Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

TÓM TẮT

Tín dụng là nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại,

song bên cạnh đó nghiệp vụ tín dụng cũng được coi là nghiệp vụ có nhiều rủi ro, vì vậy

nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng là chủ đề được các ngân hàng

thương mại (NHTM) quan tâm nhất. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá thực trạng

rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank),

đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank trong thời

gian tới.

pdf 13 trang yennguyen 9020
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 - Thaùng 12/2014 
43 
GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI 
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
VIỆT NAM 
VŨ VĂN THỰC(*) 
TÓM TẮT 
Tín dụng là nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại, 
song bên cạnh đó nghiệp vụ tín dụng cũng được coi là nghiệp vụ có nhiều rủi ro, vì vậy 
nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng là chủ đề được các ngân hàng 
thương mại (NHTM) quan tâm nhất. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá thực trạng 
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), 
đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank trong thời 
gian tới. 
Từ khoá: rủi ro tín dụng, Agribank 
ABSTRACT 
Despite the fact that credit revenue is the main income for most commercial banks, it 
also contains plenty of risks. Hence, how to find the applicable solutions to reduce Credit 
risks is the vital concern of many commercial banks. The objective of this study is to assess 
the status of credit risk in the Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development 
(Agribank), and propose some solutions to mitigate credit risks in their system in the 
future. 
Keywords: credit risk, Agribank 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ (*) 
Là NHTM lớn nhất Việt Nam cả về 
vốn, tài sản, con người và mạng lưới hoạt 
động; sau hơn 20 năm hình thành và phát 
triển, Agribank đã có những bước phát 
triển vượt bậc trên tất cả các mặt hoạt 
động. Tính đến cuối năm 2013, tổng tài sản 
của Agribank đạt 705.365 tỷ đồng, với đội 
ngũ nhân sự 40.000 cán bộ, nhân viên. 
Hiện nay, Agribank đang có hàng triệu 
khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục 
ngàn khách hàng là doanh nghiệp, với tổng 
dư nợ trong toàn hệ thống đạt gần 530.000 
tỷ đồng, qua đó đã góp phần không nhỏ 
(*)
TS, Agribank chi nhánh Tân Bình 
vào công cuộc phát triển kinh tế của đất 
nước, giải quyết công ăn việc làm và đảm 
bảo trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh những 
thành tựu không thể phủ nhận được, thì 
hoạt động tín dụng của Agribank cũng 
đang gặp không ít khó khăn, thách thức; nợ 
xấu đang đứng ở mức cao, điều đó không 
những làm ảnh hưởng tới tình hình tài 
chính của Agribank mà còn ảnh hưởng đến 
hình ảnh, uy tín, thương hiệu và con người 
của Agribank. Do đó, tìm hướng giải pháp 
nhằm giảm thiểu nợ xấu tại Agribank là 
vấn đề có tính cấp thiết đối với Agribank 
nói riêng, cũng như hệ thống NHTM Việt 
Nam nói chung trong giai đoạn hiện nay. 
 44 
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
Theo Joel Bessis: Rủi ro tín dụng là rủi 
ro khách hàng không thực hiện được nghĩa 
vụ nợ, gây tổn thất toàn bộ hay một phần 
khoản tiền của bên cấp tín dụng. Rủi ro tín 
dụng còn là rủi ro suy giảm vị thế tín 
nhiệm của bên nợ là nhà phát hành trái 
phiếu, cổ phiếu. Việc giảm mức độ tín 
nhiệm này không có nghĩa là bên nợ không 
thể trả nợ mà được hiểu là xác suất vỡ nợ 
sẽ tăng lên. [2] 
Theo Uỷ ban Basel : Rủi ro tín dụng 
được xác định đơn giản nhất là tiềm năng 
mà một người đi vay ngân hàng hoặc đối 
tác sẽ không đáp ứng được các nghĩa vụ 
của mình phù hợp với các điều khoản thoả 
thuận.[1] 
Như vậy, có thể hiểu rủi ro tín dụng 
trong hoạt động của các NHTM là khả 
năng xảy ra tổn thất trong hoạt động của 
các NHTM do khách hàng không thực hiện 
hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa 
vụ của mình theo thỏa thuận giữa khách 
hàng và NHTM như đã cam kết. 
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-
NHNN, ngày 22/04/2005 của Thống đốc 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì các 
khoản dư nợ được cho là nợ xấu là các 
khoản dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5, cụ thể: 
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao 
gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng 
đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ 
gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này 
được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả 
năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. 
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các 
khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là 
khả năng tổn thất cao. 
