Đề cương ôn tập môn Logic học

1. Logic hoc là gì ?

+ Logic học là bộ môn khoa học nghiên cứu những quy luật của tư duy nhằm đạt tới

chân lý.

2. Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ:

- Tư duy và ngôn ngữ là hai phạm trù thuộc 2 lĩnh vực khác nhau: tư duy là phạm trù

thuộc về logic học còn ngôn ngữ là phạm trù thuộc ngôn ngữ học

- Tư duy: Là sự phản ánh gián tiếp trừu tượng và khái quát những đặc tính bản chất

của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan vào bộ não của con người trong quá

trình hoạt động thực tiễn cải biến thế giới xung quanh.

- Ngôn ngữ là hệ thông tín hiệu toàn diện để thể hiện các tư tưởng – đầu tiên dưới

dạng tổ hợp các âm thanh, sau đó dưới dạng các ký hiệu. Ngôn ngữ được hình thành và

phát triển trong xã hội loài người.

- Hình thức biểu đạt của tư duy là ngôn ngữ. Tư duy là nội dung có vai trò quyết

định đối với ngôn ngữ ( nội dung của tư duy như thế nào thì ngôn ngữ được thể hiện ra

như thế ấy). Ngôn ngữ là hình thức, là cái vỏ vật chất của tư duy.

- Ngôn ngữ có tác động trở lại đối với tư duy, không có ngôn ngữ thì không thể mang

nội dung của suy nghĩ trong đầu óc con người ra để trao đổi giữa người này với người

khác, nếu ngôn ngữ càng phong phú bao nhiêu thì thể hiện nội dung của tư duy càng

đầy đủ, ngược lại ngôn ngữ càng nghèo nàn bao nhiêu thì thể hiện nội dung của tư duy

càng không đầy đủ, thiếu chính xác, khô khan và kém sinh động bấy nhiêu.

pdf 65 trang yennguyen 10340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Logic học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Logic học

