Giải pháp quản lí phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai

Abstract: Curriculum is the core factor that decides the training quality and to meet the needs of

enterprises and society. The article presents some solutions for developing the curriculum under

approach of relationship between school and companies at colleges in Dong Nai province.

pdf 7 trang yennguyen 7120
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp quản lí phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp quản lí phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai

Giải pháp quản lí phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 437 (Kì 1 - 9/2018), tr 11-17 
11 
GIẢI PHÁP QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 
THEO TIẾP CẬN QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP 
TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TỈNH ĐỒNG NAI 
Lê Anh Đức - Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Đồng Nai 
Ngày nhận bài: 04/06/2018; ngày sửa chữa: 15/06/2018; ngày duyệt đăng: 10/07/2018. 
Abstract: Curriculum is the core factor that decides the training quality and to meet the needs of 
enterprises and society. The article presents some solutions for developing the curriculum under 
approach of relationship between school and companies at colleges in Dong Nai province. 
Keywords: Curriculum development, relationship between school and companies. 
1. Mở đầu 
Nghị quyết số 29-NQ/TW (2013) của Hội nghị lần 
thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi 
mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đã đánh giá thực trạng 
giáo dục: “Chất lượng, hiệu quả GD-ĐT còn thấp so với 
yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp... 
Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, 
kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động...” [1]. 
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 đã 
chỉ ra một số hạn chế, tồn tại như: “Nội dung chương 
trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, 
đánh giá chậm được đổi mới. Nội dung chương trình còn 
nặng về lí thuyết...; nhà trường chưa gắn chặt với đời 
sống kinh tế, xã hội; chưa chuyển mạnh sang đào tạo 
theo nhu cầu xã hội; chưa chú trọng giáo dục kĩ năng 
sống, phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học 
sinh, sinh viên” [2]. 
Những hạn chế nêu trên đã dẫn đến chất lượng nguồn 
nhân lực của nước ta tuy đã được cải thiện nhưng vẫn 
thuộc top thấp nhất khu vực ASEAN. Tính theo sức mua 
tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt 
Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7% của 
Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 
42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines và bằng 
87,4% năng suất lao động của Lào [3]. 
Chương trình đào tạo (CTĐT) là yếu tố cốt lõi để chất 
lượng đào tạo đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp 
(DoN), nhu cầu xã hội. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề 
nghiệp, phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ giữa nhà 
trường (NT) và DoN là quá trình bổ khuyết cho nhau 
giữa thực tiễn sản xuất - kinh doanh với lí thuyết nghề 
nghiệp nhằm cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình 
thành thái độ làm việc chuyên nghiệp, giúp cho người 
học có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp, năng suất lao 
động cao hơn. 
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các cơ sở giáo dục nghề 
nghiệp (sau đây gọi chung là NT) trong đó có các trường 
cao đẳng ở Đồng Nai chưa quan tâm đúng mức đến quản 
lí phát triển CTĐT. CTĐT của nhiều trường được xây 
dựng trên cơ sở Chương trình khung lạc hậu, nặng về lí 
thuyết, xa rời thực tiễn sản xuất, chậm được cải tiến, chưa 
cập nhật được những tiến bộ khoa học - công nghệ vì 
không có sự tham gia của DoN, bởi vậy chưa đáp ứng 
được yêu cầu của các DoN cũng như của xã hội. 
Từ thực trạng trên, bài viết trình bày những giải pháp 
quản lí phát triển CTĐT tại các trường cao đẳng tỉnh 
Đồng Nai theo tiếp cận quan hệ giữa NT và DoN. 
2. Nội dung nghiên cứu 
Dựa trên kết quả nghiên cứu lí luận, thực trạng, 
nguyên tắc (đảm bảo tính hệ thống, thực tiễn và tính khả 
thi), chúng tôi đề xuất một số giải pháp quản lí phát triển 
CTĐT tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai theo tiếp 
cận quan hệ giữa NT và DoN như sau: 
2.1. Thiết lập hệ thống thông tin hai chiều giữa nhà 
trường và doanh nghiệp trong việc xác định nhu cầu 
đào tạo 
2.1.1. Mục đích 
- Cung cấp cho cán bộ quản lí (CBQL) NT và người 
quản lí DoN những số liệu, thông tin chính xác về thực 
trạng chất lượng đào tạo của NT cũng như thực trạng chất 
lượng, nhu cầu lao động của DoN. 
- Cung cấp cho người học những thông tin đáng tin 
cậy về ngành nghề đào tạo, nhu cầu, yêu cầu nhân lực từ 
phía DoN... từ đó, người học có thể lựa chọn đúng ngành 
nghề, phù hợp với nhu cầu, khả năng của bản thân và 
điều kiện kinh tế gia đình, có điều kiện tiếp cận việc làm 
sau khi tốt nghiệp và khả năng lựa chọn cơ hội việc làm. 
