Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu

Bài 1. CÁC CHIẾN LƯỢC VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU

Mục tiêu:

1. Thuộc được khái niệm về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ban đầu.

2. Trình bày được 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu.

3. Phân tích được các nguyên tắc cơ bản của chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Nội dung:

1. Đại cương

1. 1 Khái niệm về sức khỏe

Định nghĩa của tổ chức y tế thế giới: sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn

diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm tình trạng không có

bệnh hay không bị thương tật.

1. 2. Khái niệm về chăm sóc sức khỏe ban đầu. :

CSSKBĐ1 là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên phương pháp và kỹ

thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và từng gia đình trong cộng đồng, được mọi

người chấp nhận thong qua sự tham gia đầy đủ của họ với giá thành mà họ chấp

nhận được nhằm đạt được sức khỏe cao nhất. CSSKBĐ nhằm nâng cao sức khỏe,

phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe.

2. Nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu:

Chăm sóc sức khỏe ban đầu được tổ chức y tế thế nhận định là cách chăm sóc có

hiệu quả nhất và chi phí thấp mà cộng đồng có thể chấp nhận được. Nhiều nước trên thế

giới đã thực hiện và cho kết quả khả quan. tại hội nghị ở Alma- Ata đã khẳng định vị trí

của chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể áp dụng thành công ở các nước khi có sự tham gia

của các chính phủ. Tại Việt nam, từ 12 tháng 9 năm 1978 sau khi tuyên ngôn Alma –Ata

ra đời, ngành y tế việt nam đẩy mạnh công tác xây dựng ngành y tế đặc biệt là tuyến y tế

cơ sở (trạm y tế cơ sở) để chăm sóc sức khỏe toàn dân ở mức cao nhất. Do điều kiện về

1 Chăm sóc sức khỏe ban đầu.4

vị trí địa lý, khí hậu, tình hình chính trị, nên Việt nam đưa thêm 2 nội dung nữa vào 8 nội

dung CSSKBĐ của tuyên ngôn Alma- Ata đó là nội dung thứ 9 và 10

pdf 45 trang yennguyen 1260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu

Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ ĐÔNG 
Gi¸o tr×nh 
CH¡M SãC SøC KháE BAN §ÇU 
Tµi liÖu ®µo t¹o sơ cÊp d©n sè y tÕ 
Hµ Néi - N¨m 2011 
 1
 Lời nói đầu 
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu là một phần rất quan trọng của Chiến lược 
phát triển đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, 
của từng gia đình và của toàn xã hội. Xác định mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của 
công tác chăm sóc sức khỏe, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác này, có kế 
hoạch đến từng gia đình ở tuyến cơ sở. 
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu được biên soạn làm tài liệu học tập cho 
đối tượng là sinh viên đạt trình độ chuyên môn sơ cấp dân số - y tế, trên cơ sở 
Chương trình đào tạo dân số - y tế trình độ sơ cấp chuyên nghiệp đã được Bộ Y tế 
phê duyệt. 
Mục tiêu của tài liệu nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về 
nghiệp vụ chăm sóc sức khỏe đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác DS-KHHGĐ cho 
đội ngũ cán bộ cơ sở. 
Công tác Chăm sóc sức khỏe ban đầu luôn vẫn là một lĩnh vực mới ở nước ta. 
Vì vậy, trong quá trình biên soạn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. 
Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các nhà khoa học, 
các cán bộ quản lý và đông đảo bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn. 
 Các tác giả 
 2
MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
Bài 1. CÁC CHIẾN LƯỢC VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU ..................... 3 
1. Đại cương .............................................................................................................. 3 
2. Nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu: .......................................................... 3 
3. Các nguyên tắc cơ bản của chăm sóc sức khỏe ban đầu .................................... 10 
Bài 2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU ... 12 
1 Đại cương: ............................................................................................................ 12 
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng chăm sóc sức khỏe ban đầu .................... 13 
Bài 3. CÁC BIỆN PHÁP, CHÍNH SÁCH ĐỂ THỰC HIỆN CHĂM SÓC ................. 17 
SỨC KHỎE BAN ĐẦU TẠI VIỆT NAM .................................................................. 17 
1. Kiện toàn tổ chức và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe nhân dân: ......... 17 
2. Đào tạo, bố trí nhân lực khoa học và phát triển công nghệ ............................... 18 
3. Tăng cường đầu tư và quản lý tốt các nguồn lực. .............................................. 18 
4. Xã hội hóa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân ............................. 19 
6. Phát huy và phát triển y học cổ truyền dân tộc kết hợp y học cổ truyền ............ 20 
với y học dân tộc ..................................................................................................... 20 
7. Đảm bảo thuốc chữa bệnh, phát triển công nghiệp Dược và trang thiết bị y tế . 21 
Bài 4. QUY TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG ................................. 22 
1. Khái niệm ............................................................................................................ 22 
2. Quy trình điều dưỡng: ......................................................................................... 23 
Bài 5. THỰC HÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU TẠI CỘNG ĐỒNG ...... 25 
1. Mục đích của thăm gia đình: .............................................................................. 26 
2. Qui trình thăm gia đình: ...................................................................................... 26 
Bài 6. QUẢN LÝ SỨC KHOẺ TẠI TRẠM Y TẾ ...................................................... 28 
1. Khái niệm quản lý sức khoẻ cộng đồng: ............................................................ 28 
2. Lập kế hoạch hành động: .................................................................................... 30 
3. Thống kê và sổ sách quản lý y tế cơ sở: ............................................................. 31 
3. Sổ theo dõi nguyên nhân tử vong ....................................................................... 40 
4. Báo cáo thống kê của tuyến y tế xã/phường: ...................................................... 41 
