Đào tạo nguồn nhân lực thông tin - thư viện tại Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý nhà nước
Tóm tắt
Trong những năm gần đây hoạt động đào tạo nguồn nhân lực thông tin thư viện phát triển một
cách mạnh mẽ ở Việt Nam. Thực tế này thể hiện trên nhiều phương diện. Bên cạnh những thành tựu
đáng ghi nhận, sự phát triển này đã bộc lộ những vấn đề bất cập đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà
nước cần có giải pháp khắc phục. Chỉ như vậy mới đảm bảo được sự phát triển bền vững cho hoạt
động đào tạo của ngành và nguồn nhân lực thông tin thư viện được đào tạo mới đáp ứng tốt nhu
cầu của xã hội.
Bạn đang xem tài liệu "Đào tạo nguồn nhân lực thông tin - thư viện tại Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đào tạo nguồn nhân lực thông tin - thư viện tại Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý nhà nước
15Số 6 - Tháng 12 - 2013 VĂN HÓA VÀ NHÀ TRƯỜNG NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGUYỄN VĂN THIÊN Tóm tắt Trong những năm gần đây hoạt động đào tạo nguồn nhân lực thông tin thư viện phát triển một cách mạnh mẽ ở Việt Nam. Thực tế này thể hiện trên nhiều phương diện. Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, sự phát triển này đã bộc lộ những vấn đề bất cập đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp khắc phục. Chỉ như vậy mới đảm bảo được sự phát triển bền vững cho hoạt động đào tạo của ngành và nguồn nhân lực thông tin thư viện được đào tạo mới đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội. Từ khóa: Đào tạo, thông tin thư viện, quản lý nhà nước Abstract In recent years, training activity of human resources on information and library has been strongly developing in Vietnam. This fact is shown in many aspects. Besides these remarkable achievements, this development has exposed the inadequate issues requiring the State’s management authorities to have solutions to overcome. Only such way can ensure the sustainable development for training activity of the branch and the human resources on information and library can meet the demand of the society. Keyword: Training, information and library, State management 1. Khái quát về hoạt động đào tạo nguồn nhân lực thông tin – thư viện tại Việt Nam hiện nay. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, trong những năm gần đây, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực thông tin thư viện phát triển một cách mạnh mẽ ở Việt Nam. Sự phát triển mạnh mẽ này có thể được nhận diện thông qua một số đặc trưng sau: + Sự gia tăng về số lượng các cơ sở đào tạo Tính đến thời điểm 2014, trong cả nước đã có gần 60 cơ sở tham gia đào tạo nguồn nhân lực thông tin - thư viện từ bậc cao đẳng trở lên. Hoạt động đào tạo này tập trung chủ yếu tại các trường đại học, cao đẳng văn hoá nghệ thuật và cao đẳng sư phạm. Ở các trình độ thấp hơn như đào tạo trung cấp hay cấp chứng chỉ nghề nghiệp cũng được nhiều cơ sở, trung tâm giáo dục, trung tâm thông tin - thư viện, trung tâm học liệu thực hiện. Các cơ sở tham gia đào tạo bao gồm cả các trường công lập và ngoài công lập được phân bố gần như đều khắp trong cả nước. Nếu như trước Số 6 - Tháng 12 - 201316 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA đây, các cơ sở đào tạo về thông tin thư viện chủ yếu chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh thì hiện nay hoạt động này đã phát triển ở tất cả các vùng miền, thậm chí cả ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Ví dụ: Tây Bắc, Điện Biên, Hoà Bình, Sơn La, Nghệ An, Quảng Bình, Bình Thuận, Đăklăk, Sóc Trăng, Tây Ninh + Sự đa dạng về cấp bậc đào tạo Bên cạnh sự gia tăng về số lượng các cơ sở đào tạo, một thực tế có thể nhận thấy, đó là sự