Bài giảng Giáo dục kỷ luật tích cực - Chuyên đề II: Các biện pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục nhằm thực hiện kỷ luật tích cực trong trường THPT

Hoạt động: Thể hiện quan điểm

về việc phải chấm dứt TPTTHS!

Hãy thể hiện quan điểm của bạn đối với ý kiến trên bằng cách giơ tay vào vị trí phù hợp từ 13

 Số 1: Phản đối

 Số 2: Chỉ đồng ý một phần

 Số 3: Đồng ý

Giải thích tại sao mình lại giơ tay vào vị trí đó.

 

ppt 51 trang yennguyen 2760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục kỷ luật tích cực - Chuyên đề II: Các biện pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục nhằm thực hiện kỷ luật tích cực trong trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Giáo dục kỷ luật tích cực - Chuyên đề II: Các biện pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục nhằm thực hiện kỷ luật tích cực trong trường THPT

Bài giảng Giáo dục kỷ luật tích cực - Chuyên đề II: Các biện pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục nhằm thực hiện kỷ luật tích cực trong trường THPT
CHUYÊN ĐỀ II 
CÁC BIỆN PHÁP VÀ HÌNH THỨC 
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NHẰM THỰC HIỆN KỶ LUẬT TÍCH CỰC 
TRONG TRƯỜNG THPT 
TH1: Tình huống này diễn ra khi em N. nói chuyện, gây mất trật tự trong lớp học . 
TH2: Một số học sinh loay hoay làm việc riêng trong giờ học, GV gọi em trả lời câu hỏi. Em giật mình đứng dậy và không trả lời được 
GV1 
Cô lặp lại câu hỏi nhé 
Em nào giúp bạn mình TLCH này? 
Em nhắc lai đi. 
Em trả lời được rồi. 
Em nhớ tập trung nghe giảng bài nhé. 
 GV2 
Học thì dở, nói chuyện thì hay. Đứng im đấy. 
Ai trả lời? 
Nhắc lại đi. 
Xoè tay ra( đánh 2 cái vào tay) 
Ngồi xuống. Lần sau còn vi phạm thì quét rác 1 tuần nghe chưa. 
Hoạt động: Thể hiện quan điểm 
về việc phải chấm dứt TPTTHS! 
Hãy thể hiện quan điểm của bạn đối với ý kiến trên bằng cách giơ tay vào vị trí phù hợp từ 1 3 
 Số 1: Phản đối 
 Số 2: Chỉ đồng ý một phần 
 Số 3: Đồng ý 
Giải thích tại sao mình lại giơ tay vào vị trí đó. 
I.THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN VỀ 
GIÁO DỤC VÀ KỶ LUẬT HỌC SINH 
1. Những quan điểm nhận thức không phù hợp về GDKL HS 
Động não: Liệt kê những câu phương ngôn, thành ngữ liên quan đến quan điểm giáo dục kỷ luật HS mà qúi thầy cô biết? 
 Mỗi nhóm chọn 1 gv trả lời the o 2 cột: 
 - GDKLTC 
 - TPTTHS 
CÁC LÍ LẼ NGỤY BIỆN 
Lý lẽ ngụy biện thứ nhất: 
 TPTT HS có tác dụng ngay tức thì. Khi bị TPTT HS sẽ sợ và lập tức làm theo yêu cầu của GV, điều này có tác dụng ngay trong việc ổn định và duy trì kỉ luật. Sử dụng TPTT HS sẽ nhanh chóng, đơn giản hơn so với các biện pháp giáo dục khác. 
Thực tế cho thấy: 
Chỉ có việc giải thích, chỉ ra cho HS những lỗi lầm mà HS mắc phải để các em biết cách sửa chữa thì mới giúp HS không tái phạm lỗi và mới giúp chúng ta ổn định kỷ luật lớp học một cách lâu dài 
Lý lẽ ngụy biện thứ hai: 
 Ả nh hưởng lâu dài của việc TPTT HS cũng đâu có nặng nề đến thế 
Thực tế cho thấy: 
 TPTT HS gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với HS : 
 - Để lại tổn thương về tinh thần và thể xác mà HS phải gánh chịu suốt đời: hoảng loạn, di chứng thần kinh, trầm cảm , thương tật, thù hận  
 - L àm cho HS lì lợm, quen với đòn roi và sỉ nhục, chúng có thể ngang ngạch, thách thức, bướng bỉnh, chống trả bất kỳ ai cũng bằng hành vi bạo lực để tự bảo vệ mình ( thói quen dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, công việc, đó là mầm mống bạo lực trọng xã hội) 
