Dự án Sinh kế bền vững cho các khu bảo tồn biển Việt Nam

Chính Phủ Việt Nam đang xúc tiến một kế hoạch quan trọng nhằm thiết lập mạng lưới các Khu

bảo tồn biển (KBTB) nhằm bảo tồn đa dạng sinh học biển và đảm bảo tốt hơn việc sử dụng bền

vững tài nguyên biển trong tương lai. Phải nói rằng, để đạt được thành công tối ưu cho một

KBTB, chính quyền cần phải phối hợp với cộng đồng tại các KBTB nhằm đưa ra phương pháp

bảo tồn giúp giảm thiểu sự phụ thuộc của cộng đồng vào nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày

càng cạn kiệt đồng thời vẫn có thể phát triển sinh kế một cách bền vững.

Vào tháng 1/2007, WWF Việt Nam tiến hành phối hợp với cán bộ Hợp phần Sinh kế bền vững

cho các Khu bảo tồn biển (LMPA) thuộc Bộ Thủy Sản (trước kia), nay là Bộ Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn, nhằm xây dựng một Kế hoạch Sinh kế Bền vững mà: 1) mang tính hệ thống,

đưa ra một hệ thống hướng dẫn sinh kế chung cho các KBTB trong mạng lưới ; và 2) có khả

năng thích nghi, thiết thực, và có thể áp dụng tại các KBTB – tất cả những gì thể hiện đặc điểm

tự nhiên, kinh tế xã hội, và quản lý của từng địa phương.

Thông qua việc tổng hợp các “bài học kinh nghiệm” quốc tế và tại Việt Nam về nhiều loại hình

dự án liên kết bảo tồn với phát triển sinh kế, và đánh giá cụ thể tại các địa điểm KBTB Việt Nam,

nhóm tác giả đã đưa ra các nhận xét về kết quả thu thập được, kết luận và khuyến nghị.

Quan trọng nhất, nhóm nghiên cứu nhận thấy sinh kế và các kế hoạch KBTB cần phải nắm bắt rõ

hơn sự năng động và biến đổi của môi trường kinh tế xã hội tại các nước đang phát triển, nơi mà

người nghèo thường thiếu kỹ năng, kiến thức, hiểu biết về kinh doanh, thời gian, sự tự tin, mạng

lưới mua bán v.v để có thể tận dụng các cơ hội tăng trưởng kinh tế và đầu tư kinh doanh. Chỉ

khi nào nhận thức được rõ nét tính chất biến đổi này cũng những hạn chế và khó khăn nó gây ra,

lúc đấy “sinh kế thay thế” mới thực sự tạo ra sự khích lệ để người dân ngừng các hoạt động sinh

kế không bền vững của mình và chuyển sang các hoạt động khác bền vững hơn.

Trên cơ sở này, các chiến lược sinh kế cho Hợp phần LMPA cần tập trung nhiều hơn vào kiến tạo

một môi trường kinh tế thuận lợi cho cộng đồng, chứ không nên chỉ tập trung vào các dự án

tạo thu nhập nhỏ lẻ mang tính cá nhân. Một môi trường thuận lợi là cách tiếp cận bao quát hơn,

hướng tới cải thiện các nguồn lực sinh kế chung cho hộ gia đình và toàn thể cộng đồng, giảm sự

bấp bênh và tăng điều kiện sống cho họ với nhiều lựa chọn sinh kế mới. Hình thức hỗ trợ sinh

kế này cần phải được ưu tiên hơn các dự án kinh doanh cá nhân nhỏ lẻ, bởi vì nó ít rủi ro

hơn và đặt trọng tâm giúp đỡ cộng đồng tự cải thiện các sinh kế của chính họ. Cách tiếp

cận này cũng cho phép kết hợp với các chương trình giảm nghèo và các hoạt động sinh kế quan

trọng khác tại Việt Nam, nó hướng tới tăng khả năng tiếp cận của người dân và cộng đồng đến

các chương trình này chứ không chỉ dựa vào và phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách Hợp phần

LMPA.

pdf 167 trang yennguyen 920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dự án Sinh kế bền vững cho các khu bảo tồn biển Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dự án Sinh kế bền vững cho các khu bảo tồn biển Việt Nam

