Đầu tư cho phát triển bền vững E-Learning trong giáo dục đại học – Chính sách các quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

TÓM TẮT

Bài viết này khảo sát cách thức một số quốc gia thành công trong việc tạo lập một môi trường

E-Learning phát triển bền vững trong giáo dục đại học. Trên cơ sở đó, hai vấn đề được phân tích

là mục tiêu chính sách và nguồn lực huy động. Các bài học kinh nghiệm có thể rút ra cho Việt

Nam là (i) Sử dụng lợi thế đi sau để có cách tiếp cận tốt ngay từ đầu trong xác định mục tiêu chính

sách phát triển E-Learning và (ii) Có các chính sách phù hợp để thúc đẩy sự năng động của các

trường đại học như một nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển bền vững E-Learning.

pdf 11 trang yennguyen 4980
Bạn đang xem tài liệu "Đầu tư cho phát triển bền vững E-Learning trong giáo dục đại học – Chính sách các quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đầu tư cho phát triển bền vững E-Learning trong giáo dục đại học – Chính sách các quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Đầu tư cho phát triển bền vững E-Learning trong giáo dục đại học – Chính sách các quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
 Vũ Hữu Đức. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 3-13 3 
ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG E-LEARNING 
TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC – CHÍNH SÁCH CÁC QUỐC GIA 
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 
VŨ HỮU ĐỨC1,* 
1Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 
*Email: duc.vh@ou.edu.vn 
(Ngày nhận: 07/01/2020; Ngày nhận lại: 04/02/2020; Ngày duyệt đăng: 05/02/2020) 
TÓM TẮT 
Bài viết này khảo sát cách thức một số quốc gia thành công trong việc tạo lập một môi trường 
E-Learning phát triển bền vững trong giáo dục đại học. Trên cơ sở đó, hai vấn đề được phân tích 
là mục tiêu chính sách và nguồn lực huy động. Các bài học kinh nghiệm có thể rút ra cho Việt 
Nam là (i) Sử dụng lợi thế đi sau để có cách tiếp cận tốt ngay từ đầu trong xác định mục tiêu chính 
sách phát triển E-Learning và (ii) Có các chính sách phù hợp để thúc đẩy sự năng động của các 
trường đại học như một nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển bền vững E-Learning. 
Từ khóa: Chính sách quốc gia; E-Learning; Giáo dục đại học; Phát triển bền vững; Việt Nam 
Investment in sustainable development of E-Learning in higher education – Policy 
lessons from successful countries for Vietnam 
ABSTRACT 
This article examines how some countries invested successfully to create an environment for 
sustainable development of E-Learning in higher education. It subsequently analyzes the goals and 
resources used by these countries’ policies. Two recommendations for Vietnam are: (i) using last-
mover advantages to establish the right policy goals to develop E-Learning in higher education 
and (ii) having appropriate policies to promote the dynamics of higher education institutions as a 
leading factor of sustainable development of E-Learning. 
Keywords: National policy; E-Learning; Higher education; Sustainable development; Vietnam 
1. Giới thiệu 
E-Learning được nhiều quốc gia quan tâm 
và có chính sách đầu tư phát triển. Mặc dù vậy, 
mức độ hiệu quả của đầu tư cũng như khả năng 
duy trì sự phát triển bền vững của E-Learning 
không giống nhau. Điều này không chỉ phụ 
thuộc vào nguồn lực đầu tư nhiều hay ít mà còn 
liên quan đến việc xác định mục tiêu đúng đắn, 
lựa chọn phương thức tiếp cận phù hợp đặc 
điểm mỗi quốc gia và quá trình triển khai hiệu 
quả, tránh trường hợp khi nguồn ngân sách đầu 
tư cạn thì hệ thống ngừng trệ và mọi thành quả 
mất dần theo thời gian hoặc phát triển tự phát 
khác với mục tiêu mong đợi. 
Bài viết sau đây phân tích việc đầu tư cho 
phát triển bền vững E-Learning tại một số quốc 
gia nhằm rút ra một số bài học cho Việt Nam. 
Phạm vi nghiên cứu tập trung vào E-Learning 
trong giáo dục đại học. Bài viết được cấu trúc 
gồm ba phần. Phần đầu khảo sát kinh nghiệm 
các nước trong đầu tư phát triển E-Learning. 
Phần thứ hai trình bày là các bài học kinh 
4 Vũ Hữu Đức. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 3-13 
nghiệm có thể rút ra cho việc xây dựng chính 
sách đầu tư phát triển E-Learning của Việt Nam. 
2. Kinh nghiệm các nước trong đầu tư 
phát triển E-Learning 
2.1. Nội dung, đối tượng và phương pháp 
khảo sát 
Nội dung khảo sát tập trung vào cách thức 
quốc gia được nghiên cứu đầu tư phát triển E-
Learning. Cụ thể là: 
• Chính sách về phát triển E-Learning cho 
giáo dục đại học trong bối cảnh chính sách phát 
triển chung E-Learning. 
