Nghiên cứu nhu cầu học tiếng Anh của các cán bộ công sở (viên chức) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế

Abstract: The improvement of teaching and learning English as a foreign language (EFL) or

English for specific purposes (ESP) is drawing a lot of concern. There have been many studies

mentioning the status of training and challenges of programs, curricula, teachers, students. This

article reflects the result of a research project on teaching and learning EFL and ESP in accordance

with the social needs. At the same time, it focuses on analyzing the needs of learners as a basic

element to decide on program, curriculum, teaching and assessment plans for basic and specialized

English subjects at universities within Hue University. On that basis, the article mentioned some

strategic proposals to improve the quality of English teaching and learning at Hue University.

pdf 6 trang yennguyen 3660
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu nhu cầu học tiếng Anh của các cán bộ công sở (viên chức) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu nhu cầu học tiếng Anh của các cán bộ công sở (viên chức) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế

Nghiên cứu nhu cầu học tiếng Anh của các cán bộ công sở (viên chức) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 259-263; 258 
259 
NGHIÊN CỨU NHU CẦU HỌC TIẾNG ANH CỦA CÁC CÁN BỘ CÔNG SỞ 
(VIÊN CHỨC) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ 
Đỗ Thị Xuân Dung 
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế 
Ngày nhận bài: 20/11/2018; ngày sửa chữa: 28/01/2019; ngày duyệt đăng: 01/03/2019. 
Abstract: The improvement of teaching and learning English as a foreign language (EFL) or 
English for specific purposes (ESP) is drawing a lot of concern. There have been many studies 
mentioning the status of training and challenges of programs, curricula, teachers, students... This 
article reflects the result of a research project on teaching and learning EFL and ESP in accordance 
with the social needs. At the same time, it focuses on analyzing the needs of learners as a basic 
element to decide on program, curriculum, teaching and assessment plans for basic and specialized 
English subjects at universities within Hue University. On that basis, the article mentioned some 
strategic proposals to improve the quality of English teaching and learning at Hue University. 
Keywords: Public officials, needs, English. 
1. Mở đầu 
Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã đem 
đến cho con người những đổi thay có tính đột phá trên 
nhiều lĩnh vực. Chất lượng cuộc sống được nâng cao, khả 
năng hòa nhập được mở rộng và nhu cầu của con người 
cũng không ngừng biến đổi về lượng lẫn về chất. Trong 
giao tiếp, giáo dục, ứng dụng khoa học kĩ thuật hay cả 
trong nghệ thuật, nhiều người trên thế giới đã chọn học 
tiếng Anh để làm phương tiện mở cánh cổng tri thức, và 
điều đó đã làm cho công tác dạy và học tiếng Anh trên toàn 
thế giới trở thành một mối quan tâm lớn. Các nhà khoa 
học, ngôn ngữ học và cả những người thực hành giảng dạy 
đều mong muốn nghiên cứu tìm ra cách tiếp cận ngôn ngữ 
này với những quan điểm hiện đại, để vừa hiểu được bản 
chất vấn đề vừa khai thác những phương pháp tích cực 
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Trong xu hướng chung 
về đào tạo tiếng Anh như một ngoại ngữ (Teaching 
English as a Foreign Language - TEFL), đã có nhiều 
nghiên cứu đề cập việc dạy và học tiếng Anh chuyên 
ngành (TACN) (English for Specific Purposes - ESP) 
cùng những thách thức về chương trình, giáo trình, 
phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập loại hình 
tiếng Anh có tính chuyên biệt này. Xét về lí thuyết, việc 
đào tạo phải đạt được mục tiêu quy mô lớn về số lượng và 
đạt chuẩn về chất lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu của một 
đối tượng đào tạo đông đảo trong xã hội, và nhằm tạo ra 
những sản phẩm đào tạo có chất lượng thật sự - có nghĩa 
là người học phải dùng được tiếng Anh giao tiếp và 
chuyên ngành trong công việc của họ sau khi tốt nghiệp. 
Tuy nhiên, thực tế đào tạo TACN trong thời gian qua bộc 
lộ những khó khăn và hạn chế về nhiều mặt; dẫn đến việc 
nhiều cơ sở đào tạo không đạt được những mục tiêu mong 
muốn cũng như lãng phí về mặt tài chính khi đầu tư cho 
công tác này. Đứng trước những thách thức của toàn cầu 
hoá và nền kinh tế thị trường, việc đào tạo chất lượng kém 
và sản phẩm là những con người không thể sử dụng kiến 
thức và tay nghề đã được đào tạo để làm việc và làm việc 
hiệu quả đã không những gây tai tiếng cho công tác đào 
tạo mà còn góp phần tạo ra một bộ phận viên chức yếu 
kém về kiến thức, tay nghề hoặc không được đào tạo đúng 
chuyên môn công tác, hoặc không được làm việc đúng 
chuyên môn được học và làm việc không hiệu quả, không 
tạo ra đột phá về sản phẩm lao động cho xã hội. Trước tình 
hình đó, các trường đại học thành viên rất cần có những 
chương trình và cách thức đào tạo bài bản để SV của họ ra 
trường có thể sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp và làm việc 
ngay tại các công sở trên cả nước. 
