Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh hiện nay tại trường sĩ quan chính trị

Chỉ thị 89/CT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra đời đã tác động mạnh mẽ, tạo chuyển biến

tích cực, to lớn tới phong trào dạy và học tiếng Anh của các học viện, nhà trường quân đội nói chung

và trường Sĩ quan Chính trị nói riêng. Tại trường Sĩ quan Chính trị hiện nay, vấn đề chất lượng

dạy và học tiếng Anh luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo đúng đắn, sâu sát, kịp thời, sự khích

lệ, động viên to lớn của lãnh đạo, chỉ huy các cấp cũng như của giảng viên và học viên trong Nhà

trường. Trong thời gian qua, chất lượng dạy và học tiếng Anh tại Nhà trường đã có những chuyển

biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết để nâng cao hơn nữa

chất lượng dạy và học tiếng Anh như giáo trình và tài liệu giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ

giảng viên, nâng cao ý thức của học viên, sự quan tâm sâu sát hơn của lãnh đạo chỉ huy các cấp,

công tác kiểm tra và đánh giá cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho phong trào dạy và học tiếng Anh.

pdf 6 trang yennguyen 7040
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh hiện nay tại trường sĩ quan chính trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh hiện nay tại trường sĩ quan chính trị

Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh hiện nay tại trường sĩ quan chính trị
79KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 12 - 3/2018
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các học viện, nhà trường Quân đội hiện 
nay, ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng 
đã được đưa vào giảng dạy từ rất sớm và trở thành 
một trong những môn học bắt buộc trong các 
chương trình đào tạo. Đặc biệt, kể từ khi Chỉ thị 
89/CT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra đời, 
chưa bao giờ phong trào dạy và học ngoại ngữ lại 
được nâng tầm như hiện nay. Điều đó cho thấy, 
ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng đã 
được quan tâm và giữ vai trò quan trọng trong hệ 
thống các nhà trường Quân đội. Tuy nhiên, công 
ĐẶNG QUỐC TUẤN*
*Trường Sĩ quan Chính trị, ✉ nevercomeback1102@gmail.com
Ngày nhận bài: 01/02/2018; ngày sửa chữa: 09/3/2018; ngày duyệt đăng: 10/3/2018
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH HIỆN NAY 
TẠI TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ
tác dạy và học ngoại ngữ “còn bộc lộ nhiều hạn 
chế, bất cập như: công tác lãnh đạo, chỉ đạo của 
các nhà trường chưa quyết liệt; chất lượng dạy, 
học ngoại ngữ chưa đáp ứng với yêu cầu của Quân 
đội trong tình hình mới; chương trình, giáo trình, 
tài liệu dạy học ngoại ngữ có nội dung chưa phù 
hợp, chưa sát với chuyên ngành, chuyên môn đào 
tạo và sử dụng tại đơn vị; người học chưa nhận 
thức đúng vai trò của ngoại ngữ là phương tiện 
quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ sau khi tốt 
nghiệp ra trường, vì vậy coi ngoại ngữ là môn học 
phụ; đội ngũ giảng viên, giáo viên ngoại ngữ còn 
thiếu, chưa có nhiều đổi mới phương pháp giảng 
TÓM TẮT
Chỉ thị 89/CT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra đời đã tác động mạnh mẽ, tạo chuyển biến 
tích cực, to lớn tới phong trào dạy và học tiếng Anh của các học viện, nhà trường quân đội nói chung 
