Sử dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

Tóm tắt

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn

tiếng Anh tại Trường Đại học Xây dựng Miền

Trung, tôi hiểu bộ môn Tiếng Anh góp phần

không nhỏ trong việc đầu tư kiến thức, mở

rộng tầm hiểu biết của sinh viên để giao lưu

với thế giới, nắm bắt những thông tin có giá

trị, những công nghệ khoa học tiên tiến trên

toàn thế giới. Mỗi môn học có những phương

pháp giảng dạy, đặc thù riêng. Riêng đối với

việc giảng dạy môn Tiếng Anh thì phương pháp

giảng dạy phải là một vấn đề cần được đặt lên

hàng đầu. Để có một tiết học Tiếng Anh có

chất lượng tốt, tạo cho học trò một sự hứng

khởi khi tiếp thu bài học thì người giáo viên

giảng dạy phải thực sự có những phương pháp

độc đáo, hấp dẫn.

Việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ

trong giảng dạy ngoại ngữ là một trong những

phương pháp hữu hiệu có thể làm tăng động

cơ học tập cho sinh viên. Chúng giúp và khích

lệ sinh viên duy trì việc học và sự hứng thú

đối với việc học. Ngoài ra, chúng còn giúp cho

giáo viên tạo ra những ngữ cảnh mà ở đó

ngôn ngữ thực hành rất hữu dụng và dễ hiểu

với người học

pdf 5 trang yennguyen 4680
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

Sử dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh
 Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
 Số 2/2016 No. 2/2016 
191 
SỬ DỤNG TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ TRONG 
GIẢNG DẠY TIẾNG ANH 
CN. Bùi Nguyên Tuân 
ThS. Măng Trần Thu Thủy 
Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học, Trường Đại học Xây dựng MiềnTrung 
Tóm tắt 
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn 
tiếng Anh tại Trường Đại học Xây dựng Miền 
Trung, tôi hiểu bộ môn Tiếng Anh góp phần 
không nhỏ trong việc đầu tư kiến thức, mở 
rộng tầm hiểu biết của sinh viên để giao lưu 
với thế giới, nắm bắt những thông tin có giá 
trị, những công nghệ khoa học tiên tiến trên 
toàn thế giới. Mỗi môn học có những phương 
pháp giảng dạy, đặc thù riêng. Riêng đối với 
việc giảng dạy môn Tiếng Anh thì phương pháp 
giảng dạy phải là một vấn đề cần được đặt lên 
hàng đầu. Để có một tiết học Tiếng Anh có 
chất lượng tốt, tạo cho học trò một sự hứng 
khởi khi tiếp thu bài học thì người giáo viên 
giảng dạy phải thực sự có những phương pháp 
độc đáo, hấp dẫn. 
Việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ 
trong giảng dạy ngoại ngữ là một trong những 
phương pháp hữu hiệu có thể làm tăng động 
cơ học tập cho sinh viên. Chúng giúp và khích 
lệ sinh viên duy trì việc học và sự hứng thú 
đối với việc học. Ngoài ra, chúng còn giúp cho 
giáo viên tạo ra những ngữ cảnh mà ở đó 
ngôn ngữ thực hành rất hữu dụng và dễ hiểu 
với người học. 
Từ khóa 
Trò chơi ngôn ngữ, giảng dạy tiếng Anh. 
1. Đặt vấn đề 
Tiếng Anh là một ngoại ngữ, không 