Năm 2008, Chính phủ đã phê duyệt đề án “Dạy và học 
Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 
2008-2020” của Bộ GD-ĐT và giao nhiệm vụ cho Bộ là 
phấn đấu đạt mục tiêu 30% số cán bộ viên chức trong các 
cơ quan nhà nước có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên vào 
năm 2020. Một trong các giải pháp là đổi mới đồng bộ các 
yếu tố liên quan đến giảng dạy tiếng Anh ở các cấp để có 
thể đạt chuẩn và mục tiêu đề ra. Yêu cầu này càng đặt ra 
cho các nhà giáo dục một nhiệm vụ lớn về việc đào tạo cán 
bộ công chức bằng cách nào để số đông họ có thể sử dụng 
tiếng Anh trong công việc thành thạo và hiệu quả. 
Vì thế, bài báo này tập trung phân tích những cơ sở lí 
luận và thực tiễn của việc đào tạo tiếng Anh theo nhu cầu 
thực sự của người học, đồng thời đề xuất những giải pháp 
để có được sự đầu tư thích đáng vào chương trình cũng 
như cách thức đào tạo và bồi dưỡng hiệu quả, đáp ứng 
đúng và đủ nhu cầu về sử dụng tiếng Anh để làm việc tại 
các công sở. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Một số khái niệm 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 259-263; 258 
260 
2.1.1. Giảng dạy tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành 
(ESP) để phục vụ công việc tương lai của người học 
Tiếng Anh đang được hàng trăm triệu người trên thế 
giới sử dụng như tiếng mẹ đẻ, hoặc ngôn ngữ thứ hai, hoặc 
là một ngoại ngữ. Việc giảng dạy tiếng Anh vì thế đã được 
quan tâm từ lâu. Đã có nhiều tên tuổi các nhà giáo, nhà ngôn 
ngữ, nhà khoa học nghiên cứu và biên soạn nhiều sách cho 
việc dạy tiếng Anh như Adrian Doff, Jeremy Harmer, 
Penny Ur, H.D.Brown..., trong đó các phương pháp tiếp cận 
lớp học tiếng Anh và dạy các kĩ năng cũng như các kiến 
thức ngôn ngữ đã được phân tích và cụ thể hóa trên cơ sở 
các lí thuết về tâm lí học, giáo dục học và các học thuyết 
khác về người dạy/ người học. Viết về TACN, tên tuổi của 
Hutchinson và Water (1987) đã đi vào lịch sử bởi những 
công trình nghiên cứu của các tác giả này đã giúp làm sang 
tỏ một khía cạnh quan trọng của tiếng Anh - đó là TACN. 
Đúng như tên gọi của nó, TACN là một loại tiếng Anh đặc 
biệt mà từ kiến thức đến kĩ năng thực hành đều nhằm phục 
vụ một chuyên ngành đặc biệt nào đó (kinh tế, y học, luật, 
kiến trúc, công nghệ thông tin...) về cả mục đích học thuật 
lẫn nghề nghiệp. Như vậy một người học TACN thành công 
phải là người biết đem kiến thức và kĩ năng được học ứng 
dụng vào công việc; có thể đọc sách, báo về chuyên ngành 
của mình, có thể dịch thuật tài liệu để bổ sung cho công việc, 
có thể viết báo cáo, thư tín, hoặc trả lời điện thoại, nói 
chuyện với người khác... ở những môi trường có sử dụng 
tiếng Anh để làm việc, hoặc có yếu tố nước ngoài trong một 
vài lĩnh vực làm việc. Các nghiên cứu của Zhang (2007) và 
Bouzidi (2009) đã chỉ ra rằng việc học TACN phải được 
xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người học, từ những nhu 
cầu sử dụng ngôn ngữ để thực hiện các chức năng công việc 
tại công sở. Hutchinson & Water (1987) thì cho rằng dạy 
TACN phải dựa vào nhu cầu riêng biệt của người học trong 
chính chuyên ngành của họ. Những nghiên cứu khác cũng 
chỉ ra rằng nếu chỉ dừng lại ở việc dạy TACN theo phương 
cách giống như dạy tiếng Anh cơ bản ở các khóa học khác, 
thì bản thân từ TACN (ESP) và ý nghĩa sâu xa của nó sẽ 
không còn giá trị. Hơn nữa nếu những chú trọng vào giáo 
trình, chương trình, người dạy và cả người học không được 
quan tâm thỏa đáng thì công việc dạy TACN sẽ không đem 
lại hiệu quả đích thực (Widdowson, 1978; Savas, 2009; 
Luka, 2009). 
