Dấu tích địa điểm vua Duy Tân bị Pháp bắt từ góc nhìn của người nghiên cứu điền dã

Cách đây hơn 100 năm, cuộc nổi dậy vũ trang chống thực dân Pháp, gắn liền

với vai trò lãnh đạo của vua Duy Tân, chí sĩ Thái Phiên, Trần Cao Vân mặc dù bị

thất bại khá nhanh chóng ngay từ những ngày đầu khởi phát nhưng đã gây một

tiếng vang lớn nói lên ý chí nguyện vọng giành độc lập dân tộc của các tầng lớp

nhân dân Việt Nam. Đó là bằng chứng sinh động về một bản hùng ca bất diệt trong

công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc ta đầu thế kỷ XX. Những yếu nhân của

cuộc khởi nghĩa ấy như vua Duy Tân, chí sĩ Thái Phiên, Trần Cao Vân đã trở thành

những anh hùng bất tử, mãi mãi là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, dám xả

thân vì nghiệp lớn để các thế hệ con cháu noi theo.

Từ trước đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến địa điểm vua Duy

Tân, chí sĩ Thái Phiên, Trần Cao Vân và một số đồng chí khác bị thực dân Pháp bắt

vào ngày 6/5/1916 trong các công trình khảo cứu đã được công bố nhưng cho đến

nay vẫn chưa có sự thống nhất và còn đó nhiều ý kiến trái chiều. Bằng việc đi tìm

những dấu tích địa điểm vua Duy Tân bị Pháp bắt qua tài liệu nghiên cứu điền dã,

chúng tôi mong muốn góp thêm những cứ liệu cụ thể nhằm xác định vị trí một cách

chính xác để tránh sự nhầm lẫn về một sự kiện lịch sử quan trọng này.

pdf 9 trang yennguyen 4240
Bạn đang xem tài liệu "Dấu tích địa điểm vua Duy Tân bị Pháp bắt từ góc nhìn của người nghiên cứu điền dã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dấu tích địa điểm vua Duy Tân bị Pháp bắt từ góc nhìn của người nghiên cứu điền dã

