Dòng chảy qua đập tràn xiên góc

Tóm tắt

Báo cáo này dựa trên kết quả các thí nghiệm

mới đợc tác giả tiến hành với dòng chảy qua

đập tràn đặt xiên góc trong kênh hở, nhằm

tổng hợp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

về các đặc trng và thông số thủy lực của

dòng chảy, biểu hiện của dòng chảy và các

hiện tợng ở lân cận đập tràn cùng các quy

luật vật lý chi phối quá trình này. Các thí

nghiệm đợc tiến hành với hai loại đập tràn

thành mỏng và đỉnh rộng đặt xiên góc 450 so

với trục dòng chảy và đợc đơn giản hóa với

mặt cắt chữ nhật, sắc cạnh, mặt thợng lu và

hạ lu vuông góc với đáy kênh.

Trờng vận tốc của dòng chảy đợc đo đạc

bằng công nghệ PTV (Particle Tracking

Velocimetry), cho phép dựng nên một bản đồ

véc tơ vận tốc tức thời của toàn dòng chảy.

Kết hợp với Matlab (phần mềm xử ly’ toán),

chúng ta có thể thu đợc hầu hết các thông tin

thống kê cần thiết. Bằng cách thay đổi lu

lợng dòng chảy và mực nớc hạ lu, ta có

thể nghiên cứu dòng chảy ở các chế độ chảy

khác nhau với các hiện tợng, đặc tính phong

phú của chúng nh xoáy cuộn, nớc nhảy,

nớc nhảy sóng, sự đổi hớng dòng chảy, sự

tách dòng

 

pdf 9 trang yennguyen 2160
Bạn đang xem tài liệu "Dòng chảy qua đập tràn xiên góc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dòng chảy qua đập tràn xiên góc