2.1.2. Phân tích nhu cầu người học (needs analysis) - yếu 
tố đảm bảo việc đào tạo theo nhu cầu xã hội 
Một trong những tiêu chí quan trọng của một khóa học 
TACN là phân tích nhu cầu người học. Phân tích nhu cầu 
càng tích cực, chính xác bao nhiêu thì việc đáp ứng nhu 
cầu của người học trong các khóa học TACN càng đạt hiệu 
quả bấy nhiêu. Lawson (1979), Widdowson (1981), 
Hutchinson & Water (1987), Canale & Swales (1983) đã 
có những định nghĩa và phân tích về nhu cầu người học và 
đều hướng đến giải thích nhu cầu người học ngôn ngữ 
chính là những gì mà họ mong muốn thực hiện thông qua 
sử dụng phương tiện ngôn ngữ. Theo đó, phân tích nhu 
cầu người học là tiến hành những hoạt động để thu thập 
thông tin về những mong muốn, nhu cầu, nguyện vọng... 
của người học, để giúp hoạch định những mục tiêu chương 
trình đào tạo sao cho phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu 
đó. Đối với một khóa học TACN, nơi mà người dạy được 
yêu cầu cung cấp cho người học những kiến thức và kĩ 
năng tiếng Anh để họ có thể giao tiếp, sử dụng trong môi 
trường học tập và làm việc sau này, thì việc phân tích nhu 
cầu người học càng có ý nghĩa và là một tiêu chí có tính 
bắt buộc. Tuy nhiên, trong thực tế không phải tất cả mọi 
người nói chung và người học nói riêng đều có thể ý thức 
được hoặc xác định được nhu cầu thực sự của mình. Chính 
đặc điểm đặc biệt này giúp phân biệt nhu cầu của người 
học tiếng Anh nói chung và TACN nói riêng. Trong khi 
người học tiếng Anh chung ít khi xác định rõ mình đang 
có nhu cầu gì về khóa học, thì người học TACN thường 
có xu hướng xác định nhu cầu cụ thể hơn hoặc chính giáo 
viên, cơ sở đào tạo là những người giúp họ xác định nhu 
cầu của họ (Hutchinson & Water, 1987). 
2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu là các công sở chủ yếu trên địa 
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (15 công sở điển hình thuộc các 
lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế, các cơ 
quan hành chính công khác). Trong đó, đối tượng nghiên 
cứu chính là 150 cán bộ công chức đang làm việc tại các bộ 
phận khác nhau của các công sở (được chia thành các nhóm: 
lễ tân - đối ngoại; thư kí/văn phòng; quản lí/điều hành; kĩ 
thuật; phục vụ; phiên/biên dịch...). 10 cán bộ lãnh đạo chủ 
chốt và 10 cán bộ phụ trách bộ phận của 10 công sở điển 
hình cũng đã tham gia vào công trình nghiên cứu. 
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu: 
Đề tài được sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu 
khác nhau gồm khảo sát bằng phiếu điều tra, bảng hỏi, 
phiếu theo dõi công việc cá nhân trong nhiều tháng; 
phỏng vấn chi tiết có ghi âm; thực địa tại công sở và quay 
phim, chụp ảnh những mẫu giao tiếp có dùng tiếng Anh 
tại công sở; phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu. 
2.3. Kết quả nghiên cứu 
Sau đây là một số kết quả phân tích nhu cầu của đối 
tượng người làm việc tại các công sở thuộc phạm vi 
nghiên cứu: 
2.3.1. Các chuyên ngành và công việc có yêu cầu sử dụng 
tiếng Anh 
Qua tìm hiểu, có thể nhận định về nhu cầu sử dụng 
tiếng Anh trong các chuyên ngành và công việc cụ thể 
của các công sở ở TTH như sau: 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 259-263; 258 
261 
- Không phải tất cả các công sở đang làm việc trên 
địa bàn tỉnh TTH đều có nhu cầu sử dụng tiếng Anh để 
làm việc hàng ngày hoặc có kế hoạch, nguyện vọng sử 
dụng tiếng Anh để làm đòn bẩy phát triển đơn vị. 
- Các chuyên ngành có sử dụng tiếng Anh để phục vụ 
mục đích công việc một cách thường xuyên và thiết yếu 
gồm: kinh doanh/dịch vụ, tài chính/ngân hàng, giáo dục, 
khoa học/công nghệ, thông tin-truyền thông, lâm nghiệp 
- nông nghiệp, ngoại giao, hàng không... Cũng do nghiệp 
vụ công tác yêu cầu mà các cán bộ công chức (của các 
đơn vị thuộc phạm vi nghiên cứu) ngoài việc dùng tiếng 
Anh thông thường để giao tiếp, còn phải sử dụng các 
thuật ngữ và vốn TACN của ngành mà mình đang làm 
việc (Ví dụ: tiếng Anh dùng trong lĩnh vực ngoại giao, 
lĩnh vực tài chính - ngân hàng, công nghệ thông tin...). 
