Đổi mới chương trình đào tạo tiếp cận yêu cầu người sử dụng lao động trong xu thế phát triển giáo dục đại học
TÓM TẮT
Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực.
Theo xu hướng phát triển giáo dục, chương trình đào tạo phải gắn kết chặt chẽ với yêu cầu
tuyển dụng của thị trường lao động là một quy luật tất yếu. Để có thể tạo ra nguồn nhân
lực phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của thị trường lao động thì việc xem xét và điều chỉnh
nội dung chương trình đào tạo theo yêu cầu tuyển dụng là điều cần thiết. Vì vậy có thể nói
yêu cầu của nhà tuyển dụng lao động đã phần nào tác động lên việc thay đổi chương trình
đào tạo.
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới chương trình đào tạo tiếp cận yêu cầu người sử dụng lao động trong xu thế phát triển giáo dục đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới chương trình đào tạo tiếp cận yêu cầu người sử dụng lao động trong xu thế phát triển giáo dục đại học
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 20 - Thaùng 4/2014 47 ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾP CẬN YÊU CẦU NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC LÊ CHI LAN (*) TÓM TẮT Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực. Theo xu hướng phát triển giáo dục, chương trình đào tạo phải gắn kết chặt chẽ với yêu cầu tuyển dụng của thị trường lao động là một quy luật tất yếu. Để có thể tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của thị trường lao động thì việc xem xét và điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo theo yêu cầu tuyển dụng là điều cần thiết. Vì vậy có thể nói yêu cầu của nhà tuyển dụng lao động đã phần nào tác động lên việc thay đổi chương trình đào tạo. Từ khoá: đổi mới chương trình đào tạo, phát triển giáo dục, người sử dụng lao động ABSTRACT Education plays a very important role in training and supplying human resources. According to the trends of higher education development, it is necessary that the curriculum must be closely linked with the requirements of the labour market. In order to be able to provide human resources in accordance with the requirements of the labour market, it is necessary to revise and adjust the content of the training program. Therefore, the requirements of employers have certain impacts on curriculum innovation. Keywords: curriculum innovation, education development, employers 1. MỞ ĐẦU* Hiện nay ngành giáo dục đang quan tâm đến vấn đề “Đào tạo theo nhu cầu xã hội”. Tác giả Phùng Hữu Phú (2014) đã nêu “Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học, kĩ thuật công nghệ vừa là sản phẩm trí tuệ của nhân loại, vừa nâng cao khả năng sáng tạo của con người. Khối lượng tri thức được tạo ra ngày càng lớn và đa dạng và luôn mang tính mới mẻ. Trước thực tế đó, con người buộc phải thay đổi phương thức nắm bắt tri thức, chuyển từ nắm bắt tri thức cụ thể sang trau đồi phương pháp tiếp cận, sàng lọc, vận dụng và sáng tạo tri thức” [6, tr.2]. (*) ThS.NCS, Trường Đại học Sài Gòn. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, nếu nhân lực được đào tạo ra không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động (NSDLĐ) cả về số lượng và chất lượng thì sẽ dẫn đến lãng phí rất lớn về nguồn nhân lực và tài lực. Bên cạnh đó, nếu các cơ sở giáo dục không nghiên cứu kĩ các yêu cầu của NSDLĐ, đào tạo một cách chủ quan thì việc đánh giá chất lượng của trường đại học sẽ khó thực hiện. Chất lượng giáo dục không thể thay đổi trong phút chốc mà cần cả một quá trình, thay đổi dần “từ gốc đến ngọn”. Bài viết này chúng tôi sẽ trình bày một trong những phương pháp đổi mới giáo dục và đào tạo là “Tiếp cận yêu cầu của NSDLĐ”, qua đó đề xuất mô hình 48 gắn kết đào tạo với yêu cầu của NSDLĐ. 