và trường Sĩ quan Chính trị nói riêng. Tại trường Sĩ quan Chính trị hiện nay, vấn đề chất lượng 
dạy và học tiếng Anh luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo đúng đắn, sâu sát, kịp thời, sự khích 
lệ, động viên to lớn của lãnh đạo, chỉ huy các cấp cũng như của giảng viên và học viên trong Nhà 
trường. Trong thời gian qua, chất lượng dạy và học tiếng Anh tại Nhà trường đã có những chuyển 
biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết để nâng cao hơn nữa 
chất lượng dạy và học tiếng Anh như giáo trình và tài liệu giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ 
giảng viên, nâng cao ý thức của học viên, sự quan tâm sâu sát hơn của lãnh đạo chỉ huy các cấp, 
công tác kiểm tra và đánh giá cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho phong trào dạy và học tiếng Anh.
Từ khóa: giảng viên, học viên, kiểm tra, tài liệu giảng dạy và học tập, tiếng Anh, trường Sĩ quan 
Chính trị
80 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 3/2018
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
dạy, học và đánh giá năng lực ngoại ngữ của người 
học; việc đầu tư kinh phí cho nhiệm vụ này chưa 
thiết thực, hiệu quả” (Bộ Quốc phòng, 2016, tr.1).
2. CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG 
ANH Ở TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ 
HIỆN NAY
2.1. Thực trạng chất lượng dạy và học tiếng 
Anh ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay
Tiếng Anh được đưa vào hệ thống giáo dục của 
trường Sĩ quan Chính trị từ đầu những năm 1990. 
Điều đó cho thấy tiếng Anh đã có mặt rất sớm theo 
nhu cầu chung của xã hội thời điểm đó. Nếu tiếng 
Anh tại thời điểm cách đây gần 30 năm giống như 
một mặt hàng “nhập khẩu”, bởi mọi thứ đều thiếu 
thốn (như tài liệu, giáo trình, băng đĩa), thậm chí 
số người biết và sử dụng được tiếng Anh cũng rất 
hạn chế, thì hiện nay ngay cả trẻ em cũng đã được 
tiếp xúc với tiếng Anh hàng ngày thông qua báo 
đài, Internet, TV. Có thể nhận thấy, phần lớn các 
chương trình giảng dạy tập trung chủ yếu là ngữ 
pháp, các nội dung khác như ngữ âm, từ vựng và 
các kỹ năng ngôn ngữ còn bị xem nhẹ. Đây cũng 
là đặc điểm chung trong việc dạy và học tiếng 
Anh khi đó. Chính vì vậy, hệ thống đào tạo tiếng 
Anh của các học viện trong và ngoài Quân đội nói 
chung và ở trường Sĩ quan Chính trị nói riêng dựa 
chủ yếu vào học ngữ pháp, có lẽ giống như mục 
tiêu “xóa mù” tiếng Anh hơn là để sử dụng và hội 
nhập. Kết quả là, mặc dù đã có những thay đổi 
trong cách thức tiếp cận với tiếng Anh, nhưng việc 
“đổi mới phương pháp dạy và học còn hạn chế” 
(Cục Nhà trường – Bộ tổng tham mưu, 2016) đã 
ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học 
tiếng Anh tại trường Sĩ quan Chính trị.
Sau khi Chỉ thị số 89/CT-BQP “Về một số 
nhiệm vụ cấp bách nâng cao chất lượng dạy và học 
ngoại ngữ trong hệ thống nhà trường quân đội” 
được ban hành, Đảng ủy trường Sĩ quan Chính 
trị đã ra Nghị quyết số 211-NQ/ĐU về “Lãnh đạo 
nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ đến năm 
2020 và những năm tiếp theo”. Từ đó, chất lượng 
dạy và học tiếng Anh ở Nhà trường đã từng bước 
được nâng lên và bước đầu đạt được nhiều kết quả 
tích cực. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp thường xuyên 
quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào 
học tiếng Anh của đơn vị. Số lượng, chất lượng 
giảng viên ngoại ngữ từng bước được nâng cao. 