• Chiến lược, kế hoạch hành động bao gồm 
mục tiêu, thứ tự ưu tiên, giải pháp. 
• Tình hình phát triển E-Learning trong 
giáo dục đại học hiện nay. 
Các chủ thể chính sách trong trường hợp 
này là chính quyền cấp quốc gia, tiểu bang, 
hiệp hội các trường đại học, các tổ chức giáo 
dục mở và từ xa hoặc nhóm liên minh các 
trường đại học. 
Về đối tượng khảo sát, để có thể tiếp thu 
kinh nghiệm phát triển E-Learning, các quốc 
gia được khảo sát tập trung vào những quốc gia 
có E-Learning phát triển, bao gồm Hoa Kỳ, 
Australia và Hàn quốc. Zawacki-Richter, O., & 
Qayyum, A. (Eds.) (2019) phân tích 12 quốc 
gia có đào tạo từ xa phát triển là Australia, 
Brazil, Canada, Đức, Anh, Hoa Kỳ, Trung 
Quốc, Nga, Ấn Độ, Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ 
Nhĩ Kỳ cho thấy có 4 quốc gia có sự chuyển 
hóa mạnh mẽ nhất sang E-Learning là Hàn 
Quốc, Australia, Canada và Hoa Kỳ. Trong bài 
nghiên cứu này, chúng tôi chọn 3 quốc gia có 
mô hình khác nhau là Hàn quốc, Australia và 
Hoa Kỳ để khảo sát. 
Phương pháp khảo sát phù hợp với mục 
tiêu nghiên cứu, chủ yếu dựa trên việc tập 
hợp, phân tích, tổng hợp dữ liệu đã công bố 
bao gồm: 
• Các kế hoạch, báo cáo, phân tích thị 
trường của các tổ chức 
• Các bài báo khoa học 
• Các nguồn tư liệu khác như website, các 
tạp chí 
2.2. Hoa Kỳ 
2.2.1. Chính sách và kế hoạch phát triển 
E-Learning 
Ở cấp độ liên bang, Hoa Kỳ có sự quan tâm 
đến E-Learning từ thập kỷ 1980 với báo cáo 
Khởi động các công cụ mới trong giảng dạy và 
học tập (Power On! New Tools for Teaching 
and Learning) do Quốc hội Hoa kỳ đưa ra năm 
1988. Sau đó, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ bắt đầu ban 
hành các Kế hoạch Quốc gia về Công nghệ 
giáo dục (National Educational Technology 
Plan – viết tắt NETP) từ năm 1996, đến nay có 
5 NETP được ban hành và một bản cập nhật 
riêng cho E-Learning trong giáo dục đại học có 
tên Định hình lại vai trò công nghệ trong giáo 
dục đại học (Reimagining the Role of 
Technology in Higher Education) năm 2017. 
Nhìn chung, các chính sách và kế hoạch hành 
động trên có các đặc điểm sau (Roumell 
Erichsen & Salajan, 2013): 
• Mục tiêu hàng đầu là nâng cao năng lực 
cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ thông qua chất 
lượng nguồn nhân lực; đồng thời hướng đến 
giải quyết các vấn đề xã hội như tăng khả năng 
tiếp cận giáo dục của người dân. 
• Các chính sách chủ yếu hướng đến sự 
phát triển E-Learning trong giáo dục phổ 
thông. Việc định hình phát triển E-Learning 
cho giáo dục đại học mới đặt ra năm 2010 và 
có báo cáo riêng năm 2017. 
• Các giai đoạn ban đầu, chính sách quan 
tâm chủ yếu đến việc phát triển hạ tầng công 
nghệ quốc gia và của các trường học. Những 
năm sau, các chính sách chuyển dần mối quan 
tâm sang khía cạnh giáo dục như nội dung, 
phương pháp giảng dạy cho đến thập niên 2010 
quay trở về cách tiếp cận toàn diện. 
• Các chính sách tác động trên cả 2 phương 
diện trực tiếp và gián tiếp. Về phương diện trực 
tiếp, các chính sách quyết định những khoản 
đầu tư của chính phủ liên bang cho E-Learning 
về công nghệ, đào tạo giáo viên chủ yếu cho 
khu vực giáo dục phổ thông. Về phương diện 
gián tiếp, các chính sách vạch ra phương hướng 
và đưa ra các hướng dẫn về E-Learning để định 
 Vũ Hữu Đức. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 3-13 5 
hướng sự phát triển. 
Ở cấp độ tiểu bang, chính sách đối với E-
Learning đa dạng tùy theo quan điểm của chính 
quyền tiểu bang, về cơ bản bao gồm những nội 
dung sau: Hỗ trợ hệ thống E-Learning mới, 
nâng cấp cơ sở hạ tầng và kỹ năng giảng dạy, 
thúc đẩy sự tiếp cận và định hình các chính 
sách (Anderson, Brown, Murray, Simpson, & 
Mentis, 2006). 