Đề cương ôn tập môn Logic học
 1 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LOGIC HỌC 
(..) 
Hòa Bình tháng 7 năm 2009 
 2 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LOGIC HỌC 
CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ Ý NGHĨA CỦA LOGIC HỌC 
1. Logic hoc là gì ? 
+ Logic học là bộ môn khoa học nghiên cứu những quy luật của tư duy nhằm đạt tới 
chân lý. 
2. Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ: 
- Tư duy và ngôn ngữ là hai phạm trù thuộc 2 lĩnh vực khác nhau: tư duy là phạm trù 
thuộc về logic học còn ngôn ngữ là phạm trù thuộc ngôn ngữ học 
- Tư duy: Là sự phản ánh gián tiếp trừu tượng và khái quát những đặc tính bản chất 
của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan vào bộ não của con người trong quá 
trình hoạt động thực tiễn cải biến thế giới xung quanh. 
 - Ngôn ngữ là hệ thông tín hiệu toàn diện để thể hiện các tư tưởng – đầu tiên dưới 
dạng tổ hợp các âm thanh, sau đó dưới dạng các ký hiệu. Ngôn ngữ được hình thành và 
phát triển trong xã hội loài người. 
- Hình thức biểu đạt của tư duy là ngôn ngữ. Tư duy là nội dung có vai trò quyết 
định đối với ngôn ngữ ( nội dung của tư duy như thế nào thì ngôn ngữ được thể hiện ra 
như thế ấy). Ngôn ngữ là hình thức, là cái vỏ vật chất của tư duy. 
 - Ngôn ngữ có tác động trở lại đối với tư duy, không có ngôn ngữ thì không thể mang 
nội dung của suy nghĩ trong đầu óc con người ra để trao đổi giữa người này với người 
khác, nếu ngôn ngữ càng phong phú bao nhiêu thì thể hiện nội dung của tư duy càng 
đầy đủ, ngược lại ngôn ngữ càng nghèo nàn bao nhiêu thì thể hiện nội dung của tư duy 
càng không đầy đủ, thiếu chính xác, khô khan và kém sinh động bấy nhiêu. 
 Nội dung- Quyết định 
 Hình thức – vỏ vật chất 
3. Đối tượng nghiên cứu của logic: 
- Đối tượng của logic chính là nghiên cứu các hình thức và các quy luật, quy tắc của 
tư duy 
+ Logic biện chứng: Nghiên cứu nội dung và các quy luật, quy tắc chi phối nội dung 
của tư duy nhằm đạt tới chân lý. 
 + Logic hình thức : Nghiên cứu những hình thức, những quy luật, quy tắc chi phối sự 
liên kết của các hình thức của tư duy nhằm đạt tới chân lý. 
 VD: - Tất cả con cá đều sống ở nước 
- Tất cả học sinh đều chăm học 
 Khác nhau về nội dung nhưng giống nhau về hình thức “ Tất cả S là P” 
4. Ý nghĩa của logic học: 
+ Trong đời sống: Giúp chúng ta tồn tại trong XH loài người, giúp con người hiểu 
nhau hơn và giúp con người hiểu được các quy luật tự nhiên 
+ Trong khoa học: Logic học là nên tảng, là cơ sở cho việc nghiên cứu khoa học; 
hình thành các khái niệm, phán đoán, suy luận, lập giả thuyết, bác bỏ giả thuyết, chứng 
minh.. 
+ Áp dụng trong một số ngành: ngành luật, điều khiển học, toán học, ngôn ngữ học, 
tin học, ngành sư phạm ( trong sư phạm logic giúp GV truyền đạt những khái niệm, định 
nghĩa một cách dễ hiểu phù hợp với nhận thức của HS). 
TƯ DUY 
NGÔN NGỮ 
 3 
CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM 
1. Định nghĩa và đặc điểm chung của khái niệm: 
1.1 Định nghĩa: Khái niệm là một hình thức logic cơ bản đầu tiên của tư duy phản 
ánh những dấu hiệu bản chất, khác biệt của các sự vật hiện tượng trong TGKQ để gọi 
tên sự vật hiện tượng đó. 
1.2 Đặc điểm chung của khái niệm: 
+ Khái niệm và các dấu hiệu của khái niệm đều là phản ánh nội dung khách quan 
của sự vật hiện tượng thông qua hình thức chủ quan của tư duy. 
+ khái niệm là sản phẩm của tư duy, là công cụ để nhận thức, là sự thể hiện hiện thực 
khách quan dưới dạng tinh thần, tư tưởng. 
+ Khái niệm phản ánh có thể phù hợp hay không phù hợp với nội dung khách quan 
của sự vật hiện tượng, hiện tượng là yếu tố làm nên đặc điểm giá trị của khái niệm, tức 
là tạo nên tính giả dối hoặc chân thực của khái niệm. Khái niệm giả dối – là khái niệm 
phản ánh sai lệch những đặc tính bản chất, khác biệt của sự vật hiện tượng. Khái niệm 
chân thực- là những khái niệm phản ánh đúng đắn, chính xác các đặc tính bản chất, 
khác biệt của sự vật hiện tượng 
2. Sự hình thành khái niệm: 
Khaùi nieäm laø hình thöùc ñaàu tieân cuûa tö duy tröøu töôïng. Ñeå hình thaønh khaùi nieäm, tö 
duy caàn söû duïng caùc phöông phaùp so saùnh, phaân tích, toång hôïp, tröøu töôïng hoùa, khaùi quaùt 
hoùa, trong ñoù so saùnh bao giôø cuõng gaén lieàn vôùi caùc thao taùc phaân tích, toång hôïp, tröøu töôïng 
hoùa, khaùi quaùt hoùa. 