Dòng chảy qua đập tràn xiên góc
- 1 -
dòng chảy qua đập tràn xiên góc 
Nguyễn Bá Tuyên 
Học viên cao học ngành Kỹ thuật Bờ biển tại TU Delft, Hà Lan 
(Đại học công nghệ Delft - Khoa Xây dựng Dân dụng và Địa kỹ thuật - Bộ môn Thủy công) 
Tóm tắt 
Báo cáo này dựa trên kết quả các thí nghiệm 
mới được tác giả tiến hành với dòng chảy qua 
đập tràn đặt xiên góc trong kênh hở, nhằm 
tổng hợp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 
về các đặc trưng và thông số thủy lực của 
dòng chảy, biểu hiện của dòng chảy và các 
hiện tượng ở lân cận đập tràn cùng các quy 
luật vật lý chi phối quá trình này. Các thí 
nghiệm được tiến hành với hai loại đập tràn 
thành mỏng và đỉnh rộng đặt xiên góc 450 so 
với trục dòng chảy và được đơn giản hóa với 
mặt cắt chữ nhật, sắc cạnh, mặt thượng lưu và 
hạ lưu vuông góc với đáy kênh. 
Trường vận tốc của dòng chảy được đo đạc 
bằng công nghệ PTV (Particle Tracking 
Velocimetry), cho phép dựng nên một bản đồ 
véc tơ vận tốc tức thời của toàn dòng chảy. 
Kết hợp với Matlab (phần mềm xử ly’ toán), 
chúng ta có thể thu được hầu hết các thông tin 
thống kê cần thiết. Bằng cách thay đổi lưu 
lượng dòng chảy và mực nước hạ lưu, ta có 
thể nghiên cứu dòng chảy ở các chế độ chảy 
khác nhau với các hiện tượng, đặc tính phong 
phú của chúng như xoáy cuộn, nước nhảy, 
nước nhảy sóng, sự đổi hướng dòng chảy, sự 
tách dòng 
I. Giới thiệu 
Đập tràn là một trong những công trình thủy lợi 
đơn giản và phổ biến nhất. Nó đã được sử dụng 
hàng thế kỷ nay cho nhiều mục đích khác nhau, 
từ điều tiết, đo đạc, lái dòng chảy đến tiêu năng, 
điều chỉnh độ sâu... Mặc dù chúng ta đã có 
những hiểu biết sâu sắc về dòng chảy qua đập 
tràn vuông góc, nhưng hiện vẫn chỉ có một số 
lượng rất hạn chế các nghiên cứu về đập tràn 
xiên góc. Các thí nghiệm trong phạm vi nghiên 
cứu này nhằm cung cấp một số thông tin tương 
đối chi tiết về các biểu hiện và đặc tính của 
dòng chảy trong vùng lân cận đập tràn xiên góc. 
Trong thực tế, các đập tràn xiên góc có những ứng dụng thực tế khá quan trọng so với đập tràn 
đặt vuông góc với dòng chảy (đập tràn thông thường), như hạ thấp đầu nước trước đập, tăng lưu 
lượng xả qua đập với cùng một chiều rộng kênh. Bên cạnh đó cũng có một thực tế rằng tại các 
bãi ngoài đê, ven sông hay vùng ngập lũ luôn luôn tồn tại những vật thể cản trở dòng chảy ở 
giai đoạn nước lớn. Những chướng ngại vật này thể hiện ảnh hưởng theo kiểu các đập tràn. 
Trong hầu hết các trường hợp, dòng chảy tới không vuông góc với đỉnh của chướng ngại vật. 
Không kém phần quan trọng là hiện tượng dòng chảy tràn qua đê. Những nghiên cứu về hậu 
quả của cơn bão số 7 năm 2005 (bão Damrey) tại các tỉnh ven biển miền Bắc nước ta cho thấy 
cao trình thiết kế của đỉnh đê biển hiện nay còn quá thấp so với yêu cầu, làm cho quá trình phá 
hoại đê xảy ra không chỉ do sóng leo, sóng tràn đỉnh, mà hơn thế còn do dòng chảy tràn qua đê. 
