Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa In vitro của các phân đoạn chiết xuất và hợp chất phân lập từ quả cây dứa dại (Pandanus odoratissimus L. F.)

TÓM TẮT

Mục tiêu: đánh giá hoạt tính chống oxy hóa in vitro của một số phân đoạn chiết và hợp chất

phân lập từ quả cây Dứa dại (Pandanus odoratissimus L. f.). Phương pháp: đánh giá tác dụng

chống oxy hóa theo phương pháp loại gốc tự do (GTD) DPPH và ức chế quá trình peroxy hóa

lipid (MDA) của 4 nhóm phân đoạn chiết, bao gồm n-hexan (PO-A), cloroform (PO-B), ethyl

acetat (PO-C), nước (PO-D) và 4 hợp chất phân lập được từ phân đoạn chiết cloroform, bao

gồm vanillin, (+)-pinoresinol, (+)-syringaresinol, (+)-medioresinol. Kết quả: trong thử nghiệm

DPPH, giá trị SC50 của các phân đoạn chiết n-hexan, cloroform, ethyl acetat, nước lần lượt là

81,24 µg/ml; 15,54 µg/ml; 19,30 µg/ml và 97,63 µg/ml, trong khi giá trị này cho các hợp chất

phân lập là vanillin > 100 µg/ml, (+)-pinoresinol 7,5 µg/ml, (+)-syringaresinol 16,53 µg/ml,

(+)-medioresinol 5,93 µg/ml, so với chất đối chứng dương axít ascorbic 5,93 µg/ml. Trong thử

nghiệm peroxy hóa lipid (MDA), giá trị IC50 của các phân đoạn chiết lần lượt là n-hexan

66,06 µg/ml, cloroform 8,07 µg/ml, ethyl acetat 26,79 µg/ml, nước 106,43 µg/ml so với chất đối

chứng dương trolox 12,01 µg/ml và các hợp chất phân lập vanillin và (+)-syringaresinol > 100 µg/ml,

(+)-pinoresinol 11,04 µg/ml, (+)-medioresinol 5,82 µg/ml so với chất đối chứng dương trolox

11,06 µg/ml. Kết luận: trên mô hình thử nghiệm in vitro chống oxy hóa DPPH và peroxy hóa

lipid, phân đoạn chiết cloroform và hai hợp chất lignan (+)-pinoresinol, (+)-medioresinol phân

lập từ quả cây Dứa dại có tác dụng tốt nhất.

pdf 8 trang yennguyen 1280
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa In vitro của các phân đoạn chiết xuất và hợp chất phân lập từ quả cây dứa dại (Pandanus odoratissimus L. F.)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa In vitro của các phân đoạn chiết xuất và hợp chất phân lập từ quả cây dứa dại (Pandanus odoratissimus L. F.)

Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa In vitro của các phân đoạn chiết xuất và hợp chất phân lập từ quả cây dứa dại (Pandanus odoratissimus L. F.)
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017 
 5 
ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA IN VITRO CỦA 
CÁC PHÂN ĐOẠN CHIẾT XUẤT VÀ HỢP CHẤT PHÂN LẬP 
TỪ QUẢ CÂY DỨA DẠI (PANDANUS ODORATISSIMUS L. F.) 
 Nguyễn Công Thùy Trâm*; Ninh Thế Sơn**; Nguyễn Mạnh Cường** 
 Nguyễn Thị Cúc***; Đỗ Thị Thảo*** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: đánh giá hoạt tính chống oxy hóa in vitro của một số phân đoạn chiết và hợp chất 
phân lập từ quả cây Dứa dại (Pandanus odoratissimus L. f.). Phương pháp: đánh giá tác dụng 
chống oxy hóa theo phương pháp loại gốc tự do (GTD) DPPH và ức chế quá trình peroxy hóa 
lipid (MDA) của 4 nhóm phân đoạn chiết, bao gồm n-hexan (PO-A), cloroform (PO-B), ethyl 
acetat (PO-C), nước (PO-D) và 4 hợp chất phân lập được từ phân đoạn chiết cloroform, bao 
gồm vanillin, (+)-pinoresinol, (+)-syringaresinol, (+)-medioresinol. Kết quả: trong thử nghiệm 
DPPH, giá trị SC50 của các phân đoạn chiết n-hexan, cloroform, ethyl acetat, nước lần lượt là 
81,24 µg/ml; 15,54 µg/ml; 19,30 µg/ml và 97,63 µg/ml, trong khi giá trị này cho các hợp chất 
phân lập là vanillin > 100 µg/ml, (+)-pinoresinol 7,5 µg/ml, (+)-syringaresinol 16,53 µg/ml, 
(+)-medioresinol 5,93 µg/ml, so với chất đối chứng dương axít ascorbic 5,93 µg/ml. Trong thử 
nghiệm peroxy hóa lipid (MDA), giá trị IC50 của các phân đoạn chiết lần lượt là n-hexan 
66,06 µg/ml, cloroform 8,07 µg/ml, ethyl acetat 26,79 µg/ml, nước 106,43 µg/ml so với chất đối 
chứng dương trolox 12,01 µg/ml và các hợp chất phân lập vanillin và (+)-syringaresinol > 100 µg/ml, 
(+)-pinoresinol 11,04 µg/ml, (+)-medioresinol 5,82 µg/ml so với chất đối chứng dương trolox 
11,06 µg/ml. Kết luận: trên mô hình thử nghiệm in vitro chống oxy hóa DPPH và peroxy hóa 
lipid, phân đoạn chiết cloroform và hai hợp chất lignan (+)-pinoresinol, (+)-medioresinol phân 
lập từ quả cây Dứa dại có tác dụng tốt nhất. 
* Từ khóa: Dứa dại; Peroxy hóa lipid; Hoạt tính chống oxy hóa. 
Antioxidant Activity of Extracts and Components from the Fruits 
of the Pandanus Odoratissimus L. f. in Vitro Model 
Summary 
Objectives: To evaluate in vitro antioxidant activity of extracts and components produced 
from the fruits of Pandanus odoratissimus. Methods: Antioxidant activity of extracts, including n-
hexane (PO-A), chloroform (PO-B), ethyl acetate (PO-C), aqueous (PO-D) and isolated compounds, 
comprising vanillin, (+)-pinoresinol, (+)-syringaresinol, (+)-medioresinol, produced from the fruits 
of Pandanus odoratissimus were examined by in vitro measurements of DPPH-radical 
scavenging and inhibition of lipid peroxydation (MDA). Results: With regards to DPPH experiments, 
* Đại học Đà Nẵng 
** Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên 
*** Viện Công nghệ Sinh học 
Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Thị Thảo (thaodo@yahoo.com) 
Ngày nhận bài: 03/03/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/06/2017 
 Ngày bài báo được đăng: 25/07/2017 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017 
