Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may thành phố Cần Thơ

ABSTRACT

The paper aimed to evaluate the development of the textile supporting

industry at Cantho city via supply and demand analyses of textile products.

Based on a sample of thirty-seven textile enterprises and small companies

at Ninh kieu, Binh Thuy, Cai Rang districts and using statistical

descriptive analyses with 5-scale Likert, the results showed that there were

constraints in supply of supporting textile products. It also revealed that

the supporting textile industry was not seperately to the textile industry.

That was, the textile supporting industry was not existed yet. The textile

technology was still dependent on outsiders at the low technology level.

The degree of afford on the supply and technology requirement of textile

supporting products were evaluated at frequent and high level

respectively. Besides, paper proposed policy recommendations to push the

development of the textile supporting industry such as development of

regional cooperation, technology reforms, training, credit support, and

private sector development.

pdf 11 trang yennguyen 6840
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may thành phố Cần Thơ

Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may thành phố Cần Thơ
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 1D (2018): 164-174 
 164 
DOI:10.22144/ctu.jvn.2018.020 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH DỆT MAY THÀNH 
PHỐ CẦN THƠ 
Nguyễn Minh Đãm, Võ Thành Danh* và Trương Thị Thúy Hằng 
*Người chịu trách nhiệm về bài viết: Võ Thành Danh (vtdanh@ctu.edu.vn) 
Thông tin chung: 
Ngày nhận bài: 14/07/2017 
Ngày nhận bài sửa: 15/09/2017 
Ngày duyệt đăng: 28/02/2018 
Title: 
The development of textile 
supporting industry at Cantho 
City 
Từ khóa: 
Công nghiệp dệt may, công 
nghiệp hỗ trợ 
Keywords: 
Supporting industry, textile 
industry 
ABSTRACT 
The paper aimed to evaluate the development of the textile supporting 
industry at Cantho city via supply and demand analyses of textile products. 
Based on a sample of thirty-seven textile enterprises and small companies 
at Ninh kieu, Binh Thuy, Cai Rang districts and using statistical 
descriptive analyses with 5-scale Likert, the results showed that there were 
constraints in supply of supporting textile products. It also revealed that 
the supporting textile industry was not seperately to the textile industry. 
That was, the textile supporting industry was not existed yet. The textile 
technology was still dependent on outsiders at the low technology level. 
The degree of afford on the supply and technology requirement of textile 
supporting products were evaluated at frequent and high level 
respectively. Besides, paper proposed policy recommendations to push the 
development of the textile supporting industry such as development of 
regional cooperation, technology reforms, training, credit support, and 
private sector development. 
TÓM TẮT 
Bài viết đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may 
thành phố Cần Thơ dựa trên phân tích cung cầu các sản phẩm hỗ trợ dệt 
may. Từ 37 doanh nghiệp và hộ kinh doanh ngành dệt may được khảo sát 
tại các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, bằng cách sử dụng phương 
pháp phân tích thống kê mô tả cùng với thang đo Likert 5 mức độ, kết quả 
nghiên cứu cho thấy rằng có những khó khăn về nguồn cung ứng sản phẩm 
hỗ trợ dệt may. Kết quả cũng chỉ ra rằng ngành công nghiệp hỗ trợ dệt 
may chưa được hình thành độc lập với ngành dệt may. Đó là, ngành công 
nghiệp hỗ trợ dệt may chưa hình thành rõ nét. Công nghệ dệt may phần 
nhiều vẫn phụ thuộc vào công nghệ bên ngoài và trình độ công nghệ chủ 
yếu là bán tự động và thủ công. Mức độ đáp ứng về nguồn cung cấp và 
công nghệ của sản phẩm hỗ trợ được đánh giá ở mức độ thường xuyên, từ 
trung bình đến cao. Bài viết cũng trình bày một số đề xuất chính sách nhằm 
phát triển ngành dệt may và công nghiệp hỗ trợ dệt may như là:thúc đẩy 