Baèng söï phaân tích, ta taùch ñöôïc söï vaät, hieän töôïng thaønh nhöõng boä phaän khaùc nhau, 
vôùi nhöõng thuoäc tính khaùc nhau. Töø nhöõng taøi lieäu phaân tích naøy maø toång hôïp laïi, tö duy 
vaïch roõ ñaâu laø nhöõng thuoäc tính rieâng leû (noùi leân söï khaùc nhau giöõa caùc söï vaät) vaø ñaâu laø 
thuoäc tính chung, gioáng nhau giöõa caùc söï vaät ñöôïc taäp hôïp thaønh moät lôùp söï vaät. 
Treân cô sôû phaân tích vaø toång hôïp, tö duy tieán ñeán tröøu töôïng hoùa, khaùi quaùt hoùa. 
Baèng tröøu töôïng hoùa, tö duy boû qua nhöõng thuoäc tính rieâng leû, ñoù laø nhöõng bieåu hieän 
beân ngoaøi, nhöõng caùi ngaãu nhieân, thoaùng qua, khoâng oån ñònh ñeå ñi vaøo beân trong, naém laáy 
nhöõng thuoäc tính chung, baûn chaát, qui luaät cuûa söï vaät. 
Sau tröøu töôïng hoùa laø khaùi quaùt hoùa, tö duy naém laáy caùi chung, taát yeáu, caùi baûn chaát 
cuûa söï vaät. noäi dung ñoù trong tö duy ñöôïc bieåu hieän cuï theå baèng ngoân ngöõ, coù nghóa laø phaûi 
ñaët cho noù moät teân goïi – Ñoù chính laø khaùi nieäm. 
Nhö vaäy, veà hình thöùc, khaùi nieäm laø moät teân goïi, moät danh töø, nhöng veà noäi dung, noù 
phaûn aùnh baûn chaát cuûa söï vaät. 
3. Hình thức ngôn ngữ biểu đạt của khái niệm: 
 + Hình thức biểu đạt của khái niệm: là các “ Từ” hoặc “Cụm từ”. Mọi khái niệm đều 
được hình thành trên cơ sở các từ hoặc cụm từ, tuy nhiên không phải từ hoặc cụm từ nào 
cũng thể hiện khái niệm. 
 * Mối quan hệ giữa khái niệm và từ: Khái niêm là một phạm trù logic học, còn từ 
là phạm trù ngôn ngữ học. Khái niệm là nội dung, có vai trò quyêt định đối với từ, 
ngược lại từ là phương tiện của ngôn ngữ để gắn kết tư tưởng, lưu trữ và truyền đạt cho 
những người khác, nói cách khác từ là vỏ vật chất của khái niệm. 
 - Từ đồng nghĩa: nhiều từ khác nhau, nhưng cùng một khái niệm 
VD: + Hổ/cọm/beo/hùm 
 4 
 + Chết/ngẻo/qua đời/mất/2 năm mươi 
 - Từ đồng âm khác nghĩa: Các từ giống nhau nhưng khác nhau về khái niệm 
VD: + Đồng: Đồng ruộng/đồng kim loại 
 Nội dung-quyết định 
 Cơ sở Hình thức – Vỏ V/c Cơ sở 
 Nội dung- quyết định 
 Hình thức- vỏ vật chất 
4. Kết cấu logic của khái niệm: 
+ Mọi khái niệm đều được tạo thành từ 2 bộ phận: Nội hàm và ngoại diên 
4.1. Nội hàm của khái niệm: Nội hàm của khái niệm là những dấu hiệu bản chất, 
khác biệt của các đối tượng( sự vật, hiện tượng) được phản ánh trong khái niệm, giúp 
phân biệt đối tượng mà nó phản ánh với những đối tượng khác. ( chính là nội dung hay 
chất của khái niệm) 
VD: + K/n “Nước” - Nội hàm: Chất lỏng không màu, không mùi, không vị 
 + K/n “ Sinh viên”- Nội hàm: Những người đang học tập tại các trường ĐH, CĐ 
4.2 Ngoại diên của khái niệm: Ngoại diên của khái niệm là tập hợp các đối tượng 
mang các dấu hiệu chung, bản chất được phản ánh trong nội hàm ( Chính là mặt lượng 
của K/n) 
 VD: K/n “ Cá” + Nội hàm: Các động vật sống ở nước, thở bằng mang, bơi bằng vây. 
 + Ngoại diên: Các loại cá; cá chép, cá trôi, cá quả 
 4.3 Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên: 
 + Nội hàm và ngoại diên có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, mỗi nội hàm 
đều có ngoại diên xác định. 
 + Nội hàm và ngoại diên có mối quan hệ ngược. nghĩa là nội hàm càng phong 
phú bao nhiêu thì ngoại diên càng hẹp bấy nhiêu, ngược lại nội hàm càng hẹp bao 
nhiêu thì ngoại diên càng phong phú bấy nhiêu. 
 + Nếu ngoại diên của 1 k/n mà bao hàm trong đó ngoại diên của một k/n khác thì 
nội hàm của k/n thứ nhất là bộ phận của nội hàm k/n thứ 2. 
 5. Các loại khái niệm: 
 5.1 Phân chia khái niệm dựa vào nội hàm: 
 a) Khái niệm cụ thể / khái niệm trừu tượng: 
 + K/n cụ thể: phản ánh một hay một lớp đối tượng thực tế đang tồn tại 
 VD: K/n: “Cái bàn”, “Trái đất”, “Đường Hồ Chí Minh” 
 + K/n trừu tượng: phản ánh những thuộc tính, những mối quan hệ của các đối 
tượng. 
 VD: K/n: “ Dũng cảm”, Lễ phép”, “Bằng nhau” 
 b) K/n khẳng định/k/n phủ định: 
 + K/n khẳng định: Phản ánh sự tồn tại của đối tượng xác định hay các thuộc tính, 
các quan hệ của đối tượng 
 VD: K/n “ Có văn hóa”, “có kỷ luật” 
 + K/n phủ định: phản ánh sự không tồn tại của đối tượng hay các thuộc tính, các 
quan hệ của đối tượng. 
 c) K/n đơn/K/n kép (k/n không tương quan/ tương quan) 
Tư duy 
Khái
niệm 
Ngôn ngữ 
Từ 
 5 
 + K/n đơn: Sự tồn tại của k/n này không phụ thuộc vào k/n khác 
 + K/n kép: Sự tồn tại của khái niệm này phụ thuộc vào khái niệm khác 
 5.2 Phân chia khái niệm dựa vào ngoại diên: 