2. YÊU CẦU CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN TỐT NGHIỆP Trong những năm gần đây, có xu hướng tăng lên tình trạng sinh viên tốt nghiệp (SVTN) ở các trường đại học, cao đẳng không tìm được việc làm hoặc làm việc không phù hợp với chuyên môn đào tạo. Theo số liệu khảo sát của dự án Giáo dục đại học về việc làm cho SVTN, trong khoảng 200.000 sinh viên ra trường hàng năm chỉ có 45% - 62% sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, trong đó chỉ có 30% là làm đúng ngành nghề đào tạo. Trong khi SVTN không có việc làm thì các doanh nghiệp lại thiếu lao động một cách trầm trọng cả về số lượng và chất lượng. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2007 có khoảng 260.000 doanh nghiệp đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, trong đó số lượng các doanh nghiệp mới thành lập năm 2007 khoảng 50.000 doanh nghiệp, năm 2008 sẽ thêm 52.000 doanh nghiệp, nên nhu cầu lao động của các doanh nghiệp là rất lớn. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, dự kiến đến năm 2010, Việt Nam sẽ có 500.000 doanh nghiệp, tạo thêm 2,7 triệu chỗ làm mới cho người lao động [8, tr.77]. Hiện nay, SVTN đại học ra trường rất khó kiếm được việc làm phù hợp với chuyên ngành mà họ đã được đào tạo. Theo nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), hơn 60% sinh viên ra trường thất nghiệp và hơn 70% làm việc trái với ngành đào tạo. Báo Tuối trẻ ngày 26/12/2013 đã dẫn lời của Bà Nguyễn Th Xuân Mai, vụ trưởng Vụ thống kê dân số và lao động cho biết: “Năm 2010, người có trình độ đại học từ độ tuổi 21 – 29 thất nghiệp khoảng 60.000 người (chiếm 6,84%), nhưng đến năm 2013, số thất nghiệp có trình độ đại học ở độ tuổi dưới 30 tuổi đã tăng thành 101.000 người (chiếm 9.89%), riêng quý 3 năm 2013, tỉ lệ này tăng lên mức 11.75%” [5, tr.134-139]. GDĐH được xem là một công cụ hiệu quả để tăng cường khả năng làm việc của SVTN vì vậy muốn tăng cường chất lượng đào tạo thì các cơ sở giáo dục cần phải tăng cường khả năng làm việc của SVTN (G. Mason, Williams, G & Crammer, 2006). Mặt khác, một số nghiên cứu tại Việt Nam đã chỉ ra rằng, thực trạng chương trình đào tạo (CTĐT) của một số CSĐT tại Việt Nam quá nặng nề về lí thuyết và mang tính hàn lâm, thực hành thực tiễn rất ít. Tình trạng này dẫn đến người học phải học rất nhiều trong quá trình đào tạo, nhưng khi va chạm thực tiễn thì khả năng xử lí công việc kém. Thực tế có nhiều môn học người học và nhà quản lí không biết học để làm gì. Sự tương ứng giữa lí thuyết và ứng dụng thực tế là vấn đề rất quan trọng, vì vậy khi thiết kế CTĐT nhà trường cần phải tìm hiểu yêu cầu của NSDLĐ để thiết kế các môn học và chỉ rõ môn học này đáp ứng kĩ năng nào, thời gian cần thiết để có thể hình thành kiến thức và kĩ năng trên là bao nhiêu lâu [1, tr.1-3]. Trong 20 năm đổi mới giáo dục vừa qua, GDĐH đã có sự phát triển rõ rệt về quy mô, mục tiêu đào tạo được mở rộng và nguồn đầu tư được đa dạng hóa. Tuy nhiên, đổi mới giáo dục chưa mang tính hệ thống và cơ bản, kết quả đổi mới giáo dục chưa toàn diện và vững chắc. GDĐH còn tồn tại những bất cập chưa đáp ứng được sự đòi hỏi và phát triển của xã hội, một trong những yếu tố tạo ra sự bất cập trên là đào tạo ít gắn với yêu cầu sử dụng [2, tr.1-6]. Mặc dù Bộ GDĐT đã yêu cầu các trường đại học, cao đẳng xây dựng và công bố chuẩn năng lực 49 của SVTN (chuẩn đầu ra), tuy nhiên chất lượng đào tạo còn thấp chưa đáp ứng được kì vọng và nhu cầu xã hội. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn SVTN chỉ có khoảng 60% làm việc phù hợp với ngành đào tạo. Chất lượng SVTN chưa đáp ứng được yêu cầu của NSDLĐ chiếm tỉ lệ 74%, phần lớn SVTN khi nhận công việc tại các doanh nghiệp đều phải đào tạo lại. Việc đào tạo cần gắn với thực tế theo xu hướng chung của thế giới, vấn đề đặt ra cần đào tạo phù hợp với nhu cầu của th trường lao động của Việt Nam. Sự công nhận của NSDLĐ là minh chứng tốt nhất thể hiện chất lượng đào tạo đạt chuẩn [3, tr.9-11]. CTĐT giữ vai trò then chốt trong hoạt động đào tạo. Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được thể hiện qua chất lượng SVTN, mà quá trình đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào CTĐT. CTĐT là sản phẩm của thời đại, vì CTĐT là một công cụ để tạo ra nguồn nhân lực phục vụ cho thời đại, nó vừa là thước đo trình độ phát triển của giáo dục trong thời đại mà nó phục vụ, vừa là công cụ góp phần tạo nên chất lượng nguồn nhân lực. Theo yêu cầu của NSDLĐ, SVTN cần có đầy đủ kiến thức, kĩ năng, phẩm chất đạo đức và kinh nghiệm thực tiễn. + Kiến thức chuyên môn phải qua quá trình thực hành/ thực tập thường xuyên trở thành kĩ năng chuyên môn. Bên cạnh đó, kĩ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp cũng là điều cần thiết đối với SVTN. + Hầu hết khi tuyển dụng SVTN các nhà doanh nghiệp điều đòi hỏi yếu tố phẩm chất đạo đức. Vì vậy, SVTN cần phải được rèn luyện thêm phẩm chất đạo đức như: tính kỉ luật, trách nhiệm trong công việc. + Ngoài ra động lực/động cơ đóng vai trò quan trọng để hình thành nên kinh nghiệm thực tiễn, cụ thể đối với người có phẩm chất ham học hỏi + động lực làm việc sẽ dễ dàng tích lũy những kinh nghiệm cho bản thân. + Bên cạnh đó, SVTN đã được trang b kiến thức ở nhà trường cần tiếp cận thực tế để biến kiến thức thành kinh nghiệm thực tiễn. Hình 1. Các yêu cầu chung của người sử dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp 50 Mặt khác, kiến thức môn học cụ thể mà sinh viên học ở trường đại học không phải là yếu tố quyết đ nh chính cho sự phù hợp việc làm trong tuyển dụng lao động. NSDLĐ mong muốn tuyển dụng SVTN ngoài kiến thức ngành, họ còn có những năng lực cá nhân riêng như: tìm hiểu và giải quyết vấn đề, năng lực tự học; năng lực thích ứng Theo yêu cầu của NSDLĐ, SVTN cần có đầy đủ kiến thức, kĩ năng, phẩm chất đạo đức và kinh nghiệm thực tiễn. Năng lực có thể được xem như là khả năng tiếp nhận và vận dụng tổng hợp, có hiệu quả mọi tiềm năng của con người (tri thức, kĩ năng, thái độ, thể lực, niềm tin..) để thực hiện công việc hoặc đối phó với một tình huống, trạng thái nào đó trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Năng lực không có sẵn trong mỗi chúng ta mà nó hình thành nhờ sự học hỏi và tập luyện. Yếu tố rất quan trọng để con người có năng lực nào đó là ý thức vươn lên. Có nhiều cách phân loại năng lực khác nhau trong đó 2 loại chủ yếu sau: - Năng lực chung (Key Competency): Là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp như năng lực nhận thức, năng lực trí tuệ, năng lực về ngôn ngữ và tính toán; năng lực giao tiếp, năng lực vận động Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống. - Năng