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao 
gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng 
đánh giá là không còn khả năng thu hồi, 
mất vốn.[5] 
3. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI 
AGRIBANK TRONG THỜI GIAN QUA 
3.1. Thực trạng tín dụng tại Agribank 
3.1.1. Dư nợ cho vay phân theo thời 
hạn vay vốn 
Bảng 1: Dư nợ cho vay phân theo thời hạn vay vốn 
 Đơn vị tính: tỷ đồng 
Chỉ tiêu 
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 
Dư nợ Dư nợ 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Dư nợ 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Dư nợ ngắn hạn 285.654 311.651 25.997 9,10 364.821 53.170 17 
Dư nợ trung, dài hạn 157.822 168.134 10.312 6,53 165.104 -3.030 -1,80 
Tổng dư nợ 443.476 479.785 36.309 8,19 529.925 50.140 10,45 
Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 
Số liệu trên cho thấy, dư nợ cho vay 
phân theo thời hạn cho vay tăng trưởng 
đáng kể trong giai đoạn vừa qua, cụ thể: 
tổng dư cho vay năm 2012 đạt 479.785 tỷ 
đồng, tăng 36.309 tỷ đồng so với năm 
2011, tỷ lệ tăng 8,19%, trong đó: dư nợ cho 
45 
vay ngắn hạn là 311.651 tỷ đồng, tăng so 
với năm 2011 là 25.997 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 
9,1% và dư nợ cho vay trung, dài hạn là 
168.134 tỷ đồng, tăng so với năm 2011 là 
10.312 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 6,53%; Năm 
2013, tổng dư nợ cho vay là 529.925 tỷ 
đồng, tăng so với năm 2012 là 50.140 tỷ 
đồng, tỷ lệ tăng 10,45%, trong đó dư nợ 
cho vay ngắn hạn là 364.821 tỷ đồng, tăng 
53.170 đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 
17% và dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 
165.104 tỷ đồng, giảm 3.030 tỷ đồng so 
với năm 2012, tỷ lệ giảm 1,8%. 
3.1.2. Dư nợ cho vay phân theo mức độ 
tín nhiệm của khách hàng 
Dư nợ cho vay toàn hệ thống Agribank 
tăng trưởng đều qua các năm, qua đó đã 
góp phần không nhỏ vào công cuộc phát 
triển kinh tế của đất nước, góp phần giải 
quyết công ăn việc làm, ổn định trật tự xã 
hội. Mặt khác, trong khi nguồn thu của các 
NHTM nói chung, của Agribank nói riêng 
chủ yếu dựa vào nguồn thu từ tín dụng. Do 
đó, dư nợ tăng trưởng đã giúp cho 
Agribank gia tăng được lợi nhuận, nâng 
cao khả năng cạnh tranh. Dưới đây là dư 
nợ cho vay phân theo mức độ tín nhiệm 
của khách hàng trong giai đoạn 2011-2013: 
Bảng 2: Dư nợ cho vay phân theo mức độ tín nhiệm của khách hàng 
 Đơn vị tính: tỷ đồng 
Chỉ tiêu 
Năm 
2011 
Năm 2012 Năm 2013 
Dư nợ Dư nợ 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Dư nợ 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Dư nợ có đảm bảo bằng tài sản 340.274 372.918 32.644 9,59 417.035 44.117 11,83 
Dư nợ cho vay không có đảm 
bảo bằng tài sản 103.202 106.867 3.665 3,55 112.890 6.023 5,64 
Tổng dư nợ 443.476 479.785 36.309 8,19 529.925 50.140 10,45 
Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 
Số liệu trên cho thấy, tổng dư cho vay 
năm 2012 đạt 479.785 tỷ đồng, tăng so với 
năm 2011 là 36.309 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 
8,19%, trong đó: dư nợ cho vay cho vay có 
đảm bảo bằng tài sản là 372.918 tỷ đồng, 
tăng so với năm 2011 là 32.644 tỷ đồng, tỷ 
lệ tăng 9,59%, dư nợ cho vay không có tài 
sản đảm bảo là 106.867 tỷ đồng, tăng so 
với năm 2011 là 3.665 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 
3,55%; Năm 2013, dư nợ cho vay có đảm 
bảo bằng tài sản là 417.035 tỷ đồng, tăng 
44.117 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 11,83% so với 
năm 2012 và dư nợ cho vay không có tài 
sản đảm bảo là 112.890 tỷ đồng, tăng 6.023 
tỷ đồng, tỷ lệ tăng 5,64% so với năm 2012. 