 6 
SC50 values of n-hexane, chloroform, ethyl acetate, aqueous extracts showed 81.24 µg/mL, 
15.54 µg/mL, 19.30 µg/mL and 97.63 µg/mL, respectively, whereas those ones of isolated 
compounds was to be vanillin > 100 µg/mL, (+)-pinoresinol 7.5 µg/mL, (+)-syringaresinol 16.53 µg/mL, 
(+)-medioresinol 5.93 µg/mL, when compared to positive control ascorbic acid 5.93 µg/mL. 
Of lipid peroxidation (MDA) experiments, IC50 levels of extracts revealed the values of n-hexane 
66.06 µg/mL, chloroform 8.07 µg/mL, ethyl acetate 26.79 µg/mL, aqueous 106.43 µg/mL in 
comparison with the positive control trolox 12.01 µg/mL, whereas purified compounds vanillin 
and (+)-syringaresinol > 100 µg/mL, (+)-pinoresinol 11.04 µg/mL, (+)-medioresinol 5.82 µg/mL 
were in comparison with positive control trolox 11.06 µg/mL. Conclusion: Based on antioxidant 
DPPH-radical scavenging and inhibition of lipid peroxydation for Pandanus odoratissimus fruits, 
the chloroform extract and two lignan compounds (+)-pinoresinol, (+)-medioresinol exhibited the 
significant values. 
* Keywords: Pandanus odoratissimus; Lipid peroxydation; Antioxidant activity. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Gốc tự do là những nguyên tử, nhóm 
nguyên tử hoặc phân tử ở lớp ngoài cũng 
có electron không ghép đôi, dễ dàng tham 
gia vào phản ứng hóa học với các hợp 
chất như protein, lipid, carbohydrat, ADN 
trong cơ thể. Điều này dẫn đến sự rối 
loạn, mất cân bằng quá trình sinh hóa và 
là nguồn gốc của sự lão hóa, là nguyên 
nhân chính gây ra nhiều loại bệnh về gan, 
tim mạch, mắt, da, hệ miễn dịch, ung thư 
và các bệnh thần kinh. Trong nhiều 
nghiên cứu khoa học, phương pháp xác 
định hoạt tính chống oxy hóa bằng việc 
thử nghiệm các hợp chất, hay dược liệu 
có khả năng ức chế DPPH (1,1-diphenyl-
2-picrylhydrazyl) và ức chế quá trình 
peroxy hóa lipid (thử nghiệm MDA) được 
coi là phương pháp nhanh chóng, ổn 
định, đơn giản và chính xác cao [9, 11]. 
Hiện nay, việc tìm ra các hợp chất có 
khả năng chống oxy hóa có nguồn gốc từ 
thiên nhiên thay thế hợp chất được tổng 
hợp hóa học nhằm hạn chế nguy cơ ung 
thư do các chất tổng hợp gây ra đang trở 
thành phương pháp hữu hiệu. Một số loại 
quả ăn dễ trồng, sử dụng như những vị 
thuốc quý trong chống oxy hóa (kìm hãm 
sự phát triển và tiêu diệt GTD) như quả 
Nhàu (Morindacitrifolia), Xoài (Mangifera 
indica), Mướp đắng (Momordica 
charantia) hay Dâu tây (Vaccinium 
corymbosum) [7]. 
Cây Dứa dại (Pandanus odoratissimus 
L. f.) thuộc họ Pandanaceae, là loại cây 
tiểu mộc, một lá mầm, cao từ 3 - 5 m, 
thân to 15 cm, lá dài rộng và có gai, quả 
rộng 19 cm, dài 27 cm, phân bố nhiều ở 
ven biển các tỉnh miền Trung [3]. Quả của 
loài cây này thường được sử dụng trong 
các bài thuốc dân gian chữa nhiều bệnh 
như tiểu buốt, trĩ [4]. Về thành phần hóa 
học, có nhiều nghiên cứu đã cho thấy chi 
Pandanus có các lớp chất lignan, 
monoterpen và sesquiterpen, alkaloid, 
các dẫn xuất benzofuran và axít mạch 
thẳng [4]. Về hoạt tính sinh học, nghiên 
cứu về hoạt tính chống oxy hóa từ cao 
chiết rễ và lá cây Dứa dại chỉ ra tác dụng 
hữu hiệu của hai bộ phận này [ 6]. Trong 
nghiên cứu trước, chúng tôi công bố kết 
quả phân lập và xác định cấu trúc hóa 