lực chuyên biệt (Domain-Specific Competencies): Là những năng lực riêng được hình thành và phát triển trên cơ sở năng lực chung theo đ nh hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù. Ví dụ như năng lực nhận dạng nhanh được hình thành trên cơ sở các năng lực chung về th giác, phán đoán, so sánh và các phẩm chất, năng khiếu chuyên biệt. Dưới góc độ giáo dục học, chúng ta có thể xem xét năng lực là kết quả của quá trình giáo dục, rèn luyện của cá nhân, thể hiện ở những kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp để cá nhân có thể tham gia hiệu quả vào một lĩnh vực hoạt động nhất đ nh. Như vậy, ở góc độ này, người có năng lực ở lĩnh vực nào thì nhất đ nh phải có tri thức kĩ năng kĩ xảo trong lĩnh vực ấy, có thái độ tích cực để vận dụng tri thức kĩ năng hiệu quả vào các hoạt động. Tuy nhiên có tri thức, kĩ năng chưa thể khẳng đ nh cá nhân có phát huy được năng lực hay không, bởi tri thức kĩ năng ấy chưa chắc đã được hiện thực hóa trong hoạt động. Tiếp cận thế kỉ XXI, SVTN cần một số thuộc tính cá nhân và năng lực để có thể vượt ra các khuôn khổ cho phép, để có thể tự hoàn thiện bản thân qua việc học tập suốt đời. Vì vậy chúng tôi đề ngh mô hình năng lực cốt lõi cho SVTN như sau: 51 Hình 2. Mô hình năng lực cốt lõi đối với sinh viên tốt nghiệp Trong thực tế, nhiều SVTN có kiến thức, kĩ năng được đào tạo, tuy nhiên khi tiếp xúc công việc không mang lại hiệu quả là do năng lực cá nhân còn b hạn chế. Mô hình năng lực cốt lõi của SVTN (Hình 2) cho thấy rằng mỗi người đều có một ít năng lực của bản thân (vùng A), qua quá trình học tập sẽ giúp bản thân cá nhân đó phát huy thêm (vùng B) và năng lực cá nhân sẽ được phát triển mạnh khi tiếp xúc môi trường làm việc trong xã hội (vùng C). Trong CTĐT còn thiếu một số kĩ năng cần thiết, CTĐT cần điều chỉnh theo hướng tiếp cận yêu cầu của NSDLĐ tức là đào tạo theo hướng tiếp cận đào tạo theo năng lực của người học. Phẩm chất, đạo đức được xem là nền tảng, qua quá trình đào tạo người học sẽ có những kiến thức kĩ năng cần thiết. Nếu chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng phát huy năng lực người học thì SVTN có thể hòa nhập môi trường làm việc đa lĩnh vực. 52 Hình 3. Quá trình phát triển năng lực cốt lõi đối với sinh viên tốt nghiệp 3. MÔ HÌNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA NSDLĐ Trường đại học giữ vai trò đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho th trường lao động. Một trong những sản phẩm của giáo dục đại học là SVTN. Th trường lao động được đại diện bởi những nhà doanh nghiệp là NSDLĐ trực tiếp sử dụng SVTN Trường đại học và NSDLĐ có mối liên hệ với nhau thông qua SVTN. Có nhiều mô hình khác nhau được tạo ra bởi các nhà nghiên cứu để tìm hiểu mối liên hệ giữa trường đại học và NSDLĐ dựa trên việc tìm hiểu kĩ năng làm việc và việc làm của SVTN. Harvey (2002) trình bày các mô hình đơn giản của việc làm để thấy được mối quan hệ giữa trường đại học và NSDLĐ thông qua khả năng làm việc: Hình 4. Mô hình việc làm Magic Bullet Nguồn: Harvey (2002), kĩ năng làm việc và sự đa dạng Ngoài ra, Harvey (2002) đã phát triển mô hình trên sau khi xem xét tất cả các bên liên quan trong quá trình đào tạo - sử dụng nguồn nhân lực và tất cả các yếu tố khả năng làm việc quan trọng. Harvey (2002) đã chỉ ra tầm quan trọng của liên kết tất cả các yếu tố cùng với tất cả các bên liên quan đến quá trình này để phát triển các thuộc tính SVTN. Các đối tượng liên