5. Một số chỉ tiêu quan trọng ở tuyến y tế cơ sở: ................................................... 42 
 3
ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU 
Bài 1. CÁC CHIẾN LƯỢC VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU 
Mục tiêu: 
1. Thuộc được khái niệm về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ban đầu. 
2. Trình bày được 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu. 
3. Phân tích được các nguyên tắc cơ bản của chăm sóc sức khỏe ban đầu. 
Nội dung: 
1. Đại cương 
1. 1 Khái niệm về sức khỏe 
 Định nghĩa của tổ chức y tế thế giới: sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn 
diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm tình trạng không có 
bệnh hay không bị thương tật. 
1. 2. Khái niệm về chăm sóc sức khỏe ban đầu. : 
CSSKBĐ1 là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên phương pháp và kỹ 
thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và từng gia đình trong cộng đồng, được mọi 
người chấp nhận thong qua sự tham gia đầy đủ của họ với giá thành mà họ chấp 
nhận được nhằm đạt được sức khỏe cao nhất. CSSKBĐ nhằm nâng cao sức khỏe, 
phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe. 
2. Nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu: 
Chăm sóc sức khỏe ban đầu được tổ chức y tế thế nhận định là cách chăm sóc có 
hiệu quả nhất và chi phí thấp mà cộng đồng có thể chấp nhận được. Nhiều nước trên thế 
giới đã thực hiện và cho kết quả khả quan. tại hội nghị ở Alma- Ata đã khẳng định vị trí 
của chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể áp dụng thành công ở các nước khi có sự tham gia 
của các chính phủ. Tại Việt nam, từ 12 tháng 9 năm 1978 sau khi tuyên ngôn Alma –Ata 
ra đời, ngành y tế việt nam đẩy mạnh công tác xây dựng ngành y tế đặc biệt là tuyến y tế 
cơ sở (trạm y tế cơ sở) để chăm sóc sức khỏe toàn dân ở mức cao nhất. Do điều kiện về 
1 Chăm sóc sức khỏe ban đầu. 
 4
vị trí địa lý, khí hậu, tình hình chính trị, nên Việt nam đưa thêm 2 nội dung nữa vào 8 nội 
dung CSSKBĐ của tuyên ngôn Alma- Ata đó là nội dung thứ 9 và 10. 
2. 1 Giáo dục sức khỏe (GDSK) nhằm thay đổi những thói quen và lối sống 
không lành mạnh,có hại thành có lợi cho sức khỏe 
 GDSK là để người dân có kiến thức tự bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Khi 
chính người dân tự nhận ra những thói quen, lối sống và phong tục tập quán có hại 
cho sức khỏe thì họ sẽ tự mình thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe. Họ sẽ 
thấy trách nhiệm của họ trước bản thân và cộng đồng. GDSK có vị trí quan trọng 
trong công tác y tế,nhưng nó đặc biệt quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu 
(CSSKBĐ) vì GDSK có liên quan đến tất cả các nội dung khác của chăm sóc sức 
khỏe ban đầu, bởi khi Việt Nam hội nhập với các nước trên thế giới thì 
Những thói quen, phong tục tập quán và lối sống đôi khi sẽ là rào cản trong sự 
hội nhập. 
Giáo dục sức khỏe để người dân có nhận thức về sức khỏe, từ đây họ có cách 
ứng xử phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện sống của họ. Khi có ý thức về sức khỏe 
cộng đồng thì họ sẽ có ý thức gìn giữ và bảo vệ cho chính họ và cộng đồng. 
2. 2 Cải thiện điều kiện dinh dưỡng và ăn uống hợp lý 
Ăn uống là một nhu cầu cơ bản của con người. Cải thiện điều kiện dinh dưỡng 
là yêu cầu cấp thiết của các nước đang phát triển. Điều kiện kinh tế của Việt Nam 
còn nhiều khó khăn, mục tiêu của chúng ta là xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất 
lượng dinh dưỡng, dinh dưỡng hợp lý và an toàn thực phẩm. Chúng ta đã xây dựng 
cơ cấu bữa ăn hợp lý đảm bảo đủ năng lượng và cân đối các thành phần dinh dưỡng 
(đạm, đường, mỡ và các chất vi lượng, vi tamin). Giáo dục dinh dưỡng nhằm nâng 
cao nhận thức của cộng đồng về dinh dưỡng hợp lý, để đảm bảo phòng tránh được 
những bệnh do dinh dưỡng gây ra. Vận động cộng đồng tự giải quyết vấn đề dinh 
dưỡng và sử dụng hợp lý những nguồn lương thực, thực phẩm sẵn có ở địa phương, 
phát triển hệ sinh thái V. A. C (vườn, ao, chăn nuôi). Giúp cho cộng đồng biết cách 
tổ chức bữa ăn hợp lý vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa phù hợp với khẩu vị của từng 
địa phương. Đảm bảo bữa ăn trong từng gia đình cũng là một trong những yêu cầu 
của chiến lược dinh dưỡng nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Các chính sách khuyến 
khích sản xuất tăng nguồn của cải vật chất trong xã hội đồng thời nghiên cứu chế 
biến các sản phẩm nông nghiệp nhằm cung cấp nội địa và xuất khẩu. 
 5