 a) Khái niệm riêng(k/n đơn nhất)/ k/n chung: 
 + Khái niệm riêng : Là k/n mà ngoại diên của nó chỉ có một đối tượng 
 VD: K/n “ Thủ đô Hà Nội”, “Đất nước VN” 
 + Khái niệm Chung: Là khái niệm mà ngoại diên của nó có từ 2 đối tượng trở lên
 VD: Khái niệm “ Thủ đô”, “ Đất nước” 
 b) Khái niệm tập hợp: 
 + Khái niệm tập hợp: Là khái niệm khi ngoại diên của nó có từ 2 đối tượng trở lên 
và chỉ được xác lập khi tập hợp 1 số đối tượng nào đó 
 VD: K/n “ BCH Đoàn trường”, “ Hội đồng nhà trường” 
 c) khái niệm Loại / k/n Hạng : 
 + Khái niệm loại (k/n giống): là khái niệm mà ngoại diên của nó được phân chia 
thành các lớp con 
 + Khại niệm hạng (k/n loài) : là k/n mà ngoại diên của nó được phân chia từ k/n 
loại (k/n giống) 
 VD: + K/n “ Động vật” là khái niệm loại (k/n giống) 
 + K/n “ ĐV có vú” là k/n hạng (k/n loài) 
 Việc phân chia k/n loại và k/n hạng chỉ mang tính tương đối, phụ thuộc vào mối 
quan hệ của các đối tượng. 
 6. Quan hệ giữa các khái niệm: 
 + Mối quan hệ giữa các khái niệm chính là quan hệ giữa ngoại diên của các khái 
niệm được chia làm 2 loại cơ bản: 
 - Mối quan hệ hợp: Là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của 
chúng có ít nhất một bộ phận chung nhau 
 - Mối quan hệ không hợp (Tách rời): Là quan hệ giữa các khái niệm không 
có bộ phận ngoại diên nào chung nhau. 
 6.1 Quan hệ hợp: 
Gồm : Quan hệ đồng nhất/ quan hệ bao hàm/ quan hệ giao nhau/quan hệ 
cùng nhau phụ thuộc. 
 a) Quan hệ đồng nhất: là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của chúng 
hoàn trùng nhau. 
 VD: Pari (A) là thủ đô nước Pháp (B) 
b) Quan hệ bao hàm: là quan hệ giữa 2 khái niệm mà trong đó toàn bộ ngoại diên 
của khái niệm này chỉ là bộ phận thuộc ngoại diên của khái niệm kia 
 VD: Giáo viên (A) và giáo viên dạy giỏi (B) 
 c) Quan hệ giao nhau: : là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của chúng 
có một số đối tượng chung. 
 VD: Giáo viên và Anh hùng lao động 
(A) (B) 
d) Quan hệ cùng nhau phụ thuộc: Là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên 
của chúng nằm trong ngoại diên của khái niệm khác. 
 VD: Diên viên múa (1), 
A B 
A 
B 
A B 
A 
2 3 
1 
 6 
 Diễn viên xiếc (2), 
 Diễn viên kịch câm (3) 
 Diễn viên (A) 
 6.2 Quan hệ không hợp (tách rời): 
 + Gồm: Quan hệ ngang hàng/ quan hệ mâu thuẫn/quan hệ đối lập (đối chọi) 
 a) Quan hệ ngang hàng: là quan hệ giữa các khái niệm cùng một cấp loài mà 
ngoại diên của chúng tách rời nhau và cùng lệ thuộc vào ngoại diên của khái niệm giống 
 VD: Hà nội (1), 
Luôn Đôn (2), 
Pari (3), 
Thành phố (A) 
 b) Quan hệ mâu thuẫn: là quan hệ giữa 2 khái niệm mà trong đó nội hàm của 
chúng phủ định nhau, ngoại diên không có gì trùng nhau và tổng ngoại diên của chúng 
bằng ngoại diên của khái niệm khác 
 VD: + K/n “ Học sinh nam” (A) và “ Học sinh nữ” (B) 
 ngoại diên của chúng gộp lại bằng ngoại diên 
của k/n “ Học sinh” (C) 
 c) Quan hệ đối lập (đối chọi): là quan hệ giữa 2 khái niệm mà trong đó nội hàm 
của chúng phủ định nhau, ngoại diên không có gì trùng nhau và tổng ngoại diên của 
chúng không bằng ngoại diên của khái niệm khác. 
 VD: Khái niệm “ Học sinh giỏi” (A) và “ Học sinh kém” (B) 
 Tổng ngoại diên của chúng không bằng ngoại diên 
của k/n “ Học lực” (C), giữa “giỏi” và “kém” còn có “TB”, “Yếu” 
7. Các thao tác logic đối với ngoại diên của khái niệm: 
 * Định nghĩa: Thao tác logic đối với ngoại diên của khái niệm là sự thao diễn và 
tác động của tư duy nhằm xác định quan hệ cụ thể hoặc làm biến đổi khái niệm. 
 7.1 Phép hợp (phép cộng): Là tạo ra một khái niệm mới có ngoại diên bao gồm 
toàn bộ ngoại diên của các khái niệm thành phần 
 VD: + K/n “ĐV có xương sống” 
 + K/n “ ĐV không xương sống” 
 Cộng 2 khái niệm trên ta được k/n “ Động vật” 
7.2 Phép giao: là tạo ra một k/n mới có ngoại diên chỉ bao gồm các đối tượng vừa 
thuộc ngoại diên của k/n này, vừa thuộc ngoại diên của k/n kia. 
 VD: + K/n “ Giáo viên” 
 + K/n “Anh hùng lao động” 
 giao 2 k/n là k/n “ Giáo viên anh hùng lao động” 
7.3 Phép bù ( phép bổ xung): Là tạo ra một khái niệm mới có ngoại diên bao 
gồm các đối tượng khi hợp với ngoại diên của k/n ban đầu sẽ được k/ giống gần gũi với 
nó. 
 VD: Phép bù k/n “ SV học giỏi” được khái niệm “ Sinh viên học không giỏi”, vì 
ngoại diên của 2 k/n trên bằng k/n “ Sinh viên” 
 7.4 Phép trừ: Là tạo ra một khái niệm mới có ngoại diên bao gồm các đối tượng 
