Đề cương Nghề nghiệp và đạo đức người điều dưỡng

NỘI DUNG

1. ĐỊNH NGHĨA VỀ ĐIỀU DƯỠNG

 Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ sự phục hồi của họ.

 - Năm 1965 Điều dưỡng là một nghề hỗ trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc đóng góp vào việc hồi phục và nâng cao sức khỏe.

 - Năm 1981 Điều dưỡng là chẩn đoán (Diagnosis) và điều trị (Treatment) các phản ứng của con người đối với bệnh hiện tại đang xảy ra hoặc sẽ xảy ra.

a) Hội điều dưỡng Mỹ

Điều dưỡng là Điều trị và chăm sóc.

b) Hội điều dưỡng Canađa

Năm 1984 Điều dưỡng là phát hiện (Identification) và điều trị (Treatment) các phản ứng của con người đối với bệnh hiện tại đang xảy ra hoặc sẽ xảy ra.

c) Theo Henderson:

Chức năng duy nhất của người điều dưỡng là giúp đỡ một cá nhân đau yếu hoặc khỏe mạnh (hoặc cái chết êm ả), mà bản thân cá nhân ấy sẽ tự làm lấy được nếu họ đủ sức mạnh, ý chí hoặc hiểu biết cần thiết. Công việc này được thực hiện nhằm giúp họ giành lại tính tự lập càng nhanh càng tốt.

d) Hội Điều dưỡng quốc tế (International Council of Nurse)

- Điều dưỡng là sự chủ động và hợp tác chăm sóc những cá nhân ở mọi lứa tuổi, mọi gia đình và cộng đồng, cả người ốm cũng như người khỏe, ở mọi lúc, mọi nơi.

- Điều dưỡng là sự tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và chăm sóc người ốm , người tàn tật, người sắp tử vong.

- Điều dưỡng là sự biện hộ, thúc đẩy môi trường an toàn, nghiên cứu và tham gia xây dựng chính sách y tế, quản lý hệ thống y tế và giáo dục sức khỏe.

2. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG THẾ GIỚI

2.1. Việc chăm sóc và nuôi dưỡng bắt đầu từ những bà mẹ, điều đó duy trì cho đến ngày nay.

2.2. Thời kỳ xa xưa, con người tin vào thần linh và cho rằng "Thần linh là đấng siêu nhân có quyền uy", "Thượng đế ban sự sống cho muôn loài", vừa điều trị vừa cầu kinh, người chết là "tại số, tại trời, tại thần linh không cho sống".

 Các đền miếu thờ dần dần trở thành trung tâm chăm sóc và theo dõi người bệnh.

2.3. Năm 60, Bà Phoebe (Hy lạp) đã đến từng gia đình có người ốm đau để chăm sóc - được suy tôn là người nữ điều dưỡng tại gia đầu tiên của Thế giới.

2.4. Thế kỷ thứ IV, Bà Fabiola (La mã) đã tự nguyện biến căn nhà sang trọng của mình thành bệnh viện, đón những người nghèo khổ, đau ốm về để tự bà chăm sóc nuôi dưỡng.

2.5. Thời kỳ viễn chinh ở Châu Âu, bệnh viện được xây dựng, nghề điều dưỡng bắt đầu trở thành nghề được coi trọng.

2.6. Đến thế kỷ XVI, những người phụ nữ phạm tội, bị giam giữ được tuyển chọn làm điều dưỡng, đã tạo ra những quan niệm và thái độ xấu của xã hội đối với nghề điều dưỡng.

2.7. Giữa thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, việc cải cách xã hội đã làm vai trò của người điều dưỡng, vai trò của người phụ nữ được cải thiện.

 - Florence Nightingale (1820 - 1910): là một phụ nữ người Anh (sinh ngày 12 tháng 5 năm 1820 tại Florence, Italy) người được thế giới tôn kính và suy tôn là người thành lập Ngành Điều dưỡng Thế giới.

 Bà đã phấn đấu không mệt mỏi để chăm sóc bệnh nhân, thương binh, người nghèo khổ. Trong 6 tháng chăm sóc tận tâm cùng với 38 phụ nữ tại chiến trường, tử vong do bệnh và bị thương đã giảm từ 42% xuống 22%. Bà đã đưa ra lý thuyết về khoa học vệ sinh tại các cơ sở y tế.

 Mở trường đào tạo điều dưỡng đầu tiên trên thế giới ở Anh vào năm 1860. Trường điều dưỡng Nightingale cùng với chương trình đào tạo 1 năm đã trở thành nền tảng cho hệ thống đào tạo điều dưỡng hiện đại không chỉ cho nước Anh mà còn trên thế giới.

 Hội đồng điều dưỡng Thế giới đã quyết định lấy ngày 12 tháng 5 hàng năm (ngày sinh của Florence Nightingale) là ngày Điều dưỡng Quốc tế. Bà trở thành người mẹ tinh thần của ngành điều dưỡng thế giới.

2.8. Hiện này ngành Điều dưỡng thế giới đã xếp thành một ngành riêng biệt, có nhiều trình độ điều dưỡng khác nhau: trung học, đại học, sau đại học.