Dấu tích địa điểm vua Duy Tân bị Pháp bắt từ góc nhìn của người nghiên cứu điền dã
131Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
DẤU TÍCH ĐỊA ĐIỂM VUA DUY TÂN BỊ PHÁP BẮT 
TỪ GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI NGHIÊN CỨU ĐIỀN DÃ
 Trần Văn Dũng*
Cách đây hơn 100 năm, cuộc nổi dậy vũ trang chống thực dân Pháp, gắn liền 
với vai trò lãnh đạo của vua Duy Tân, chí sĩ Thái Phiên, Trần Cao Vân mặc dù bị 
thất bại khá nhanh chóng ngay từ những ngày đầu khởi phát nhưng đã gây một 
tiếng vang lớn nói lên ý chí nguyện vọng giành độc lập dân tộc của các tầng lớp 
nhân dân Việt Nam. Đó là bằng chứng sinh động về một bản hùng ca bất diệt trong 
công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc ta đầu thế kỷ XX. Những yếu nhân của 
cuộc khởi nghĩa ấy như vua Duy Tân, chí sĩ Thái Phiên, Trần Cao Vân đã trở thành 
những anh hùng bất tử, mãi mãi là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, dám xả 
thân vì nghiệp lớn để các thế hệ con cháu noi theo.
Từ trước đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến địa điểm vua Duy 
Tân, chí sĩ Thái Phiên, Trần Cao Vân và một số đồng chí khác bị thực dân Pháp bắt 
vào ngày 6/5/1916 trong các công trình khảo cứu đã được công bố nhưng cho đến 
nay vẫn chưa có sự thống nhất và còn đó nhiều ý kiến trái chiều. Bằng việc đi tìm 
những dấu tích địa điểm vua Duy Tân bị Pháp bắt qua tài liệu nghiên cứu điền dã, 
chúng tôi mong muốn góp thêm những cứ liệu cụ thể nhằm xác định vị trí một cách 
chính xác để tránh sự nhầm lẫn về một sự kiện lịch sử quan trọng này.
Từ những bí ẩn của lịch sử
Trong tác phẩm Đất Việt trời Nam của tác giả Thái Văn Kiểm xuất bản năm 
1960 có đoạn viết:“Ngày 6 tháng 5 dương lịch, thám tử báo tin cho viên Khâm 
sứ biết vua Duy Tân còn đang ẩn trú tại một ngôi chùa ở trên núi gần Nam Giao, 
cách kinh thành Huế mấy cây số. Ông liền phái Đổng lý Le Fol và viên Chánh 
Liêm phóng Léon Sogny đến đây tìm ngài. Hai người này đến nơi từ lúc sáng, 
không gặp vua. Nhưng Trần Cao Vân và hai đồng chí đều bị bắt tại đây. Hỏi vua 
đâu họ không chỉ. Sogny trông thấy xa xa một bóng người mặc y phục của dân 
quân đang đứng chăm chú nhìn mặt trời rạng đông tươi đỏ. Sau lưng người ấy 
có hai người khác hình như hộ vệ. Le Fol và Sogny tiến tới”.(1) Một năm sau, nhà 
nghiên cứu Phan Khoan trong sách Việt Nam Pháp thuộc sử cũng cho biết thông 
tin: “Ba ngày sau, ngày vua xuất cung, người ta tìm được vua ở một ngôi chùa 
gần Nam Giao”.(2) 
* Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế.
TRAO ĐỔI
132 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
Nhóm tác giả Lê Trọng Khánh, Đặng Huy Vận trong bài viết “Cuộc khởi 
nghĩa của Việt Nam Quang Phục Hội ở miền nam Trung Bộ năm 1916” đăng 
trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử năm 1961 cho biết vua Duy Tân bị Pháp bắt tại 
một ngôi chùa gần núi Ngũ Phong, tác giả viết: “Theo kế hoạch đã định, vua Duy 
Tân cũng ra khỏi hoàng thành và được Trần Cao Vân, Thái Phiên, Tôn Thất Đề, 
Nguyễn Quang Siêu đưa ra khỏi làng Hà Trung đến chùa bên núi Ngũ Phong thì bị 
bắt”.(3) Đồng quan điểm trên, nhà nghiên cứu Lê Ước trong bài “Cuộc khởi nghĩa 
của vua Duy Tân và Phan Thành Tài” đăng trên tập san Sử Địa năm 1968 cũng 
viết: “Rời khỏi làng Hà Trung, cứ nhắm hướng nam mà đi, các nhà cách mạng phò 
vua theo đường mòn ở núi rừng. Vì hành trình mệt quá, nên đành tạm lưu vua nghỉ 
chân tại một ngôi chùa bên núi Ngũ Phong (gần vùng Nam Giao) ở phía nam Huế. 
Qua ngày sau sẽ tiếp tục hành trình. Nhưng sáng hôm sau (6/5/1916) lúc đang sửa 
soạn lên đường, chùa bị lính tráng vây đông nghẹt từ trong ra ngoài dưới sự điều 