- Trong thực tế, khi trưởng thành nhiều người vẫn nhớ những trận đòn roi từ bé. Có người đã ko tha thứ cho cha mẹ, thầy cô mình. Điều đó dẫn đến mối quan hệ thiếu gắn bó yêu thương hận thù giữa cha mẹ với con cái, thầy cô với học sinh, con người với con người 
Lý lẽ ngụy biện thứ ba:  
Sử dụng TPTT HS là biện pháp bất đắc dĩ cuối cùng. Đối với một số HS cá biệt, khó bảo thì TPTT là biện pháp duy nhất để cho HS vâng lời. 
Thực tế cho thấy: 
Chỉ có sự yêu thương và quan tâm của thầy cô, cha mẹ thì mới giúp các em thật sự có sự thay đổi. Sự quan tâm, lắng nghe để hiểu những nhu cầu, những khó khăn của HS và cùng giúp HS giả i quyết sẽ giúp HS tự nguyện sửa chữa sai lầm, nhanh chóng tiến bộ 
Lý lẽ ngụy biện thứ tư:  
Đánh mắng là một việc bình thường để giáo dục HS 
Tôi cũng đã bị TPTT và nhờ đó mà tôi nên người. 
Thực tế cho thấy: 
- Đánh HS không phảI là việc bình thường, việc riêng của cha mẹ hay giáo viên mà đó là sự bất lực của người lớn và là một hành vi vi phạm pháp luật 
- Chỉ có sự cảm thông, tình yêu thương để hiểu rõ HS và đưa ra những giải thích, hướng dẫn đúng đắn cho HS mới là cách giúp HS tiến bộ, chứ không phải là đánh mắng sẽ làm HS nên người 
Kết luận : 
 - Hành vi, cách ứng xử của mỗi GV thường xuất phát từ quan điểm, nhận thức của bản thân và tập thể. 
 - Quan điểm nhận thức không phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách GD HS , tạo ra một môi trường GD không tích cực, không phù hợp với thời đại hiện nay. 
Những khó khăn chính trong việc thay đổi quan điểm nhận thức của gv về GDKL : 
Quan điểm xã hội còn tồn tại về giáo dục kỉ luật . 
Khó thay đổi thói quen của cá nhân . 
Việc thực thi luật pháp còn chưa nghiêm , các biện pháp chế tài còn chưa đầy đủ và cụ thể . 
Ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu ở địa phương . 
Tác động tiêu cực của xã hội . 
Áp lực công việc của giáo viên. 
 Chưa có các biện pháp, điều kiện GD phù hợp. 
2.Một số gợi ý nhằm tạo ra sự thay đổi quan niệm, nhận thức về giáo dục và kỷ luật. 
+ GV: 
- Hãy suy nghĩ sâu sắc về nghề dạy học 
- Quan tâm chăm sóc bản thân (thể chất, tình cảm và tâm lý) 
- Theo dõi, ghi chép lại quá trình thay đổi của học sinh 
- Luôn tạo niềm vi cho bản thân 
- Hãy suy ngẫm về những gì mình đã trải qua 
- Tự đặt mình hoàn cảnh của học sinh 
- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp 
2.Một số gợi ý nhằm tạo ra sự thay đổi quan niệm, nhận thức về giáo dục và kỷ luật. 
+ CBQLGD: 
Tổ chức tuyên truyền, vận động (buổi họp, dự giờ, tập huấn, trao đổi) giúp gv thay đổi nhận thức. 
Xây dựng cơ chế khuyến khích việc thực hiện các biện pháp giáo dục KLTC 
Cung cấp sách tham khảo, tài liệu để gv tự học hỏi và suy ngẫm, từ đó sẽ thay đổi nhận thức và thái độ. 
Tổ chức hoạt động tập huấn, trao đổi, chia sẽ ý tưởng hay. 
 THẢO LUẬN 
 Bạn hãy cho biết vì sao cần phải chấm dứt TPTTHS? 
KẾT LUẬN 
TPTTHS ảnh hưởng không tốt tới HS, gia đình, nhà trường , xã hội: 
 - Sự phát triển của HS. ( sức khỏe, tâm lí, tính cách, trí tuệ, đạo đức,) 
 - Mối quan hệ giữa GV với HS 
 (HS hận GV, mất lòng tin với GV, xa lánh GV, lì lợm, chống đối) 
 - Chất lượng giáo dục ( HS chán học, bỏ học, học tập sút kém) 
 - Trật tự, an toàn xã hội ( HS bỏ nhà đi bụi, gia tăng TNXH, phạm pháp,) 
2.2. TPTTHS là vi phạm đến Mục tiêu GD 
 và đạo đức nhà giáo 