học 4 hợp chất, bao gồm một hợp chất 
phenolic vanillin (1) và 3 hợp chất lignan: 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017 
 7 
(+)-pinoresinol (2), (+)-syringaresinol (3) 
và (+)-medioresinol (4), được tách từ quả 
của cây Dứa dại [2]. Các hợp chất với bộ 
khung lignan được coi là tác nhân chống 
oxy hóa - bảo vệ tế bào gan [5]. Trong 
nghiên cứu này, chúng tôi tiếp tục đánh 
giá và sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa 
của phân đoạn chiết và 4 hợp chất phân 
lập trên từ quả Dứa dại với mục đích bổ 
sung nguồn dữ liệu về tác dụng của loài 
này trong hỗ trợ điều trị bệnh. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng nghiên cứu. 
* Vật liệu nghiên cứu: 
- Mẫu quả cây Dứa dại (P. odoratissimus 
L. f.) được thu hái vào 9 - 2013 tại khu 
vực ven biển Lăng Cô, Thừa Thiên Huế. 
Mẫu nguyên liệu được nhà thực vật Ngô 
Văn Trại, nguyên cán bộ Viện Dược liệu, 
định tên khoa học. Tiêu bản số C-516 
được lưu giữ tại Phòng Hoạt chất sinh 
học, Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên. 
- Hoá chất và dụng cụ: 1,1-diphenyl-2-
picrylhydrazyl (DPPH), axít thiobarbituric 
(TBA), chất đối chứng tham khảo: axít 
ascorbic và trolox, dimethylsulfoside 
(DMSO), đệm phosphat hoặc KCl, axít 
tricloacetic (TCA, Fisher), FeSO4, H2O2, 
đĩa Elisa, pipet, Eppendorf, máy đo OD 
Microplate Reader, cân phân tích và các 
thiết bị phụ trợ khác. 
- Động vật: chuột thuần chủng dòng 
BALB/c khoẻ mạnh, không mắc bệnh, do 
Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm 
Khoa học và Công nghệ Việt Nam cung 
cấp, được nuôi trong cùng điều kiện tại 
Phòng Thử nghiệm Sinh học, Viện Công 
nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học 
và Công nghệ Việt Nam. Chuột được cho 
ăn thức ăn tiêu chuẩn và nước uống 
tự do. 
* Tách chiết các hợp chất từ quả cây 
Dứa dại: 
Mẫu quả cây Dứa dại (3,5 kg) được 
loại bỏ phần hỏng, xay nhỏ, ngâm chiết 
với metanol (3 x 2,5 lít) ở nhiệt độ phòng. 
Cô quay cất loại dung môi thu được cao 
tổng methanol (320 g) (PO). Cao tổng này 
được thêm nước cất và chiết phân bố lần 
lượt với các dung môi n-hexan, CHCl3, 
EtOAc, thu được phân đoạn chiết tương 
ứng PO-A (56,7 g, n-hexan), PO-B (24,4 g, 
clorofom), PO-C (12 g, EtOAc), còn lại là 
dịch nước PO-D. Phân đoạn chiết 
cloroform PO-B được tiến hành phân tách 
trên sắc ký cột silica gel pha thường với 
hệ dung môi rửa giải là n-hexan:etyl 
axetat gradient (20:1, v/v) thu được 
12 nhóm phân đoạn từ PO-1B đến PO-12B. 
Tiếp tục phân tách các phân đoạn 5B, 9B 
và 11B, 12B trên bằng sắc ký cột silica 
gel pha thường với hệ dung môi rửa giải 
là n-hexan:axeton, thu được bốn hợp 
chất 1 (20 mg), 2 (35 mg), 3 (260 mg) và 
4 (15 mg) từ các phân đoạn trên tương 
ứng. Các hợp chất thu được đã được xác 
định cấu trúc hóa học bằng phổ APCI-MS, 
1H-NMR, 13C-NMR và định tên tương ứng 
lần lượt là vanillin (1), (+)-pinoresinol (2), 
(+)-syringaresinol (3) và (+)-medioresinol 
(4) [2]. 
2. Mô hình in vitro thử tác dụng 
chống oxy hóa. 
* Xác định khả năng loại bỏ GTD 
DPPH: 
Tiến hành thực nghiệm theo phương 
pháp của Yuvaraj và CS (2013) [11] có 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017 
 8 
cải tiến cho phù hợp với điều kiện phòng 