liên kết vùng, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, và các chính 
sách về hỗ trợ tín dụng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và phát triển kinh tế 
tư nhân. 
Trích dẫn: Nguyễn Minh Đãm, Võ Thành Danh và Trương Thị Thúy Hằng, 2018. Giải pháp phát triển công 
nghiệp hỗ trợ ngành dệt may thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 
54(1D): 164-174. 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 1D (2018): 164-174 
 165 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tại thành phố Cần Thơ, ngành công nghiệp hỗ 
trợ (CNHT) chưa phát triển. Nhiều ngành công 
nghiệp chủ yếu của thành phố thiếu sự đi kèm của 
các ngành CNHT có liên quan. Hiện tại, các doanh 
nghiệp chưa đáp ứng được các yêu cầu về công 
nghệ. Số doanh nghiệp tham gia CNHT rất ít. Việc 
thiếu vắng một ngành CNHT thật sự là nỗi lo cho 
chiến lược công nghiệp hóa nói riêng và chiến lược 
phát triển kinh tế nói chung của thành phố Cần Thơ 
trong thời gian tới. 
Ngành dệt may hiện nay là ngành kinh tế quan 
trọng của nền kinh tế. Đề án phát triển ngành CNHT 
Việt Nam đã xác định ngành CNHT dệt may – da 
giày là một trong ba ngành CNHT ưu tiên phát triển 
đến năm 2020. Sản phẩm cuối cùng của ngành dệt 
là vải, sợi; của ngành may là quần áo, màn cửa, chăn, 
ga, gối, nệm, Để tạo ra sản phẩm cuối cùng người 
ta cần nguyên phụ liệu đầu vào. Các nguyên liệu đầu 
vào ổn định, sẵn có thì ngành dệt may sẽ phát triển 
ổn định. Ngành CNHT dệt may là những ngành 
chuyên sản xuất và cung cấp những sản phẩm hỗ trợ 
cho ngành dệt may. Thành phố Cần Thơ có hàng 
ngàn doanh nghiệp, cơ sở dệt may và thu hút hàng 
chục ngàn lao động tham gia. Việc phát triển một 
ngành CNHT dệt may sẽ đem lại lợi thế vùng cho 
thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu này tập trung phân 
tích thực trạng và nhận dạng xu thế phát triển của 
ngành CNHT dệt may tại thành phố Cần Thơ trong 
thời gian tới. Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là 
đánh giá tiềm năng, xu hướng phát triển của ngành 
CNHT dệt may, và các giải pháp phát triển ngành 
CNHT dệt may thành phố Cần Thơ. Các mục tiêu cụ 
thể bao gồm: (i) Phân tích thực trạng ngành CNHT 
dệt may thành phố Cần Thơ; (ii) Đánh giá tiềm năng, 
thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển ngành 
CNHT dệt may; (iii) Xác định nhu cầu và dự báo 
phát triển ngành CNHT dệt may; và (iv) Đề xuất các 
giải pháp phát triển ngành CNHT dệt may thành phố 
Cần Thơ. 
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
Nghiên cứu của Nguyễn Kế Tuấn (2004) phân 
tích vai trò và các yếu tố tác động đến phát triển 
CNHT, và đề xuất một số chính sách chủ yếu để phát 
triển CNHT. Trần Văn Thọ (2005) phân tích con 
đường phát triển công nghiệp ở Việt Nam theo 
hướng toàn cầu hoá, thông qua phát triển CNHT như 
là lĩnh vực của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). 
Năm 2007, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát 
triển CNHT Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 
2020, do Bộ Công nghiệp (cũ) soạn thảo. Theo quy 
hoạch này, kế hoạch và các giải pháp phát triển 
CNHT bao gồm: tạo dựng môi trường đầu tư, phát 
triển khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, 
đào tạo nguồn nhân lực, liên kết doanh nghiệp đã 
được đề xuất cho năm ngành công nghiệp ưu tiên: 
Điện tử tin học, Dệt may, Da giày, Sản xuất và lắp 
ráp ô tô, và Cơ khí chế tạo. Trong bản quy hoạch 
này, CNHT được phân thành hai thành phần chính: 
phần cứng liên quan đến sản xuất và phần mềm là 
hệ thống dịch vụ công nghiệp và marketing. Có thể 
thấy khái niệm CNHT của Việt Nam có nét khác biệt 
so với các khái niệm ở các quốc gia khác: (i) CNHT 
được xác định rộng hơn, từ khâu sản xuất nguyên 
vật liệu đến cả các dịch vụ công nghiệp. Có thể thấy 
khái niệm này làm cho các ngành CNHT mở rộng ra 
rất nhiều, không chỉ bao gồm một số lĩnh vực công 
nghiệp, không chỉ tập trung vào các DNNVV mà cả 
các doanh nghiệp lớn, và điều này đồng nghĩa với 