2. 3 Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường 
- Đẩy mạnh giáo dục vệ sinh môi trường: giáo dục cho thế hệ trẻ và cả những 
người ít có khả năng tiếp cận các thông tin về vấn đề môi trường. hướng dẫn trên 
các phương tiện thông tin đại chúng, qua sách báo, trong nhà trường  tất cả các 
thông tin nên ngắn gọn, dễ hiểu và dễ thực hiện. 
- Giải quyết tốt các chất thải bỏ: phân người và gia súc, nước, rác thải Cần 
khuyến khích người dân chăn nuôi tập trung và hướng dẫn họ cách sử dụng BIOGA 
để khai thác khí thải thành khí sử dụng để đun, vừa tiết kiệm năng lượng, vừa đảm 
bảo vệ sinh môi trường do mùi các chất thải sinh ra. 
- Tiêu diệt các trung gian truyền bệnh: ruồi,muỗi, gián,rận,rệp, bọ chét, chuột 
Khuyến khích người dân sống vệ sinh và diệt các trung gian truyền bệnh bằng 
các loại phương tiện tránh gây ô nhiễm môi trường (VD: dùng bẫy chuột, vợt muỗi 
bằng vợt điện ) 
- Cung cấp nước sạch cho nhân dân: Người dân thành phố được sử dụng nguồn 
nước máy đã qua xử lý nên nguồn nước rất sạch nhưng tại đâu đó người dân vẫn tự 
đục đường ống dẫn nước nên nguồn nước bị ô nhiễm. Ở những vùng nông thôn, nơi 
nước sử dụng hàng ngày là hồ ao, sông ngòi  Những nơi này nguồn nước bị nhiễm 
bẩn bởi phân tươi và hóa chất độc hại (do làng có nghề phụ thải ra). Bệnh truyền 
nhiễm và các bệnh do hóa chất độc hại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe 
cộng đồng. Cung cấp nước sạch là cách phòng tránh cho cộng đồng khỏi mắc nhiều 
bệnh trong đó thông thường nhất là bệnh lây qua đường tiêu hóa và bệnh ngoài da. 
- Đẩy mạnh trồng cây xanh để tạo những lá phổi lớn làm trong sạch môi 
trường: Trong nhiều năm qua rừng bị tàn phá trên diện rộng ở nhiều nước trên thế 
giới, lượng khí thải CO2 do các nhà máy và các loại nhiên liệu hóa thạch khác được 
đốt dẫn tới gia tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính, trái đất ngày càng bị nóng lên. 
Để tránh thảm họa này, con người phải tích cực trồng cây xanh. Cây xanh giúp cho 
điều hòa khí hậu,đồng thời tránh xói lở đất khi có lũ lụt xảy ra. 
2.4 Chăm sóc sức khỏe trẻ em và kế hoạch hóa gia đình 
Trong công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em hiện nay là: 
Đẩy mạnh giáo dục về dân số kế hoạch hóa gia đình: giáo dục dân số kế hoạch 
hóa gia đình nhằm làm cho chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải 
thiện một cách tốt nhất. muốn được như vậy cần giáo dục cho người dân nhận thức 
được vấn đề phấn đấu giảm tỷ lệ phát triển dân số, thực hiện mỗi gia đình chỉ có từ 1 
đến 2 con, đẩy mạnh phong trào nuôi con khỏe dạy con ngoan 
 6
- Tiếp tục phấn đấu giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em, nhất là tử vong sơ sinh. 
. Tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh tử vong rất cao do chưa được quan tâm đúng mức; mặt 
khác do phong tục tập quán lạc hậu ( tự đỡ đẻ hoặc mời các bà lang vườn ) Vận 
động được người dân tự nguyện đến các trung tâm y tế để được chăm sóc từ khi có 
thai đến khi sinh và sau sinh là việc làm của cả cộng đồng. 
- Giải quyết tốt vấn đề dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em: Trẻ em được chăm 
sóc tốt từ trong bụng mẹ sẽ phát triển về tinh thần và thể chất tốt,điều đó có nghĩa là 
giống nòi được cải tạo nhờ dinh dưỡng. Khẩu hiệu “ trẻ em hôm nay - thế giới ngày 
mai ”hoàn toàn đúng khi sự chăm sóc và giáo dục trong một môi trường tốt thì 
chúng ta sẽ có một thế hệ công dân tốt trong tương lai. Chiều cao và cân nặng của 
trẻ em ngày càng được cải thiện nhờ sự hiểu biết của các bậc cha mẹ đã giành nhiều 
chế độ dinh dưỡng, đặc biệt từ khi mang thai. Người mẹ được đảm bảo dinh dưỡng 
tốt sẽ sinh ra những em bé không bị suy dinh dưỡng bào thai. 
- Nội dung công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em (tóm tắt trong chương trình 
GOBIFFF) chương trình này gồm 
 + Sử dụng biểu đồ tăng trưởng theo dõi sức khỏe trẻ em (Growth 
monitoring) để theo dõi sự phát triển về thể chất của trẻ. 
 + Bù nước và điện giải bằng đường uống (Oral rehydratation); đây là loại 
thuốc vừa thông dụng, vừa rẻ tiền, vừa dễ sử dụng. Sử dụng loại thuốc tiện lợi này 
đã hạn chế được tỷ lệ trẻ tử vong hàng năm do tiêu chảy và một số bệnh khác như: 
Sốt chưa rõ nguyên nhân,Sốt xuất huyết, Sốt rét  
 + Nuôi con bằng sữa mẹ (Brest feeding): Trước đây các bà mẹ cho con bú mẹ 
hoàn toàn. Ngày nay do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người mẹ sử dụng sữa bò 
để nuôi con. Khi nuôi con bằng sữa bò, nhiều yếu tố có thể gây cho trẻ bị bệnh như 