phải là tiếng mẹ đẻ, do đó việc giảng dạy 
tiếng Anh đã là một việc khó, để sinh viên 
tiếp thu và vận dụng tiếng Anh vào thực 
tiễn của cuộc sống lại là việc làm khó 
khăn hơn. Sinh viên cần phải lĩnh hội, tiếp 
thu và vận dụng tốt các kỹ năng nghe – 
nói – đọc – viết thông qua các hoạt động 
giao tiếp có mục đích. Do đó, giáo viên 
phải có những kỹ năng, phương pháp 
riêng, phải luôn học hỏi, tìm tòi, sáng tạo 
để truyền đạt kiến thức cho sinh viên. 
Điều đầu tiên giáo viên phải làm là tạo 
cho sinh viên sự hứng thú, ham muốn học 
tập, tạo sự tò mò và muốn biết được 
những điều mình sắp được học. Việc thiết 
lập, tạo những tình huống đưa sinh viên 
hướng vào chủ điểm, nội dung của bài học 
là cả một nghệ thuật của người giáo viên. 
Xuất phát từ vấn đề này, tôi cho rằng tổ 
chức các trò chơi trong mỗi bài học tuy là 
nhỏ, nhưng chính các trò chơi trong mỗi 
bài học, đặc biệt là ở phần “warm up” đã 
góp phần quan trọng trong việc tạo sự tập 
trung, theo dõi của sinh viên vào các vấn 
đề được trình bày, tạo sự thoải mái, giảm 
sự căng thẳng của sinh viên. Cũng từ đó, 
sinh viên ham thích môn học và học tập 
có hiệu quả hơn. Các trò chơi có rất nhiều 
hình thức, phong phú, đa dạng, được áp 
dụng rộng rãi tùy thuộc vào các hình thức 
của bài học. Hơn nữa đó cũng là một hoạt 
động tích cực trong phương pháp giảng 
dạy mới của bộ môn tiếng Anh. Vì thế, 
mỗi thầy giáo, cô giáo cần nghiên cứu, 
vận dụng các trò chơi vào trong mỗi bài 
dạy nhằm tạo sự hứng thú cho sinh viên, 
giảm đi sự căng thẳng, chán nản đối với 
 Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
 Số 2/2016 No. 2/2016 
192 
môn học như chúng ta đã thấy ở rất nhiều 
sinh viên trong thời gian qua. 
2. Ảnh hưởng của việc sử dụng các trò 
chơi ngôn ngữ (Language games) 
2.1. Trò chơi ngôn ngữ tạo ra môi 
trường học tập vui vẻ 
Trò chơi ngôn ngữ có thể xua tan sự 
buồn tẻ của giờ học thay vào đó là tạo ra 
môi trường học tập vui vẻ làm tăng sự 
hứng thú của sinh viên đối với việc học, 
khiến họ luôn sẵn sàng tham gia giờ học. 
Nhiều trò chơi ngôn ngữ đòi hỏi sinh 
viên phải hoạt động theo cặp, theo nhóm 
hay đòi hỏi sự tham gia của cả tập thể lớp 
học cùng kết hợp với nhau để thực hiện 
yêu cầu của trò chơi, và để ghi được càng 
nhiều điểm càng tốt. Thực tế, hầu hết sinh 
viên đều thích ghi điểm. Đồng thời, thông 
qua những trò chơi này, sinh viên có động 
cơ tự nhiên để ôn lại những kiến thức đã 
học, cũng như để tiếp nhận kiến thức mới 
một cách hứng khởi. Ngoài ra, để có thể 
giành chiến thắng trong trò chơi, hay để 
giải quyết vấn đề gặp phải, từng người chơi 
phải đóng góp sự hiểu biết hoặc ý kiến của 
mình. Nhiệm vụ của giáo viên là phải khích 
lệ để tất cả sinh viên của mình hứng thú 
thực sự với trò chơi. Trong bầu không khí 
thư giãn, thoải mái do trò chơi tạo ra, việc 
