Nghiên cứu điều dưỡng về kiến thức, thái độ và chăm sóc tại nhà của người lớn mắc bệnh hen

TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ và chăm sóc hen tại nhà của người lớn mắc bệnh hen. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang Kết quả: Trong 350 người bệnh hen phế quản (HPQ) gồm có 231 nữ và 119 nam, tỷ lệ kiến thức chung tốt về HPQ chiếm 47,1%, thái độ tích cực chiếm 49,7%, thực hành sử dụng bình xịt định liều (BXĐL) đúng chiếm 31,7%. Có mối liên quan giữa kiến thức với thái độ về HPQ với p=0,0028 (KTC 95%, PR: 1,11‐ 1,71). Có mối liên quan giữa kiến thức với thực hành sử dụng BXĐL với p=0,026 (KTC 95%, PR: 1,02‐1,63). Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức, thái độ chưa cao và thực hành sử dụng BXĐL của người bệnh HPQ còn thấp. Điều này cho thấy cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người bệnh các kiến thức về HPQ đồng thời nhân viên y tế phải kiểm tra lại cách sử dụng thuốc và sử dụng BXĐL, hướng dẫn lại những thông tin liên quan đến HPQ mỗi lần tái khám nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh

pdf 6 trang yennguyen 3460
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu điều dưỡng về kiến thức, thái độ và chăm sóc tại nhà của người lớn mắc bệnh hen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu điều dưỡng về kiến thức, thái độ và chăm sóc tại nhà của người lớn mắc bệnh hen

Nghiên cứu điều dưỡng về kiến thức, thái độ và chăm sóc tại nhà của người lớn mắc bệnh hen
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 184 
NGHIÊN CỨU ĐIỀU DƯỠNG VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ  
VÀ CHĂM SÓC TẠI NHÀ CỦA NGƯỜI LỚN MẮC BỆNH HEN 
Ngô Thanh Trúc*, Nguyễn Thị Thu Ba**, Jane Dimmitt Champion*** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ và chăm sóc hen tại nhà của người lớn mắc bệnh hen. 
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 
Kết quả: Trong 350 người bệnh hen phế quản (HPQ) gồm có 231 nữ và 119 nam, tỷ lệ kiến thức chung tốt 
về HPQ chiếm 47,1%, thái độ tích cực chiếm 49,7%, thực hành sử dụng bình xịt định liều (BXĐL) đúng chiếm 
31,7%. Có mối liên quan giữa kiến thức với thái độ về HPQ với p=0,0028 (KTC 95%, PR: 1,11‐ 1,71). Có mối 
liên quan giữa kiến thức với thực hành sử dụng BXĐL với p=0,026 (KTC 95%, PR: 1,02‐1,63).  
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức, thái độ chưa cao và thực hành sử dụng BXĐL của người 
bệnh HPQ còn thấp. Điều này cho thấy cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người bệnh các kiến 
thức về HPQ đồng thời nhân viên y tế phải kiểm tra lại cách sử dụng thuốc và sử dụng BXĐL, hướng dẫn lại 
những thông tin liên quan đến HPQ mỗi lần tái khám nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. 
Từ khóa: kiến thức, thái độ, bình xịt định liều, hen phế quản 
ABSTRACT 
NURSING RESEARCH ON KNOWLEDGE, ATTITUDE 
 AND HOME CARE OF ASTHMATIC ADULT PATIENTS 
Ngo Thanh Truc, Nguyen Thi Thu Ba, Jane Dimmitt Champion 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 184‐ 189 
Objective: Survey on knowledge, attitude and home care of asthmatic adult patients 
Research methods: descriptive cross‐sectional  
Results: In 350 asthmatic patients, including 231 females and 119 males, rate of good general knowledge is 
47.1%,  rate  of  positive  attitude  is  49.7%,  and  rate  of  correct  practice  of  using MDI  is  31.7%.  There  is  a 
significant relationship between good knowledge and positive attitude about asthma with p=0.0028 (CI 95%, PR: 
1.11‐ 1.71). There  is a significant relationship between knowledge of patients and practice of using MDI with 
p=0.026 (CI 95%, PR: 1.02‐1.63). 
Conclusions: Results of  the study showed  that knowledge and attitude are not good enough and correct 
practice of using MDI is low. Hence, there is a need to have educational programs to: provide information about 
asthma  in  mass  media  in  order  for  everyone  to  approach;  Educate  health  for  patients  about  their  disease. 