thuộc ngoại diên của k/n này nhưng không thuộc ngoại diên của k/n kia. 
 VD: Khi trừ k/n “Thanh niên” với k/n “ Quân đội” ta được k/n “ Thanh niên 
không ở trong quân đội” 
A 2 
3 
1 
A B 
C 
A B 
C 
 7 
7.5 Giới hạn và Mở rộng khái niệm 
a) Giới hạn khái niệm: Là thao tác logic thu hẹp ngoại diên của k/n, bằng cách 
làm cho nội hàm trở nên phong phú. 
VD: giới hạn khái niệm ( thu hẹo k/n) 
+ Giáo viên (A) thêm vào nội hàm k/n Giáo viên trung học (B) 
Và Giáo viên trung học phổ thông (C) 
=> (C) là khái niệm được thu hẹp 
 b) Mở rộng khái niệm: Là thao tác logic làm phong phú ngoại diên của k/n, bằng 
cách thu hẹp nội hàm của k/n . 
VD: Mở rộng khái niệm 
+ Giáo viên trung học phổ thông (1) 
Giáo viên trung học (2), Giáo viên (3) 
 Loại bỏ một số thuộc tính (1), (2) của nội hàm 
ta được K/n (3) là khái niệm được mở rộng 
8. Định nghĩa khái niệm: 
8.1 Bản chất của Định nghĩa khái niệm: Là thao tác logic nhằm xác định nội 
hàm và ngoại diên của khái niệm 
+ Để định nghĩa khái niệm ta cần làm 2 việc: 
 - Xác định nội hàm: Xác định các thuộc tính bản chất của đối tượng 
 - Ngoại biện ngoại diên: làm rõ ý nghĩa thuật ngữ thể hiện của khái niệm, phân 
biệt đối tượng được thể hiện với đối tượng khác 
8.2 Kết cấu của khái niệm: 
Moãi ñònh nghóa thöôøng coù hai phaàn, moät phaàn laø KHAÙI NIEÄM ÑÖÔÏC ÑÒNH NGHÓA, 
phaàn kia laø KHAÙI NIEÄM DUØNG ÑEÅ ÑÒNH NGHÓA. Giöõa hai phaàn ñöôïc keát noái vôùi nhau 
bôûi lieân töø “Là”. 
KHAÙI NIEÄM ÑÖÔÏC ÑÒNH NGHÓA LAØ KHAÙI NIEÄM DUØNG ÑEÅ ÑÒNH NGHÓA 
(Definiendum) (Definience) 
Ví duï : 
Hình chöõ nhaät LAØ Hình bình haønh coù moät goùc vuoâng 
Khi KHAÙI NIEÄM DUØNG ÑEÅ ÑÒNH NGHÓA ñaët tröôùc KHAÙI NIEÄM ÑÖÔÏC ÑÒNH 
NGHÓA thì töø LAØ ñöôïc thay baèng ÑÖÔÏC GOÏI LAØ hay GOÏI LAØ 
Ví duï : Hai khaùi nieäm coù cuøng ngoaïi dieân ÑÖÔÏC GOÏI LAØ hai khaùi nieäm ñoàng 
nhaát. 
+ Khái niệm được định nghĩa ( definiendum viết tắt dfd): Là khái niệm cần phải 
xác định dấu hiệu trong nội hàm 
+ Khái niệm dùng để định nghĩa ( definience viết tắt dfn): Là khái niệm được sử 
dụng để chỉ ra nội hàm của k/n được định nghĩa 
+ Định nghĩa khái niệm có công thức: Dfd = Dfn 
+ Ngoại diên của k/n ĐƯỢC ĐỊNH NGHĨA phải trùn ... n theo loại hình 1, 
phương thức 1, viết đầy đủ suy luận logic đã xác định được. 
 b/ Tính chu diên của các thuật ngữ 
 c/ vẽ mô hình biểu thị 
Trả lời: (cách làm như bài tập 5) 
 Chú ý: Xây dựng luận 3 đoạn: 
TĐL: “Mọi khoa học giáo dục là đều nhằm tham gia vào thực tiễn phát triển con người” 
 M P 
TĐN: “Nghiên cứu phương thức giáo dục nhân cách là khoa học giáo dục” 
 S M 
KL:“Nghiên cứu phương thức giáo dục nhân cách (S) là đều nhằm tham gia vào thực 
tiễn phát triển con người (P) 
Bài tập 8: (trích câu 4 đề thi cao học ĐHSPHN 1- 2006) 
 Xem luận điểm: “ Giáo dục nhân cách là đầu tư vào con người; mà đầu tư vào con 
người là đầu tư vào phát triển xã hội” 
Xem luận điểm trên là các tiền đề của suy luận logic. Cần xác định: 
 a/ Tri thức khoa học mới bằng suy luận logic luận 3 đoạn theo loại hình 1, 
phương thức 1, viết đầy đủ suy luận logic đã xác định được. 
 b/ Tính chu diên của các thuật ngữ 
 c/ vẽ mô hình biểu thị 
Trả lời: (cách làm như bài tập 5) 
 Chú ý: Xây dựng luận 3 đoạn: 
TĐL: “Đầu tư vào con người là đầu tư vào phát triển xã hội” 
 M P 
TĐN: “ Giáo dục nhân cách là đầu tư vào con người” 
 S M 
KL: Giáo dục nhân cách là đầu tư vào phát triển xã hội” 
 (S) (P) 
CHƯƠNG 5: CHỨNG MINH - BÁC BỎ - GIẢ THUYẾT 
 61 
A. CHỨNG MINH 
1. Định nghĩa: Chứng minh là thao tác logic xác định tính chân thực của một luận 
điểm nào đó nhờ sử dụng các luận điểm chân thực khác có quan hệ hữu cơ với luận 
điểm ấy. 
2. Kết cấu của chứng minh: gồm 
 Chứng minh là một kiểu lập luận. Đó là quá trình tư duy sử dụng nhiều lí lẽ khác 
nhau, gọi là luận cứ và những cách thức, những phương pháp, cùng các quy luật, quy 
tắc sử dụng để liên kết các luận cứ với nhau, gọi là luận chứng, để bảo vệ sự đúng đắn 
của một hoặc nhiều tư tưởng khác nhau, gọi là luận đề. 
* Luận đề: Là luận điểm mà tính chân thực của nó cần được làm sáng tỏ 
* Luận cứ: Là các luận điểm khoa học, các căn cứ, sự kiện thực tế, có liên quan đến 
luận đề và được sử dụng để chứng minh tính chân thực của luận đề. 
* Luận chứng: Là cách thức, những phương pháp cùng các quy luật, quy tắc được sử 
dụng trong quá trình liên kết các luận cứ lại với nhau để chứng minh tính chân thực của 