tiếp thu thực sự mới diễn ra, và người học 
sử dụng được những ngôn ngữ mà họ đã 
được học và đã thực hành trước đó. 
2.2. Trò chơi ngôn ngữ là phương 
pháp giảng dạy tích cực 
Trò chơi ngôn ngữ là phương pháp 
giảng dạy tích cực theo đường hướng lấy 
người học làm trung tâm. Để đạt được 
mục tiêu đề ra của trò chơi, từng cá nhân 
phải giao tiếp với nhau, nghĩa là họ phải 
thảo luận trong nhóm với nhau để tìm ra 
kết quả cuối cùng. Như vậy, người chơi 
phải sử dụng ngôn ngữ để xóa đi khoảng 
cách, để trình bày thông tin cần thiết cho 
việc hoàn thành trò chơi. 
Người học sẽ phải thảo luận và tìm 
cách giải quyết để đạt được mục đích của 
trò chơi. Bằng cách này, họ phải nói ra hoặc 
viết ra những điều thể hiện được quan điểm 
của mình hay để truyền đạt thông tin với 
đội chơi khác. Điều này có nghĩa là, trò chơi 
tạo cơ hội cho sinh viên giao tiếp với nhau, 
thậm chí những học sinh rụt rè, thiếu tự tin 
cũng bị cuốn hút vào loại hoạt động này. 
Ngoài ra, giáo viên không còn đóng vai trò 
là người kiểm soát và chi phối mọi hoạt 
động trên lớp, cụ thể là những điều sinh 
viên phải trình bày. Trong trò chơi ngôn 
ngữ, họ chỉ đóng vai trò là người hướng 
dẫn, tổ chức, điều khiển trò chơi và là người 
cung cấp thông tin. Theo Rixon (1981) giáo 
viên nên ở đó với vai trò là người cung cấp 
thông tin về từ vựng, về cấu trúc mới gặp 
phải, hay là người gợi mở, giúp cho người 
chơi hiểu rõ hơn về vấn đề nào đó bằng việc 
giải thích khác đi dễ hiểu hơn. Tóm lại, sử 
dụng trò chơi là cách tạo ra môi trường lớp 
học lấy người học làm trung tâm, tạo cho 
sinh viên nhiều cơ hội chủ động và tự chủ 
hơn để họ có thể làm chủ được mình trong 
các hoạt động giao tiếp. 
2.3. Trò chơi ngôn ngữ làm tăng động 
cơ học tập cho người học 
Trò chơi là nguồn khích lệ, tăng 
cường hứng thú học tập cho sinh viên và 
thường được coi là bước khởi động thu hút 
sự chú ý của sinh viên vào môi trường 
giảng dạy ngoại ngữ. Ngoài ra, nó còn 
được xem là phương tiện kiểm soát lớp 
học. Theo Hallowen (1989) các trò chơi 
ngôn ngữ tăng cường động cơ học tập cho 
sinh viên ở mức độ lớn hơn so với sách 
giáo khoa thông thường, hay các tài liệu 
học tập, do chúng đòi hỏi và thúc đẩy sinh 
viên phải tham gia tích cực vào trò chơi. 
Đối với hầu hết các trò chơi, sự cạnh 
tranh giữa những người chơi và đội chơi là 
một nhân tố làm tăng mạnh mẽ động cơ 
học tập cho họ, khích lệ họ tham gia trò 
chơi. Đây cũng là lý do quan trọng nhất 
khiến hầu hết sinh viên trở nên hứng thú 
và bị lôi cuốn vào các trò chơi. 
Ngoài ra, với giờ thực hành ngôn 
ngữ dồn dập trong thời gian dài thì rất ít 
sinh viên có thể tập trung vào việc học 
được. Thậm chí, rất ít sinh viên thu được 
hiệu quả thực sự từ cách học này. Việc sử 
dụng trò chơi trong giảng dạy là một 
trong những cách hữu hiệu nhất để tạo 
 Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
