Đề cương học phần Quản lý và tổ chức y tế

Bài số 1

HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Mô tả được hệ thống tổ chức ngành y tế Việt Nam

 2. Phân tích được chức năng, nhiệm vụ của các tuyến

NỘI DUNG

1. Hệ thống tổ chức ngành y tế Việt Nam

 Hệ thống tổ chức ngành y tế hiện nay được chia thành 3 tuyến: tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến cơ sở (huyện, xã/phường/thị trấn, y tế thôn bản)

 Bộ Y tế

Các cơ quan bộ, các đơn vị sự nghiệp, Viện TW

 Sở Y tế

 Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa

 Đơn vị chuyên môn - KT tuyến tỉnh

 Phòng y tế

 Trung tâm Y tế huyện Trạm y tế xã. Y tế thôn bản

2. Tuyến Trung ương - Bộ Y tế

 Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

 

docx 82 trang yennguyen 35520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương học phần Quản lý và tổ chức y tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương học phần Quản lý và tổ chức y tế

Đề cương học phần Quản lý và tổ chức y tế
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC Y TẾ
2. Mã học phần:	03.14
3. Số ĐVHT/tiết học: 	02/30
4. Thời điểm thực hiện:	 Học kỳ II, năm thứ hai
5. Thời gian: 	6 - 8 tiết/tuần
6. Mục tiêu học phần
Kiến thức:
1. Trình bày được hệ thống tổ chức y tế Việt nam, các quan điểm, đường lối của Đảng về công tác y tế, nhiệm vụ của ngành y tế trong giai đoạn hiện nay.
2. Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của Y sĩ
3. Trình bày được một số khái niệm cơ bản về quản lý y tế và chu trình quản lý.
	Kỹ năng:
1. Thực hiện một số kỹ năng quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu.
	2. Lập kế hoạch để giải quyết các vấn đề sức khỏe tại tuyến y tế cơ sở.
	3. Lập kế hoạch và thực hiện đánh giá một chương trình hay một hoạt động y tế ở tuyến cơ sở.
	Thái độ:
	1. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tổ chức, quản lý trong bảo vệ sức khỏe nhân dân. 
	2. Chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
	3. Có thái độ đúng mức với các phong tục, tập quán và các yếu tố văn hoá của cá nhân và cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe.
 	7. Điều kiện tiên quyết
	Để tiếp thu được kiến thức của học phần này, trước đó người học cần phải có kiến thức của những học phần: Vệ sinh phòng bệnh, Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khoẻ, Y tế cộng đồng.
 	8. Nội dung tóm tắt
	Nội dung học phần này gồm những kiến thức về hệ thống tổ chức y tế Việt Nam; các quan điểm, đường lối của Đảng về công tác y tế; nhiệm vụ của ngành y tế trong giai đoạn hiện nay; chức trách, chế độ của người cán bộ y tế; khái niệm đạo đức y đức; những nguyên tắc cơ bản và những đặc trưng về phẩm chất đạo đức của người làm công tác y tế.
Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào công tác chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân và quản lý sức khoẻ tại cộng đồng.
	9. Đề cương chi tiết học phần
TT
Tên bài
Số tiết
TS
LT
TH
1
Hệ thống tổ chức ngành Y tế Việt nam
3
3
0
2
Chiến lược Quốc gia về công tác CS& BVSKND
Kế hoạch CS& BVSKND trong giai đoạn hiện nay
3
3
0
3
Đạo đức của người cán bộ y tế
2
2
0
4
Tổ chức và quản lý y tế cơ sở
2
2
0
5
Tổ chức quản lý bệnh viện
2
2
0
6
Chức năng, nhiệm vụ của Y sĩ
2
2
0
7
Đại cương về quản lý y tế
2
2
0
8
Lập kế hoạch y tế
6
6
0
9
Theo dõi, đánh giá hoạt động y tế
2
2
0
10
Giám sát
2
2
0
11
Làm việc theo nhóm 
2
2
0
12
Huy động sự tham gia của cộng đồng
2
2
0
Tổng cộng
30
30
0
10. Phương pháp dạy và học 
Thuyết trình, thảo luận nhóm, bài tập tình huống, đọc và bình luận tài liệu, đặt câu hỏi, nêu vấn đề, đóng vai
11. Đánh giá học phần
- Thực hiện theo Quyết định số 40/2007/QĐ-BGDĐT ngày 1/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
	- Phương pháp đánh giá:
+ Kiến thức: trắc nghiệm khách quan, tự luận
+ Kỹ năng: Qua kết quả thảo luận nhóm, làm bài tập tình huống, đóng vai
+ Thái độ: Lồng ghép khi đánh giá kỹ năng: đóng vai, làm bài tập tình huống