- Các vị trí công tác có nhu cầu sử dụng tiếng Anh 
gồm từ nhân viên, chuyên viên... đến cấp lãnh đạo các 
cấp như quản đốc, tổ trưởng đến trưởng phòng, phó giám 
đốc. Mảng công việc có nhu cầu sử dụng tiếng Anh hoặc 
TACN để làm việc cũng rất đa dạng; từ bộ phận lễ tân 
đối ngoại, thủ tục tiếp đón cho đến các bộ phận chuyên 
môn sâu trong từng đơn vị như kĩ thuật, kinh doanh, 
thanh toán quốc tế... Điều này chứng tỏ tiếng Anh nói 
chung (tiếng Anh giao tiếp thông thường) và TACN 
(chuyên môn về các ngành riêng biệt) thuộc nhu cầu sử 
dụng và nhu cầu đào tạo của các công chức Thừa Thiên 
Huế là rất đa dạng. Nó cũng cho thấy những hàm ý quan 
trọng đối với Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế 
trong việc chọn các chuyên ngành Tiếng Anh chuyên sâu 
để đào tạo, nhằm thu hút tuyển sinh (ví dụ: TACN 
chuyên ngành du lịch - mảng lễ tân/đối ngoại, TACN 
ngân hàng - thanh toán quốc tế...). 
Như vậy, một số cơ quan công sở có nhu cầu sử dụng 
tiếng Anh rất cao và rất thường xuyên nhưng ở một số cơ 
quan khác thì nhu cầu dùng tiếng Anh là hơi khiêm tốn. 
Có thể nhu cầu dùng không cao và không thường xuyên 
là do yếu tố nước ngoài ở cơ quan đó chưa rõ nét, hoặc 
chưa thường xuyên, liên tục. Nếu xét riêng những đơn vị 
có nhu cầu sử dụng tiếng Anh cao, có thể kể đến: 
(1) Khách sạn, công ty du lịch (90-95% thường xuyên sử 
dụng); (2) Cơ quan ngoại giao, hợp tác quốc tế (80-90%) 
và (3) Các đơn vị có dự án, chương trình liên kết với nước 
ngoài (60-80%). Ngay cả trong mỗi cơ quan đơn vị thì 
mức độ thường xuyên này cũng khác nhau và tùy thuộc 
vào mỗi bộ phận công tác. Cán bộ công chức làm công 
tác lễ tân ở khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, quầy giao 
dịch, quầy vé, tổ chức tour du lịch, phòng kinh doanh 
dịch vụ và trao đổi thương mại với nước ngoài... thì sử 
dụng tiếng Anh thường xuyên hơn ở các bộ phận khác. 
2.3.2. Nhu cầu sử dụng tiếng Anh để giao tiếp 
Qua thông tin điều tra cá nhân và bảng theo dõi quá 
trình công tác của cán bộ tổ trưởng đối với nhân viên 
trong tổ của mình, chúng tôi có được những thông tin về 
nhu cầu sử dụng các kĩ năng thực hành cụ thể của tiếng 
Anh cơ bản như sau (xem bảng 1): 
Bảng 1. Mức độ thường xuyên (*) mà cán bộ sử dụng 
các kĩ năng thực hành của tiếng Anh cơ bản để làm việc 
Thực tế và nhu cầu sử dụng 
tiếng Anh cơ bản để làm việc 
Số lượng 
(N=150) 
Tỉ lệ 
% 
Nghe tiếng Anh (Listening) 83 55,33 
Nói tiếng Anh (Speaking) 92 61,33 
Đọc tiếng Anh (Reading) 74 49,33 
Viết tiếng Anh (Writing) 68 45,33 
Biên dịch tiếng Anh 
(Translation) 
44 29,33 
Phiên dịch tiếng Anh 
(Interpretation) 
20 13,33 
(*): thường xuyên trong ngữ cảnh này có nghĩa là các 
kĩ năng được sử dụng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng 
hoặc có tính chất lặp đi lặp lại. 
Tuy nhiên nếu so sánh giữa các đơn vị thì không hoàn 
toàn có sự đồng đều về thực tế và nhu cầu sử dụng. 
Thông tin khác biệt về mức độ thường xuyên hoặc nổi 
trội về nhu cầu được trình bày trong bảng dưới đây (Theo 
thang điểm 1: sử dụng ít nhất 10: sử dụng nhiều nhất) 
(xem bảng 2). 