3.1.3. Dư nợ cho vay phân theo ngành 
kinh tế 
 46 
Bảng 3: Dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế 
 Đơn vị tính: tỷ đồng 
Chỉ tiêu 
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 
Dư nợ Dư nợ 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Dư nợ 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Cho vay nông nghiệp 305.998 334.068 28.070 9,17 376.428 42.360 12,68 
Cho vay công nghiệp, 
xây dựng 
66.741 69.510 2.769 4,15 70.377 867 1,25 
Cho vay thương mại, 
dịch vụ 
69.920 74.252 4.332 6,20 74.986 734 0,99 
Khác 817 1.955 1.138 139,29 8.134 6.179 316,06 
Tổng dư nợ 443.476 479.785 36.309 8,19 529.925 50.140 10,45 
Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 
Bảng trên cho thấy, dư nợ cho vay theo 
ngành kinh tế tại Agribank đều tăng qua 
các năm, xét về cơ cấu dư nợ thì dư nợ cho 
vay ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao 
nhất, điều đó cho thấy Agribank là ngân 
hàng tiên phong trong việc đầu tư cho lĩnh 
vực nông nghiệp, cụ thể: năm 2012, dư nợ 
cho vay nông nghiệp là 334.068 tỷ đồng, 
tăng 28.070 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ 
tăng 9,17%, năm 2013 dư nợ cho vay nông 
nghiệp là 376.428 tỷ đồng, tăng 42.360 tỷ 
đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 12,68%; 
dư nợ cho vay công nghiệp, xây dựng năm 
2012 là 69.510 tỷ đồng, tăng 2.769 tỷ đồng 
so với năm 2011, tỷ lệ tăng 4,15%, dư nợ 
cho vay công nghiệp, xây dựng năm 2013 
là 70.377 tỷ đồng, tăng 867 tỷ đồng so với 
năm 2012, tỷ lệ tăng 1,25%; dư nợ cho vay 
ngành thương mại, dịch vụ năm 2012 là 
74.252 tỷ đồng, tăng 4.332 tỷ đồng so với 
năm 2011, tỷ lệ tăng 6,2%, dư nợ cho vay 
ngành thương mại, dịch vụ năm 2013 là 
74.986 tỷ đồng, tăng 734 tỷ đồng so với 
năm 2012, tỷ lệ tăng 0,99%; dư nợ cho vay 
ngành khác năm 2012 là 1.955 tỷ đồng, 
tăng 1.138 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ 
tăng 139,29%, dư nợ cho vay ngành khác 
năm 2013 là 8.134 tỷ đồng, tăng 6.179 tỷ 
đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 316,06%. 
3.2. Thực trạng nợ xấu tại Agribank 
Nợ xấu cho vay tại Agribank có xu 
hướng giảm trong năm 2013, nhưng vẫn 
đang đứng ở mức cao, điều đó đã ảnh 
hưởng không nhỏ đến hình ảnh, uy tín, 
thương hiệu và hoạt động kinh doanh của 
Agribank. Dưới đây là nợ xấu tại Agribank 
trong giai đoạn vừa qua: 
3.2.1. Nợ xấu phân theo thời hạn cho 
vay 
47 
Bảng 4: Nợ xấu phân theo thời hạn cho vay 
 Đơn vị tính: tỷ đồng 
Chỉ tiêu 
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 
Dư nợ Dư nợ 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Dư nợ 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Nợ xấu ngắn hạn 17.125 14.805 -2.320 -
13,55 
15.395 590 3,99 
Nợ xấu trung, dài hạn 10.321 12.989 2.668 25,85 10.260 -2.729 -21 
Tổng nợ xấu 27.446 27.794 348 1,27 25.655 -2.139 -7,7 
Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 
Tổng dư nợ xấu phân theo thời hạn cho 
vay năm 2012 là 27.794 tỷ đồng, tăng 348 
tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 1,27%, 
trong đó: nợ xấu cho vay ngắn hạn năm 
2012 là 14.805 tỷ đồng, giảm 2.320 tỷ 
đồng so với năm 2011, nợ xấu cho vay 
trung, dài hạn năm 2012 là 12.989 tỷ đồng, 
tăng 2.668 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ 
tăng 25,85%; năm 2013, tổng nợ xấu tại 
Agribank là 25.655 tỷ đồng, giảm 2.139 tỷ 
đống so với năm 2012, tỷ lệ giảm 7,7%, 
trong đó: nợ xấu cho vay ngắn hạn là 
15.395 tỷ đồng, tăng 590 tỷ đồng so với 
năm 2012, tỷ lệ tăng 3,99% và nợ xấu cho 
vay trung, dài hạn giảm 2.729 tỷ đồng, tỷ 
lệ giảm 21%. 
Đồ thị 1: Nợ xấu phân theo thời hạn cho vay 
 Đơn vị tính: tỷ đồng 
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nợ xấu ngắn hạn
Nợ xấu trung, dài hạn
Tổng nợ xấu
 Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 
3.2.2. Nợ xấu phân theo mức độ tín 
nhiệm của khách hàng 
Nợ xấu cho vay có đảm bảo tăng trong 
năm 2012 và giảm trong năm 2013, trong 
khi đó nợ xấu cho vay không có đảm bảo 
bằng tài sản có xu hướng giảm trong giai 
đoạn 2011-2013 (xem bảng dưới đây): 
48 
Bảng 5: Nợ xấu phân theo mức độ tín nhiệm của khách hàng 
 Đơn vị tính: tỷ đồng 
Chỉ tiêu 
Năm 
2011 
Năm 2012 Năm 2013 
Dư nợ Dư nợ 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Dư nợ 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Nợ xấu có đảm bảo bằng tài sản 19.032 22.077 3.045 16 21.105 -972 -4,40 
Nợ xấu không có đảm bảo bằng tài 
sản 8.414 5.717 -2.697 -32,05 4.550 -1.167 
-
20,41 
Tổng dư nợ 27.446 27.794 348 1,27 25.655 -2.139 -7,70 
Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 
Bảng trên cho thấy, tổng nợ xấu cho 
vay năm 2012 tăng so với năm 2011 là 348 
tỷ đồng, trong đó: nợ xấu cho vay có đảm 
bảo bằng tài sản là 22.077 tỷ đồng, tăng 
3.045 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 
16%, nợ xấu cho vay không có tài sản đảm 
bảo là 5.717 tỷ đồng, giảm 2.697 tỷ đồng 
so với năm 2011, tỷ lệ giảm 32,05%; năm 
2013, tổng nợ xấu cho vay là 25.655 tỷ 
đồng, giảm 2.139 tỷ đồng so với năm 2012, 
tỷ lệ giảm 7,7%, trong đó: nợ xấu cho vay 
có đảm bảo bằng tài sản là 21.105 tỷ đồng, 
giảm 972 tỷ đồng so với năm 2012, tỷ lệ 
giảm 4,4% và nợ xấu cho vay không có 
đảm bảo bằng tài sản là 4.550 tỷ đồng, 
giảm 1.167 tỷ đồng so với năm 2012, tỷ lệ 
giảm 20,42%. 
