Đào tạo ngành Mỹ thuật ứng dụng tại trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế đáp ứng nguồn nhân lực đối với các nhà doanh nghiệp tuyển dụng
Tóm tắt: Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội là nhiệm vụ của mỗi nhà
trường nói chung và nói riêng các trường có đào tạo năng khiếu mỹ thuật luôn tìm ra những hướng
đi mới và có tính khoa học trong công tác đào tạo, xác định được trọng trách và cấp bách đó nên
Hội đồng Khoa học Đào tạo của mỗi nhà trường tích cực đón đầu và có chủ trương, định hướng mở
các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng như Thiết kế đồ họa, Thiết kế nội thất, Thiết kế
thời trang, Thiết kế tạo dáng.Trong đó, trường Đại học Nghệ thuật, ĐH Huế cũng không ngoại lệ
nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các Nhà doanh nghiệp cần tuyển dụng trong khu vực và cả
nước. Chính yếu tố này lãnh đạo nhà trường thực hiện mục tiêu của Đảng tại Đại hội X vào năm
2006, một lần nữa xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức
tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
2020” [1, tr. 33]
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đào tạo ngành Mỹ thuật ứng dụng tại trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế đáp ứng nguồn nhân lực đối với các nhà doanh nghiệp tuyển dụng
52 Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 57 (07/2019) 52-58 ĐÀO TẠO NGÀNH MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ ĐÁP ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐỐI VỚI CÁC NHÀ DOANH NGHIỆP TUYỂN DỤNG APPLIED FINE ART AT UNIVERSITY OF ART, HUE UNIVERSITY TO MEET THE DEMAND OF ENTERPRISES FOR HUMAN RESOURCES Đỗ Xuân Phú *1 Ngày tòa soạn nhận được bài báo:5/01/2019 Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/7/2019 Ngày bài báo được duyệt đăng: 25/7/2019 Tóm tắt: Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội là nhiệm vụ của mỗi nhà trường nói chung và nói riêng các trường có đào tạo năng khiếu mỹ thuật luôn tìm ra những hướng đi mới và có tính khoa học trong công tác đào tạo, xác định được trọng trách và cấp bách đó nên Hội đồng Khoa học Đào tạo của mỗi nhà trường tích cực đón đầu và có chủ trương, định hướng mở các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng như Thiết kế đồ họa, Thiết kế nội thất, Thiết kế thời trang, Thiết kế tạo dáng....Trong đó, trường Đại học Nghệ thuật, ĐH Huế cũng không ngoại lệ nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các Nhà doanh nghiệp cần tuyển dụng trong khu vực và cả nước. Chính yếu tố này lãnh đạo nhà trường thực hiện mục tiêu của Đảng tại Đại hội X vào năm 2006, một lần nữa xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” [1, tr. 33] Từ khóa: nhân lực, chủ trương, định hướng, mỹ thuật ứng dụng, Huế Abstract: Training human resources to meet the needs of society is the duty of each school in general and schools with fine arts training in particular to find new directions in the training. Determining that responsibility and urgency, the Council of Training Sciences of each school is always proactive and proactive and has the orientation and orientation of opening training branches in the field of Applied Fine Arts such as Graphic Design , Interior design, Fashion design, Styling design .... The University of Arts, Hue University is no exception in order to meet the demand of enterprises for human resources in the region