 Số 2/2016 No. 2/2016 
193 
cho sinh viên những giờ học trên lớp 
thoải mái và thú vị để có thể duy trì động 
cơ học tập cho họ. Bên cạnh đó, khi sinh 
viên có cơ hội để tham gia trò chơi trên 
lớp, họ sẽ được khuyến khích lựa chọn 
bạn chơi cùng với mình. Điều này không 
chỉ tạo ra không khí học tập thân thiện 
mà còn khích lệ họ giúp đỡ lẫn nhau. 
Những sinh viên nào kém hơn thì được 
những sinh viên giỏi hơn trong nhóm giúp 
đỡ để trở nên tự tin hơn và có thể mạnh 
dạn bày tỏ ý kiến của mình. Kết quả là 
tất cả sinh viên trong lớp đều cảm thấy 
thích thú hơn, và có nhiều động cơ để 
tham gia vào trò chơi hơn, mà động cơ 
học tập là một yếu tố không thể thiếu 
được trong quá trình thu nhận kiến thức 
của sinh viên. Nó là nhân tố chính quyết 
đinh sự thành công hay thất bại của họ. 
Sự thành công và động cơ học tập có mối 
tương hỗ nhau: nếu người học thành 
công học tập, họ sẽ càng có nhiều động 
cơ hơn để thực hiện những nhiệm vụ do 
quá trình học đặt ra. 
2.4. Trò chơi tăng cường sự cộng tác 
và tính cạnh tranh 
Sự cộng tác và tính cạnh tranh là 
yếu tố cần thiết làm tăng động cơ học tập 
cho người học tiếng Anh. Điều này là đúng 
vì trò chơi không chỉ khuyến khích sự 
cạnh tranh giữa họ mà còn khích lệ sự hỗ 
trợ lẫn nhau trong nhóm. Sinh viên yêu 
thích các trò chơi mang tính cạnh tranh. 
Và chính yếu tố cạnh tranh là động cơ để 
họ thành công trong trò chơi. Tuy nhiên, 
trong trò chơi cạnh tranh thì điều được 
người chơi quan tâm nhất đó là sự chiến 
thắng. Như vậy, những sinh viên càng có 
khả năng hơn thì nhận được nhiều khen 
ngợi, khiến cho những sinh viên kém hơn 
trở nên mất uy tín trong lớp. Bởi thế, bên 
cạnh việc tổ chức các trò chơi mang tính 
cạnh tranh trên lớp, thì tổ chức các trò 
chơi mang tính hợp tác, khuyến khích sự 
hỗ trợ lẫn nhau là điều cực kỳ quan trọng. 
Các trò chơi ngôn ngữ đòi hỏi sinh 
viên phải hợp tác với nhau trong khi đóng 
vai (role-playing), tranh luận, thảo luận, 
và sử dụng ngôn ngữ trong nhiều tình 
huống khác nhau phụ thuộc vào từng loại 
trò chơi được tổ chức trên lớp. Điều này rõ 
ràng thúc đẩy cơ hội giao tiếp giữa sinh 
viên với nhau. Đây chính là mục đích của 
quá trình giảng dạy ngoại ngữ, đồng thời 
thúc đẩy sự hợp tác và cạnh tranh giữa 
họ. Đây cũng là hai yếu tố cơ bản làm 
tăng động cơ học ngoại ngữ nói chung, và 
học tiếng Anh nói riêng. 
Để giành chiến thắng cho bản thân 
hay cho nhóm của mình, người chơi cố 
gắng hết sức là người đầu tiên tìm ra câu 
trả lời cũng như giành được điểm về cho 
đội của mình. Vì thế, khi tham gia trò 
chơi, người chơi sẽ ít chú ý đến cấu trúc 
hay dạng câu mà chỉ chú ý đến cách giao 
tiếp sao cho tự nhiên hơn. Người chơi sẽ 
hợp tác với nhau bằng cách chia sẻ những 
thông tin họ nhận được để hoàn thành 
nhiệm vụ và yêu cầu trò chơi đặt ra cho 