Phần lớn học viên tích cực, tự giác, chủ động trong 
học tiếng Anh. Hệ thống giáo trình, tài liệu, cơ sở 
vật chất phục vụ cho dạy và học tiếng Anh từng 
bước được bổ sung, chuẩn hóa theo hướng hiện đại.
Tuy nhiên, hiện nay, so với yêu cầu giáo dục – 
đào tạo trong thời kỳ hội nhập quốc tế, chất lượng 
dạy và học tiếng Anh của trường Sĩ quan Chính 
trị vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế. Cụ 
thể: Về giáo trình và tài liệu giảng dạy, giáo trình 
hiện nay đang áp dụng trong giảng dạy tiếng Anh 
tại Trường Sĩ quan Chính trị là New Headway 
Elementary và Tập tài liệu tiếng Anh chuyên ngành 
Chính trị - Quân sự cho học viên đào tạo cán bộ 
chính trị cấp phân đội và giáo viên khoa học xã 
hội và nhân văn, New Headway Pre – Intermediate 
cho đối tượng Giáo dục quốc phòng - an ninh và 
New Headway Intermediate cho đối tượng Sau đại 
học. Trong đó, nội dung các tài liệu dạy học tiếng 
Anh do Nhà trường biên soạn có chuyên đề chưa 
thực sự toàn diện, chuyên sâu. Hàm lượng kiến 
thức trong tài liệu tương đối hẹp, chưa có sự phân 
hóa rõ chất lượng người học. Bố cục, kết cấu nhìn 
chung còn đơn giản, chủ yếu thiên về ngữ pháp, 
chưa chú trọng rèn luyện nhiều các kỹ năng nghe 
và nói.
Về đội ngũ giảng viên, số lượng và chất lượng 
giảng viên tiếng Anh còn nhiều bất cập. Số lượng 
giảng viên được đào tạo chuyên sâu chuyên ngành 
tiếng Anh còn ít và thiếu. Trình độ giảng viên tuy 
đang từng bước được chuẩn hóa, nâng cao, song 
nhìn chung chưa đáp ứng được tốt yêu cầu giáo 
dục – đào tạo. Hiện nay, đội ngũ giảng viên chuyên 
tiếng Anh tại Nhà trường có 10 đồng chí (trong đó 
mới có 3 thạc sĩ và 7 cử nhân). Trong số những 
cử nhân này, có giảng viên tiếng Anh chuyển từ 
chuyên ngành ngoại ngữ khác (tiếng Nga, tiếng 
Trung) sang giảng dạy, do đó kiến thức, kỹ 
năng, phương pháp có mặt còn hạn chế. Ngoài 
81KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 12 - 3/2018
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
ra, số lượng học viên lớn, cường độ lao động sư 
phạm cao, lực lượng giảng dạy tiếng Anh phân tán 
(giảng dạy cả ở khu A và khu B) cũng tác động 
không nhỏ tới hiệu quả giảng dạy của giảng viên.
Về phía người học, thông qua thực tiễn giảng 
dạy ở Nhà trường, nhìn chung, “kiến thức cơ bản 
của nhiều học viên chưa vững chắc” (Cục Nhà 
trường – Bộ tổng tham mưu, 2016). Trình độ 
nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh của đa số học viên 
còn hạn chế, học viên chưa xác định được tính 
cấp thiết, vai trò và nhu cầu học tiếng Anh hiện 
nay, chưa xây dựng được động lực, động cơ để 
học tiếng Anh. Nhiều học viên vẫn còn thờ ơ, chưa 
thực sự hứng thú với môn học bởi tâm lý “e ngại” 
khi tiếp xúc với tiếng Anh. Cá biệt, một số ít học 
viên chưa được đào tạo tiếng Anh cơ bản ở cấp học 
phổ thông, thiếu về vốn kiến thức và kỹ năng tiếng 
Anh. Đồng thời, tâm lý sợ sai, xấu hổ là rào cản 
tạo nên “sức ỳ” rất lớn trong việc học tiếng Anh. 
Về nội dung thi và kiểm tra, thông qua thực 
tiễn giảng dạy cho thấy, nội dung thi và kiểm tra 
bộ môn tiếng Anh áp dụng tại Nhà trường tuy đã 
có nhiều đổi mới phù hợp với từng đối tượng học 
viên, song các bài thi vẫn chưa thực sự yêu cầu học 
viên phát huy đầy đủ các kỹ năng ngôn ngữ. Trong 
phần thi về tiếng Anh giao tiếp, học viên chủ yếu 
được yêu cầu khả năng đọc, nói và ngữ pháp. Ở 