khiển của Phan Đình Khôi, và có mặt cả Le Fol (Chánh văn phòng Tòa Khâm sứ), 
Léon Sogny (Chánh mật thám) nữa. Gặp tình thế vậy, mà vua Duy Tân vẫn thản 
nhiên không chút gì sợ hãi, vẫn nói chuyện như lúc còn ở triều”.(4)
Còn nhà sử học Phạm Văn Sơn trong bộ sử công phu Việt sử tân biên cho 
rằng vua Duy Tân bị Pháp bắt tại chùa Thiên Mụ tọa lạc trên đồi Hà Khê, tả ngạn 
Sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Tác giả viết: 
“Vua bị lính đuổi theo, túng thế nhà vua phải gói ấn bỏ lại trên cầu Trường Tiền để 
đánh lừa quân lính rồi theo Thái Phiên và Trần Cao Vân đi trốn. Tòa Khâm phái 
Phan Đình Khôi mang quân tầm nã, bắt được nhà vua và Thái Phiên ở chùa Thiên 
Mụ, đưa về Huế và nhốt trong đồn Mang Cá”.(5)
Nhóm tác giả Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế trong tác phẩm Từ điển 
nhân vật lịch sử Việt Nam tái bản lần thứ 5 vào năm 1999 trong mục chép về nhân 
vật Trần Cao Vân cho rằng vua Duy Tân bị bắt tại làng Hà Trung: “Kế hoạch 
khởi nghĩa sẽ tiến hành vào lúc 1 giờ sáng ngày 3/5/1916, nhưng cơ mưu bị tiết 
lộ, ông và vua Duy Tân bị bắt tại làng Hà Trung (ngoại thành Huế)”.(6) Tiếp đến 
năm 2005, tác giả Nguyễn Q. Thắng cho ra đời cuốn sách Quảng Nam trong hành 
trình mở cõi & giữ nước từ góc độ văn hóa đã một lần nữa đề cập đến địa điểm 
vua Duy Tân bị bắt, cho rằng: “Rời khỏi làng Hà Trung, nhằm hướng nam mà đi, 
các nhà cách mạng phò vua theo đường mòn ở núi rừng. Vì hành trình nhọc mệt 
quá, nên tạm lưu vua nghỉ chân tại một ngôi chùa bên núi Ngũ Phong (gần vùng 
Truồi), ở phía nam Huế. Qua ngày sau sẽ tiếp tục hành trình. Nhưng sáng hôm sau 
(6-5-1916) lúc đang sửa soạn lên đường, chùa bị lính vây đông nghẹt từ bên trong 
ra ngoài với sự điều khiển của Phan Đình Khôi, và có mặt cả Le Fol (Chánh văn 
phòng Tòa Khâm sứ), L, Sogny (Chánh mật thám Trung Kỳ)”.(7)
Qua khảo sát nguồn tài liệu lưu trữ tại Pháp, nhà nghiên cứu Lưu Anh Rô 
đã cung cấp thông tin việc bắt giữ vua Duy Tân, được Sogny – Chánh văn phòng 
133Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
Sở Mật thám Trung Kỳ mô tả lại như sau: “Ngày 06-5-1916: 8h.45. Khởi hành 
từ Thừa Thiên. 9h.30. Đến nơi tìm vua, cách chùa Thiên Thai 300m ở phía trước 
chùa nơi mà vua đến đó được khoảng vài giờ rồi. Chùa này cách Huế khoảng 7-8 
km hướng đông nam của nơi thờ cúng những người đã hy sinh gọi là Nam Giao. 
Cách khoảng 500m trước khi đến vùng có liên quan, nhóm đi đầu nhận ra vua nhờ 
dấu hiệu trang phục, cái áo mầu đỏ sậm theo kiểu Việt Nam thuần túy, màu này 
thường dùng cho y phục sư nữ, và đội khăn đen. Hiện diện khi bắt có các ông Le 
Fol, Châtel, Lanneluc và Sogny; lính chiến Trứ và một lính chiến số quân 79, một 
số lính bảo an, và vài vị quan... Không có phản ứng nào từ phía nhà vua – Từ xa, 
người ta nhìn thấy hình như nhà vua đang đợi. Có cảm tưởng rằng nhà vua đang 
chờ người ta đến bắt. Câu hỏi đầu tiên ngay khi toán đi đầu đến nơi: - Ngài đang 
làm gì ở đây, thưa Bệ hạ? Vua trả lời bằng tiếng Pháp: - Ta đang đi dạo!”.(8) Ngôi 
chùa Thiên Thai mà Sogny nói đến trong bản báo cáo chính là chùa Thiền (Thuyền) 
Tôn. Do địa cuộc chùa dựa lưng vào núi Thiên Thai nên còn có tên là Thiên Thai 
Thiền Tôn Tự (hoặc chùa Thiên Thai Nội). Chùa do Tổ sư Liễu Quán khai sơn vào 
khoảng năm 1708. Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, 
mục núi sông có ghi: “Núi Thiên Thai ở phía tây bắc huyện Hương Thủy hình thế 
cao vót, phía tây trông ra cánh đồng bằng, cạnh núi có chùa, gọi là chùa Thiên Thai 
Nội, ngọn núi vòng quanh chầu ôm vào chùa, phong cảnh tuyệt đẹp”.(9)
Tác giả Hoàng Hiển trong sách Vua Duy Tân cho biết có nhà nghiên cứu cho 