Sự kết hợp của đường bờ biển tại từng khu vực, dòng ven bờ, nước dâng do bão và thủy triều 
làm cho dòng chảy qua đê (có dạng dòng chảy qua đập tràn) không phải lúc nào cũng vuông 
Dòng chảy
Đập tràn xiên góc Sự tách dòng
Các đường dòng
Sự đổi hướng dòng
Sự tập trung dòng chảy
Máng TN
Xo
áy
 c
uộ
n
Hình 1: Dòng chảy qua đập tràn xiên góc cùng 
một số hiện tượng của nó 
- 2 -
góc với trục dọc của đê. Thực tiễn đòi hỏi phải có những nghiên cứu về dòng chảy qua đập tràn 
xiên góc. 
Có lẽ nghiên cứu chi tiết đầu tiên về đập tràn được công bố bởi giáo sư Borghei (ĐH Công nghệ 
Sharif, Iran) và các cộng sự của ông, “Oblique rectangular sharp-crested weir”, đăng trên tạp 
chí Water & Maritime Engineering, tháng 6 năm 2003. Mục đích chính của nghiên cứu là tìm 
ra một hệ số lưu lượng cho đập tràn thành mỏng mặt cắt chữ nhật đặt xiên góc. Từ đó đến nay, 
một vài nhà nghiên cứu đã khảo sát hệ số lưu lượng cho loại đập tràn này, tuy nhiên còn thiếu 
những thông tin thích đáng về sự biến đổi hệ số lưu lượng trong những phương trình của họ. 
Cho tới nay vẫn chưa có một công thức thiết kế nào được thừa nhận về hệ số lưu lượng của đập 
tràn thành mỏng mặt cắt chữ nhật xiên góc nói riêng và đập tràn xiên góc nói chung. 
Hơn thế nữa, chúng ta còn cần có thêm thông tin về những hiện tượng xảy ra với dòng chảy qua 
một đập tràn xiên góc, điều mà khó có thể tìm thấy trong các ấn phẩm đã được công bố. Những 
biểu hiện của dòng chảy, các đặc tính của nó tại lân cận đập tràn xiên góc và các thông số 
quyết định các quá trình thủy lực còn chưa được tìm hiểu thấu đáo. Bằng những mô tả chi tiết 
các hiện tượng xảy ra tại lân cận đập tràn, dòng chảy phía trên đỉnh đập, cấu trúc dòng chảy ở 
hạ lưu đập, nghiên cứu này cố gắng mang lại một cái nhìn mới mẻ và sâu hơn cho những hiện 
tượng thủy lực này. 
Nghiên cứu này được tiến hành tại phòng thí nghiệm thủy lực đại học công nghệ Delft, Hà Lan 
dưới sự giám sát của TS. Wim S.J.Uijttewaal, cùng với sự giúp đỡ của TS. Henri L. Fontijn – 
giám đốc phòng thí nghiệm, kỹ sư H.J. Verhagen, Bas A. Wols, Harmen Talstra và đội ngũ cán 
bộ phòng thí nghiệm. 
II. Kiến thức cơ sở 
* Đập tràn thành mỏng: 
Xuất phát từ phương trình Bernoulli cho mặt cắt 
thượng lưu và mặt cắt kiểm tra của dòng chảy qua đập 
tràn, sau khi đơn giản hóa và đưa vào phương trình 
một hệ số thực nghiệm để hiệu chỉnh cho việc bỏ qua 
các ảnh hưởng của độ nhớt, dòng chảy rối, phân bố 
vận tốc không đồng đều và gia tốc hướng tâm trong 
quá trình thiết lập phương trình, công thức tính lưu 
lượng có dạng như sau (theo Kindsvater và Carter, 
1957): Hình 2.1: Dòng chảy qua đập tràn thành mỏng 
2
3
..2
3
2
. eed HbgCQ (2.1) 
Trong đó: be là chiều rộng hiệu quả của đập tràn; He là cột nước hiệu quả trước đập tràn tính từ 
cao trình đỉnh đập; Cd là hệ số (không thứ nguyên) cho lưu lượng hiệu quả của đập tràn thành 