Dự án Sinh kế bền vững cho các khu bảo tồn biển Việt Nam
Tháng 7/2007
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO 
CÁC KHU BẢO TỒN BIỂN 
VIỆT NAM
Angus McEwin
Nguyễn Tố Uyên
Thẩm Ngọc Diệp
Hà Minh Trí
Keith Symington
Mục lục
Tóm tắt������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������2
Chương 1: Giới thiệu������������������������������������������������������������������������������������������������������������������5
1.1. Hợp phần Sinh kế bền vững trong và xung quanh các KBTB���������������������������������������������5
1.2. Sinh kế và các KBTB ���������������������������������������������������������������������������������������������������������5
1.3. Mục tiêu��������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������6
1.4. Phương pháp nghiên cứu ������������������������������������������������������������������������������������������������7
Chương 2: Những bài học kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ sinh kế khu vực ven biển���������9
2.1. Lý thuyết và các khái niệm về hỗ trợ sinh kế	 ��������������������������������������������������������������������9
2.2. Sinh kế bền vững vùng ven biển	 ������������������������������������������������������������������������������������12
2.3. Khái quát bài học kinh nghiệm quốc tế	 ���������������������������������������������������������������������������13
2.4. Các loại hình hỗ trợ sinh kế	 ����������������������������������������������������������������������������������������������13
2.5.	 Các loại hình hoạt động được chú trọng	���������������������������������������������������������������������������15
2.6. Hỗ trợ cấp cộng đồng và cấp hộ gia đình	 �����������������������������������������������������������������������16
2.7.	 Các hoạt động tạo thu nhập thay thế	 ��������������������������������������������������������������������������������16
2.8.	 Quá trình hỗ trợ sinh kế bền vững vùng ven biển	�������������������������������������������������������������18
2.9.	 Quản lý chương trình và dự án	�����������������������������������������������������������������������������������������21
2.10.	Tóm tắt các bài học chính��������������������������������������������������������������������������������������������������24
Chương 3: Hỗ trợ sinh kế tìm kiếmnguồn thu nhập thay thế - Bài học từ Việt Nam����������29
3.1. Tổng quan về sinh kế tại vùng đảo và ven biển	 �������������������������������������������������������������27
3.2	 Nhóm kinh tế xã hội	�����������������������������������������������������������������������������������������������������������28
3.3	 Những vấn đề cần lưu ý về đảo nhỏ	 ��������������������������������������������������������������������������������29
3.4. Nhóm mục tiêu	 ����������������������������������������������������������������������������������������������������������������30
3.5. Các loại hình hỗ trợ sinh kế - Tạo môi trường thuận lợi	 ������������������������������������������������32
3.6. Cải thiện sinh kế hiện tại	 ��������������������������������������������������������������������������������������������������36
3.7 Giới thiệu các sinh kế mới	 ����������������������������������������������������������������������������������������������37
3.8. Quá trình xây dựng và phê chuẩn SKTT	�����������������������������������������������������������������������������3
3.9. Tiếp cận bảo tồn biển dựa vào cộng đồng	 �����������������������������������������������������������������������45
3.10 Bài học kinh nghiệm về hoạt động nâng cao nhận thức	 ������������������������������������������������49
3.11 Tóm tắt điểm chính và bài học kinh nghiệm	�����������������������������������������������������������������������51
3.12 Khuyến nghị trong hỗ trợ sinh kế	 ������������������������������������������������������������������������������������52
Chuơng 4: Đề xuất phương án quản lý quỹ giảm nghèo trong hợp phần LMPA���������������61
4.1.	 Mục tiêu hỗ trợ sinh kế trong hợp phần LMPA	������������������������������������������������������������������59
4.2.	 Quỹ Xóa đói giảm nghèo LMPA	�����������������������������������������������������������������������������������������59
4.3.	 Loại hình hoạt động được Quỹ PRF cấp vốn	 ������������������������������������������������������������������60
4.4. Xác định và đề xuất hoạt động hỗ trợ sinh kế ������������������������������������������������������������������69
4.5. Nộp đơn xin vay vốn từ quỹ PRF ������������������������������������������������������������������������������������71
4.6. Quản lý Quỹ Giảm nghèo PRF �����������������������������������������������������������������������������������������73
4.7. Giải ngân và sử dụng vốn ����������������������������������������������������������������������������������������������75
4.8. Vận hành Hợp phần LMPA ����������������������������������������������������������������������������������������������76
4.9. Các bước tiếp theo�����������������������������������������������������������������������������������������������������������86
Chương: Đánh giá và chiến lược tín dụng ��������������������������������������������������������������������������90
5.1. Những kinh nghiệm chung và bài học tại Việt Nam ���������������������������������������������������������88
5.2. Tiếp cận tín dụng và kinh nghiệm tại các điểm KBTB ����������������������������������������������������91
5.3. Khuyến nghị cơ chế tín dụng nhỏ cho Hợp phần LMPA ������������������������������������������������94
Chương 6: Giám sát và Đánh giá�����������������������������������������������������������������������������������������100
6.1.	 Giới thiệu	 �������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������98
6.2.	 Giám sát và đánh giá Qũy giảm nghèo PRF	 ������������������������������������������������������������������99
6.3.	 Giám sát và đánh giá ở cấp độ cộng đồng	 �����������������������������������������������������������������������99
6.4.	 Sử dụng các kết quả của công tác Giám sát & Đánh giá ����������������������������������������������100
Phụ lục 1: Báo cáo thực địa ������������������������������������������������������������������������������������������������107
1. Thực địa tại KBTB Vịnh Nha Trang ������������������������������������������������������������������������������107
2�Thực địa tại KBTB Cù Lao Chàm ����������������������������������������������������������������������������������113
3.KBTB đang thành lập Côn Đảo ���������������������������������������������������������������������������������������121
4�KBTB Phú Quốc ��������������������������������������������������������������������������������������������������������������128
5�KBTB đề xuất Bạch Long Vỹ ��������������������������������������������������������������������������������������������137
Tài liệu tham khảo������������������������������������������������������������������������������������������������������������������149
Viết tắt
SKTT Sinh kế thay thế (Additional/Alternative Income Generation – AIG)
CLC Cù Lao Chàm 
VNT Vịnh Nha Trang 
Danida Danish International Development Aid / Quỹ hỗ trợ phát triển Đan Mạch
LMPA Hợp phần Sinh kế trong và xung quanh các Khu bảo tồn biển 
KBTB Khu bảo tồn biển
NGO Tổ chức Phi chính phủ
WWF Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
CDF Quỹ phát triển cộng đồng
PIN Bản trích lục thông tin dự án
Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB

Lời cảm ơn
Nhóm nghiên cứu chân thành gửi lời cảm ơn tới nhóm cán bộ Hợp phần LMPA, Ban quản lý và 
cán bộ tại các Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, và Dự án Côn Đảo đã 
tận tình giúp đỡ và hỗ trợ nhóm trong thời gian công tác. Chúng tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới 
các đồng nghiệp tại WWF cũng như các đồng nghiệp làm việc tại các tổ chức Phi chính phủ khác 
tại Việt Nam (CARE, Oxfam) đã cung cấp những thông tin quý báu cho nghiên cứu này.
Tuy còn nhiều hạn chế và khó khăn trong quá trình làm việc, nhóm nghiên cứu đã cố gắng tổng 
hợp từ các tài liệu hiện có và nghiên cứu thực địa những bài học và kinh nghiệm trong công tác 
hỗ trợ sinh kế và hoạt động sinh kế thay thế tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị 
và hướng dẫn cho những hoạt động tiếp theo trong khuôn khổ Hợp phần “Sinh kế bền vững cho 
cộng đồng sống trong và xung quanh các Khu bảo tồn biển”, cụ thể là việc quản lý Quỹ Giảm 
nghèo. Nhóm nghiên cứu mong nhận được ý kiến góp ý quý báu cho báo cáo này để có thể thực 
hiện tốt hơn các nhiệm vụ trong tương lai.
2Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB
Tóm tắt
Chính Phủ Việt Nam đang xúc tiến một kế hoạch quan trọng nhằm thiết lập mạng lưới các Khu 
bảo tồn biển (KBTB) nhằm bảo tồn đa dạng sinh học biển và đảm bảo tốt hơn việc sử dụng bền 
vững tài nguyên biển trong tương lai. Phải nói rằng, để đạt được thành công tối ưu cho một 
KBTB, chính quyền cần phải phối hợp với cộng đồng tại các KBTB nhằm đưa ra phương pháp 
bảo tồn giúp giảm thiểu sự phụ thuộc của cộng đồng vào nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày 
càng cạn kiệt đồng thời vẫn có thể phát triển sinh kế một cách bền vững. 
Vào tháng 1/2007, WWF Việt Nam tiến hành phối hợp với cán bộ Hợp phần Sinh kế bền vững 
cho các Khu bảo tồn biển (LMPA) thuộc Bộ Thủy Sản (trước kia), nay là Bộ Nông nghiệp và Phát 
triển Nông thôn, nhằm xây dựng một Kế hoạch Sinh kế Bền vững mà: 1) mang tính hệ thống, 
đưa ra một hệ thống hướng dẫn sinh kế chung cho các KBTB trong mạng lưới ; và 2) có khả 
năng thích nghi, thiết thực, và có thể áp dụng tại các KBTB – tất cả những gì thể hiện đặc điểm 
tự nhiên, kinh tế xã hội, và quản lý của từng địa phương. 
Thông qua việc tổng hợp các “bài học kinh nghiệm” quốc tế và tại Việt Nam về nhiều loại hình 
dự án liên kết bảo tồn với phát triển sinh kế, và đánh giá cụ thể tại các địa điểm KBTB Việt Nam, 
nhóm tác giả đã đưa ra các nhận xét về kết quả thu thập được, kết luận và khuyến nghị. 
Quan trọng nhất, nhóm nghiên cứu nhận thấy sinh kế và các kế hoạch KBTB cần phải nắm bắt rõ 
hơn sự năng động và biến đổi của môi trường kinh tế xã hội tại các nước đang phát triển, nơi mà 
người nghèo thường thiếu kỹ năng, kiến thức, hiểu biết về kinh doanh, thời gian, sự tự tin, mạng 
lưới mua bán v.v để có thể tận dụng các cơ hội tăng trưởng kinh tế và đầu tư kinh doanh. Chỉ 
khi nào nhận thức được rõ nét tính chất biến đổi này cũng những hạn chế và khó khăn nó gây ra, 
lúc đấy “sinh kế thay thế” mới thực sự tạo ra sự khích lệ để người dân ngừng các hoạt động sinh 
kế không bền vững của mình và chuyển sang các hoạt động khác bền vững hơn.
Trên cơ sở này, các chiến lược sinh kế cho Hợp phần LMPA cần tập trung nhiều hơn vào kiến tạo 
một môi trường kinh tế thuận lợi cho cộng đồng, chứ không nên chỉ tập trung vào các dự án 
tạo thu nhập nhỏ lẻ mang tính cá nhân. Một môi trường thuận lợi là cách tiếp cận bao quát hơn, 
hướng tới cải thiện các nguồn lực sinh kế chung cho hộ gia đình và toàn thể cộng đồng, giảm sự 
bấp bênh và tăng điều kiện sống cho họ với nhiều lựa chọn sinh kế mới. Hình thức hỗ trợ sinh 
kế này cần phải được ưu tiên hơn các dự án kinh doanh cá nhân nhỏ lẻ, bởi vì nó ít rủi ro 
hơn và đặt trọng tâm giúp đỡ cộng đồng tự cải thiện các sinh kế của chính họ. Cách tiếp 
cận này cũng cho phép kết hợp với các chương trình giảm nghèo và các hoạt động sinh kế quan 
trọng khác tại Việt Nam, nó hướng tới tăng khả năng tiếp cận của người dân và cộng đồng đến 
các chương trình này chứ không chỉ dựa vào và phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách Hợp phần 
LMPA.
Việc xây dựng các dự án Tạo nguồn thu nhập thay thế (AIG) cho cá nhân cần phải quả thật có 
thể giúp hình thành chiến lược sinh kế thành công tại mỗi điểm KBTB. Nó cho phép thử nghiệm, 
kiểm tra và cải tiến đối với mỗi dự án tạo thu nhập hướng đến những thành phần cụ thể trong 
cộng đồng (VD: hộ ngư dân) đang có đời sống hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn tài nguyên đang 
bị cạn kệt (thiếu bền vững), và/hoặc gây tác động xấu đến đa dạng sinh học. Tuy nhiên, hầu hết 
Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB

các dự án SKTT tại các KBTB Việt Nam đều chưa thành công. Hàng loạt các yếu tố – bao 
gồm tính không khả thi của dự án, cơ chế và hệ thống tín dụng không phù hợp, thiếu quản lý hành 
chính và tài chính vững chắc, thiếu đánh giá chặt chẽ đối với các đề xuất, không giám sát tính 
hiệu quả của dự án, nhận thức của cộng đồng còn kém, tổ chức và hỗ trợ chưa hiểu quả, cùng 
hàng loạt các vấn đề khác – đã tạo ra các rào cản và trở ngại cho sự thành công và bền vững của 
các dự án ngoài giới hạn của LMPA. Do đó chỉ nên thực hiện các SKTT mới sau khi đã đánh giá 
một cách thấu đáo và triệt để.	
Hỗ trợ sinh kế trong giai đoạn LMPA sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn nếu tiếp cận theo hướng nhất 
quán và có hệ thống nhằm đánh giá, lựa chọn và triển khai các dự án, cũng như giám sát tiến 
độ. Để đạt được đieùe này, nhóm tác giả đề xuất phương án quản lý Quỹ Giảm nghèo (PRF) cho 
hợp phần LMPA. Quỹ này cho phép tài trợ theo nhu cầu khi các điểm KBTB đề xuất dự án lên 
văn phòng hợp phần. Các hoạt động tiềm năng sẽ được đánh giá về tính phù hợp và khả thi theo 
bộ 8 tiêu chí đã đưa ra (xem Chương 4). Việc đánh giá được thực hiện theo 2 giai đoạn: đánh giá 
bước đầu bản Trích lục thông tin dự án (PIN), và đánh giá chi tiết Đề cương Dự án (PP).
Về mặt hoạt động, quá trình SKTT cần phải được hướng dẫn bởi cộng đồng và cộng đồng phải 
đóng vai trò chủ đạo trong tất cả các bước. Về mặt này, cần thành lập một Tổ chức cộng đồng 
(CBO) tại mỗi địa phương là đại diện của các nhóm đối tượng mục tiêu. Những tổ chức cộng 
đồng này cần phải được tập huấn và nâng cao năng lực nhằm thúc đẩy, điều phối, quản lý dự án 
và chuẩn bị các bản đề xuất. Cần xây dựng Cẩm nang hoạt động để hướng dẫn Tổ chức cộng 
đồng và các đối tác của họ khi tham gia quá trình PRF. Cần chú trọng để đảm bảo rằng Tổ chức 
cộng đồng thực sự là đại diện của cộng đồng và đại diện cho quan tâm của các nhóm kinh tế xã 
hội khác nhau, đặc biệt là nhóm đối tượng mục tiêu. Cần lưu ý để nguồn tài trợ từ Quỹ PRF không 
bị sử dụng vào các hoạt động khác như chi tiêu cho các dự án, kế hoạch sẵn có của nhà nước.
Cung cấp tín dụng cần được hợp phần LMPA coi là một hoạt động hỗ trợ sinh kế chủ chốt. Nghiên 
cứu này cho thấy Hội Phụ nữ nên được trao vai trò làm cơ quan đối tác với LMPA để quản lý các 
hoạt động cung cấp tín dụng cho các địa điểm KBTB trong hợp phần LMPA. Với mạng lưới cơ sở 
rộng khắp, Hội phụ nữ có vai trò chủ động tại cộng đồng, có trách nhiệm và quản lý hiệu quả đảm 
bảo nhóm đối tượng mục tiêu có thể tiếp cận và sử dụng nguồn tín dụng. Ngân hàng và các đơn 
vị tín dụng nhỏ khác hoạt động tại cấp cao hơn (huyện, tỉnh) thường không hiểu rõ tính chất của 
cộng đồng, cũng như không có cơ chế giúp phân biệt các đối tượng hưởng lợi mục tiêu, không 
trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quản lý KBTB giống như Hội phụ nữ.
Nói chung, từ những kinh nghiệm rút ra tại các KBTB, cơ chế tín dụng cần chú trọng tốt hơn đến 
đối tượng hưởng lợi mục tiêu (tức là nhóm có đời ... ếp theo 
Các khoản chi phí Thành tiền Thời gian 
- Duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị
- Xăng dầu
- Lao động
- Thay thế trang thiết bị
- Khấu hao (thời hạn sử dụng cơ sở hạ tầng)
- Vận chuyển
- Chi phí khác
- Tổng cộng
Các nguồn kinh phí bền vững
- Những nguồn được yêu cầu, bảo đảm, cam kết 
hoặc tìm kiếm
- Ngân sách nhà nước
- Các khoản phí, thuế
- Các khỏan đóng góp của cộng đồng
- Các nhà tài trợ
- Nguồn khác


Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB
Phụ lục 3: 
Mẫu đề cương chi tiết dự án (PP)
Ngày:
(Những) người liên lạc chính:
Số hiệu dự án: do LMPA cấp
1 Địa điểm Khu BTB
2 Dự án nhóm A, B hoặc C
3 Mô tả dự án
Thị trường mục tiêu Đối với các dự án nhóm C, hoặc có thể nhóm B
Cơ sở luận chứng 
dự án
Sự cần thiết của dự án – vấn đề cần giải quyết, kết quả dự kiến 
sẽ đạt được
Mục tiêu dự án Mục tiêu trước mắt
Mục tiêu lâu dài (xem mục ‘kết quả lâu dài’ dưới đây)
Nhóm mục tiêu Một hoặc nhiều nhóm kinh tế - xã hội mà dự án hướng tới 
Mô tả nhóm mục tiêu
Nhóm có bao nhiêu hộ gia đình? Bao nhiêu hộ sẽ được hưởng 
lợi từ dự án?
Tài sản hộ gia đình/ 
những yêu cầu về 
nguồn lực trước khi 
tham gia
Nhu cầu về đất đai, lao động, vốn, kỹ năng.v.v để có thể tham 
gia
Các thành viên cộng 
đồng điều phối dự án
Khung thời gian Thời gian huy động đầu vào - các giai đoạn
Thời gian cho đầu ra
Nhu cầu về nguồn lực 
chung của cộng đồng
Phục vụ việc triển khai dự án
Trong quá trình thực thi dự án – lao động, đất đai, vốn, quản lý
Đầu ra theo kế hoạch 
của dự án
Những đầu ra cụ thể - thường là các hàng hóa, dịch vụ
Kết quả lâu dài Những tác động đến nhóm mục tiêu nói riêng và cộng đồng nói chung
Các tác động phái sinh hoặc gián tiếp khác có thể đạt được
Những rủi ro có thể ảnh 
hưởng đến thành công
Những vấn đề chính và biến số
Những vấn đề và ý 
kiến khác
Nguồn kinh phí khác cho dự án này
Các dự án và hoạt động có liên quan (hiện tại)
Các dự án có liên quan trước đây (tương tự như bản đề cương này)
Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB
7
Phân tích tính khả thi
9. Tập trung vào việc giúp đỡ các nhóm mục tiêu – vì người nghèo và tiếp cận của các nhóm 
mục tiêu. Điều này có nghĩa là, các nhóm mục tiêu phải có đủ nguồn lực theo yêu cầu để 
vừa tham gia, vừa được hưởng lợi từ các hoạt động hỗ trợ
10. Khả thi về kỹ thuật - hoạt động phải hợp pháp, đồng thời phải có sẵn các nguồn lực và 
điều kiện cần thiết 
11. Bền vững và khả thi về kinh tế – điều này bao hàm việc chủ động đầu vào và có điều kiện 
tiếp cận tới các thị trường
12. Bền vững về môi trường - tạo ra những tác động tích cực không gây hại tới môi trường, 
và tốt nhất là phải cải thiện điều kiện môi trường
13. Bền vững về xã hội - hoạt động này không tạo ra những tác động tiêu cực đối với một số 
nhóm dân cư trong cộng đồng
14. Được sự ủng hộ của cộng đồng địa phương – có sự tham gia của cộng đồng địa phương 
ở tất cả các giai đoạn
15. Hiệu quả – tức hiệu quả về chi phí hoạt động, gồm ngân sách và đầu vào cần thiết, so với 
kết quả lâu dài về cải thiện sinh kế 
Ngân sách chi tiết
Nhân sự/ nhóm triển khai
Kế hoạch thực hiện
Thời gian huy động đầu vào – các giai đoạn
Thời gian đầu ra
Kiểm tra và đánh giá
•	 Các chỉ tiêu
•	 Kế hoạch thu thập số liệu
Lịch trình kiểm tra & đánh giá – các giai đoạn

Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB
Các dự án nhóm A
Tính khả thi về kinh tế
Những lợi ích dự kiến Mô tả lợi ích
•	 Cải thiện điều kiện sống Giảm lao động nặng nhọc
Giảm thiểu những khó khăn về sinh kế
Giảm mức chi trong hộ gia đình
Lợi ích trực tiếp - cải thiện dịch vụ, giảm rủi ro, tăng độ tin cậy.v.v
Lợi ích gián tiếp – nâng cao sức khỏe, điều kiện vệ sinh
•	 Cải thiện môi trường kinh tế Làm lợi cho các ngành nghề, các chiến lược sinh kế
Giảm rủi ro cá nhân hoặc rủi ro doanh nghiệp
Giảm chi phí kinh doanh
Giảm thiểu khó khăn trong kinh doanh
Nâng cao khả năng tiếp cận đến các tài sản sinh kế
Khả thi hóa các giải pháp sinh kế lựa chọn
•	 Các lợi ích khác
•	 Phạm vi và quy mô của các 
lợi ích
Số lượng các hộ được hưởng lợi trực tiếp
Số lượng các hộ trong nhóm mục tiêu
Số lượng các hộ hưởng lợi gián tiếp - gồm những hộ nào
Tính thời vụ của các lợi ích
•	 Khả năng duy trì các lợi ích Thời hạn sử dụng cơ sở hạ tầng, hoặc thời gian kéo dài những 
cải thiện tích cực
Những vấn đề nảy sinh và những thay đổi theo thời gian
•	 Giá trị của các lợi ích Giá trị ước tính của các lợi ích nêu trên
Chi phí Vốn Lao động, Đất đai, Tài nguyên, Trang thiết bị
•	 Nhu cầu về nguồn lực Nhu cầu lao động – số giờ làm việc; loại lao động – yêu cầu về 
kỹ năng; tính toán thời lượng huy động lao động
Nhu cầu về vốn đầu tư - thời hạn hoàn trả vốn
Nhu cầu về trang thiết bị
•	 Nhu cầu về nguồn lực phục 
vụ vận hành – đang sử dụng
Tác động về môi trường
Tác động về môi trường Mức sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Ô nhiễm.v.v
Tác động khác – những tác động gián tiếp, các loài xâm lấn, tiếng ồn	
Các chiến lược giảm thiểu
Tác động về xã hội
Tác động về xã hội Tác động đối với cộng đồng
Tác động đối với các nhóm dân cư khác của cộng đồng
Tác động về xã hội đối với các hộ dân tham gia
Các chiến lược giảm thiểu
Hiệu quả
So sánh chi phí – lợi ích Những lợi ích nói trên so với chi phí
Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB

Các dự án nhóm B
Tính khả thi về kinh tế
Những lợi ích dự kiến Mô tả lợi ích
•	 Những cải thiện hoặc tăng 
cường tới các ngành nghề 
hiện tại
Tăng thu nhập
Giảm chi phí kinh doanh
Giảm rủi ro kinh doanh
Giảm rủi ro cá nhân
Tăng độ tin cậy
Những cải thiện khác - những lợi ích có thể định lượng
•	 Cải thiện môi trường kinh tế 
cho các ngành nghề khác
Mô tả sự cải thiện
•	 Các lợi ích khác Những tác động tới các nhóm chủ thể trên và dưới (down/
upstream)
Các lợi ích gián tiếp
•	 Phạm vi và quy mô của các 
lợi ích
Số lượng các hộ được hưởng lợi trực tiếp
Số lượng các hộ trong nhóm mục tiêu
Số lượng các hộ hưởng lợi gián tiếp - gồm những hộ nào
Quy mô nhân rộng ảnh hưởng (tính bằng số các hộ hưởng lợi khác)
•	 Khả năng duy trì các lợi ích Thời hạn sử dụng cơ sở hạ tầng, hoặc thời gian kéo dài những 
cải thiện tích cực
Những vấn đề nảy sinh và những thay đổi theo thời gian
Tính thời vụ của các lợi ích
Chi phí Vốn Lao động, Đất đai, Tài nguyên, Trang thiết bị
•	 Nhu cầu về nguồn lực Nhu cầu lao động, về số giờ làm việc; loại lao động – yêu cầu về 
kỹ năng; tính toán thời lượng huy động lao động
Nhu cầu về vốn đầu tư - thời hạn hoàn vốn
Nhu cầu về trang thiết bị
•	 Nhu cầu về nguồn lực phục 
vụ vận hành – đang sử dụng
Tác động về môi trường
Tác động về môi trường Mức sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Ô nhiễm.v.v
Tác động khác – những tác động gián tiếp, các loài xâm lấn, tiếng ồn	
Các chiến lược giảm thiểu
Tác động về xã hội
Tác động về xã hội Tác động đối với cộng đồng
Tác động đối với các nhóm dân cư khác của cộng đồng
Tác động về xã hội đối với các hộ dân tham gia
Các chiến lược giảm thiểu
Hiệu quả
So sánh chi phí - lợi ích Những lợi ích nói trên so với chi phí
•	
0
Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB
Các dự án nhóm C
Tính khả thi về kỹ thuật
•	 Các ngành nghề mới - những 
cơ hội tạo nguồn thu nhập 
và lương thực thực phẩm
Mô tả sự cải thiện
Tăng thu nhập
Giảm chi phí kinh doanh
Giảm rủi ro kinh doanh
Giảm rủi ro cá nhân
Tăng độ tin cậy
Những cải thiện khác - những lợi ích có thể định lượng
•	 Thời gian Yêu cầu về thời hạn hoàn vốn
•	 Nhu cầu về nguồn lực Lượng lao động, đất đai, vốn.v.v
Những cạnh tranh trong việc sử dụng những nguồn lực đó
Khả năng tiếp cận các nguồn lực của các hộ gia đình nhóm mục 
tiêu 
•	 Nhu cầu đầu vào Nguyên vật liệu – VD. Xăng dầu, thức ăn chăn nuôi, gỗ, giống 
vật nuôi, trang thiết bị
Thông tin – VD. hỗ trợ kỹ thuật, thông tin, liên lạc với đất liền
Trang thiết bị – VD. máy tính, lưới đánh cá, tàu thuyền
Nhu cầu về phương tiện đi lại – ở đâu, lúc nào
•	 Những kỹ năng, năng lực Những kỹ năng và kiến thức phục vụ việc thiết lập
Những kỹ năng và kiến thức phục vụ việc vận hành
Tính khả thi về kinh tế
Phân tích thị trường Description of markets
•	 Thị trường đầu ra Thị trường cho đầu ra/ sản phẩm/ dịch vụ
Cán cân cung cầu – tổng cầu, lượng cầu theo thời giá 
Giá cả – cung và cầu
Các vấn đề thị trường – xu hướng, độ tin cậy của việc tiếp cận.
v.v
Độ tin cậy của việc tiếp cận thị trường
Thị trường dự phòng
•	 Thị trường đầu vào Hiện trạng tiếp cận nguồn lực - đất đai, vốn, lao động
Hiện trạng tiếp cận thị trường nguyên liệu đầu vào – VD. Xăng 
dầu, thức ăn chăn nuôi, gỗ, giống vật nuôi, trang thiết bị
Tình hình cung cầu đầu vào – lượng cung sẵn có ở thị trường 
địa phương
Thị trường đầu vào – các vấn đề, xu hướng
Độ tin cậy của việc tiếp cận thị trường
Chi phí đầu vào
Phân tích tài chính
•	 Dự kiến lượng hàng hóa, 
dịch vụ bán ra
Những biến động theo mùa vụ
Xu hướng
Vấn đề chất lượng
•	 Giá hàng hóa, dịch vụ trên 
thị trường
Những biến động theo mùa vụ
Xu hướng
Vấn đề chất lượng
Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB

•	 Chi phí vận chuyển và sơ chế Chi phí vận chuyển hàng hóa đến thị trường tiêu thụ
•	 Chi phí đầu vào Những biến động theo mùa vụ
Xu hướng
•	 Các chi phí khác
•	 Lợi nhuận dự kiến Lợi nhuận tính trên nguồn lực đầu vào – trên 1 đơn vị diện tích 
đất đai (ha), trên 1 giờ lao động.v.v
Lợi nhuận bình quân hộ gia đình, hàng năm hoặc theo mùa
Tổng lợi nhuận của cộng đồng (lợi nhuận bình quân hộ x số hộ)
Mức tăng lãi ròng – so với lợi nhuận từ việc sử dụng các nguồn 
lực hiện có
Lợi ích dự kiến Mô tả lợi ích
•	 Tổng lợi nhuận dự kiến Dựa vào phân tích tài chính như đã nêu trên
•	 Các lợi ích khác Những tác động tới các nhóm chủ thể trên và dưới (down/
upstream)
Các lợi ích gián tiếp
•	 Phạm vi và quy mô của các 
lợi ích
Số lượng các hộ được hưởng lợi trực tiếp
Số lượng các hộ trong nhóm mục tiêu
Số lượng các hộ hưởng lợi gián tiếp - gồm những hộ nào
Quy mô nhân rộng ảnh hưởng (tính bằng số các hộ hưởng lợi khác)
•	 Khả năng duy trì các lợi ích Thời hạn sử dụng cơ sở hạ tầng, hoặc thời gian kéo dài những 
cải thiện tích cực
Những vấn đề nảy sinh và những thay đổi theo thời gian
Tính thời vụ của các lợi ích
Chi phí dự kiến
•	 Ngân sách thiết lập
•	 Ngân sách vận hành 
•	 Chi phí khác
•	 Sử dụng các nguồn lực
Tác động về môi trường
Tác động về môi trường Mức sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Ô nhiễm.v.v
Tác động khác – những tác động gián tiếp, các loài xâm lấn, tiếng ồn	
Các chiến lược giảm thiểu
Tác động về xã hội
Tác động về xã hội Tác động đối với cộng đồng
Tác động đối với các nhóm dân cư khác của cộng đồng
Tác động về xã hội đối với các hộ dân tham gia
Các chiến lược giảm thiểu
Hiệu quả
So sánh chi phí - lợi ích Những lợi ích nói trên so với chi phí
2
Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB
Tài liệu tham khảo
1. Báo Thanh Niên số ra ngày 6/3/2007, Việt Nam thành lập quỹ phát triển nguồn lợi thủy 
sản.	De Silva, 2002. Các cộng đồng tiên phong: Sổ tay hướng dẫn cung cấp tài chính trực 
tiếp cho các tiểu dự án cộng đồng. Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế/ Ngân hàng 
Thế giới
2. Chu Mạnh Trinh, Báo cáo kết thúc dự án KBTB CLC, 2006
3. Chu Mạnh Trinh, Đánh giá chương trình đào tạo nghề và khả năng triển khai đối với 
từng nghề, 2006
4. Chương trình Sinh kế Thủy sản Bền vững (SFLP), Tây Phi /
zindex.html, truy cập tháng 5/2007
5. Công viên Quốc gia Komodo, Indonesia. 
6. DCE-LMPA 2005. Văn kiện Hợp phần LMPA, tháng 4/2005. Việt Nam – Đan Mạch: Hợp 
tác Phát triển Môi trường (DCE) 2005 – 2010, Sinh kế bền vững trong và xung quanh các 
khu bảo tồn biển
7. DCE-LMPA	2006.	Tư vấn Quốc tế về LMPA, 30/ đến 2/2/2006, Chương trình DCE 
- Hợp phần LMPA: Sinh kế bền vững trong và xung quanh các khu bảo tồn biển, Bộ Thủy 
sản, Hà Nội
8. De Silva, 2002. Các cộng đồng tiên phong: Sổ tay hướng dẫn cung cấp tài chính trực tiếp 
cho các tiểu dự án cộng đồng. Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế/ Ngân hàng Thế 
giới
9. DFID. Tài liệu Hướng dẫn về Sinh kế Bền vững. Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh 
(DFID). 
10. Dự án KBTB Hòn Mun, Báo cáo nuôi trồng thủy sản Số 1-7
11. ESA Consultores International, 2004. Quỹ Xóa đói Giảm nghèo, Saint Lucia: 2003 Khảo 
sát Đánh giá Tác động, Báo cáo Cuối cùng, tháng 6/2004
12. Hồ Văn Trung Thu, Đánh giá tác động kinh tế xã hội của dự án KBTB Hòn Mun tới cộng 
đồng địa phương, 2005
13. IMM, 2003b. Sinh kế bền vững vùng ven biển: Chính sách và Đói nghèo vùng ven biển ở 
bờ Tây vịnh Bengal. Dự án Sinh kế bền vững vùng ven biển, Nam Á, Báo cáo chính.
14. Jensen, Thiết lập cơ chế phát triển cộng đồng tại CLC, 2006
15. Khu Bảo tồn biển Vịnh Nha Trang, 2003. Báo cáo Phát triển Cộng đồng Số 3: Tái cơ cấu 
các ủy ban khóm ấp ở Khu bảo tồn biển Hòn Mun - Sơ kết và những khuyến nghị ban 
đầu
Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB

16. Lutrell, Cơ hội sinh kế bền vững và quản lý nguồn lợi tại các xã ven biển đang gặp ‘khó 
khăn đặc biệt’, 2004 
17. McEwin, Phân tích sinh kế, Dự án KBTB Cù Lao Chàm, 2006
18. Ngân hàng Thế giới, 2002. Dự án phát triển vùng Kecamatan, Indonesia. Có thể nhân 
rộng được không? Những vấn đề cần quan tâm khi thiết kế chương trình phát triển dựa 
vào cộng đồng. Judith Edstrom. Tài liệu Phát triển Xã hội: Số. 39, tháng 3/2002
19. Nguyễn Tố Uyên, Báo cáo phát triển cộng đồng, Dự án KBTB CLC, 2006
20. Nhóm chuyên gia Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Lao động Quốc tế, 2005. Phương pháp 
tiếp cận hỗ trợ sinh kế dựa vào nhu cầu trong các xã hội ở thời kỳ hậu chiến. Báo cáo 
nghiên cứu chung giữa ILO và Ngân hàng Thế giới. Piet Goovaerts, Martin Gasser, Aliza 
Belman Inbal. Tài liệu Phát triển Xã hội: Ngăn ngừa xung đột, và phát triển tái thiết dựa 
vào cộng đồng, Số 29 /tháng 10-2005
21. Nhóm IDL và IUCN, 2004. Sinh kế Thay thế Bền vững cho Cộng đồng Ven biển – Tổng 
kết kinh nghiệm và hướng dẫn phương pháp thực thi tối ưu. Claire Ireland
22. Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới, 2006. Cẩn trọng với những con hổ giấy: Giám sát các 
kết quả về sinh kế và quản trị trong WWF: báo cáo xác định phạm vi. Tháng 8/2006. Mary 
Hobley, Mary Ann Brocklesby, Catherine Butcher, Sheena Crawford
23. R. Pomeroy, Khôi phục sinh kế sau thảm họa Sóng thần tại các cộng đồng ven biển 
châu Á, 2006
24. Skov, Đánh giá sinh kế, Dự án KBTB CLC, 2006
25. Tạp chí Stream, Số 1
26. Tin tức MPA, 2003. Khi đóng cửa ngư trường: Phát triển sinh kế thay thế cho các cộng 
đồng ngư dân. Tập 5, Số 2, tháng 8/2005. 
MPA44.pdf.
27. Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) 2005. Hướng dẫn nhanh công tác phân 
tích thể chế và sinh kế địa phương. Alice Stewart Carloni. Cơ quan FAO đặc trách các 
vấn đề thể chế và tham gia ở nông thôn.
28. Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) 2005. Hướng dẫn nhanh công tác phân 
tích thể chế và sinh kế địa phương. Alice Stewart Carloni. Cơ quan FAO đặc trách các 
vấn đề thể chế và tham gia ở nông thôn.
29. Trang web Dự án SCL của IMM, www.ex.ac.uk/imm/scl. Truy cập tháng 5/2007
30. Trang web về sinh kế của FAO: www.fao.org/sd/. Truy cập tháng 5/2007
31. Trang web về SLA của UNDP: www.undp.org/sl/. Accessed May 2007
32. Trang web về Tiếp cận Sinh kế Bền vững của DFID: www.livelihoods.org. Truy cập 
tháng 5/2007

File đính kèm:

  • pdfdu_an_sinh_ke_ben_vung_cho_cac_khu_bao_ton_bien_viet_nam.pdf