12. Trang thiết bị dạy/học cho học phần:
- Máy chiếu, máy tính xách tay
- Bút dạ, giấy A0, giáo trình, kịch bản.
13. Giáo viên 
- Giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng trình độ đại học trở lên và đã có chứng chỉ đào tạo Phương pháp sư phạm.
14. Tài liệu tham khảo
- Quản lý và tổ chức y tế – Vụ Khoa học đào tạo – Bộ Y tế, NXB Y học
- Quản lý y tế cơ sở – Bộ Y tế, NXB Y học
- Hướng dẫn giảng dạy môn Quản lý và tổ chức y tế – Vụ Khoa học đào tạo – Bộ Y tế, NXB Y học
- Chuyên đề Y đức – Bộ Y tế
- Tài liệu Quản lý và tổ chức y tế – Đại học Thái Nguyên 
- Chuẩn Quốc gia về trạm y tế xã giai đoạn 2010 - 2020 – Bộ Y tế
MỤC LỤC
TT
Tên bài
Trang
1
Hệ thống tổ chức ngành Y tế Việt nam
5
2
Chiến lược Quốc gia về công tác CS& BVSKND
Kế hoạch CS& BVSKND trong giai đoạn hiện nay
11
3
Đạo đức của người cán bộ y tế
17
4
Tổ chức và quản lý y tế cơ sở 
21
5
Tổ chức quản lý bệnh viện
31
6
Chức năng, nhiệm vụ của Y sĩ 
36
7
Đại cương về quản lý y tế 
39
8
Lập kế hoạch y tế 
44
9
Theo dõi, đánh giá hoạt động y tế
56
10
Giám sát
61
11
Làm việc theo nhóm
69
12
Huy động sự tham gia của cộng đồng
75
Bài số 1
HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Mô tả được hệ thống tổ chức ngành y tế Việt Nam
	2. Phân tích được chức năng, nhiệm vụ của các tuyến
NỘI DUNG
1. Hệ thống tổ chức ngành y tế Việt Nam
	Hệ thống tổ chức ngành y tế hiện nay được chia thành 3 tuyến: tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến cơ sở (huyện, xã/phường/thị trấn, y tế thôn bản)
Tuyến Cơ sở
Tuyến TW
Tuyến Tỉnh
	 Bộ Y tế
Các cơ quan bộ, các đơn vị sự nghiệp, Viện TW
 Sở Y tế 
	 Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa
 	 	 Đơn vị chuyên môn - KT tuyến tỉnh 
 	 Phòng y tế
	 Trung tâm Y tế huyện	 	 	 Trạm y tế xã. Y tế thôn bản
2. Tuyến Trung ương - Bộ Y tế
	Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2.1. Cơ cấu tổ chức Bộ Y tế
Theo nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ
	1. Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng.
2. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em.
3. Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế.
4. Vụ Bảo hiểm y tế.
5. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
6. Vụ Tổ chức cán bộ.
7. Vụ Hợp tác quốc tế.
8. Vụ Pháp chế.
9. Văn phòng Bộ.
10. Thanh tra Bộ.
11. Cục Y tế dự phòng.
12. Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
13. Cục An toàn thực phẩm.
14. Cục Quản lý Môi trường y tế.
15. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.
16. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
17. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền.
18. Cục Quản lý Dược.
19. Cục Công nghệ thông tin.
20. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
21. Viện Chiến lược và Chính sách y tế.
22. Báo Sức khỏe và Đời sống.
23. Tạp chí Y học thực hành.
24. Tạp chí Dược học.
Các tổ chức quy định từ Khoản 1 đến Khoản 20 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các tổ chức quy định từ Khoản 21 đến Khoản 24 Điều này là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế.
2.2. Các lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế
1. Y tế dự phòng và môi trường
2. Khám chữa bệnh
3. Điều dưỡng và phục hồi chức năng
4. Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần
5. Y dược cổ truyền
6. Dược (thuốc, thuốc YHCT, vaccin, sinh phẩm và mỹ phẩm)
7. An toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng
8. Trang thiết bị và công trình y tế
9. Bảo hiểm y tế
10. Dân số - KHHGĐ
11. Sức khỏe sinh sản
12. Đào tạo – NCKH
13. Thanh tra chuyên ngành
14. HIV/AIDS
15. Thống kê y tế
16. Báo chí và xuất bản y học
3. Tuyến Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương 
(Theo Thông tư 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11 tháng 12 năm 2015)
3.1. Tổ chức thuộc Sở Y tế bao gồm
	1. Văn phòng;
2. Thanh tra;
3. Phòng Tổ chức cán bộ;
4. Phòng Nghiệp vụ Y;
