Đánh giá chất lượng ghi phiếu chăm sóc của điều dưỡng trước và sau tập huấn tại một số khoa hệ nội Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2017

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng ghi phiếu

chăm sóc của Điều dưỡng trước và sau tập

huấn tại một số khoa hệ nội bệnh viện Đa

khoa trung ương Thái nguyên năm 2017.

Đối tượng và phương pháp: Kết hợp

phiếu phát vấn và bảng kiểm đã được thiết

kế trước cho tất cả Điều dưỡng chăm sóc tại

khoa Đông y, Nội 1, Nội 2, Nội 3, Lão khoa –

BVSK với số lượng là: 42 Điều dưỡng chăm

sóc để đánh giá chất lượng ghi phiếu chăm

sóc của Điều dưỡng trước và sau tập huấn.

Kết quả: Đánh giá 42 điều dưỡng gồm 05

nam và 37 nữ làm việc tại các khoa hệ nội.

Hầu hết ĐD có trình độ trung cấp (78,6%),

đại học (21,4%). Sau tập huấn, kiến thức và

kỹ năng ghi phiếu chăm sóc của điều dưỡng

tăng lên rõ rệt, đặc biệt về thực hành ĐD

thực hiện tốt, ghi phiếu chăm sóc theo trình

độ đại học đạt tốt hơn trình độ trung cấp.

Kết quả nghiên cứu phản ánh rõ vai trò quan

trọng của các yếu tố đào tạo, tập huấn, kiểm

tra, giám sát, và thực hiện chế tài có tác

động tích cực đến việc ghi phiếu chăm sóc.

Kết luận: Sau tập huấn: Tỷ lệ ĐD có nhận

thức đúng và thực hành đạt theo quy định

tăng lên đáng kể so với trước tập huấn: Tỷ

lệ ĐD thực hành đạt cao hơn rất rõ ở tất cả

các phần trong kế hoạch chăm sóc so với

trước tập huấn.

pdf 5 trang yennguyen 2460
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá chất lượng ghi phiếu chăm sóc của điều dưỡng trước và sau tập huấn tại một số khoa hệ nội Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá chất lượng ghi phiếu chăm sóc của điều dưỡng trước và sau tập huấn tại một số khoa hệ nội Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2017