and in the country. It is this factor that helps the university leaders to fulfill the Party's goal at the X Congress in 2006: "Promote industrialization, 1* Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 53 modernization and development of knowledge economy creating a foundation to bring our country to basically become a modern industrial country by 2020 ”[1, p. 33] Keywords: human resources, policy, orientation, applied fine art, Hue 1. Đặt vấn đề Trường Đại học Nghệ thuật đã hơn 60 năm thành lập (1957 - 2019), có chức năng nhiệm vụ đào tạo giáo dục nghệ thuật, cán bộ làm công tác Mỹ thuật, bồi dưỡng nhân tài mỹ thuật, có trình độ đại học để cung cấp đội ngũ tri thức về hoạt động Mỹ thuật cho các tỉnh thành miền Trung và Tây Nguyên, góp phần phát triển sự nghiệp văn hóa nghệ thuật của khu vực và cả nước. Là một trong 3 trung tâm đào tạo Mỹ thuật lớn của cả nước đến nay nhà trường có 6 ngành đào tạo như Hội họa (Đa khoa chất liệu: Lụa, sơn dầu, sơn mài, đồ họa và chuyên ngành Tạo hình đa phương tiện), Điêu khắc, Sư phạm Mỹ thuật, Thiết kế Thời trang, Thiết kế Nội thất (chuyên ngành Thiết kế truyền thống) và Thiết kế Đồ họa (chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật đa phương tiện). Định hướng đào tạo của nhà trường trong những năm tiếp theo sẽ phát triển quy mô một cách hợp lý trên cơ sở giữ vững và ổn định các ngành và chuyên ngành hiện có, bổ sung một số chuyên ngành mới như Phục chế bảo tồn di tích; nâng cao chất lượng đội ngũ, tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất nhằm từng bước hiện đại hóa thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học tiến tới xây dựng các phòng học chuẩn quốc gia, quốc tế và có sự quan tâm của Bộ GD-ĐT, Bộ VHTT-DL và Đại học Huế, sớm đưa Nhà trường trở thành một một trong những trung tâm đào tạo chất lượng cao của cả nước, đặc biệt đẩy mạnh hơn nữa về chương trình đào tạo Mỹ thuật ứng dụng theo đề nghị của các Nhà doanh nghiệp trong các Hội thảo, cũng như trong những lần họ tuyển dụng nhân lực trực tiếp trong buổi sinh viên bảo vệ đồ án và khóa luận tốt nghiệp ngành Mỹ thuật ứng dụng. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Đường lối, chính sách và chủ trương của Đảng, Nhà nước xuyên suốt trong quá trình đào tạo Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế coi trọng và chấp hành đường lối, chính sách, chủ trưởng của Đảng nhà nước trong công tác đào tạo như thực hiện Nghị quyết số 03- NQ/TW ngày 16/7/1998 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” với định hướng lâu dài “Xây dựng môi trường văn hóa Việt Nam văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc, truyền thống dân tộc với những thiết chế văn hóa mới xứng tầm thời đại, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân hiện nay và mai sau”. Tại Đại hội XI đã khẳng định “... tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [2, tr. 33]. Tiếp tục Văn kiện Đại hội XII của Đảng, đã đưa ra định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng nền kinh tế “Trong thời gian tới kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền vững” [5, tr.87]. Quán triệt và thống nhất nhận thức về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà tại Đại hội XII của Đảng đã xác định là cơ sở để xây dựng niềm tin, chỉ đạo thực tiễn, nắm bắt thời cơ, lợi thế, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp 54 