5. Phòng Nghiệp vụ Dược;
6. Phòng Kế hoạch - Tài chính.
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, yêu cầu quản lý của từng địa phương, Giám đốc Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân hoặc tổ chức có tên gọi khác, bảo đảm bao quát hết các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý. Số lượng tổ chức thuộc Sở Y tế không quá 07 phòng.
3.2. Các cơ quan trực thuộc Sở Y tế	
- Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình;
- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế:
- Lĩnh vực y tế dự phòng, chuyên ngành: Thực hiện mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật ở tuyến tỉnh trên cơ sở sáp nhập các Trung tâm có cùng chức năng
- Lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng, gồm: Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực, Bệnh viện y dược cổ truyền tuyến tỉnh và các Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương. 
- Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm;
- Trung tâm Pháp y;
- Trung tâm Giám định Y khoa;
- Trường Cao đẳng hoặc Trung cấp y tế;
- Trung tâm Y tế huyện.
4. Tuyến cơ sở 
4.1. Tổ chức y tế tuyến cơ sở
	- Phòng y tế trực thuộc UBND huyện/thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
- Trung tâm y tế quận, huyện
	- Trạm y tế xã, phường, thị trấn
	- Y tế thôn bản
4.2. Phòng y tế 
	- Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về y tế, bao gồm: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn.
- Phòng Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Y tế.
4.3. Cơ cấu tổ chức trung tâm Y tế, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
(Theo Thông tư số: 37/2016/TT-BYT ngày 25 tháng 10 năm 2016)
4.3.1. Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện
Trung tâm Y tế huyện có Giám đốc, các Phó Giám đốc; số lượng các Phó Giám đốc thực hiện theo quy định của pháp luật.
Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện do Giám đốc Sở Y tế quyết định theo phân công hoặc ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và quy định của pháp luật. Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ chính sách đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện thực hiện theo quy định của pháp luật.
4.3.2. Các Phòng chức năng thuộc Trung tâm Y tế huyện
- Phòng Tổ chức - Hành chính;
- Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ;
 - Phòng Tài chính - Kế toán;
 - Phòng Điều dưỡng.
4.3.3. Các Khoa chuyên môn thuộc Trung tâm Y tế huyện
a) Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS;
b) Khoa Y tế công cộng và Dinh dưỡng;
c) Khoa An toàn thực phẩm;
d) Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản;
đ) Khoa Khám bệnh/Phòng khám đa khoa;
e) Khoa Hồi sức cấp cứu;
g) Khoa Nội tổng hợp;
h) Khoa Ngoại tổng hợp;
i) Khoa Nhi;
k) Khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng;
l) Khoa Liên chuyên khoa (Răng Hàm Mặt - Mắt - Tai Mũi Họng);
m) Khoa Dược - Trang thiết bị - Vật tư y tế;
n) Khoa Truyền nhiễm;
o) Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn;
p) Khoa Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh.
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng địa phương, Giám đốc Sở Y tế quyết định theo thẩm quyền việc thành lập, chia tách, lồng ghép các Khoa chuyên môn thuộc Trung tâm Y tế huyện; quy định nhiệm vụ cụ thể của các Khoa chuyên môn theo hướng dẫn tại Điều này và các khoa khác (nếu có) bảo đảm triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật phù hợp với nhu cầu thực tế và theo quy định của pháp luật.
4.3.4. Các đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện
- Trạm y tế xã, phường, thị trấn: Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
- Phòng Khám đa khoa khu vực, Nhà Hộ sinh (nếu có): Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc Sở Y tế quy định theo thẩm quyền trên cơ sở nhu cầu thực tế tại địa phương.
5. Tổ chức trạm Y tế cơ sở (xã, phường, thị trấn)
