carbon sequestration. 
Sink: Sự tiêu tán 
Bất kỳ một quá trình, một hành động hoặc một cơ chế nào mà loại bỏ được khí nhà 
kính, một son khí, hoặc một tiền chất của một khí nhà kính hoặc son khí từ khí quyển 
Snow water equivalent: Đương lượng nước tuyết 
Khối lượng/khối nước tương ứng được tạo ra khi một khối tuyết hoặc băng cụ thể 
  20
tan chảy. 
Socio-economic scenarios: Các kịch bản kinh tế-xã hội 
Các kịch bản có liên quan đến các điều kiện tương lai về dân số, tổngsản phẩm 
quốc nộ i và các yếu tố kinh tế-xã hội khác liên quan đến sự hiểu biết về các hệ 
lụy của biến đổi khí hậu. Xem SRES. 
Solar radiation: Bức xạ mặt trời 
Sự bức xạ điện-từ phát ra bởi mặt trời. Thuật ngữ này còn để chỉ sự bức xạ sóng 
ngắn. Bức xạ mặt trời có biên độ các bước sóng riêng (phổ) được xác định bằng nhiệt 
độ của mặt trời, đạt đỉnh ở các bước sóng có thể nhìn thấy. 
SRES: Báo cáo đặc biệt về các kịch bản phát thải 
Các tình tiết miêu tả và dân số, GDP và các kịch bản phát thải liên quan với Báo cáo 
đặc biệt về các kịch bản phát thải (SRES) (Nakićenović et al., 2000), và các kịch bản 
biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng có được. Bốn họ kịch bản kinh tế-xã hội 
(A1, A2, B1 và B2) thể hiện các tương lai khác nhau của thế giới về 02 tầm cỡ riêng 
biệt: mục tiêu về các mối quan tâm kinh tế khác với các mối quan tâm về môi trường 
và mẫu hình phát triển toàn cầu khác với mẫu hình phát triển khu vực. 
Stakeholder: Bên liên quan 
Một người hoặc một tổ chức có lợi ích hợp pháp trong một dự án hoặc một thực thể 
hoặc sẽ bị ảnh hưởng bởi một hành động hoặc chính sách cụ thể. 
Stimuli: Các tác nhân kích thích 
Tất cả các thành tố của biến đổi khí hậu, kể cả các đặc điểm khí hậu trung bình, dao 
động khí hậu, cũng như tần suất và cường độ của các cực đoan. 
Storyline: Miêu tả kịch bản 
Sự miêu tả các tình tiết của một kịch bản (hoặc một họ các kịch bản) để nêu bật được 
các đặc điểm chính của kịch bản, các mối quan hệ giữa các động lực chủ yếu và diễn 
biến của các kịch bản đó. 
Strategy: Chiến lược 
Một kế hoạch hành động rộng lớn được thực hiện bằng các chính sách và các biện 
pháp. Một chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu của một nước để chỉ một kế 
hoạch hành động tổng thể để giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu, kể cả việc 
giải quyết dao động khí hậu và các cực đoan. Chiến lược có thể kết hợp nhiều chính 
sách và biện pháp được lựa chọn để đáp ứng mục tiêu bao trùm là giảm nhẹ khả năng 
dễ bị tổn thương của đất nước. 
Stratosphere: Tầng bình lưu 
Vùng khí quyển ở tầng cao phía trên tầng đối lưu mở rộng từ khoảng 10 km (từ 9 
km ở các vĩ độ cao đến 16 km ở các vùng nhiệt đới) cho tới khoảng 50 km. 
  21
T. 
Thermal expansion: Sự nở nhiệt 
Liên quan đến mực nước biển dâng, thuật ngữ này để chỉ sự gia tăng về thể tích (và 
giảm về tỷ trọng) do nước ấm lên gây ra. Sự ấm lên của đại dương dẫn đến sự nở thể 
tích của đại dương và do vậy, làm tăng mực nước biển. 
Thermal infrared radiation: Sự bức xạ hồng ngoại nhiệt 
Sự bức xạ phát tán bởi bề mặt Trái đất, khí quyển và các đám mây. Hiện tượng này 
còn được gọi là sự bức xạ từ đất liền hoặc bức xạ sóng dài và được phân biệt với 
sự bức xạ hồng ngoại gần, một phần của phổ mặt trời. Nói chung, bức xạ hồng 
ngoại có dải phân biệt về các bước sóng (quang phổ) dài hơn bước sóng có màu đỏ ở 
phần dải phổ nhìn thấy được. Phổ bức xạ hồng ngoại nhiệt thực sự được phân biệt với 
phổ sóng ngắn hoặc bức xạ mặt trời bởi vì sự chênh lệch về nhiệt độ giữa mặt trời và 
hệ thống Trái đất-khí quyển. 