mỏng mặt cắt chữ nhật. Cd là một hàm số của số Reynold (các ảnh hưởng của độ nhớt), số Weber 
(các ảnh hưởng của sức căng bề mặt), và tỷ số H/P (thông số hình dạng). P là chiều cao đập tràn 
tính từ đáy kênh. Dạng tổng quát của hệ số lưu lượng cho đập tràn thông thường: 
H
P
baCd (2.1) 
Có lẽ giá trị cổ điển và thông dụng nhất cho các hệ số này được đề xuất bởi Rehbock (1929) là a 
= 0,611 và b = 0,075. 
* Đập tràn đỉnh rộng: 
Tương tự như với trường hợp đập tràn thành 
mỏng, Munson và các cộng sự của ông, 
Hình 2.2: Dòng chảy qua đập tràn đỉnh rộng 
H
Pw
Nuớc hạ
Làn nước
Đập tràn
Q
Hình 2.2: Dòng chảy qua đập tràn đỉnh rộng 
- 3 -
2002, đưa ra công thức tính lưu lượng Q và hệ số lưu lượng Cd cho đập tràn đỉnh rộng: 
2
3
2
3
..
3
2
HbgCQ d 
 (2.3) 
P
H
Cd
1
65.0
 (2.4) 
So với đập tràn thành mỏng, đập tràn đỉnh rộng phụ thuộc nhiều hơn vào các thông số hình dạng. 
Với đập tràn đỉnh rộng mặt thượng lưu sắc cạnh (thường gọi là đập tràn chữ nhật), White (1994) 
đề xuất công thức tính lưu lượng có dạng như (2.1),với 
P
H
Cd 0846.0564.0 (2.5) khi 
P
H
 2. 
* Chế độ chảy ngập: 
Với chế độ dòng chảy ngập, cần đưa vào một hệ số chảy 
ngập KS để thu được lưu lượng chảy ngập. Công thức tổng 
quát: 
QKQ ss . (2.6) 
Cho đập tràn thường, Brater và King (1976) đề xuất công 
thức xác định hệ số thực nghiệm KS như sau: 
385.0
2
3
1
H
H
K hs (2.7) Trong đó Hh là chiều sâu nước hạ lưu tính từ ngưỡng tràn. 
Wu và Rajaratnum cũng đề xuất một công thức: 
H
H
H
H
K hhs
1sin.331.1162.11 (2.8) 
* Đập tràn thành mỏng xiên góc: 
Kết quả nghiên cứu của Borghei và các cộng sự (2003) cho 
thấy hệ số lưu lượng Cd có thể tính gần đúng theo công thức: 
 (2.9) 
P
H
L
B
L
B
Cd 663.1229.2121.0701.0 Trong đó B/L 
= sin ;  là góc giữa trục dọc đập và chiều dòng chảy. Ông 
cũng đề xuất công thức cho hệ số chảy ngập như sau: 
23
H
H
dcK ds (2.10) Với 985.0008.0 
B
L
c ; 479.0161.0 
B
L
d 
III. Thiết bị và tiến trình thí nghiệm 
Máng thí nghiệm là máng kính có chiều rộng 200cm, chiều cao 25cm, chiều dài 1920cm chưa 
kể các phần phụ trợ, độ dốc đáy bằng 0. Máng được nối với hệ thống tuần hoàn trung tâm qua 
hai bể đệm và hệ thống ống, van, đảm bảo cung cấp lưu lượng không đổi trong suốt mỗi thí 
nghiệm. Thượng lưu của máng có bố trí bể đệm và hệ thống lọc để làm ổn định dòng chảy, 
cùng với có bộ phận rắc hạt để phục vụ đo đạc trường vận tốc. Cuối máng có một ngưỡng thành 
mỏng và các khối bê tông lập phương để điều chỉnh mức nước hạ lưu đập cũng như đo đạc dòng 
chảy. 
Đối tượng chính của các thí nghiệm là hai đập tràn thành mỏng và đỉnh rộng (chiều rộng 40cm) 
có mặt cắt đơn giản hóa dạng chữ nhật với cùng chiều cao 10cm. Chúng được làm bằng 
composite, sơn trắng, gồm có phần xiên góc 450 dài 2m và phần vuông góc với dòng chảy ở hai 
P
H
H h
Hình 2.3: Dòng chảy ngập 
LDòng chảy
B
Đập tràn thành mỏng
Mặt bằng
Máng TN