Trạm Y tế xã có Trưởng trạm và 01 Phó trưởng trạm;
Cơ cấu chức danh nghề nghiệp: 
- Bác sĩ hoặc y sĩ đa khoa có thêm chuyên môn về y tế cộng đồng, y học cổ truyền.
	- Hộ sinh trung học hoặc y sĩ sản nhi.
	- Y tá, điều dưỡng.
	- Cán bộ dược
Số lượng nhân lực làm việc tại Trạm y tế xã xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế, khối lượng công việc và đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của đơn vị hành chính cấp xã nơi có Trạm Y tế.
6. Y tế thôn bản TT 07/2013/TT-BYT
- Y tế thôn chỉ có nhân lực bán chuyên trách, có tên là nhân viên y tế thôn bản. 
- Nhân viên y tế thôn bản chịu quản lý và chỉ đạo của trạm y tế xã và trưởng thôn, trưởng bản
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
	1. Ngành y tế được cấu trúc thành mấy tuyến
	2. Kể tên 3 tuyến y tế
	3. Chức năng chính của Bộ y tế là gì ?
	4. Kể tên 6 phòng thuộc y tế cơ sở
	5. Kể tên các tổ chức (đơn vị chuyên môn, kỹ thuật) thuộc Sở y tế
	6. Kể 15 lĩnh vực quản lý của Bộ y tế
	7. Kể tên 4 phòng thuộc Trung tâm y tế quận, huyện
	8. Kể tên các khoa thuộc Trung tâm y tế quận, huyện
	9. Nêu các chức năng của Sở Y tế
	10. Các đơn vị sau đây thuộc tuyến nào trong hệ thống ngành y tế:
	1. Vụ Điều trị	2. Vụ Y Dược cổ truyền
	3. Vụ Sức khỏe bà mẹ -trẻ em	4. Vụ Kế hoạch tài chính
	5. Cục Y tế dự phòng và môi trường	6. Cục Phòng chống HIV/AIDS
	7. Phòng Kế hoạch tổng hợp	8. Phòng Nghiệp vụ y
	9. Phòng Quản lý dược	10. Phòng Tổ chức cán bộ
	11. Trung tâm y tế dự phòng	12. Trung tâm sức khỏe sinh sản
	13. Trung tâm phòng chống bệnh xã hội 14. Trung tâm truyền thông GDSK
	15. Phòng giám định y khoa	16. Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ
	17. Đội y tế dự phòng
18. Đội bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em – KHHGĐ
19 Đội y tế lưu động	20. Bệnh viện huyện
Bài số 2
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE NHÂN DÂN - KẾ HOẠCH CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2016-2020
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày 6 quan điểm của chiến lược Quốc gia về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân 
2. Trình bày được các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể chiến lược CSBVSKND 2016 - 2020.
3. Trình bày các giải pháp chủ yếu chiến lược CSBVSKND 2016 - 2020.
NỘI DUNG
1. Quan điểm (122/QĐ-TTg  ngày  10 tháng  01  năm 2013)
1. Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội; dịch vụ y tế công là dịch vụ xã hội đặc biệt, không vì mục tiêu lợi nhuận; đầu tư cho y tế là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội.
2. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế Việt Nam theo hướng Công bằng - Hiệu quả - Phát triển; bảo đảm mọi người dân, đặc biệt người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các nhóm người dễ bị tổn thương được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản có chất lượng.
3. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng; là trách nhiệm của các Bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật.
4. Nhà nước thống nhất quản lý vĩ mô, định hướng phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân thông qua hệ thống pháp luật và chính sách; điều tiết, phân bổ nguồn lực; quản lý chất lượng dịch vụ y tế và giá dịch vụ y tế.
5. Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính trong các đơn vị y tế gắn với việc thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân để nhanh chóng thích ứng với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong các hoạt động của ngành y tế.
6. Kết hợp hài hòa giữa củng cố mạng lưới y tế cơ sở với phát triển y tế chuyên sâu; giữa phát triển y tế công lập với y tế ngoài công lập; giữa y học hiện đại với y học cổ truyền.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng cá ... ỉ rõ cách làm, cách phối hợp trong nhóm.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
	1. Trình bày định nghĩa và các chức năng của nhóm?	2. Nêu tính chất của nhóm? Đặc điểm của nhóm làm việc có hiệu quả?