2.2.2. Chính sách về bảo đảm chất lượng 
E-Learning 
Các chương trình đào tạo E-Learning thực 
hiện các chính sách bảo đảm chất lượng và 
kiểm định theo cùng phương thức với các 
chương trình đào tạo từ xa. Về cơ bản, các tiêu 
chuẩn bảo đảm chất lượng được ban hành bởi 
các tổ chức kiểm định vùng không có sự khác 
biệt đáng kể với tiêu chuẩn của các trường đại 
học truyền thống. Ngoài ra, Hội đồng Kiểm 
định Giáo dục từ xa (Distance Education 
Accrediting Commission - DEAC) là tổ chức 
kiểm định cấp quốc gia có trách nhiệm soát xét 
định kỳ đánh giá của các tổ chức cấp vùng. 
DEAC hiện đang kiểm định hơn 51% các 
chương trình và tổ chức giáo dục từ xa. Áp 
dụng riêng cho đào tạo trực tuyến, một nguồn 
tham khảo phổ biến là bộ tiêu chuẩn của 
Quality Matter, một tổ chức quốc tế thúc đẩy 
bảo đảm chất lượng thiết kế và phân phối các 
khóa học trực tuyến (Qayyum, A., & Zawacki-
Richter, O., 2018). Một số tổ chức xây dựng bộ 
tiêu chuẩn kiểm định E-Learning riêng như Hội 
đồng kiểm định giáo dục điều dưỡng (ACEN), 
một số tổ chức bổ sung tiêu chí vào bộ tiêu 
chuẩn kiểm định chương trình đào tạo tập trung 
để kiểm định chương trình đào tạo E-Learning 
như Hiệp hội Phát triển giảng dạy doanh 
thương bậc đại học (AACSB) (US Department 
of Education, 2017). 
2.2.3. Các trường đại học Hoa Kỳ và 
E-Learning 
Trên tổng thể, các trường đại học Hoa Kỳ 
có quan tâm lớn đến việc phát triển E-Leraning 
qua các khóa học trực tuyến bên cạnh phương 
thức học truyền thống. Nghiên cứu của Allen 
& Seaman (2016) cho thấy tỷ lệ lãnh đạo các 
trường đại học xem đào tạo trực tuyến là xu 
hướng chiến lược tăng từ 50% năm 2002 lên 
70% vào năm 2014. Trong đó các trường công 
lập giữ ở mức ổn định 70-80% và các trường 
tư không vì lợi nhuận tăng dần từ 50% lên 60% 
trong thập niên 2006-2015. 
Mặc dù vậy, các khoản đầu tư từ ngân sách 
thường không nhiều, sự thực dụng hơn của 
người học, sự phát triển của công nghệ cùng 
với cạnh tranh giữa các trường đại học, đặc biệt 
là các đại học tư vì lợi nhuận trong lĩnh vực E-
Learning khiến các trường đại học phải nhanh 
chóng “số hóa” nếu muốn tồn tại (Wisbauer, 
2017). Trong cuộc chạy đua này, các trường 
đại học công lập và trường tư không vì lợi 
nhuận tùy theo vị thế và nguồn lực mà có 
những cách thích ứng khác nhau: 
• Các trường danh tiếng phát triển các 
khóa học trực tuyến và kết hợp như một 
phương thức hỗ trợ hoặc đổi mới cho hoạt động 
giảng dạy truyền thống. Tuy nhiên, trong vài 
năm gần đây xu hướng này có thay đổi. Năm 
2012, Massachusetts Institute of Technology 
và Harvard University sáng lập ra edX, một tổ 
chức không vì lợi nhuận phát triển các khóa 
học MOOCs. Hiện nay có hơn 145 đối tác là 
các trường đại học, tổ chức không vì lợi nhuận 
và công ty, cung cấp hơn 3.000 khóa học. Điều 
đáng lưu ý là edX bắt đầu cung cấp các chương 
trình đào tạo thạc sĩ hoàn toàn trực tuyến, cấp 
bằng bởi các trường danh tiếng như Georgia 
Tech, University of Texas at Austin, Arizona 
State University, Purdue University, Boston 
University 
• Một số trường công lập hoặc trường tư 
phi lợi nhuận quy mô vừa và nhỏ nhưng huy 
động được nguồn lực đầu tư mạnh mẽ vào E-
Learning có sự tăng trưởng vượt bậc về tuyển 
sinh trực tuyến năm 2015 như Southern New 
Hampshire University, Western Governors 
University, Brigham Young University-Idaho, 
University of Central Florida, University of 
Maryland-University College, University of 
Florida có mức tăng từ 20% đến 400% so với 
6 Vũ Hữu Đức. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 3-13 
năm 2012 (Allen & Seaman, 2016). 
• Các trường cao đẳng cộng đồng gặp 
nhiều khó khăn trong tuyển sinh trực tuyến và 
phải đối phó với phản ứng tiêu cực đối với học 
trực tuyến từ cả nhà tuyển dụng lẫn sinh viên 
(Public Agenda Foundation, 2013). 