2.1.2. Nội dung và cách thực hiện 
- Xây dựng Tiểu ban thông tin hai chiều giữa NT và 
DoN trong việc xác định nhu cầu đào tạo: Hiệu trưởng 
trường cao đẳng trực tiếp chỉ đạo, ban hành quyết định 
thành lập Tiểu ban thông tin 2 chiều giữa NT và DoN 
trong việc xác định nhu cầu đào tạo của NT phù hợp với 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 437 (Kì 1 - 9/2018), tr 11-17 
12 
yêu cầu, nhu cầu nguồn nhân lực của DoN. Trong quá 
trình thành lập, hiệu trưởng mời thành viên DoN tham 
gia và quy định rõ số lượng nhân viên, cơ cấu thành phần 
tham gia, chức năng, nhiệm vụ của tiểu ban: + Về số 
lượng nhân viên: cần đảm bảo phù hợp trong việc thực 
hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của tiểu ban (nên 
có từ 4-5 nhân viên); + Về cơ cấu thành phần tham gia: 
ít nhất phải có CBQL NT, cán bộ phòng đào tạo, giảng 
viên (GV) giảng dạy, người quản lí DoN; trong đó, 
CBQL NT làm trưởng tiểu ban, quyết định các vấn đề 
của tiểu ban; + Về chức năng: Thiết lập các kênh thông 
tin trao đổi giữa NT và DoN thông qua hội thảo, trao đổi 
văn bản theo định kì, hệ thống thông tin đại chúng (panô, 
Internet, tài liệu, truyền thanh nội bộ...); thông tin đầy đủ 
nội dung thông tin 2 chiều giữa NT và DoN đến CBQL 
NT, DoN, học sinh - sinh viên (HS-SV); + Về nhiệm vụ: 
Thu thập, đánh giá đúng thông tin về hoạt động đào tạo 
của NT tới DoN và HS-SV; về chất lượng người lao 
động; nhu cầu nguồn nhân lực, xu thế phát triển ngành 
nghề của DoN tới CBQL NT, HS-SV; phân tích, đánh 
giá nhu cầu lao động của DoN, khả năng đáp ứng của NT 
trong đào tạo để xác định nhu cầu đào tạo đề nghị hiệu 
trưởng xem xét, quyết định. 
- Xây dựng cơ chế hoạt động của Tiểu ban thông tin 
hai chiều giữa NT và DoN trong việc xác định nhu cầu 
đào tạo: Việc xây dựng cơ chế hoạt động của Tiểu ban 
do trưởng tiểu ban soạn thảo và có góp ý của các thành 
viên và DoN sau đó được hiệu trưởng NT phê duyệt. 
Trong đó, cơ chế hoạt động của tiểu ban phải đảm bảo 
mục tiêu, yêu cầu, nội dung sau: + Về mục tiêu: đảm bảo 
sự thống nhất hành động của các thành viên trong quá 
trình hợp tác, làm việc; tính tập trung dân chủ trong quyết 
định các vấn đề của tiểu ban; + Về yêu cầu: phát huy tính 
dân chủ, tự chủ, sáng tạo, sự đoàn kết của các thành viên 
trong quá trình hợp tác, làm việc; các thành viên hoạt 
động đúng chuyên môn, nhiệm vụ được giao theo 
phương châm thảo luận dân chủ, báo cáo kịp thời, liên 
lạc thường xuyên; + Về nội dung của cơ chế hoạt động 
bao gồm: thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của tiểu ban; 
chức trách, nhiệm vụ của mỗi thành viên trong tiểu ban; 
chế độ thông tin, báo cáo; chế độ hội họp, chế độ làm 
việc, chế độ phối hợp công tác với các cơ quan chức 
năng, DoN; chế độ hỗ trợ tiền lương, tài chính hoạt động. 
- Xác định nội dung thông tin hai chiều giữa NT và 
DoN trong việc xác định nhu cầu đào tạo: Tiểu ban tự 
xác định các nội dung thông tin chủ yếu sau: 
+ Về phía DoN: Yêu cầu về số lượng, cơ cấu nguồn 
nhân lực của DoN ở các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn cụ 
thể; yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực: trình độ 
chuyên môn, tay nghề, ý thức kỉ luật, thái độ nghề 
nghiệp, khả năng hợp tác,...; xu thế phát triển của khoa 
học công nghệ, kĩ thuật, dây chuyền sản xuất của DoN 
và của địa phương, của đất nước, khu vực và thế giới. Ví 
dụ: trong thời gian tới, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thì 
DoN cần lao động nào (có thể là vận hành robot công 
nghiệp, vận hành hệ thống IoT - Internet of things...) để 
phục vụ sản xuất, kinh doanh, từ đó định hướng phát triển 
CTĐT phù hợp; định hướng phát triển của DoN, địa 
phương, của đất nước về các lĩnh vực sản xuất, ngành 
nghề liên quan; dự báo những thay đổi, biến động có thể 
xảy ra. 