Healthcare workers must recheck on asthmatic patients’ using medicines, using inhalers devices and re‐explain 
information related to asthma to the patients in following‐up checks to increase patients’ quality of life. 
Key words: knowledge, attitude, asthma, MDI. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hen phế quản là một trong những bệnh mãn 
tính ở đường hô hấp, thường gặp nhất trên thế 
giới, hiện  tại  trên  thế  giới  có  khoảng  300  triệu 
người mắc bệnh hen phế quản với  tỷ  lệ  từ 2%‐
12% dân số(4), dự báo đến năm 2025 sẽ có thêm 
100‐150 triệu người mắc bệnh này(10). 
Cho đến nay HPQ vẫn  là một  trong những 
căn  bệnh  ảnh  hưởng  nghiêm  trọng  đến  cuộc 
sống và sức khoẻ. Chi phí cho bệnh HPQ năm 
2007  tại Mỹ  là 56  tỉ  đô  la với  3.300 người  chết 
mỗi năm(5). Một số nghiên cứu ở nước ngoài cho 
* Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch** ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh*** University of Texas ‐ USA 
Tác giả liên lạc: ThS. Ngô Thanh Trúc  ĐT: 0913 626 087 Email: ngotruc1980@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 185
thấy  kiến  thức  và  sử  dụng  BXĐL  trên  người 
bệnh HPQ thấp(8,11). 
Việc  hiểu  biết  về HPQ  sẽ  giúp  cho  người 
bệnh kiểm  soát  tốt bệnh  của mình, hạn  chế  số 
lần tái phát cơn hen, giảm số lần nhập viện, giảm 
chi phí y  tế, ngăn ngăn xảy  ra  các biến  chứng. 
Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  nhằm  phát  hiện 
những kiến thức, thái độ, chăm sóc tại nhà chưa 
đúng,  từ  đó  có  định hướng  tốt hơn  trong việc 
hướng dẫn những kiến thức cần thiết, phù hợp 
cho  người  bệnh HPQ  để  nâng  cao  chất  lượng 
cuộc sống cho họ.  
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Người bệnh được chẩn đoán HPQ từ 18 tuổi 
trở lên, đến khám tại phòng khám hô hấp bệnh 
viện Đại học Y Dược TP.HCM, từ tháng 02 đến 
tháng 05 năm 2013. 
Tiêu chuẩn nhận bệnh 
Người  bệnh  từ  18  tuổi  trở  lên,  được  chẩn 
đoán HPQ bởi bác sĩ chuyên khoa hô hấp. 
 Người bệnh có sử dụng BXĐL. 
Người bệnh tái khám từ lần thứ 2 trở lên. 
Người  bệnh  tình  nguyện  tham  gia  nghiên 
cứu. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
‐ Người bệnh bị bệnh nặng, câm, điếc. 
‐ Người bệnh HPQ kết hợp với COPD. 
Kỹ thuật chọn mẫu 
Chọn mẫu thuận tiện không theo nguyên tắc 
xác  suất. Người bệnh  đủ  tiêu  chí  chọn mẫu  sẽ 
được mời phỏng vấn  trực  tiếp dựa  trên bộ câu 
hỏi  có  sẵn gồm:  các  thông  tin  của người bệnh, 
kiến thức có liên quan đến HPQ (13 câu), thái độ 
(5 câu) và bảng kiểm sử dụng BXĐL (6 bước). 