 

doc 41 trang yennguyen 9580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương Nghề nghiệp và đạo đức người điều dưỡng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương Nghề nghiệp và đạo đức người điều dưỡng

Đề cương Nghề nghiệp và đạo đức người điều dưỡng
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: NGHỀ NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG
2. Mã học phần: 01.13	
3. Số ĐVHT/tiết học: 2/30, (LT: 30; TH: 0)
4. Thời điểm thực hiện: Học kỳ III
5. Thời gian: Số tiết/tuần: 8 tiết; Số tuần 4 tuần	
6. Mục tiêu học phần: Sau khi học xong học phần, người học có khả năng: 
 	Kiến thức
1. Trình bày khái niệm, đặc điểm của nghề điều dưỡng. 
2. Trình bày được các năng lực của người điều dưỡng. 
3. Trình bày và phân tích được các nguyên tắc đạo đức cơ bản của người điều dưỡng trong thực hành nghề nghiệp.
4. Trình bày và phân tích được trách nhiệm của điều dưỡng trong việc bảo vệ quyền lợi của người bệnh khi thực hành chăm sóc.
Kỹ năng, thái độ
Hình thành ý thức trân trọng nghề nghiệp và yêu nghề thông qua việc xác định được vị trí, vai trò, trách nhiệm của người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh và cộng đồng.
Điều kiện tiên quyết: không
Nội dung tóm tắt:	 
Học phần này giới thiệu về đặc điểm nghề nghiệp của người điều dưỡng, những khái niệm và nguyên tắc cơ bản về đạo đức điều dưỡng trong thực hành nghề nghiệp, trách nhiệm của người điều dưỡng trong việc bảo vệ quyền lợi của người bệnh khi chăm sóc họ. 
	Nội dung học phần này bao gồm các kiến thức cơ bản về đặc điểm nghề nghiệp của người điều dưỡng, những khái niệm và nguyên tắc cơ bản về đạo đức điều dưỡng trong thực hành nghề nghiệp, các bộ luật quy định về đạo đức điều dưỡng (của hội điều dưỡng Việt Nam và quốc tế), những mối quan hệ giữa đạo đức với y đức và vị trí của nó trong thực hành điều dưỡng. Sau khi học xong học phần này người học xác định được nghề nghiệp và vị trí cũng như vai trò, trách nhiệm của người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh và cộng đồng.
Nội dung chi tiết học phần:
TT
Nội dung
Số tiết
Ghi chú
TS
LT
TH
 1
Tổng quan về ngành điều dưỡng 
4
4
 2
Tiêu chuẩn năng lực người điều dưỡng trung cấp 
4
4
 3
Nguyên tắc điều dưỡng và mô hình phân công chăm sóc
4
4
 4
Đạo đức người y tế 
2
2
 5
Các phẩm chất cá nhân của người Điều dưỡng.
 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên Việt Nam 
6
6
 6
Kế hoạch phát triển của ngành điều dưỡng Việt Nam
3
3
7
Trách nhiệm cá nhân của điều dưỡng trong hoạt động nghề nghiệp.
4
4
8
Quyền khách hàng (Quyền lợi và nghĩa vụ của BN và NNBN)
1
1
9
Điều dưỡng Việt nam: Quá khứ - Hiện tại – Tương lai. Định hướng nghề nghiệp
2
2
 Cộng
30
30
10. Phương pháp dạy và học 
Thuyết trình ngắn và tích cực hóa học sinh bằng phát vấn, minh họa, thảo luận nhóm, bài tập tình huống, đọc và bình luận tài liệu...
 11. Đánh giá học phần
Kiểm tra thường xuyên: 01 bài hệ số 1
Kiểm tra định kỳ: 01 bài hệ số 2
Thi kết thúc học phần: Bài thi trắc nghiệm.
+ Công cụ: sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi truyền thống cải tiến.
	12. Tài liệu tham khảo dùng cho môn học
	- Điều dưỡng cơ bản - Bộ y tế - 2007
- 12 điều Y đức – Bộ y tế .
- Quy chế chăm sóc toàn diện, Quy chế bệnh viện - 1997
- Kế hoạch phát triển điều dưỡng – Hộ sinh đến năm 2020 – Hội điều dưỡng Việt Nam.
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP 
Trình bày được định nghĩa điều dưỡng theo ICN (International Council of Nurse)
Trình bày được sơ lược lịch sử ngành điều dưỡng Thế giới và lịch sử ngành Việt Nam qua các thời kỳ.
Trình bày được các tiêu chuẩn chứng minh điều dưỡng là một nghề chuyên nghiệp.
NỘI DUNG
1. ĐỊNH NGHĨA VỀ ĐIỀU DƯỠNG
	Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ sự phục hồi của họ.
	- Năm 1965 Điều dưỡng là một nghề hỗ trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc đóng góp vào việc hồi phục và nâng cao sức khỏe.
	- Năm 1981 Điều dưỡng là chẩn đoán (Diagnosis) và điều trị (Treatment) các phản ứng của con người đối với bệnh hiện tại đang xảy ra hoặc sẽ xảy ra.
a) Hội điều dưỡng Mỹ
Điều dưỡng là Điều trị và chăm sóc.
b) Hội điều dưỡng Canađa
Năm 1984 Điều dưỡng là phát hiện (Identification) và điều trị (Treatment) các phản ứng của con người đối với bệnh hiện tại đang xảy ra hoặc sẽ xảy ra.