mất vệ sinh bình sữa,mất vệ sinh từ người chăm sóc trẻ Các nhà khoa học đều 
khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ vừa rẻ tiền vừa đảm bảo tránh cho trẻ bị mắc các 
bệnh đường ruột. Nuôi con bằng sữa mẹ còn có lợi ích vì nó là sợi dây thắt chặt tình 
mẫu tử và đứa trẻ được hưởng nguồn kháng thể từ sữa mẹ, giúp cho trẻ có sức đề kháng 
tốt tránh các bệnh nhiễm trùng. 
 + Tiêm chủng phòng bệnh (Immunisation): trước đây các bệnh truyền nhiễm 
đã cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em. Từ khi có tiêm chủng mở rộng tỷ lệ chết do 
các bệnh truyền nhiễm giảm đi rõ rệt. Trẻ được tiêm phòng 6 loại bệnh thường gặp: 
Lao, Bại liệt,Bạch hầu,Ho gà, Uốn ván ,Sởi. Các quốc gia có điều kiện có thể tiêm 
mở rộng thêm các loại vacxin mà từng vùng,từng miền các bệnh dịch đó phát triển. 
 7
 + Kế hoach hóa gia đình ( family planning) Để hạn chế bùng nổ dân số, các quốc 
gia phải tham gia vào chương trình nhằm đưa tỷ lệ sinh trong tầm kiểm soát. 
 + Thực phẩm bổ xung cho bà mẹ và trẻ em (Food supplements) Bổ xung các 
chất cần thiết cho cơ thể trong đó có các vi chất và vi tamin. Chế độ ăn uống không 
hợp lý có thể dẫn đến nhiều bệnh tật từ đó phát sịnh. Những thực phẩm cần bổ xung 
cho chế độ ăn của mẹ và bé phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình và tình trạng 
của từng bé. Ở những gia đình kinh tế còn khó khăn thì vấn đề tự cung tự cấp tại 
chỗ những sản phẩm nông nghiệp rất quan trọng; trứng gà, gà, vịt, rau  theo mô 
hình VAC đã đem lại nhiều kết quả tốt trong phòng chống suy dinh dưỡng. Cần làm 
công tác tuyên truyền sâu rộng cho người dân hiểu biết chiến lược dinh dưỡng của 
nhà nước nhằm cải thiện quan niệm về dinh dưỡng: các phong tục tập quán kiêng 
ăn khi có thai, sau khi sinh Phát động phong trào toàn dân mỗi gia đình tự chăn 
nuôi và trồng trọt đảm bảo dinh dưỡng cho gia đình trong khả năng của mình. 
 + Giáo dục nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ (Femal education): vai trò 
của người phụ nữ trong gia đình và xã hội là vô cùng to lớn. Người phụ nữ đảm 
trách công việc nuôi dạy con nên sự hiểu biết của họ vô cùng quan trọng. Những 
năm đầu đời của bé (trong 3 năm đầu) được nuôi dạy một cách khoa học sẽ tạo nền 
tảng cho nhận thức của trẻ sau này. Người phụ nữ có học vấn và được giáo dục tốt 
thì khi có gia đình, có con cái, chính họ sẽ tạo dựng cho thế hệ sau những phẩm 
chất tốt đẹp có tính nhân văn: biết lẽ phải, biết yêu thiên nhiên, yêu con người  
Làm cho thế giới được yên bình hơn. 
2.4 T ... A3: 
- Tổng số người có thai. 
- Tổng số lần khám thai. 
- Số bà mẹ được khám đủ 3 lần trong suốt thời kỳ mang thai. 
- Số bà mẹ tiêm phòng vác xin uốn ván: 1 mũi, 2 mũi. 
- Những biến chứng thường gặp trong thời kỳ thai sản. 
* Các chỉ số từ A3 được sử dụng để: 
- Phát hiện các nguy cơ về phí mẹ trong thời kỳ mang thai và trong cuộc đẻ: 
lùn, khung chậu hẹp, biến dạng khung chậu, tiền sử sản khoa, rau tiền đạo, tiền sản 
giật, chửa ngoài dạ conđể có kế hoạch chỉ đạo về chuyên môn. 
 35
- Phát hiện những nguy cơ về phía thai nhi: thai đôi, thai to, ngôi thế bất 
thường, bất cân đối giữa thai nhi và khung chậu, thai suy dinh dưỡng 
- Góp phần đánh giá kết quả hoạt động của công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ 
và trẻ em. 
3. 2. 2. 4. Sổ đẻ - sổ A4: 
Ghi chép tất cả các trường hợp đẻ tại địa bàn, bao gồm đẻ tại trạm y tế, ở cơ sở 
y tế tuyến trên và đẻ tại nhà do cán bộ y tế đỡ hoặc có can thiệp, thăm khám sau đẻ 
để nắm chắc tỷ lệ sinh hang năm. 
* Các chỉ số có thể lấy ra từ sổ A4: 
- Số người đẻ. 
- Nơi đẻ: tại trạm y tế, tại nhà, tại nơi khác. 
- Số lần đẻ của người mẹ. 
- Tình trạng khi đẻ: đẻ thường, đẻ khó phải can thiệp. 
- Biến chứng sản khoa: 5 tai biến. 
- Mẹ chết trong khi đẻ. 
- Số bà mẹ chết liên quan đến chửa đẻ. 
- Số trẻ đẻ ra sống. 
- Số trẻ đẻ ra có trọng lượng dưới 2500g. 
- Biến chứng về phía con; dị dạng, thai chết lưu, bệnh lý chu sinh, tụ máu 
ngạt 
* Các chỉ số từ A4 được sử dụng để: 
Góp phần đánh gía công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em và dân số /KHHGĐ với 2 
chỉ số cơ bản: 
+ Tỷ suất chết mẹ 
+ Tỷ suất sinh thô. 
3. 2. 2. 5. Sổ theo dõi các biện pháp kế hoạch hoá gia đình-sổ A5: 
Ghi chép đày đủ các trường hợp chấp nhận KHHGĐ và tình hình xảy thai ở địa 
bàn để đánh giá công tác KHHGĐ ở địa phương và toàn quốc. 
* Các chỉ số có thể lấy ra từ sổ A5: 
- Số người áp dụng các biện pháp tránh thai. 
- Số người áp dụng các biện pháp tránh thai theo tuổi và giới. 