Đánh giá chất lượng ghi phiếu chăm sóc của điều dưỡng trước và sau tập huấn tại một số khoa hệ nội Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2017
101
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 04
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GHI PHIẾU CHĂM SÓC CỦA ĐIỀU DƯỠNG 
TRƯỚC VÀ SAU TẬP HUẤN TẠI MỘT SỐ KHOA HỆ NỘI 
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2017 
Bùi Thị Thân1, Đoàn Thị Hường1, Nguyễn Việt Hương1, 
Ngô Thị Tuyết1, Vũ Hồng Nga1, Tôn Thị Tịnh1
1Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá chất lượng ghi phiếu 
chăm sóc của Điều dưỡng trước và sau tập 
huấn tại một số khoa hệ nội bệnh viện Đa 
khoa trung ương Thái nguyên năm 2017. 
Đối tượng và phương pháp: Kết hợp 
phiếu phát vấn và bảng kiểm đã được thiết 
kế trước cho tất cả Điều dưỡng chăm sóc tại 
khoa Đông y, Nội 1, Nội 2, Nội 3, Lão khoa – 
BVSK với số lượng là: 42 Điều dưỡng chăm 
sóc để đánh giá chất lượng ghi phiếu chăm 
sóc của Điều dưỡng trước và sau tập huấn. 
Kết quả: Đánh giá 42 điều dưỡng gồm 05 
nam và 37 nữ làm việc tại các khoa hệ nội. 
Hầu hết ĐD có trình độ trung cấp (78,6%), 
đại học (21,4%). Sau tập huấn, kiến thức và 
kỹ năng ghi phiếu chăm sóc của điều dưỡng 
tăng lên rõ rệt, đặc biệt về thực hành ĐD 
thực hiện tốt, ghi phiếu chăm sóc theo trình 
độ đại học đạt tốt hơn trình độ trung cấp. 
Kết quả nghiên cứu phản ánh rõ vai trò quan 
trọng của các yếu tố đào tạo, tập huấn, kiểm 
tra, giám sát, và thực hiện chế tài có tác 
động tích cực đến việc ghi phiếu chăm sóc. 
Kết luận: Sau tập huấn: Tỷ lệ ĐD có nhận 
thức đúng và thực hành đạt theo quy định 
tăng lên đáng kể so với trước tập huấn: Tỷ 
lệ ĐD thực hành đạt cao hơn rất rõ ở tất cả 
các phần trong kế hoạch chăm sóc so với 
trước tập huấn.
Từ khóa: phiếu chăm sóc, điều dưỡng
EVALUATE THE QUALIY OF NURSING CARE RECORDS BEFORE AND AFTER 
TRAINING IN SOME INTERNAL MEDICINE DEPARTMENT OF 
THAI NGUYEN CENTRAL HOSPITAL IN 2017
ABSTRACT
Objectives: Evaluate te quality of nurs-
ing care records before and after training in 
some internal medicine department of Thai 
nguyen Central hospital in 2017. Subject 
and Method: Valid choice and checked table 
selected for all nursing care native Medicine 
Neurosurgery, Internal Medicine 1, Internal 
Medicine 2, Internal Medicine 3, Geriatric 
heath protection with the number is 42 nurs-
ing care evaluate te quality of nursing care 
records before and after training in some in-
ternal medicine department. Results: eval-
uate 42 nursing home reviews 5 men and 
37 women working in internal systems, most 
nurses have intermediate level, University, 
after training, knowledge, skills and care of 
the nursing care increased markedly, espe-
cially good nursing practice, record of care 
according to level of achiverment is better 
than the middle school, the research results 
clearly reflect the important role of the train-
ing elements, training, isspection, monitoring 
enforce sanctions positive impact on record 
keeping care. Conclusion: After training: 
The nursing knowledge is correct and prac-
ticed well trained nurses is clear in the care 
plan compared to pre-training.
Keywords: nursing care records, nurses
Người chịu trách nhiệm: Bùi Thị Thân
Email: buithan80tn@gmail.com
Ngày phản biện: 06/9/2018
Ngày duyệt bài: 12/10/2018
Ngày xuất bản: 22/10/2018
102
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 04
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quy trình điều dưỡng là phương pháp 