2.3. TPTTHS là vi phạm đến những quy định của pháp luật VN và Quốc tế có liên quan 
 Luật pháp Việt Nam và Quốc tế đã đưa ra những điều khoản trong đó nghiêm cấm việc trừng phạt thân thể đối với HS(TE) . 
 Trừng phạt thân thể là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nhằm bảo vệ quyền lợi, danh dự và nhân phẩm của HS(TE) . 
MỘT SỐ VĂN BẢN LUẬT PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN QUY ĐỊNH VỀ TPTTTE	 
+ Luật bảo vệ, chăm sóc sức khỏe TE 
+ Luật giáo dục 
+ Bộ luật hình sự nước CHXHCN VN 
+ Công ước của liên hợp quốc về quyền trẻ em 
+ Chuẩn NNGV 
+ vv 
Tâm hồn trẻ em sẽ bị tổn thương nặng nề khi bị TPTT. Những tổn thương đó nhiều khi hằn sâu trong trái tim trẻ suốt cả cuộc đời 
Kết luận : 
Thay đổi một nếp nghĩ hay một thói quen đã tồn tại nhiều năm không phải là điều dễ dàng. 
Thay đổi cả một quan điểm đã ăn sâu vào tiềm thức lại càng cần phải có những biện pháp hiệu quả, có sự hợptác cuả nhiều người và cần có một thời gian nhất định. 
Vì vậy mỗi người cần phải chuẩn bị cho mình một tâm thế tự tin để thay đổi quan điểm cần GD HS bằng KLTC 
- Xử lý hợp lý và hợp tình 
- Nâng tầm lên nghệ thuật xử lý tình huống. 
PHẦN II MỘT SỐ BIỆN PHÁPGIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC ÁP DỤNG TRONG LỚP HỌC 
Có nhiều biện pháp giáo dục kỷ luật có thể áp dụng được trong lớp học. Có thể chia thành các nhóm biện pháp: 
1. Thay đổi cách cư xử trong lớp 
2. Quan tâm đến những khó khăn của HS 
3. Tăng cường sự tham gia của HS 
4. Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể lớp. 
1. Nhóm biện pháp thay đổi cách cư xử trong lớp học 
 Thay đổi cách cư xử trong lớp học phải dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm hiểu nhằm thúc đẩy học sinh có hành vi, thái độ cư xử đúng đắn. 
1. Nhóm biện pháp thay đổi cách cư xử trong lớp học 
 Các biện pháp: 
1.1. Xây dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán 
1.2. Khuyến khích, động viên tích cực 
1.3. Áp dụng những hình thức phạt phù hợp, công bằng và nhất quán 
1.4. Làm gương trong cách cư xử 
1. Nhóm biện pháp thay đổi cách cư xử trong lớp học 
 Các biện pháp: 
1.1. Xây dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán 
1. Nhóm biện pháp thay đổi cách cư xử trong lớp học 
 1.2. Khuyến khích, động viên tích cực 
- Việc khuyến khích, động viên tích cực có thể thực hiện dưới nhiều hình thức: 1 nụ cười, 1 lời khen, động viên trước lớp; tặng phiếu khen; thư khen gửi về gia đình, cá nhân 
- Việc khen thưởng, động viên có hiệu quả nhất khi HS có hành vi tốt được hưởng một số quyền lợi, còn những HS mắc lỗi nhiều lần bị tước bỏ quyền hưởng quyền lợi đó. 
- Những quyền lợi phải là những điều HS thích và trân trọng. 
- Cần khen thưởng động viên từng tiến bộ nhỏ nhất của HS 
1. Nhóm biện pháp thay đổi cách cư xử trong lớp học 
 1.3. Áp dụng những hình thức phạt phù hợp, công bằng và nhất quán 
Khi phạt, GV cần nói rõ sai phạm của HS với thái độ khoan dung, nhân ái, độ lượng và bình tĩnh. 
Các biện pháp xử phạt phải giúp HS biết rằng thái độ/hành vi của các em là sai. 
Tuyệt đối không sử dụng hình phạt mang tính TPTT. 
Các hình phạt phải phù hợp với mức độ vi phạm 
Tránh gây căng thẳng, đối đầu với HS. 
Áp dụng hình thức xử phạt một cách công bằng. 
Không phạt HS vì những lỗi do những nguyên nhân khách quan. 
Không phạt HS vì những quy định chưa được thỏa thuận trước 
1. Nhóm biện pháp thay đổi cách cư xử trong lớp học 