đa dạng về cấp bậc đào tạo ngành thông tin - thư viện. Sự đa dạng này thể hiện thông qua sự phân cấp đào tạo của các trường. Tính đến thời điểm 2014, duy nhất trong cả nước có Đại học Văn hoá Hà Nội là trường đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Thông tin Thư viện. Các trường đạo tạo trình độ thạc sĩ gồm: Đại học Văn hoá Hà Nội, Đại học Văn Hoá TP. HCM, Đại học KHXH&NV Hà Nội. Trong cả nước có 10 cơ sở đào tạo cán bộ thư viện trình độ đại học gồm: Đại học Văn hoá Hà Nội, Đại học Văn hoá TP. HCM, Đại học KHXH&NV Hà Nội, Đại học dân lập Đông đô Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Sài Gòn, Đại học KHXH&NV TP. HCM, Đại học Cần Thơ, Đại học Nội vụ, Đại học dân lập Lương Thế Vinh - Nam Định. Các trường cao đẳng văn hoá nghệ thuật, sư phạm chủ yếu đào tạo trình độ cao đẳng. Hiện nay một số trường đại học đã đa dạng hoá cấp bậc đào tạo. Riêng Đại học Văn hoá Hà Nội hiện đang đào tạo ngành Thư viện - Thông tin ở cả 04 trình độ: cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhiều cơ sở đào tạo còn tổ chức đào tạo liên thông để kết nối các trình độ khác nhau. Ví dụ: Liên thông trung cấp - đại học; liên thông cao đẳng - đại học. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo còn tổ chức các loại hình đào tạo như: bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo chuyển đổi bằng, đào tạo cập nhật kiến thứcCác loại hình đào tạo này không chỉ được tổ chức ở các cơ sở đào tạo mà còn được nhiều thư viện và các trung tâm thông tin lớn triển khai. Ví dụ: Vụ Thư viện – Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia, Thư viện Quốc gia Việt Nam, các trung tâm học liệu. + Sự đa dạng về mã ngành đào tạo Nếu như ở những giai đoạn trước đây, liên quan đến lĩnh vực thông tin thư viện chỉ có mã ngành đào tạo là Thư viện học thì trong khoảng hai thập niên gần đây mã ngành đào tạo có nhiều thay đổi. Sự thay đổi đầu tiên là mã ngành Thư viện - Thông tin được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thay cho mã ngành Thư viện học trước đó. Tuy nhiên, đến năm 2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo lại ban hành Thông tư số 14/2010/TT-BGDĐT công bố Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ cao đẳng, đại học. Theo qui định của thông tư này, mã ngành Thư viện - Thông tin được coi là nhóm ngành trong đó có 2 ngành là Thông tin học (mã số 52320201) và Khoa học Thư viện (mã số 52320202). Bên cạnh đó, một số trường đại học tiêu biểu là Đại học Dân lập Đông Đô lại sử dụng mã ngành Quản trị thông tin. Như vậy, hiện nay liên quan đến lĩnh vực Thông tin - Thư viện, có 03 mã ngành đang được các trường đào tạo sử dụng, đó là: Khoa học Thư viện, Thông tin học và Quản trị thông tin. + Qui mô đào tạo được mở rộng Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực thông tin thư viện không chỉ phát triển mạnh ở số lượng các đơn vị tham gia đào tạo, sự đa dạng về các cấp bậc đào tạo mà qui mô đào tạo của các cơ sở cũng ngày càng được mở rộng, đặc biệt là tại những cơ sở lớn có truyền thống và uy tín. Chỉ tính riêng Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đến thời điểm hiện nay đã đào tạo được 41 khoá chính qui đại học Thông tin - Thư viện với khoảng 5000 sinh viên. Hiện nay, mỗi năm trung bình Trường Đại học Văn hoá Hà Nội có khoảng 200 - 300 sinh viên tốt nghiệp đại học ngành Thông tin - Thư viện. Con số này cho thấy nếu tính trong cả nước, mỗi năm các cơ sở đào tạo cung cấp cho xã hội hàng ngàn sinh viên chính qui có trình độ đại học, cao đẳng về lĩnh vực thông tin thư viện. Bên cạnh đó cũng có một số lượng tương ứng như vậy đối với hệ vừa làm vừa học. 17Số 6 - Tháng 12 - 2013 VĂN HÓA VÀ NHÀ TRƯỜNG NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA + Sự đổi mới tích cực tại một số cơ sở đào tạo Trong khoảng mấy thập niên gần đây, khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông đã có những bước phát triển rất nhanh chóng. Sự phát triển này và những tác động của nó đã làm thay đổi căn bản hoạt động thông tin thư viện. Bên cạnh đó, một số yếu tố khách quan khác đã đặt các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực Thư viện - Thông tin tại Việt Nam trong một bối cảnh cần phải có sự thay đổi về nhiều mặt nhằm khẳng định vị thế và nâng cao chất lượng đào tạo. Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay cho thấy, tại một số cơ sở đào tạo nguồn nhân lực thông tin thư viện (có uy tín) đã có nhiều sự thay đổi tích cực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Sự thay đổi tập trung vào một số phương diện sau: - Đổi mới chương trình đào tạo; - Đổi mới phương thức giảng dạy; - Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; - Tăng cường giáo trình và điều kiện thực hành. Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, nơi có bề dày truyền thống hơn 50 năm đào tạo nguồn nhân lực thông tin - thư viện, trong những năm gần đây, để đáp ứng tốt hơn, nhanh hơn các yêu cầu phát triển của ngành và những đòi hỏi của thị trường, đã có sự đổi mới về nhiều mặt, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, chuẩn hóa quốc tế, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và tương thích với trình độ phát triển của khu vực. Chương trình đào tạo ngành Khoa học thư viện và Thông tin học được Trường ban hành năm 2012. Chương trình này được xây dựng theo hướng hiện đại, cập nhật, có sự tham khảo trực tiếp chương trình đào tạo thông tin - thư viện của một số trường có uy tín trên thế giới, trong khu vực như Anh, Mỹ, New Zealand, Thái lan, Singapore.... Bên cạnh đó, nhà trường cũng đặc biệt quan tâm đến việc phát triển đội ngũ giảng viên thông qua việc cử giảng viên đi đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại các nước phát triển. Nhiều dự án về phát triển đội ngũ giảng viên, đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy ngành thông tin - thư viện đã được trường thực hiện. Năm 2012, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội chính thức chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo tín chỉ. Với phương châm lấy người học làm trung tâm, Trường đã tập trung đổi mới nhiều hoạt động, như biên soạn hệ thống giáo trình, bài giảng, thay đổi phương thức giảng dạy nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho người học, tăng cường trang bị cho người học kĩ năng mềm. Điều kiện thực hành của sinh viên đã được cải thiện. Hệ thống thư viện số được Trường xây dựng, một mặt, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học; mặt khác, là điều kiện tốt để sinh viên Khoa Thư viện - Thông tin thực hành nghề nghiệp. Như vậy có thể thấy, trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, sự đổi mới của các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực thông tin - thư viện là tất yếu bởi nó quyết định đến thương hiệu, uy tín và tương lai phát triển bền vững của mỗi trường. Tuy nhiên nhìn tổng thể, sự thay đổi này mới chỉ tập trung ở những cơ sở đào tạo lớn, có uy tín và bề dày truyền thống về đào tạo nguồn nhân lực thông tin thư viện. 2. Những vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đào tạo nguồn nhân lực thông tin thư viện ở Việt Nam hiện nay Quản lý nhà nước đóng một vai trò quan trọng và được xem là nguyên tắc phát triển sự nghiệp thư viện. Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện bao gồm nhiều nội dung trong đó việc tổ chức quản lý hệ thống các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực thông tin thư viện là một trong những nội dung quan trọng. Như đã đề cập ở trên, có thể nhận thấy rằng hoạt động đào tạo nguồn nhân lực thông tin thư viện ở Việt Nam trong vài thập niên gần đây có sự phát triển rất mạnh mẽ về nhiều mặt. Những thành tựu đạt được từ hoạt động này là rất lớn, một nguồn nhân lực dồi dào có trình độ chuyên môn về thông tin - thư viện được các cơ sở đào tạo đã bước đầu đáp ứng nhu cầu của xã hội và phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng này đã và đang tồn tại nhiều bất Số 6 - Tháng 12 - 201318 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA cập, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp khắc phục, chỉ như vậy nguồn nhân lực thông tin thư viện được đào tạo mới đảm bảo chất lượng và đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội. Trước hết cơ quan quản lý nhà nước cần qui hoạch lại các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực thông tin thư viện. Một thực tế cho thấy rằng hiện tại Việt Nam có gần 60 cơ sở đào tạo đào tạo về thông tin thư viện từ trình độ cao đẳng trở lên. Đây là một tỷ lệ cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Việc nhiều cơ sở, nhiều thành phần tham gia đào tạo sẽ có những mặt tích cực trong sự cạnh tranh và đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải có sự thay đổi nhằm khẳng định vị thế của mình. Song mặt trái đầu tiên là nếu nguồn nhân lực đào tao ra nhiều mà cung lớn hơn cầu thì sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người học. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành những qui định cụ thể và chặt chẽ hơn về các điều kiện cần thiết đối với một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực thư viện - thông tin và có quy hoạch chiến lược cho sự phát triển bền vững của ngành. Điều này là quan trọng bởi vì nó đảm bảo lợi ích xã hội, lợi ích cho các cơ sở đào tạo và đối tượng được đào tạo. Thực tế chúng ta đã thấy có những ngành đào tạo phát triển nóng đã gây ra những hệ lụy về nhiều mặt, bắt buộc phải điều chỉnh gấp. Con số 60 cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành thông tin - thư viện cần được coi là nhiều. Hiện nay, kết quả khảo sát cho thấy nhiều cơ sở đào tạo không đảm bảo các yếu tố cần thiết cho hoạt động dạy và học, vẫn tuyển sinh, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của sinh viên. Để có thể được phê duyệt, họ phải vay mượn đội ngũ giảng viên từ các cơ sở đào tạo khác. Có những cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng ngành thông tin thư viện chính qui không có một giảng viên cơ hữu nào có chuyên môn về lĩnh vực thông tin - thư viện. Nhiều cơ sở đào tạo không đảm bảo về cơ sở vật chất, phòng học thuê mướn tại nhiều nơi. Không nhiều các cơ sở đào tạo hiện nay có thư viện riêng để sinh viên thực hành nghề nghiệp. Các điều kiện khác như giáo trình, tài liệu tham khảo, phòng máy tính để thực hành chưa đầy đủ. Từ thực tế trên có thể thấy rằng, các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đào tạo nguồn nhân lực thông tin - thư viện cần xem xét lại những yêu cầu (tiêu chí) đối với các cơ sở trong việc mở ngành đào tạo, từ đó có sự qui hoạch tổng thể trong cả nước. Giao diện Thư viện số Trường Đại học Văn Hoá Hà Nội 19Số 6 - Tháng 12 - 2013 VĂN HÓA VÀ NHÀ TRƯỜNG NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Tăng cường quản lý về nội dung và chương trình đào tạo ngành Thông tin - Thư viện cũng là vấn đề quan trọng đối với cơ quan quản lý nhà nước. Hiện nay các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực thông tin thư viện ở trình độ đại học và cao đẳng đang sử dụng trên chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 18 tháng 4 năm 