Threshold: Ngưỡng 
Độ lớn của một quy trình hệ thống mà tại đó diễn ra sự thay đổi đột ngột hoặc 
nhanh. Một điểm hoặc một mức mà ở đó, các thuộc tính mới xuất hiện trong một hệ 
sinh thái, hệ thống kinh tế hoặc hệ thống khác, làm cho các dự đoán dựa vào các mối 
quan hệ toán được áp dụng ở các mức thấp hơn không còn hiệu lực. 
Tide gauge: Máy đo triều 
Máy đặt tại một địa điểm ven biển (và ở một số điểm biển sâu) đo liên tục mực 
nước biển so với vùng đất liền kề. Thời gian tính trung bình mực nước biển được 
ghi lại cho ta kết quả về những thay đổi kéo dài của mực nước biển tương đối, quan 
sát được. Xem Sea level change/sea level rise. 
Troposphere: Tầng đối lưu 
Vùng thấp nhất của khí quyển tính từ mặt đất lên độ cao khoảng 10 km ở các vĩ độ giữa 
(trung bình từ 9 km ở các vĩ độ cao đến 16 km ở các vùng nhiệt đới) nơi có mây và 
các hiện tượng ‘thời tiết’. Ở tầng đối lưu, nhiệt độ nói chung giảm đi theo chiều cao. 
U. 
Uncertainty: Tính không chắc chắn 
Sự thể hiện mức độ không chắc chắn hoặc không rõ ràng của một giá trị hoặc 
một hiện tượng (ví dụ tình trạng của hệ thống khí hậu trong tương lai). 
Tính không chắc chắn có thể là do thiếu thông tin hoặc là do sự bất đồng về những gì 
đã biết hoặc thậm chí có thể biết. Có thể có nhiều nguồn gốc gây ra tính không 
chắc chắn, ví dụ như các sai số định lượng trong dữ liệu, các khái niệm hoặc 
thuật ngữ được giải thích không rõ ràng hoặc do các dự đoán về hành vi của con 
người không chắc chắn. Do vậy, tính không chắc chắn có thể được biểu thị bằng 
các số đo định lượng (ví dụ, chuỗi các giá trị tính toán bằng các mô hình khác 
nhau) hoặc bằng các nhận xét định tính (ví dụ, phản ánh sự đánh gía của một 
nhóm chuyên gia). 
United Nations Framework Convention on Climate Change (UNFCCC): Công ước 
khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu 
Công ước về Biến đổi khí hậu đưa ra một khung tổng quát về các nỗ lực liên 
chính phủ để giải quyết thách thức do biến đổi khí hậu gây ra. Công ước thừa 
  22
nhận, hệ thống khí hậu là nguồn tài nguyên chung mà sự ổn định của hệ thống này có thể 
bị ảnh hưởng bởi các phát thải đi-ô-xít các-bon và các khí nhà kính khác từ hoạt động 
công nghiệp và các nguồn khác. 
V. 
Vulnerability: Khả năng dễ bị tổn thương 
Khả năng dễ bị tổn thương là mức độ mà một hệ thống mẫn cảm và không có khả 
năng đối phó với những ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu, kể cả tính dễ biến đổi 
khí hậu và các cực đoan khí hậu. Khả năng dễ bị tổn thương là một hàm số của đặc 
tính, độ lớn và tỷ lệ của biến đổi khí hậu và mức biến đổi mà một hệ thống bị phơi 
nhiễm, tính nhạy cảm cũng như năng lực thích ứng của hệ thống đó. 
Vulnerability assessment: Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương 
Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương để xác định ai và cái gì bị phơi nhiễm và nhạy 
cảm với sự thay đổi. Một đánh giá khả năng dễ bị tổn thương bắt đầu bằng việc xem 
xét các yếu tố làm cho con người hoặc môi trường mẫn cảm với sự tổn hại, tức là cơ 
hội sử dụng các nguồn tài nguyên và tài chính; khả năng tự bảo vệ; các mạng 
lưới hỗ trợ v.v. 
W. 
Weather: Thời tiết 
Trạng thái của khí quyển ở bất kỳ một thời điểm hoặc địa điểm cụ thể. 
Thời tiết được đo theo những hiện tượng như gió, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, mây 
và mưa. Ở hầu hết các địa điểm, thời tiết có thể thay đổi từng giờ, từng ngày và từng mùa. 
Thời tiết cần được phân biệt rõ với Khí hậu, thường được diễn giải là “thời tiết trung bình” 
hoặc theo nghĩa rộng hơn, là trạng thái của hệ thống khí hậu. Một cách đơn giản để dễ nhớ 
sự khác biệt này là, khí hậu là những gì bạn kỳ vọng (ví dụ, những mùa đông giá rét) và 
‘thời tiết’ là những gì bạn nhận được (ví dụ, bão tuyết). 