c) Theo Henderson:
Chức năng duy nhất của người điều dưỡng là giúp đỡ một cá nhân đau yếu hoặc khỏe mạnh (hoặc cái chết êm ả), mà bản thân cá nhân ấy sẽ tự làm lấy được nếu họ đủ sức mạnh, ý chí hoặc hiểu biết cần thiết. Công việc này được thực hiện nhằm giúp họ giành lại tính tự lập càng nhanh càng tốt.
d) Hội Điều dưỡng quốc tế (International Council of Nurse)
- Điều dưỡng là sự chủ động và hợp tác chăm sóc những cá nhân ở mọi lứa tuổi, mọi gia đình và cộng đồng, cả người ốm cũng như người khỏe, ở mọi lúc, mọi nơi.
- Điều dưỡng là sự tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và chăm sóc người ốm , người tàn tật, người sắp tử vong.
- Điều dưỡng là sự biện hộ, thúc đẩy môi trường an toàn, nghiên cứu và tham gia xây dựng chính sách y tế, quản lý hệ thống y tế và giáo dục sức khỏe.
2. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG THẾ GIỚI
2.1. Việc chăm sóc và nuôi dưỡng bắt đầu từ những bà mẹ, điều đó duy trì cho đến ngày nay.
2.2. Thời kỳ xa xưa, con người tin vào thần linh và cho rằng "Thần linh là đấng siêu nhân có quyền uy", "Thượng đế ban sự sống cho muôn loài", vừa điều trị vừa cầu kinh, người chết là "tại số, tại trời, tại thần linh không cho sống"...
	Các đền miếu thờ dần dần trở thành trung tâm chăm sóc và theo dõi người bệnh.
2.3. Năm 60, Bà Phoebe (Hy lạp) đã đến từng gia đình có người ốm đau để chăm sóc - được suy tôn là người nữ điều dưỡng tại gia đầu tiên của Thế giới.
2.4. Thế kỷ thứ IV, Bà Fabiola (La mã) đã tự nguyện biến căn nhà sang trọng của mình thành bệnh viện, đón những người nghèo khổ, đau ốm về để tự bà chăm sóc nuôi dưỡng.
2.5. Thời kỳ viễn chinh ở Châu Âu, bệnh viện được xây dựng, nghề điều dưỡng bắt đầu trở thành nghề được coi trọng.
2.6. Đến thế kỷ XVI, những người phụ nữ phạm tội, bị giam giữ được tuyển chọn làm điều dưỡng, đã tạo ra những quan niệm và thái độ xấu của xã hội đối với nghề điều dưỡng.
2.7. Giữa thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, việc cải cách xã hội đã làm vai trò của người điều dưỡng, vai trò của người phụ nữ được cải thiện.
	- Florence Nightingale (1820 - 1910): là một phụ nữ người Anh (sinh ngày 12 tháng 5 năm 1820 tại Florence, Italy) người được thế giới tôn kính và suy tôn là người thành lập Ngành Điều dưỡng Thế giới.
	Bà đã phấn đấu không mệt mỏi để chăm sóc bệnh nhân, thương binh, người nghèo khổ. Trong 6 tháng chăm sóc tận tâm cùng với 38 phụ nữ tại chiến trường, tử vong do bệnh và bị thương đã giảm từ 42% xuống 22%. Bà đã đưa ra lý thuyết về khoa học vệ sinh tại các cơ sở y tế.
	Mở trường đào tạo điều dưỡng đầu tiên trên thế giới ở Anh vào năm 1860. Trường điều dưỡng Nightingale cùng với chương trình đào tạo 1 năm đã trở thành nền tảng cho hệ thống đào tạo điều dưỡng hiện đại không chỉ cho nước Anh mà còn trên thế giới.
	Hội đồng điều dưỡng Thế giới đã quyết định lấy ngày 12 tháng 5 hàng năm (ngày sinh của Florence Nightingale) là ngày Điều dưỡng Quốc tế. Bà trở thành người mẹ tinh thần của ngành điều dưỡng thế giới.
2.8. Hiện này ngành Điều dưỡng thế giới đã xếp thành một ngành riêng biệt, có nhiều trình độ điều dưỡng khác nhau: trung học, đại học, sau đại học...
3. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM
3.1. Trước thời Pháp thuộc
3.1.1. Vai trò của ngưòi mẹ
Cũng như thế giới, từ xa xưa các bà mẹ Việt Nam đã chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và gia đình mình. Bên cạnh những kinh nghiệm chăm sóc của gia đình, các bà đã được truyền lại các kinh nghiệm dân gian của các lương y trong việc chăm sóc người bệnh, biết dùng các cây thuốc nam để chữa bệnh,...
3.1.2. Người đặt nền móng cho y học cổ truyền Việt Nam
Hai danh y nổi tiếng thời xưa của dân tộc ta là Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) và Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII) đã sử dụng phép dưỡng sinh để trị bệnh, đã phát hiện ra hàng trăm vị thuốc để điều trị bệnh có hiệu quả. Hai danh y này đã để lại cho nền y học nước ta một gia sản có giá trị lớn về y đức, y thuật Việt Nam.
3.1.3. Vai trò của các tôn giáo trong công tác điều dưỡng