Phân tích số liệu 
Số  liệu  được mã  hóa  và  nhập  bằng  phần 
mềm Epidata 3.1,  sử dụng  chương  trình  thống 
kê SPSS 11.5 để xử lý số liệu. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Qua khảo sát kiến thức, thái độ và quan sát 
sử dụng BXĐL của 350 người bệnh HPQ, chúng 
tôi có kết quả nghiên cứu như sau 
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu 
Bảng 1‐ Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu 
Đặc điểm của đối tượng Tần số Tỷ lệ % 
Tuổi 
 43,7+/- 15,3* 
18-40 151 43,1 
41-60 153 43,7 
> 60 46 13,2 
Nơi cư trú Tỉnh 233 66,6 
TPHCM 117 33,4 
Giới tính Nữ 231 66,0 
Nam 119 34,0 
Trình độ 
học vấn 
Mù chữ 5 1,4 
Cấp 1 35 10,0 
Cấp 2 73 20,9 
Cấp 3 97 27,7 
Trung cấp/ 
CĐ/ĐH/SĐH 
140 40,0 
Nghề 
nghiệp 
Nhân viên văn phòng 19 5,4 
Giáo viên 23 6,6 
Nội trợ 59 16,9 
Buôn bán 61 17,4 
Nông dân 22 6,3 
Khác 166 47,4 
Tình trạng 
hôn nhân 
Độc thân 69 19,7 
Đã kết hôn 279 79,7 
Góa 2 0,6 
Gia đình có
người bị 
bệnh HPQ
Không 214 61,1 
Có 136 38,9 
Hút thuốc lá Không 307 87,7 
Có 43 12,3 
* Trung bình ± độ lệch chuẩn 
Kiến thức có liên quan đến HPQ 
Bảng 2‐ Kiến thức có liên quan đến HPQ 
Nội dung Trả lời Tần suất
Tỷ lệ
% 
1. Theo Ông/Bà HPQ là bệnh gì? Bệnh mãn tính 
179 51,1
2. Theo Ông/Bà HPQ là bệnh dễ 
tái đi tái lại? 
Đúng 293 83,7
3. Theo Ông/Bà HPQ có liên quan 
đến dị ứng không? Có 
254 72,6
4. Theo Ông/Bà HPQ có lây 
không? 
Không 259 74,0
5. Theo Ông/Bà HPQ trị có dứt 
không? 
Không 171 48,8
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 186 
Nội dung Trả lời Tần suất
Tỷ lệ
% 
6. Theo Ông/Bà thời gian điều trị 
hen chỉ vài tuần là dứt bệnh? Không đúng 
296 84,6
7. Theo Ông/Bà nuốt con thằn lằn 
có trị hết bệnh hen không? Không 
191 54,6
8. Theo Ông/Bà hút cà độc dược 
có trị hết bệnh hen không? Không 
188 53,7
9. Theo Ông/Bà cấy chỉ dưới da 
có trị hết bệnh hen không? Không 
179 51,2
10. Theo Ông/Bà sử dụng thuốc 
hàng ngày theo phác đồ điều trị để 
làm gì? 
Ngăn chặn 
xuất hiện 
các triệu 
chứng hen 
135 38,6
11. Tác dụng phụ hay gặp của 
thuốc xịt dùng điều trị bệnh hen 
hàng ngày là bị nấm miệng? 
Đúng 
113 32,3
12. Các thuốc điều trị bệnh hen có 
gây nghiện không? Không 
263 75,2
13. Theo Ông/Bà hen phế quản có 
thể phòng ngừa để hạn chế số lần 
lên cơn hen không? 
Có 
265 75,7
Bảng 3‐ Kiến thức chung của người bệnh về HPQ 
Kiến thức chung N Tỷ lệ % 
Tốt 165 47,1 
Chưa tốt 185 52,9 
Thái độ của người bệnh về HPQ 
Bảng 4‐ Thái độ của người bệnh về HPQ 
Nội dung Trả lời Tần suất
Tỷ lệ
% 
1.Ông/Bà có đồng ý với ý 
kiến cho rằng nuốt con thằn 
lằn sẽ hết bệnh hen 
Thái độ tích cực 177 50,6
Thái độ chưa tích 
cực 173 49,4
2. Ông/Bà có đồng ý với ý 
kiến cho rằng hút cà độc 
dược sẽ hết bệnh hen 
Thái độ tích cực 176 50,3
Thái độ chưa tích 
cực 174 49,7
3. Ông/Bà có đồng ý với ý 
kiến cho rằng cấy chỉ dưới da 
sẽ hết bệnh hen 
Thái độ tích cực 166 47,4
Thái độ chưa tích 
cực 184 52,6
4. Theo Ông/Bà tái khám 
thường xuyên sẽ giúp bệnh 
hen ổn định 