khoa học được áp dụng trong lĩnh vực điều 
dưỡng nhằm chăm sóc người bệnh có hệ 
thống đảm bảo tính liên tục, an toàn và hiệu 
quả, bao gồm các bước: Nhận định người 
bệnh, chẩn đoán chăm sóc, lập kế hoạch 
chăm sóc, thực hiện kế hoạch chăm sóc, 
đánh giá kế hoạch chăm sóc. Tại bệnh viện 
Đa khoa trung ương Thái nguyên công tác 
điều dưỡng luôn được quan tâm, đầu tư do 
đó chất lượng chăm sóc người bệnh luôn 
được cải thiện đáng kể, tuy nhiên việc lập 
kế hoạch, thực hiện kế hoạch chăm sóc 
thông qua việc ghi phiếu chăm sóc là vấn 
đề vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế, đặc 
biệt là những điều dưỡng mới vào nghề.
Năm 2012 điều dưỡng bệnh viện đã 
thực hiện việc ghi chép phiếu chăm sóc 
theo hướng dẫn của Bộ y tế và theo quy 
định ghi phiếu chăm sóc của Bệnh viện, tuy 
nhiên vẫn còn thiếu sót, nội dung ghi chép 
còn mang tính đơn điệu, qua loa. Do vậy, 
việc ghi phiếu chăm sóc chưa được kịp thời, 
thiếu chính xác, chưa đầy đủ và chưa khoa 
học dẫn đến thiếu thông tin về tình trạng 
bệnh và những đáp ứng của người bệnh.
Từ những lý do nêu trên, chúng tôi nhận 
thấy đây là vấn đề quan trọng và cấp thiết, 
với mục tiêu người bệnh là trung tâm, tăng 
cường chất lượng công tác điều dưỡng 
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với 
mục tiêu: Đánh giá chất lượng ghi phiếu 
chăm sóc của Điều dưỡng trước và sau tập 
huấn tại một số khoa hệ nội bệnh viện Đa 
khoa trung ương Thái nguyên.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm
Đối tượng là điều dưỡng chăm sóc tại 
khoa Đông y, Nội 1, Nội 2, Nội 3, Lão khoa 
– Bảo vệ sức khỏe của Bệnh viện Đa khoa 
trung ương Thái Nguyên. Thời gian nghiên 
cứu được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 
1- tháng 5/2017 đánh giá trước tập huấn tại 
khoa Đông y, Nội 1, Nội 2, Nội 3, Lão Khoa 
– BVSK. Giai đoạn 2 – tháng 10/2017 đánh 
giá sau tập huấn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Sử dụng thiết kế nghiên cứu can thiệp 
một nhóm so sánh trước sau
2.2.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ các điều dưỡng chăm 
sóc tại khoa Đông y, Nội 1, Nội 2, Nội 3, Lão 
khoa – Bảo vệ sức khỏe của Bệnh viện Đa 
khoa Trung ương Thái Nguyên. Tổng số có 
42 điều dưỡng tham gia nghiên cứu.
2.2.3. Công cụ và phương pháp thu 
thập số liệu
- Công cụ nghiên cứu: Phiếu phát vấn, 
bảng kiểm đã được thiết kế trước.
- Phương pháp thu thập thông tin: Phỏng 
vấn đối tượng được chọn vào nghiên cứu 
bằng mẫu phiếu in sẵn và quan sát trực tiếp 
thực hành của điều dưỡng.
2.2.4. Xử lý số liệu: số liệu sau khi thu 
thập được làm sạch, nhập và xử lý trước khi 
đưa vào phân tích. Sử dụng tỷ lệ %, bảng 
để mô tả số liệu. Sử sụng test McNamar để 
kiểm định sự khác biệt về tỷ lệ thực hiện ghi 
phiếu chăm sóc trước và sau khi can thiệp 
với mức ý nghĩa p < 0,05.
2.2.5. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu 
tuân thủ các nguyên tắc về đạo đức trong 
nghiên cứu.
3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng
Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng 
nghiên cứu
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Giới NữNam
37
5
88,1
11,9
Tuổi
<30
30 - 45
> 45
18
20
4
42,9
47,6
9,5
Trình 
độ
Trung cấp
Đại học
33
9
78,6
21,4
Có 88,1% là nữ, 11,9% là nam. 42,9% 
lứa tuổi <30 và 30-45, trình độ trung cấp 
chiếm 78,6%, đại học là 21,4%
103
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 04
3.2. Kiến thức của điều dưỡng về ghi hồ sơ lập kế hoạch chăm sóc.
Bảng 3.2. Nhận thức đúng về quy định ghi phiếu chăm sóc trước và sau tập huấn