Cuối thế kỷ XV, nhiều đoàn giáo sĩ phương Tây đã đến Việt Nam vừa truyền đạo, vừa chữa bệnh cho các tín đồ. Một số giáo sĩ được mời vào cung vua để chữa bệnh cho các vua quan trong triều đình. Cuối thế kỷ XVII, linh mục Vachet người Pháp và linh mục Coffler người Bồ Đào Nha là hai giáo sĩ đầu tiên đặt nền móng y học và điều dưỡng phương Tây ở nước ta. Sau đó, các tu viện được thành lập, các trại chăm sóc cho người nghèo, trẻ mồ côi do các nữ tu đảm nhiệm. Việc chăm sóc mang tính nhân đạo, tự nguyện và không đòi hỏi thù lao
3.2. Dưới thời Pháp thuộc
Thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đã xây dựng nhiều bệnh viện. Trước năm 1900, họ đã ban hành chế độ học việc cho những người muốn làm việc tại bệnh viện. Việc đào tạo không chính quy mà chỉ là cầm tay chỉ việc. Họ là những người giúp việc thạo kỹ thuật, vững tay nghề và chỉ phụ việc bác sĩ mà thôi.
Năm 1901, mở lớp nam y tá đầu tiên tại bệnh viện Chợ Quán, nơi điều trị bệnh tâm thần và bệnh phong.
Ngày 20-12-1906, Toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định thành lập ngạch nhân viên điều dưỡng bản xứ.
Năm 1910, lớp học dời về bệnh viện Chợ Rẫy để đào tạo y tá đa khoa.
Ngày 1-12-1912, Công sứ Nam Kỳ ra nghị định mở lớp nhưng mãi đến năm 1923 mới mở Trường Y tá và ban hành ngạch bậc y tá bản xứ. Do chính sách của thực dân Pháp không tôn trọng người bản xứ và coi y tá chỉ là người giúp việc nên về lương bổng chỉ được xếp ở ngạch hạ đẳng.
Năm 1924, Hội Y tá ái hữu và Nữ hộ sinh Đông Dương thành lập, người sáng lập là cụ Lâm Quang Thiêm, nguyên Giám đốc bệnh viện Chợ Quán. Chánh hội trưởng là ông Nguyễn Văn Mân. Hội đã đấu tranh với chính quyền thực dân Pháp yêu cầu đối xử công bằng với y tá bản xứ, chấp nhận cho y tá được thi chuyển ngạch trung đẳng, nhưng không được tăng lương mà chỉ được phụ cấp đắt đỏ.
Năm 1937, Hội Chữ thập đỏ Pháp tuyển sinh lớp nữ y tá đầu tiên ở Việt Nam. Lớp học tại 38 Tú Xương (hiện là Trung tâm điều trị trẻ suy dinh dưỡng).
3.3. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
3.3.1. Sau Cách mạng tháng 8/1945 
	- Lớp Y tá 6 tháng đầu tiên được đào tạo tại Việt Bắc (Giáo sư Đỗ Xuân Hợp làm Hiệu trưởng)
	- Sau đó liên khu III cũng mở đào tạo Y tá cấp tốc 3 tháng, cung cấp nhiều Y tá cho chiến trường.
	- 1950: Cục Quân y mở một số lớp Y tá trưởng (chương trình chưa hoàn thiện).
3.3.2. Sau năm 1954
Năm 1954, kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Đất nước ta bị chia làm 2 miền. Miền Bắc bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục chịu sự xâm lược của đế quốc Mỹ. Tuy vậy, mỗi miền có những bước phát triển riêng về công tác điều dưỡng.
* Miền nam:
Năm 1956 có trường điều dưỡng đào tạo điều dưỡng 3 năm. Cô Lâm Thị Hạ, là nữ giám học đầu tiên.
Năm 1968, do thiếu điều dưỡng trầm trọng nên đã mở thêm ngạch điều dưỡng sơ học 12 tháng chính quy tại các trường điều dưỡng. Từ những năm 1960 đã có Sở Điều dưỡng tại Bộ Y tế.
Năm 1970, Hội Điều dưỡng Miền Nam được thành lập, cô Lâm Thị Hai là chánh sự vụ Sở Điều dưỡng đầu tiên kiêm Chủ tịch hội.
Năm 1973, mở lớp điều dưỡng y tế công cộng 3 năm tại Viện Quốc gia Y tế công cộng.
	* Miền Bắc:
	- 1954: Bộ Y tế xây dựng chương trình đào tạo Y tá sơ cấp hoàn chỉnh.
	- 1968: Bộ Y tế xây dựng chương trình đào tạo Y tá trung cấp (tốt nghiệp lớp 7 phổ thông): 2 năm 6 tháng.
	- 1975: tiêu chuẩn chọn vào học Y tá phải cao hơn: tốt nghiệp phổ thông.
	- 21/11/1963: Bộ Y tế quyết định thành lập phòng Y tá của Bộ trong Vụ Quản lý sức khỏe.
3.4. Công tác điều dưỡng từ năm 1975 đến nay
Năm 1975, kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, đất nước được thống nhất, Bộ Y tế đã thống nhất chỉ đạo công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân ở cả 2 miền. Từ đó, nghề điều dưỡng bắt đầu có tiếng nói chung giữa 2 miền Nam - Bắc.
Từ năm 1975, tiêu chuẩn tuyển chọn vào y tá trung học cần trình độ văn hoá cao hơn, học sinh được tuyển chọn bắt buộc phải tốt nghiệp trung học phổ thông hay bổ túc văn hoá và chương trình đào tạo cũng hoàn thiện hơn.
- Ngày 27 tháng 11 năm 1979, Bộ Y tế ra công văn số 4839 về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với y tá trưởng khoa và bệnh viện.
- Năm 1982, Bộ Y tế ban hành chức danh y tá trưởng bệnh viện và y tá trưởng khoa.
- Năm 1985, một số bệnh viện đã xây dựng phòng điều dưỡng, phòng này tách ra khỏi phòng y vụ.
- Ngày 14 tháng 7 năm 1990, Bộ Y tế ban hành quyết định số 570/BYT-QĐ thành lập phòng điều dưỡng trong các bệnh viện có trên 150 giường bệnh.