thí nghiệm. Mẫu thử được pha dung dịch 
gốc trong DMSO ở nồng độ 2 mg/ml. Sau 
đó pha thành dải nồng độ: 200; 100; 50; 
25; 12,5 µg/ml với nước cất khử ion. 
Tương tự, axít ascorbic (đối chứng 
dương) pha với nồng độ 100; 50; 25; 
12,5; 6,25 µg/ml. DPPH pha trong 
methanol (100%) ở nồng độ 0,25 µM. Hút 
1 ml mẫu nghiên cứu đã pha ở các nồng 
độ vào ống thủy tinh. Mỗi nồng độ thử 
chất lặp lại 2 lần. Thêm 1 ml dung dịch 
DPPH đã chuẩn bị ở trên vào các ống đã 
có sẵn mẫu nghiên cứu. Ống không có 
mẫu thử, chỉ có 1 ml nước và 1 ml DPPH 
làm đối chứng âm. Ủ ở nhiệt độ phòng 
trong 30 phút. Xác định độ hấp thụ của 
dung dịch sau phản ứng tại bước sóng 
517 nm trên máy đọc Elisa. Vì mẫu 
nghiên cứu và dung dịch DPPH đưa vào 
ống theo tỷ lệ 1:1, nên nồng độ mẫu 
nghiên cứu trong ống có DPPH sẽ giảm 
đi một nửa còn 100; 50; 25; 12,5; 6,25 
µg/ml. Nồng độ axít ascorbic (VitC) trong 
ống có DPPH sẽ giảm đi một nửa còn 50; 
25; 12,5; 6,25; 3,125 µg/ml. Giếng có 
dung môi hòa mẫu nghiên cứu và dung 
dịch DPPH được xem là giếng đối chứng. 
Giếng có sử dụng axít ascorbic là chất đối 
chứng tham khảo. Khả năng trung hòa 
GTD (Scavenging Activities - SA) sinh ra 
từ DPPH của mẫu thử được tính theo 
công thức sau: 
% SA = (ODđối chứng - ODmẫu thử)*100/ODđối chứng (%). 
Trong đó: ODđối chứng: độ hấp thụ tại 
giếng không chứa chất thử. 
ODmẫu thử: độ hấp thụ tại giếng chứa 
chất thử. 
Kết quả báo cáo bằng giá trị SC50 
(Scavenging Concentration ở 50% - nồng 
độ trung hòa được 50% GTD của DPPH) 
và xác định bằng phần mềm Table Curve 
2Dv4. 
* Xác định khả năng ức chế quá trình 
peroxy hóa lipid: 
Tiến hành thực nghiệm theo phương 
pháp của Stroev E.A và CS (1998) [9] có 
cải tiến cho phù hợp với điều kiện phòng 
thí nghiệm. Tách não chuột và nghiền 
đồng thể trong dung dịch đệm phosphat 
(pH = 7,4) theo tỷ lệ 1:10 ở nhiệt độ 
0 - 4oC. Lấy 1 ml dịch đồng thể thêm vào 
0,1 ml mẫu thử ở các nồng độ và 0,8 ml 
đệm phosphat thêm 0,1 ml hệ Penton 
(FeSO4 0,1 mM:H2O2 15 mM theo tỷ lệ 
1:1). Ủ hỗn hợp ở 37oC trong 15 phút. 
Dừng phản ứng bằng 1 ml axít tricloacetic 
10%. Ly tâm 12.000 vòng trong 5 phút. 
Lấy dịch trong cho phản ứng với 1 ml axít 
thiobarbituric 0,8% (tỷ lệ 2:1). Ủ ở nhiệt 
độ 100oC trong 15 phút. Làm lạnh và đo ở 
bước sóng λ = 532 nm. Trolox được sử 
dụng làm chất đối chứng tham khảo. 
Công thức tính phần trăm hoạt tính 
chống oxy hoá: 
HTCO (%) = [(ODC - ODT)/ODC] × 100 
Trong đó: ODC: mật độ quang học của 
giếng chứng không có mẫu thử; ODT: mật 
độ quang học của mẫu thử. 
Kết quả báo cáo bởi giá trị IC50 và 
được xác định bằng phần mềm Table 
Curve 2Dv4. Giá trị này càng thấp, hoạt 
tính khử GTD càng mạnh.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017 
 9 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Kết quả sàng lọc các phân đoạn chiết có hoạt tính chống oxy hóa in vitro 
theo mô hình loại bỏ GTD DPPH. 
* Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa in vitro theo mô hình loại bỏ GTD DPPH của 
các phân đoạn chiết từ quả Dứa dại: 
Bảng 1: Kết quả thử hoạt tính DPPH của các nhóm cao chiết. 
Nồng độ (µg/ml) PO-A PO-B PO-C PO-D 
100 58,62 ± 1,08 81,71 ± 0,10 83,10 ± 0,10 51,11 ± 0,30 