rằng vua bị bắt ở chùa Thiền Tôn dựa theo lời kể của Hòa thượng Thích Mật Hiển 
trụ trì chùa Trúc Lâm gần đấy. Hòa thượng là người chứng kiến cảnh vua Duy Tân 
bị sa vào tay giặc. Năm đó Hòa thượng mới 13 tuổi.(10)
Cũng cần nói thêm, mãi đến năm 2011, cuốn quốc sử Đại Nam thực lực chính 
biên - Đệ lục kỷ phụ biên do Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn dưới 2 triều 
vua Thành Thái và Duy Tân, mới được dịch và xuất bản, cung cấp nhiều sử liệu 
mới về cuộc khởi nghĩa năm 1916, nhưng cũng không có dòng nào đề cập đến địa 
điểm vua Duy Tân bị bắt.
Qua việc trích dẫn một số công trình nghiên cứu nêu trên chúng ta nhận thấy: 
từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa Duy Tân năm 1916 đều 
viết một cách chung chung và không có sự thống nhất về địa điểm vua Duy Tân bị 
Pháp bắt một cách cụ thể, gồm:
- Ngôi chùa ở trên núi gần Nam Giao;
- Ngôi chùa bên núi Ngũ Phong;
- Chùa Thiên Mụ;
- Làng Hà Trung;
- Chùa Thiền Tôn/Thiên Thai.
134 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
 Trong số các địa điểm nêu trên, thông tin cho rằng vua Duy Tân bị Pháp bắt 
tại làng Hà Trung hoặc chùa Thiên Mụ thì chắc chắn không thể xảy ra; chúng tôi 
xin được kiến giải như sau:
- Đêm 3 tháng 5, Thái Phiên và Trần Cao Vân bố trí thuyền đón vua Duy Tân. 
Nhà vua cải trang theo lối thường dân đi cùng hai người hộ vệ là Tôn Thất Đề và 
Nguyễn Quang Siêu tới làng Hà Trung (nay thuộc xã Vinh Hà, huyện Phú Vang), 
lên nhà cụ Mai Xuân Trí (hay Cửu Trí) một hội viên của Việt Nam Quang Phục Hội 
để chờ giờ phát lệnh khởi nghĩa ở Huế. Nhưng đến 3 giờ sáng vẫn không nghe hiệu 
lệnh, biết đã thất bại, Thái Phiên và Trần Cao Vân đã đưa vua Duy Tân đi ngược 
lên vùng núi tây nam Huế để ẩn trú. Do vậy, vua Duy Tân không thể bị Pháp bắt 
tại làng Hà Trung.
- Chùa Thiên Mụ là ngôi quốc tự nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn Sông Hương. 
Chùa được xây dựng năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa 
Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Chùa Thiên Mụ được xếp vào hai mươi thắng 
cảnh đất Thần Kinh với bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” do đích thân vua Thiệu 
Trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa. Với sự nổi tiếng của chùa 
Thiên Mụ, lại nằm gần Kinh thành Huế nên các yếu nhân trong cuộc khởi nghĩa 
không thể đưa vua Duy Tân đến trú ẩn tại đây vì sẽ sớm bị bại lộ.
 đến việc giải mã qua khảo sát thực địa
Căn cứ vào các nguồn sử liệu liên quan đến cuộc 
khởi nghĩa vua Duy Tân năm 1916 và kết quả 
phỏng vấn một số cụ cao niên sống lâu năm ở vùng 
Ngũ Tây, chúng tôi đã tìm đến ngôi nhà thờ cụ Võ 
Đình Cơ tại số 119 đường Thiên Thai, phường An 
Tây, thành phố Huế (trước đây thuộc ấp Ngũ Tây, 
xã An Cựu, tổng An Cựu, huyện Hương Thủy). 
Sau quá trình nghiên cứu tìm hiểu, chúng tôi nhận 
định khuôn viên ngôi nhà thờ cụ Võ Đình Cơ là 
địa điểm ghi dấu sự kiện vua Duy Tân, chí sĩ Thái 
Phiên, Trần Cao Vân và một số đồng chí tham gia 
cuộc khởi nghĩa đã bị thực dân Pháp bắt vào ngày 
6/5/1916. Theo lời kể của ông Võ Đình Nam,(11) 
cụ cố Võ Đình Cơ làm chức Đội trưởng Đội Nhã 
nhạc dưới triều vua Duy Tân, người dân thường 
gọi là Đội Cơ.(12) Khi vua Duy Tân và các cận vệ vượt đường rừng núi đến đây ẩn 
nấp thì cụ cố đang ở trong Đại Nội. Lúc này bà cố Hồ Thị Lan nhầm tưởng vua Duy 
Tân là người đi thăm mộ vì nhà vua cải trang thành thường dân đi chân đất, đầu chít 
cái khăn đen, mình mặc áo cụt đỏ sẫm và quần vải trắng. Sau một hồi nói chuyện thì 
Chân dung cụ Võ Đình Cơ
135Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
bà mới biết vua Duy Tân ngự tại nhà mình bèn bắt một con gà mái đang ấp trứng để 