Thái độ tích cực 342 97,7
Thái độ chưa tích 
cực 8 2,3
5. Theo Ông/Bà sử dụng 
thuốc theo đúng phác đồ điều 
trị giúp kiểm soát được triệu 
chứng hen 
Thái độ tích cực 342 97,7
Thái độ chưa tích 
cực 8 2,3
Thái độ chung 
Thái độ tích cực 174 49,7
Thái độ chưa tích 
cực 176 50,3
Thực hành sử dụng BXĐL 
Bảng 5‐ Sử dụng BXĐL 
STT Trình tự các bước Thực hành 
Tần 
suất 
Tỷ lệ
% 
STT Trình tự các bước Thực hành 
Tần 
suất 
Tỷ lệ
% 
1 Mở nắp bình xịt Đúng 350 100
2 Giữ bình thẳng, lắc kỹ Đúng 340 97,1
3 Thở ra chậm Đúng 197 56,3
4 Ngậm ống kín Đúng 280 80,0
5 Hít vào chậm đồng thời ấn bình và tiếp tục hít vào thật sâu 
Đúng 198 56,6
6 Nín thở 10 giây Đúng 204 58,3
Bảng 6‐ Thực hành chung đúng 
Thực hành chung n Tỷ lệ % 
Đúng 111 31,7 
Chưa đúng 239 68,3 
Bảng 7‐ Nguồn thông tin về HPQ 
Nguồn thông tin về HPQ Tần suất Tỷ lệ %
Bác sĩ 334 95,4 
Điều dưỡng 1 0,3 
Người thân 51 14,6 
Tivi 13 3,7 
Radio 7 2 
Báo chí 33 9,4 
Internet 20 5,7 
Khác (bạn bè, tổng đài tư vấn) 4 1,1 
Liên  quan  giữa  kiến  thức  với  thái  độ  về 
HPQ 
Bảng 8‐ Liên quan giữa kiến thức với thái độ về 
HPQ 
Kiến 
thức 
Thái độ (n=350) p PR 
KTC 95% Chưa tích cực 
(n=176) 
Tích cực 
(n=174) 
Chưa tốt 
(n=185)
107 (57,8%) 78 (42,2%) 0,0028 1,38 
(1,11- 1,71)
Tốt 
(n=165)
69 (41,8%) 96 (58,2%) 
Liên quan giữa kiến thức với thực hành sử 
dụng BXĐL 
Bảng 9‐ Liên quan giữa kiến thức với thực hành sử 
dụng BXĐL 
Kiến thức Thực hành (n=350) p PR 
KTC 95%Chưa đúng 
(n=176) 
Đúng 
(n=174) 
Chưa tốt 
(n=185) 
96 (51,9%) 89 (48,1%) 0,026 1,29 
(1,02-1,63)
Tốt (n=165) 66 (40%) 99 (60%) 
BÀN LUẬN 
Tuổi thấp nhất trong nghiên cứu của chúng 
tôi là 18 tuổi, cao nhất là 87 tuổi, đa số đối tượng 
ở các tỉnh nhiều hơn ở TP.HCM với tỷ lệ 66,6%. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 187
Tỷ  lệ nữ  là  66%  và nam  là  34%, nhiều nghiên 
cứu cho thấy ở tuổi trưởng thành thì tỷ lệ nữ giới 
mắc bệnh HPQ nhiều hơn nam giới(9,13), kết quả 
của  chúng  tôi phù hợp với y văn. Tỷ  lệ người 
bệnh HPQ có trình độ học vấn từ cấp III trở lên 
trong mẫu của chúng  tôi chiếm đa số  (bảng 1), 
đây là một điểm thuận lợi cho việc giáo dục sức 
khỏe  cho  người  bệnh.  Tỷ  lệ  người  bệnh HPQ 
hiện có hút thuốc lá trong nghiên cứu của chúng 
tôi là 12,3%, khói thuốc lá gây kích thích đường 
hô  hấp,  làm  tăng  nguy  cơ  nhạy  cảm  với  dị 
nguyên và làm tăng các triệu chứng hen(6,12). 
Kiến thức của người bệnh về HPQ 
  Kết quả của chúng  tôi cho  thấy gần một 
nửa dân  số  trong mẫu  nghiên  cứu  không  biết 
HPQ  là một bệnh mãn  tính với  tỷ  lệ  44,6% và 
4,3% cho là bệnh nhiễm trùng, điều này cho thấy 
người bệnh sẽ không theo dõi cũng như là điều 
trị hen lâu dài. Họ chỉ đến khám khi triệu chứng 
hen xuất hiện và có khả năng sẽ không sử dụng 
thuốc ngừa cơn hàng ngày  theo  toa khi hết các 
triệu  chứng  hen.  Đa  số  người  bệnh  cho  rằng 
HPQ  là  bệnh  dễ  tái  đi  tái  lại  chiếm  83,7%  và 
72,6%  cho  rằng HPQ  có  liên  quan  với dị  ứng. 