1.4. Làm gương trong cách cư xử 
Kết luận 1 : Việc thay đổi cách cư xử trong lớp 
Dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm hiểu nhằm thúc đẩy học sinh có thái độ cư xử, hành vi đúng. 
Hình thức: Phiếu khen, ghi lời nhận xét tốt về bạn, hộp thư vui,công nhận và khuyến khích các đặc điểm tốt 
Ngoài việc giáo viên khen ngợi học sinh, phải lưu ý khuyến khích những đối tượng khác như Cha mẹ , thầy cô khác, người thân, bạn bè, của học sinh cùng hợp tác 
 “HÃY THAY CHÊ B AI BẰNG KHEN NGỢI” 
2. Nhóm biện pháp “Quan tâm đến hoàn cảnh của học sinh" 
 Việc tìm hiểu những khác biệt trong hoàn cảnh, khó khăn trong cuộc sống, học tập và những khó khăn về mặt tâm lí sẽ giúp giáo viên hiểu và tìm ra biện pháp giáo dục thích hợp 
2. Nhóm biện pháp “Quan tâm đến hoàn cảnh của học sinh" 
- Không nên vội đánh giá con người qua vẻ bề ngoài 
- Giáo viên không chỉ quan tâm đến kết quả học tập mà đến cả hoàn cảnh gia đình của HS 
- Biết trân trọng tình cảm và quà tặng của người khác. 
- Hãy thực lòng quan tâm, giúp đỡ, yêu thương HS 
- Đối xử với HS thế nào sẽ nhận được cách ứng xử như vậy 
KẾT LUẬN 2 
Những hành vi tiêu cực/mắc lỗi của HS thường do những khó khăn mà HS gặp phải trong cuộc sống gây ra, tác động đến hành vi của HS. 
Khó khăn của HS có thể bao gồm những khó khăn trong học tập, những vấn đề trong gia đình, những bức xúc mà HS gặp phải khi bị đối xử tàn tệ, bị tổn thương tâm lý, bị hiểu lầm,... 
Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm lý của HS sẽ giúp GV không cần phải dùng đến trừng phạt thân thể mà vẫn giáo dục HS có hiệu quả. 
Chú ý 
 Để tìm hiểu nguyên nhân và giúp đỡ HS giải quyết khó khăn, GV cần lưu ý một số điểm sau: 
Tránh đối đầu với HS, nhất là trước mặt những người khác 
Lắng nghe trẻ (HS) nói và đặt mình vào vị trí của HS 
Cần tránh “lên lớp” hoặc “chỉ trích” HS trước khi tìm hiểu nguyên nhân. Cố gắng giúp HS tìm ra giải pháp phù hợp với các em. 
 3. Nhóm biện pháp “tăng cường sự tham gia của HS”  
Biện pháp xây dựng nội quy lớp học. 
GV thông báo cho HS nội dung chính của năm học 
 HS chia nhóm thảo luận 
 Các nhóm chia sẻ ý kiến. GV và cả lớp xem xét tìm ra những ý kiến chung của tất cả HS. 
 Quy định chế độ thưởng và xử phạt. 
HS tiếp tục thảo luận thống nhất . 
 Viết và trang trí nội quy lớp bằng chữ in lớn. 
Xây dựng cam kết 
Ban hành nội quy, thông báo/dán công khai ở nơi HS luôn nhìn thấy với hình thức hấp dẫn 
Thông báo đến phụ huynh HS để cùng giám sát việc thực hiện 
KẾT LUẬN 3 
HS được tham gia là HS được cung cấp thông tin, được bày tỏ ý kiến, ý kiến của các em được lắng nghe và tôn trọng. 
Sự tham gia của HS trong việc xây dựng nội quy lớp học là cần thiết vì: 
Giúp HS hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính các em đề ra. 
Giúp HS rèn KN giao tiếp, bày tỏ ý kiến và tham gia quá trình ra quyết định. 
Phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm của HS. 
4. Nhóm biện pháp xây dựng tập thể lớp học thân thiện, gắn bó. 
- Tập thể lớp thân thiện là tập thể lớp có môi trường lớp học thân thiện, tôn trọng, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, biết cách giải quyết xung đột không bằng bạo lực. 
- Vai trò của GV : Định hướng, dẫn dắt, giải quyết tốt mối quan hệ trong lớp, xd môi trường lớp học thân thiện, lắng nghe và tôn trọng ý kiến HS; là tấm gương sáng cho HS noi theo. 