nấu cháo gà dâng vua. Đối sánh với các nguồn tư liệu, chúng tôi nhận thấy sự kiện 
vua Duy Tân ăn bát cháo gà tại nhà cụ Võ Đình Cơ do ông Võ Đình Nam vừa kể đã 
được triều đình Huế nhắc đến trong bản kết án hai nhà ái quốc Thái Phiên và Trần 
Cao Vân như sau: “Thủy nhi Hậu Hồ thùy điếu, thiện tả chiếu văn, nhi Thương Bạc 
đình thuyền, yêu nghinh Thánh giá. Hà Trung mạch phạn, Ngũ Phong kê thang, 
Thánh thể phong trần giai bỉ bối vi chi tội nghiệt dã. (Ban đầu buông câu ở Hậu Hồ, 
mạo viết chiếu văn, rồi đậu thuyền ở Thương Bạc đến đón rước nhà vua, dâng cơm 
nếp làng Hà Trung, cháo gà núi Ngũ Phong, làm mình rồng phải chịu dãi dầu gió 
bụi đều là tội nghiệt của bọn ấy cả)”.(13)
Sau khi nhà vua ăn bát cháo gà xong thì quân Pháp do Đổng lý của Tòa Khâm 
Le Fol, Chánh văn phòng Sở Mật thám Trung Kỳ Sogny cầm đầu kéo đến bắt vua 
Duy Tân. “Gặp tình thế vậy, vua Duy Tân vẫn thản nhiên không chút gì sợ hãi, vẫn 
nói chuyện như lúc còn ở triều”.(14) 
Sách Đất Việt trời Nam của tác giả Thái Văn Kiểm viết: “Một người trẻ 
tuổi đang mơ tưởng một bình minh rực rỡ nghe tiếng động quay lại Le Fol cất nón 
chào hỏi vua:
- Eh bien, Sire! Vous avez fini cette randonnée ! (Thế nào, Hoàng thượng ngự 
giá đến đây là hết rồi chứ ?)
Vua Duy Tân nhún vai và cũng đáp lại bằng tiếng Pháp:
- Vous ne pouvez pas comprendre ! (Các ông chẳng hiểu được đâu).
Ngay lúc ấy, Trần Quang Trứ, cùng đi với hai ông Le Fol và Sogny tiến đến 
trước mặt vua.
- Tâu bệ hạ tôi là người cùng với Trần Cao Vân hội kiến với Ngài đêm mồng 
ba ở sông Phủ Cam, chẳng hay bệ hạ có nhớ mặt không?
Vị Hoàng đế 17 tuổi, từ nãy giờ vẫn giữ nét mặt điềm nhiên lạnh lùng nhìn 
tên Trứ bằng cặp mắt khinh bỉ:
- Phải, ta nhớ mặt mi: đồ phản quốc!
Rồi vua ngoảnh mặt nhìn nơi khác. Lúc bấy giờ, Léon Sogny trông thấy vua 
dấu dưới áo một vật gì khả nghi. Một khẩu súng lục chăng? Có lẽ nhà vua trẻ tuổi 
định dùng nó để bắn những người đến bắt Ngài, hay là để tự sát. Viên Chánh Liêm 
phóng cung kính hỏi Ngài và Ngài mỉm cười chua chát:
- Ông tưởng tôi giấu khẩu súng sao? Ông đừng sợ. Tôi làm việc đại sự lỡ bị 
thất bại, còn cần chi những việc của tiểu nhân.
Rồi Ngài đưa cho xem: hai ấn vàng của nhà vua.
Ông Le Fol bảo người chạy đi kiếm một chiếc kiệu và một cây lọng để rước 
vua Duy Tân xuống xe hơi đậu ở trên đường cái lớn ở chân đồi. Nhà vua làm thinh, 
136 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
nghiêm nghị từ chối kiệu và lọng vàng, lủi thủi đi bộ. Le Fol và Sogny lẽo đẽo theo 
sau với đoàn tùy tùng. Ðúng 10 giờ sáng, xe đưa vua đến Tòa Khâm. Ông Khâm 
sứ Charles mỉm cười bắt tay Ngài:
- Eh bien, sire, vous êtes content de votre équipée? (Bệ hạ bằng lòng cuộc du 
ngoạn chứ?).
Vua Duy Tân trả lời xẵng một câu bằng tiếng Pháp:
Non! Puisqu’elle n’a pas réussi! (Không! Bởi vì nó đã thất bại.) 
Từ đó vua Duy Tân không nói thêm một lời. Ngài giữ một thái độ oai nghi 
lãnh đạm. Cho đến khi Ngài bị đày qua đảo Réunion ở Phi châu”.(15)
Đây là một cuộc đối thoại lịch sử, dù là câu trả lời như thế nào thì vua Duy Tân 
đều tỏ rõ ý chí chống thực dân Pháp xâm lược rất quyết liệt. Ông Võ Đình Nam còn 
cho chúng tôi biết thêm thông tin mà các tư liệu sử sách trước đây không nhắc đến 
đó là khi vua Duy Tân bị Pháp bắt, một số cận vệ đi theo bảo vệ vua đã tuẫn tiết bằng 
cách treo cổ trên thân cây gần nhà mình để tránh không rơi vào tay giặc. Trong quá 
trình điền dã khảo sát các khu đất tiếp giáp với nhà thờ cụ Võ Đình Cơ chúng tôi đã 
phát hiện một số am miếu nhỏ mà người dân ở đây nói là để thờ tự các vị quan cận vệ 
vua Duy Tân đã hy sinh(16) và cũng được nghe các vị cao niên(17) trong làng kể nhiều 