Nghiên  cứu  của Tarig  thực hiện  tại Sudan  cho 
thấy có 31%  (n=490) người bệnh HPQ cho rằng 
dị ứng có liên quan đến HPQ, kết quả này thấp 
hơn  kết  quả  của  chúng  tôi(11). Có  18,3%  người 
bệnh không biết và 7,7% cho rằng HPQ là bệnh 
lây, điều này cho thấy người bệnh chưa thực sự 
hiểu biết về HPQ. Về  thuốc điều  trị HPQ hàng 
ngày,  có  38,6%  trả  lời  đúng  là ngăn  chặn  xuất 
hiện các triệu chứng hen, 10,6% cho rằng để cắt 
cơn hen. Sự nhầm  lẫn giữa  tác dụng của  thuốc 
ngừa cơn và  thuốc cắt cơn dẫn  tới HPQ không 
được kiểm soát tốt, đưa đến tăng tỷ lệ nhập viện, 
tăng  chi phí  điều  trị,  chỉ  có  32,3%  người  bệnh 
biết được tác dụng phụ thường gặp của thuốc xịt 
sử  dụng  hàng  ngày  là  nấm miệng.  Về  phòng 
ngừa, trong nghiên cứu của chúng  tôi có 75,7% 
trả  lời  rằng  có  thể phòng ngừa  để hạn  chế  lên 
cơn hen, kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả 
nghiên cứu của Anwar (57,3%)(3).  
Nhìn  chung  kiến  thức  về HPQ  của  người 
bệnh  vẫn  còn  thấp.  Để  đạt  được  sự  kiểm  soát 
HPQ hiệu quả, chúng ta cần phải cung cấp cho 
người bệnh những kiến  thức cơ bản về sinh  lý 
bệnh của HPQ, về các triệu chứng của cơn hen. 
Bên cạnh đó, NVYT phải hướng dẫn cho người 
bệnh cách xác định yếu tố nguy cơ gây khởi phát 
hen  cho  họ  để  phòng  tránh  hen  tái  phát  song 
song với việc cung cấp kiến thức cơ bản về thuốc 
điều  trị  để  người  bệnh  hiểu  được  vai  trò,  tác 
dụng của thuốc.  
Thái độ của người bệnh về HPQ 
Chúng tôi nhận thấy đa số người bệnh đồng 
ý là tái khám thường xuyên sẽ giúp bệnh hen ổn 
định  (97,7%)  và  sử  dụng  thuốc  trị  HPQ  theo 
đúng phác  đồ  điều  trị  sẽ kiểm  soát  được  triệu 
chứng hen (97,7%). HPQ là một bệnh viêm mãn 
tính ở đường hô hấp hay thay đổi, tùy thuộc vào 
sự đáp ứng thuốc điều trị, tại mỗi bậc sẽ có phác 
đồ điều trị khác nhau. Do đó nếu người bệnh sử 
dụng  thuốc  điều  trị  hàng  ngày  theo  đúng  chỉ 
định sẽ làm giảm viêm đường thở, bảo vệ đường 
thở chống  lại các yếu tố gây cơn hen. Khi HPQ 
được  kiểm  soát  tốt  sẽ  giảm  tối  thiểu  các  triệu 
chứng  hen  về  đêm,  giảm  số  lần  lên  cơn  hen, 
giảm  lượng  thuốc  sử dụng mỗi ngày, giảm  sử 
dụng  thuốc  cắt  cơn  và  người  bệnh  sẽ  có  cuộc 
sống giống như người bình thường. Thái độ của 
người  bệnh  đối  với  các phương pháp  trị HPQ 
trong dân gian như nuốt con thằn lằn, hút cà độc 
dược, cấy chỉ dưới da chưa cao, điều này có thể 
do họ chưa nghe đến các phương pháp này nên 
không biết hoặc họ tin vào điều này là đúng. Do 
đó,  NVYT  cần  phổ  biến  những  kiến  thức  về 
HPQ để thay đổi nhận thức, niềm tin của người 
bệnh về HPQ, để đạt được sự phối hợp tốt trong 
điều trị, kiểm soát hen hiệu quả. 