3.2.3. Nợ xấu phân theo ngành kinh tế 
Dư nợ xấu cho vay theo ngành kinh tế 
tại Agribank năm 2012 tăng so với năm 
2011, tuy nhiên năm 2013 nợ xấu cho vay 
phân theo ngành kinh tế có xu hướng giảm, 
trong đó có ngành giảm mạnh như ngành 
công nghiệp, xây dựng hay ngành thương 
mại dịch vụ (xem bảng dưới đây). 
Bảng 6: Nợ xấu phân theo ngành kinh tế 
 Đơn vị tính: tỷ đồng 
Chỉ tiêu 
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 
Dư nợ Dư nợ 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Dư nợ 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Nợ xấu ngành nông nghiệp 6.862 7.607 746 10,86 8.094 487 6,40 
Nợ xấu công nghiệp, xây dựng 7.976 8.489 513 6,43 6.694 -1.795 -21,15 
Nợ xấu thương mại, dịch vụ 7.976 8.489 513 6,43 6.694 -1.795 -21,15 
Nợ xấu ngành khác 4.633 3.209 -1.424 -30,73 4.173 964 30,04 
Tổng nợ xấu 27.446 27,.94 348 1,27 25.655 -2.139 -7,7 
Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 
49 
Bảng trên cho thấy, nợ xấu cho vay 
theo ngành kinh tế năm 2012 tăng so với 
năm 2011 là 348 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 1,27%, 
trong đó: nợ xấu cho vay ngành nông 
nghiệp là 7.607 tỷ đồng, tăng 746 tỷ đồng 
so với năm 2011, tỷ lệ tăng 10,86%; nợ xấu 
cho vay ngành công nghiệp xây dựng là 
8.489 tỷ đồng, tăng 513 tỷ đồng so với năm 
2011, tỷ lệ tăng 6,43%; nợ xấu cho vay 
ngành thương mại dịch vụ là 8.489 tỷ 
đồng, tăng 513 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ 
lệ tăng 6,43%, nợ xấu cho vay ngành khác 
năm 2012 là 3.209 tỷ đồng, giảm 1.424 tỷ 
đồng so với năm 2011, tỷ lệ giảm 30,73%. 
Năm 2013, tổng nợ xấu cho vay là 25.655 
tỷ đồng, giảm 2.139 tỷ đồng so với năm 
2012, tỷ lệ giảm 7,7%, trong đó: nợ xấu 
cho vay ngành nông nghiệp là 8.094 tỷ 
đồng, tăng 487 tỷ đồng so với năm 2012, tỷ 
lệ tăng 6,4%, nợ xấu cho vay ngành công 
nghiệp xây dựng là 6.694 tỷ đồng, giảm 
1.795 tỷ đồng so với năm 2012, tỷ lệ giảm 
21,15%, nợ xấu cho vay ngành thương mại 
dịch vụ là 6.694 tỷ đồng, giảm 1.795 tỷ 
đồng so với năm 2012, tỷ lệ giảm 21,15%, 
nợ xấu cho vay ngành khác năm 2013 là 
4.173 tỷ đồng, tăng 964 tỷ đồng so với năm 
2012, tỷ lệ tăng 30,04 %. 
4. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHÍNH 
DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI 
AGRIBANK 
4.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng 
Một là: trình độ và đạo đức của đội 
ngũ cán bộ còn hạn chế: trình độ của một 
bộ phận đội ngũ cán bộ còn có những hạn 
chế nhất định dẫn đến khả năng thẩm định 
dự án, phương án sản xuất kinh doanh, đời 
sống và xử lý thông tin, cũng như đánh giá 
năng lực khách hàng vay không đầy đủ 
hoặc thiếu thiếu chính xác, từ đó sẽ dẫn 
đến chất lượng tín dụng thấp, rủi ro cao. 