phần thi tiếng Anh chuyên ngành Chính trị – Quân 
sự, học viên lại được yêu cầu nhấn mạnh hơn vào 
kỹ năng đọc, viết và ngữ pháp. Như vậy, kỹ năng 
nghe hầu như không được đề cập tới. 
Về cơ sở vật chất hiện nay, tuy cơ sở vật chất 
phục vụ cho dạy và học tiếng Anh của Nhà trường 
đã được trang bị khá đầy đủ, hiện đại nhưng thực 
tế, những trang thiết bị này chưa được khai thác 
hiệu quả. Một số trang thiết bị chưa phát huy được 
đầy đủ công năng, tác dụng. Bên cạnh đó, việc thiết 
kế, lắp đặt các trang thiết bị cũng có những điểm 
chưa thực sự hợp lý, dẫn tới giảng viên thường gặp 
nhiều khó khăn để khi tổ chức các hoạt động trên 
lớp cũng như các hoạt động ngoại khóa, đồng thời, 
học viên cũng không có nhiều cơ hội để thực hành 
nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ.
2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và 
học tiếng Anh ở Trường Sĩ quan Chính trị
Xuất phát từ thực trạng trên, đòi hỏi phải có 
những thay đổi mạnh mẽ, đồng bộ để nâng cao hơn 
nữa chất lượng dạy và học tiếng Anh tại trường Sĩ 
quan Chính trị, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo 
của Nhà trường cũng như sự nghiệp công nghiệp 
hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất 
nước và của Quân đội ta trong tình hình mới. Do 
đó, cần thực hiện tốt một số biện pháp trọng tâm 
sau đây:
Một là, cần có chương trình cụ thể để nghiên 
cứu, biên soạn và đánh giá tài liệu, giáo trình theo 
tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Công tác nghiên cứu, biên soạn và đánh giá 
giáo trình có vị trí, vai trò quan trọng to lớn trong 
xác định nội dung, chương trình dạy học. Giáo 
trình chính là bộ khung, là những nội dung cốt lõi, 
là những định hướng xuyên suốt trong quá trình 
dạy và học mà cả người dạy và người học phải 
bám sát. Một giáo trình hay, hấp dẫn với nhiều 
chủ đề vừa quen thuộc, vừa mới lạ, lại được kết 
hợp với nhu cầu chuyên ngành cụ thể của mỗi đối 
tượng sẽ tạo nên hứng thú rất lớn đối với người 
học. Đồng thời, nó cũng đặt ra yêu cầu cao hơn đối 
với người dạy, đó là phải đầu tư thời gian để biên 
soạn lại nội dung giáo án, tìm hiểu kiến thức mới 
để đáp ứng được nhu cầu tiếng Anh ngày càng cao 
và thiết thực của mỗi đối tượng chứ không phải chỉ 
áp dụng một bộ giáo án được “tái bản” từ năm này 
qua năm khác.
Đối với giáo trình, tài liệu như hiện nay, có rất 
nhiều nhà xuất bản, nhiều nguồn cung cấp khác 
nhau. Tuy nhiên, đối với giáo trình tiếng Anh nói 
riêng cần có nguồn cung cấp chuẩn theo bản ngữ 
và theo khung tham chiếu, hệ quy chuẩn của Bộ 
Giáo dục và đào tạo. Đồng thời tránh những giáo 
trình, sách, tài liệu tham khảo, chuyên khảo trong 
dạy và học tiếng Anh là tái bản, hoặc có sử dụng 
ngôn từ không chuẩn trong phát âm, phiên âm và 
dịch nghĩa vào trong giảng dạy. Hiện nay, giáo 
82 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 3/2018
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
trình tiếng Anh đang sử dụng tại Nhà trường là 
New Headway Elemetary (Nhà xuất bản Thông 
Tin giới thiệu và phát hành) và Tập bài giảng tiếng 
Anh chuyên từ Chính trị – Quân sự (do giảng 
viên tiếng Anh của Nhà trường biên soạn). Mặc 
dù những tài liệu này đã phần nào đáp ứng được 
yêu cầu về kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ, nhưng 
nói chung vẫn còn có mặt chưa phù hợp như: giới 