chuyện ly kỳ về sự linh thiêng họ truyền tụng cho đến ngày nay. Ông Võ Đình Nam 
kể tiếp một giai thoại về vua Duy Tân như sau: Khi Đổng lý của Tòa Khâm Le Fol, 
Chánh mật thám Trung Kỳ Sogny dẫn vua Duy Tân xuống chỗ xe đậu ở chân đồi, 
lúc đi ngang qua đường ruộng lầy lội(18) nhà vua trẻ hét lên một tiếng: “Trời ơi! Chân 
bẩn lấy nước mà rửa, nước bẩn lấy chi mà rửa đây?”. Qua câu nói của nhà vua làm 
cho người nghe cảm nhận được sự tiếc nuối và tấm lòng yêu nước thương dân, tinh 
thần đấu tranh chống Pháp mạnh mẽ nhưng đành bất lực của vua Duy Tân.(19)
Ngoài việc dựa theo lời kể của ông Võ Đình Nam và các cụ cao niên trong 
vùng Ngũ Tây, chúng tôi đã kết hợp những tư liệu lịch sử và điền dã đã nói ở trên 
để đưa ra một số suy luận về hành động vua Duy Tân, chí sĩ Thái Phiên, Trần Cao 
Vân và một số đồng chí tham gia cuộc khởi nghĩa chọn nhà cụ Võ Đình Cơ làm 
nơi ẩn nấp khi kế hoạch cuộc khởi nghĩa đã bị bại lộ.
Thứ nhất, vị trí ngôi nhà cụ Võ Đình Cơ nằm trong khu vực phía tây nam 
Huế, dưới chân núi Thiên Thai (còn gọi là núi Ngũ Tây), nằm khá gần chùa Thiền 
Tôn/Thiên Thai, cách không xa đàn Nam Giao. Những địa danh này đã xuất hiện 
trong các công trình khảo cứu của các nhà sử học, nhà nghiên cứu từ trước đến nay 
khi bàn về địa điểm vua Duy Tân bị Pháp bắt giữ.
Thứ hai, địa cuộc ngôi nhà cụ Võ Đình Cơ nằm trong vùng rừng núi, đường sá 
đi lại khó khăn nên rất thuận lợi để vua Duy Tân và đoàn hộ giá ẩn náu, trốn tránh 
khi địch vây lùng.
137Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
Thứ ba, cụ Võ Đình Cơ là một quan chức triều Nguyễn, với chức Đội trưởng 
Đội Nhã nhạc dưới triều vua Duy Tân nên cụ thường có điều kiện được diện kiến 
vua Duy Tân, đặc biệt cụ Võ Đình Cơ cũng là hội viên của Việt Nam Quang Phục 
Hội;(20) do đó theo một hệ quả logic trong bối cảnh vua Duy Tân và đoàn tùy tùng 
đang chạy trốn ở vùng núi Ngũ Tây chắc chắn sẽ chọn nhà cụ Võ Đình Cơ để ẩn 
nấp. Trường hợp này đã từng xảy ra trước đó khi vua Duy Tân và đoàn tùy tùng ẩn 
nấp tại nhà cụ Mai Xuân Trí tại làng Hà Trung, cũng là một hội viên của Việt Nam 
Quang Phục Hội. 
Từ những luận điểm nêu trên, chúng tôi tạm thời xác định ngôi nhà cụ Võ 
Đình Cơ đã được các yếu nhân cuộc khởi nghĩa vua Duy Tân lựa chọn là nơi ẩn 
nấp, đồng thời nơi đây cũng ghi dấu sự kiện vua Duy Tân, chí sĩ Thái Phiên, Trần 
Cao Vân và một số đồng chí khác tham gia cuộc khởi nghĩa đã bị Pháp bắt vào 
ngày 6/5/1916. Tất nhiên, cần có thêm thời gian tìm kiếm các chứng cứ nhằm củng 
cố cho nhận định này.
Trong bài viết này, chúng tôi cũng xin 
dành một vài dòng nhắc đến gia tộc cụ 
Võ Đình Cơ. Bởi lẽ đây là một gia tộc có 
truyền thống yêu nước và cách mạng tiêu 
biểu ở địa phương. Ngôi nhà hiện cũng 
đang thờ phụng Mẹ Việt Nam anh hùng 
Lê Thị Rát (1894-1988), liệt sĩ Võ Đình 
Sâm (1905 - 1949) là con trai duy nhất 
của cụ Võ Đình Cơ, liệt sĩ Võ Đình Tri, 
liệt sĩ Võ Đình Tứ. Mẹ Lê Thị Rát tham 
gia hoạt động cách mạng nhiệt thành 
trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Chồng của Mẹ, 
ông Ngô Đình Sâm là giao liên của cách mạng, bị địch bắt giam tại nhà lao Thừa 
Phủ và bị tra tấn cho đến chết vẫn kiên trung với lý tưởng (hy sinh ngày 6/5/1949). 
Noi gương cha, hai người con của Mẹ đã nhập ngũ tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ 
quốc. Anh Võ Đình Tri, con trai đầu của Mẹ đã chiến đấu anh dũng và hy sinh ngày 
6/6/1948 tại Hà Đá Đông (Phú Thứ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế). Anh Võ Đình 
Tứ, là Chính trị viên phó Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 271, Quân khu 4, hy sinh ngày 