Hình 2.4: Đập tràn xiên góc 
- 4 -
đầu tiếp giáp với thành bên của máng. Tại khu vực nghiên cứu, đáy máng thí nghiệm cũng đồng 
thời được làm trắng để phục vụ thu hình. 
Đường nước vào
Khu vực nghiên cứu
Đập tràn xiên góc
Bệ đặt
Camera Dòng chảy
Bộ rắc hạt
Đường nước ra
Ngưỡng cuối máng
Các khối bê tông
Dòng chảy
Máy vi tính
Hình 3.1: Bố trí máng thí nghiệm 
Phía trên đập tràn là camera CCD độ phân giải 1 Mega pixel, kết hợp với phần mềm Video 
Savant 4.0 để thu hình dòng chảy. Chiều sâu dòng chảy được đo đạc bằng các thước đo nước có 
độ chính xác tới 0,1mm. Ngoài ra còn có các thiết bị khác để xác định vận tốc, lưu lượng, áp 
suất dòng chảy phục vụ cho việc tính toán tổn thất cột nước, tổn thất năng lượng và xác định hệ 
số lưu lượng. 
Có tổng cộng 14 thí nghiệm với đập tràn thành mỏng và 12 thí nghiệm với đập tràn đỉnh rộng 
đã được tiến hành. Với đập tràn thành mỏng, có 2 mức lưu lượng được phân tích sâu là 16l/s và 
35l/s. Mỗi mức lưu lượng có 4 thí nghiệm với mức nước hạ lưu khác nhau và tương ứng với nó 
là chế độ chảy khác nhau: chảy ngập êm, chảy ngập với nước nhảy sóng, chảy tự do với nước 
nhảy, chảy tự do. Còn với đập tràn đỉnh rộng, có 3 mức lưu lượng là 16l/s, 20l/s, 35l/s trong 5 
thí nghiệm khác nhau được phân tích, bao gồm 4 chế độ chảy như với đập thành mỏng. 
Các thuật ngữ Particle Tracking Velocimetry (PTV) – Xác định vận tốc bằng phương pháp theo 
dấu phần tử và Particle Image Velocimetry (PIV) – Xác định vận tốc bằng xử ly’ ảnh phần tử – 
biểu thị hai hệ công nghệ xử ly’ ảnh đã được thiết lập để trích xuất trường vận tốc ẩn dưới các 
bức ảnh hạt. Dòng chảy được rắc hạt từ xa với mật độ thích hợp trước khi qua khu vực thu hình. 
Các hạt nhựa nổi làm bằng polystyrene màu đen, đường kính 3mm, chúng đủ nhẹ để theo dòng 
chảy dễ dàng và tán xạ đủ ánh sáng để mô phỏng trường vận tốc bề mặt của dòng chảy. 
Với mỗi thí nghiệm, l bộ 401 bức ảnh được chụp liên tiếp ở tần số 30Hz và xử ly’ bằng các 
công cụ PTV (dùng phần mềm của Kadota) trước khi chúng ta thu được 400 bức hình trường 
vectơ vận tốc tức thời của dòng chảy cùng với các ma trận số liệu tương ứng. Do các hạt được 
phân bố ngẫu nhiên nên các vectơ vận tốc sau đó được nội/ngoại suy để tích hợp vào các điểm 
nút cố định trên diện tích nghiên cứu. Từ bộ kết quả đó, sử dụng phần mềm Matlab chúng ta có 
thể thu được giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, và nhiều thông tin cần thiết khác. 
Hình 3.2: Quá trình xử ly’ từ ảnh chụp thành trường vectơ vận tốc tức thời 
IV. Kết quả và nhận xét 
* Trường vận tốc của dòng chảy: 
Dòng chảy luôn đổi hướng khi nó tới gần và vượt qua đỉnh đập, chiều dòng chảy có xu hướng 
tiến tới vuông góc với trục dọc đập. Hình 4.1 thể hiện trường vectơ vận tốc của dòng chảy trong 
- 5 -
chế độ chảy ngập và chảy tự do qua đập tràn đỉnh rộng. Mỗi vectơ thể hiện chiều và độ lớn 
tương đối của vận tốc tại một điểm. Các đường cong thể hiện đường dòng của dòng chảy. 
(a) Chế độ chảy ngập (b) Chế độ chảy tự do 
Hình 4.1: Trường vận tốc của dòng chảy qua đập tràn đỉnh rộng xiên góc 
Song song với việc xử ly’ hình ảnh bằng công nghệ PTV, các kết quả tương tự cũng thu được 
nhờ phần mềm Davis 6.2 ứng dụng công nghệ PIV, mục đích chủ yếu là so sánh và kiểm tra 
trong phạm vi nghiên cứu này. Hình 4.2 là kết quả trường hợp chảy ngập với nước nhảy sóng, 
thể hiện trường vận tốc của dòng chảy trên nền vận tốc trung bình (a), trên nền hình ảnh gốc 
(b), và trên nền các đường dòng (c). 
(a) (b) (c) 
Hình 4.2: Trường vận tốc của dòng chảy qua đập tràn thành mỏng xiên góc 
* Sự biến đổi vận tốc dọc theo dòng chảy: 