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion theo hướng hiện đại như kỳ vọng của toàn Đảng và toàn dân và sánh cùng với các cường quốc năm châu trên thế giới. Trên cơ sở quyết sách của Đảng, Nhà nước đã định hướng và chỉ rõ, vì vậy Hội đồng Khoa học - Đào tạo (Hội đồng KH-ĐT) của nhà trường quyết định xây dựng bổ sung các học phần đào tạo theo hướng mở của Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành trong những năm 2008 và nhà trường bổ sung cập nhật 25% các học phần đáp ứng nhu cầu xã hội, nhằm hướng tới có lợi cho người học đồng thời hỗ trợ nhân lực sáng tạo thiết kế cho các Nhà doanh nghiệp tuyển dụng trong tương lai. 2.2. Vai trò quan trọng của ngành Mỹ thuật ứng dụng trong công tác đào tạo Từ những Nghị quyết, Văn kiện Đại hội Đảng là kim chỉ nam cho Nhà trường thực hiện ước mơ hoài bão trong xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu các Nhà tuyển dụng. Cụ thể hóa đó là phương châm “Học đi đôi với thực hành”, “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn” đã và đang xuyên suốt trong quá trình đào tạo. Ngày nay, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã làm cho các trường đào tạo năng khiếu Mỹ thuật nói chung và nói riêng MTUD phải nhìn lại và cần thiết cập nhật những phần mềm công nghệ vào trong chương trình đào tạo một cách tích cực, kịp thời, hợp lý và dáp ứng nhu cầu của xã hội. Ngành MTUD có vai trò quan trọng trong công tác đào tạo của nhà trường là địa chỉ đáng tin cậy của mỗi thí sinh và sinh viên đã đặt niềm tin. Hằng năm nhà trường tuyển sinh với chỉ tiêu theo Quyết định phân bổ chỉ tiêu đã được Bộ GD-ĐT và ĐH Huế phê duyệt. Ngành MTUD tiếp nhận số lượng sinh viên theo từng nhóm ngành đã đăng ký dự thi, trúng tuyển và triển khai học tập theo lịch trình của Phòng ĐT- CTSV trình Hiệu trưởng ký ban hành. Việc đào tạo sinh viên ngành MTUD của nhà trường diễn ra theo hình thức 2 năm đầu học tập khối đại cương ngành và cơ sở ngành, năm thứ 3 đến năm thứ 5 sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu của ngành, đây là khối kiến thức quan trọng trong chương trình nhằm tạo nền tảng tri thức vững chắc trong thiết kế sáng tác. Ngày nay, ngành MTUD được xã hội quan tâm và đặc biệt tất cả các bậc phụ huynh và thí sinh định hướng nghề nghiệp để quyết định chọn ngành dự thi và trúng tuyển nhập học, so với các ngành học năng khiếu khác. Ưu điểm nổi bật của ngành học có tính ứng dụng cao trong đời sống xã hội, có nhiều công ty trong khu vực và cả nước. Nhân lực tạo ra những đồ dùng sinh hoạt xung quanh chúng ta trong mỗi gia đình sẽ không bao giờ vắng bóng bàn tay và khối óc có chuyên môn nghề nghiệp của những nhà sáng tạo ý tưởng và thiết kế sản phẩm. 2.3. Hình thức, quy mô đào tạo của ngành MTUD Hiện nay tổng số sinh viên Khoa Mỹ thuật ứng dụng hơn 250 sinh viên, với số lượng tốt nghiệp hàng năm từ 40 đến 50 sinh viên. Chương trình đào tạo đại học Mỹ thuật ứng dụng của Khoa gồm 3 ngành Thiết kế Đồ họa, ngành Thiết kế Nội thất và Thiết kế Thời trang với hình thức đào tạo chính quy 5 năm. Là đơn vị đào tạo nhóm ngành đặc thù về thiết kế của ngành Mỹ thuật ứng dụng, tạo ra những sản phẩm hữu ích trong cuộc sống mà con người chúng ta không thể thiếu được. Phần lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp họ đã trở thành những nhà thiết kế sáng tác các sản phẩm mỹ thuật. Ngoài ra, một số sinh viên được tuyển dụng làm giảng viên của các nhóm ngành Mỹ thuật ứng dụng tại các trường cao đẳng và đại học; làm công tác chuyên môn mỹ thuật trong các tổ chức, đơn vị khác nhau hoặc có thể đảm nhận một số công việc liên quan đến nghiên cứu, thiết kế và họ sẽ trở thành chủ nhân công ty Thiết kế. Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 55 Như chúng ta được biết, ngày nay công nghệ 4.0 phát triển đến mức chóng mặt, đòi hỏi chúng ta là những nhà quản lý nghệ thuật phải suy ngẫm và hành động như thế nào để mang lại tiện ích cho người học sau khi tốt nghiệp phục vụ công chúng. Mặc khác, vì đây là một ngành học có tính giao thoa giữa công nghệ thông tin và truyền thông nhằm thiết kế, xây dựng những bộ thiết kế sản phẩm ứng dụng hữu hiệu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên ở góc độ đào tạo thì mỗi ngành hay chuyên ngành đào tạo chuyên sâu kiến thức khoa học cũng như những phần mềm Ps: Adobe Photoshop CS6, Ai: Adobe Illustrator CS6, Id: Adobe InDesign, Corel Draw, Auto Cad và 3D Max... chính các phần mền đó là công cụ đắc lực cho các nhà thiết kế đồ họa, nội thất, thời trang trong ngành MTUD xử lý về mặt kỹ thuật cũng như trình diễn những ý tưởng sáng tạo trong thiết kể, để trở thành những sản phẩm hữu ích và có giá trị về Chân - Thiện - Mỹ trong cuộc sống ngày nay. Đào tạo Mỹ thuật nói chung và nói riêng đào tạo ngành MTUD mục đích giáo dục tính thẩm mỹ trong sáng tác tạo hình để tạo ra những dòng sản phẩm. Sinh viên nhận thức được những mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của công nghệ số 4.0 trong ngành Mỹ thuật ứng dụng. Vì vậy, sinh viên đã và đang chủ động thực hành về các loại hình nghệ thuật hiện đại và tương tác những hình ảnh động trong bài học cũng như những bài tốt nghiệp ra trường, tạo hiệu ứng bằng mỹ thuật đa phương tiện đem lại hiệu quả cao đến những sản phẩm thực dụng, phục vụ xã hội như những giao diện giới thiệu sản phẩm trên truyền hình hoặc các video clip tạo hiệu ứng có chất lượng, có thẩm mỹ đem lại giá trị tinh thần cho công chúng thưởng ngoạn. Tuy nhiên, nguồn nhân lực sinh viên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội trong thời đại công nghệ 4.0. Thực tiễn cho thấy trong bối cảnh cả thế giới đang nỗ lực vận hành và ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghệ số vào những hoạt động mang tính phục vụ lợi ích thiết thực cho con người, thì ở đâu đó vẫn còn hạn chế nguồn nhân lực thiết kế. Mặc dù, đã được nhiều công ty, thương hiệu trong và ngoài nước tìm kiếm, đặt hàng nhưng mới chỉ dừng lại ở công đoạn gia công, thiết kế bước ban đầu hoặc lên ý tưởng cho một sản phẩm mà thôi. Hy vọng rằng, trong tương lai số sinh viên này đem hết năng lực chuyên môn và sẽ làm chủ công nghệ số, làm chủ đất nước với các đối tác có thương hiệu trong nước và trên thế giới. 2.4. Một số Công ty, Nhà doanh nghiệp tuyển dụng sinh viên các khóa tốt nghiệp ngành MTUD của nhà trường Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế vinh dự được đón tiếp các Nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước từ những năm về trước. Ngày hôm nay họ tiếp tục đồng hành với nhà trường trong việc mở rộng nguồn tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ngành MTUD theo hình thức trực tiếp hoặc bằng thư ngỏ tuyển dụng như Công ty TNHHMTV Dự án công nghệ thông tin Việt do ông Nguyễn Văn Duy Trưởng nhóm tại 23/33 Nguyễn Trường Tộ, Tp Huế; Ông Hoàng Minh Long Giám đốc Công ty