• Nhiều trường tư vì lợi nhuận tham gia 
lĩnh vực đào tạo từ xa đã đi tiên phong trong 
các khóa học và các chương trình đào tạo trực 
tuyến. Phoenix là trường đại học lớn nhất 
thuộc loại này, năm 2010 số lượng sinh viên 
xấp xỉ 380.000 bằng tổng số của 9 trường liền 
kề cộng lại. Các trường tư vì lợi nhuận không 
được trợ cấp từ ngân sách nhà nước nhưng 
được hưởng lợi từ các khoản tín dụng sinh 
viên. Họ cũng được các khoản tài trợ lớn từ các 
khoản ngân sách cấp cho việc đào tạo cựu quân 
nhân. Năm 2010, các trường tư vì lợi nhuận 
chiếm 12% số lượng sinh viên tất cả các 
trường đại học nhưng được hưởng 25% tất cả 
các khoản tín dụng sinh viên và chịu trách 
nhiệm về 44% nợ quá hạn của sinh viên. Việc 
lợi dụng các khoản tín dụng này để chiêu sinh 
và các than phiền về chất lượng đã dẫn đến 
nhiều cuộc điều tra, trong đó có cơ quan Kiểm 
toán nhà nước Hoa kỳ. Từ năm 2010 đến nay, 
số lượng sinh viên tại các trường tư vì lợi 
nhuận giảm mạnh mẽ, riêng Phoenix giảm hơn 
70% từ năm 2010 đến năm 2016. 
3. Australia 
3.1. Chính sách và kế hoạch phát triển 
E-Learning 
Australia là quốc gia có quan tâm và đầu 
tư lớn vào phát triển E-Learning. Australia 
khởi động các chính sách về E-Learning từ 
những năm 1990 qua việc ban hành Kế hoạch 
hành động về giáo dục và đào tạo trong xã hội 
thông tin với tên gọi “Học tập trong xã hội tri 
thức” (Learning for the Knowledge Society) 
năm 2000. Kế hoạch này bao gồm những lĩnh 
vực: Con người, Hạ tầng công nghệ, Nội dung, 
ứng dụng và dịch vụ, Khung chính sách và Tổ 
chức, Khung pháp lý (Anderson, Brown, 
Murray, Simpson, & Mentis, 2006). Trong lĩnh 
vực giáo dục đại học, năm 2003 Chính phủ 
Australia ban hành Kế hoạch hành động có tên 
“Our University: Backing Australia’s Future”, 
trong đó đưa ra chính sách phát triển những 
nhân tố cốt lõi như: phát triển băng thông và 
các tiêu chuẩn tương tác (interoperability), thúc 
đẩy chương trình nghiên cứu về E-Learning và 
ứng dụng IT vào giảng dạy và học tập. 
Australia có nhiều dự án đầu tư hỗ trợ cho 
phát triển E-Learning. Các chương trình tài trợ 
của chính phủ giúp đẩy mạnh sự hợp tác nhằm 
tối đa hóa lợi ích của Internet cho giáo dục và 
đào tạo, cụ thể như Education Network 
Australia (EdNA), The Learning Federation, 
MCEETYA ICT Taskforce, Dự án COLIS và 
Trung tâm E-Learning xuất sắc của đại học 
Macquarie (Mason, 2003). 
Nhìn chung, các chính sách của Australia 
trên có các đặc điểm sau (Roumell Erichsen & 
Salajan, 2013): 
• Mục tiêu nhằm nâng cao khả năng cạnh 
tranh trong nền kinh tế toàn cầu hóa thông qua 
xây dựng năng lực số cho toàn bộ công dân. 
• Các chính sách được xây dựng riêng cho 
từng bộ phận của hệ thống giáo dục, bao gồm giáo 
dục phổ thông, dạy nghề và giáo dục đại học. 
• Chính sách khá toàn diện bao gồm: Con 
người, Hạ tầng công nghệ, Nội dung, Ứng dụng 
và dịch vụ, Khung chính sách và Tổ chức, 
Khung pháp lý. 
• Các chính sách chủ yếu tác động trên cả 
2 phương diện trực tiếp (đầu tư) và gián tiếp 
(định hình, hướng dẫn, quy chuẩn). 
Một đặc điểm dễ thấy trong phần trình bày 
trên là các chính sách coi trọng sự hợp tác giữa 
các quốc gia, giữa quốc gia với các trường đại 
học, giữa các trường đại học. Điều này giúp sử 
dụng hiệu quả nguồn lực, tránh lãng phí do đầu 
tư trùng lắp và khai thác lợi thế của mỗi bên. 
3.2. Chính sách về bảo đảm chất lượng 
E-Learning 
Các trường đại học ở Australia được tự 
kiểm định. Cơ quan Tiêu chuẩn và Bảo đảm 
chất lượng Giáo dục đại học (TEQSA) đăng ký 
và đánh giá công việc các trường đại học theo 
Khung tiêu chuẩn Giáo dục đại học năm 2015. 