Thực hành sử dụng BXĐL 
Kết  quả  người  bệnh  thực  hành  sử  dụng 
BXĐL đúng 6 bước theo bảng kiểm trong nghiên 
cứu  của  chúng  tôi  là  31,7%,  nghiên  cứu  của 
Anjum Hashmi ở Pakistan cũng cho thấy chỉ có 
16,3%  (n=215)  thực  hành  đúng  hoàn  toàn  các 
bước sử dụng BXĐL(2). Chúng tôi ghi nhận đa số 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 188 
người bệnh thực hiện sai ở các bước thứ 3, 5, 6, 
do  đó NVYT  cần  phải  kiểm  tra  cách  sử  dụng 
bình  xịt  mỗi  khi  người  bệnh  tái  khám,  huấn 
luyện  lại cách  sử dụng để việc kiểm  soát HPQ 
được hiệu quả hơn, giảm chi phí y tế, nâng cao 
chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Hamdan 
đã  chứng minh  việc  sử  dụng  bình  xịt  không 
đúng có liên quan đến kiểm soát HPQ kém và đi 
cấp cứu thường xuyên hơn(1,7). 
Nguồn thông tin về HPQ 
Các thông tin về HPQ mà người bệnh nhận 
được từ Điều dưỡng rất thấp 0,3%, điều này gợi 
ý cho các nhà  lãnh đạo Điều dưỡng ở các khoa 
hô  hấp  nên  có một  chiến  lược  trong  việc  xây 
dựng chương  trình giáo dục sức khỏe phù hợp 
cho  người  bệnh  HPQ.  Bởi  vì  Điều  dưỡng  là 
người có thời gian tiếp xúc với người bệnh nhiều 
nhất trong quá trình chăm sóc, do đó sẽ có cơ hội 
để giáo dục sức khỏe cho họ, góp phần vào việc 
kiểm  soát HPQ  được  hiệu  quả. Ngoài  ra,  các 
thông tin liên quan tới HPQ trên các phương tiện 
truyền  thông  đại  chúng  còn  rất  thấp,  do  đó 
chúng  ta cần có các chương  trình  tuyên  truyền 
về HPQ cho cộng đồng để mọi người có cơ hội 
tiếp cận (bảng 7). 
Liên quan giữa kiến thức với thái độ  
Kết quả nghiên cứu của chúng  tôi cho  thấy 
có mối  liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến 
thức với  thái  độ về HPQ với p=0,0028. Những 
người bệnh HPQ có kiến thức tốt sẽ có khả năng 
có thái độ tích cực cao hơn so với những người 
bệnh  có  kiến  thức  chưa  tốt PR=1,38; KTC  95% 
(1,11‐ 1,71) (bảng 8). 
Liên quan giữa kiến thức với thực hành sử 
dụng BXĐL 
Chúng  tôi  tìm  thấy  có mối  liên  quan  có  ý 
nghĩa thống kê giữa kiến thức với thực hành sử 
dụng BXĐL (p=0,026), người bệnh HPQ có kiến 
thức  tốt sẽ có khả năng  thực hành đúng BXĐL 
cao  hơn  người  bệnh  có  kiến  thức  chưa  tốt 
(PR=1,29;  KTC  95%  (1,02‐1,63)  (bảng  9).  Thực 
hành chưa đúng có thể do chưa có kiến thức tốt 
hoặc do ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như: khả 
năng  tiếp  thu  của  người  bệnh,  không  được 
hướng dẫn cách sử dụng BXĐL hoặc do không 
được kiểm tra lại kỹ thuật mỗi khi tái khám hoặc 
không  có khả năng phối hợp  các  động  tác. Từ 
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức 
với  thái  độ,  giữa  kiến  thức  với  thực  hành  sử 
dụng BXĐL của người bệnh HPQ, chúng tôi có 
thể kết luận là việc nâng cao kiến thức cho người 
bệnh về HPQ là cần thiết, nó không chỉ nâng cao 
tỷ  lệ người bệnh HPQ có kiến  thức  tốt mà còn 
cải  thiện  được  thái  độ  và  thực  hành  đúng  để 
điều trị được hiệu quả. 