thiệu phiên âm một số từ chưa chuẩn, nội dung 
chưa giới thiệu đầy đủ các kỹ năng ngôn ngữ (Tập 
bài giảng không có kỹ năng nghe), một số thuật 
ngữ chuyên ngành chưa chính xác. Từ thực tiễn 
trên, cần phải có sự nghiên cứu, biên soạn và đánh 
giá cẩn thận, kỹ lưỡng và công phu tài liệu tiếng 
Anh trước khi đưa vào dạy và học.
Hai là, nâng cao chất lượng chuyên môn của 
đội ngũ giảng viên trong giảng dạy ngoại ngữ nói 
chung và giảng dạy tiếng Anh nói riêng.
Giảng viên tiếng Anh là lực lượng nòng cốt 
để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh, do 
đó, chất lượng và khả năng sử dụng ngôn ngữ của 
giảng viên ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dạy 
và học tiếng Anh trong trường. Vì vậy, cần phải có 
những chính sách cụ thể để nâng cao chất lượng 
của đội ngũ này. Trước hết, cần tạo điều kiện cho 
mỗi giảng viên có cơ hội được không ngừng nâng 
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ như tham gia 
các chương trình học tập nâng cao năng lực ở các 
cơ sở đào tạo trong và ngoài quân đội cũng như ở 
nước ngoài; tham gia các chương trình hội thảo 
nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ; giao 
lưu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy ngoại ngữ với 
các đơn vị đào tạo trong và ngoài quân đội.
Bên cạnh đó, mỗi giảng viên cần phải nắm 
chắc mục tiêu, nội dung kiến thức bài dạy, phương 
pháp giảng dạy bộ môn, các thủ thuật, trò chơi, 
đồng thời chuẩn bị tốt hồ sơ, giáo án, những kiến 
thức liên quan đến bài dạy và khai thác sử dụng có 
hiệu quả các phương tiện dạy học. Không ngừng 
tự học tập, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng 
cao năng lực chuyên môn cho bản thân, tìm tòi 
phương pháp dạy ngoại ngữ hiện đại nhằm khơi 
dậy ở học viên niềm đam mê, hứng thú học tập. 
Chú trọng áp dụng phương pháp giao tiếp trong 
dạy và học, cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ 
bản cho học viên, thiết kế, tổ chức và hướng dẫn 
các hoạt động dạy và học, luôn luôn sáng tạo, đổi 
mới các hoạt động dạy học trên lớp, tránh sự nhàm 
chán trong giờ học tiếng Anh.
 Ba là, nâng cao nhận thức, phương pháp, sự 
tự tin trong học tiếng Anh cho học viên.
Việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của 
ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh hiện nay, bồi 
dưỡng phương pháp trong học và rèn, sự tự tin 
trong sử dụng tiếng Anh cho học viên là vô cùng 
quan trọng và cần thiết. Đây là lực lượng đông đảo 
nhất, là lực lượng có tính quyết định to lớn tới chất 
lượng dạy và học. Chất lượng học tiếng Anh của 
học viên là thước đo phản ánh chất lượng giảng 
dạy của giảng viên cũng như trình độ tiếng Anh 
của Nhà trường.
 Để nâng cao nhận thức, phương pháp và sự tự 
tin cho học viên trong học tiếng Anh thì lãnh đạo, 
chỉ huy các cấp, đặc biêt là giảng viên tiếng Anh 
và cán bộ quản lý đơn vị cần quán triệt rõ mục tiêu, 
yêu cầu giáo dục đào tạo của Nhà trường, làm nổi 
bật tầm quan trọng và sự cần thiết học tiếng Anh 
trong xu thế phát triển hiện nay, đồng thời thường 
xuyên tổ chức các mô hình hoạt động ngoại khóa 
tiếng Anh cho học viên nhằm củng cố, mở rộng 
kiến thức, phát triển năng lực và kỹ năng tiếng 
Anh của học viên, qua đó góp phần hình thành, rèn 
luyện và phát triển các kỹ năng cơ bản, nâng cao 
tay nghề của người cán bộ chính trị cho học viên.
Bên cạnh đó, mỗi học viên cần quán triệt và 