 36
- Số người sẩy thai: bệnh lý, tự nhiên 
- Số người nạo phá thai. 
* Các chỉ số từ A5 được sử dụng để: 
- Đánh giá kết quả hoạt động của chương trình KHHGĐ. 
- Dự đoán sự phát triển dân số. 
3. 2. 2. 6. Sổ theo dõi các nguyên nhân tử vong - sổ A6: 
Ghi chép đầy đủ các trường hợp chết do các nguyên nhân khác ở các cơ sở y tế 
và trong nhân dân thuộc địa bàn quản lý để xác định tỷ lệ và các nguyên nhân chính 
của tử vong, đặc biệt là tử vong trẻ em. 
* Các chỉ số có thể lấy ra từ sổ A6: 
- Số người chết trong năm. 
- Nguyên nhân chết theo giới, tuổi. 
- Các tỷ lệ chết đặc trưng: chết mẹ, chết trẻ em dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi, chết trẻ 
em của 6 bệnh có vácxin phòng bệnh. 
- Nguyên nhân của tử vong theo vùng. 
- Cơ cấu nguyên nhân tử vong theo 17 nhóm bệnh. 
* Các chỉ số từ A6 được sử dụng để: 
- Tính tuổi thọ trung bình. 
- Đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ y tế thong qua khâu chẩn đoán và 
điều trị. 
- Đánh giá hoạt động của chương trình y tế và các hoat động của ngành. 
3. 2. 2. 7. Sổ theo dõi các bệnh xã hội- sổ A7: 
Ghi chép và theo dõi bệnh nhân mắc các bệnh xã hội. Phát hiện, quản lý, điều 
trị ở tuyến y tế cơ sở nhằm không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ 
ban đầu cho nhân dân, có biện pháp phòng chống và thanh toán từng bệnh xã hội. 
* Các chỉ số có thể lấy ra từ sổ A7: 
3. 2. 2. 7. 1. SỐT RÉT 
- Số bệnh nhân mắc bệnh sốt rét ác tính, số người được điều trị 
- Số lam máu xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét. 
- Số lam máu dương tính: loại P. falci và P. vivax. 
- Số người chết do sốt rét. 
 37
3. 2. 2. 7. 2. BỆNH LAO 
- Số bệnh nhân được quản lý và điều trị 
- Số bệnh nhân mới phát hiện 
- Số bệnh nhân điều trị khỏi. 
- Tỷ lệ BK dương tính. 
3. 2. 2. 7. 3. BỆNH PHONG VÀ HOA LIỄU 
- Tổng số bệnh nhân phong trong đó bệnh nhân phong được quản lý và điều trị. 
- Số bệnh nhân bị lậu và giang mai. 
3. 2. 2. 7. 4. MẮT MÙ LOÀ 
- Số người bị bệnh mắt hột. 
- Số được điều trị, số khỏi. 
- Số người bị đục thuỷ tinh thể, số đã mổ. 
3. 2. 2. 7. 5. PHÒNG CHỐNG BƯỚU CỔ 
- Số người bướu cổ đơn thuần, số được điều trị. 
- Số người được tiêm Lipiodol. 
3. 2. 2. 7. 6. HIV/AIDS 
- Số bệnh nhân đang được quản lý và điều trị. 
- Số bệnh nhân mới phát hiện. 
- Số bệnh nhân nhiễm HIV. 
- Số bệnh nhân đã biểu hiện AIDS. 
3. 2. 2. 7. 7. TÂM THẦN VÀ NGHIỆN HÚT 
- Số bệnh nhân tâm thần đang được quản lý và điều trị. 
- Số bệnh nhân nghiện hút. 
* Các chỉ số từ A7 được sử dụng để: 
 Đánh giá công tác phòng chống các bệnh xã hội nói chung và công tác phòng 
và thanh toán từng bệnh xã hội. 
3. Cách ghi chép các loại sổ sách: 
3. 1. Sổ khám bệnh 
3. 1. 1. Phương pháp ghi chép: 
 Sổ khám bệnh có 15 cột, được ghi như sau: 
 38
- Cột 1: Ghi theo số tự nhiên từ 1 đến hết của một ngày khám bệnh. Số lượng 
của ngày nào, cập nhật ngày đó để tính số lần khám. 
- Cột 2: Ghi họ tên bệnh nhân được thăm khám hàng ngày. 
- Cột 3,4: Nếu bệnh nhân nam ghi tuổi vào cột 3, bệnh nhân nữ ghi tuổi vào cột 
4. Nếu trẻ em dưới 1 tuổi ghi số tháng kèm theo chữ Th. 
- Cột 5: Địa chỉ, ghi nơi thường trú của bệnh nhân, ghi rõ: đội sản xuất (hoặc 
xóm), thôn, xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố theo lời khai hoặc giấy giới 
thiệu của bệnh nhân. 
- Cột 6: Ghi nghề đang làm của bệnh nhân. 
- Cột 7: Ghi theo lời khai của bệnh nhân. 
- Cột 8: Ghi các triệu chứng chinh sau khi đã thăm khám. 
- Cột 9, 10, 11: Đánh dấu (x) vào cột 9, nếu bệnh nhân chẩn đoán là ỉa chảy, cột 
10 nếu chẩn đoán là nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, cột 11 ghi rõ tên căn bệnh 
theo chẩn đoán của người khám. 
- Cột 12,13,15: Đánh dấu (x) vào cột thích ứng. 
- Cột 14: Ghi rõ phác đồ điều trị của người khám bệnh, kê đơn. 
3. 1. 2. Trách nhiệm ghi: 
- Sổ này đặt ở tất cả các nơi khám chữa bệnh từ Trạm y tế trở lên. 
- Trưởng phòng khám bệnh hoặc trạm trưởng trạm y tế chịu trách nhiệm theo 
dõi và tổng kết theo định kỳ báo cáo. 
- Đối với trạm y tế, sổ này được đặt tại trạm. Trường hợp cán bộ y tế tới khám 
và chữa bệnh tại nhà cho bệnh nhân cũng được ghi vào sổ hang tháng. 
3. 2. Sổ tiêm chủng vác xin cho trẻ em: 
3. 2. 1. Phương pháp ghi: 
- Cột 1: Ghi thứ tự trẻ em được tiêm. Mỗi trẻ chỉ ghi 1 dòng từ lần tiêm chủng 
đầu tiên tới lần tiêm chủng cuối cùng theo số thứ tự đúng với số thứ tự đúng với số 
trong sổ tiêm chủng phát cho trẻ đó. 
- Cột 2: 
+ Dòng trên ghi rõ họ và tên trẻ 