việc rất khó có thể tạo ra được trọng tâm trong 
CNHT; (ii) các ngành CNHT được xác định trên cơ 
sở các ngành công nghiệp hạ nguồn (như ngành lắp 
ráp xe máy và ô tô, cơ khí, dệt may, da giày, điện 
tử), không xác định trên đặc thù sản phẩm của ngành 
sản xuất phụ trợ (cơ khí chế tạo, nhựa, điện tử, ). 
Khái niệm này cũng được định nghĩa chưa rõ ràng, 
cụ thể đối với doanh nghiệp hoặc những đối tượng 
ngoài lĩnh vực nghiên cứu. Theo Ohno (2004), trong 
quá trình công nghiệp hóa có sự đóng góp của ngành 
CNHT, đó là: (i) các ngành hỗ trợ, (ii) năng lực công 
nghệ và quản lý, và (iii) năng lực đổi mới, theo mức 
độ khó tăng dần. Bảng 1 trình bày so sánh quá trình 
công nghiệp hóa giữa các quốc gia. Công nghiệp hoá 
của các nước đang phát triển thường bắt đầu từ lớp 
1 với các quy trình công nghệ đơn giản phần lớn do 
nước ngoài thiết lập. Tại lớp này, phần lớn đầu vào 
được nhập khẩu từ nước ngoài. Tại lớp 2, khi việc 
lắp ráp nội địa đạt mức đủ lớn, các ngành CNHT sẽ 
phát triển (có thể là các nhà cung cấp địa phương 
hoặc là các nhà cung cấp vốn đầu tư nước ngoài). 
Tuy nhiên, việc sản xuất vẫn phụ thuộc cao vào công 
nghệ và quản lý nước ngoài. Tại lớp 3, khả năng 
quản lý và công nghệ được nội địa hoá và sự lệ thuộc 
nước ngoài giảm đáng kể. Cuối cùng, tại lớp 4, quốc 
gia đạt được khả năng sáng tạo ra các sản phẩm mới 
và dẫn dắt sự phát triển công nghiệp trên bình diện 
toàn cầu. 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 1D (2018): 164-174 
 166 
Bảng 1: Thực trạng phát triển công nghiệp hóa và đóng góp của ngành CNHT 
Dạng Đặc điểm Quốc gia 
Chỉ lắp ráp 
Không có các ngành hỗ trợ. 
Phụ thuộc nặng nề vào công nghệ và quản lý của nước 
ngoài. 
Việt Nam 
Lắp ráp và sản xuất 
linh kiện 
Có các ngành hỗ trợ quan trọng 
Vẫn phụ thuộc nặng nề vào công nghệ và quản lý của 
nước ngoài. 
Thái Lan, Malaysia 
(Trung Quốc) 
Năng lực nội địa hóa 
cao 
Công nghệ và quản lý phần lớn được nội địa hóa 
Có thể sản xuất các sản phẩm chất lượng cao nhưng 
chưa thể đi đầu trong đổi mới hoặc thiết kế sản phẩm. 
Hàn Quốc 
Đài Loan 
Đầy đủ năng lực đổi 
mới 
Trang bị đầy đủ năng lực nội địa bao gồm cả việc đổi 
mới và thiết kế sản phẩm trong lĩnh vực phát minh 
công nghệ. 
Nhật Bản, Mỹ, Liên 
minh Châu Âu 
Nguồn: Ohno (2004) 
3 CƠ SỞ LÝ LUẬN 
3.1 Khái niệm về CNHT 
CNHT là một khái niệm rộng, có tính chất tương 
đối. Dù có nhiều định nghĩa khác nhau, các khái 
niệm CNHT đều có các điểm chung như sau: Thứ 
nhất, đó là việc cung ứng các linh phụ kiện cho mục 
đích sản xuất sản phẩm cuối cùng; thứ hai, các 
ngành CNHT bao gồm các công đoạn chủ yếu để 
sản xuất các linh kiện nhằm phục vụ một số ngành 
công nghiệp; thứ ba, việc cung ứng này chủ yếu 
được đáp ứng bởi hệ thống các DNNVV có trình độ 
công nghệ cao, thực hiện các cam kết hợp đồng với 
khách hàng một cách chuẩn mực. Thứ tư, khách 
hàng cuối cùng của các ngành CNHT thường là nhà 
lắp ráp, do vậy, thị trường của CNHT không rộng 
như sản xuất các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng. Thị 
trường hàng hoá của họ thu hẹp hơn, có những nhóm 
sản phẩm nằm ở phần thị trường rất hẹp và chỉ dành 
cho một số khách hàng nhất định. Đây chính là khó 
khăn lớn nhất của phát triển CNHT. Mặc dù vậy, sản 
xuất CNHT lại trở nên hấp dẫn và tương đối ổn định 
nếu doanh nghiệp phụ trợ đó tìm được khách hàng 
dài hạn, hoặc tìm được thị trường “ngách” cho mình. 
Tại Việt Nam, cụm từ CNHT bắt đầu được sử 
dụng từ năm 2003 và được chính thức hoá vào năm 
2007, trong Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển 
các ngành CNHT Việt Nam đến 2010, tầm nhìn đến 
2020” do Bộ Công nghiệp (cũ), nay là Bộ Công 
Thương soạn thảo và được Thủ tướng phê duyệt. 
Trong đó, CNHT được định nghĩa là hệ thống các 
nhà sản xuất (sản phẩm) và công nghệ sản xuất có 
khả năng tích hợp theo chiều ngang, cung cấp 
nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng cho khâu lắp 
ráp cuối cùng. 
3.2 Các thành phần của CNHT 
Theo Bộ Công Thương, CNHT Việt Nam được 