Khởi đầu, ông Phạm Đức Mục, trưởng phòng điều dưỡng Viện Nhi Thụy Điển làm việc 100%; bà Lê Thị Sửu, giáo viên trường Trung học Y tế Hà Nội và bà Lê Thị Bình, giáo viên Trung học Y tế Bạch Mai làm 50% tại phòng Điều dưỡng Bộ Y tế được đặt trong Vụ Quản lý sức khỏe, nay là Vụ Điều trị Bộ Y tế để phát triển công tác điều dưỡng trong cả nước thời đó.
- Ngày 14 tháng 3 năm 1992, Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định thành lập Phòng Y tá của Bộ đặt trong Vụ Quản lý sức khỏe.
- Ngày 10 tháng 6 năm 1993, Bộ Y tế ra quyết định số 526 kèm theo quy định về chế độ trách nhiệm của y tá trong việc chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện. Cùng ngày đó, vụ Quản lý sức khỏe (nay là Vụ Điều trị) ra công văn số 3722 về việc triển khai thực hiện quy định trên.
- Về đào tạo, năm 1985, Bộ Y tế được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp cho phép tổ chức khoá đào tạo đại học điều dưỡng đầu tiên tại Trường Đại học Y Hà Nội, năm 1986 mở tại Trường Đại học Y - Dược thành phố Hồ Chí Minh. Đây là mốc lịch sử quan trọng trong lĩnh vực đào tạo Đại học điều dưỡng của nước ta.
Tổ chức Y tế thế giới rất hoan nghênh chủ trương này, vì từ đây Bộ Y tế đã xác định được hướng đi của ngành Điều dưỡng, coi đây là một ngành nghề riêng biệt, chứ không suy nghĩ như trước đây cho y tá giỏi học chuyên tu thành bác sĩ.
- Năm 1994, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Y tế lại tiếp tục cho phép đào tạo cử nhân cao đẳng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên y học khoá III tại Trường Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Cao đẳng Y tế Nam Định.
- Năm 1998, Trường Đại học Y khoa Huế mở lớp điều dưỡng cao đẳng đầu tiên tại khu vực miền Trung.
Vào những năm 60 của thế kỷ XX đã đào tạo điều dưỡng trưởng tại Bệnh viện Bạch Mai để cung cấp Điều dưỡng trưởng cho các Bệnh viện Trung ương nhưng chưa được bài bản. Năm 1990, lớp đầu tiên đào tạo điều dưỡng trưởng được Bộ Y tế cho phép là Trường Trung học Kỹ thuật Y tế trung ương I phối hợp với chuyên gia Thụy Điển mở 3 lớp "Điều dưỡng trưởng Bệnh viện": lớp thứ nhất tại Bệnh viện Uông Bí - Thụy Điển. Sau đó lớp thứ hai mở tại Trường Cao đẳng Y tế Nam Định, lớp thứ 3 tại Trường Đại học Y - Dược Hồ Chí Minh.
Đến nay khoảng 50% điều dưỡng trưởng khoa, điều dưỡng trưởng bệnh viện đã được đào tạo qua các lớp quản lý điều dưỡng trưởng.
3.5. Quá trình hình thành Hội Điều dưỡng Việt Nam
- Năm 1986, Hội Điều dưỡng khu vực thành phố Hồ Chí Minh mở đại hội. Năm 1989, Hội Điều dưỡng thủ đô Hà Nội và Hội Điều dưỡng tỉnh Quảng Ninh ra đời. Sau đó lần lượt một số tỉnh thành khác cũng thành lập Hội Điều dưỡng, thôi thúc sự ra đời của Hội Điều dưỡng cả nước. 
- Ngày 26 tháng 10 năm 1990, Hội Y tá - Điều dưỡng Việt Nam mở đại hội lần thứ nhất tại hội trường Ba Đình lịch sử. Nhiệm kỳ thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) Hội là  ... SNK được cập nhật và áp dụng thống nhất trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và ngoài công lập.
- 85% điều dưỡng được đào tạo phổ cập về KSNK, an toàn NB, an toàn phẫu thuật.
- 100% các bệnh viện triển khai thực hiện Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011.
- 50% bệnh viện/ cơ sở chăm sóc sức khỏe áp dụng các tiêu chuẩn chăm sóc điều dưỡng được BYT thừa nhận vào cuối năm 2015 và 85% vào cuối năm 2020.
3.2.2. Chỉ số phấn đấu cho mục tiêu 2: Phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ phù hợp; tăng cường nhân lực cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế.
- Đạt tỷ lệ 16 ĐD, HS / 10.000 dân vào cuối năm 2015 và 20 ĐD, HS / 10.000 dân vào cuối năm 2020.
- Đạt tỷ lệ 30% ĐD, HS có trình độ cao đẳng trở lên vào cuối năm 2015 và đạt 50% vào cuối năm 2020.
- Có 500 thạc sĩ, cao học ĐD, HS vào năm 2015 và 2.000 thạc sĩ, tiến sĩ, cao học ĐD, HS vào năm 2020.
3.2.3. Chỉ số phấn đấu cho mục tiêu 3: Tăng cường năng lực quản lý và điều hành chăm sóc của hệ thống điều dưỡng trưởng các cấp. Đầu tư phát triển hệ thống giảng viên chuyên ngành điều dưỡng đủ năng lực để giữ vai trò chủ đạo trong việc đào tạo điều dưỡng vào cuối năm 2012.
- Tổ chức: 100% SYT có ĐD trưởng/ Phó phòng Nghiệp vụ y kiêm ĐD/ HS trưởng SYT; 100% bệnh viện có hệ thống quản lý điều dưỡng và ít nhất 60% Trung tâm SKSS, nhà hộ sinh, phòng khám đa khoa có ĐD trưởng hoặc HS trưởng.