Bảng 2. Sự khác nhau trong mức độ thường xuyên sử 
dụng các kĩ năng tiếng Anh cơ bản của các đơn vị 
Cơ quan 
đơn vị 
Nghe Nói Đọc Viết 
Biên 
dịch 
Phiên 
dịch 
Bưu điện 7 9 3 2 0 0 
Khách sạn 9 9 5 4 0 2 
Công ty, 
dịch vụ 
du lịch 
4 6 7 8 2 1 
Ngân hàng 5 5 5 4 1 0 
Cơ quan 
ngoại giao 
6 7 8 8 9 8 
Cơ sở đào 
tạo, giáo dục 
3 4 9 9 1 1 
Cơ quan 
nghiên cứu 
9 7 8 6 7 2 
Đơn vị 
hành chính 
6 6 8 7 5 3 
Dự án 
nước ngoài 
4 5 3 3 5 4 
Cảng 
hàng không 
9 9 3 2 0 0 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 259-263; 258 
262 
Rõ ràng yếu tố nước ngoài và mức độ nhu cầu giao 
tiếp của mỗi đơn vị có ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ 
thường xuyên sử dụng các kĩ năng tiếng Anh của cán bộ 
công chức. Những công sở có nhiều giao dịch với khách 
hàng là người nước ngoài, dự án nước ngoài, đối tác nước 
ngoài... thì mức độ sử dụng các kĩ năng như nghe - nói là 
rất thường xuyên (khách sạn, nhà hàng, dịch vụ hàng 
không, dự án nước ngoài, cơ quan ngoại giao...). Những 
công sở thiên về hành chính, nghiên cứu, cơ sở đào tạo, 
hợp tác quốc tế, dịch vụ du lịch khác... lại có xu hướng 
sử dụng nhiều hơn các kĩ năng đọc - viết. Phiên dịch và 
biên dịch là kĩ năng có mức độ sử dụng không thường 
xuyên và cũng không giống nhau giữa các đơn vị. Nổi 
trội nhất về mức độ thường xuyên phiên, biên dịch được 
tìm thấy các cơ quan ngoại giao hoặc bộ phận hợp tác 
quốc tế của các đơn vị. 
2.3.3. Nhu cầu sử dụng tiếng Anh chuyên ngành để làm 
việc tại các công sở 
Tìm hiểu về thực tế sử dụng các kĩ năng tiếng Anh 
chuyên sâu trong những tình huống làm việc tại các công 
sở trong các lĩnh vực khác nhau, bản thân các cán bộ 
công chức và cấp quản lí trực tiếp của họ (xem bảng 3). 
Bảng 3. Mức độ thường xuyên sử dụng các kĩ năng 
chuyên sâu của tiếng Anh trong những tình huống làm việc 
Thực tế và nhu cầu sử dụng TACN 
để làm việc hàng ngày 
Số 
lượng 
(N=150) 
Tỉ lệ 
(%) 
Nghe bản tin trên đài, bài báo cáo, 
bài trình bày... bằng tiếng Anh 
45 30,0 
Nghe và nói chuyện, trao đổi công 
việc chuyên môn với bạn đồng 
nghiệp người nước ngoài 
78 52,0 
Giao tiếp (nghe-nói) với khách 
hàng, đối tác ... là người nước ngoài 
68 45,33 
Gọi điện và trả lời điện thoại trao 
đổi chuyên môn bằng tiếng Anh 
61 40,66 
Thuyết trình các bài báo cáo, số 
liệu, kết quả nghiên cứu 
57 38,0 
Trao đổi, bàn bạc, thương 
thuyết... hợp đồng, thanh toán quốc 
tế 
34 22,66 
Đọc tài liệu bằng tiếng Anh phục vụ 
công việc chuyên môn 
97 64,66 
Đọc thông tin bằng tiếng Anh trên 
Internet để phục vụ công việc 
83 55,33 
Đọc báo cáo, hợp đồng, thư tín, văn 
bản khác... bằng tiếng Anh 
70 46,66 
Viết báo cáo, thảo hợp đồng, viết 
thư tín, viết email... 
71 47,33 
Biên dịch tài liệu Anh - Việt và 
Việt - Anh (hợp đồng, báo cáo, thư 
tín...) thuộc lĩnh vực chuyên môn 
62 41,33 
Phiên dịch hội thảo, hội nghị... 
chuyên môn của cơ quan đơn vị 
10 6,66 
Phiên dịch cho khách của cơ quan 
trong những cuộc họp chuyên môn 
23 15,33 
Phiên dịch cho lãnh đạo cơ quan đi 
công tác nước ngoài, làm việc với 
khách nước ngoài về công tác 
chuyên môn 
13 8,66 
Thực tế sử dụng các tiểu kĩ năng (sub-skills) của tiếng 
Anh trong những tình huống làm việc của các cán bộ công 
chức trong bảng 3 nói lên một thực trạng rằng tuy mức độ 
thường xuyên sử dụng mỗi tiểu kĩ năng không cao (xấp xỉ 
50-60%), nhưng mặt bằng chung giữa các kĩ năng là khá 
đồng đều. Ngoại trừ những kĩ năng thuộc về nhóm phiên 
- biên dịch với nhu cầu sử dụng khá khiêm tốn (ít hơn 
20%), các kĩ năng còn lại đều đạt từ khoảng 40-60%. 