	3. Trình bày khái quát các giai đoạn phát triển của nhóm?
	4. Các yêu cầu để nhóm hoạt động có hiệu quả?
Bài 12
HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được tầm quan trọng của cộng đồng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
2. Trình bày được việc huy động tham gia của cộng đồng vào các hoạt động y tế.
NỘI DUNG
1. Khái niệm về cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng
1.1. Cộng đồng là gì?
Cộng đồng là một nhóm người cùng chung sống trong những liên kết xã hội nhất định, có chung một số đặc điểm và quyền lợi, dựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Cộng đồng có thể nhỏ như một thôn xóm, có thể lớn hơn như một cụm dân cư, một quốc gia...
	Các thành phần của cộng đồng có thể là:
	- Tổ chức chính quyền các cấp 
	- Tổ chức Đảng các cấp
	- Các tổ chức đoàn thể quần chúng
	- Tổ chức xã hội
	- Các cá nhân, gia đình,...( thành viên cộng đồng).
1.2. Sự tham gia của cộng đồng là gì?
Trong hoạt động chăm sóc sức khỏe (CSSK) của chúng ta, có một thực tế là cán bộ y tế không thể tự làm được tất cả mọi công việc. Nhiều công việc, nhiều hoạt động cần phải có sự tham gia của người dân, các đoàn thể quần chúng, thậm chí cả lãnh đạo địa phương...mới có thể giải quyết được.
Ví dụ: khi triển khai công tác vệ sinh môi trường ở địa phương, ta thấy người người cùng tham gia, các hộ gia đình đều tham gia, dưới sự đôn đốc, chỉ đạo của trưởng thôn, sự nhắc nhở, vận động của cán bộ phụ nữ, của Đoàn thanh niên,...kể cả các cháu thiếu niên, học sinh dưới sự hướng dẫn của các thầy, cô giáo và nhà trường.
	Một ví dụ khác có thể thấy thông qua việc quan sát một buổi tiêm chủng tại địa phương, ngoài cán bộ y tế và các bậc cha, mẹ đưa trẻ đi tiêm, chúng ta còn thấy sự có mặt của các thành phần khác không phải là cán bộ y tế (CBYT) của trạm y tế. Ví dụ: cán bộ chi hội phụ nữ thôn hoặc cán bộ Hội phụ nữ xã, cán bộ văn hóa thông tin, trưởng thôn, cán bộ Đoàn xã, chi đoàn ở thôn, Hội chữ thập đỏ...thậm chí cả cán bộ lãnh đạo xã như chủ tịch, phó chủ tịch, bí thư...Họ làm rất nhiều công việc, như chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tiêm chủng, gọi tên các cháu, ghi phiếu sau khi tiêm, ổn định trật tự, đôn đốc nhắc nhở, phục vụ nước uống, động viên khuyến khích, giải quyết các khó khăn hoặc nhu cầu đột xuất, có khi kết hợp cân đo các cháu...trong khi CBYT chỉ là người thực hiện các kỹ thuật tiêm chủng. Vậy, vấn đề đặt ra là: sự có mặt của các đối tượng trên có ý nghĩa gì, họ có vai trò gì trong buổi tiêm chủng đó?
Chúng ta đều biết là hoạt động CSSK nói chung, có một khối lượng công việc rất nhiều, tính chất đa dạng, phức tạp, phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm tình hình dân cư. Tức là tình hình sẽ càng phức tạp khó khăn hơn, khi thực hiện nhiệm vụ này ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với nhiều phong tục tập quán khác nhau. Trong khi biên chế của trạm y tế thường chỉ có 3-4 cán bộ, do đó sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ hoặc khó đạt được hiệu quả cao, nếu không có sự ủng hộ, giúp đỡ và cùng tham gia của chính quyền, các tổ chức đoàn thể và sự hợp tác, tham gia của người dân.
Sự tham gia của cộng đồng trong CSSKBĐ là nguồn lực quan trọng, để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe (CSBVSK) nhân dân.
Sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động CSSKBĐ có nghĩa là: cộng đồng cùng tham gia lập kế hoạch, cùng thực hiện kế hoạch đó, cùng chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong CSSKBĐ là động viên, khuyến khích các thành viên của cộng đồng tham gia các hoạt động CSSK dựa vào những nổ lực và nguồn lực của mình, càng nhiều càng tốt, nhằm đáp ứng các nhu cầu sức khỏe của họ.