Thiết kế In ấn ST tại 60 Bạch Đằng, Tp Huế và Công ty CP Nguyên tắc vàng tại 113 Châu Thị Vĩnh Tế, Mỹ An, Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng; sinh viên Thiết kế Mỹ thuật đa phương tiện của nhà trường được Ông Lee Tổng Giám đốc Công ty IV COM - Hàn Quốc (Infinte Vietnam Communications) cho mở công ty TNHH IV COM tại 70 Nguyễn Sinh Cung, Tp Huế vào tháng 3 năm 2017 để phát triển thực tế ảo tại thị trường Việt Nam và đã tuyển dụng tất cả sinh viên tốt nghiệp ngành Mỹ thuật ứng dụng nói chung và nói riêng Mỹ thuật đa phương tiện của nhà trường, nhằm đáp ứng hoạt động dịch vụ giải trí sử dụng công nghệ “Thực tế ảo - VR (Virtual reality)”. Trong kế hoạch hoạt động đề án của công ty là “Phát triển dịch vụ trên cơ sở phát huy giá trị di tích cố đô Huế đến năm 56 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 2020 ” và đề án “Nâng cao chất lượng phục vụ du khách tại các điểm tham quan thuộc Quần thể di tích Huế” [3]. Sự hợp tác của Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tạo điều kiện thuận lợi cho công ty IV COM hoàn thành đề án với công nghệ thực tế ảo VR tại “Trung tâm Thông tin Diễn giải lịch sử Hoàng Thành Huế và trải nghiệm thực tế ảo VR - Đi tìm Hoàng cung đã mất” [3] đã thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước chiêm ngưỡng, kể cả người dân địa phương trải nghiệm trong dịp Festival làng Nghề Huế do tỉnh nhà tổ chức vào năm 2018 đến nay. Với tiềm năng nguồn nhân lực trong đào tạo thiết kế, được thu hút bởi các Nhà doanh nghiệp ở các tỉnh thành và trong đó có thành phố Đà Nẵng như ông Matsuzawa Hideaki Giám đốc Công ty cổ phần Aika Đà Nẵng là doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% từ Nhật Bản. Công ty có 1 công ty mẹ tại Nhật bản và 1 công ty tại Trung Quốc. Công ty mở chi nhánh tại 28 Lý Thường Kiệt, Tp Huế. Họ đã đến trường mong muốn hợp tác lâu dài cho công tác tuyển dụng chuyên về xử lý dữ liệu liên quan đến quảng cáo như xử lý hình ảnh, thiết kế bản in, tập catalogue cho các khách hàng lớn tại Nhật Bản. Ông Hà Trịnh Quốc Bảo, Giám đốc Công ty TNHH Lovepop Việt Nam có vốn 100% đầu tư tại nước Mỹ chuyên sản xuất các loại thiệp Popup xuất khẩu sang thị trường Châu Mỹ và Châu Âu và đã có buổi làm việc với lãnh đạo nhà trường trong chiến lược quảng bá thu hút nhân lực trong tháng 5/2019 sắp tới với tiêu chí “Nhân tài là nền tảng để phát triển công ty”. Ngoài ra nhà trường còn vinh hạnh hơn được một số trường Đại học nước ngoài và các công ty trong nước mở lớp đào đạo ngắn hạn và dài hạn về các phần mềm bổ trợ nguồn nhân lực trong tương lai, cụ thể như trường Đại học Seika Kyoto Nhật Bản do Bà Giáo sư Noriko Omizo và Ông Shin Matsumura mở lớp truyền đạt kiến thức cho sinh viên chuyên ngành Mỹ thuật đa phương tiện thuộc Khoa MTUD trường Đại học Nghệ thuật, ĐH Huế và tiếp tục sẽ ký kết văn bản hợp tác song phương về Worshop, trao đổi sinh viên giữa hai nhà trường. Công ty TNHH YPL Diệp Nguyễn là một công ty liên doanh giữa Hàn Quốc và Việt Nam chuyên sản xuất các nội dung game và các chương trình, ứng dụng trong các ngành chuyên môn bằng kỹ thuật 3D, thực tế ảo VR, thực tế tăng cường AR, hiệu ứng phim VFX Với kinh nghiệm 15 năm, các sản phẩm mà công ty đã làm ra như: Guanghun VR contents, Silk VR contents, Rehabilitation VR contents...và nhiều mobile games khác. Trên cơ sở các Công ty và Nhà doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực sinh viên được tốt nghiệp đại học của nhà trường, tính đến nay nhà trường đã và đang đào tạo được 23 khóa học với tổng số 987 sinh viên, trong đó 18 khóa đã tốt nghiệp có 692 sinh viên đã được các Công ty và Nhà doanh nghiệp quan tâm tuyển dụng, cụ thể trong 5 năm gần đây từ năm 2013 đến 2017, với sinh viên tốt nghiệp ra trường đã có việc làm đạt tỷ lệ khá cao như năm 2013: 54/31 (54 sv/31 sv có việc làm) đạt tỷ lệ 57,4%; năm 2014: 76/62 đạt tỷ lệ 81,5%; năm 2015: 42/40 đạt tỷ lệ 95,2%; năm 2016: 54/41 đạt tỷ lệ 75,9%; năm 2017: 69/51 đạt tỷ lệ 73,9 %; năm 2018 mới tốt nghiệp trong tháng 6 vừa qua nên chưa thống kê [4]. Chúng tôi rất hoan nghênh Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức Hội thảo Khoa học “Đào tạo đại học, cao đẳng ngành Mỹ thuật ứng dụng gắn với thực tiễn xã hội, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp”. Thông qua Hội thảo này những công trình khoa học của các tác giả, các nhà khoa học có thể trình bày trong tham luận với những quan điểm trái chiều trong thực trạng, giải pháp hoặc các vấn đề liên quan đến Nhà doanh nghiệp. Nhưng mong muốn của các Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 57 tác giả có tiếng nói chung để nhằm tháo gỡ khi cảm nhận cần thiết. Công tác đào tạo ngành MTUD sẽ đem lại nhiều điều bổ ích cho sự cải tiến chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, cũng như của các Công ty và Nhà doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực, mà người học được thụ hưởng chính là sinh viên, họ đang theo đuổi ước mơ học tập MTUD với tầm nhìn đa chiều và sâu rộng trong lĩnh vực Văn hóa Nghệ thuật và vận dụng các phần mềm hiện đại trong công nghệ 4.0 để hóa giải các bài tập, đồ án tốt nghiệp gắn liền với thực tiễn xã hội, giúp các Nhà doanh nghiệp có thêm nguồn nhân lực cho công ty. 2.5. Thực trạng và giải pháp trong công tác đào tạo của ngành MTUD 2.5.1. Thực trạng Mặc dầu chương trình đào tạo thường cập nhật bổ sung đáp ứng nhu cầu xã hội, nhưng so với sự phát triển của xã hội thì chương trình vẫn còn hạn chế như sau. - Chương trình đào tạo còn nặng về kiến thức đại cương, đa số sinh viên học tập năng khiếu nói chung và nói riêng ngành MTUD với khối lượng thời gian học tập cả ngày, 15 tuần thực học / 1 học kỳ. Nên sinh viên nhà trường không thể đăng ký học tập đại học bằng 2. - Chương trình chưa chuyển đổi theo hình thức tín chỉ có lợi cho người học. Mặc dầu lãnh đạo nhà trường đã có chủ trương và triển khai nhưng đơn vị chức năng chưa tích cực nên vẫn còn đào tạo theo hình thức niên chế. - Hình thức đào tạo đại học chính quy 5 năm là một khoảng thời gian khá dài đối với người học? Liệu sinh viên còn hứng thú cho việc học tập? So sánh một số trường mới mở các ngành đào tạo về năng khiếu, chỉ còn đào tạo đại học chính quy trong 4 năm. 2.5.2. Giải pháp Kính đề nghị quý cấp lãnh đạo quản lý của Bộ, Vụ, Ngành.... mở rộng nhiều buổi họp liên quan đến Chương trình Giáo dục Đại học ngành Năng khiếu nói chung và nói riêng ngành MTUD với mục đích. - Chương trình giáo dục Đại học, Cao đẳng, Trung học cần phải thống nhất tên gọi các học phần, số niên chế/ tín chỉ, để các trường đào tạo thuận lợi trong việc Liên thông trình độ cao đẳng lên đại học hay trung học lên đại học theo Quyết định và Thông tư của Bộ đã ban hành. - Trong chương trình học tập nên giảm tải các học phần đại cương, các học phần cơ sở ngành. Riêng chuyên