 Vũ Hữu Đức. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 3-13 7 
Liên quan đến bảo đảm chất lượng E-Learning, 
Hội đồng giáo dục mở, từ xa và trực tuyến 
Australia (ACODE) đã thiết kế Bộ công cụ đối 
sánh sử dụng công nghệ nâng cao chất lượng 
học tập. 
3.3. E-Learning và các trường đại học 
Australia 
E-Learning trong giáo dục đại học tại 
Australia phát triển nhanh chóng trước hết 
trong giáo dục đào tạo từ xa với mô hình các 
trường đại học theo mô hình kép (dual mode). 
Trong giáo dục từ xa bậc đại học, E-Learning 
được xem là thế hệ thứ ba bắt đầu từ giữa thập 
niên 1980 với đặc điểm là học trực tuyến, linh 
hoạt và mở thông qua sử dụng ... h cũng như kiểm soát chất lượng: 
• Về công nghệ, E-Learning dựa trên nền 
tảng web để thực hiện hoạt động giảng dạy, học 
tập cũng như quản lý và cung cấp dịch vụ với 
nhiều công cụ hỗ trợ mạnh mẽ. Hệ thống quản 
lý học tập (Learning management system – 
LMS) đóng vai trò chính như một nền tảng học 
tập (learning platform) ngày càng nhiều cải tiến 
nhằm đẩy mạnh việc cá nhân hóa người học, 
kết nối với mạng xã hội cũng như nâng cao 
tương tác qua thực tế ảo hay trò chơi học tập... 
Việc sử dụng công nghệ đám mây rộng rãi đã 
giảm bớt đáng kể kinh phí đầu tư cho 
E-Learning. Bên cạnh đó, sự phát triển thiết bị 
di động hỗ trợ mạnh mẽ việc học mọi nơi, mọi 
lúc với chất lượng giao tiếp trên hệ thống 
không thua kém việc học trên máy tính cá nhân. 
• Về giáo dục, các nhà nghiên cứu đã 
ghi nhận sự chuyển hóa từ lý thuyết hành 
vi (behaviorism) sang lý thuyết kiến tạo 
(constructivist) và lý thuyết kết nối 
(connectivism). Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của 
công nghệ, việc học tập ngày càng chủ động 
hơn, quá trình học tập trở thành quá trình khám 
phá, kết nối, phát kiến và đánh giá với vai trò 
đồng hành, góp ý của giảng viên. Người học 
trở thành trung tâm của quá trình học tập theo 
đúng nghĩa của nó khi các công cụ phân tích dữ 
10 Vũ Hữu Đức. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 3-13 
liệu lớn cho phép người học đánh giá tiến độ 
và đặc điểm học tập của mình, đối sánh với số 
đông để điều chỉnh nội dung, cách thức và tiến 
độ học tập phù hợp. Để khắc phục những hạn 
chế các việc học trực tuyến, các mô hình kết 
hợp (blended) giữa học trực tuyến với học trực 
tiếp ra đời, tạo sự phối hợp giữa việc tiếp nhận 
kiến thức với thực hành, trao đổi và hoàn thiện 
hiểu biết của người học. 
Tất cả các cách thức học tập trên góp phần 
quan trọng trong việc xây dựng năng lực số và 
kỹ năng học tập suốt đời của người học, giúp 
sinh viên có khả năng nắm bắt những thay đổi 
nhanh chóng của công nghệ và xã hội, thích 
nghi với bối cảnh toàn cầu hóa và thay đổi công 
nghệ nhanh chóng. 
• Về mô hình vận hành, E-Learning thúc 
đẩy sự xóa nhòa ranh giới giữa phương thức 
học từ xa và học chính quy. Như đã trình bày 
trong phần khảo sát E-Learning tại Australia, 
có đến 1/3 sinh viên tại quốc gia này học không 
tập trung qua hình thức trực tuyến hoặc học đa 
hình thức (kết hợp giữa học trực tuyến và học 
tại giảng đường). Sự phát triển của MOOC gần 
đây đã dẫn đến sự công nhận kết quả các khóa 
học MOOC như một phần của chương trình 
đào tạo, mở ra khả năng kết hợp việc học suốt 
đời vào quá trình giáo dục đại học. 
Trong bối cảnh đó, cách thức tổ chức đào 
tạo tại các trường đại học cũng thay đổi. Trước 
đây, các trường đại học thường chia thành ba 
nhóm: các trường chuyên đào tạo từ xa, các 
trường chuyên đào tạo chính quy và các trường 
có cả hai (dual mode). Do sự phát triển 
E-Learning trong giáo dục đại học, nhiều 
trường chuyên đào tạo chính quy đã tham gia 
quá trình đào tạo từ xa qua phương thức E-
Learning. Các trường đại học có cả hai hình 
thức cũng tái cấu trúc, theo đó việc quản lý đào 
tạo không tách biệt giữa đào tạo chính quy và 
đào tạo từ xa mà có khuynh hướng tích hợp 
chung một hệ thống. Mô hình đại học ảo của 
Hàn Quốc xuất hiện như một đại học không có 
giảng đường, phần lớn việc học được thực hiện 
qua hệ thống E-Learning. Một mô hình khác là 
liên minh các trường đại học hình thành một tổ 
hợp cung cấp các khóa học cấp bằng trên một 
nền tảng (platform) như Open University 
Australia (OUA) hay edX. 