5/12/1967 tại huyện Tam Quan, tỉnh Bình Định nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt. Với 
những cống hiến của Mẹ và những người thân trong gia đình vì sự nghiệp giải phóng 
dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngày 24/10/2003, Đảng và Nhà nước đã truy 
tặng Mẹ Lê Thị Rát danh hiệu cao quý Bà Mẹ Việt Nam anh hùng.
Có thể nói, cuộc khởi nghĩa vua Duy Tân năm 1916 có ý nghĩa rất to lớn đối 
với lịch sử dân tộc. Tuy cuộc khởi nghĩa chưa đạt được kết quả như mong muốn, 
nhưng các hoạt động của vua Duy Tân và các chí sĩ yêu nước đã làm chấn động 
Dấu tích địa điểm vua Duy Tân bị Pháp bắt tại 
ngôi nhà số 119 đường Thiên Thai, Huế.
138 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
bộ máy cai trị thực dân Pháp ở thuộc địa. Vua Duy Tân đã góp phần thức tỉnh triều 
đình và nhân dân về ý thức chống giặc ngoại xâm. Dấu tích địa điểm vua Duy Tân, 
chí sĩ Thái Phiên, Trần Cao Vân và một số đồng chí tham gia cuộc khởi nghĩa bị 
Pháp bắt là một thành tố quan trọng trong hệ thống các di tích, địa điểm ghi dấu 
các sự kiện, các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa này, vì vậy rất cần 
được các nhà nghiên cứu quan tâm làm rõ.
 T V D
CHÚ THÍCH
(1) Thái Văn Kiểm (1960), Đất Việt trời Nam, Nxb Nguồn sống, Sài Gòn, tr. 539.
(2) Phan Khoan (1961), Việt Nam Pháp thuộc sử, Nxb Khai trí, Sài Gòn, tr. 463.
(3) Lê Trọng Khánh, Đặng Huy Vận (1961), “Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quang Phục Hội ở 
miền nam Trung Bộ năm 1916”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 22, tr. 45.
(4) Lê Ước (1968), “Cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân và Phan Thành Tài”, Tập san Sử Địa, số 
11, Sài Gòn, tr. 94.
(5) Phạm Văn Sơn (1972), Việt sử tân biên - Chế độ Pháp thuộc ở Việt Nam, Quyển 7, Nxb Đại 
Nam, Sài Gòn, tr. 27.
(6) Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế (1999), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, In lần thứ 5, 
Nxb Văn hóa, Hà Nội, tr. 854.
(7) Nguyễn Q. Thắng (2005), Quảng Nam trong hành trình mở cõi & giữ nước từ góc độ văn 
hóa, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, tr. 600.
(8) Lưu Anh Rô (2016), “Việc thực dân Pháp phát hiện và bắt giữ các yếu nhân trong trong cuộc 
khởi nghĩa Duy Tân 1916 - Qua một số tài liệu lưu trữ”, in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học 
Vua Duy Tân và cuộc vận động khởi nghĩa ở Trung Kỳ năm 1916, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh 
Thừa Thiên Huế, tr. 150.
(9) Quốc Sử Quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam nhất thống chí, Tập 1, Bản dịch Viện Sử học, 
Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 126.
(10) Hoàng Hiển (1996), Vua Duy Tân, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 64.
(11) Ông Võ Đình Nam (57 tuổi) là hậu duệ đời thứ 4 của cụ Võ Đình Cơ, hiện đang ở và hương 
khói nhà thờ. Ông Nam thường được nghe mệ nội và cha mình kể chuyện vua Duy Tân đến 
ẩn nấp và bị Pháp bắt tại nhà mình.
(12) Trong sách Vua Duy Tân, Sđd, tr. 64, tác giả Hoàng Hiển viết: “Đội Cơ coi lính giản Hộ 
Thành”, nhưng theo truyền ngôn của hậu duệ cụ Võ Đình Cơ thì cụ làm chức Đội trưởng 
Đội Nhã nhạc dưới triều vua Duy Tân. Vì vậy, trước đây một số con cháu Đội Cơ đánh 
trống, thổi kèn, kéo đàn nhị giỏi, rất tiếc bây giờ ngón nghề nhạc lễ đã bị thất truyền trong 
gia đình. Do ngôi nhà rường lưu giữ nhiều tài liệu Hán Nôm liên quan đến cuộc đời và sự 
nghiệp của cụ Võ Đình Cơ đã bị cháy trước năm 1954 nên việc tìm hiểu và nghiên cứu về 
ông gặp rất nhiều khó khăn. Vị trí ngôi nhà rường bị cháy ngày nay vẫn còn nền móng, và 