phân chia thành hai thành phần chính: (i) phần cứng 
- là các cơ sở sản xuất nguyên vật liệu và linh phụ 
kiện lắp ráp, và (ii) phần mềm - bao gồm các bộ phận 
thiết kế sản phẩm, mua sắm, hệ thống dịch vụ công 
nghiệp và marketing, Thực tế cho thấy một hệ 
thống sản xuất hỗ trợ đối với các ngành công nghiệp 
khác nhau có thể bao gồm nhiều tầng cấp, thứ bậc 
khác nhau. Một nhà sản xuất lắp ráp có thể có nhiều 
đối tượng hợp tác chuyên sản xuất và cung ứng các 
sản phẩm hỗ trợ. Hình 1 mô tả các lớp cung ứng của 
ngành CNHT. Thường thì một ngành CNHT có từ 3 
đến 4 lớp cung ứng. Cần lưu ý là các doanh nghiệp 
cung ứng lần lượt theo các lớp, nhưng vẫn cung ứng 
cả cho các công ty khác, chứ không chỉ các doanh 
nghiệp thể hiện trong sơ đồ. 
Các đối tượng hỗ trợ lớp thứ nhất: Là các cơ sở 
sản xuất tin cẩn nhất, được đầu tư vốn và chỉ chuyên 
sản xuất các sản phẩm riêng của chính hãng thiết kế, 
đặt hàng, thường gọi là hỗ trợ “ruột”. Các chi tiết 
linh kiện cung ứng liên quan đến loại này thường là 
các linh kiện cao cấp, nắm giữ bí quyết của sản 
phẩm, tạo ra giá trị gia tăng cao cho sản phẩm cuối 
cùng. Các doanh nghiệp hỗ trợ loại này thường là 
các công ty con, chuyên sản xuất và cung ứng các 
linh kiện nhỏ tiêu hao vật liệu ít, thay đổi thường 
xuyên, có thể được vận chuyển để cung ứng cho các 
chi nhánh lắp ráp của công ty mẹ trên toàn cầu. 
Các đối tượng hỗ trợ lớp thứ hai: Thường là các 
DNNVV độc lập, chuyên cung cấp các chi tiết, linh 
kiện quan trọng cho các nhà cung ứng ở đối tượng 
thứ nhất, hoặc cung ứng thẳng cho các nhà lắp ráp 
theo một hợp đồng tương đối thường xuyên. Tên 
tuổi của họ thường gắn liền với tên tuổi của công ty 
lắp ráp hoặc các nhà hỗ trợ “ruột”. Mặc dù hãng 
chính chỉ quan hệ với các đối tượng này theo quan 
hệ hợp đồng gia công, nhưng đây là liên kết khá gắn 
bó và được đảm bảo bằng thời gian hợp tác, uy tín, 
quyền lợi cho cả hai bên. Sự hỗ trợ từ chính hãng, 
hoặc từ các nhà sản xuất hỗ trợ ở lớp thứ nhất là khá 
lớn, nhất là về kỹ thuật, nhân lực. Khi tập đoàn lắp 
ráp mở nhà máy mới ở thị trường mới, các nhà sản 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 1D (2018): 164-174 
 167 
xuất hỗ trợ ở nhóm này cũng được mời và ưu đãi 
đầu tư theo. 
Các đối tượng hỗ trợ lớp thứ ba: Là các cơ sở 
sản xuất các sản phẩm hỗ trợ hàng loạt, mua sẵn, 
quan hệ với nhà lắp ráp theo kiểu mua bán thông 
thường. Đây thường là các chi tiết đơn giản, rẻ tiền, 
cồng kềnh, có giá trị gia tăng thấp với hàm lượng 
nguyên vật liệu trong sản phẩm cao, thường được 
các công ty lắp ráp đa quốc gia đặt hàng ngay tại 
quốc gia sở tại mà họ lắp ráp hoặc tiêu thụ sản phẩm 
cuối cùng. 
Như vậy, thông thường các nhà lắp ráp có thể có 
3 đến 4 lớp doanh nghiệp cung ứng hỗ trợ. Trên thực 
tế, có những nhà lắp ráp có thể có nhiều tầng cấp hỗ 
trợ hơn nữa. Điều này phụ thuộc nhiều vào đặc thù 
ngành công nghiệp, sản phẩm cuối cùng, thị trường 
tiêu thụ, chuỗi giá trị sản xuất ra sản phẩm, chuỗi 
cung ứng của sản phẩm cũng như đặc điểm về quốc 
tịch của nhà lắp ráp. 
3.3 CNHT ngành dệt may 
Các ngành sản xuất chính của ngành dệt may, 
sắp xếp theo mối quan hệ dọc của chuỗi giá trị, được 
trình bày trong Hình 2. Các giai đoạn sản xuất 
nguyên vật liệu, kéo sợi, dệt, nhuộm là các giai đoạn 
“hỗ trợ” cho ngành dệt may. Các ngành CNHT dệt 
may bao gồm: sản xuất nguyên liệu (chủ yếu là tơ 
sợi), cơ khí, dệt, nhuộm, in và phụ kiện may. Trong 
đó, sản phẩm cuối của ngành dệt là sản phẩm đầu 
vào của ngành may, do đó tách riêng ra có thể xem 
ngành dệt là hỗ trợ của ngành may. 
Sản xuất 
nguyên liệu 
Kéo 
sợi 
Dệt 
vải 
Nhuộm 
in vải 
Cắt 
may 
Phân phối 
hàng may 
Hình 1: Quá trình sản xuất hàng dệt may 
Nguồn: Đặng Thị Tuyết Nhung (2010) 
3.4 Khung nghiên cứu 
Nghiên cứu này phát triển một khung nghiên cứu 
dựa trên kết hợp lý thuyết cụm công nghiệp của 
Porter (1990), lý thuyết hệ sinh thái kinh doanh của 
Rotschild (1990) được trích dẫn bởi Le The Gioi 
(2005), và cách tiếp cận chuỗi cung ứng trong chuỗi 