quan vào quá trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân 53 lực là SVTN, trường đại học và nhà tuyển dụng. SVTN có trách nhiệm lựa chọn và tham gia với các cơ hội phát triển việc làm được cung cấp ở các trường đại học và kinh nghiệm tích lũy của bản thân để nâng cao những kĩ năng làm việc. Harvey (2002) xác đ nh các hoạt động phát triển việc làm bao gồm: sự phát triển của các thuộc tính về kĩ năng việc làm, kinh nghiệm làm việc, kĩ năng làm việc độc lập và sẵn sàng tìm hiểu để phát triển. Mô hình phát triển khả năng làm việc của SVTN được Harvey trình bày gồm 3 quy trình cốt lõi có tác động đến khả năng làm việc của SVTN là: (1) Quá trình giáo dục của trường đại học; (2) Phản ánh thông qua tư duy và nhận thức; (3) Kết hợp và vận dụng giữa kiến thức và thực tiễn. Hình 5: Mô hình phát triển kĩ năng làm việc của SVTN Nguồn: Harvey (2002), kĩ năng làm việc và sự đa dạng Dựa trên quan điểm trên, chúng tôi nhận thấy rằng có mối liên kết giữa nhà trường, nhà tuyển dụng và bản thân người học. Ba đối tượng này tham gia vào quá trình đào tạo là SVTN, trường đại học và NSDLĐ với những vai trò khác nhau: + Cơ sở đào tạo là nơi đào tạo, rèn luyện kiến thức, kĩ năng và thái độ cho người học thông qua CTĐT. + Người học tham gia vào quá trình đào tạo tiếp nhận kiến thức và kĩ năng thông qua quá trình học tập, ngoài ra trong quá trình đào tạo người học còn phải rèn luyện thêm phẩm chất và đạo đức. + NSDLĐ là nơi sử dụng SVTN với vai trò sử dụng và phát triển những kiến thức và kĩ năng cho SVTN qua công việc thực tiễn. Hình 6. Mô hình 3 bên liên quan chính tham gia vào quá trình đào tạo 54 Tóm lại, giữa NSDLĐ và cơ sở đào tạo có mối quan hệ với nhau thông qua SVTN. Về phía NSDLĐ đưa ra những yêu cầu đối với SVTN như: năng lực của SVTN và khả năng làm việc của SVTN, còn cơ sở đào tạo/trường đại học sử dụng CTĐT để đào tạo SVTN với những năng lực và khả năng làm việc cần thiết đáp ứng nhu cầu NSDLĐ. Vì vậy, xuất phát từ lập luận trên có thể thấy rằng giữa yêu cầu của NSDLĐ và CTĐT có mối quan hệ với nhau. Yêu cầu của NSDLĐ đã có sự ảnh hưởng đến CTĐT và việc điều chỉnh CTĐT nằm để đáp ứng yêu cầu của NSDLĐ. Trong lĩnh vực đào tạo, chất lượng đào tạo được đặc trưng bởi chất lượng SVTN. Yêu cầu của NSDLĐ ở thế kỉ XXI hoàn toàn khác với những thế kỉ trước. UNESCO đã từng đưa ra quan niệm: - Học để biết là nắm những công cụ để hiểu. - Học để làm là phải có những năng lực hoạt động sáng tạo tác động vào môi trường sống của mình. - Học để cùng chung sống là tham gia và hợp tác với những người khác trong mọi hoạt động của con người. - Học để làm người có ích cho xã hội là sự tiến triển quan trọng và là mục tiêu của giáo dục. Xuất phát từ quan niệm trên có thể thấy rằng chất lượng SVTN được thể hiện qua phẩm chất, đạo đức, kiến thức, kĩ năng. Sự tổng hòa các yếu tố trên tạo nên năng lực của SVTN như: năng lực giải quyết công việc, năng lực thích ứng và phát triển nghề nghiệp Chúng tôi đề xuất “Mô hình đổi mới giáo dục và đào tạo tiếp cận yêu cầu của NSDLĐ” (hình 7) nhằm mục tiêu chỉ ra cầu nối giữa yêu cầu của NSDLĐ với CTĐT. Yêu cầu của NSDLĐ rất đa dạng thuộc môi trường đa lĩnh vực, vì vậy không thể có những kiến thức, kĩ năng và thái độ chung cho tất cả môi trường này. SVTN cần có những năng lực chung để có thể thích ứng vào môi trường đa lĩnh vực. Mặt khác, CTĐT muốn đáp ứng yêu cầu của NSDLĐ thì cần phải tìm hiểu những phản ánh trong quá trình sử dụng lao động như: năng lực và khả năng làm việc của SVTN. Thông qua phản ánh của NSDLĐ các trường đại học chọn lọc những thông tin, nếu phản ánh của NSDLĐ hợp lí về những nội dung còn khiếm khuyết trong CTĐT và phù hợp với năng lực cơ sở đào tạo thì CTĐT cần điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu của NSDLĐ. 