50 34,01 ± 1,28 79,42 ± 0,00 82,13 ± 1,08 25,59 ± 0,79 
25 22,25 ± 0,79 69,89 ± 1,48 58,41 ± 1,97 10,57 ± 0,98 
12,5 9,25 ± 0,49 32,34 ± 1,28 34,91 ± 0,59 4,03 ± 1,18 
SC50 (µg/ml) 81,24 15,54 19,30 97,63 
Hoạt tính loại bỏ GTD có sự khác biệt lớn giữa các phân đoạn chiết ở nồng độ 12,5; 
25; 50 và 100 µg/ml. So sánh giá trị SC50 của cao chiết ở các phân đoạn cho thấy ở quả 
Dứa dại, cao chiết có tác dụng chống oxy hóa theo thứ tự PO-D < PO-A < PO-C < PO-B. 
* Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa in vitro theo mô hình loại bỏ GTD DPPH của 
các hợp chất phân lập từ quả Dứa dại: 
Bảng 2: Kết quả thử hoạt tính DPPH của các hợp chất phân lập. 
Nồng độ (µg/ml) Chất 1 2 3 4 Axít ascorbic 
100 36,10 ± 1,30 88,43 ± 0,72 77,50 ± 1,43 80,73 ± 1,17 
50 29,00 ± 0,65 79,76 ± 1,63 74,41 ± 1,11 79,94 ± 1,50 91,05 ± 0,26 
25 24,53 ± 0,07 70,03 ± 0,78 65,61 ± 0,78 79,07 ± 1,30 90,51 ± 0,39 
12.5 15,17 ± 1,83 55,92 ± 1,43 42,05 ± 1,24 74,64 ± 0,26 88,27 ± 0,52 
6.25 4,29 ± 0,13 47,12 ± 0,33 29,55 ± 0,65 50,58 ± 1,04 51,98 ± 0,13 
SC50 (µg/ml) > 100 7,50 16,53 5,93 5,93 
Giá trị SC50 của hợp chất 1 - 4 lần lượt là > 100; 7,50; 16,53; 5,93 µg/ml. Như vậy, 
hợp chất 1 chưa thể hiện hoạt tính chống oxy hóa, hợp chất 2 - 4 đều có hoạt tính 
chống oxy hóa mạnh ở các nồng độ nghiên cứu. Trong đó, chất 4 có hoạt tính chống 
oxy hóa tương đương với chất đối chứng. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017 
 10 
2. Kết quả sàng lọc các phân đoạn có hoạt tính chống oxy hóa in vitro theo 
mô hình xác định khả năng ức chế peroxy hóa lipid. 
* Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa theo mô hình xác định khả năng ức chế quá 
trình peroxy hóa lipid các phân đoạn chiết từ quả Dứa dại: 
Bảng 3: Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa thông qua ức chế peroxy hóa lipid. 
Giá trị IC50 của các phân đoạn chiết từ quả Dứa dại có hoạt tính ức chế quá trình 
peroxy hóa lipid tăng dần theo thứ tự PO-D < PO-A < PO-C < PO-B. 
* Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa theo mô hình ức chế quá trình peroxy hóa 
lipid của các hợp chất phân lập từ quả Dứa dại: 
Bảng 4: Hoạt tính chống oxy hóa thông qua ức chế quá trình peroxy hóa lipid của 
các hợp chất phân lập từ quả Dứa dại. 
Nồng độ (µg/ml) Chất 1 2 3 4 Trolox 
100 49,08 ± 1,23 87,83 ± 0,34 42,42 ± 1,07 86,12 ± 0,74 85,86 ± 0,23 
20 24,40 ± 1,29 59,84 ± 0,45 22,95 ± 1,01 71,86 ± 0,22 61,86 ± 0,57 
4 11,97 ± 0,82 35,49 ± 1,44 18,00 ± 0,32 39,66 ± 0,90 32,12 ± 0,55 
0,8 1,47 ± 0,53 19,60 ± 0,46 0,61 ± 0,78 26,56 ± 0,78 13,99 ± 0,24 
IC50 (µg/ml) > 100 11,04 > 100 5,82 11,06 
Giá trị IC50 của chất 1 và 3 đều > 100 µg/ml, các chất này chưa thể hiện được hoạt 
tính ức chế quá trình peroxy hóa lipid, trong khi đó, giá trị này của hợp chất 2 và 4 lần 
lượt là 11,04 và 5,82 µg/ml, do đó có hiệu quả chống oxy hóa thông qua hoạt động ức 
chế quá trình peroxyl hóa lipid. 
BÀN LUẬN 
Mô hình xác định khả năng loại bỏ 
GTD DPPH được sử dụng rộng rãi để 
sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa của các 
hợp chất tự nhiên được tách chiết từ thực 
vật và vi khuẩn. DPPH là GTD có màu tím 
nhờ vào điện tử chưa ghép đôi, nhưng 
sau khi phản ứng với oxy nguyên tử của 