nắm vững mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà 
trường, nắm chắc nội dung, chương trình đào tạo, 
từ đó xây dựng kế hoạch học tập cụ thể, lựa chọn 
các phương pháp học tập thích hợp. Xây dựng mục 
đích, động cơ học tập đúng đắn, thường xuyên đổi 
mới hình thức, phương pháp học tập phù hợp, nắm 
vững kiến thức cơ bản trong chương trình học về 
hệ thống từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp. Tích cực 
83KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 12 - 3/2018
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
nghiên cứu, học tập thông qua các phương tiện 
thông tin, sách báo, tạp chí, đồng thời, biết vận 
dụng kiến thức đã học vào quá trình giao tiếp hàng 
ngày, rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. 
Đẩy mạnh phong trào tự học, phát huy tính tự giác 
của mỗi học viên. Sau mỗi buổi học trên lớp, học 
viên cần nghiên cứu lại bài cũ để nắm chắc kiến 
thức, đồng thời phải làm nhiều bài tập để rèn luyện 
các kỹ năng tiếng Anh. 
Bốn là, đổi mới các hình thức thi và kiểm tra 
phù hợp, mang tính gợi mở trong đánh giá kết quả 
và chất lượng học tập của học viên.
Đây là khâu then chốt cuối cùng của quá trình 
dạy và học, đồng thời cũng là khâu có tác động 
to lớn đến quá trình nâng cao chất lượng đào tạo. 
Việc kiểm tra đánh giá khách quan, nghiêm túc, 
đúng hướng sẽ đánh giá thực sự học viên đã đạt 
được mục tiêu đào tạo ở mức độ nào. Đây sẽ là 
động lực mạnh mẽ thúc đẩy, khích lệ sự học hỏi, 
không ngừng vươn lên trong học tiếng Anh của 
học viên. 
Xác định rõ lộ trình cụ thể sau mỗi phần thi 
của học viên theo Khung năng lực 6 bậc để làm 
căn cứ đánh giá sau mỗi giai đoạn. Đa dạng hóa và 
sát hơn nữa các loại hình kiểm tra nhằm đánh giá 
toàn diện các kỹ năng của học viên trong mỗi nội 
dung thi. Điều này cho phép giảng viên và các cơ 
quan chức năng có thể đánh giá được mức độ nhận 
thức về kiến thức, về kỹ năng, đặc biệt là đánh giá 
được khả năng thao tác tư duy độc lập và khả năng 
sáng tạo trong học tập, nghiên cứu tiếng Anh của 
học viên. Thường xuyên đảm bảo nguyên tắc công 
khai, công bằng, đúng thực chất và phát huy được 
năng lực, tính tích cực, năng động, sáng tạo của 
học viên.
Năm là, nâng cấp, hiện đại hóa, đồng bộ hóa 
cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tiếng Anh. 
Việc nâng cấp cơ sở vật chất và lắp đặt đồng 
bộ trang thiết bị phục vụ học ngoại ngữ nói chung 
và tiếng Anh nói riêng là vô cùng cần thiết. Thông 
qua công cụ hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ, các giảng 
viên sẽ phát huy cao sự sáng tạo, độ linh hoạt và 
tính chủ động trong việc sắp xếp, tổ chức và điều 
hành các hoạt động thực hành ngôn ngữ trong giờ 
chính khóa cũng như ngoại khóa. Từ đó sẽ làm cho 
các giờ giảng được sinh động, lôi cuốn và hấp dẫn 
hơn, khơi dậy sự hứng thú, niềm đam mê và tính 
tích cực học tập của học viên. Bên cạnh đó, giúp 
cho người học khai thác được tối đa lượng tri thức 
trong học tập. Đồng thời, thông qua việc trang bị 
đầy đủ, đồng bộ cơ sở vật chất giúp cho học viên 
tiếp cận được với hệ thống tiếng Anh chuẩn và 
mở rộng phương pháp, thay đổi cách thức học tập 
mang tính tự chủ giúp cho quá trình tiếp thu được 
dễ dàng hơn trong quá trình học tập. Vì vậy, cần 
lắp đặt đồng bộ, sắp đặt hợp lý và được khai thác 
một cách tối ưu để phát huy tối đa tính năng, tác 