Như vậy, sự tham gia của cộng đồng còn được hiểu là làm cho công việc, trách nhiệm, nhiệm vụ của một người, một ngành trở thành công việc, trách nhiệm, nhiệm vụ của nhiều người, nhiều ngành. Nói cách khác, về bản chất, sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CSSKBĐ chính là vấn đề xã hội hóa công tác CSSKBĐ trong lĩnh vực y tế.
1.3. Mức độ tham gia của cộng đồng
Sự thamgia của cộng đồng có nhiều mức độ khác nhau, được trình bày dưới đây:
a. Giản đơn, thụ động: Trước đây khái niệm tham gia của cộng đồng thường chỉ hiều được một cách đơn giản là sự đóng góp về công sức, tiền của vật chất nói chung. Ví dụ: Khi cần xây dựng lớp học mới, người ta tổ chức vận động các hộ gia đình đóng góp như tiền mặt, thóc gạo, tre, gỗ,...và huy động một số lao động công ích đến làm. Ở mức độ này, người dân hoàn toàn thụ động thực hiện các công việc đã được người khác sắp đặt, không được đề xuất, đóng góp ý kiến. Hình thức tham gia này, làm mất tính khách quan và giảm năng lực sáng tạo của con người.
b. Tích cực, chủ động: Sự tham gia của cộng đồng ngày nay được hiểu một cách toàn diện và đầy đủ, chính là sự tham gia toàn diện cả công sức, vật chất, tiền của, cả trong tham gia xây dựng kế hoạch và tham gia thực hiện kế hoạch y tế tại địa phương, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo địa phương, và tham mưu về mặt chuyên môn của Ngành Y tế.
 Ở hình thức tham gia này, người dân hoàn toàn chủ động cùng CBYT, lãnh đạo địa phương, chủ động đề xuất ý kiến, cùng bàn bạc, cùng xây dựng kế hoạch y tế và cùng với các CBYT tổ chức thực hiện công tác y tế trong CSSK cho cộng đồng và cho chính mình. Cộng đồng có một tiềm năng rất to lớn, nếu chúng ta biết khai thác đúng mức những tiềm năng đó.
2. Tầm quan trọng của việc tham gia của cộng đồng
Việc huy động được sự tham gia của cộng đồng có một vai trò và ý nghĩa to lớn:
	1. Giúp cho người cán bộ y tế nắm được các thông tin về tình hình sức khỏe và nhu cầu CSSK của nhân dân.
	2. Là cơ sở để lập kế hoạch y tế trong CSSK.
	3. Huy động được nhiều nguồn lực hỗ trợ cho công tác CSBVSK nhân dân.
	4. Tăng cường sử dụng các dịch vụ CSSKBĐ, nhất là các dịch vụ y tế dự phòng.
	5. Chia sẻ trách nhiệm với cán bộ y tế, tạo được sức mạnh và môi trường tốt cho hoạt động CSSK.
3. Các bước trong huy động cộng đồng
Có bốn bước trong huy động cộng đồng
	Bước 1: Quan sát, lắng nghe: 
Điều tra, thu thập thông tin, nắm bắt các vấn đề sức khỏe .
 Bước 2: Bàn bạc, ra quyết định: 
Cùng bàn bạc trong trạm y tế, với lãnh đạo và nhân dân, lựa các vấn đề ưu tiên và lập kế hoạch y tế.
Bước 3: Tổ chức thực hiện và tham gia: 
Phân công nhiệm vụ cho các lực lượng phối hợp, các tổ chức đoàn thể và nhân dân, để cùng thực hiện kế hoạch dưới sự giám sát của CBYT.
Bước 4: Thông tin và quản lý thông tin: 
Thường xuyên cập nhật thông tin về tiến độ và thực hiện kế hoạch, xử lý các vấn đề khó khăn nảy sinh, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp...cuối cùng là đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm chỉ đạo.
4. Các đối tượng và biện pháp tác động trong huy động cộng đồng
4.1. Đối với chính quyền địa phương như Đảng ủy và Ủy ban nhân dân
UBND là cơ quan quản lý, điều hành, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của trạm y tế, trực tiếp cung cấp cơ sở vật chất, nhân lực, kinh phí cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe ở địa phương. Do đó, sự ủng hộ, tham gia của chính quyền địa phương có ý nghĩa rất quan trọng.
UBND có khả năng điều hành, phối hợp hoạt động của các đoàn thể, ban ngành trong xã và có quyền huy động các nguồn lực trong dân chúng, tham gia vào các công tác xã hội, trong đó có công tác y tế. Vì vậy hoạt động CSSK muốn thành công, người làm công tác quản lý y tế phải nắm được những biện pháp tác động sau: 
	1. Làm tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo xã về công tác y tế, để tranh thủ sự hỗ trợ và đồng tình của UBND.
	2. Phân tích rõ lợi ích của việc CSSKBĐ trong sự phát triển của địa phương, trong đó có sự phát triển kinh tế và xã hội của cộng đồng.