Bên cạnh đó còn có những cán bộ có phẩm 
chất đạo đức yế ...  hạn như hạn chế 
cho vay kinh doanh bất động sản, không 
cho phép phân lô bán nền các dự án đất, dự 
án chung cư phải xây dựng xong móng mới 
được bán cho khách hàngdẫn đến khả 
năng tiêu thụ sản phẩm bất động sản của 
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực 
này giảm sút, từ đó ảnh hưởng lớn đến việc 
trả nợ vay của những khách hàng kinh 
doanh bất động sản 
5. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM 
HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI 
AGRIBANK 
5.1. Đối với Agribank 
Một là, xây dựng danh mục cho vay và 
thực hiện chính sách khách hàng hiệu quả 
trong từng thời kỳ: nhằm hạn chế rủi ro do 
tập trung cho vay một ngành nghề, một số 
lĩnh vực hoặc hoặc một số doanh nghiệp, 
Agribank cần xây dựng cho riêng mình 
danh mục đầu tư, danh mục này cần xây 
dựng rõ hạn mức dư nợ cho vay tối đa đối 
với từng ngành nghề, từng lĩnh vực và một, 
hoặc một số khách hàng có liên quan. Danh 
mục đầu tư cần có sự thay đổi linh hoạt cho 
phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh 
tế, môi trường pháp lý và đối thủ cạnh 
tranh của Agribank, trên cơ sở danh mục 
đầu tư đã được phê duyệt, các chi nhánh 
phải tuân thủ hạn mức cho vay tối đa đối 
với từng danh mục cho vay. Ban tín dụng 
và trung tâm công nghệ thông tin phối hợp, 
quản lý chặt chẽ dư nợ cho vay đối với 
từng ngành nghề, lĩnh vực và từng khách 
hàng trong toàn hệ thống, hết hạn mức cho 
vay đối với một danh mục nào thì hệ thống 
tự động cảnh báo trước và không cho thực 
hiện đăng ký cho vay trên hệ thống vi tính 
trên toàn quốc. Bên cạnh đó, Agribank cần 
thường xuyên nghiên cứu và đưa ra chính 
sách chăm sóc khách hợp lý, hiệu quả, 
chính sách cụ thể là: có chính sách ưu đãi 
về lãi suất, phí, vốn vayđối với những 
khách hàng VIP, khách hàng tiềm năng; 
ngày thành lập, lễ, tết, sinh nhật cần có 
món quà thật ý nghĩa để tặng khách hàng; 
thường xuyên tổ tức buổi giao lưu văn 
nghệ, thể thao nhằm gia tăng tình đoàn kết 
và hiểu biết lẫn nhau giữa Agribank và 
khách hàngcó như vậy sẽ thu hút được 
khách hàng tốt, khách hàng uy tín đến với 
ngân hàng, cũng như tạo được sự gắn kết 
dài lâu giữa ngân hàng và khách hàng. 
Hai là, hoàn thiện hệ thống thông tin 
tín dụng: thông tin tín dụng là một trong 
những yếu tố quan trọng để ngân hàng có 
thể quyết định cho vay và xử lý trong và 
sau khi cho vay. Do đó, ngoài hệ thu thập 
các thông tin CIC từ ngân hàng nhà nước 
như hiện nay, Agribank nên nghiên cứu 
thiết lập hệ thống dữ liệu riêng về khách 
hàng để cung cấp cho các chi nhánh trong 
toàn hệ thống trong quá trình quyết định và 
xử lý các món vay. Bên cạnh đó, trước khi 
cho vay hoặc trong quá trình cho vay, ngân 
hàng nơi cho vay cần tìm hiểu thông tin 
thêm về khách hàng từ các đối thủ cạnh 
tranh, bạn hàng, từ cơ quan quản lý nhà 
nước như: thuế, hải quan, cơ quan đăng ký 
thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảotừ 
đó giúp ngân hàng nơi cho vay có những 
thông tin bổ ích, chính xác để ra quyết định 
mang tính khách quan hơn khi cấp tín dụng 
và xử lý khoản vay có vấn đề. 