Nhận thức
Trước tập huấn Sau tập huấn
Số 
lượng Tỷ lệ %
Số 
lượng Tỷ lệ %
Ghi phiếu chăm sóc là chức năng chủ động 
của điều dưỡng 38 90,5 42 100
Phiếu chăm sóc thuộc danh mục biểu mẫu 
ghi chép của điều dưỡng 42 100 42 100
Bộ y tế có quy định hướng dẫn ghi phiếu 
chăm sóc 40 95,2 42 100
Ghi phiếu chăm sóc cần ghi theo thứ tự ưu 
tiên các vấn đề và xử trí 40 95,2 41 97,6
Ghi phiếu chăm sóc tối thiểu ngày 1 lần đối 
với người bệnh ở mức độ chăm sóc đã được 
phân cấp
35 83,3 40 95,2
Kết quả bảng 3.2 cho thấy sau tập huấn 100% điều dưỡng có nhận thức đúng về các 
quy định ghi phiếu chăm sóc, tuy nhiên vẫn còn một số điều dưỡng chưa nhận thức đầy 
đủ về cách ghi phiếu chăm sóc theo thứ tự ưu tiên các vấn đề và xử trí cũng như cách ghi 
phiếu kế hoạch chăm sóc tối thiểu ngày 1 lần đối với người bệnh ở mức độ chăm sóc đã 
được phân cấp.
Bảng 3.3 Nhận thức đúng về thực hành ghi hồ sơ chăm sóc trước và sau tập huấn
Nhận thức
Trước tập huấn Sau tập huấn
Số 
lượng Tỷ lệ %
Số 
lượng Tỷ lệ %
Phiếu chăm sóc phải được ghi đầy đủ 42 100 42 100
Phiếu chăm sóc phải được ghi kịp thời 38 90,5 40 95,2
Phiếu chăm sóc phải được ghi chính xác 42 100 42 100
Phiếu chăm sóc cần ghi trung thực 42 100 42 100
Phiếu chăm sóc phải được ghi sau khi thực 
hiện chăm sóc cho người bệnh 37 88,1 40 95,2
Phiếu chăm sóc phải được ghi trước khi 
thực hiện chăm sóc cho người bệnh 35 83,3 0 00
Bảng 3.3 cho thấy sau tập huấn 100% điều dưỡng đều có nhận thức đúng về thực 
hành ghi phiếu chăm sóc theo đúng quy định. Không còn điều dưỡng nào có nhận thức 
cho rằng phiếu chăm sóc phải được ghi trước khi thực hiện chăm sóc cho người bênh sau 
can thiệp.
104
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 04
Bảng 3.4. So sánh kỹ năng thực hiện ghi phiếu chăm sóc theo trình độ của Điều 
dưỡng trước và sau tập huấn.
Nội dung thực hành
Trước tập huấn Sau tập huấn
CĐ - ĐH
(SL=9)
TC
(SL =33)
CĐ - ĐH
(SL =9)
TC
(SL =33)
Ghi các thông tin cá nhân của người 
bệnh
9
100%
28
84,8%
9
100%
33
100%
Nhận định các vấn đề của người bệnh
7
77,8%
25
75,8%
9
100%
25
75,8%
Ghi ngay sau khi chăm sóc người bệnh
8
88,9%
24
72,7%
9
100%
30
90,1%
Ghi đầy đủ các xử trí chăm sóc người 
bệnh
8
88,9%
23
69,7%
9
100%
29
87,9%
Ghi không trùng lặp
8
88,9%
25
75,8%
9
100%
30
90,1%
Ghi đúng thời gian chăm sóc người bệnh
6
66,7%
23
69,7%
9
100%
33
100%
Ghi Đúng trình tự: vấn đề, can thiệp 
(ưu tiên nhận định, giải quyết)
8
88,9%
25
75,8%
9
100%
30
90,1%
Ghi rõ rang, sáng sủa
7
77,8%
22
66,7%
8
88,9%
30
90,1%
Lượng giá sau khi xử trí, chăm sóc người 
bệnh
7
77,8%
20
60,6%
8
88,9%
27
81,8%
Bảng 3.4 cho thấy cả trước và sau tập huấn ĐD cả 2 trình độ đều có tỷ lệ thực hiện đạt 
thấp, tuy nhiên ĐD Đại học có tỷ lệ thực hiện đạt cao hơn so với ĐD trung cấp, ở các phần 
quan trọng như: Nhận định các vấn đề của người bệnh, Ghi ngay sau khi chăm sóc người 
bệnh, Ghi đầy đủ các xử trí chăm sóc người bệnh, và ghi không trùng lặp vv
Bảng 3.5. So sánh kết quả ghi phiếu chăm sóc người bệnh của điều dưỡng đạt 
trước và sau tập huấn
Kết quả
Trước tập huấn Sau tập huấn
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Đạt 1 2,4 32 76,2
Chưa đạt 41 97,6 10 23,8
P <0,05
Bảng 3.5 cho thấy trước tập huấn 100% ĐD thực hiện việc ghi phiếu chăm sóc theo quy 
định, sau tập huấn có 76,2% ĐD ghi phiếu chăm sóc đạt theo quy định. Sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê với P<0,05. Kết quả từ nghiên cứu một lần nữa thêm khẳng định về hiệu 
quả của công tác đào tạo, tập huấn và kiểm tra, giám sát gắn vào chế tài là yếu tố quan 