+ Về phía NT: Tầm nhìn, sứ mệnh trong chiến lược 
phát triển của NT; Văn hóa, truyền thống của NT; Khả 
năng tuyển sinh của NT; Mục tiêu, nội dung CTĐT trong 
việc đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực của 
DoN, đồng thời đáp ứng Chuẩn đầu ra của NT; Các 
nguồn lực phục vụ cho quá trình đào tạo: đội ngũ GV, 
nhân viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, thực 
hành, thực tập... 
Đối với từng nội dung, Tiểu ban phải làm rõ nguồn 
thông tin, xác thực qua kiểm tra thực tế, lấy phiếu khảo 
sát, trao đổi trực tiếp với bộ phận chức năng của NT, 
DoN, người lao động... sau đó thông tin nội dung đến 
đúng từng đối tượng cần nghe (CBQL, GV, nhân viên, 
HS-SV của NT và DoN). 
2.1.3. Điều kiện thực hiện 
- Năng lực của Tiểu ban thông tin hai chiều giữa NT 
và DoN; 
- Các chế độ chính sách, các điều kiện đảm bảo thực 
hiện đối với Tiểu ban thông tin. Các cán bộ phải đảm bảo 
bảo mật thông tin và cam kết chỉ sử dụng cho mục đích 
đào tạo nhân lực của các bên liên quan; 
- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính cho 
việc thực thi các nhiệm vụ và xây dựng cơ chế lưu trữ, 
xử lí cơ sở dữ liệu,...; 
- CBQL NT, quản lí DoN khai thác, phân tích và sử 
dụng hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu từ Tiểu ban thông 
tin 2 chiều trong việc phát triển CTĐT có sự tham gia của 
DoN. 
2.2. Hình thành Nhóm tư vấn (Nhóm đặc nhiệm) quản 
lí phát triển chương trình đào tạo phối hợp giữa nhà 
trường và doanh nghiệp 
2.2.1. Mục đích 
Nằm tạo ra một đội ngũ chuyên trách, có năng lực, 
kinh nghiệm, am hiểu thực tiễn về xây dựng, phát triển 
CTĐT của trường cao đẳng, về thực tế sản xuất của DoN 
để tham mưu cho ban lãnh đạo NT có những quyết định 
đúng trong việc phát triển CTĐT của NT phù hợp với 
yêu cầu nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển của DoN; 
vận động các DoN tham gia xây dựng, hoàn thiện, phát 
triển CTĐT của NT. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 437 (Kì 1 - 9/2018), tr 11-17 
13 
2.2.2. Nội dung và cách thực hiện 
- Thành lập Nhóm tư vấn (ABCD): Hiệu trưởng 
trường cao đẳng trực tiếp chỉ đạo, ban hành quyết định 
thành lập Nhóm tư vấn, quyết định bổ nhiệm Nhóm 
trưởng của Nhóm tư vấn. Thành phần tham gia Nhóm tư 
vấn phải bao gồm: CBQL NT, GV, chuyên gia phương 
pháp (được đào tạo, bồi dưỡng để phát triển CTĐT), 
chuyên gia kinh tế (mời), kĩ sư, doanh nhân. 
- Xây dựng cơ chế làm việc của Nhóm tư vấn: Quy 
chế làm việc được Nhóm tư vấn soạn thảo với sự tham 
gia thảo luận của DoN và được hiệu trưởng phê duyệt. 
Về nội dung cơ chế, cần làm rõ các vấn đề cụ thể sau: 
thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của nhóm; quyền hạn, 
nhiệm vụ của các thành viên; chế độ làm việc; chế độ 
hội họp; chế độ thông tin, báo cáo; chế độ phối hợp công 
tác với các cơ quan chức năng của NT, DoN; quy định 
sử dụng nguồn kinh phí hoạt động; chế độ chính sách 
làm việc. Nhóm tư vấn được chủ động phối hợp với các 
DoN liên kết và các cá nhân, bộ phận có liên quan trong 
NT trong việc cung cấp văn bản, tài liệu, thông tin số 
liệu,... liên quan đến hoạt động quản lí phát triển CTĐT 
của NT. 
- Chức năng, nhiệm vụ của Nhóm tư vấn: + Phân tích, 
dự báo, đánh giá tình hình phát triển sản xuất, khoa học 
công nghệ và nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; 
+ Tư vấn cho lãnh đạo NT định hướng, kế hoạch chiến 
lược, chính sách trong việc phát triển CTĐT nói riêng 
cũng như quản lí đào tạo nói chung của NT; + Đánh giá 
chất lượng nguồn lao động, xu thế phát triển ngành nghề 
sản xuất; nhu cầu nguồn lao động thực tế trong các khu 
công nghiệp của tỉnh Đồng Nai; + Đánh giá chất lượng 
đào tạo, CTĐT, tiềm năng đào tạo và chất lượng đầu ra 
của HS-SV NT trong việc đáp ứng yêu cầu của DoN và 
thị trường lao động theo từng giai đoạn; + Trực tiếp xây 
dựng, phát triển CTĐT đáp ứng yêu cầu của DoN, nhu 
cầu của người học, phù hợp với năng lực thực tế của NT 
và huy động sự tham gia tích cực của DoN trong việc 
phát triển CTĐT; + Đề xuất và tổ chức các cuộc hội thảo 
có sự kết hợp giữa NT và DoN và các bên liên quan khác 
trong xây dựng CTĐT đáp ứng nguồn nhân lực cho các 
DoN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; + Đánh giá việc thử 
nghiệm và thực hiện CTĐT thông qua các khóa đào tạo; 
đánh giá CTĐT; + Báo cáo lãnh đạo NT và tham vấn để 
hiệu chỉnh CTĐT cho phù hợp. 