+ Dòng dưới ghi rõ họ và tên mẹ (hoặc bố hoặc người nuôi dưỡng) 
- Cột 3. 4: Ghi ngày, tháng năm sinh, nếu không nhớ thì ít nhất cũng ghi năm 
sinh của trẻ. 
 39
- Cột 5: Ghi nơi thường trú của bố, mẹ, trẻ. 
- Từ cột 6 đến cột 13: Ghi ngày, tháng, năm tiêm hoặc uống các loại vác xin. 
- Cột 14: Cháu nào được ghi đầy đủ từ cột 6 đến 13 thì đánh dấu (x) vào cột 14. 
- Cột 15: Ghi chú những gì cần thiết (ví dụ trẻ vãng lai). 
3. 2. 2. Trách nhiệm ghi: 
- Sổ này đặt tại trạm y tế và các điểm tiêm chủng vacxin cho trẻ em. 
- Trạm trưởng trạm y tế có trách nhiệm theo dõi việc ghi chép sổ sách. 
- Đối với những nơi tiêm chủng thường xuyên, sổ được ghi chép tại trạm y tế 
hoặc ở điểm tiêm chủng hàng ngày. Đối với những nơi tiêm chủng chiến dịch, sổ 
được ghi chép trong một đợt tiêm 
- Trường hợp trẻ vãng lai (trẻ em đến tạm trú ngắn hạn) cũng ghi vào sổ này 
nhưng phải phát cả phiếu tiêm chủng cho trẻ đó để việc theo dõi tiêm chủng cho trẻ 
đó được liên tục. 
3. 3. Sổ khám thai: 
3. 3. 1. Phương pháp ghi 
- Cột 1: Ghi theo số tự nhiên để tính tổng số lần sinh đẻ trước. 
- Cột 2,3,4,5: Ghi như sổ khám bệnh. 
- Cột 6: Chủ yếu ghi tiền sử sản khoa của lần sinh đẻ trước. 
- Cột 7: Tính tròn số tuần kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng tới 
ngày khám. 
- Từ cột 9-15: Ghi các kết quả khám mẹ vào các cột tương ứng như: trọng 
lượng, số đo vòng bụng, cao tử cung. . . . 
- Cột 16 – 17: Ghi kết quả khám thai như: tim thai, ngôi thai. 
- Cột 18, 19: Ghi ngày, tháng năm các mũi tiêm phòng uốn ván cho thai phụ. 
- Cột 20: Ghi dự kiến ngày sinh theo dự kiến của người khám bệnh. 
- Cột 21-23: Đánh dấu (x) vào cột tương ứng theo kết luận của người khám. 
 3. 3. 2. Trách nhiệm ghi: 
- Sổ này đặt tại trạm y tế và các cơ sở có thăm thai, đỡ đẻ. 
- Nữ hộ sinh trưởng, y bác sỹ trưởng ở các cơ sở thăm thai, đỡ đẻ chịu trách 
nhiệm theo dõi, ghi chép vào sổ. 
 40
3. 4. Sổ đẻ: 
3. 4. 1. Phương pháp ghi: 
- Cột 1: Ghi theo số tự nhiên để tính tổng số người đẻ. 
- Cột 2, 5: Ghi như các sổ trước. 
- Cột 6: Ghi ngay, tháng, năm đẻ. 
- Cột 7-9: khai thác tiền sử về sản khoa. 
- Cột 10-16: Đánh dấu (x) vào cột tương ứng. 
- Cột 17-18: Ghi trọng lượng trẻ trai vào cột 17, trẻ gái vào cột 18 (đơn vị gam) 
 - Cột 19-24: Đánh dấu (x) vào cột tương ứng. 
- Cột 25: Ghi kết quả thăm khám sản phụ trong thời kỳ sau đẻ: sự co hồi tử 
cung, sản dịch, sự tiết sữa. . . và kết quả kham,s sơ sinh như: rốn, vàng da sinh lý. . . 
3. 4. 2. Trách nhiệm ghi: 
- Sổ đặt tại trạm y tế và các cơ sở có thăm thai, đỡ đẻ. 
- Nữ hộ sinh trưởng, y bác sỹ trưởng ở các cơ sở thăm thai, đỡ đẻ chịu trách 
nhiệm theo dõi, ghi chép vào sổ. 
3. Sổ theo dõi nguyên nhân tử vong 
3. 6. 1. Phương pháp ghi: 
- Cột 1: Ghi theo số tự nhiên để tính tổng số người chết. 
- Cột 2: Ghi đầy đủ họ tên người chết. Trường hợp chết ngay khi sinh cũng 
phải ghi đầy đủ. 
- Cột 3 -12: Ghi tuổi của người chết theo giới tính. Cần chú ý: 
+ Trẻ em từ 1 tuổi trở lên và người lớn ghi số tuổi. 
+ Trẻ em chết dưới 1 tuần ghi rõ số và kèm theo chữ ngày. 
+ Trẻ em chết dưới 12 tháng ghi rõ số và kèm chữ tháng. 
- Cột 13,14: Ghi nơi thường trú và nghề nghiệp của người chết. 
- Cột 15: ghi rõ ngày, tháng, năm chết. 
- Cột 16-18: Đánh dấu (x) vào cột thích hợp. 
- Cột 19: Ghi nguyên nhân chết. 
+ Trường hợp chết ở các cơ sở y tế nguyên nhân chết do chẩn đoán của y bác 
sỹ điều trị. 
 41
+ Trường hợp chết tại nhà, nguyên nhân chết do trạm trưởng trạm y tế chẩn 
đoán hồi cứu. 
- Cột 20,21: Đánh dấu (x) vào cột thích hợp. 
3. 6. 2. Trách nhiệm ghi 
- Sổ này được áp dụng cho tất cả các cơ sở khám chữa bệnh. 
- Đối với tuyến xã, sổ này là gốc để tính tỷ lệ tử vong. 
- Trường hợp chết tại các cơ sở y tế tuyến trên, trạm trưởng trạm y tế cùng với 
y tế thôn và chính quyền địa phương phối hợp để thu nhập và ghi chép, tránh bỏ sót 
hoặc chồng chéo. 
- Đối với tuyến trên: Sổ này giúp cho nghiên cứu nâng cao chất lượng điều trị. 
3. 7. Sổ theo dõi các bênh xã hội: 
Sổ theo dõi các bệnh xã hội bao gồm 7 bệnh: sốt rét, lao, phong, mắt, hột, mù 
loà, tâm thần, động kinh, bướu cổ. 
3. 7. 1. Sốt rét: 
- Cột 1: Ghi theo số tự nhiên để tính lượt người mắc và điều trị. 
- Cột 4,5: Ghi tuổi bệnh nhân theo giới tính. 
- Cột 8-10: Đánh dấu (x) vào cột tương ứng theo chuẩn đoán của người khám 
bệnh. 
 - Cột 11-14: Ghi số lượng lam máu đã lấy để tìm KST sốt rét, số lam có KST 
sốt rét cùng loại. 
-Từ cột 15-20: Đánh dấu (x) vào cột thích hợp. 
 3. 7. 2. Phòng chống lao: 