• Về kiểm soát chất lượng, các tiêu 
chuẩn và mô hình bảo đảm chất lượng cho 
E-Learning đã hình thành và từng bước hoàn 
thiện nhằm duy trì niềm tin xã hội và tính chính 
đáng của E-Learning trong giáo dục đại học. 
Tuy nhiên, chất lượng thực sự chỉ hình thành 
trên nền tảng nâng cao năng lực giảng viên, 
lãnh đạo và đội ngũ quản lý, vận hành cũng như 
các dịch vụ hỗ trợ người học. 
Đề xuất cho Việt Nam 
Việt Nam có lợi thế đi sau trong phát triển 
E-Learning nên có điều kiện quan sát toàn bộ 
tiến trình phát triển của phương thức này để có 
những định hướng phát triển cho riêng mình. 
Trên cơ sở các nghiên cứu trên, có thể đề xuất 
mục tiêu của chính sách phát triển E-Learning 
trong giáo dục đại học Việt Nam như sau: 
Mục tiêu chung 
Phát triển phương thức giảng dạy và học 
tập E-Learning trong giáo dục đại học một cách 
bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp 
nguồn nhân lực chất lượng nhằm gia tăng khả 
năng cạnh tranh của quốc gia và mở rộng cơ 
hội học tập cho mọi thành viên trong xã hội, 
hướng đến hình thành nền kinh tế tri thức và xã 
hội học tập suốt đời. 
Mục tiêu cụ thể 
1. Đổi mới việc giảng dạy và học tập trong 
trường đại học trên nền tảng kết hợp hiệu quả 
giữa công nghệ và giáo dục, chuyển hóa quá 
trình học tập thụ động thành chủ động, từ tách 
biệt sang kết nối để xây dựng năng lực số và 
khả năng học tập suốt đời của người học. 
2. Bảo đảm chất lượng trong từng khóa 
học, chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục 
trên các phương diện đào tạo, con người, cơ sở 
hạ tầng, quản lý, dịch vụ hỗ trợ và nghiên cứu 
phát triển. 
3. Phát triển và kết hợp hài hòa các hình 
thức đào tạo và liên kết giữa các cơ sở đào tạo 
nhằm mở rộng khả năng tiếp cận học tập, tăng 
 Vũ Hữu Đức. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 3-13 11 
cường tính liên thông và thừa nhận lẫn nhau 
qua đó giúp cắt giảm chi phí học tập của xã hội 
và đáp ứng quyền học tập của công dân. 
4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát 
triển E-Learning để tận dụng nguồn tài nguyên 
học tập mở, tiếp cận với sự phát triển chung 
của thế giới và trong phạm vi nhất định, tham 
gia đóng góp vào chuỗi giá trị E-Learning trên 
thế giới. 
5.2. Nguồn lực 
Kinh nghiệm các quốc gia 
Ba quốc gia được khảo sát đại diện cho ba 
cách thức tiếp cận khác nhau về huy động 
nguồn lực cho phát triển E-Learning. Hoa kỳ là 
quốc gia ít can thiệp vào việc phát triển 
E-Learning các trường đại học. Ngân sách nhà 
nước liên bang chỉ cấp cho giáo dục đại học 
qua các khoản tín dụng sinh viên và số hỗ trợ 
đào tạo cho cựu chiến binh. Ngân sách tiểu 
bang chỉ hỗ trợ cho các trường đại học tại tiểu 
bang và cho một số chương trình cụ thể. 
Australia ngược lại có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ 
phía Nhà nước cho các trường đại học trong 
phát triển E-Learning qua các chương trình xây 
dựng hạ tầng và thúc đẩy sự liên kết giữa các 
trường. Hàn Quốc là quốc gia có các chính sách 
kết hợp giữa khu vực công và tư nhân trong 
phát triển E-Learning thông qua các chính sách 
tạo dựng thị trường trên nền tảng một hệ thống 
pháp lý rõ ràng. 
Tuy nhiên sự thành công của cả ba quốc 
gia đều liên quan đến sự năng động của các 
trường đại học trong việc đầu tư phát triển 
E-Learning: 
• Ở Hoa Kỳ, trước hết là sự nhanh nhạy 
của các trường tư vì lợi nhuận vào đầu thế kỷ 
21. Các trường này đã huy động nguồn vốn đầu 
tư mạnh mẽ của các công ty, tận dụng chính 
sách tín dụng sinh viên và các chính sách ưu 
đãi khác để phát triển E-Learning dẫn đến sự 
bùng nổ của hình thức học từ xa qua mạng. 