2.2.3. Điều kiện thực hiện 
- Năng lực của các thành viên tham gia Nhóm tư vấn. 
- Vai trò điều phối của Nhóm trưởng Nhóm tư vấn. 
- Các chính sách, cơ chế, điều kiện đảm bảo cho 
Nhóm tư vấn hoạt động có hiệu quả. 
2.3. Bồi dưỡng các thành viên của Nhóm tư vấn (Nhóm 
đặc nhiệm) về kiến thức và kĩ năng phát triển chương 
trình đào tạo 
2.3.1. Mục đích 
Giúp các thành viên có năng lực quản lí phát triển 
CTĐT theo nhu cầu của DoN và xu hướng phát triển của 
thị trường lao động. Trên cơ sở đó, các thành viên xác 
định đúng các vấn đề trọng tâm, trọng điểm cần tập trung 
nghiên cứu, đánh giá phục vụ cho việc phát triển CTĐT, 
đảm bảo tính thực tiễn, thiết thực, khả thi, hiệu quả để áp 
dụng trên thực tế từ đó đào tạo nguồn nhân lực có chất 
lượng cao đáp ứng yêu cầu của DoN. 
2.3.2. Nội dung và cách thực hiện 
2.3.2.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng cho các thành viên 
trong Nhóm tư vấn 
Hiệu trưởng chỉ đạo Phòng Đào tạo hoặc Phòng hợp 
tác DoN xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và có sự phê 
duyệt của hiệu trưởng để làm cơ sở cho việc tổ chức thực 
hiện. Trong xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, Phòng Đào 
tạo hoặc Phòng hợp tác DoN cần làm rõ các nội dung 
gồm: Mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp bồi 
dưỡng. 
2.3.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho các 
thành viên trong Nhóm tư vấn 
Hiệu trưởng tổ chức hội nghị quán triệt, giao nhiệm 
vụ cho Nhóm tư vấn, trên cơ sở đó xây dựng động cơ, 
trách nhiệm, tạo sự đồng thuận cho các thành viên Nhóm 
tư vấn trong thực hiện nhiệm vụ phát triển CTĐT của NT 
nói chung, trong thực hiện các nội dung bồi dưỡng nói 
riêng. Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo các cá nhân, tổ chức 
có liên quan thực hiện mọi công tác chuẩn bị (hội trường, 
cơ sở vật chất phục vụ, nội dung giáo án, tài liệu, thời 
gian tiến hành bồi dưỡng); cung cấp nguồn kinh phí cho 
các hoạt động bồi dưỡng; tham gia dự và kiểm tra chất 
lượng lớp bồi dưỡng; hợp tác với DoN trong tổ chức hoạt 
động bồi dưỡng. 
Chuyên gia được phân công bồi dưỡng cho Nhóm tư 
vấn có trách nhiệm thiết kế chương trình bồi dưỡng, 
chuẩn bị nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch, thông qua 
hiệu trưởng NT xem xét, phê duyệt. Các thành phần tham 
gia bồi dưỡng có trách nhiệm học tập tích cực, nghiêm 
túc theo đúng quy định để đạt được mục tiêu đã đề ra. 
2.3.2.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng 
Hiệu trưởng có thể trực tiếp hoặc chỉ đạo các phó hiệu 
trưởng chuyên môn trực tiếp tham dự kiểm tra chất lượng 
bồi dưỡng tại lớp học (chất lượng giảng dạy, chất lượng 
học, tinh thần thái độ của người dạy và người học); kiểm 
tra, đánh giá việc nhận thức, kĩ năng thực hiện của các 
thành viên Nhóm tư vấn thông qua các bài kiểm tra, viết 
thu hoạch, bài tập thực hành trong suốt quá trình và sau 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 437 (Kì 1 - 9/2018), tr 11-17 
14 
mỗi nội dung bồi dưỡng; kết quả tổng hợp sau các đợt 
tham gia hội thảo khoa học (do NT, trường bạn, DoN, Bộ 
GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức); 
thông qua nhận xét, góp ý của các chuyên gia về hoạt 
động bồi dưỡng để thấy được những vấn đ ... ảng dạy 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 437 (Kì 1 - 9/2018), tr 11-17 
15 
(thời khóa biểu) phải khoa học, đảm bảo đúng tiến độ 
chương trình, tránh sự chồng chéo về thời gian lên lớp của 
GV và không ảnh hưởng sản xuất, kinh doanh của DoN. 
+ Bố trí đội ngũ GV đủ về số lượng và chất lượng 
theo chương trình, cơ cấu ngành nghề, hợp đồng đào tạo. 