ngành chung như học phần Hình họa và Cơ sở tạo hình (Trang trí) cũng nên giảm số tiết, để tập trung thời lượng cho chuyên ngành sâu có nghĩa tăng số tiết thực hành, số bài học và các đồ án nhiều hơn, từ đó giúp sinh viên có quỹ thời gian học tập đại học bằng 2. - Tính đến nay, người học có rất nhiều cơ hội và điều kiện để quyết định chọn lựa trường học cho tương lai khởi nghiệp. Nhà trường chúng tôi đã và đang đào tạo theo hình thức 5 năm (mặc dầu nhà trường đã nhiều lần thông qua Hội đồng KH- ĐT nhưng vẫn chưa thống nhất), nên hạn chế về số thí sinh đăng ký đầu vào và sinh viên đang học tập, chính bản thân người học sẽ mất cơ hội việc làm 1 năm so với các trường đào tạo 4 năm của khối ngành đào tạo năng khiếu Mỹ thuật và thiệt thòi với bạn thân cùng lứa tuổi. Vì vậy chúng ta nên mạnh dạn chuyển đổi để thu hút người học nhiều hơn, bên cạnh đó cần có sự hỗ trợ tích cực của quý cấp lãnh đạo quản lý như Bộ GD-ĐT và Đại học Huế. 3. Kết luận Đào tạo năng khiếu Mỹ thuật nói chung và nói riêng ngành Mỹ thuật ứng dụng luôn đồng hành với công nghệ số 4.0, chính vì vậy đã thôi thúc được tính chủ quan (làm theo thói quen, bắt tay chỉ việc...) của mỗi chúng ta, đứng trước vận hội của đất nước ngày càng đổi mới, sáng tạo luôn phát triển không ngừng, nên đòi hỏi chương trình đào tạo ngành MTUD của nhà trường cập nhật theo lộ trình quy định của nhà nước. MTUD là nhịp cầu kết nối tri thức nhân loại xích lại gần nhau 58 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion trên bình diện những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ thực dụng của con người mà hướng các Nhà doanh nghiệp quan tâm nhất trong thời đại công nghệ số ngày nay. Trong chương trình đào tạo, sinh viên được trang bị khối kiến thức đại cương, cơ sở ngành, chuyên ngành chung và đặc biệt là chuyên ngành sâu để cho người học có nền tảng chuyên môn và nắm vững nó trong việc vận dụng sáng tạo thiết kế. Từ đó bằng sự đam mê, tìm tòi, khám phá của mỗi cá nhân để sáng tạo ra những sản phẩm đẹp thu hút khách hàng. Sinh viên sẽ là chủ nhân của đất nước trong tương lai, họ đem tri thức mỹ thuật phục vụ đất nước bằng công nghệ 4.0. Sinh viên có khả năng tư duy hình tượng nghệ thuật, có trình độ cơ bản vững vàng, nắm vững kiến thức trong việc khai thác trí sáng tạo thiết kế mỹ thuật cho xã hội phát triển đa chiều ngày nay. Thách thức của công tác đào tạo ngành MTUD ngày càng diễn ra theo chiều hướng hiện đại của công nghệ số, đòi hỏi sinh viên có kiến thức phổ thông vững chắc, lòng đam mê nghề nghiệp và thành thạo công nghệ thông tin mới nắm bắt kịp thời chương trình đào tạo bậc đại học của ngành. Và cũng là mong đợi của các Nhà doanh nghiệp đặt niềm tin đối với các cơ sở đào tạo sản sinh ra những nhân tài cho đất nước, thì những sinh viên ưu tú đó mới lọt vào trong tầm mắt của các Nhà doanh nghiệp trên khắp đắt nước. Tài liệu tham khảo: 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, tr.186. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, tr. 33. 3. Một số thông tin về Công ty TNHH IV COM tại thành phố Huế 4. Phòng Đào tạo -CTSV, Tổ KT-ĐBCLGD Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế 5. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.87. Địa chỉ tác giả: Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế Email: doxuan.hpph@gmail.com
File đính kèm:
- dao_tao_nganh_my_thuat_ung_dung_tai_truong_dai_hoc_nghe_thua.pdf