luận đề. ( chỉ ra tính logic của luận cứ và luận đề) 
 + Hình thức lôgic của phép CM có dạng đặc thù sau đây: C1, C2, C3,..., Cn.../- Đ1, Đ2, 
Đ3,..., Đn,... ( Ci /-Di : trong đó, Ci (i = 1, 2, 3,... n,...) là các luận cứ; Đi (i = 1, 2, 3,..., 
n,...) là các luận đề coi như kết luận lôgic từ các luận cứ, /- là kí hiệu : liên kết logic 
cách thức, phương pháp hành động rút ra kết luận nhờ quá trình luận chứng lôgic. 
3. Mối quan hệ giữa luận đề, luận cứ và luận chứng: 
 + Luận đề, luận cứ và luận chứng là ba bộ phận hợp thành của chứng minh, mỗi bộ 
phận có một chức năng nhiệm vụ khác nhau, không thay thế cho nhau. Song chúng có 
một mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tác rời nhau. 
+ Luận đề giữ vị trí trung tâm của chứng minh, nó đóng vai trò quyết định việc lựa 
chọn luận cứ và luận chứng 
+ Luận cứ và luận chứng có tác động trở lại luận đề và tác động lẫn nhau. Luận cứ và 
luận chứng giúp xác định tính chân thực của luận đề và nâng cao độ tin cậy vào luận đề 
+ Luận chứng có nhiệm vụ kiểm tra lại tính chân thực của luận cứ và cùng luận cứ rút 
ra tính chân thực của luận đề. 
4. Các phương pháp chứng minh: 
+ Chứng minh trực tiếp: Là loại chứng minh sử dụng các luận cứ để rút ra tính chân 
thực của luận đề. 
+ Chứng minh gián tiếp: Là loại chứng minh trong đó tính chân thực của luận đề 
được rút ra trên cơ sở luận chứng tính giả dối của phản luận đề hoặc loại trừ khả năng 
khác ( Do đó Chứng minh gián tiếp gồm: Chứng minh phản chứng và chứng minh loại 
trừ) 
5/ Phép CM đúng đắn phải tuân theo các quy tắc lôgic sau: 
 1) Luận đề và nhất là luận cứ phải được phát biểu rõ ràng, minh bạch, không có mâu 
thuẫn lôgic hình thức. 
 2) Không được phép đánh tráo luận đề trong quá trình luận chứng. 
 3) Các luận cứ không được gây mâu thuẫn lôgic hình thức với nhau, không mâu 
thuẫn lôgic hình thức với những tri thức chân thực đã biết. 
 62 
 4) Luận cứ phải có lí do đầy đủ. 
 5) Luận cứ không là hệ quả của luận đề, vì nếu là hệ quả thì sẽ vi phạm quy tắc lôgic 
trong CM. 
 6) Quá trình luận chứng phải tuân theo các quy luật và quy tắc lôgic. 
 7) Phép CM phải vừa đủ, nếu quá mức thì sẽ mắc lỗi là CM điều không có trong nội 
dung của luận đề. 
B. BÁC BỎ: 
1. Định nghĩa: Bác bỏ (phản bác, phủ bác) là thao tác lôgic ngược lại với CM, 
nghĩa là nhằm xác định tính giả dối hay tính không có căn cứ của một luận điểm nào 
đó. 
2. Kết cấu của bác bỏ: 
 + Luận đề của bác bỏ: Là luận điểm mà chúng ta cần phải xác định tính giả dối 
của nó. 
 + Luận cứ của bác bỏ: Là các căn cứ, lý do chân thực có quan hệ với luận đề bác 
bỏ và sử dụng để xác định tính giả dối của luận đề bác bỏ 
 + Luận chứng của bác bỏ: Là cách thức, những phương pháp cùng các quy luật, 
quy tắc được sử dụng trong quá trình liên kết các luận cứ bác bỏ lại với nhau để chứng 
minh tính giả dối của luận đề bác bỏ 
 3. Các loại bác bỏ: 
 + Bác bỏ luận đề: Tức là xác định luận đề nào đó là giả dối hay không chính xác 
 + Bác bỏ luận cứ: Tức là xác định tính không chân thực, không phù hợp và 
không đầy đủ của luận cứ. 
 + Bác bỏ luận chứng: chỉ ra mối liên hệ không logic giữa luận cứ và luận đề. 
C. NGỤY BIỆN: 
* Định nghĩa: Là những sai lầm cố ý, có chủ định nhằm đánh tráo giá trị của tư 
tưởng trong lập luận. 
D. GIẢ THUYẾT: 
1. Định nghĩa: Giả thuyết là những giả định có căn cứ khoa học về nguyên nhân, về 
mối quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng và những chứng minh cho những giả 
định đó. 
2. Các loại giả thuyết: 
 + Giả thuyết riêng: Là giả thuyết có căn cứ khoa học về ngồn gốc, nguyên nhân, 
quy luật, sự vận động và phát triển của một đối tượng riêng biệt hay một số đói tượng 
trong một lớp xác định 
 + Giả thuyết chung: Là giả thuyết có căn cứ khoa học về ngồn gốc, nguyên nhân, 
quy luật, sự vận động và phát triển của một lớp đối tượng xác định 
CHƯƠNG 6 – CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA LOGIC HÌNH THỨC 
 63 
1. Khái niệm về “ Quy luật cơ bản của logic hình thức” : 
 1.1 Quy luật và các loại quy luật: 
 1.1.1 Định nghĩa: Quy luật là những mối liên hệ bản chất, tất yếu, ổn định, phổ 
biến và lặp đi lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt trong cùng một sự 
vật, hiện tương . 
 1.1.2 Các loại quy luật: gồm( Quy luật tự nhiên, quy luật XH và quy luật tư duy) 
 + Quy luật tự nhiên: Là loại quy luật chi phối sự vận động và phát triển của giới 