2008. Tính từ thời điểm ban hành đến nay, khoảng thời gian chưa lâu, tuy nhiên nhìn tổng thể chương trình khung này có thể nhận thấy đã khá lạc hậu, chỉ phù hợp với mô hình đào tạo nguồn nhân lực cho thư viện truyền thống. Các môn học trong chương trình chưa đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng của ngành. Vẫn biết căn cứ trên chương trình khung các cơ sở đào tạo có thể bổ sung thêm các môn cập nhật kiến thức, tuy nhiên với thực tiễn thay đổi nhanh chóng của ngành thư viện như hiện nay, cần có một chương trình khung mới theo hướng hiện đại, cập nhật các môn học mới phù hợp hơn. Sự đa dạng về các cấp bậc đào tạo nguồn nhân lực thư viện ở Việt Nam hiện nay có mặt tích cực là cung cấp cho các thư viện và trung tâm thông tin nguồn nhân lực ở nhiều trình độ khác nhau từ trung cấp đến tiến sĩ. Tuy nhiên mặt tích cực này chỉ được đảm bảo khi cơ quan quản lý nhà nước có sự phân hoạch chi tiết và cơ chế giám sát chặt chẽ về chương trình đào tạo và việc thực hiện chương trình của các cơ sở đào tạo. Các chương trình đào tạo áp dụng cho các trình độ khác nhau cần có sự độc lập tương đối, nhằm hạn chế sự trùng lặp về kiến thức, cùng một môn học, một khối lượng kiến thức nhưng lại được dạy cho các trình độ khác nhau. Chúng ta đã đề cập đến một thực tế ở Việt Nam là có nhiều mã ngành đào tạo liên quan đến lĩnh vực thông tin thư viện. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tách mã ngành Thư viện - Thông tin thành hai ngành Khoa học thư viện và Thông tin học (Thông tư số: 14/2010. TT-BGDĐT). Việc xác định các mã ngành này cần được cơ quan quản lý nhà nước cân nhắc thêm, quyết định tách ra hay nhập lại cần căn cứ trên kết quả nghiên cứu của các chuyên gia khoa học về lĩnh vực thông tin - thư viện, đồng thời tham khảo kinh nghiệm từ các quốc gia khác, nơi có uy tín, kinh nghiệm về đào tạo nguồn nhân lực thông tin - thư viện Trong bối cảnh khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, sự giao thoa giữa các lĩnh vực thư viện học và thông tin học là rất lớn. Vì vậy, vấn đề này nên được cân nhắc thấu đáo hơn. Kết luận Trong chiến lược phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục - đào tạo là quốc sách. Đầu tư cho giáo dục - đào tạo cũng có nghĩa là đầu tư cho sự phát triển bền vững, nhằm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược. Đây chính là yếu tố then chốt, mang tính quyết định đưa đất nước ta đi lên. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực thông tin - thư viện ở Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều thay đổi. Sự thay đổi nhanh chóng này không chỉ đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải nỗ lực đổi mới về nhiều mặt mà còn đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước có những quyết sách, giải pháp phù hợp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo nguồn nhân lực thông tin - thư viện. Chỉ như vậy mới đảm bảo được sự phát triển bền vững cho ngành và cho toàn xã hội. N.V.T (ThS. NCS, Phó trưởng khoa Thư viện - Thông tin) Tài liệu tham khảo 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chương trình khung giáo dục đại học ngành Thư viện - Thông tin, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. dientu.chinhphu.vn/Home/Toan-van-cac-van- kien-Dai-hoi-XI-cua-Dang/20113/70447.vgp. (Truy cập ngày 21/10/2013). 3. Trần Thị Quý, Đào tạo nguồn nhân lực ngành ở Việt Nam 50 năm nhìn lại. gov.vn/nghiep-vu-thu-vien/dao-tao-nguon- nhan-luc-nganh-o-viet-nam-50-nam-nhin-lai. html (Truy cập ngày 21/10/2013). Ngày nhận bài: 1 - 6 - 2013 Ngày phản biện, đánh giá: 6 - 9 - 2013 Ngày chấp nhận đăng: 9 - 12 - 2013
File đính kèm:
- dao_tao_nguon_nhan_luc_thong_tin_thu_vien_tai_viet_nam_hien.pdf