Việc bố trí đội ngũ GV phục vụ hoạt động giảng dạy cho 
các khóa liên kết đào tạo giữa NT và DoN do nhóm 
ABCD lập kế hoạch và thiết kế các khóa đào tạo (gồm 
một số cán bộ của Phòng Đào tạo hoặc GV và một số kĩ 
sư của DoN) đề xuất trình hiệu trưởng NT phê duyệt. 
Thành phần tham gia giảng dạy được lấy từ GV NT và 
kĩ sư của DoN. Tuy nhiên, việc bố trí đội ngũ GV giảng 
dạy không để ảnh hưởng đến hoạt động chung của NT 
và DoN. Cơ cấu GV phải phù hợp, đáp ứng các lĩnh vực, 
ngành nghề trong CTĐT liên kết giữa NT và DoN. Yêu 
cầu về chất lượng đội ngũ GV: GV tham gia giảng dạy 
phải là những người có chuyên môn cao, thành thạo về 
lĩnh vực, ngành nghề đào tạo được phân công giảng dạy. 
Đối với GV dạy lí thuyết, phải có trình độ chuyên môn 
và nghiệp vụ sư phạm theo chuẩn quy định của nhà nước; 
đối với GV dạy thực hành (thường do kĩ sư của DoN đảm 
nhiệm) phải có tay nghề cao, thành thạo lĩnh vực, ngành 
nghề mình phụ trách. 
+ Liên kết với DoN trong việc trực tiếp đưa GV, 
HS-SV xuống học tập tại DoN và các cơ sở sản xuất. 
+ Đối với một số module, mời kĩ sư của các DoN trực 
tiếp tham gia giảng dạy tại NT. 
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ GV thông qua tổ chức 
bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV về cập nhật 
kiến thức chuyên môn hiện đại tại DoN, kĩ năng tay nghề 
và xu hướng phát triển của thế giới nghề nghiệp, kĩ năng 
quản lí phát triển CTĐT. Việc bồi dưỡng cho GV có thể 
do NT tổ chức thông qua tập huấn trước khi triển khai 
thực hiện khóa đào tạo, tổ chức cho GV tham quan thực 
tế các cơ sở sản xuất của DoN; thông qua các khóa đào 
tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn có kết hợp với DoN,... 
- Tổ chức hoạt động thực hành, thực tập tại DoN của 
HS-SV: 
+ NT cần có các biện pháp nâng cao nhận thức về 
tầm quan trọng của quá trình thực tập cho cán bộ, GV, 
HS-SV trong NT. 
+ NT cần có bộ phận chuyên trách tổ chức các 
chương trình thực tập, việc lên kế hoạch, liên hệ với các 
DoN, tổ chức các chương trình... cần được duy trì thường 
xuyên. 
+ NT cần có kế hoạch tổ chức hội nghị khách hàng, 
các DoN phù hợp với các ngành nghề trường đào tạo để 
làm cầu nối cho HS-SV đi thực tập hoặc tìm kiếm việc 
làm sau ra trường. Mặt khác, NT nên khuyến khích 
HS-SV “tự bơi, tự trải nghiệm” để chủ động trong học 
tập, tích luỹ các kĩ năng để có thể tự thuyết phục được 
các DoN để có nơi thực tập tốt, nâng cao kiến thức, tích 
lũy kinh nghiệm, hoàn thiện kĩ năng của mình. 
+ Sau khi HS-SV nhận địa điểm thực tập, bộ phận 
quản lí thực tập của trường, của đơn vị cần liên hệ thường 
xuyên với nơi tiếp nhận để tìm hiểu về tình hình thực tập 
của HS-SV, từ đó mới theo dõi thường xuyên tình hình 
thực tập, nắm bắt kịp thời chất lượng thực tập của 
HS-SV, đồng thời có sự can thiệp, điều chỉnh của NT đối 
với HS-SV. 
+ NT nên thường niên tổ chức lấy ý kiến phản hồi 
bằng nhiều hình thức như: tổ chức hội thảo, làm feedback 
bằng bảng hỏi, trao đổi trực tiếp với DoN để biết được 
những hạn chế, chưa phù hợp của CTĐT. Những ý kiến 
này thường rất thiết thực, giúp NT hiểu được nhu cầu của 
thị trường lao động nhằm trang bị, bổ sung kịp thời kiến 
thức hữu dụng cho HS-SV. 
- Huy động sự tham gia của DoN trong việc đánh giá 
chất lượng đào tạo và đảm bảo các điều kiện phục vụ tổ 
chức các khóa đào tạo: 
+ NT cần đổi mới việc đánh giá kết quả đào tạo 
của người học, trong đó chú trọng đến đánh giá theo quá 
trình và trao quyền tự chủ cho GV trong việc đánh giá 
kết quả học tập của HS-SV thông qua hệ thống đánh giá 
khách quan. 
+ Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, trong đó có 
các nội dung đánh giá của phía DoN nơi HS-SV tham gia 
học tập, thực hành, thực tập; hay của kĩ sư DoN tham gia 
giảng dạy tại NT ở một số module. 