2.4. Một số đề xuất và kiến nghị 
Từ việc tìm nhu cầu người học tại các công sở trên 
địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế để làm hàm ý cho việc 
biên soạn chương trình, giáo trình, xây dựng phương 
pháp tổ chức lớp học tiếng Anh cơ bản và chuyên ngành 
tại Đại học Huế, chúng tôi xin được có một số đề xuất 
như sau: 
2.4.1. Biên soạn chương trình và giáo trình 
Để đạt được những kết quả rõ nét trong công tác đào 
tạo tiếng Anh cho người lao động có thể sử dụng được 
trong công việc, những chuyên gia biên soạn chương 
trình và giáo trình cần chú ý hơn nữa yếu tố nhu cầu thực 
tế của người học và yếu tố vận dụng tài liệu dạy học cũng 
như những chủ điểm, khối kiến thức và kĩ năng phù hợp 
với đối tượng người học. Thời lượng phân bổ cũng cần 
được tổ chức hợp lí và khoa học hơn. Chương trình và 
giáo trình được biên soạn có tính đến yếu tố nhu cầu 
người học sẽ tránh làm cho người học hụt hẫng, nhàm 
chán vì phải luyện tập tiếng Anh hoặc TACN trong 
những môi trường “khô cứng”, tình huống xa lạ với thực 
tế công việc, không có tính “thực” (authentic). Dựa trên 
những kết quả nghiên cứu của đề tài về nhu cầu người 
học và cũng chính là nhu cầu thực sự của họ khi làm việc, 
chương trình và giáo trình cần thiết phải có sự cân đối 
giữa các khối kiến thức và kĩ năng như đã tìm hiểu về 
nhu cầu, nếu áp dụng cho đối tượng đào tạo tại tỉnh Thừa 
Thiên Huế hoặc một số khu vực lân cận. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 259-263; 258 
263 
2.4.2. Thực nghiệm và triển khai chương trình 
Dựa trên các kết quả điều tra về nhu cầu người học đối 
với cách thức tổ chức lớp học, các khoá học phải được tổ 
chức phù hợp với điều kiện khách quan, điều kiện người 
học, khả năng nắm bắt, điều kiện thời gian và không gian, 
nhu cầu thực tế của từng nhóm người học... Cụ thể, khóa 
học tiếng Anh và TACN sẽ đạt được những kết quả như 
mong đợi nếu các lớp học đều được khảo sát đầu vào để 
phân lớp theo tình hình thực tế hoặc theo nhóm cùng nguyện 
vọng và điều kiện. Các khóa học tiếng Anh và TACN còn 
có thể thành công hơn khi trong chương trình tổ chức cho 
học viên những cơ hội luyện tập sát với thực tế công việc, 
những dịp tham quan học tập tại các công sở có chuyên môn 
tương tự với nhu cầu công việc định hướng của học viên 
(công ty nước ngoài hoặc liên doanh nước ngoài; hoặc đơn 
giản chỉ là những tình huống mô phỏng với dụng ý luyện 
tập tiếng Anh trong môi trường làm việc thật). 
2.4.3. Tiếp cận tài liệu dạy học hiện đại 
Trong các yếu tố liên quan đến một khoá học TACN, 
tài liệu dạy học được xem là một nhân tố quan trọng góp 
phần vào thành công của khóa học. Nhiều bộ sách dạy 
tiếng Anh giao tiếp và phát triển kĩ năng đã được nhập 
khẩu của các nhà xuất bản có tiếng trên thế giới như 
Oxford, Longman, Cambridge. Nhưng tài liệu giảng dạy 
TACN thì chưa được quan tâm đúng mức. Giáo trình 
giảng dạy tiếng Anh cho người làm việc tại công sở hiện 
nay vẫn là những bộ sách đã được xuất bản cách đây khá 
lâu nên ngôn ngữ và hoạt động phát triển kĩ năng chưa có 
nhiều cải tiến cho phù hợp với môi trường học tập mới. 