Weather prediction/forecast: Dự báo thời tiết 
Việc áp dụng khoa học và công nghệ để dự đoán trạng thái của khí quyển vào thời 
điểm tương lai ở một địa điểm cụ thể. 
Con người đã cố gắng dự đoán thời tiết một cách không chính thức từ hàng thiên niên 
kỷ qua và chính thức dự báo thời tiết từ thế kỷ 19. Việc dự báo thời tiết được tiến 
hành bằng cách thu thập các dữ liệu định lượng về hiện trạng của khí quyển và 
sử dụng hiểu biết khoa học về các quá trình khí quyển để dự tính cách thức mà 
khí quyển sẽ tiến triển. 
Tài liệu tham khảo / References 
APDC (2010) Regional Training Manual on Disaster Risk Reduction for Coastal Zone 
Managers. [Online] Available at: 
managers_reg_manual.pdf [Accessed 12 May 2011]. 
CARE International (2008) Care International in Vietnam Climate Change Strategy 2008- 
2013. Hanoi, Viet Nam. 
FAO (2004) Global Forest Resources Assessment Update 2005: Terms and Definitions. 
[Online] Available at: ftp://ftp.fao.org/docrep/fao/007/ae156e/AE156E00.pdf 
[Accessed 16 December 2010]. 
IPCC (2007) IPCC Fourth Assessment Report, Working Group I: The Physical Science 
Basis, Glossary. [Online] Available at:  
[Accessed 12 May 2011]. 
IPCC (2007) IPCC Fourth Assessment Report, Working Group II: Impacts, Adaptation and 
Vulnerability, Glossary. [Online] Available at:  
wg2.pdf [Accessed 13 May 2011]. 
IPCC (2007) IPCC Fourth Assessment Report, Working Group III: Mitigation of Climate 
Change, Glossary.[Online] Available at:  
[Accessed 13 May 2011]. 
IPCC (2007) IPCC Fourth Assessment Report. The AR4 Synthesis Report, Glossary 
[Online] Available at:  
report/ar4/syr/ar4_syr_appendix.pdf [Accessed 13 May 2011]. 
IPCC (2001) Climate Change 2001: Impacts, Adaptation and Vulnerability. Contribution of 
Working Group II to the Third Assessment Report of the Intergovernmental Panel on 
Climate Change. Cambridge: Cambridge University Press. 
IPCC (2001) Climate Change 2001: The Scientific Basis. Contribution of Working Group I to 
the Third Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. 
Cambridge: Cambridge University Press. 
  23
Levina, E. and D. Tirpak (2006) Key Adaptation Concepts and Terms. OECD/IEA. [Online] 
Available at:  [Accessed 22 June 
2010]. 
Lim, B. and E. Spanger-Siegfried (eds.) (2005) Adaptation Policy Frameworks for Climate 
Change: Developing Strategies, Policies and Measures. New York: Cambridge 
University Press. 
NOAA. Climate Glossary. [Online] Available at: 
 [Accessed 16 December 2010]. 
Pittock, B. (ed.) (2003) Climate Change – aAn Australian Guide to the Science and Potential 
Impacts. Australian Greenhouse Office. Paragon Printers Australasia: Canberra. 
Presidency of Meteorology and Environment (n.d.) Millennium ecosystem assessment. 
Jeddah, Kingdom of Saudi Arabia, [Online] Available at: 
  24
 [Accessed 13 May 2011]. 
PwC (2009) Climate Change: Glossary of Terms. [Online] Available at: 
responsibility/docs/pwc_csrglossaryofterms.pdf [Accessed 16 December 2010]. 
Tompkins, R., Nicholson-Cole, S., Hurlston, L., Boyd, E., Hodge, G., Clarke, J., Gray, G., 
Trotz, N. and L. Varlack. (2005) Surviving Climate Change in Small Islands – A 
Guidebook. Tyndall Centre for Climate Change Research, UK. 
UNFCCC (2007) GHG inventories: glossary. [Online] Available at: 
tm. [Accessed 22 June 2010]. 
UNISDR (2004) Living with Risk – A global review of disaster reduction initiatives. New 
York: United Nations. 
US EPA. Glossary of Climate Change Terms. [Online] Available at: 
 [Accessed 16 December 2010]. 
van Everdingen, R. (ed.) (1998), revised May 2005. Multi-language glossary of permafrost 
and related ground-ice terms. Boulder, CO: National Snow and Ice Data 
Center/World Data Center for Glaciology. [Online] Available at: 
[Accessed 16 December 2010]. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_muc_cac_thuat_ngu_va_dinh_nghia_ve_bien_doi_khi_hau_va.pdf