+ Có các chính sách huy động sự hỗ trợ của DoN về 
cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị học tập và thực 
hành cho việc tổ chức các khóa đào tạo. 
2.5.3. Điều kiện thực hiện 
- Năng lực của đội ngũ cán bộ Phòng Đào tạo, trưởng 
khoa, tổ trưởng bộ môn trong việc tổ chức triển khai các 
hoạt động đào tạo. 
- Kiến thức chuyên môn, kĩ năng tay nghề, trình độ 
nghiệp vụ của đội ngũ GV tham gia giảng dạy các khóa 
đào tạo. 
- Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy 
học, thực hành phục vụ cho các hoạt động đào tạo. 
- Sự tích cực tham gia trực tiếp và hỗ trợ các điều kiện 
đào tạo của DoN. 
2.6. Xây dựng các tiêu chí đánh giá quản lí phát triển 
chương trình đào tạo theo tiếp cận quan hệ nhà trường 
và doanh nghiệp 
2.6.1. Mục đích 
Nhằm đo lường kết quả đạt được trong phát triển 
CTĐT và quản lí phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ 
NT và DoN dựa trên hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đảm 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 437 (Kì 1 - 9/2018), tr 11-17 
16 
bảo tính khoa học, phù hợp với nhu cầu cung ứng nhân 
lực của DoN và phát triển kinh tế theo chiến lược của địa 
phương trong từng giai đoạn nhất định; giúp nhà quản lí 
kịp thời đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế 
của công tác quản lí phát triển CTĐT, dự báo những bất 
ổn và kịp thời điều chỉnh những sai sót, hạn chế có thể 
xảy ra; đồng thời rút kinh nghiệm, làm cơ sở cho các hoạt 
động quản lí phát triển CTĐT trong giai đoạn tiếp theo. 
2.6.2. Nội dung và cách thực hiện 
Để đánh giá quản lí phát triển CTĐT theo tiếp cận 
quan hệ NT và DoN, cần xây dựng bộ tiêu chuẩn, tiêu 
chí/chỉ số đánh giá quản lí phát triển CTĐT. Qua nghiên 
cứu, chúng tôi đã đưa ra 4 tiêu chuẩn, 11 tiêu chí và 40 
chỉ báo như sau: 
- Tiêu chuẩn 1: Xác định nhu cầu đào tạo theo tiếp 
cận quan hệ NT và DoN 
+ Tiêu chí 1.1: Lập kế hoạch xác định nhu cầu đào 
tạo (3 chỉ số); 
+ Tiêu chí 1.2: Tổ chức và chỉ đạo thực hiện xác định 
nhu cầu đào tạo (3 chỉ số); 
+ Tiêu chí 1.3: Kiểm tra, đánh giá việc xác định nhu 
cầu đào tạo (3 chỉ số). 
- Tiêu chuẩn 2: Lập kế hoạch các khóa đào tạo và 
thiết kế đào tạo theo tiếp cận quan hệ NT và DoN 
+ Tiêu chí 2.1: Lập kế hoạch các khóa đào tạo (2 chỉ 
số); 
+ Tiêu chí 2.2: Thiết kế CTĐT theo tiếp cận quan hệ 
NT và DoN (5 chỉ số). 
- Tiêu chuẩn 3: Triển khai các khóa đào tạo theo 
tiếp cận quan hệ NT và DoN 
+ Tiêu chí 3.1: Lập kế hoạch triển khai các khóa đào 
tạo theo tiếp cận quan hệ NT và DoN (4 chỉ số); 
+ Tiêu chí 3.2: Tổ chức và chỉ đạo thực hiện các khóa 
đào tạo theo tiếp cận quan hệ NT và DoN (3 chỉ số); 
+ Tiêu chí 3.3: Đảm bảo các nguồn lực cho việc thực 
hiện các khóa đào tạo theo tiếp cận quan hệ NT và DoN 
(5 chỉ số). 
- Tiêu chuẩn 4: Đánh giá kết quả các khóa đào tạo 
theo tiếp cận quan hệ NT và DoN 
+ Tiêu chí 4.1: Lập kế hoạch đánh giá kết quả các 
khóa đào tạo theo tiếp cận quan hệ NT và DoN (5 chỉ số); 
+ Tiêu chí 4.2: Tổ chức và chỉ đạo thực hiện đánh 
giá các khóa đào tạo theo tiếp cận quan hệ NT và DoN 
(3 chỉ số); 
+ Tiêu chí 4.3: Hiệu quả các khóa đào tạo theo tiếp 
cận quan hệ NT và DoN (4 chỉ số). 
2.6.3. Điều kiện thực hiện 
- Đảm bảo thống nhất thực hiện giữa NT và DoN. 
- Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể. 
- Tổ chức tập huấn cho cá nhân, bộ phận chuyên trách 
về cách sử dụng bộ tiêu chuẩn, tiêu chí. 