giá trị. Theo lý thuyết cụm công nghiệp, các công ty 
sẽ chia sẻ các yêu cầu và các mối quan hệ bên trong 
với nhà cung cấp và khách hàng. Các mối quan hệ 
bên trong công ty yêu cầu các dịch vụ bổ sung từ các 
nhà tư vấn, đào tạo và huấn luyện, các tổ chức tài 
chính, các công ty chủ chốt. Cụm công nghiệp sẽ tạo 
ra lực lượng lao động, hàng hoá xuất khẩu và dịch 
vụ chất lượng cao, kết nối quan hệ giữa các cơ quan 
quản lý nhà nước, các trường đại học, viện nghiên 
cứu, các quỹ hỗ trợ và các bên hữu quan. Cụm công 
nghiệp được phân biệt theo bốn yếu tố: (i) sự giới 
hạn về ...  nhất đối 
với sản xuất hàng dệt may. Đối với các doanh nghiệp 
sản xuất chỉ may, bao bì thì nguyên liệu chính là sợi 
PE. Hiện nay, các sản phẩm của các doanh nghiệp 
may rất đa dạng từ trang phục phổ biến ở nhà, áo 
nhóm, áo thun lớp, đến các trang phục cao cấp hơn 
như đồng phục cơ quan, học sinh hay hàng may 
sẵn như chăn, màn, drap. Các loại vải thường được 
dùng để may trang phục được các doanh nghiệp sử 
dụng như thun, thun lạnh, cotton, kaki, kate. Các 
loại vải được dùng để may balô và túi xách là vải bố, 
vải đay, vải dù hoặc các loại vải được pha nilon, có 
độ bền cao, dày hoặc chống thấm nước. Phần lớn 
DNDM (chiếm 86,5%) cho rằng dễ tìm nguồn cung 
hàng. Tỷ lệ các DNDM mua nguyên, vật liệu bên 
ngoài chiếm đến 94,6% tổng số các doanh nghiệp 
được khảo sát. Đa số các doanh nghiệp chọn mua từ 
các nhà cung cấp ở thành phố Hồ Chí Minh 
(TP.HCM) do tại Cần Thơ không có nơi cung cấp 
những nguyên liệu may túi, chỉ may túi, móc khoen, 
dây kéo, dây đeo,  Điều này tương tự với những 
DNDM sử dụng sợi PE là nguyên liệu chính. 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 1D (2018): 164-174 
 171 
Nguyên liệu se chỉ PE là 100% sợi PE được mua từ 
TP.HCM do tại Cần Thơ không có doanh nghiệp 
cung cấp. Có 5,4%$ DNDM được khảo sát đặt mua 
nguyên vật liệu từ nước ngoài do yêu cầu sản phẩm 
chuyên biệt. Đối với các doanh nghiệp thêu có khách 
hàng ở nước ngoài thì các doanh nghiệp chọn mua 
các loại chỉ thêu của Coast Phong Phú do đạt yêu 
cầu cao hay mua từ các nước Đài Loan, Thái Lan và 
Trung Quốc thông các nhà phân phối nhập khẩu. 
Đơn vị tính: % 
Hình 4: Cơ cấu thị trường dệt may 
Nguồn: Số liệu điều tra 2015 
Ngoài nguyên vật liệu chính là vải và chỉ thêu, 
các doanh nghiệp còn sử dụng những phụ kiện và 
sản phẩm phụ khác như phấn vẽ, cúc áo, nguyên liệu 
dựng như keo, giấy, băng keo, ren, khóa kéo,  Đây 
là những sản phẩm hỗ trợ không thể thiếu trong sản 
xuất hàng dệt may. Theo khảo sát, ngoài sản phẩm 
phụ là phấn vẽ được sử dụng ở hầu hết các doanh 
nghiệp thì các loại nguyên phụ liệu được sử dụng 
nhiều nhất là dây kéo với 31%, tiếp theo là cúc áo 
với 29%. Các doanh nghiệp chuyên ngành thêu sử 
dụng các loại giấy và băng keo để cố định mẫu thêu. 
Các loại này chiếm 11,5% trong tổng số nguyên phụ 
liệu. Đối với nút áo hay thun bản, keo dựng, doanh 
nghiệp mua với số lượng nhỏ có thể mua tại chỗ ở 
các doanh nghiệp nhỏ và các chợ, không yêu cầu cao 
về chất lượng như vải và chỉ may. Đối với mặt hàng 
ren, thun bản, các chợ tại Cần Thơ có thể đáp ứng 
mức nhu cầu của các doanh nghiệp. 
Kết quả khảo sát cho thấy có 87,5% DNDM tìm 
thấy nguyên phụ liệu trong nước. Các nguồn doanh 
nghiệp có thể mua là tại các nơi cung cấp vải cho 
doanh nghiệp, tại các chợ nguyên phụ liệu may ở 
Cần Thơ. Khi không tìm được nguồn cung tại chỗ 
thì doanh nghiệp liên hệ với các nhà cung ứng trên 
TP.HCM. Số doanh nghiệp còn lại (chiếm 14,3%) 
lấy nguồn nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Phần lớn 
DNDM (chiếm 94,3%) cho là dễ tìm nguồn nguyên 
phụ liệu. 
4.2.2 Vốn sản xuất 
Bảng 4 trình bày vốn sản xuất của các DNDM. 
Vốn đầu tư trong ngành dệt hầu như không tăng 
trưởng nhiều trong khi vốn đầu tư cho ngành may 
tăng nhiều hơn trong giai đoạn 2009 -2013. 
Bảng 4: Vốn sản xuất bình quân năm, giai đoạn 2009 - 2014 
Đơn vị tính: triệu đồng 
Ngành 2009 2010 2011 2012 2013 2014 
Dệt 208.087 249.358 231.554 224.922 263.632 199.357 