chất dập tắt GTD, cường độ màu tím sẽ 
giảm xuống. Hoạt tính chống oxy hóa của 
cao chiết thể hiện qua việc làm giảm màu 
Nồng độ (µg/ml) PO-A PO-B PO-C PO-D Trolox 
100 62,40 ± 0,44 80,95 ± 1,01 42,42 ± 1,07 45,83 ± 0,51 82,94 ± 0,42 
20 25,52 ± 0,15 61,79 ± 0,17 22,95 ± 1,01 5,71 ± 0,00 60,74 ± 0,21 
4 8,85 ± 1,33 43,45 ± 0,17 18,00 ± 0,32 2,86 ± 0,67 31,18 ± 0,00 
0,8 1,04 ± 0,88 19,88 ± 1,52 0,61 ± 0,78 0,83 ± 0,17 16,84 ± 0,94 
IC50 (µg/ml) 66,06 8,07 26,79 106,43 12,10 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017 
 11 
DPPH, dẫn đến làm giảm độ hấp thu ở 
bước sóng 517 nm. Hiệu quả loại bỏ GTD 
DPPH của các phân đoạn chiết và hợp 
chất phân lập từ quả cây Dứa dại được 
trình bày trong bảng 1 và 2. Kết quả chỉ ra 
cao chiết có độ phân cực trung bình 
cloroform (15,54 µg/ml) và ethyl acetat 
(19,03 µg/ml) cho kết quả tốt, với giá trị 
SC50 < 20 µg/ml, ngược lại, cao chiết kém 
phân cực n-hexan (81,24 µg/ml) hay phân 
cực cao là cao nước (97,63 µg/ml) chưa 
thể hiện hoạt lực chống oxy hóa, với giá 
trị SC50 > 20 µg/ml [1]. Hoạt tính chống 
oxy hóa của lá và rễ của loài cây này 
được đánh giá tốt khi sử dụng cao 
methanol làm đối tượng thử [6]. Tương 
tự, hoạt tính của các hợp chất phân lập từ 
cao chiết cloroform chỉ ra lớp chất lignan 
có khả năng kết hợp và tiêu diệt GTD tốt 
nhất, đặc biệt (+)-pinoresinol (2) và (+)-
medioresinol (4) cho giá trị SC50 lần lượt 
là 5,93 µg/ml và 7,50 µg/ml, tương đương 
với chất đối chứng tham khảo axít 
ascorbic 5,93 µg/ml. Kết quả nghiên cứu 
cũng chỉ ra sự tương đồng, hợp chất (+)-
pinoresinol được phân lập từ củ Sắn 
(Manihot esculenta) trồng ở đảo Hải Nam 
có khả năng chống oxy hóa tương đương 
với chất đối chứng tham khảo axít 
ascorbic [10]. 
Trong mô hình xác định khả năng ức 
chế quá trình peroxy hóa lipid, peroxy hóa 
lipid là một trong những sản phẩm được 
sinh ra trong quá trình peroxy hóa lipid 
màng tế bào và được coi là một chỉ số 
của quá trình peoxy hóa lipid. Peroxy hóa 
lipid khi phản ứng với thuốc thử axít 
thiobarbituric tạo ra phức hợp màu hồng. 
Hoạt tính chống oxy hóa của các phân 
đoạn chiết từ quả Dứa dại thể hiện qua 
việc làm giảm màu của phức hợp này, do 
làm giảm lượng peroxy hóa lipid trong 
mẫu dẫn đến giảm độ hấp thu ở bước 
sóng 532 nm. Hiệu quả ức chế quá trình 
peroxy hóa lipid được trình bày qua bảng 
3 và 4. Kết quả cho thấy, phân đoạn chiết 
cloroform cho giá trị IC50 tốt nhất (8,07 
µg/ml), thấp hơn cả đối chứng âm trolox 
IC50 12,01 µg/ml. Tương tự, theo phương 
pháp peroxy hóa lipid, Sanjeeva và CS đã 
chứng minh giá trị tiềm năng của cao 
chiết methanol lá (IC50 669,23 µg/ml) loài 
P. fascicularis (synonym of P. odoratissimus 
và P. odorifer) khi so sánh với chất đối 
chứng axít ascorbic (IC50 411,3 µg/ml) [8]. 
Đối với nhóm hoạt chất sạch được phân 
lập, vanillin (1) và (+)-syringaresinol (3) 
không thể hiện hoạt tính chống oxy hóa 
IC50 > 100 µg/ml, trong khi (+)-pinoresinol 
(2) và (+)-medioresinol (4) cho giá trị IC50 
lần lượt là 11,04 và 5,82 µg/ml, tốt hơn 
chất đối chứng tham khảo IC50 11,06 µg/ml. 
Phân tích về đặc điểm cấu trúc, (+)-pinoresinol 
là hợp chất đối xứng hoàn toàn, trong khi 
(+)-medioresinol nhiều hơn (+)-pinoresinol 