KẾT LUẬN 
  Tỷ lệ người bệnh có kiến thức tốt về HPQ 
chưa  cao  chiếm  47,1%,  thái  độ  tích  cực  chiếm 
49,7% và sử dụng đúng BXĐL thấp chiếm 31,7%. 
Có mối  liên quan giữa kiến thức với  thái độ về 
HPQ với p=0,0028. Có mối  liên quan giữa kiến 
thức với thực hành sử dụng BXĐL với p=0,026. 
Qua nghiên cứu,  cần  thiết phải  tăng  cường 
giáo dục sức khỏe cho người bệnh các kiến thức 
về HPQ. Nhân viên y tế phải kiểm tra lại cách sử 
dụng BXĐL, hướng dẫn lại những thông tin liên 
quan đến HPQ mỗi lần người bệnh tái khám để 
việc kiểm soát hen được hiệu quả, nâng cao chất 
lượng cuộc sống cho người bệnh. Cần có những 
chương  trình,  các  thông  tin  về  HPQ  trên  các 
phương  tiện  truyền  thông  đại  chúng  để  mọi 
người cùng được tiếp cận. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Coelho ACC  et  al  (2011).  “Use  of  the  inhaler  devices  and 
asthma control in severe asthma patients at a referral center in 
the  city of Salvador, Brazilʺ.  J Bras Pneumol, 37  (6), pp.720‐
728. 
2. Hashmi  A,  Soomro  JA  et  al  (2012).  “Incorrect  inhaler 
technique compromising quality of life of asthmatic patients”. 
J Medicine, 13 (1), pp.16‐21. 
3. Anwar H, Hassan N et al (2008). “Asthma knowledge among 
asthmatic  school  students”.  Oman Madical  Journal,  23  (2), 
pp.90‐95. 
4. Beasley  R  (2004).  The  global  burden  of  asthma  report.  In: 
Global  Initiative  for  asthma,   
accessed on May 2012. 
5. CDC  (2012)  Vital  Sign.  Asthma  in  US, 
  accessed 
on May 2012. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 189
6. Đặng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Thu Ba (2006). “Xác định tần 
xuất và một số yếu tố nguy cơ hen phế quản ở học sinh cấp 1 
quận Gò Vấp”. Tạp chí y học TP.HCM, 12 (4), tr.162‐166. 
7. Hamdan AL‐Jahdali et al (2013). “Improper inhaler technique 
is  associated  with  poor  asthma  control  and  frequent 
emergency department visits”. Allergy, Asthma, and Clinical 
Immunology, 9 (8), pp.1‐7. 
8. Laleh S, Zahra P et al  (2011). “Asthma knowledge, Attitude 
and  Self‐efficacy  in  Iranian  asthmatic patients”. Archives of 
Iranian Medicine, 14 (5), pp.315‐320. 
9. Lê Thị Tuyết Lan, Lê Thị Thu Hương (2004). “Đặc điểm suyễn 
dạng ho ở bệnh nhân Việt Nam trưởng thành”. Tạp chí y học 
TP.HCM, 8 (1), tr.106‐110. 
10. Masoli  M,  Fabian  D  et  al  (2004).  “The  global  burden  of 
asthma:  executive  summary  of  the  GINA  Dissemination 
Committee Report”. Allegy, 59, pp.469‐478. 
11. Tarig HA Mahgoob Z et al (2011). “Knowledge, attitude and 
behavior of asthmatic patients regarding to asthma  in urban 
areas in Khartoum State, Sudan”. Khartoum Medical Journal, 
4 (1), pp.524‐531. 
12. Tan  NC,  Ngoh  SHA  et  al  (2012).  “Impact  of  cigarrette 
smoking  on  symptoms  and  quality  of  life  of  adults  with 
asthma managed in public primary care clinics in Singapore: a 
questionnaire  study”.  Primary Care Respiratory  Journal,  21 
(1), pp.90‐93. 
13. Vương Mỹ Ngọc, Lê Thị Tuyết Lan  (2006). “Đặc  điểm  lâm 
sàng và hô hấp ký ở bệnh nhân hen lớn tuổi”. Tạp chí y học 
TP.HCM, 10 (1), tr.6‐13. 
Ngày nhận bài báo:        05/9/2014 
Ngày phản biện nhận xét bài báo:    29/9/2014 
Ngày bài báo được đăng:  20/10/2014 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dieu_duong_ve_kien_thuc_thai_do_va_cham_soc_tai_n.pdf