Mặc dù có nhiều hạn chế và tiêu cực dẫn đến 
sự suy giảm trong những năm gần đây nhưng 
sự phát triển này đã tạo một sức đẩy cho các 
trường đại học truyền thống phải nỗ lực tham 
gia thị trường. Các trường đại học này (bao 
gồm các trường công lập và trường tư phi lợi 
nhuận) với nguồn tài trợ ngân sách hạn hẹp, 
nhu cầu đổi mới đào tạo của người học và sức 
ép cạnh tranh phải từng bước đưa E-Learning 
vào chiến lược phát triển của mình. Các yếu tố 
thuận lợi là thị trường giáo dục lớn của Hoa Kỳ 
(bao gồm cả sinh viên quốc tế), các nguồn tài 
trợ tư nhân và năng lực số của người học do các 
chính sách phát triển E-Learning trong giáo 
dục phổ thông từ rất sớm. Hoa Kỳ cũng là quốc 
gia có tiềm lực về nghiên cứu và phát triển 
E-Learning trên cả hai phương diện công nghệ 
và giáo dục. 
• Hầu hết các trường đại học Australia là 
trường công lập. Chính sách của Chính phủ cắt 
giảm tài trợ cho các trường đại học buộc họ 
phải gia tăng nỗ lực cạnh tranh thu hút sinh 
viên trong nước và quốc tế. E-Learning bao 
gồm đào tạo trực tuyến và kết hợp là phương 
thức vừa tăng hiệu quả về chi phí vừa đáp ứng 
nhu cầu của người học cũng như sự đổi mới 
trong giáo dục đại học. Các trường đại học 
vùng có truyền thống đào tạo từ xa đã mau 
chóng chuyển sang phương thức mới trong khi 
các trường truyền thống chậm hơn. Hệ thống 
Đại học Mở Australia (OUA) năm 2013 phát 
triển Open2study, một nền tảng học tập trực 
tuyến cho phép các trường thành viên đưa lên 
các khóa học trực tuyến và trở thành một nhánh 
lớn trong E-Learning tại Australia. Thành viên 
của OUA bao gồm nhiều trường đại học truyền 
thống hàng đầu của Australia. Các trường đại 
học truyền thống khác cũng triển khai các 
chương trình đào tạo trực tuyến của mình trên 
các nền tảng tự phát triển, cung cấp bởi bên thứ 
ba hoặc tham gia các liên minh khác. 
Sự phát triển E-Learning của các trường 
đại học Australia có nền tảng từ nhu cầu thị 
trường trong nước và quốc tế bên cạnh việc 
thừa hưởng kết quả của các chính sách hỗ trợ 
mạnh mẽ E-Learning của chính phủ qua các dự 
án trên nền tảng liên kết các trường đại học. 
• Các trường đại học Hàn Quốc phát triển 
E-Learning được thụ hưởng nhiều lợi ích từ 
12 Vũ Hữu Đức. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 3-13 
chính phủ, bao gồm các chính sách thúc đẩy 
nhu cầu thị trường và tạo dựng các nền tảng hạ 
tầng cũng như con người cho E-Learning cũng 
như hành lang pháp lý chặt chẽ cho phát triển 
E-Learning. Mặc dù vậy, không thể không 
nhắc đến các nỗ lực phát triển của họ. Trước 
hết, các trường đại học ảo là các trường tư phi 
lợi nhuận với mức học phí cao hơn nhiều 
nhưng đã phát triển nhanh chóng và thu hút 
nhiều sinh viên từ Trường Đại học Mở Hàn 
Quốc, một trường có danh tiếng và có nhiều ưu 
đãi của chính phủ (học phí thấp, không phải 
tuyển đầu vào). Các trường đại học truyền 
thống của Hàn Quốc cũng dựa trên nền tảng kết 
quả dự án hỗ trợ của chính phủ, tiếp tục phát 
triển E-Learning về chiều sâu để tăng chất 
lượng đào tạo. 
Đề xuất cho Việt Nam 
Phát triển E-Learning là một thách thức 
lớn cho các trường đại học. Nó không chỉ là 
vấn đề đầu tư nguồn lực mà thách thức nhất là 
sự thay đổi trong phương thức giảng dạy, khả 
năng tiếp cận công nghệ của giảng viên và năng 
lực quản lý, lãnh đạo của trường đại học. Vì 
vậy, chính sự năng động của các trường đại học 
sẽ quyết định sự thành công của E-Learning. 