một nhóm metoxy ở vị trí 5, biểu thị mối 
quan hệ giữa đặc tính cấu trúc và hoạt 
tính sinh học [2]. 
KẾT LUẬN 
Đã đánh giá được hoạt tính chống oxy 
hóa của các phân đoạn chiết và chất 
phân lập từ quả Dứa dại trên mô hình loại 
bỏ GTD DPPH và mô hình ức chế quá 
trình peroxy hóa lipid. Kết quả cho thấy, 
phân đoạn chiết clorofom của quả Dứa 
dại có hoạt tính chống oxy hóa mạnh hơn 
so với các phân đoạn còn lại. Tiếp tục 
phân lập sắc ký cao chiết này và thử 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017 
 12 
nghiệm hoạt tính chống oxy hóa theo mô 
hình trên, bước đầu ghi nhận tác dụng 
chống oxy hóa cao của hai hợp chất có 
bộ khung lignan (+)-pinoresinol và (+)-
medioresinol. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 
tác dụng quý của cây Dứa dại và định 
hướng cho những nghiên cứu sâu hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Thị Anh, Nguyễn Thanh Bình, Hồ 
Thị Cẩm Hoài, Bùi Đặng Thiên Hương, 
Nguyễn Thị Thanh Mai. Khảo sát thành phần 
hóa học và hoạt tính kháng oxy của cao chiết 
axetat etyl cây Vằng Trâu (Jasminum 
undulatum ker-gawl). Tạp chí Phát triển Khoa 
học và Công nghệ. 2011, 14 (2T), tr.50-57. 
2. Nguyễn Mạnh Cường, Ninh Thế Sơn, 
Đoàn Thị Vân, Nguyễn Công Thùy Trâm, Đỗ 
Thị Thảo, Phạm Quốc Sự, Nguyễn Duy 
Thuần. Chiết tách một số chất thuộc nhóm 
phenolic từ quả cây Dứa dại (Pandanus 
odoratissimus L. F). Tạp chí Hóa học. 2015, 
53, tr.432-435. 
3. Phạm Hoàng Hộ. Cây cỏ Việt Nam. 
NXB Y học. 2000, tập 3, tr.334. 
4. Jong T.T, Chau S.W. Antioxidative 
activities of constituents isolated from Pandanus 
odoratissimus. Phytochemistry. 1998, 49 (7), 
pp.2145-2148. 
5. Kim H.Y, Kim J.K, Choi J.H, Jung J.Y, 
Oh W.Y, Kim D.C, Lee S.M. Hepatoprotective 
effect of pinoresinol on carbon tetrachloride - 
induced hepatic damage in mice. Journal of 
Pharmacological Sciences. 2010, 112 (1), 
pp.105-112. 
6. Londonkar R, Kamble A. Evaluation of 
free radical scavenging activity of Pandanus 
odoratissimus. International Journal of 
Pharmacology. 2009, 5 (6), pp.377-380. 
7. Rohman A, Riyanto S, Yuniarti N, 
Saputra W.R, Utami R, Mulatsih W. Antioxidant 
activity, total phenolic, and total flavaonoid of 
extracts and fractions of red fruit (Pandanus 
conoideus Lam). International Food Research 
Journal. 2010, 17 (1), pp.97-106. 
8. Sannjeeve, Kumar R, Padmalaxmi D, 
Udupa A.L, Ojeh N, Patil V, Kodancha P, 
Shubha H.V. Antioxidant activity of methanol 
extract of Pandanus fasciularis Lam. 
Pharmacologyonline. 2011, 1, pp.833-841. 
9. Stroev et al. Determination of lipid 
peroxylation rate in tissue homogenate 
laboratory. Manual in Biochemistry. Moscow. 
1998, pp.243-256. 
10. Yi B, Hu L, Mei W, Zhou K, Wang H, 
Luo Y, Dai H. Antioxidant phenolic compounds 
of cassava (Manihot esculenta) from Hainan. 
Molecules. 2011, 16 (12), pp.10157-10167. 
11. Yuvaraj P, Subramoniam A, Louis T, 
Madhavachandran V, Narasu M.L. Attenuation 
of expression of cytokines, oxidative stress 
and inflammation by hepatoprotective phenolic 
acids from Thespesia populnea Soland ex 
Correa stem bark. Annals of Phytomedicine. 
2013, 2, pp.47-56. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hoat_tinh_chong_oxy_hoa_in_vitro_cua_cac_phan_doan.pdf