tự nhiên ( VD: Quy luật về sự đồng hóa và dị hóa) 
 + Quy luật xã hội: : Là loại quy luật chi phối sự vận động và phát triển của XH ( 
VD: Quy luật về giá trị thặng dư trong nền sản xuất hàng hóa) 
 + Quy luật của tư duy: Là loại quy luật chi phối sự vận động và phát triển nội 
dung của tư duy và chi phối sự liên kết giữa các hình thức của tư duy ( VD: Quy luật 
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong tư duy) 
 1.2 Quy luật của logic hình thức: 
 + Logic hình thức: Là bộ môn khoa học nghiên cứu những hình thức, những quy 
luật và quy tắc chi phối sự liên kết của các hình thức của tư duy nhằm đạt tới chân lí. 
 + Quy luật của logic hình thức: Là những quy luật chi phối sự liên kết của các 
hình thức tư duy ( tức là nó chỉ là 1 bộ phận của quy luật tư duy) 
 + Các loại quy luật logic hình thức: Quy luật đồng nhất / Quy luật cấm mâu 
thuẫn / Quy luật loại trừ cái thứ ba / Quy luật lí do đầy đủ ( Các quy luật này phản ánh 
những mối liên hệ bản chất, tất yếu, ổn định và phổ biến giữa các đơn vị cấu thành hình 
thức của tư duy. Chúng có tác động đến bất cứ quá trình tư duy nào và là cơ sở của các 
thao tác tư duy: Khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh) 
2. Quy luật đồng nhất: 
 2.1 Nội dung: Để đảm bảo tính chính xác và chân thực trong quá trình lập luận 
thì mọi tư tưởng trước hết phải được xác định và giữ nguyên ( Tức là đồng nhất) những 
nội dung đã được xác định đó. ( có nghĩa là: Một nội dung tư tưởng đã được xác định là 
A thì phải giữ nguyên nội dung đã xác định là A trong suốt quá trình lập luận) 
 2.2. Công thức: a = a ( đọc là a đồng nhất với a) 
 2.3 Cơ sở khách quan của quy luật đồng nhất: 
 + Cơ sở khách quan của quy luật đồng nhất là tính ổn định tương đối về chất của 
các sự vật, hiện tượng. Tính ổn định tương đối này quy định tính xác định và đồng nhất 
nội dung tư tưởng phản ánh sự vật hiện tượng đó trong quá trình lập luận. 
 2.4 Các lỗi vi phạm quy luật đồng nhất: 
 + Vi phạm quy luật đồng nhất thường dẫn tới: 
- Sự không nhất quán trong việc sử dụng các thuật ngữ, các khái niệm 
- Lập luận dài dòng, không rõ ràng, vòng quanh luẩn quẩn 
- Làm sai lệch thông tin về bản chất của sự vật, hiện tượng cần phản ánh. 
+ Nguyên nhân: 
 - Sự vô tình (ngộ biện): Do chủ thể của quá trình nhận thức có trình độ nhận thức, 
trình độ tư duy kém, khả năng phân biệt thấp hoặc do trạng thái tâm lí, thần kinh không 
ổn định, bị tổn thương, nên không làm chủ được quá trình lập luận, dẫn đến lẫn lộn từ 
nội dung này sang nội dung khác. 
- Sự cố ý (ngụy biện): Do chủ thể của quá trình nhận thức cố ý, chủ động đánh 
tráo khái niệm, thay thế luận đề, bằng cách sử dụng các từ đồng âm nhưng khác nghĩa 
hoặc sử dụng các từ đa nghĩa để đánh lừa người khác trong quá trình lập luận, tranh 
luận, nhằm che đậy cho những hành vi không đúng đắn nào đó. 
2.5 Ý nghĩa: 
 64 
+ Việc nhận thức đầy đủ và vận dụng đúng dắn quy luật đồng nhất có ý nghĩa rất 
quan trọng trong việc rèn luyện và phát triển tư duy logic. 
+ Hình thành tính nhất quán, rõ ràng, chính xác, mạch lạc và khúc triết trong quá 
trình lập luận, tránh được sự mập mờ, không cụ thể, không xác định trong tư duy. 
+ Giúp con người nhanh chóng phát hiện ra những lỗi logic của mình và của đối 
phương trong quá trình tranh luận. 
+ Vạch trần các âm mưu xuyên tạc của các thế lực phản động về tính chân lí của 
các luận điểm như: Nhân quyền, bình đẳng, tư do, hòa bình 
3. Quy luật cấm mâu thuẫn: 
 3.1 Nội dung: Không được vừa khẳng định vừa phủ định một dấu hiệu nào đó ở 
trong cùng một sự vật, cùng một thời gian, cùng một mối quan hệ. 
+ Có nghĩa là Quy luật cấm mâu thuẫn phản ánh tính không được chứa mâu thuẫn 
logic trong quá trình lập luận hay bất kỳ một lí thuyết khoa học nào. Giữa một trong 2 
điều khẳng định hoặc phủ định phải có ít nhất một giả dối. 
3.2 Công thức: ( đọc là: không được vừa khẳng định a lại vừa phủ định a) [ 
 ( a ^ a ) 
 3.3. Cơ sở khách quan của quy luật cấm mâu thuẫn: 
 + Một đặc điểm, một thuộc tính nào đó không thể vừa thuộc về một sự vật nào đó, 
lại vừa không thuộc về sự vật ấy trong cùng một thời gian, không gian, trong cùng mối 
quan hệ cụ thể. 
 3.4 Các lỗi vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn: 
 + Nhầm lẫn về mối quan hệ, về không gian, thời gian, về đói tượng khi lập luận, 