- Tập huấn cho cá nhân, bộ phận thực thi về lưu trữ 
minh chứng cho việc kiểm tra, đánh giá. 
- Năng lực, tinh thần trách nhiệm, sự tham gia nhiệt 
tình của NT và DoN. 
2.7. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và 
doanh nghiệp trong việc quản lí phát triển chương 
trình đào tạo 
2.7.1. Mục đích 
- Tạo cơ chế phối hợp giữa các bộ phận của các bên 
liên quan để thực hiện đồng bộ các hoạt động liên kết nói 
chung và quản lí phát triển CTĐT nói chung. 
- Nhằm triển khai các hoạt động quản lí phát triển 
CTĐT theo tiếp cận quan hệ NT và DoN, đồng thời xác 
định trách nhiệm và đảm bảo hài hòa lợi ích của trường, 
DoN và các bên tham gia nhằm đảm bảo việc thực thi 
nhanh chóng, có hiệu quả các nội dung công việc được 
giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, 
từ đó duy trì sự phối hợp, phát triển bền vững trên cơ sở tự 
nguyện, các bên cùng có lợi và cộng đồng trách nhiệm của 
các liên quan nhằm quản lí phát triển CTĐT có hiệu quả. 
2.7.2. Nội dung và cách thực hiện 
- Xác định cơ sở khoa học để xây dựng cơ chế phối 
hợp đảm bảo lợi ích của các bên trong việc quản lí phát 
triển CTĐT: + Thương thảo/Thảo luận: Mọi nội dung 
liên kết, kế hoạch đào tạo liên kết của từng khóa học, 
trong đó có thời gian, địa điểm tổ chức tùng khóa học, số 
lượng người học, trong đó số lượng tuyển sinh theo nhu 
cầu của DoN, các điều kiện đảm bảo chất lượng mà mỗi 
bên phải đáp ứng, thù lao cho người học, tư vấn và bố trí 
việc làm trong đó có số HS-SV sẽ được tuyển dụng ngay; 
+ Thỏa thuận: Sau khi thương thảo, phải linh hoạt đi đến 
kết luận về những vấn đề đã được thống nhất. Rất có thể 
đối với mỗi khóa học nội dung đưa ra thương thảo như 
nhau nhưng sự thỏa thuận lại có thể khác nhau do điều 
kiện của mỗi bên trong từng thời gian nhất định; + Thực 
hiện theo kế hoạch: Sau khi đã thỏa thuận, mỗi bên đều 
phải có trách nhiệm triển khai phần việc của mình theo 
kế hoạch đã thỏa thuận để đảm bảo đúng tiến độ thực 
hiện của từng CTĐT theo từng khóa học mà không làm 
ảnh hưởng đến kế hoạch của mỗi bên; + Tự quản lí công 
việc được phân công: Mỗi bên có trách nhiệm tự quản lí 
phần việc được phân công. Tuy nhiên, khi cần thiết cần 
có sự hỗ trợ của đối tác; + Cộng đồng trách nhiệm: Hai 
bên đều có trách nhiệm chung về chất lượng đào tạo cũng 
như trách nhiệm với người học trong quá trình đào tạo, 
tư vấn và giới thiệu việc làm cho người học sau khi tốt 
nghiệp; + Hai bên cùng nhau phối hợp đánh giá hiệu quả 
của hoạt động phối hợp quản lí phát triển CTĐT thông 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 437 (Kì 1 - 9/2018), tr 11-17 
17 
qua đánh giá kết quả học tập của người học, đồng thời 
cùng trao đổi đánh giá kết quả của khóa đào tạo để rút 
kinh nghiệm cho các hoạt động phát triển CTĐT và quản 
lí phát triển CTĐT ở chu trình kế tiếp. 