 52 
Ba là, nâng cao chất lượng thẩm định 
và phân tích tín dụng: để nâng cao chất 
lượng thẩm định, việc thu thập thông tin 
của khách hàng và sự am hiểu về tình hình 
tài chính, ngành nghề kinh doanh của 
khách hàng là rất quan trọng. Do đó, trước 
khi cấp tín dụng, cán bộ ngân hàng phải 
phỏng vấn trực tiếp khách hàng vay, tìm 
kiếm thông tin từ đối tác của khách hàng 
vay và khảo sát thực địa; bên cạnh đó 
nghiên cứu nguồn tài liệu về hồ sơ pháp lý, 
hồ sơ kinh tế và hồ sơ đảm bảo tiền vay 
của khách hàng để chắt lọc ra các thông tin 
trước khi thẩm định. Khi thẩm định cần 
thẩm định kỹ các điều kiện vay vốn như: 
khách hàng phải có đủ năng lực pháp luật 
dân sự, năng lực hành vi nhân sự theo qui 
định của Bộ luật dân sự; người điều hành 
(người vay) phải có đủ năng lực pháp luật 
dân sự và năng lực hành vi nhân sự, có tư 
cách đạo đức, có uy tín trong quan hệ xã 
hội và am hiểu về ngành nghề mình đang 
sản xuất kinh doanh; mục đích vay vốn 
của khách hàng phải hợp pháp, tức là 
khách hàng sản xuất kinh doanh những mặt 
hàng nhà nước không cấm và đăng ký kinh 
doanh những ngành nghề mình đang vay 
vốn; tình hình tài chính của khách hàng 
lành mạnh, có đủ vốn tự có tham ra vào dự 
án, phương án sản xuất kinh doanh và dự 
án kinh doanh khả thi. Agribank nên 
chuyên môn hóa cán bộ thẩm định, tức là 
cán bộ am hiểu về lĩnh vực nào thì phân 
công cán bộ đó thẩm định về lĩnh vực đó, 
có như vậy sẽ nâng cao chất lượng thẩm 
định các hồ sơ vay vốn. 
Bốn là, quản lý, giám sát chặt chẽ 
trước, trong và sau khi cho vay: việc quản 
lý, giám sát chặt chẽ trước, trong và sau khi 
cho vay sẽ giúp cho ngân hàng kiểm soát 
được dòng tiền, khả năng thực hiện dự án 
vay vốn của khách hàng, từ đó sẽ giúp 
khách hàng thực hiện dự án như đã cam kết 
ban đầu để có nguồn vốn trả nợ vay. Để 
thực hiện tốt được điều này, trước khi cho 
vay ngân hàng phải thu thập được đầy đủ 
nguồn tài liệu về hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh 
tế và hồ sơ đảm bảo tiền vay, kiểm tra đối 
chiếu các hồ sơ, hồ sơ cho vay phải hợp 
pháp, hợp lệ; trong khi cho vay phải đối 
chiếu các chứng từ hoá đơn mục đích sử 
dụng vốn vay, tiến độ thực hiện dự án, khả 
năng thực hiện dự án, kiểm tra vật tư tài 
sản đảm bảo xem có đúng số lượng, chủng 
loại so với hoá đơn chứng từ chứng minh 
mục đích sử dụng vốn; sau khi cho vay 
kiểm tra mục đích sử dụng vốn, hiệu quả 
của dự án đầu tư, tài sản đảm bảo có đúng 
giá trị không, có bị hao mòn không 
Năm là, nâng cao trình độ và đạo đức 
nghề nghiệp đối với cán bộ: trình độ của 
cán bộ ngân hàng tại Agribank còn có 
những hạn chế nhất định, điều đó đã ảnh 
hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm 
định khách hàng và quá trình xử lý nợ vay. 
Do đó, Agribank cần quan tâm hơn đến 
công tác tuyển dụng, đào tạo và bố trí cán 
bộ làm công tác tín dụng. Công tác tuyển 
dụng cần được thực hiện công khai, minh 
bạch để lựa chọn ra các ứng viên có đủ 
năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức 
vào làm việc. Về công tác đào tạo, đào tạo 
lại cần được thực hiện thường xuyên, liên 
tục, chú trọng đào tạo các nghiệp vụ: thẩm 
định, phân tích tài chính, luật pháp, kỹ 
năng giao tiếp khách hàng,...cán bộ yếu về 
nghiệp vụ nào thì đào tạo về nghiệp vụ đó, 
không đào tạo tràn lan gây lãng phí cho 
ngân hàng. Bên cạnh đó, cần bố trí cán bộ 
thực sự hợp lý, khoa học; sắp xếp cán bộ 
phải đúng người, đúng việc, có tư cách đạo 
đức, hết lòng vì sự nghiệp chung của 
Agribank. Ngoài ra, Agribank nên thường 
xuyên giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối 
53 
với cán bộ của mình thông qua học tập 
những tấm gương điển hình tiên tiến, học 
tập tấm gương đạo đức của Bác Hồ...từ đó 
sẽ ngăn ngừa và hạn chế tiêu cực phát sinh 
ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của 
Agribank. 
Sáu là, nâng cao khả năng dự báo: 
hiện nay rất nhiều rủi ro trong hoạt động 
tín dụng liên quan đến công tác dự báo về 
biến động của nền kinh tế, sự thay đổi 
chính sách của nhà nước. Để hạn chế được 
rủi ro khi có biến động nền kinh tế, cũng 
như khi có sự thay đổi cơ chế chính sách 
của nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động tín 
dụng của ngân hàng, thiết nghĩ Agribank 
cần thành lập ngay bộ phận nghiên cứu, 
phân tích các chính sách và dự báo kinh tế 
vĩ mô, bộ phận nhân sự là các chuyên gia 
về chính sách công, chuyên gia kinh tế và 
luật pháp. Bộ phận chuyên trách này sẽ 
nghiên cứu và đưa ra dự báo về tình hình 
kinh tế, thị trường tiền tệ, chính sách 
công...để giúp ban lãnh đạo Agribank chủ 
động linh hoạt điều hành hoạt động, ứng 
phó kịp thời với diễn biến của thị trường và 
sự thay đổi các chính sách của nhà nước. 