Xa về phía thượng lưu và hạ lưu đập tràn, vận tốc dòng chảy gần như hằng số. Dòng chảy được 
gia tốc khi tới gần đập tràn và giảm tốc khi rời xa nó. Giá trị cực đại của vận tốc dòng chảy qua 
đập tràn thành mỏng xiên góc đạt được ngay sau đỉnh đập trong trường hợp chảy ngập và ngay 
trước đỉnh đập trong trường hợp chảy tự do. Với đập tràn đỉnh rộng, giá trị vận tốc cực đại đạt 
được phía trên đỉnh đập. Điều này có thể được minh họa thông qua hai đồ thị biến đổi vận tốc 
dọc theo đường dòng trung tâm của máng thí nghiệm dưới đây. 
Dòng chảy 
Dòng chảy Dòng chảy 
Đập tràn 
thành mỏng 
Đỉnh đập tràn 
thành mỏng 
- 6 -
(a) Chế độ chảy tự do (b) Chế độ chảy ngập 
Hình 4.3: Sự biến đổi vận tốc dọc theo dòng chảy 
Thành phần vận tốc vuông góc với đập tràn đóng góp chủ yếu vào sự thay đổi vận tốc dòng 
chảy, trong khi sự biến đổi giá trị thành phần vận tốc song song với đỉnh đập hầu như không 
đáng kể. Ví dụ từ thí nghiệm số 1 với đập tràn thành mỏng sẽ minh họa điều này (hình 4.4). 
Các thành phần vận tốc
0
0.02
0.04
0.06
0.08
0.1
0.12
0.14
0.16
0.18
0 0.5 1 1.5 2
Khoảng cách (m)
V
ậ
n
 t
ố
c
 (
m
/s
)
VP
VL
Tổng vận tốc
Hình 4.4: Sự biến đổi của các thành phần vận tốc 
Một hiện tượng đáng chú y’ là vận tốc biến đổi theo 
kiểu tương ứng với sự biến đổi cấu trúc dòng chảy. Một 
ví dụ từ thí nghiệm số 3, trường hợp chảy ngập với nước 
nhảy sóng sau đập, cả bề mặt dòng chảy và vận tốc 
phân tích được dọc theo các đường dòng đều thể hiện 
những thay đổi dạng sóng, hay dạng hình sin (hình 4.5). 
* Sự biến đổi đặc 
tính dòng chảy theo chiều rộng máng: 
Về phía hạ lưu đập, dòng chảy hội tụ về một phía máng và ở phía còn lại có thể quan sát thấy 
hiện tượng tách dòng. Vận tốc dòng chảy trung bình 1/3 máng bên phải cao gấp 3 đến 4 lần vận 
tốc trung bình 1/3 máng bên trái. Bờ phải kênh sau đập tràn xiên góc nơi dòng chảy tập trung 
chịu ảnh hưởng của xói lở mạnh hơn và cần những biện pháp bảo vệ thích đáng (lưu y’ quy ước 
phải trái như hình 4.4). Từ bên này sang bên kia máng còn có nhiều sự khác nhau về đặc trưng 
dòng chảy. Trong những thí nghiệm với bố trí đập tràn xiên góc như thế này, mực nước trên 
đỉnh đập tràn phía phải máng luôn cao hơn mực nước phía bên trái, trong khi vận tốc dòng chảy 
qua đập phía bên trái thường cao hơn ở phía bên phải. Hiện tượng này có nghĩa thực tế trong 
việc thiết kế đập tràn, chọn cao trình đỉnh đập và chiều cao tường bên thích hợp. 
Mực nước trên đỉnh đập
-3
-2
-1
0
1
2
3
4
5
0 10 20 30 40 50
Cự ly từ mép đập thượng lưu (cm)
Đ
ộ
 s
â
u
 (
c
m
)
Phải
Trung tâm
Mc chuẩn
Trái
Đập tràn đỉnh rộng 
(rộngxcao = 40x10cm)
(a) Biến đổi vận tốc (b) Biến đổi mực nước 
Hình 4.6: Sự biến đổi các đặc trưng dòng chảy theo chiều dài đỉnh đập 
* Hệ số lưu lượng: 
Lưu lượng qua đập tràn xiên góc (trong nghiên cứu này là xiên góc 450) cao hơn nhiều so với 
lưu lượng qua đập tràn vuông góc với cùng mặt cắt đập và chiều rộng kênh. Chủ yếu là do chiều 
dài hiệu quả của đập xiên góc cao hơn, cùng với một hệ số lưu lượng tương đối cao. Điều này 
cũng đồng nghĩa với đầu nước trước đập tràn xiên góc được hạ thấp hơn so với trước đập tràn 
vuông góc trong trường hợp chiều rộng kênh và lưu lượng không đổi. 
VP 
VL 
C 
Hình 4.5: Sự biến đổi vận tốc 
trong trường hợp nước nhảy sóng 
Bờ phải 
Bờ trái 
- 7 -
Từ số liệu thực đo lưu lượng và cột nước của các thí nghiệm, hệ số lưu lượng (Cd) được tính 
toán và tổng hợp lại cho từng loại đập tràn khác nhau. Các hệ số chảy ngập KS được tính toán 
dựa trên những công thức đã đề cập ở mục II. Kết quả tính toán Cd cuối cùng được so sánh với 
công thức đã có của Borghei và vẽ trên cùng 1 biểu đồ như hình 4.7. 