Riêng đối với tài liệu giảng dạy TACN cho các đối tượng 
sinh viên của các ngành khoa học khác (không phải ngôn 
ngữ) thì chỉ mới dừng lại ở một số giáo trình tiếng Anh 
thương mại của nước ngoài và đa số là của các hội đồng 
khoa học hoặc giáo viên các trường tự soạn. Nội dung các 
bài học chủ yếu là để giúp học viên tiếp thu một khối lượng 
từ vựng học thuật chuyên ngành khá lớn và hoạt động phát 
triển kĩ năng thì rất sơ sài, đôi khi chỉ thiên về dịch thuật 
hoặc bài tập củng cố từ vựng. Từ thực tế này và từ những 
kiến nghị của chính người học, cần phải có một chiến lược 
tiếp cận tài liệu dạy học hiện đại để học viên có thể rèn 
luyện kĩ năng và tiếp thu kiến thức TACN phù hợp với 
ngành nghề một cách khoa học. Hiện nay các nhà xuất bản 
có tiếng như Oxford, Cambridge hay Longman, 
McGrawHill đã cho xuất bản hàng loạt bộ sách mới để 
giảng dạy môn tiếng Anh thương mại, tiếng Anh công sở, 
tiếng Anh dành cho người bán hàng (hoặc tiếng Anh thư 
kí, tiếng Anh trình bày, tiếng Anh thương lượng, tiếng Anh 
hướng dẫn du lịch...). Đây là những loại sách được biên 
soạn theo phong cách giao tiếp với nhiều hoạt động đề 
nghị và khối kiến thức phong phú, mục đích rèn luyện kĩ 
năng toàn diện và tình huống gần với thực tế. 
2.4.4. Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên 
Để giảng dạy tiếng Anh hiệu quả cho đối tượng cán 
bộ công chức, cần phải có chế độ đào tạo giáo viên bài 
bản và bồi dưỡng giáo viên thường xuyên. Theo đó, các 
khoá bồi dưỡng giáo viên phải được tổ chức thích hợp về 
thời gian, trình độ và điều kiện tham gia. Chương trình 
đào tạo và bồi dưỡng giáo viên phải có những thay đổi 
về phương pháp tiếp cận hoạt động dạy học, người học 
và tài liệu hiện đại. Phải làm cho giáo viên nhận thức 
được tầm quan trọng của việc tiếp cận người học và cách 
thức hướng hoạt động học thành hoạt động nhắm vào 
người học, phục vụ người học, phát huy tính chủ động tự 
học của người học. 
2.4.5. Thay đổi thói quen, nhận thức của sinh viên về việc 
học để đáp ứng nhu cầu xã hội 
Từ trước đến nay, học sinh, sinh viên và cả những 
học viên đã đi làm khi được học tiếng Anh đều có thể nêu 
những lí do khác nhau, nhưng ít người xác định rõ mình 
học vì cái gì, để làm việc gì sau khi kết thúc khóa học. Lí 
do có thể khách quan hoặc chủ quan nhưng đã có rất 
nhiều sinh viên, học viên nêu những lí do rất chung rằng 
họ học vì mọi người xung quanh đã học; hoặc họ không 
muốn mình thua kém... Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra 
rằng nếu thay đổi được nhận thức và thói quen của sinh 
viên, học viên về việc xác định mục tiêu học tiêu của việc 
học tiếng Anh và TACN là để phục vụ công việc, để đáp 
ứng nhu cầu xã hội... thì kết quả đào tạo sẽ có nhiều khác 
biệt. Động cơ học tập rõ ràng và kế hoạch học tập chi tiết, 
phù hợp sẽ giúp học viên tiết kiệm thời gian, tăng tính 
hiệu quả và trở nên yêu thích việc học hoặc nhận thấy 
việc học có ý nghĩa và cần phấn đấu. 
3. Kết luận 
Việc có hay không một lộ trình đào tạo tiếng Anh 
theo hướng chú trọng vào người học, đáp ứng nhu cầu 
của người học không phải là đơn giản, nhưng lại là một 
việc rất nên làm, và nên làm càng sớm càng tốt. Khi chưa 
có sự phân tích kĩ càng và toàn diện nhu cầu thực sự của 
người làm việc, thì khó lòng tạo ra một chương trình hoặc 
giáo trình tốt hoặc tổ chức lớp học hay và đạt hiệu quả 
tối ưu. Khi mà toàn xã hội đang tích cực xây dựng những 
mô hình kinh tế, giáo dục, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe... 
hướng đến nhu cầu của con người, phục vụ chính cái mà 
con người cần thì việc tổ chức đào tạo tiếng Anh cơ bản 
và chuyên ngành theo nhu cầu xã hội như đã đề cập sẽ 
giúp tiết kiệm được nhiều tiền của và công sức của các 
đơn vị đào tạo, và đồng thời tạo ra cho xã hội nguồn nhân 
lực có trình độ chuyên môn cao, ngoại ngữ thành thạo để 
bắt kịp với xu hướng hiện đại hóa, toàn cầu hóa hiện nay. 
(Xem tiếp trang 258) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 254-258 
258 
các yếu tố văn hoá giáo dục, kết hợp hài hoà giữa phương 
Đông và phương Tây để hạn chế những “rào cản” cho 
việc áp dụng cộng đồng học tập [8]. Vì đặc thù các 
trường hiện đang đào tạo ngành Quản lí công ở nhiều 
tỉnh, thành trong cả nước nên cộng đồng học tập của SV 
này cũng phải được lựa chọn những hình thức, cách thức 
tổ chức cho phù hợp, hiệu quả nhằm thu hút được số 
đông SV tham gia. Mức độ đa dạng của cộng đồng sẽ 
càng giúp nâng cao hiệu quả của việc đào tạo ngành này 
nói chung và việc dạy học các học phần chuyên ngành 
bằng tiếng Anh nói riêng. 