Bảy là, tăng cường công tác kiểm tra 
kiểm soát nội bộ: nhằm phát hiện kịp thời 
và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, rủi ro 
có thể xảy ra trong hoạt động cấp tín dụng, 
Agribank cần tăng cường công tác kiểm tra 
kiểm soát nội bộ, công việc này phải được 
thực hiện thường xuyên, liên tục và đột 
xuất đối với tất cả khách hàng vaytrong 
quá trình kiểm tra nếu phát hiện sai sót 
phát sinh cần chỉnh sửa ngay những sai sót. 
Bên cạnh đó cần kiên quyết xử lý những 
cán bộ cố tình làm trái các qui định của 
pháp luật, của ngành ngân hàng cũng như 
của Agribank. Sau mỗi đợt kiểm tra, các 
sai sót và các quyết định kỷ luật cán bộ có 
liên quan nên phổ biến tới toàn thể cán bộ 
làm công tác tín dụng để có hướng phòng 
ngừa sai sót tương tự khi tác nghiệp, cũng 
như cảnh báo đến những cán bộ có ý định 
cố ý làm trái các qui định của pháp luật và 
của ngành. 
Tám là, bảo hiểm tín dụng, sử dụng 
các công cụ phái sinh: bảo hiểm tín dụng là 
một giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng 
đã được triển khai ở khá nhiều nước trên 
thế giới. Tuy nhiên, công cụ này chưa được 
triển khai áp dụng tại Agribank. Do đó, 
Agribank nghiên cứu áp dụng đối với một 
số đối tượng khách hàng vay như khách 
hàng cá nhân, khách hàng là tổ chức không 
có tài sản thế chấp hoặc cầm cố nhưng có 
nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất kinh 
doanh, tiêu dùng. Đối với những khách 
hàng trên, ngoài một số điều kiện vay vốn 
theo qui định, Agribank yêu cầu khách 
hàng mua bảo hiểm tín dụng và thỏa thuận 
3 bên, ngân hàng-công ty bảo hiểm- khách 
hàng vay trong trường hợp khách hàng 
không trả được nợ thì công ty bảo hiểm chi 
trả bảo hiểm và Agribank là người thụ 
hưởng thứ nhất. Triển khai hình thức này 
sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng khi khách 
hàng không trả được nợ vay. Bên cạnh đó, 
các Agribank cũng cần nghiên cứu áp dụng 
các công cụ phái sinh như: hoán đổi tín 
dụng, quyền chọn tín dụng để phân tán 
rủi ro. Các công cụ này có thể giúp cho 
Agribank tránh được danh mục đầu tư quá 
tập trung, có thể gây rủi ro cho ngân hàng, 
hoặc giúp cho Agribank giảm thiểu được 
rủi ro đối với một số khoản vay khi ngân 
hàng nghi ngờ chất lượng của khoản cho 
vay này. 
Chín là, giải pháp về đảm bảo tiền 
vay: tài sản đảm bảo là nguồn thu thứ hai 
để thu hồi vốn vay khi có rủi ro xảy ra, vì 
vậy cần phải có quy định cụ thể hơn về 
những loại tài sản nào được phép cầm cố, 
 54 
thế chấp tại Agribank, cơ sở định giá tài 
sản đảm bảo; đối với những khoản vay có 
giá trị lớn, chẳng hạn từ 10 tỷ đồng trở lên 
khi Agribank nhận cầm cố, thế chấp tài sản 
phải thông qua đơn vị thẩm định giá độc 
lập, có uy tín để định giá tài sản đảm bảo. 
Bên cạnh đó, Agribank cần thường xuyên 
kiểm tra, giám sát tài sản đảm bảo để nắm 
bắt thông tin về tài sản đảm bảo, nếu tài 
sản đảm bảo giảm giá trị do hao mòn hoặc 
giá thị trường suy giảm thì cần đánh giá lại 
tài sản và yêu cầu khách hàng bổ sung tài 
sản thế chấp, cầm cố hoặc giảm dư nợ vay 
tương ứng. Ngoài ra, đối với những tài sản 
phải mua bảo hiểm hoặc những khoản vay 
mà ngân hàng thấy cần thiết thì nên yêu 
cầu khách hàng mua bảo hiểm tài sản đảm 
bảo và người thụ hưởng thứ nhất là 
Agribank. 
5.2. Đối với Chính phủ, cơ quan ban 
ngành khác 
 Một là, đảm bảo môi trường kinh tế, 
chính trị, xã hội ổn định: môi trường kinh 
tế, chính trị, xã hội có ảnh hưởng không 
nhỏ đến hoạt động tín dụng, đặc biệt là 
trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang 
trong quá trình hội nhập sâu rộng với nền 
kinh tế thế giới, vì thế nền kinh tế chịu tác 
động không nhỏ của nền kinh tế toàn cầu. 