họ. Đó chính là sự cộng tác và hợp tác 
giữa các sinh viên với nhau trong các trò 
chơi ngôn ngữ. 
2.5. Trò chơi cung cấp sự phản hồi 
ngay tức thì và thông qua đó kiểm tra 
kiến thức của sinh viên một cách 
không chính thức 
Bất cứ khi nào giáo viên trình bày 
một ý kiến, hay một vấn đề mới mẻ liên 
quan đến ngôn ngữ, thì họ luôn muốn biết 
liệu học sinh của họ hiểu được nhiều hay 
ít các ý kiến hay vấn đề họ đưa ra. Và 
cách thông thường họ thường sử dụng để 
đánh giá học sinh là thông qua bài kiểm 
tra viết hoặc nói. Tuy nhiên, hình thức 
đánh giá này đòi hỏi phải mất nhiều thời 
gian. Bởi vì, giáo viên không thể chấm thi 
và trả tận tay cho sinh viên bài kiểm tra 
viết ngay trên lớp. Họ phải mất thời gian 
khá lâu để chấm và trả bài. Trong khi đó, 
sự phản hồi ngay sau khi giáo viên giảng 
bài thì mới có hiệu quả. 
Giáo viên có thể đánh giá theo hình 
thức nhanh hơn, đó là thông qua trò chơi. 
Hầu hết các trò chơi đều cung cấp sự 
phản hồi ngay tức thì cho sinh viên, vì 
việc thắng hay thua phụ thuộc vào việc 
sinh viên thể hiện trong trò chơi đó tốt 
đến mức độ nào. 
 Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
 Số 2/2016 No. 2/2016 
194 
Ngoài ra, thông qua sự quan sát của 
mình, giáo viên có thể nhận ra những 
điểm mạnh, điểm yếu của sinh viên cũng 
như những chỗ hổng cần được bổ sung 
trong quá trình tiếp thu kiến thức của họ. 
Bên cạnh việc cung cấp sự phản hồi 
ngay tức thì, các trò chơi ngôn ngữ còn 
giúp giáo viên kiểm tra sinh viên đã học 
được một cách không chính thức những gì 
mà không cần phải yêu cầu sinh viên làm 
bài kiểm tra giấy nghiêm túc, hay phải lên 
bảng làm bài tập, hay làm một đống bài 
tập trên giấy một cách nhàm chán và mệt 
mỏi. Hình thức đánh giá này đặc biệt hiệu 
quả và có sức thu hút đối với sinh viên. 
3. Các loại trò chơi ngôn ngữ được 
dùng trong giảng dạy ngôn ngữ 
Nhiều tài liệu tham khảo về phương 
pháp dạy học tiếng Anh cũng đã giới thiệu 
một số trò chơi phổ biến áp dụng được 
trong tất cả các phầncủa một giờ học, ví dụ 
như Chain game, Guessing Game, 
Hangman, Lucky Numbers, Noughts and 
Crosses, Rub out and Remember, Slap the 
Board, Những trò chơi này có thể được 
coi là những trợ giảng đắc lực cho rất nhiều 
giáo viên tiếng Anh ở mọi cấp học. Qua 
quá trình thực hiện, có thể thấy rõ ràng là 
không khí lớp học sôi nổi hơn nhiều. 
Trong quá trình dạy học, dự giờ, học 
hỏi kinh nghiệm, và nghiên cứu tài liệu 
sách vở, tôi đã để ý được rất nhiều dạng 
Game có thể phù hợp như: 
- Bingo 
- Jumble words 
- Noughts and crosses 
- Listen and identify the object 
- Kim’s games 
- Remembering pictures 
- Brainstorming 
- Guessing 
- Cross words 
- Hot seat 
4. Một số dạng trò chơi ngôn ngữ phổ 
biến trong giảng dạy ngôn ngữ 
4.1. Trò chơi dùng để giới thiệu từ mới 
Có thể nói rằng, học từ mới là rất 
khó, thậm chí đối với cả sinh viên chăm chỉ 