- Trình độ chuyên môn và quản lý của ĐDT/ HST: 85% ĐDT, HST khoa có trình độ cao đẳng trở lên và có chứng chỉ quản lý điều dưỡng vào cuối năm 2015. Ít nhất 30% Trưởng phòng điều dưỡng bệnh viện và ĐDT/ HST các SYT có trình độ sau đại học vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.
- Phấn đấu đạt 40% giảng viên các cơ sở đào tạo điều dưỡng, hộ sinh là ĐD, HS vào cuối năm 2015 và 60% vào cuối năm 2020.
- Phấn đấu đạt 20% giảng viên là điều dưỡng, hộ sinh trong các cơ sở đào tạo có trình độ sau Đại học vào cuối năm 2015 và 30% vào cuối năm 2020. Đạt 100% giảng viên có chứng chỉ hành nghề hợp lệ vào cuối năm 2015.
4. Phương hướng phát triển của ngành điều dưỡng
4.1. Quan điểm và nhận thức về sức khỏe - công tác điều dưỡng
	- Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội. chứ không chỉ không có bệnh hoặc tật.
	- Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều kiện để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ tổ quốc.
	- Các hoạt động chăm sóc sức khỏe phải thực hiện theo đúng quan điểm của Đảng về đảm bảo công bằng xã hội, quan tâm đến người nghèo, người thuộc diện chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và nhân dân các vùng đặc biệt khó khăn.
	- Điều dưỡng và Hộ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tại bệnh viện và đưa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến với cộng đồng.
4.2. Phương hướng phát triển của Ngành điều dưỡng
4.2.1. Nâng cao chất lượng chăm sóc, phục vụ người bệnh, cộng đồng dân cư:
	- Đẩy mạnh công tác giáo dục Y đức và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của người điều dưỡng.
	- Tăng cường số lượng, chất lượng và cải tiến cách thức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của điều dưỡng tại bệnh viện, cộng đồng và gia đình.
	- Tăng cường thực hiện quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện.
4.2.2. Củng cố tổ chức, phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng, tăng cường vai trò quản lý và đóng góp của điều dưỡng vào việc thực hiện các mục tiêu chăm sóc sức khỏe của ngành Y tế:
	- Củng cố tổ chức điều dưỡng.
	- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng và cơ cấu phù hợp.
	- Sử dụng có hiệu quả nhân lực điều dưỡng để tăng cường vài trò quản lý và đóng góp của điều dưỡng vào các mục tiêu chăm sóc sức khỏe.
4.2.3. Tăng cường chất lượng đào tạo kết hợp lý thuyết và thực hành, nghiên cứu khoa học:
	- Kết hợp lý thuyết và thực hành trong đào tạo
	- Chuẩn hóa chương trình đào tạo, giáo trình, đội ngũ giáo viên và cở sở thực hành.
	- Mở các lớp đào tạo liên tục để nâng cao trình độ hội viên về kiến thức, kỹ năng chăm sóc, quản lý, nghiên cứu khoa học.
4.2.4. Tạo môi trường pháp lý và các chế độ chính sách hợp lý:
	- Có những văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn nghề nghiệp Quy trình giao tiếp và các quy trình kỹ thuật chuyên môn để chỉ đạo, hướng dẫn công tác chăm sóc, phục vụ của người điều dưỡng
	- Có các chế độ, chính sách hợp lý cho điều dưỡng nhằm động viên, khuyến khích người điều dưỡng yên tâm, phấn khởi chăm sóc và phục vụ sức khỏe nhân dân một cách có hiệu quả nhất.
4.2.5. Tăng cường quản lý công tác điều dưỡng thông qua giám sát, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá:
	- Thực hiện tốt việc kiểm tra ,đánh giá, quản lý, giáo dục Y đức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho điều dưỡng, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.
4.2.6. Có sự quan tâm của các cấp, các ngành, các cơ sở y tế ... về mọi mặt (lãnh đạo, chỉ đạo, cơ sở vật chất, tài chính...), giúp đỡ của các tổ chức, bạn bè quốc tế và tăng cường công tác hội nhập và hợp tác quốc tế về lĩnh vực điều dưỡng - hộ sinh.
LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày được 3 thành tựu, 7 tồn tại, thách thức của ngành điều dưỡng Việt nam hiện nay?
2. Trình bày được 3 mục tiêu và các chỉ số cần đạt được về công tác ngành điều dưỡng Việt nam? ? Liên hệ bản thân?
ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ Y TẾ
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Trình bày được khái niệm về Y đức, vị trí, tầm quan trọng của y đức 
Trình bày được 12 điều Y đức
Phân tích được những mối quan hệ trong Y đức.
NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, TẦM QUAN TRỌNG VỀ Y ĐỨC
1.1. Khái niệm y đức 
Trong xã hội loài người, làm bất cứ nghề nghiệp gì cũng cần phải có đạo đức - gọi là đạo đức nghề nghiệp. Ngành Y là ngành liên quan đến sức khoẻ và tính mạng con người. Bản chất của ngành Y là chữa bệnh cứu người vì vậy làm nghề Y cần phải có những phẩm chất, đạo đức đặc biệt.	
Y đức là đạo đức của người làm nghề y tế, thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh hành vi xử sự và quan hệ của Thầy thuốc với bệnh nhân, với đồng nghiệp và cộng đồng. Y đức xác định trách nhiệm, lương tâm, danh dự và niềm hạnh phúc của Thầy thuốc.
1.2. Vị trí, tầm quan trong của y đức
- Nghề y là một nghề đặc biệt, những lỗi lầm, thiếu sót nhỏ cũng có thể gây nên tác hại lớn sức khỏe và tính mạng con người. Hơn nữa nghề y là một nghề nhân đạo, quan hệ thiết thực đến tính mạng con người, hạnh phúc của gia đình, tương lai của giống nòi, đến sức khỏe của dân tộc, của toàn xã hội
- Đối tượng phục vụ của thầy thuốc là con người. Sức khỏe, sự sống của người bệnh được giao phó cho thầy thuốc vì vậy không thể dung thứ cho sự cẩu thả, bàng quan và chủ nghĩa hình thức ở người thầy thuốc
- Chính vì vậy nghề thầy thuốc từ xưa tới nay luôn được đề cao. Người làm công tác y tế phải không ngừng rèn luyện để nâng cao y đức, đáp ứng nhiệm vụ cao cả của ngành và sự yêu mến tín nhiệm của nhân dân
Hơn 200 năm trước, Đại danh y Việt Nam Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã từng nói về nghề y “ Sống chết trong tay mình nắm, phúc họa trong tay mình giữ”. Như vậy người thầy thuốc có vai trò quan trọng việc bảo bệ sức khỏe và tính mạng người bệnh, nếu thầy thuốc không có đạo đức có thể gây nên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng người bệnh, gây ra đau khổ cho người bệnh và gia đình” 
2. QUI ĐỊNH VỀ Y ĐỨC
Quy định về Y đức được ban hành theo quyết định số 2088/BYT-QĐ ngày 06/11/1996 của Bộ Trưởng Bộ Y tế (Giáo sư , Phó Tiến sĩ Đỗ Nguyên Phương)
QUY ĐỊNH VỀ Y ĐỨC
 (Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác Y tế)
	Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác Y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn, như lời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy : “Lương Y phải như từ mẫu”. Phải thật thà đoàn kết, khắc phục khó khăn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền Y học Việt Nam. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận.
	1/ Chăm sóc sức khỏe cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ Y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
	2/ Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.
	3/ Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư cuả người bệnh, khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín đáo lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối sử người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh chữa bệnh.
	4/ Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình, trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị, phổ biến cho họ về chế độ, chính sách quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh, động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.
	5/ Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người bệnh.
	6/ Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng yêu cầu và mức độ bệnh.
	7/ Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh.
	8/ Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe.
	9/ Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
	10/ Thật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
	11/ Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận thiếu sót về mình, không đỗ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
	12/ Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị tai nạn, ốm đau tại cộng đồng, gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.
3. NHỮNG MỐI QUAN HỆ TRONG Y ĐỨC
Y đức thể hiện tinh thần, thái độ phục vụ, hành vi đối xử, bổn phận của người Thầy thuốc đối với bệnh nhân và những quy tắc xử sự đối với thầy, đồng nghiệp, đối với cộng đồng, cần phải thực hiện tốt các mối quan hệ cụ thể là:
3.1. Mối quan hệ của người cán bộ y tế với nghề nghiệp
	Khi tình nguyện làm nghề y phải vun đắp cho mình lòng yêu nghề, yêu công việc, giỏi về chuyên môn và không ngừng học tập vươn lên.