May 153.256 171.118 345.874 371.751 429.828 391.285 
Nguồn: Niên giám thống kê Cần Thơ, 2015 
4.2.3 Công nghệ, nguyên liệu và sản phẩm hỗ trợ 
Hiện nay, công nghệ ngành dệt may còn khá 
khiêm tốn và có phần lạc hậu so với các quốc gia 
xuất khẩu dệt may khác. Nguyên nhân do năng lực, 
thiết bị và vốn còn hạn chế nên nhiều thiết bị, máy 
móc cũng như công nghệ dệt may phải nhập khẩu từ 
nước ngoài. Công nghệ dệt may của Cần Thơ hiện 
nay một phần được nhập khẩu từ nước ngoài như 
Nhật, Anh, Trung Quốc, Thái Lan, Ý Một số thiết 
Tại chỗ
27,10
ĐBSCL
41,70
Toàn quốc
12,50
Nước ngoài
14,60
TP. HCM
4,20
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 1D (2018): 164-174 
 172 
bị và máy móc khác được sản xuất và lắp ráp theo 
công nghệ trong nước. Trình độ công nghệ chủ yếu 
là bán tự động và thủ công. Hiện nay, trong lĩnh vực 
dệt may trên thế giới đã áp dụng công nghệ tin học 
vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và 
số lượng sản phẩm dệt may. Các doanh nghiệp nhập 
khẩu máy móc từ nước ngoài nhưng các DNDM lại 
thiếu các chuyên gia, kỹ sư có tay nghề và trình độ 
cao. Về nguyên liệu và sản phẩm hỗ trợ sử dụng như 
vải, chỉ, dây kéo đều phải nhập từ nước ngoài do các 
doanh nghiệp trong nước không đáp ứng đủ hoặc 
không có sản phẩm phù hợp cho các doanh nghiệp. 
Việt Nam vẫn chưa sản xuất được sợi tổng hợp như 
sợi tổng hợp từ các sản phẩm hóa dầu. Các khó khăn 
về công nghệ, nguyên liệu và các sản phẩm hỗ trợ 
khiến các DNDM không chủ động trong sản xuất và 
chịu nhiều sức ép từ các nhà cung cấp nước ngoài. 
Ngành cung cấp nguyên liệu cây lấy sợi là ngành 
hỗ trợ chủ lực của ngành dệt may. Tuy nhiên, cây 
lấy sợi lại không thích hợp với điều kiện và thổ 
nhưỡng của ĐBSCL, vì vậy sản lượng sản xuất 
không nhiều. Hiện nay, các DNDM tại Cần Thơ đều 
sử dụng nguồn nguyên liệu vải nhập khẩu để sản 
xuất trang phục, với sản lượng từ vài triệu đến hàng 
chục triệu mét trên năm. Số lượng vô cùng lớn, 
nhưng sản lượng sợi nhập khẩu để kéo sợi là rất ít. 
Bảng 5 trình bày sản lượng vải nhập khẩu của các 
DNDM tại Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2015. 
Bảng 5: Sản lượng nguyên liệu nhập khẩu giai đoạn 2010 - 2015 
Năm 
Ngành 2010 2011 2012 2013 2014 2015 
Sợi (tấn) - - - 2 - - 
Vải (nghìn mét) 9.201 8166 1.031 17.220 15.100 6.154 
Nguồn: Niên giám Thống kê Cần Thơ, 2015 
4.2.4 Ngành nguyên phụ liệu và nhuộm, in 
Hiện tại, Cần Thơ chưa có doanh nghiệp sản xuất 
nguyên phụ liệu và hóa chất nhuộm, in có chất lượng 
để đáp ứng cho các doanh nghiệp. Phần lớn những 
sản phẩm nhập khẩu đạt chất lượng và tiêu chuẩn tốt 
hơn những sản phẩm trong nước. Thí dụ, nút quần 
jeans nhập có độ đồng đều 100% khi sản xuất, trong 
khi đó hàng trong nước có khoảng 20-30% bị gãy 
hoặc bị mất màu. Trên địa bàn Cần Thơ thiếu các cơ 
sở, trường dạy nghề đào tạo ngành thiết kế. Mẫu mã 
thiết kế thời trang công nghiệp của các doanh nghiệp 
còn yếu. 
4.3 Thực trạng phát triển ngành CNHT dệt 
may Cần Thơ 
Việc đánh giá sự phát triển ngành CNHT dệt 
may Cần Thơ được dựa trên các yếu tố chính như: 
nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và mức độ 
đáp ứng về nguyên liệu, công nghệ, giá cả. 
4.3.1 Nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào 
Phần lớn các DNDM tại Cần Thơ có nguồn cung 
rất đa dạng. Các DNDM mua nguyên vật liệu của 
các công ty TNHH chiếm đa số (45,9%), kế đến là 
các doanh nghiệp tư nhân (29,7%). Những doanh 
nghiệp này đến từ TP. HCM do đáp ứng được cả về 
số lượng và chất lượng mà doanh nghiệp yêu cầu. 
Theo kết quả khảo sát, các DNDM tại Cần Thơ cho 
rằng các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu may 
TP.HCM có chiến lược kinh doanh rất linh hoạt, chủ 
động mời chào các khách hàng ở các tỉnh,  Nguồn 
hàng của các doanh nghiệp này được lấy từ các 
doanh nghiệp sản xuất trong nước và nhập từ nước 
ngoài như Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc; trong 
đó, Trung Quốc là nguồn cung cấp vải lớn nhất với 
đủ chủng loại từ phân khúc bình dân hay cao cấp, 