và thông minh. Tuy nhiên, trò chơi từ vựng 
là biện pháp hữu hiệu giúp giải quyết vấn 
đề này. Trò chơi giúp cho sinh viên học và 
nhớ từ mới dễ dàng và nhanh chóng. Sau 
đây là một số trò chơi giúp cho sinh viên 
làm giàu vốn từ vựng của mình. 
Body Fishing: mục đích để thực 
hành từ mới. 
Bingo: mục đích để thực hành và ôn 
lại từ vựng. 
Coffee Pot: mục đích để hình thành 
từ vựng liên quan đến thức ăn, đồ uống, 
quần áo, đồ dùng, 
Furnishing The Room: thực hành 
những từ vựng liên quan đến đồ đạc trong 
gia đình và các đồ vật sử dụng hàng ngày. 
Thông qua các trò chơi chúng ta có 
thể lồng ghép từ mới vào các trò chơi. Từ 
đó giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ 
lâu hơn các từ mà học sinh đã học. 
4.2. Trò chơi để kiểm tra từ mới 
Giáo viên có thể sử dụng trò chơi 
“Jumble words” để kiểm tra từ mới của 
học sinh. Giáo viên cho một bảng từ trong 
đó các từ đã bị đảo lộn các chữ cái. Gọi 
một vài học sinh lên bảng và viết lại các 
từ đúng nghĩa của nó. Người thắng sẽ là 
học sinh hoàn thành công việc đúng nhất 
và sớm nhất. 
4.3. Trò chơi - sử dụng “noughts and 
crosses” nhằm mục đích giúp cho sinh 
viên ôn lại bài học hoặc một điểm ngữ 
pháp nào đó. 
4.4.Trò chơi phát âm và nhận dạng 
(Listen and Identify the object) 
Đây là trò chơi luyện phát âm rất 
thú vị, không quá phức tạp để chơi, vì thế 
sinh viên sẽ cảm thấy rất hứng thú khi 
tham gia vào trò chơi này. Trong trò chơi 
này, sinh viên sẽ được nghe một phát âm 
của từ và lựa chọn hình ảnh tương ứng 
thể hiện từ có cách phát âm đó. 
4.5. Trò chơi - sử dụng “Kim’s game” 
nhằm giúp sinh viên ghi nhớ nhanh những 
gì chúng được nhìn qua. 
4.6. Nhớ tranh (Remembering pictures) 
Chia sinh viên thành 3 hoặc 4 nhóm. 
Giáo viên cầm một số bức tranh liên quan 
đến từ vựng đã dạy, lần lượt đưa từng bức 
tranh lên, sinh viên có 4 hoặc 5 giây để 
 Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
 Số 2/2016 No. 2/2016 
195 
ghi nhớ tất cả các bức tranh, sau đó các 
nhóm sẽ thi đua viết tất cả các bức tranh 
đã được xem. Nhóm nào có nhiều câu trả 
lời nhất sẽ là người chiến thắng. 
4.7. Trò chơi sử dụng “brainstorming” 
giúp sinh viên động não, suy nghĩ ra các hoạt 
động hoặc các lĩnh vực mà giáo viên đưa ra. 
4.8. Trò chơi - sử dụng “Guessing game” 
Trong trò chơi này, giáo viên chọn từ 
theo chủ đề, sau đó vẽ số ô vuông tương 
ứng với số chữ cái của từ đó. Từ gợi ý 
này, người chơi sẽ đoán mỗi lần một chữ 
cái, nếu chữ cái đó có trong ô chữ, giáo 
viên sẽ viết chữ cái vào đúng vị trí người 
chơi yêu cầu. Ai tìm ra từ, thì người đó 
thắng, ngược lại nếu đoán sai 3 lần thì sẽ 
mất quyền chơi. 
4.9. Trò chơi dùng để thiết lập tình 
huống, dẫn dắt đưa vào chủ đề bài học 
Trò chơi này được thiết kế để tạo cơ 
hội cho sinh viên được giao tiếp trong ngữ 
cảnh giao tiếp thực sự. Họ phải làm việc 