Hệ số lưu lượng và độ ngập
 = 450
0.0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.4 0.6 0.8 1.0
Độ ngập Hh/H
C
d
Thí nghiệm
Borghei
Hệ số lưu lượng và 
số Froude của dòng chảy thượng lưu
0.0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.00 0.05 0.10 0.15Fr1
C
d
Thí nghiệm
Borghei
(a) Cd và độ ngập Hh/H (b) Cd và số Froude thượng lưu Fr1 
Hình 4.7: Hệ số lưu lượng của dòng chảy qua đập tràn thành mỏng xiên góc 
* Các chế độ chảy: 
Với mực nước hạ lưu thấp, chế độ chảy là chảy tự do, phía sau đập thường có nước nhảy hoàn 
chỉnh. Bên dưới lớp mặt của dòng chảy sau đập tràn là một dòng chảy xoáy cuộn với chiều tiến 
về phía chân đập (lớp đáy), rời xa đập (lớp mặt) và chiều tiến từ bên phải máng về phía trái. 
Nước nhảy chiếm ưu thế ở phần bên phải máng, về phía bên trái, dòng chảy có dạng êm hơn. 
Khi tăng mực nước hạ lưu, nước nhảy sẽ dần biến mất và thay vào đó là nước nhảy sóng, rồi 
đến dòng chảy ngập, chảy êm. Với cả đập tràn xiên góc thành mỏng và đỉnh rộng, năng lượng 
dòng chảy tiêu hao qua đập đạt giá trị lớn nhất trong trường hợp nước nhảy hoàn chỉnh, và nhỏ 
nhất cho trường hợp dòng chảy ngập hoàn toàn. Dòng chảy rối và hỗn loạn sau đập là tác nhân 
tiêu hao năng lượng. 
V. Kết luận 
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy dòng chảy có xu hướng thay đổi hướng của nó tiến tới 
vuông góc với hướng đỉnh đập. Hiện tượng này còn kéo theo sự khác nhau về mực nước ở hai 
đầu đập tràn xiên góc, sự hội tụ dòng chảy về một phía máng thí nghiệm ở hạ lưu đập và sự 
biến đổi trong phân bố vận tốc dòng chảy. Trong chế độ dòng chảy tự do qua đập tràn, năng 
lượng bị tiêu tán và tổn thất cột nước lớn hơn ở trường hợp chảy ngập, tuy nhiên dòng chảy 
cũng trở nên hỗn loạn hơn và khá phức tạp, khó có thể triển khai các đo đạc với độ chính xác 
cao. Những hiện tượng thủy lực xảy ra ở lân cận đập tràn đỉnh rộng về cơ bản giống với trường 
hợp đập tràn thành mỏng, tuy nhiên cũng tồn tại một số khác nhau đáng chú y’. 
Trong cùng một điều kiện (chiều rộng kênh, chiều cao đập, lưu lượng), hệ số lưu lượng của 
dòng chảy qua đập tràn xiên góc (Cd) luôn cao hơn hệ số lưu lượng của dòng chảy qua đập tràn 
vuông góc (Cd*). Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ này tương đối phù hợp với Cd/Cd* = 1/cos 
với  là góc xiên của trục đập với dòng chảy (hình 4.4). 
Đối tượng nghiên cứu của các thí nghiệm này là dòng chảy nông trong kênh hở, vì vậy các kết 
quả phân tích đánh giá thu được chủ yếu là với dòng chảy mặt. Nó giúp ta thu được những hiểu 
biết quan trọng về biểu hiện và các đặc tính của dòng chảy qua đập tràn xiên góc cùng các hiện 
tượng đáng chú ý của nó. Tuy nhiên cấu trúc không gian 3 chiều của dòng chảy và các biểu 
hiện của nó nói chung, cũng như sự phân bố vận tốc và chuyển động xoáy cuộn dưới lớp dòng 
chảy mặt sau đập tràn nói riêng mới chỉ được mô tả sơ bộ trong nghiên cứu này. Đó là những 
chủ đề cần tiếp tục được nghiên cứu với sự trợ giúp của một công nghệ đo đạc 3D hoàn chỉnh. 
- 8 -
Một giải pháp khả thi là việc ứng dụng hệ thống nhiều camera kết hợp với chùm tia laze và 
thuật toán xác định vận tốc bằng phương pháp theo dấu phần tử trong không gian 3 chiều (3D-
PTV). 
Song song với nghiên cứu này, một mô phỏng dòng chảy không gian 3 chiều sử dụng chương 
trình FINEL 3D gồm mô hình phi thủy tĩnh 3D và mô hình chảy rối k- cũng đã được tiến hành 
bởi nhóm nghiên cứu của B.A. Wols (RIZA, Hà Lan). Tuy còn một số điểm khác nhau nhỏ 
nhưng các kết luận quan trọng thu được từ mô hình đã khẳng định các kết luận trong nghiên 
cứu này được trình bày ở trên. Các điểm khác nhau là đầu mối để phát triển các nghiên cứu tiếp 