mẫu mã phong phú, màu sắc đa dạng, luôn được cải 
tiến chất lượng, chi phí thấp hơn. Theo các doanh 
nghiệp, các loại vải trong thời gian qua đều tăng giá 
chỉ có vải Trung Quốc là vẫn giữ nguyên giá. Một 
số đông khách hàng chọn tiêu chí giá cả hơn là chất 
lượng. Hơn nữa, trang phục là hàng hóa sáng tạo, 
chu kỳ đời sống ngắn, rất mau lỗi thời nên khách 
hàng rất ưa chuộng những sản phẩm rẻ đẹp và sau 
một thời gian sử dụng có thể chuyển sang mẫu khác. 
Chiếm tỷ lệ thấp nhất (chiếm 2,7% ) là các tiểu 
thương bán nguyên phụ liệu dệt may tại các chợ. 
Mức giá của các sản phẩm được bán tại chợ là theo 
giá lẻ, được nhập từ các nguồn chợ đầu mối. Một số 
DNDM và hộ kinh doanh dệt may cho rằng nguồn 
cung cấp này giúp đáp ứng những vấn đề phát sinh 
trong quá trình sản xuất. 
4.3.2 Mức độ đáp ứng nguồn cung cấp nguyên 
vật liệu đầu vào 
Kết quả khảo sát cho thấy rằng phần lớn các 
DNDM được cung cấp nguyên vật liệu hay sản 
phẩm hỗ trợ ở mức độ thường xuyên. Tuy nhiên, vẫn 
còn một tỷ lệ nhỏ còn gặp khó khăn trong nguồn 
cung cấp nguyên vật liệu đầu vào. Bảng 6 trình bày 
kết quả đánh giá của các DNDM về khả năng đáp 
ứng về số lượng và chất lượng đối với nguyên vật 
liệu đầu vào. Kết quả cho thấy các yếu tố nguyên 
liệu, thành phẩm, bán thành phẩm (sản phẩm của 
CNHT dệt may) đáp ứng được nhu cầu của doanh 
nghiệp từ trung bình đến cao và một tỷ lệ nhỏ đánh 
giá sự đáp ứng ở mức độ thấp. 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 1D (2018): 164-174 
 173 
Bảng 6: Mức độ ổn định và đáp ứng của cung cấp sản phẩm hỗ trợ 
Chỉ tiêu Mức độ ổn định và đáp ứng Tần số Tỷ lệ (%) 
Số lượng 
Đôi khi 2 5,41 
Bình thường 7 18,92 
Thường xuyên 28 75,68 
Tổng cộng 37 100,00 
Chất lượng 
Bình thường 10 27,03 
Thường xuyên 27 72,97 
Tổng cộng 37 100,00 
Nguồn: Số liệu điều tra 2015 
4.3.3 Mức độ đáp ứng về giá cả nguyên vật 
liệu đầu vào 
Phần lớn các DNDM được khảo sát cho rằng các 
loại nguyên liệu doanh nghiệp mua có mức giá cả 
chấp nhận được, đáp ứng về giá cả cao (40,8%). Khi 
tìm nhà cung ứng sản phẩm hỗ trợ dệt may, các 
DNDM đều dựa vào năng lực cung cấp nguyên vật 
liệu, kế đến là giá cả của đối tác. Những doanh 
nghiệp lâu năm còn được ưu đãi về giá và sẵn sàng 
cho việc thanh toán sau. Có 15 doanh nghiệp (chiếm 
40,5%) cho rằng mức độ đáp ứng về giá cả ở mức 
trung bình. Đây là những doanh nghiệp may trang 
phục, đồng phục, áo nhóm,  có yêu cầu sử dụng 
nguyên liệu có chất lượng cao. Cũng có ý kiến cho 
rằng các nhà cung ứng có mức giá đáp ứng thấp. 
Bảng 7 trình bày đánh giá về mức độ đáp ứng giá cả 
của các sản phẩm hỗ trợ dệt may. 
Bảng 7: Mức độ đáp ứng về giá cả của các sản 
phẩm hỗ trợ dệt may 
Mức độ đáp ứng Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%) 
Thấp 1 2,7 
Trung bình 21 56,8 
Cao 15 40,5 
Tổng cộng 37 100,0 
Nguồn: Số liệu điều tra 2015 
4.3.4 Mức độ đáp ứng về công nghệ của sản 
phẩm hỗ trợ 
Bảng 8: Mức độ nguyên liệu đáp ứng về công 
nghệ của sản phẩm hỗ trợ 
Mức độ đáp ứng Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%) 
Thấp 2 5,4 
Trung bình 12 32,4 
Cao 23 62,2 
Tổng cộng 37 100,0 
Nguồn: Số liệu điều tra 2015 
Theo kết quả khảo sát, có 62,2% DNDM nhận 
thấy nguyên vật liệu đáp ứng cao về công nghệ. Tuy 
nhiên, điều này phụ thuộc vào giá cả của sản phẩm 
hỗ trợ. Có 32,4% DNDM cho rằng nguyên, vật liệu 
sử dụng có mức đáp ứng trung bình về công nghệ. 
Số DNDM còn lại (chiếm 5,4%) trong mẫu khảo sát 
cho rằng các loại nguyên liệu có mức đáp ứng thấp 
về công nghệ. Bảng 8 trình bày đánh giá về mức độ 
đáp ứng về công nghệ của các sản phẩm hỗ trợ dệt 
may. 
5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
5.1 Kết luận 
CNHT ngành dệt may có vai trò quan trọng trong 
việc thúc đẩy công nghiệp dệt may tại thành phố Cần 
Thơ. Nghiên cứu này đã khám phá ra những yếu tố 
ảnh hưởng đến sự phát triển của CNHT tại thành phố 
Cần Thơ liên quan đến năng lực cung cấp và nhu cầu 
thị trường các sản phẩm hỗ trợ. Bên cạnh những 
thuận lợi như vị thế trung tâm của vùng ĐBSCL, 