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa NT và DoN trong 
việc quản lí phát triển CTĐT: + Lãnh đạo NT tiến hành 
kiện toàn chức năng, nhiệm vụ của cá nhân, bộ phận chịu 
trách nhiệm thực thi quản lí phát triển CTĐT; yêu cầu 
CBQL các phòng, khoa cũng như từng GV hiểu rõ chức 
năng nhiệm vụ của đơn vị mình và quyền hạn, trách 
nhiệm của mỗi cá nhân trong việc xây dựng, phát triển 
CTĐT và quản lí phát triển CTĐT. Đồng thời, kiến nghị 
lãnh đạo DoN cũng kiện toàn về chức năng, nhiệm vụ 
của bộ phận, cá nhân được giao làm đầu mối đảm nhận 
nhiệm vụ phối hợp thực hiện quản lí phát triển CTĐT với 
trường cao đẳng, từ đó làm cơ sở cho việc thông tin 2 
chiều và thống nhất trong thực hiện; + Lãnh đạo NT 
thành lập Ban chỉ đạo soạn thảo quy chế phối hợp giữa 
NT và DoN nói chung và trong quản lí phát triển CTĐT 
nói riêng dựa trên các văn bản pháp quy và phù hợp với 
thực tiễn, năng lực của NT, DoN. Quy chế bao gồm các 
chương, điều, mục rõ ràng. Trong đó, chỉ rõ phạm vi điều 
chỉnh, nội dung phối hợp, chức năng, nhiệm vụ của từng 
bộ phận, cá nhân trong các trường hợp cụ thể,...; đồng 
thời quy định rõ quyền hạn cũng như trách nhiệm của cá 
nhân, tổ chức khi tuân thủ đúng và vi phạm quy chế; 
+ Lãnh đạo NT tổ chức lấy ý kiến đóng góp, bổ sung của 
các cá nhân, đơn vị có liên quan trong NT làm cơ sở cho 
việc hoàn thiện quy chế; + NT gửi quy chế tới các DoN 
tham gia liên kết đào tạo và phối hợp quản lí phát triển 
CTĐT để lấy ý kiến phản hồi, bổ sung, điều chỉnh; trên 
cơ sở đó hoàn thiện quy chế. Quy chế này có thể tích hợp 
trong bản hợp đồng hợp tác giữa NT và DoN, tùy theo sự 
thỏa thuận giữa các bên và nên có tham khảo ý kiến của 
HS-SV; + Lãnh đạo NT kí quyết định ban hành quy chế 
phối hợp giữa NT và DoN trong liên kết đào tạo và phối 
hợp quản lí phát triển CTĐT; + Lãnh đạo NT triển khai 
các văn bản hướng dẫn thi hành quy chế và ban hành các 
chính sách động viên, khích lệ đối với các cá nhân, bộ 
phận thực thi; đồng thời gửi quy chế phối hợp tới các 
DoN để làm cơ sở thống nhất cho việc thực hiện; + Chỉ 
đạo các bộ phận, cá nhân liên quan có trách nhiệm xây 
dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện tốt nội dung phối hợp 
theo chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận; + Tổ chức 
theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện quy chế đối với 
các cá nhân, bộ phận trong NT; đồng thời thu nhận thông 
tin phản hồi từ cá nhân, bộ phận có trách nhiệm thực thi 
tại các DoN và ý kiến của HS-SV. 
2.7.3. Điều kiện thực hiện 
- Cần có sự thống nhất, đồng thuận thực hiện giữa các 
cá nhân, bộ phận phối hợp của NT và DoN. 
- Cần có sự hướng dẫn thực hiện cụ thể từ phía cán 
bộ phụ trách, cơ quan tham mưu. 
- Lãnh đạo NT duy trì chế độ kiểm tra, yêu cầu các 
cá nhân, bộ phận thực hiện báo cáo định kì. 
3. Kết luận 
Mỗi giải pháp đề xuất đều có mục đích, nội dung, 
cách thức thực hiện và điều kiện thực hiện cụ thể và có 
mối quan hệ thống nhất, biện chứng, hỗ trợ lẫn nhau. Để 
thực hiện có hiệu quả quản lí phát triển CTĐT theo tiếp 
cận quan hệ NT và DoN, đòi hỏi CBQL NT cần thực hiện 
đồng bộ các giải pháp trên, đồng thời phải có kế hoạch 
thực thi cụ thể. Trong đó, giải pháp 1 và 2 cần phải được 
tiến hành trước tiên. Các giải pháp 3, 4, 6 cần được thực 
hiện nghiêm túc ngay sau khi thực giải pháp 1 và 2. Giải 
pháp 5 và 7 là chủ đạo, quyết định đến hiệu quả của quản 
lí phát triển CTĐT theo tiếp cận quan hệ NT và DoN. 
Các giải pháp này sẽ được lấy ý kiến đánh giá của các 
chuyên gia, từ đó xác định mức độ cần thiết và khả thi 
cho từng loại giải pháp, nhất là về nội dung, cách thực 
hiện và điều kiện thực hiện. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập 
quốc tế. 
[2] Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 
711/QĐ-TTg về phê duyệt “Chiến lược phát triển 
giáo dục 2011-2020”. 
[3] Nguyễn Bích Lâm (2018). Năng suất lao động của 
Việt Nam và giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng năng 
suất lao động. Tham luận tại Diễn đàn CEO 2018 
với chủ đề “Nâng cao năng suất lao động, đòn bẩy 
tăng trưởng kinh tế”, Hà Nội, ngày 13/4/2018. 
[4] Nguyễn Văn Anh (2009). Phối hợp cơ sở dạy nghề 
và doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Luận án tiến 
sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 
[5] Nguyễn Phan Hòa (2014). Quản lí liên kết đào tạo 
giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp tại Thành phố 
Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện 
Khoa học Giáo dục Việt Nam. 
[6] Đoàn Thị Minh Trinh (chủ biên, 2012). Thiết kế và 
phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu 
ra. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 
[7] Nguyễn Tuyết Lan (2013). Tiếp cận mô hình quản 
lí chất lượng CIPO trong hoạt động liên kết đào tạo 
giữa nhà trường và doanh nghiệp. Tạp chí Giáo dục, 
số 307, tr 14-15.

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_quan_li_phat_trien_chuong_trinh_dao_tao_theo_tiep.pdf