3. Kết luận 
Tổ chức giảng dạy học phần chuyên ngành Quản lí 
công bằng tiếng Anh là một hướng đi đúng đắn, phù hợp 
với xu thế và đòi hỏi thực tiễn hiện nay. Điều này đòi hỏi 
các cơ sở đào tạo vừa phải tháo gỡ những bất cập chung 
thường gặp vừa phải có kế hoạch triển khai với một 
ngành mang tính đặc thù. Các trường đại học không chỉ 
nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín của mình mà còn đem 
lại nhiều lợi ích cho cả GV và SV. Một số giải pháp được 
đề xuất trong bài viết này có thể là sự tham khảo cho các 
cơ sở đào tạo trong việc khắc phục những bất cập để có 
thể thực hiện có hiệu quả việc giảng dạy các học phần 
chuyên ngành bằng tiếng Anh trong đào tạo cử nhân 
Quản lí công nhằm góp phần đào tạo nhân lực chất lượng 
cao ngành này ở Việt Nam. 
Tài liệu tham khảo 
[1] European Commission (2010). European Language 
Policy and CLIL: A Selection of EU funded Projects. 
[2] Thủ tướng Chính phủ (2017). Quyết định số 
2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 về phê duyệt điều 
chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ 
thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. 
[3] Quốc hội (2018). Luật số 34/2018/QH14 ngày 
19/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật 
Giáo dục đại học. 
[4] Tar I. - Varga K. C. - Wiwczaroski T. B. (2009). 
Imrpoving ESP Teaching through Collaboration: 
The Situation in Hungary. ESP World, Issue 1 (22), 
Vol. 8, pp. 46-51. 
[5] Zohreh Molaee - Fariborz Dortaj (2015). Improving 
L2 Learning: An ARCS Instructional-motivational 
Approach. Procedia - Social and Behavioral 
Sciences, Vol. 171, pp. 1214-1222. 
[6] Trần Thị Thanh Thủy - Hà Hồng Nga (2015). Thực 
trạng dạy và học tiếng Anh chuyên ngành ở Trường 
Đại học Sư phạm Hà Nội: Thách thức và giải pháp. 
Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
(Khoa học xã hội), số 60 (6), tr 124-130. 
[7] Nguyễn Thị Thanh Vân (2014). Nâng cao vốn từ 
vựng tiếng Anh chuyên ngành qua hoạt động cá 
nhân. Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 11 (229), tr 
47-50. 
[8] Nguyễn Thị Mai Hương - Nguyễn Thị Mộc Lan 
(2017). Xây dựng cộng đồng học tập tiếng Anh: 
Những vấn đề cần suy nghĩ khi lựa chọn mô hình 
học tập của phương Tây. Tạp chí Khoa học, Trường 
Đại học Sư phạm Hà Nội (Khoa học xã hội), số 62 
(11), tr 126-133. 
NGHIÊN CỨU NHU CẦU HỌC TIẾNG ANH... 
(Tiếp theo trang 263) 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bouzidi H. (2009). Between the ESP Classroom and 
the Workplace: Bridging the Gap. English Teaching 
Forum, No. 3. 
[2] Canale, M. and Swain, M. (1980). Theoretical bases 
of communicative approaches to second language 
teaching and testing. Applied Linguistics 1, 
pp. 1-47. 
[3] Hutchinson, T. and A. Water (1987). English for 
Specific Purposes: A Learning centred Approach. 
Cambridge: CUP. 
[4] Lawson, K. H. (1979). Philosophical Concepts and 
Values in Adult Education. Milton: Open 
University. 
[5] Luka, I. (2009). Development of Students’ English 
for Specific Purposes. Competence in Tourism 
Studies at tertiary Level. English for Specific 
Purposes World, Issue 4 (25), Vol. 8, Online Journal 
for Teachers at  retrieved on 12 
March 2010. 
[6] Savas, B. (2009). Role of Functional Academic 
Literacy in ESP teaching: ESP Teacher Training in 
Turkey for Sustainable Development. The Journal of 
International Social Research, Vol. 2/9. 
[7] Widdowson, H. G. (1978). Teaching Language as 
Communication. London: OUP. 
[8] Widdowson, H.G. (1981). English for Specific 
Purposes: Criteria for Course Design in English for 
Academic and Technological Purposes. Eds. L. 
Selinker, E. Tarone, and V. Hanzeli Rowley. Mass; 
Newburry. 
[9] Zhang, Zuocheng (2007). Towards an Integrated 
Approach to Teaching Business English: A Chinese 
Experience. English for Specific Purposes, Vol. 26, 
No. 4, pp. 399-410. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_nhu_cau_hoc_tieng_anh_cua_cac_can_bo_cong_so_vien.pdf