55 Hình 7. Mô hình đổi mới giáo dục và đào tạo tiếp cận yêu cầu của NSDLĐ Tóm lại, từ phân tích trên có thể thấy yêu cầu của NSDLĐ có ảnh hưởng đến CTĐT thông qua phản ánh của NSDLĐ về năng lực của SVTN. CTĐT cần được điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu của NSDLĐ là xu thế phát triển giáo dục đại học hiện nay. 4. KẾT LUẬN Xu hướng phát triển giáo dục để đáp ứng nhu cầu xã hội đòi hỏi GDĐH không những tăng về số lượng mà còn đảm bảo về chất lượng. Tuy nhiên chất lượng giáo dục không thể thay đổi đồng loạt về tất cả các phương diện, vì vậy việc thay đổi nội dung CTĐT đáp ứng theo yêu cầu NSDLĐ là một trong những quy luật tất yếu phải được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên việc thay đổi nội dung CTĐT cần phải thực hiện theo hướng tích hợp các năng lực cần thiết cho SVTN theo yêu cầu của NSDLĐ để chất lượng CTĐT có thể tạo nên nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển của xã hội là vấn đề mà các nhà giáo dục cần quan tâm và nghiên cứu. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Khắc Bình (2012), Đổi mới quản lí Giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay, "Tạp chí Giáo dục", kì 2 – 02/2012 (số 300), Tr. 1 - 3. 2. Nguyễn Đức Cường (2009), Những chuyển biến của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam sau hai năm thực hiện đề án đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, "Tạp chí Giáo dục", kì 2 – 03/2009 (số 209), Tr. 1 - 6. 3. Lê Th Tuyết Hạnh (2012), Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục – Đào tạo Việt Nam – Đề xuất một số biện pháp từ nhận diện thực tiễn giáo dục, "Tạp chí giáo dục", Kì 1 - 03/2012 (số 281), Tr. 9 -11. 4. Đào Huy Huân (2011), Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đại học ở Việt Nam, "Kỉ yếu Hội thảo Khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam”. 5. Lê Đình Lục (2014), Đổi mới Đại học Việt Nam theo kinh tế th trường đ nh hướng xã hội chủ nghĩa, "Hội thảo khoa học, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học ở Việt Nam thi tinh thần Ngh Quyết Trung ương 8 Khóa XI", Tr. 133-139. 6. Phùng Hữu Phú (2014), Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học theo tinh thần Ngh quyết trung ương 8 khóa XI "Hội thảo khoa học, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học ở Việt Nam theo tinh thần Ngh Quyết Trung ương 8 Khóa XI", (07/01/2013), Tr. 01-08. 7. Phạm Văn Sơn (2011), Vai trò của trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực trong việc gắn kết đào tạo và sử dụng sinh viên tốt nghiệp, "Tạp chí Khoa học Giáo dục", Tháng 2 (số 65), tr. 50. 8. Trần Anh Tài (2009), Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp, "Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật", Số 25 Tr. 77-81Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020. 9. Lee Harvey (2002), New realities: The relationship between higher education and employment, "Printed in the Netherlands", Kluwer Academic Publishers. * Nhận bài ngày: 15/1/2014. Biên tập xong: 13/5/2014. Duyệt đăng: 22/5/2014
File đính kèm:
- doi_moi_chuong_trinh_dao_tao_tiep_can_yeu_cau_nguoi_su_dung.pdf