trọng, cơ bản đảm bảo cho chất lượng chăm sóc người bệnh, đây là yếu tố then chốt trong 
quản lý chất lượng bệnh viện.
105
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 04
4. KẾT LUẬN
Trước tập huấn: Đa số ĐD đều bị thiếu 
hụt cả kiến thức và thực hành về ghi phiếu 
chăm sóc, đặc biệt ở phần ơ bản, quan 
trọng như nhận định tình trạng người bệnh, 
thực hiện ưu tiên, và thực hiện kịp thời ngay 
sau khi chăm sóc. Một số yếu tố liên quan 
đến mức độ thực hiện cho thấy: ĐD có trình 
độ đại học thực hiện đạt có xu hướng cao 
hơn ĐD trung học.
Sau tập huấn: Tỷ lệ ĐD có nhận thức 
đúng và thực hành đạt theo quy định tăng 
lên đáng kể so với trước tập huấn: Tỷ lệ ĐD 
thực hành đạt cao hơn rất rõ ở tất cả các 
phần trong kế hoạch chăm sóc so với trước 
tập huấn.
Nhằm tăng cường vai trò của điều dưỡng 
trong chăm sóc người bệnh, các điều dưỡng 
trưởng khoa và Phòng điều dưỡng cần: 
Tích cực kiểm tra, giám sát, đối chiếu giữa 
thực tế chăm sóc người bệnh và các thông 
tin ghi trên phiếu chăm sóc. Tăng cường 
các hoạt động chuyên môn như đi buồng, 
bình phiếu chăm sóc, duy trì lịch sinh hoạt 
chuyên môn của ĐD thông qua việc bình hồ 
sơ chăm sóc người bệnh tại các khoa lâm 
sàng. Tập huấn toàn diện về kiến thức, kỹ 
năng ghi phiếu chăm sóc cho các ĐD mới, 
nhân rộng biện pháp tập huấn đến các ĐD 
khác trong toàn Bệnh viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2000), Điều dưỡng cơ bản, 
Hà Nội
2. Bộ Y tế (2002), Chỉ thị 05/2002/CT - 
BYT về tăng cường công tác chăm sóc 
người bệnh toàn diện, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2009), Thông tư 07/2011/TT - 
BYT về hướng dẫn tổ chức thực hiện công 
tác chăm sóc người bệnh trong các Bệnh 
viện, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2012), Chuẩn năng lực cơ 
bản của điều dưỡng Việt Nam, Hà Nội.
5. Hội Điều dưỡng Việt Nam (2012), 
Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều 
dưỡng viên, Hà Nội.
KẾT QUẢ CHĂM SÓC, TƯ VẤN, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP BỆNH NHÂN 
SUY TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG LASER NỘI MẠCH 
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Nguyễn Bình Triệu1, Nguyễn Thu Hà1, Vũ Minh Phúc1, Trần Đức Hùng1
1Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Quân y 103
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm 
sàng, yếu tố nguy cơ và hiệu quả của công 
tác tư vấn, hướng dẫn điều trị các bệnh nhân 
suy tĩnh mạch nông chi dưới được can thiệp 
điều trị suy tĩnh mạch nông bằng laser. Đối 
tượng và phương pháp: Nghiên cứu can 
thiệp một nhóm không đối sánh trên 103 
người bệnh tại Trung tâm tim mạch, Bệnh 
viện Quân y 103 từ tháng 7/2016 đến tháng 
8/2017. Sử dụng máy phát Laser Venacure 
bước sóng 1470 nm của Hoa Kỳ. Tư vấn, 
hướng dẫn điều trị phục hồi, tái khám và 
đánh giá mức độ cải thiện chất lượng cuộc 
sống. Kết quả: Nghiên cứu 103 bệnh nhân, 
tuổi trung bình 53,3 ± 11,8 với 68 Nữ (66%), 
35 nam giới (34%). Một số yếu tố nguy cơ 
hay gặp: nghề nghiệp phải đứng, ngồi lâu 
97,1%, Nữ giới 66.1%, thừa cân béo phì 
19,4%. Triệu chứng lâm sàng: đau tức nặng 
chân 90,3%, dị cảm ở chi dưới 73,8%, chuột 
rút 33%, phù 32%. Theo phân loại CEAP: 
Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Bình Triệu
Email: binhtrieu106@gmail.com 
Ngày phản biện: 05/9/2018
Ngày duyệt bài: 12/10/2018
Ngày xuất bản: 22/10/2018

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_chat_luong_ghi_phieu_cham_soc_cua_dieu_duong_truoc.pdf