	3. Tham mưu cho lãnh đạo xã trong việc thành lập ban CSSKBĐ , do chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND làm trưởng ban.
	4. Tổ chức việc khám chữa bệnh, CSSK có hiệu quả cho dân, để xây dựng uy tín của cán bộ y tế và lòng tin đối với người dân/lãnh đạo (cộng đồng).
	5. Thuyết phục và kêu gọi lãnh đạo địa phương có các biện pháp hữu hiệu, để tăng cường sự tham gia của cộng đồng, bằng các biện pháp hành chính và tự giác trong công tác CSSK tại địa phương như: ra các nghị quyết chuyên đề, phân công nhiệm vụ cho các ban, ngành, đoàn thể, trường học, xây dựng các phong trào vệ sinh phòng bệnh trong quần chúng và kêu gọi quần chúng nhân dân tham gia.
4.2. Đối với các đòan thể, xã hội, tôn giáo
Các đoàn thể xã hội, tôn giáo là đại diện cho từng nhóm người (nhóm xã hội) trong cộng đồng. Do đó, mỗi đoàn thể xã hội này đều có ảnh hưởng và uy tín nhất định đối với các thành viên của mình. Việc tác động lôi cuốn các đoàn thể và tôn giáo tham gia hoạt động CSSK chính là lôi cuốn cả một cộng đồng cùng tham gia hoạt động, chia sẽ trách nhịêm cùng với Ngành Y tế, tạo nên sức mạnh tổng hơp, giải quyết các nhu cầu CSSK.
Biện pháp tác động
1. Cán bộ y tế phải tạo được mối quan hệ tốt với các đoàn thể, tổ chức quần chúng ở địa phương, lựa chọn các đoàn thể, tổ chức mà người đứng đầu có uy tín cao trong cộng đồng như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, nhà trường, Hội chữ thập đỏ, nhà thờ...để lồng ghép các hoạt động CSSK. Tránh vận động tràn lan, kém hiệu quả (tổ chức nào cũng có tên, song không hoạt động).
	2. Thuyết phục cha xứ, sư sãi trong địa phương vận động giáo dân, phật tử tham gia các hoạt động của phong trào bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.
	3. Dưới sự chỉ đạo của UBND, cùng Mặt trân Tổ quốc, tổ chức các hội nghị phối hợp triển khai, phân công nhiệm vụ cho các đoàn thể.
	4. Lồng ghép các hoạt động CSSK với các hoạt động của các tổ chức, đoàn thể dựa vào phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của địa phương.
	5. Lựa chọn thời gian, địa điểm, nội dung, hình thức lồng ghép phù hợp.
4.3. Đối với quần chúng
Muốn có sự tham gia của cộng đồng, trước hết cần làm cho mọi người thấy rằng hoạt động CSSKBĐ mang lại lợi ích thiết thực cho sức khỏe của họ. Đó chính là đem lại niềm tin, tạo nên động cơ thúc đẩy mọi người cùng tham gia.
Biện pháp tác động:
1. Tổ chức khám chữa bệnh tốt, hiệu quả, tạo lòng tin và uy tín trong nhân dân.
	2. Triển khai và sử dụng mọi phương tiện truyền thông trong các thôn, xóm. Xây dựng các chiến dịch truyền thông với sự tham gia của các đoàn thể, tôn giáo. Cùng các tổ chức đoàn thể phát động các phong trào thi đua, hướng tới việc xây dựng nếp sống mới vệ sinh khoa học, thay đổi hành vi sống, đảm bảo an toàn cộng đồng, phòng ngừa bệnh dịch...
3. Tranh thủ sự hỗ trợ, tham gia của các cộng tác viên với công tác y tế các cụm dân cư (y tế thôn bản, cộng tác viên dân số). Đặc biệt, các trưởng thôn, trưởng bản.
	4. Vận động và tranh thủ sự ủng hộ của các tộc trưởng, các dòng họ.
	5. Tạo mối liên hệ tốt với dân chúng, để nắm bắt thông tin và nhu cầu CSSK của dân, thường xuyên đi thăm các hộ gia đình, kiểm tra, động viên, khuyến khích, tư vấn và tranh thủ vận động các thành viên trong gia đình tham gia các hoạt động CSSK.
	6. Không nên nôn nóng và có các hành động thúc ép, áp đặt đối với dân trong công tác CSSK.
5. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng
Có 5 yếu tố chính ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng như sau:
5.1. Trình độ dân trí, phong tục tập quán, sự bảo thủ, lạc hậu của người dân
Trình độ dân trí càng thấp kém, phong tục tập quán càng lạc hậu, càng tạo nên một sức ỳ lớn, tính bảo thủ càng cao, khó tiếp thu những kiến thức khoa học. Do đó, việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe khó có thể đạt được hiệu quả, mà thường phải tốn rất nhiều thời gian để tạo ra một nhận thức mới và thay đổi được hành vi sống của con người. Ví dụ ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, còn tồn tại nhiều thói quen như: không cho sản phụ đẻ trong nhà, cúng bái khi gia đình có người ốm, không thích nằm màn, bắt sản phụ ăn kiêng quá mức, ảnh hưởng tới sức khỏe bà mẹ, trẻ em...