cùng nhau để đạt được mục đích cụ thể 
của trò chơi thông qua việc sử dụng ngôn 
ngữ. Vì thế, thông qua trò chơi có tính 
giao tiếp, sinh viên được thích nghi với bối 
cảnh giao tiếp của thế giới thực. 
Đây cũng là hình thức luyện cho học 
sinh có khả năng nói, giao tiếp đối đáp 
những điều thực tế trong cuộc sống. 
4.10. Ghế nóng (Hot seat) 
Chia sinh viên thành 3 hoặc 4 đội 
chơi, mỗi đội chọn một thành viên ngồi trên 
ghế nóng, quay mặt về phía lớp. Giáo viên 
viết một từ lên bảng, thành viên trong mỗi 
đội phải diễn tả bằng hành động giúp đồng 
đội của mình đoán ra từ đã cho. 
5. Kết luận 
Biện pháp sử dụng trò chơi đóng vai 
trò hỗ trợ tích cực trong việc giảng dạy 
ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói 
riêng. Nó là một trong những biện pháp 
hữu hiệu, là động lực thúc đẩy sinh viên 
tích cực tham gia học tập, nghiên cứu, 
động não bài học. Chúng tạo nên những 
tình huống, ngữ cảnh, giúp sự luyện tập 
của sinh viên trở nên có ý nghĩa, gây 
hứng thú, giúp sinh viên tập trung tiếp 
thu bài nhanh, góp phần nâng cao chất 
lượng học tập của sinh viên và hiệu quả 
giảng dạy của người thầy. Như vậy, việc 
sử dụng trò chơi không chỉ tạo không khí 
vui vẻ, phần khởi học tập ở sinh viên mà 
còn là một thủ thuật có khoa học, sáng 
tạo của người giáo viên. Qua trò chơi, sinh 
viên có thể chơi mà học, có thể nhớ 
những từ mới, những cấu trúc mới, những 
hiện tượng ngôn ngữ mới một cách dễ 
dàng và nhớ kỹ, nhớ lâu những kiến thức 
đó. Chúng ta cần nhìn nhận các trò chơi 
như một việc làm bổ ích cho các đối tượng 
sinh viên. Mặc dù giáo viên mất khá nhiều 
thời gian chuẩn bị cho việc thiết kế các trò 
chơi ở các tiết học nhưng dù sao chúng ta 
cũng vì thế hệ trẻ tương lai, vì đất nước 
mai sau, chúng ta cố gắng làm hết sức 
mình để đầu tư một vốn kiến thức ngoại 
ngữ nhất định nào đó cho mỗi sinh viên. 
Giúp sinh viên sau này có thể sử dụng vốn 
ngoại ngữ cơ bản của mình, áp dụng làm 
nền tảng cho việc thực tập, đi sâu nghiên 
cứu các lĩnh vực chuyên ngành cũng như 
lĩnh hội nguồn tri thức dồi dào của nhân 
loại. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Harold S. Madren, 2003. Games to teach English, Oxford University Press. 
[2]. BridgeTEFL: Teaching English With Games. 2007. 
[3]. Brown, H.D., 1994. Teaching by Principles: An Interactive Approach to Language Pedagogy. Englewood 
Cliff, NJ: Prentice Hall. 
[4]. Byrne, D., 1978. Teaching Oral English. Longman, London. 
[5]. Dörnyei, Z., 1994. “Conceptualizing Motivation in Foreign-Language Learning”. Language Learning, 40, 45-78. 
[6]. Lee, W.R., 1979. Language Teaching Games and Contexts, Oxford 21 Press. 
[7]. Rixon, S., 1981. How to use games in language teaching, Macmillan Education. 

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_tro_choi_ngon_ngu_trong_giang_day_tieng_anh.pdf