xem xét về nó. Hoặc cùng một hiện tượng, sự việc, có lúc giả thích thế này có lúc giải 
thích thế khác mang tính đối lập. 
 + Sự việc chỉ diễn ra theo một kiểu xác định lại thể hiện nó trong lập luận theo 
kiểu khác có tính đối lập. 
 + Để ngăn cản một hành vi không đẹp, không phù hợp nào đó, trong diễn đạt lại 
dùng hai lần phủ định “ Cấm không được hút thuốc lá” 
 3.5 Ý nghĩa: 
 + Việc nhận thức đầy đủ và vận dụng đúng dắn quy luật cấm mâu thuẫn có ý 
nghĩa rất quan trọng trong việc rèn luyện và phát triển tư duy logic 
 + Giúp cho con người tránh được những mâu thuẫn logic trong quá trình suy nghĩ 
nhằm hình thành tính hệ thống, rõ ràng, mạch lạc và chính xác trong lập luận 
 + Giúp phát hiện ra những mâu thuẫn trong lập luận của người khác, từ đó bác bỏ 
những lập luận của họ 
 + Giúp cho chúng ta xác định rõ lập trường của mình trong việc tranh luận nhau 
về những vấn đề đối lập nhau về cùng một nội dung, cùng một đối tượng, cùng một thời 
gian và không gian xác định. 
4. Quy luật loại trừ cái thứ ba: 
 4.1 Nội dung: Hai tư tưởng, phán đoán mâu thuẫn nhau bao giờ cũng có giá trị 
đối lập nhau, không bao giờ chúng có cùng giá trị chân thực hoặc giả dối. 
 VD: “ Tất cả SV đều phải học triết học” 
 Một số SV không phải học triết học” 
 Bao giờ cũng chỉ có một phán đoán là chân thực còn phán đoán kia là giả dối. 
4.2 Công thức: 
 ( a v a ) ( đọc là hoặc a hoặc a có giá trị chân thực) 
4.3 Cơ sở khách quan của quy luật loại trù cái thứ ba: 
 65 
+ Một sự vật, hiện tượng hoặc một đặc tính nào đó chỉ có thể tồn tại hoặc không 
tồn tại trong một trạng thía ổn định tạm thời, cụ thể. Do đó phản ánh vào trong tư duy 
chỉ có thể khẳng định hoặc phủ định các dấu hiệu đó. 
+ Quy luật chỉ phát huy tác dụng trong phạn vi hai tư tưởng, hai phán đoán có 
quan hệ mâu thuẫn. 
4.4 Các lỗi vi phạm quy luật loại trừ cái thứ ba: 
+ Chủ thể nhận thức thiếu tính quyết đoán, do dự, để lựa chọn những giải pháp, 
đúng đắn, tối ưu. Hoặc trong trường hợp chủ thể phát biểu ý kiến không rõ ràng, không 
thể hiện chính kiến của mình, “mập mờ”, “ba phải”. 
4.5 Ý nghĩa: 
 + Việc nhận thức đầy đủ và vận dụng đúng dắn quy luật loại trừ cái thứ ba có ý 
nghĩa rất quan trọng trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thức tiễn. 
+ Giúp chúng ta lựa chọn một trong hai tư tưởng, phán đoán mâu thuẫn 
+ Tạo ra nguyên tắc cơ bản trong lập luận và chứng minh phản chứng 
+ Giúp con người có thái độ, lập trường rõ ràng trong cuộc sống, vững tin thể 
hiện quan điểm của mình, ủng hộ bảo vệ những quan điểm đúng đắn, phê phán những 
quan điểm sai lầm. 
5. Quy luật lí do đầy đủ: 
 5.1 Nội dung: Mỗi một luận điểm rút ra trong quá trình lập luận, chỉ thừa nhận 
là đúng đắn khi có đủ các lí do chân thực. 
 5.2 Công thức: ( a --> b ) ( đọc là: Nếu a thì b) 
 5.3 Cơ sở khách quan của quy luật lí do đầy đủ: 
 + Giữa các sự vật, hiện tượng TGKQ bao giờ cũng có tồn tại trong mối quan hệ 
nhân quả. Trong thực tế , khi có nguyên nhân nào xuất hiện thì cũng dẫn đến một kết 
quả xác định, không có một nguyên nhân nào xuất hiện mà lại không dẫn đến kết quả 
tương ứng, ngược lại không một kết quả nào nảy sinh mà lại không chịu chi phối, tác 
động của các nguyên nhân tương ứng. 
 5.4 Các lỗi vi phạm quy luật lí do đầy đủ: 
 + Vi phạm sẽ dẫn đến tư duy, lập luận không đúng đắn, thiếu sự thuyết phục 
 + Chủ thể của tư duy, lập luận, đưa ra những cơ sở không chân thực. Do đó không 
thể rút ra được tri thức đúng đắn, hoặc không thể chứng minh được một luận điểm nào 
đó là chân thực 
 + Những cơ sở đưa ra tuy chân thực nhưng không đầy đủ để luận chứng tính chân 
thực của luận điểm đó, dẫn tới luận điểm thiếu tính thuyết phục. 
 + Chủ thể tư duy đưa ra những cơ sở, lí do không có sự liên hệ nào đối với luận 
điểm cần chứng minh., dẫn đến ngụy biện, áp đặt hoặc quy chụp. 
 5.5. Ý nghĩa: 
+ Việc nhận thức đầy đủ và vận dụng đúng dắn quy luật loại trừ cái thứ ba có ý 
nghĩa rất quan trọng trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thức tiễn. 
+ Rèn luyện tính chân thực, lập luận đầy đủ lí do, căn cứ chân thực trong quá 
trình lập luận. Khắc phục sự cả tin, thiếu cơ sở hoặc mù quáng trước những hiện tượng 
nảy sinh trong đời sống. 
+ Nâng cao năng lực tư duy khoa học, tìm hiểu được căn nguyên của những vấn 
đề phát sinh và phát triển trong hiện thực. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_mon_logic_hoc.pdf