theo cho thực nghiệm như vừa nêu, và cho mô hình dòng chảy để có thể thích ứng tốt hơn với 
những biến đổi đột ngột trong hình học, mô phỏng dòng chảy chính xác hơn. Cũng cần tiến 
hành các nghiên cứu rộng hơn cho đập tràn xiên góc với các dạng mặt cắt và các góc nghiêng 
khác nhau để có được cái nhìn toàn diện và hiểu biết chi tiết về loại công trình này. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Chow, V.T., “Open-channel hydraulics”, McGraw-Hill International editions, Civil 
Engineering series, 1959. 
[2] French, Richard H., “Open-channel hydraulics”, McGraw-Hill Book Company, 1985. 
[3] Munson, Young & Okiishi, “Fundamentals of Fluid Mechanics” tái bản lần thứ 3, John 
Wiley & Sons, Inc., 2002. 
[4] S.M. Borghei, Z. Vatannia, M. Ghodsian and M. R. Jalili, “Oblique rectangular sharp-
crested weir” – Water & Maritime Engineering số 156, 2003. 
[5] Frank M.White, “Fluid Mechanics”, Tái bản lần thứ 2, Mc. Grao-Hill, Inc, 1994. 
[6] S.M. Borghei, M. R. Jalili and M.Ghodsian, “Discharge coefficient for sharp-crested side 
weir in subcritical flow”, Water & Maritime Engineering 156, tháng 6 năm 2003 ấn phẩm 
WM2, trang 185-191. 
[7] M.A.Sarker, D.G.Rhodes, “Calculation of free-surface profile over a rectangular broad-
crested weir”, Sciendirect Journal, Tháng 2 năm 2004, trang 215-219. 
[8] Hubert Chanson, “Environmental Hydraulics of open channel flows”, Elsevier Butterworth 
Heinemann, 2004. 
[9] B.A. Wols, W.S.J. Uijttewaal, R.J. Labeur, “Scheve overlaten” – Simuleren van de stroming 
over scheve overlaten met FINEL3D, Faculteit Civiele Techniek, TU Delft tháng 12 năm 2005. 
[10] Chương trình PTV của Kadota. (*) Kadota là một nhà nghiên cứu Nhật bản đã từng làm 
công việc xử lý dữ liệu bằng công nghệ PTV tại TU Delft. Ông đã viết 1 chương trình chạy trên 
nền Matlab để thực hiện nhiệm vụ này. Những script này đã và đang được sử dụng bởi một số 
nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm thủy lực, Đại học công nghệ Delft. 
Abstract 
This report is the conclusion of a series of experiments, which were performed on weirs 
placed obliquely in a shallow flow. Its purpose is to report on laboratory investigation on the 
flow over different types of oblique weirs, including behaviour and hydraulic characteristic of 
the flow, different phenomena in the neighbourhood of the weir, hydraulic parameters and 
physical laws that govern the process. Two different types of impermeable weirs, a 
rectangular sharp-crested weir and a rectangular broad-crested weir, both placed 450 
obliquely to the flow direction, were tested under various flow conditions. Flow velocities were 
measured using PTV - Particle Tracking Velocimetry technique. In conjunction with Matlab we 
can get almost necessary statistical information. This report also aims at a quantitative view 
on the energy loss and the discharge coefficient. 
Various phenomena like vortex, hydraulic jump, undulation, flow divergence, flow 
concentration, etc. were observed. It was shown that the flow tends to change its direction to 
- 9 -
perpendicular direction with the weir crest, and causes different flow behaviours, namely the 
difference in water levels at two ends of the weir, the flow concentration at on one side of the 
flume behind weir, and the variation in flow velocity distribution. Generally speaking, the 
hydraulic phenomena that happen to a broad-crested weir are similar to those occur in the 
neighbourhood of a sharp-crested weir, although there are some remarkable differences. 

File đính kèm:

  • pdfdong_chay_qua_dap_tran_xien_goc.pdf