5.2 Điều kiện địa lý, kinh tế-chính trị-xã hội của từng địa phương
Ở những vùng kinh tế chậm phát triển, người dân có thu nhập thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém như y tế, giáo dục, giao thông đi lại khó khăn. Miền núi, vùng cao dân cư thưa thớt, không tập trung, tình hình an ninh chính trị không tốt, các chính sách kinh tế xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống của nhân dân,...thường rất khó nhận được sự tham gia của cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe, bởi vì điều quan tâm nhất của họ lúc này là vấn đề đời sống kinh tế. Mặt khác, yếu tố này thường gắn liền với yếu tố dân trí và phong tục tập quán ở trên. Ngược lại, ở những vùng kinh tế phát triển, có sự giao lưu xã hội phong phú: thương mại, giáo dục, y tế, giao thông,...sẽ tạo ra nhiều nguồn lực phong phú, sẵn có, là tiền đề quan trọng cho cộng đồng sẵn sàng tham gia trong công tác xã hội nói chung và công tác chăm sóc sức khỏe nói riêng
5.3 Năng lực hoạt động của trạm y tế
Là yếu tố rất quan trọng để tạo dựng lòng tin của cộng đồng với Ngành y tế và cán bộ y tế, người dân sẽ thấy rằng: họ được hưởng lợi gì từ công tác y tế và sẽ tự xác định được trách nhiệm của mình đối với công tác chăm sóc sức khỏe và sẵn sàng tham gia khi có yêu cầu. Năng lực hoạt động của trạm y tế được thể hiện ở một số mặt cụ thể như: Công tác TTGDSK, hiệu quả công tác CSSK (khám chữa bệnh, quản lý dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc/chết, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, người dân cảm thấy yên tâm tin tưởng vào CBYT...), khả năng phối hợp hành động giữa trạm y tế với chính quyền, các ban ngành đoàn thể tại địa phương, để tranh thủ và tập hợp được mọi lực lượng trong cộng đồng một cách tự giác và có ý thức...
5.4 Vai trò của chính quyền (UBND) và đoàn thể ở địa phương
Chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể quần chúng có một vị thế đặc biệt quan trọng, đó là tạo nên sự nhất quán trong tư tưởng và hành động của mọi người dân, thống nhất giữa chỉ đạo và thực hiện kế hoạch y tế; Chính quyền và các đoàn thể là những yếu tố có khả năng khai thác và huy động được mọi nguồn lực trong cộng đồng với nhiều hình thức: vừa là quyền lực, vừa là khuyến khích động viên trên tinh thần tự nguyện, vì mỗi đoàn thể là đại diện cho một nhóm đối tượng dân cư nhất định. Do đó, CBYT cần phải biết phối hợp hoạt động, tranh thủ, tận dụng mọi sự ủng hộ của các đoàn thể quần chúng và chính quyền nhân dân. Xét cho cùng, chính quyền là yếu tố quyết định.
5.5 Sự quan tâm, giám sát và chỉ đạo của cơ quan y tế và lãnh đạo cấp trên 
 Các cơ sở y tế không thể tự mình giải quyết được mọi yêu cầu của công tác chăm sóc sức khỏe, mà luôn cần có sự định hướng, chỉ đạo, giúp đỡ, theo dõi, giám sát, về các mặt của cơ quan y tế cấp trên, như phương hướng, nhiệm vụ của ngành, tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí, tăng cường cán bộ, kỹ thuật, đánh giá,...tạo điều kiện thuận lợi để giúp cho CBYT cấp dưới làm tốt hơn, hiệu quả hơn.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
	1. Hãy kể tên các thành phần của cộng đồng?
	2. Sự tham gia của cộng đồng có tầm quan trọng như thế nào trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân?
3. Hãy trình bày các bước huy động sự tham gia của cộng đồng?
4. Phân tích vai trò của chính quyền địa phương và nêu biện pháp huy động?
5. Phân tích vai trò của các tổ chức đoàn thể và nêu biện pháp tác động?
	6. Trình bày các biện pháp huy động đối với quần chúng nhân dân?
	7. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_hoc_phan_quan_ly_va_to_chuc_y_te.docx