kinh tế phát triển nhanh thì vẫn còn nhiều khó khăn 
đối với sự phát triển CNHT ngành dệt may tại Cần 
Thơ. Các khó khăn có thể kể đến là chưa có vùng 
nguyên liệu trồng cây lấy sợi và ngành CNHT dệt 
may chưa được hình thành độc lập với ngành dệt 
may. Công nghệ dệt may một phần được nhập khẩu 
và một số thiết bị và máy móc khác được sản xuất 
và lắp ráp theo công nghệ trong nước. Trình độ công 
nghệ chủ yếu là bán tự động và thủ công. 
Phần lớn sản phẩm hỗ trợ tại Cần Thơ được nhập 
khẩu từ Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc và mua 
ngoài địa phương. Các sản phẩm hỗ trợ được cung 
cấp ở mức độ thường xuyên. Tuy nhiên, vẫn còn một 
tỷ lệ nhỏ DNDM còn gặp khó khăn trong tìm nguồn 
cung cấp sản phẩm hỗ trợ. Mức độ đáp ứng sản 
phẩm hỗ trợ được đánh giá từ trung bình đến cao, và 
một tỷ lệ nhỏ DNDM đánh giá sự đáp ứng ở mức độ 
thấp. Có gần 2/3 DNDM đánh giá mức độ đáp ứng 
về công nghệ của các sản phẩm hỗ trợ ở mức cao. 
5.2 Đề xuất 
Để phát triển ngành dệt may và CNHT dệt may 
tại Thành phố Cần Thơ, nghiên cứu đưa ra một số 
đề xuất như sau: 
Thúc đẩy liên kết vùng: Theo quy hoạch của 
Chính phủ, Long An là nơi sản xuất nguyên liệu của 
ngành dệt may ở ĐBSCL, vì vậy thành phố Cần Thơ 
cần tham gia vào liên kết vùng để phát triển ngành 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 1D (2018): 164-174 
 174 
công nghiệp dệt may nói chung và CNHT dệt may 
nói riêng. 
Đổi mới công nghệ: Có chính sách ưu đãi cho 
các DNDM có đổi mới công nghệ, đầu tư vào công 
nghệ mới, phát triển sản phẩm mới, đặc thù. 
Đào tạo nguồn nhân lực: Cần đào tạo nguồn 
nhân lực dệt may theo hướng hiện đại; xây dựng 
chương trình phát triển công nghiệp dệt may và 
CNHT dệt may gắn với đào tạo nguồn nhân lực dệt 
may chất lượng cao. 
Chính sách tín dụng: Xây dựng chính sách tín 
dụng dài hạn và tín dụng ưu đãi cho các doanh 
nghiệp hoạt động thuộc ngành CNHT khi thành lập 
doanh nghiệp, đầu tư phát triển công nghệ mới, đổi 
mới công nghệ và phát triển sản phẩm mới, đặc thù. 
Chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài: Xây 
dựng chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài có điều 
kiện về các doanh nghiệp hỗ trợ kèm theo. 
Phát triển kinh tế tư nhân: Xây dựng chính 
sách phát triển kinh tế tư nhân trong ngành CNHT 
dệt may; gắn việc phát triển thị trường sản phẩm hỗ 
trợ dệt may với chương trình phát triển ngành công 
nghiệp dệt may trong khuôn khổ Đề án danh mục 
các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi 
nhọn của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2015, 
tầm nhìn đến năm 2020. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bộ Công nghiệp, 2007. Quy hoạch tổng thể phát 
triển các ngành CNHT Việt Nam đến năm 2010, 
tầm nhìn đến năm 2020. 
Đặng Thị Tuyết Nhung, 2011. Nâng cao vị thế của 
ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt 
may toàn cầu. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học 
Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. 
 Kenichi Ohno, 2004. Thiết kế một chiến lược phát 
triển công nghiệp toàn diện và hiện thực. Tham 
luận tại Hội thảo của Dự án Diễn đàn phát triển 
Việt Nam. 
Le The Gioi, 2005. Clustering, total competitiveness 
and Japanese ODA: how industrial parks, 
supporting industries and government in 
Vietnam need for supports from Japanese 
intellectual cooperation. Annual Buletin of The 
Institute for Industrial Research of Obirin 
University (Tokyo, Japan), N.23, p. 125-153. 
Nguyễn Kế Tuấn, 2004. Phát triển công nghiệp hỗ 
trợ trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt 
Nam. Tạp chí Kinh tế và phát triển, (85), 33-37. 
Porter M. E., 2000. Location, competition and 
economic development: local cluster in a global 
economy. Economic development quarterly, 
14(1), 15-34. 
Trần Văn Thọ, 2005. Biến động kinh tế Đông Á và 
con đường công nghiệp hoá ở Việt Nam. Nhà 
xuất bản Chính trị quốc gia. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_phat_trien_cong_nghiep_ho_tro_nganh_det_may_thanh.pdf