trên đó có xây dựng một ngôi miếu thờ nhỏ. Sau khi nhà rường bị cháy thì con cháu cụ đã 
xây dựng một ngôi nhà ba gian bằng bê tông tại vị trí ngày nay để thờ tự cụ Võ Đình Cơ 
và con cháu trong gia tộc đã khuất.
(13) Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc (1995), Nguyễn Phúc tộc thế phả, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 402.
139Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
(14) Lê Ước (1968), “Cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân và Phan Thành Tài”, Tập san Sử Địa, 
số 11, Sài Gòn, tr. 94.
(15) Thái Văn Kiểm (1960), Đất Việt trời Nam, Nxb Nguồn sống, Sài Gòn, tr. 539.
(16) Rất tiếc hiện nay người dân chỉ biết thờ vọng các nghĩa sĩ hy sinh mà không biết thông tin 
gì về tên tuổi nhân vật đang được họ thờ cúng là ai.
(17) Ông Võ Đình Thừa (83 tuổi), ông Hồ Văn Tân (76 tuổi) ở khu đất liền kề nhà thờ cụ Võ Đình 
Cơ đều khẳng định đã nghe ông cha kể về sự kiện vua Duy Tân bị bắt tại nhà cụ Võ Đình Cơ.
(18) Người dân cho biết trước đây, vùng đất trước mặt nhà cụ Võ Đình Cơ là bờ ruộng, vào mùa 
mưa đường lầy lội gây rất nhiều khó khăn cho người dân trong việc đi lại.
(19) Trước đó cũng có giai thoại rằng, mùa hè năm nào vua Duy Tân cũng ra nghỉ mát ở Cửa 
Tùng, một cửa biển đẹp, yên tĩnh, có bãi tắm bằng phẳng, cát trắng và mịn. Một hôm, nhà 
vua từ bãi tắm lên, hai tay còn dính cát, một thị vệ liền bưng lại một thau nước ngọt mời 
vua rửa tay, vua vừa rửa vừa hỏi: “Tay bẩn lấy nước mà rửa, nước bẩn lấy chi mà rửa?”. 
Thị vệ lúng túng không trả lời được. Nhà vua bèn đặt lại câu hỏi: “Nước bẩn thì làm thế nào 
cho sạch?”. Thị vệ vẫn không trả lời được. Vua Duy Tân bèn nói: “Nước bẩn thì lấy máu mà 
rửa!”. Thi Long (2003), Nhà Nguyễn - chín chúa mười ba vua, Nxb Đà Nẵng, tr. 198 - 199.
(20) Hoàng Hiển (1996), Vua Duy Tân, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 64. 
TÓM TẮT
Cuộc khởi nghĩa Duy Tân vào tháng 5 năm 1916 trên hầu hết các tỉnh ở Trung Kỳ và Tây 
Nguyên là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử Việt Nam thời thuộc địa, nhưng đến nay vẫn 
chưa được quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện để khẳng định những giá trị của di sản quá 
khứ. Về địa điểm vua Duy Tân bị bắt, theo các nguồn tài liệu trước đây phần lớn khẳng định là 
phía sau đàn Nam Giao mà cụ thể là tại chùa Thuyền Tôn. Bằng việc đi tìm những dấu tích địa 
điểm vua Duy Tân và các lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chọn làm nơi trú ẩn trước khi bị Pháp bắt qua 
tài liệu nghiên cứu điền dã, tác giả bài viết mong muốn góp thêm những cứ liệu cụ thể nhằm xác 
định vị trí một cách chính xác để tránh sự nhầm lẫn về một sự kiện lịch sử quan trọng này.
ABSTRACT
 THE TRACE OF THE LOCATION WHERE EMPEROR DUY TAN WAS CAPTURED 
VIEWED FROM A FIELD RESEEARCHER
Although the uprising of Emperor Duy Tan happening in May 1916 in almost all provinces in 
Central Vietnam and the Central Highlands was a unique phenomenon in the history of Vietnam, it 
has not been studied comprehensively to affirm the values of one of the past heritages. About the 
location where Emperor Duy Tan was captured, most of previous documents confirmed that it was 
behind the Nam Giao altar (the Esplanade of Sacrifice to the Heaven and Earth), namely Thuyen 
Ton Pagoda. Through fieldwork of tracing the location where Emperor Duy Tan and the leaders of 
the uprising sheltered before being captured, the author hopes to contribute more specific data to 
his accurate shelter in order to avoid confusion about such an important historical event.

File đính kèm:

  • pdfdau_tich_dia_diem_vua_duy_tan_bi_phap_bat_tu_goc_nhin_cua_ng.pdf