Do đó, để đảm bảo môi trường kinh tế, 
chính trị, xã hội ổn định rất cần đến sự điều 
hành, can thiệp của Chính phủ bằng cách 
ban hành các chính sách, đề ra các quy 
định, đặc biệt là những chính sách, quy 
định liên quan trực tiếp đến hoạt động của 
ngân hàng như: vốn điều lệ, tỷ giá, lãi suất, 
tiêu chuẩn của người quản lý điều hành các 
cấp tại các ngân hàng thương mại, hạn chế 
sự thành lập quá nhiều ngân hàng, tái cơ 
cấu và nâng cao chất lượng hoạt động của 
các ngân hàng thương mại,bên cạnh đó 
cần có chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ 
mô linh hoạt, hiệu quả nhằm thúc đẩy kinh 
tế phát triển, ổn định thị trường tài chính 
tiền tệ, đảm bảo an sinh xã hội. 
Hai là, nâng cao hiệu quả công tác 
thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà 
nước Việt Nam : để công tác thanh tra, 
giám sát của Ngân hàng Nhà nước đạt hiệu 
quả cao nhất cần phải cải tiến phương thức 
thanh tra, giám sát theo hướng giám sát rủi 
ro, lấy giám sát rủi ro làm chủ yếu, tránh 
việc chỉ xem trọng tính hợp quy của nghiệp 
vụ đơn thuần như hiện nay. Xây dựng một 
hệ thống chỉ tiêu giám sát khoa học, sử 
dụng công nghệ hiện đại để giám sát từ xa, 
thực hiện tốt việc dự báo và cảnh báo sớm 
rủi ro. Cải cách toàn diện hệ thống thanh 
tra, giám sát nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế 
về sự phát triển của hệ thống ngân hàng 
Việt Nam và phù hợp với các nguyên tắc, 
chuẩn mực quốc tế. Chuyển đổi mô 
hình thanh tra giám sát theo hướng tách cơ 
quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực 
thuộc các chi nhánh tỉnh, thành phố thành 
mô hình trực thuộc Ngân hàng Nhà nước 
Việt Nam. 
Ba là, có sự phối hợp giữa cơ quan tư 
pháp để xử lý tài sản đảm bảo: hiện nay, 
phần lớn khoản vay khách hàng không trả 
được nợ đều được đưa ra tòa án các cấp để 
khởi kiện. Tuy nhiên, khi có bản án xong, 
việc phối hợp giữa các cơ quan tài nguyên 
môi trường, thi hành án...để xử lý một món 
vay thường kéo dài, có những vụ việc kéo 
dài đến 5 năm vẫn chưa xử lý xong được 
tài sản. Để có thể thu hồi vốn vay nhanh 
hơn cho ngân hàng, thiết nghĩ các cơ quan 
như Bộ Công an, Tòa án Nhân dân Tối cao, 
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Tư 
pháp, Bộ Tài nguyên Môi trường và Ngân 
hàng Nhà nước cần có thông tư liên bộ 
qui định rõ thời hạn xử lý tài sản đảm bảo 
khi đã có bản án có hiệu lực pháp luật, từ 
55 
đó có thể để đẩy nhanh tiến độ bán tài sản 
cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ vay cho 
ngân hàng. 
Tóm lại: rủi ro tín dụng tại Agribank 
đang đứng ở mức cao, nếu không có giải 
pháp kịp thời để hạn chế nợ xấu phát sinh 
thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính, 
hình ảnh, uy tín và con người của 
Agribank. Trong khuôn khổ bài báo, tác 
giả trình bày thực trạng nợ xấu tại 
Agribank, đánh giá nguyên nhân dẫn đến 
nợ xấu phát sinh, từ đó đề xuất một số giải 
pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại 
Agribank trong thời gian tới. Hy vọng 
rằng, các giải pháp đã được đề xuất, nếu 
được triển khai và áp dụng đồng bộ sẽ góp 
phần làm hạn chế rủi ro tín dụng tại 
Agribank trong thời gian tới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Basel Committee on Banking Supervision (1999), Principles for the Management Of 
Credit Risk – Consultative document. 
2. Joel Bessis (2002), Risk Management In Banking, Great Britain, England, John 
Wiley & Sons Ltd (tr 11-15). 
3. Liễu Phạm (2013), 2 năm, 11 vụ đại án mang tên Agribank, Báo Giáo dục Việt Nam. 
4. Minh Hoàng (2014), Xử vụ tiêu cực, lừa đảo tại Agribank Tân Bình, Báo Pháp luật 
Thành phố Hồ Chí Minh. 
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc 
ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín 
dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. 
6. Thành Trung (2014), Vì sao nhiều doanh nghiệp phá sản. Báo Petrotimes. 
7. Thế Vinh (2011), Bài học từ 2 vụ lừa đảo lớn ở Agribank, Báo Petrotimes. 
*Ngày nhận bài: 14/7/2014. Biên tập xong: 1/12/2014. Duyệt đăng: 6/12/2014 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nham_han_che_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_nong_ng.pdf