Mỗi bệnh nhân chỉ ghi một dòng kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc điều trị. 
- Cột 1-6: Ghi như các sổ trên 
- Cột7,8: Ghi số lượng XN đã làm và số XN có BK (+). 
- Cột 9-15: Đánh dấu (x) vào ô thích hợp. 
4. Báo cáo thống kê của tuyến y tế xã/phường: 
Báo cáo là hình thức thu thạp số liệu thống kê thường xuyên, có định kỳ, theo 
một nội dung,phương pháp và chế độ báo cáo thống nhất do cơ quan có thẩm quyền 
quyết định. 
 42
4. 1. Phân loại báo cáo:có 2 loại báo cáo là: 
- Báo cáo nhanh (B/C đột xuất): b/c dịch bệnh,thiên tai,tai nạn. . . 
- Báo cáo chính thức: hàng tháng, hàng quý,hàng năm. 
Chế độ báo cáo định kỳ được xây dựng trên nguyên tắc tập trung, thống nhất, các cơ 
quan không được tuỳ tiện lập và ban hành các biểu mẫu ngoài quy định. 
4. 2. Mốc thời gian báo cáo: Có 2 loại báo cáo là: 
- Báo cáo nhanh: Báo cáo bất cứ khi nào xảy ra dịch bệnh, thiên tai. . . 
- Báo cáo chính thức: Từ 21 tháng trước đến 20 tháng sau. Từ 21/12 năm trước 
đến 20/12 năm báo cáo. 
- Thời gian gửi báo cáo: Từ 21-25 hàng tháng. 
4. 3. Mẫu biểu báo cáo: 
Báo cáo thống kê y tế xã hội bao gồm 7 biểu: 
- Biểu 1:Dân số và sinh tử. 
- Biểu 2: Tình hình chăm sóc trẻ em. 
- Biểu 3: Bảo vệ bà mẹ và KHHGD. 
- Biểu 4: Hoạt động khám chữa bệnh. 
- Biểu 5: Hoạt động phòng bệnh. 
- Biểu 6: Các bệnh dịch lây và bệnh quan trọng. 
5. Một số chỉ tiêu quan trọng ở tuyến y tế cơ sở: 
 Số trẻ đẻ ra sống trong năm 
5. 1. Tỷ suất sinh thô (‰) = x 1000 
 Dân số trung bình trong năm đó 
 Số người chết trong năm 
5. 2. Tỷ suất chết thô (‰) = x 1000 
 Dân số trung bình năm đó 
5. 3. Tỷ suất phát triển dân số tự nhiên (‰): 
Tỷ suất sinh thô - Tỷ suất chết thô. 
5. 4. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (‰): 
 Số trẻ em dưới 1 tuổi chết trong năm 
 x 1. 000 
 Tổng số trẻ em đẻ ra sống trong năm 
5. 5. Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi (‰): 
 Số trẻ dưới 5 tuổi chết trong năm 
 x 1. 000 
 Tổng số trẻ em từ 0 đến 5 tuổi 
 43
5. 6. Tỷ số chết mẹ: (Số bà mẹ chết do đẻ bao gồm bà mẹ chết trong khi có thai, 
trong khi đẻ, 6 tuần sau đẻ). 
 Số bà mẹ chết có liên quan đến thai sản trong năm 
 X 100. 000 
 Tổng số trẻ em sinh ra sống trong năm 
5. 7. Số CBYT2 tính trong 1. 000 dân: 
 Số cán bộ y tế 
 x 1. 000 
 DSTB năm đó 
5. 8. Kinh phí y tế/người/năm: 
 Tổng số kinh phí trên cấp, địa phương và dân đóng góp 
 x 1. 000 
 DST3B năm đó 
5. 9. Tỷ lệ tử vong từng bệnh nhân: 
 Số b/n tử vong do một bệnh nào đó 
 x 100 
 Tổng số b/n mắc bệnh đó 
5. 10. Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi có thai: 
 Số phụ nữ có thai trong năm 
 x 100 
 Số PN 15-49 tuổi giữa năm 
5. 11. Tỷ lệ có thai theo dõi: 
 Số PN có thai được theo dõi trong năm 
 x 100 
 Tổng số PN có thai trong năm 
5. 12. Tỷ lệ sản phụ sinh tại trạm y tế: 
 Số sản phụ sinh tại TYT 
 x 100 
 Số trẻ sinh ra trong năm 
5. 13. Tỷ lệ PN thực hiện các biện pháp tránh thai: 
 Số PN 15-49 tuổi có chồng đang thực hiện các BPTT4 
 x 100 
 Tổng số nữ 15-49 tuổi có chồng 
5. 14. Tỷ lệ trẻ em được theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng: 
 Số trẻ em 0-4 tuổi được theo dõi bằng BĐTT5 
 x 100 
2 Cán bộ y tế 
3 Dân số trung bình 
4 Biện pháp tránh thai 
5 Biểu đồ tăng trưởng 
 44
 Tổng số trẻ em 0-4 tuổi 
5. 15. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng: 
 Số trẻ em trong năm có can nặng dưới 2. 500g khi sinh 
 x 100 
 Tổng số trẻ em sinh trong năm được đưa cân 
5. 16. Tỷ lệ trẻ em tiêm chủng đầy đủ phòng 6 bệnh của chương trình TCMR: 
 Số trẻ em được tiêm chủng một loại vacxin 
 x 100 
 Tổng số trẻ em trong dạng tiêm chủng 
5. 17. Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng một loại vacxin nào đó: 
 Số trẻ em được tiêm chủng một loại vacxin nào đó 
 x 100 
 Tổng số trẻ em được tiêm chủng vacxin đó 
Tóm lại: 
Đối với người CBYT, thông tin nói chung và thông tin y tế nói riêng là một yêu 
cầu không thể thiếu được. Đối với y tế cơ sở nguồn thông tin từ sổ sách là chủ yếu. 
Vì vậy việc ghi chép chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ, đúng các cột mục trong 
7 quyển sổ dùng cho y tế cơ sở mà Bộ Y Tế ban hành là rất cần thiết. 
Báo cáo thống kê y tế là tài liệu có giá trị để đánh giá tình trạng sức khoẻ của 
nhân dân trong địa bàn và hoạt động y tế đó. Dựa vào báo cáo các cơ quan quản lý 
có cơ sở lập kế hoạch về đầu tư, đề ra các biện phap cụ thể phòng chống bệnh tật, 
bảo vệ, nâng cao và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cham_soc_suc_khoe_ban_dau.pdf