3.2. Mối quan hệ của người cán bộ y tế với người bệnh
Phải tôn trong người bệnh, thông cảm sâu sắc với người bệnh, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, tận tình cứu chữa, không phân biệt giàu nghèo, thận trọng trong chẩn đoán và điều trị. Thể hiện 3 yêu cầu (cố bộ trưởng y tế Phạm Ngọc Thạch đã nêu) 
	- Đến: tiếp đón niềm nở
	- Ở: chăm sóc tận tình
	- Đi: dặn dò chu đáo
3.3. Mối quan hệ của người cán bộ y tế đối với khoa học
Luôn phải tìm tòi, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ tay nghề để phục vụ người bệnh tốt hơn
3.4. Mối quan hệ giữa người cán bộ y tế với bậc thầy và đồng nghiệp 
Kính trọng và nhớ ơn người đã dạy dỗ
Khiêm tốn học hỏi đồng nghiệp, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, không nói xấu, đổ lỗi cho đồng nghiệp. Tự giác nhận trách nhiệm về mình khi có khuyết điểm, sai sót 
3.5. Mối quan hệ của người cán bộ y tế với học trò
Tận tình giúp đỡ, chỉ bảo dạy dỗ cho học sinh nhằm tạo ra người thầy thuốc có đủ năng lực và phẩm chất để kế tục và phát huy truyền thống của ngành
3.6. Mối quan hệ giữa người cán bộ y tế với xã hội
Luôn quan tâm đến sức khỏe của cộng đồng, gương mẫu thực hiện và tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện sức khỏe, cứu chữa người bị nạn
4. NHỮNG THÁCH THỨC HIỆN NAY ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN NÂNG CAO Y ĐỨC & CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO Y ĐỨC
4.1. Những thách thức lớn
- Thách thức lớn nhất, nóng bỏng nhất là đòi hỏi nâng cao Y đức trước nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Đồng tiền xen giữa mối quan hệ thầy thuốc và người bệnh, mà đời sống của người hành nghề y còn nhiều khó khăn. 
- Nhu cầu cao về dịch vụ khám chữa bệnh của nhân dân đòi hỏi ngày càng tăng, nhưng khả năng đáp ứng của hệ thống khám chữa bệnh còn thấp. Đã xuất hiện một "sức ép" của xã hội với ngành Y.
- Đảm bảo công bằng trong khám chữa bệnh, ưu tiên với người có công và vùng căn cứ cách mạng cũ, hỗ trợ người nghèo và vùng nghèo là đòi hỏi của xã hội, là mục tiêu phấn đấu của ngành, sự phối hợp liên ngành để thực hiện các chính sách về kinh tế trong y tế chưa đáp ứng yêu cầu.
4.2. Những giải pháp để nâng cao Y đức
Nâng cao Y đức là bổn phận của mỗi người hành nghề y, là trách nhiệm của tập thể, là sự quan tâm của toàn xã hội.
- Bổn phận của mỗi người hành nghề y phải bền bỉ, kiên trì rèn luyện để tự điều chỉnh thái độ, hành vi đối với người bệnh bằng lượng tâm, trách nhiệm cao. Vì Y đức không tự có mà là quá trình học tập rèn luyện bền bỉ, kiên trì.
- Y đức được hình thành từ trong nhân cách con người, nhân cách ấy được hun đúc từ nếp sống gia đình, trong cộng đồng sinh sống, từ dưới mái trường phổ thông, đặc biệt trong các trường Y. Trước tiên người thầy giáo phải là tấm gương mẫu mực về Y đức, chú trọng giáo dục Y đức cho học sinh, sinh viên ngành Y là yêu cầu cấp bách.
- Toàn ngành, mỗi đơn vị phải coi trọng và có kế hoạch cụ thể về công tác tuyên truyền giáo dục về tinh thần tận tụy phục vụ với lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp cao một cách thường xuyên và nề nếp.
- Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy về khám chữa bệnh để mọi người thực hiện, cũng là cơ sở pháp lý cho thanh tra, kiểm tra việc hành nghề của người cán bộ y tế.
- Khuyến khích và quản lý chặt chẽ chất lượng hành nghề Y dược tư nhân theo đúng các quy định của Nhà nước.
- Hệ thống khám chữa bệnh phải được tăng cường đầu tư về đào tạo cán bộ, nâng cấp cơ sở hạ tâng và đổi mới trang thiết bị theo hướng hiện đại hóa.
- Sự quan tâm toàn xã hội chăm lo nâng cao Y đức đóng vai trò rất quan trọng. Người bệnh và gia định người bệnh biết trân trọng tinh thần, lao động của người thầy thuốc, cùng phối hợp đúng đắn với thầy thuốc trong khám chữa bệnh.
- Phải có chính sách khuyến khích chăm lo đến đời sống người cán bộ y tế về vật chất và tinh thần, để họ yên tâm đem hết sức mình để phục vụ là rất thiết thực góp phần nâng cao Y đức.
- Y đức phải được thể chế hóa bằng những quy định hành chính pháp lý cụ thể để người hành nghề Y thực hiện.
LƯỢNG GIÁ
1. Nêu khái niệm về y đức ?
2. Nêu 12 điều qui định y đức.
3. Phân tích các mối quan hệ trong y đức.

File đính kèm:

  • docde_cuong_nghe_nghiep_va_dao_duc_nguoi_dieu_duong.doc