dụng của các phương tiện hỗ trợ dạy và học ngoại 
ngữ để góp phần thiết thực nâng cao chất lượng 
dạy và học ngoại ngữ trong Nhà trường nói chung 
và tiếng Anh nói riêng. 
3. KẾT LUẬN
Nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh có 
ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần thực hiện 
tốt nhiệm vụ giáo dục – đào tạo, chuẩn hóa ngoại 
ngữ của Quân đội trong giai đoạn hiện nay. Trong 
thời gian qua, Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Sĩ 
quan Chính trị “đã quán triệt, triển khai thực hiện 
nghiêm túc các chủ trương của Đảng, Nhà nước, 
Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về công 
tác giáo dục – đào tạo nói chung, công tác dạy và 
học ngoại ngữ nói riêng” (Đảng ủy Trường Sĩ quan 
Chính trị, 2006, tr.1; 2007, tr.4). Nhà trường đã 
thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục đào tạo, tập trung đẩy mạnh 
việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp 
dạy và học tiếng Anh theo hướng “chuẩn hóa, 
hiện đại hóa”, góp phần nâng cao chất lượng giáo 
dục – đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị 
của Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự 
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã 
hội chủ nghĩa trong tình hình mới./.
84 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 3/2018
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
SUGGESTED SOLUTIONS TO ENHANCE THE CURRENT ENGLISH TRAINING 
QUALITY AT THE POLITICAL OFFICERS COLLEGE
DANG QUOC TUAN
Abstract: Since the Degree 89 of the Minister of National defence came into being, it has made 
great change with positive effects on English training movements in army schools in general and 
in the Political Officers College in particular. At the Political Officers College, the issue about the 
English training quality has always received close attention and mammoth encouragement from 
school leaders of all levels and other members of the college. As a result, the English training 
quality at the college has obtained significant achievements. To enhance the English training 
quality, however, several solutions should be suggested to teaching and learning materials, 
lecturers, awareness of cadets, close attention of the school leaders at all levels, work on testing 
and assessment and educational settings for the English training movement as well.
Keywords: lecturers, cadets, work on testing, teaching and learning materials, English, Political 
Officers College.
Received: 01/02/2018; Revised: 09/3/2018; Accepted for publication: 10/3/2018
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Quốc phòng (2016), Chỉ thị số 89/CT-
BQP ngày 09/11/2016 về “Một số nhiệm vụ cấp 
bách nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ 
trong hệ thống nhà trường quân đội”.
2. Cục Nhà trường - Bộ tổng tham mưu (2016), 
“Hướng dẫn về phúc tra đào tạo sĩ quan cấp phân 
đội tốt nghiệp năm 2017”, Hà Nội.
 3. Đảng ủy Trường Sĩ quan Chính trị (2016), 
Nghị quyết số 211-NQ/ĐU về “Lãnh đạo nâng cao 
chất lượng dạy và học ngoại ngữ đến năm 2020 và 
những năm tiếp theo”, Bắc Ninh.
 4. Đảng ủy Trường Sĩ quan Chính trị (2017), 
Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 
2017-2018, Bắc Ninh.

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_chat_luong_day_va_hoc_tieng_anh_hien_nay.pdf