- Vai trò HS: Tự giác xây dựng và thực hiện nội quy; thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau; có trách nhiệm với hành vi của mình; biết cách giải quyết các xung đột, có ý thức hợp tác nhóm; biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè; biết thực hiện quyền và bổn phận của mình. 
PHẦN III 
CÁC HÌNH THỨC 
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
 GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG TRƯỜNG THPT 
NỘI DUNG 
Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện. 
Tổ chức cho học sinh tham gia xây dựng nội quy trường học. 
Xây dựng mạng lưới trợ giúp giáo dục kỉ luật tích cực 
Tổ chức các hoạt động gắn kết các thành viên nhà trường 
Tổ chức các hoạt động gắn kết với cộng đồng. 
Một môi trường thân thiện là môi trường hòa nhập bình đẳng, cảm thông, chia sẻ, hợp tác trong các hoạt động giáo dục. Môi trường học tập thân thiện là môi trường học tập an toàn, không bạo lực về thể chất cũng như về tinh thần. 
1. Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện. 
Trong môi trường học thân thiện, mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau, sự giúp đỡ và đồng cảm. Học sinh cảm thấy vui khi đến trường. 
Trong quá trình dạy học, giáo viên tạo môi trường gần gũi, thân thiện, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh; không so sánh học sinh này với học sinh khác và tạo cơ hội để học sinh chia sẻ những hiểu biết với nhau. 
1. Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện. 
Nhà trường cũng xây dựng mối quan hệ thân thiện với cha mẹ học sinh, tạo điều kiện cho cha mẹ đến nhà trường nhiều hơn. Từ đó mới phối hợp để giáo dục học sinh dễ dàng hơn. 
Ban giám hiệu cũng có cách quản lý thân thiện, tạo không khí làm việc đầy tình thân ái. Khi học sinh sai phạm, BGH cùng với GV tìm rõ nguyên nhân, không vội vàng phê bình GV. 
	 2. Tổ chức cho học sinh tham gia xây dựng nội quy trường học. 
Nhà trường cần tổ chức cho học sinh tham gia xây dựng nội quy của trường nhằm giúp học sinh hiểu rõ và làm theo nội quy một cách tự giác. 
Các lớp có thể cử đại diện dự buổi họp chung toàn trường để thảo luận, xây dựng nội quy nhà trường. 
	3. Xây dựng mạng lưới trợ giúp 
3.1. Xây dựng tổ chức tham vấn học đường (phòng tư vấn hỗ trợ học sinh) trong trường học. 
3.2. Tạo lập nhóm giáo viên trợ giúp. 
3.3. Tạo lập nhóm trợ giúp từ cộng đồng (cha mẹ học sinh quan tâm đến giáo dục học sinh, các chuyên gia tâm lí, những người có uy tín trong cộng đồng). 
3.4. Thành lập các câu lạc bộ như CLB “những người trợ giúp có uy tín”, CLB “nhóm bạn tư vấn”, CLB “vừa là thầy, vừa là bạn”. 
	 4. Tổ chức các hoạt động gắn kết các thành viên nhà trường 
4.1. Tổ chức các hoạt động vui chơi. 
4.2. Xác định các hình thức khen thưởng và xử phạt có hiệu quả. 
4.3. Tổ chức các buổi sinh hoạt dành cho học sinh. 
4.4. Tổ chức các buổi họp chung để giải quyết vấn đề. 
4.5. Xây dựng hộp thư “ Điều em muốn nói”. 
5. Tổ chức các hoạt động gắn kết với cộng đồng 
Nhà trường cần tổ chức các hoạt đọng hướng về cộng đồng nhằm tạo điều kiện cho mọi người tham gia tạo sự gắn kết thân thiện trong công tác giáo dục. 
- Các hoạt động có thể là sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, hội thảo chuyên đề, các buổi lễ kỷ niệm 
- Hình thức tổ chức là thi đấu thể dục thể thao, giao lưu văn hóa, các trò chơi chung sức. 
	 XIN CẢM ƠN! 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_ky_luat_tich_cuc_chuyen_de_ii_cac_bien_ph.ppt