Sự năng động này trước hết xuất phát từ sức ép 
trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Sự hỗ 
trợ từ Nhà nước cần có, qua kinh nghiệm các 
quốc gia là: 
• Tạo lập các yếu tố của thị trường 
E-Learning bao gồm nhu cầu và khả năng đáp 
ứng. Nhu cầu E-Learning được hình thành qua 
năng lực số của công dân, khi họ được đào tạo 
để có khả năng tiếp cận môi trường ứng dụng 
công nghệ trong học tập. Các chính phủ thành 
công đều có chương trình chuẩn bị tốt cho các 
công dân tương lai ngay từ bậc học phổ thông 
hoặc chương trình đào tạo rộng rãi cho người 
dân về công nghệ thông tin. Khả năng đáp ứng 
liên quan đến hạ tầng công nghệ chung của 
quốc gia là điều vượt khỏi khả năng của các 
trường đại học. Bên cạnh đó, việc đào tạo năng 
lực giảng viên, đội ngũ chuyên gia và năng lực 
quản lý cung cấp các hành trang khởi đầu cho 
các trường đại học phát triển E-Learning. 
• Môi trường pháp lý là một nền tảng cần 
thiết cho phát triển E-Learning, đặc biệt liên 
quan đến tính chính đáng, sự thừa nhận của xã 
hội đối với phương thức đào tạo này. Tùy theo 
đặc điểm chính quyền và văn hóa của mỗi quốc 
gia mà môi trường pháp lý này được tạo dựng 
thế nào. Trong một quốc gia như Hàn Quốc, rất 
nhiều đạo luật được ban hành cho việc triển 
khai E-Learning. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ hay ở 
Australia, các chính sách lớn được công bố là 
cơ sở để các trường phát triển trong khuôn khổ 
pháp luật chung. 
• Bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm 
định là các thể chế cần thiết, bao gồm các tiêu 
chuẩn và quy trình thực hiện. 
• Các dự án liên kết là động lực ban đầu 
cho phát triển E-Learning. Trừ Hoa Kỳ, 
Australia và Hàn Quốc đều có các dự án xây 
dựng cổng học tập, mạng lưới chia sẻ tài 
nguyên và một số dự án hỗ trợ phát triển nội 
dung số ban đầu giúp các trường đại học có 
những bước đầu tiên trong chiến lược phát 
triển. Một số dự án tài trợ trực tiếp nếu có phải 
dựa trên sự cạnh tranh về năng lực và thành tích 
của từng trường cụ thể. 
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, sự can 
thiệp của Nhà nước cũng nên tập trung vào các 
vấn đề trên để tạo môi trường cho E-Learning 
phát triển bền vững trên cơ sở sự năng động 
của các trường đại học. Trước sức ép của cạnh 
tranh cũng như yêu cầu của người học, mỗi 
trường đại học phải xây dựng chiến lược phát 
triển E-Learning phù hợp cũng như nỗ lực triển 
khai một cách hiệu quả nhất 
Tài liệu tham khảo 
Agenda, P. (2013). Not Yet Sold: What Employers and Community College Students Think about 
Online Education. A Taking Stock Report from Public Agenda. ERIC Clearinghouse. 
 Vũ Hữu Đức. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 3-13 13 
Allen, I. E., & Seaman, J. (2016). Online Report Card: Tracking Online Education in the United 
States. Babson Survey Research Group. 
Anderson, B., Brown, M., Murray, F., Simpson, M., & Mentis, M. (2006). Global picture, local 
lessons: E-Learning policy and accessibility. Final Report. 
Choi, H., Lee, Y., Jung, I., & Latchem, C. (2013). The Extent of and Reasons for Non Re-
Enrollment: A Case of Korea National Open University. International Review of Research in 
Open and Distance Learning, 14(4), 19–36. 
Mason, J. (2003). An Overview of Government-Sponsored E-Learning Activities in Australia. 
Proceedings, Global Standards: E-Learning and Corporate Education and Development, 
Korean Society for Corporate Education, Seoul, 161-179. 
Misko, J., Choi, J., Hong, S. Y., & Lee, I. S. (2004). E-Learning in Australia and Korea: Learning 
from Practice. National Centre for Vocational Education Research (NCVER). 
Norton, A., Cherastidtham, I., & Mackey, W. (2018). Mapping Australian higher education 2018. 
Grattan Institute. 
Qayyum, A., & Zawacki-Richter, O. (Eds.). (2018). Open and distance education in Australia, 
Europe and the Americas: National perspectives in a digital age. Springer. 
Rodrigues, H., Almeida, F., Figueiredo, V., & Lopes, S. L. (2019). Mapping key concepts of 
E-Learning and education: a systematic review through published papers. Computers & 
Education. 
Roumell Erichsen, E., & Salajan, F. D. (2013). A comparative analysis of E-Learning policy 
formulation in the European Union and the United States: Discursive convergence and 
divergence. Comparative Education Review, 58(1), 135–165. 
Wisbauer, S. (2017). Shifts In Learning: Will Traditional Universities Survive? E-Learning 
Industry. 
Zawacki-Richter, O., & Qayyum, A. (Eds.). (2019). Open and Distance Education in Asia, Africa 
and the Middle East: National Perspectives in a Digital Age. Springer. 

File đính kèm:

  • pdfdau_tu_cho_phat_trien_ben_vung_e_learning_trong_giao_duc_dai.pdf